Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Skkn một số giải pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi c ở trường mầm non a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.38 KB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
RÈN TÍNH MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP
CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO 5-6 TUỔI C
Ở TRƯỜNG MẦM NON CẨM LIÊN

Người thực hiện: Phạm Thị Hành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Cẩm Liên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn

skkn


1
THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC

Nội dung

TT


Trang

1

1. Mở đầu

1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu


6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

7

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3-4

8

2.2. Thực trạng của vấn đề

4-5

9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6 - 17

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17 - 19

11


3. Kết luận, kiến nghị

12

3.1. Kết luận

19 - 20

13

3.2. Kiến nghị

20

2-3
3

19

skkn


1
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Trẻ em hơm nay
Thế giới ngày mai”
Đây có lẽ là lời ca bất hủ mãi đi cùng năm tháng dành cho trẻ. Bởi trẻ em
là thế hệ măng non đại diện cho chủ nhân tương lai của của đất nước. Vì vậy, dù
trong điều kiện hay bất kỳ hoàn cảnh nào, Nhà nước ta ln có những chính

sách đúng đắn, ưu tiên cho sự nghiệp Giáo dục, nhất là bậc học Mầm non, bởi
giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên tạo tiền đề trong sự hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ.
Vì vậy, nếu trẻ được sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ quả là
điều tuyệt vời, giúp trẻ phát triển toàn diện, vững chắc trong tương lai. Với trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi lại càng quan trọng hơn, vì lứa tuổi này trẻ cần phải được phát triển về
nhiều mặt: thể chất, thẩm mĩ, tình cảm xã hội, nhận thức, tính tự lập, sự kiềm chế,
khả năng diễn đạt rõ ràng và một số giá trị về tính cách cần thiết như: sự mạnh dạn,
tự tin, sáng tạo, linh hoạt, đặc biệt hơn là kĩ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, vì
đây sẽ là điều kiện, cũng như tâm thế cần thiết nhất để trẻ chuẩn bị bước vào trường
Tiểu học và việc học tập suốt đời của trẻ. Vậy! Cơ sở giáo dục nào sẽ đáp ứng đầy
đủ các kĩ năng ấy, quả thực không sai, giáo dục Mầm non sẽ đáp ứng cho trẻ phát
triển toàn diện về tất cả các mặt, các kĩ năng cơ bản và đây là nền tảng vững chắc
giúp trẻ vươn tới những thành công.
Như chúng ta đã biết, ngày nay dưới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, nhưng vẫn có sự ảnh hưởng lớn của một xã hội sắp sửa bước vào
ngưỡng cửa của thời kỳ công nghiệp tiên tiến, văn minh. Bởi vậy, kéo theo đó là
sự phát triển như vũ bão của các cơng nghệ hiện đại: Máy tính, Aipat, máy tính
bảng, điện thoại thơng minh,...Vì vậy, trẻ em ngày nay được bố mẹ cho tiếp cận
sớm với các công nghệ hiện đại, nên đa số trẻ rất thông minh, hoạt bát, khi trẻ
đến trường, đến lớp đều chủ động tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo và
các bạn một cách mạnh dạn tự tin, dám bày tỏ cảm xúc, biết chia sẻ suy nghĩ của
mình, tuy nhiên nhiều trẻ lại quá tự tin dẫn đến tự mãn, kiêu căng, thích thể hiện.
Ngược lại, cịn rất nhiều trẻ lại khơng dám nói lên điều mình thích, ngại trao đổi
qua lại, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, bởi nhiều lí do khác nhau.
Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù ngày nay, cuộc sống có phần cải thiện
và hiện đại hơn rất nhiều, nhưng không phải trẻ nào cũng được sinh ra ở vùng
miền giống nhau và trẻ nào cũng may mắn được sinh ra trong gia đình có cuộc
sống đầy đủ, khá giả, sung túc bên người thân. Chính vì vậy, có sự đối lập về
hồn cảnh, về kinh tế và về quan điểm sống nên dẫn đến nhiều trẻ cảm thấy tự ti

về bản thân, khơng dám nói chuyện hịa đồng cùng các bạn trong lớp, nếu tình
trạng kéo dài và chúng ta khơng có giải pháp can thiệp kịp thời thì có thể tước đi
nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ, vì điều đó sẽ khiến cho trẻ thu hẹp bản
thân, trẻ trở nên thụ động, nhút nhát, không dám bày tỏ quan điểm, chia sẻ cảm
xúc với bất kỳ ai, vì trẻ sợ nói ra khơng ai lắng nghe mình, dẫn đến nhiều trẻ trở
nên trầm cảm, phải nhờ đến bác sĩ tâm lý can thiệp.

skkn


2
Nhận thức được tầm quan trọng phải rèn cho trẻ luôn mạnh dạn tự tin trong
giao tiếp, trong các hoạt động ở trường, lớp và trong cuộc sống, là giáo viên trực
tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C, có tới 97% là trẻ dân tộc thiểu số trong
đó có Mường, Dao, Thái. Tơi ln trăn trở làm thế nào để giúp trẻ quê hương
đất Cẩm có thể sánh vai cùng với bạn bè các xã, các huyện và xa hơn nữa là bạn
bè trên khắp mọi miền Tổ Quốc, nhằm góp một phần sức trẻ của mình ươm
mầm xanh cho tương lai cho nước nhà.
Tơi đã tìm tịi, học hỏi và nhận thức được rằng ở lứa tuổi này việc rèn
cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trong các hoạt động là hết sức
cần thiết, vì sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức, khả năng giao tiếp, phát triển
ngôn ngữ. Bởi vậy, trong các nội dung truyền đạt, trao đổi cùng với trẻ phải
hết sức gần gũi với cuộc sống thực tại, trẻ phải được tự do, thoải mái trao
đổi những suy nghĩ của mình, được thực hành trải nghiệm theo những hiểu
biết của bản thân và tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, mục đích nhằm
đào tạo lớp cơng dân tí hon đáp ứng với yêu cầu và xu hướng hội nhập của
toàn ngành giáo dục tương ứng với định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục và
Đào tạo hiện nay.
Là một người con quê hương Cẩm Thủy, may mắn được sinh ra, lớn lên và
công tác trên mảnh đất vùng cao của huyện nhà, tơi thấu hiểu tâm lý trẻ q

mình. Chính vì vậy, ngồi việc thương u, chăm sóc giáo dục trẻ, tơi ln cố
gắng suy nghĩ, tìm tịi để có những giải pháp hay nhưng phải phù hợp nhằm giúp
trẻ ln có tâm thế mạnh dạn tự tin trong cuộc sống.
Vì vậy, tơi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp rèn tính mạnh dạn tự
tin trong giao tiếp cho trẻ lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non Cẩm Liên”
để làm đề tài nghiên cứu, với hi vọng có thể tìm ra các giải pháp phù hợp để có thể
giúp cho trẻ trong lớp tôi, cũng như tất cả trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong tồn trường
ln mạnh dạn tự tin trong trong giao tiếp, sinh hoạt, hoạt động.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp tốt nhất, áp dụng linh hoạt vào các hoạt động nhằm
phát triển và rèn luyện các kĩ năng giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trong
các hoạt động. Qua đó, tạo dựng cho trẻ hành vi đúng đắn, giúp trẻ có thái độ
tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, tạo tiền đề cho trẻ phát
triển về mọi mặt, trở thành người có ích cho xã hội trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu “Một số giải pháp rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp
cho trẻ lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non Cẩm Liên”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp 1: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Tôi nghiên cứu các giải pháp để rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ, đồng thời
thu thập một số tài liệu, hình ảnh có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: kỹ
năng sống, kỹ năng mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tâm lý học trẻ em và các
hình ảnh có liên quan đến các hoạt động rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp,
trong các hoạt động của trẻ ở trường, ở lớp.

skkn


3
Phương pháp 2: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên về tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp
của trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trên lớp, khảo sát thực tế trẻ ở lớp
Mẫu giáo 5-6 tuổi C.
Phương pháp 3: Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Qua khảo sát thực tế trên trẻ để thu thập thống kê được số liệu, từ những số
liệu thống kê sẽ tìm ra các giải pháp sát thực, hữu hiệu nhất để rèn tính mạnh
dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ơng Cha thường nói: “Tre già măng mọc” hay “Con hơn cha là nhà có
phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu
kỳ trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ơng cha ta trao cho con
cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết trẻ em hơm
nay là thế hệ phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng ấy đến đài
vinh quang trong tương lai.[5]
Thế kỷ 21, thế kỷ của một xã hội khơng ngừng vận động và phát triển về
mọi mặt: trình độ văn hóa, địa vị kinh tế xã hội,v.v. Để bắt kịp đà phát triển thì
yêu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Vì vậy, trong mỗi chúng ta ngay
hôm nay hãy cùng hành động rèn cho bản thân một tố chất mạnh dạn tự tin, dám
nghĩ, dám làm, dám khẳng định, đặc biệt hơn là thế hệ trẻ, thế hệ măng non đại
diện cho chủ nhân tương lai đất nước.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng dù trong hồn cảnh nào, thời đại
nào thì mạnh dạn tự tin trong giao tiếp đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6
tuổi vẫn là điều cần thiết nhất, vì nó giúp trẻ vượt qua sự gị bó, nhút nhát, giúp
trẻ hịa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh, trẻ dám làm điều mình nghĩ,
biết nhận thức cái đúng, cái sai, tuy nhiên điều này khơng hề dễ dàng gì đối với
một số trẻ.[6]
Do đó, việc rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ cần được áp
dụng càng sớm càng tốt, nhất là lứa tuổi mầm non, vì đây sẽ là chìa khóa
vạn năng giúp trẻ mở mọi cánh cửa vươn tới những thành công, là sợi kim

chỉ Nam giúp trẻ kết nối với xã hội. Bởi vì, đa số trẻ khi đến với môi trường
mới luôn cảm thấy lo lắng, sợ sệt, đặc biệt đối với trẻ vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, trẻ nói chưa thạo tiếng phổ thơng nên nhiều khi trẻ rất
ít nói, ít chia sẻ, ít trao đổi qua lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến q trình
phát triển sau này của trẻ, nó khiến cho trẻ tự thu hẹp bản thân khi tiếp xúc
với mọi người. Từ đó, sẽ làm mai một những khả năng tiềm ẩn sẵn có ở con
người của trẻ.
Mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trong các hoạt động sẽ hình thành và lớn
dần khi được rèn luyện, học hỏi, tôn trọng, yêu thương…. Nếu một đứa trẻ sinh
ra đã có sẵn tố chất này là một điều tuyệt vời, bởi trẻ sẽ thu hút được sự chú ý
của bạn bè, những người xung quanh, khiến trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và

skkn


4
cảm thấy có giá trị. Từ đó, xây dựng các kỹ năng xã hội bẩm sinh của trẻ và tạo
cơ hội để trẻ thể hiện mình.
Mỗi chúng ta đều biết rằng, khi trẻ tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt
thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại, nếu trẻ được tiếp xúc với
môi trường giáo dục sai lệch, không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu
cực, vì trẻ là một đối tượng khá thơng minh, bắt chước nhanh và khá nhạy
cảm. Chính vì vậy, tơi ln xác định phải giúp trẻ có tố chất mạnh dạn tự tin
trong giao tiếp, trong tất cả các hoạt động, không đặt nặng việc trẻ phải vào
nề nếp, cũng như trẻ phải đạt được mục đích, yêu cầu của cô đề ra trong mỗi
giờ chơi, giờ học.
Từ những kiến thức đã có và sự nỗ lực khơng ngừng học tập, học hỏi của
bản thân, tôi đã đưa ra các giải pháp thiết thực, với mục đích đem đến cho trẻ
những giờ phút thật sự thoải mái “Học trong khi chơi, chơi trong khi học”
không áp đặt, không rập khuôn, tạo cho trẻ luôn vui tươi khi ở trường, ở lớp

mầm non.
Qua quan sát trên thực tế, trong lớp tôi hiện nay, các hoạt động của trẻ từ
đầu năm đến thời điểm này, tôi thấy một số trẻ rất tự tin luôn chủ động giao tiếp
cùng cô và các bạn, thể hiện những điều mình thích và mạnh dạn sinh hoạt cùng
tập thể, chủ động trong các hoạt động. Bên cạnh đó, một số trẻ lại rất nhút nhát,
khi đến lớp ngồi cả buổi ở ghế, thậm chí vào lớp không chào cô lén lút đi vào,
chưa mạnh dạn sinh hoạt cùng tập thể, thụ động chỉ biết đến mình không chịu
giao tiếp với mọi người xung quanh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết: Nguyên nhân trẻ còn rụt rè thiếu tự tin một phần
cũng do tố chất sẵn có trong con người của trẻ, nhưng chúng ta không thể đổ lỗi
hoàn toàn là ở trẻ, điều quan trọng là người lớn và mỗi người giáo viên trực tiếp
hàng ngày bên trẻ chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào? để bỏ được sự rụt rè,
nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, trong các hoạt động ở trẻ.
Từ khi bản thân tôi được vào công tác tại trường để khắc phục tình đó tơi
thấy Ban giám hiệu nhà trường cùng giáo viên đã cố gắng tìm tịi các biện pháp
hữu hiệu nhất để khắc phục “Tính cịn nhút nhát, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn
trong giao tiếp” nhưng tác động đến trẻ vẫn chưa cao.
Trong thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
a.Thuận lợi:
Nhà trường đầu tư tương đối tốt về trang thiết bị để chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục và rèn luyện trẻ.
Bản thân cũng là người dân tộc thiểu số nên dễ dàng hơn trong việc tiếp
xúc, trao đổi cùng trẻ hằng ngày.
Bản thân là một người giáo viên ln tâm huyết với nghề, u thương trẻ,
có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Trẻ được học và phân chia lớp theo đúng độ tuổi

skkn



5
Đối tượng trẻ là mẫu giáo lớp lớn, nên dễ dàng hơn trong công tác giáo
dục, rèn luyện cho trẻ.
b. Khó khăn:
Trường Mầm non tơi đang cơng tác là một ngôi trường vùng cao của
Huyện Cẩm Thủy, trường nằm cách xa trung tâm huyện nên việc hoạt động giao
lưu của trẻ với thế giới bên ngồi vơ cùng hạn chế.
Trẻ trong lớp đa số là trẻ dân tộc, có tới 97% là trẻ dân tộc thiểu số, trẻ
nói chưa thạo tiếng phổ thơng, có trẻ cịn nói ngọng nên nhiều khi trẻ muốn nói
hay giãi bày một ý kiến nào đó, trẻ cũng khơng dám mạnh dạn nói ra vì khơng
biết nói thế nào, gây rất nhiều khó khăn trong việc rèn luyện cho trẻ, vì đơi khi
cơ nói trẻ khơng hiểu, cơ cịn phải dịch sang tiếng dân tộc cho trẻ.
Số trẻ trong lớp đơng, bên cạnh đó lại có trẻ chuyển đi chuyển về, đặc
biệt hơn trong lớp có thêm trẻ học trái tuyến ở huyện khác, nên cũng gây khó
khăn trong việc cho trẻ làm quen cơ, quen bạn, vừa rèn trẻ có nề nếp, vừa trẻ rèn
tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp ở mọi hoạt động của trẻ.
Tình hình chung cả nước là dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nghỉ
dịch thời gian dài, nên trẻ đi học không được thường xuyên, liên tục.
Một số phụ huynh quá bao bọc, chiều chuộng trẻ không cho trẻ được làm
điều trẻ thích, dẫn đến trẻ quen ỷ lại, thụ động, thiếu tự tin.
Hồn cảnh gia đình trẻ khơng được đồng đều, có trẻ thì gia đình nghèo
nên bố mẹ suốt ngày phải bươn trải để lo cho cuộc sống nên khơng có thời gian,
điều kiện quan tâm, chăm sóc, nhiều gia đình trẻ lại có hồn cảnh éo le như: Bố
mẹ bỏ nhau trẻ sống với ông bà, có trẻ có bố mẹ, nhưng bố mẹ lại đi làm ăn xa
quanh năm, nên điều kiện chăm sóc con cái hồn tồn khơng có.
Trước những thuận lợi, khó khăn trên tơi đã xây dựng các tiêu chí đánh
giá các kỹ năng để nắm được sự chủ động, mạnh dạn tự tin của trẻ ở mức nào,
kết quả khảo sát như sau:
Bảng khảo trước khi áp dụng các giải pháp

Tổng số trẻ: 27 cháu
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ%
Trẻ mạnh dạn tự tin giao
tiếp với cô giáo, bạn bè,
mọi người xung quanh.
Trẻ chủ động tích cực hứng
thú tham gia vào hoạt động
Dám thể hiện khả năng bản
thân trước đám đông
Mạnh dạn nói lên nghĩ quan
điểm sở thích của mình

10

37

17

63

11

41

16

59


9

33,3

18

66,7

10

37

17

63

skkn


6
Qua thực tế áp dụng tại nhóm lớp của mình, tơi mạnh dạn đưa ra “Một số
giải pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ trong giao tiếp” nhằm nâng cao
hiệu quả cơng tác chăm sóc, giáo dục cũng như kỹ năng mạnh dạn tự tin cho trẻ
trong giao tiếp, trong các hoạt động ở lớp như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, cởi mở giúp trẻ
thể hiện khả năng của bản thân.
Sở dĩ bản thân lựa chọn biện pháp “Xây dựng môi trường lớp học thân
thiện, cởi mở giúp trẻ thể hiện khả năng của bản thân” để đưa vào công tác

chăm, sóc giáo dục rèn tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ đưa lên đầu
trong số các biện pháp là có mục đích riêng của mình.
Trong mỗi chúng ta đều biết rằng, trẻ được sinh ra và lớn lên trong vịng
tay của những người thân như: ơng bà, cha mẹ....trẻ đã quen cảm giác được bao
bọc, che chở, yêu thương. Vì thế, khi đến trường học, với trẻ như một trang giấy
trắng, tất cả đều mới và xa lạ. Bởi vậy, khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp, để tạo
dựng hình ảnh cơ giáo trong mắt của trẻ và phụ huynh, tơi ln chào đón trẻ với
thái độ âu yếm, cởi mở, thân thiện.
Bên cạnh đó, để thu hút trẻ đến lớp và tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham
gia vào các hoạt động cùng cơ giáo và các bạn tơi cố gắng tìm tịi, học hỏi, sưu
tầm để trang trí tạo ra mơi trường lớp học đẹp, hấp dẫn, gần gũi, phù hợp nhằm
giúp trẻ có không gian trao đổi với nhau cởi mở, thân thiện.
Để tạo cho khơng gian lớp bắt mắt, tơi trang trí, sắp xếp các góc hoạt động
ở trong lớp phù hợp với diện tích lớp học, khơng ơm đồm q nhiều, các đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ sử dụng phù hợp với đặc điểm của trẻ, đảm bảo tính thẩm mĩ cao.

Hình ảnh: Trang trí góc trong lớp học
Với tơi hình ảnh “Cô giáo như mẹ hiền” luôn là phương châm của bản
thân, bởi vậy tôi không coi trọng vấn đề giáo viên và trẻ. Vì vậy, khi trẻ đến lớp
để tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái, đặc biệt muốn tạo cho trẻ gần gũi cô, gần gũi
các bạn, nhằm khuyến khích trẻ có thái độ chủ động, tích cực trong mọi hoạt

skkn


7
động, tôi luôn tạo cơ hội để trẻ cùng cô tham gia vào các hoạt động như: sắp xếp
các góc chơi hoặc cùng cô cắt dán tranh ảnh phục vụ các chủ đề, rồi cùng cô làm
đồ chơi tự tạo từ phế liệu....Qua đó, tạo cho trẻ cảm giác đến trường mầm non là
đến với ngôi nhà thứ 2, đúng như trong tiềm thức của trẻ ln nghĩ.


Hình ảnh: Trẻ ngồi làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô
Trong mọi hoạt động ở lớp tôi luôn luôn lấy trẻ làm trung tâm, không áp
đặt, không dập khuôn. Mặc dù vậy, vào đầu năm học tôi không quên xây dựng
nội quy lớp học, quy ước giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cơ giáo. Vì vậy, việc thực
hiện rèn cho trẻ vào nề nếp, thói quen tơi thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm
học mới, vẫn biết đặc điểm của trẻ là hiếu động, không thể 100% trẻ thực hiện
đúng quy ước đặt ra, nhưng tôi vẫn ra quy ước riêng cho trẻ ở lớp, khi giao tiếp
cùng bạn thì dạy trẻ xưng hơ bằng tên của mình, chơi đồn kết, không tranh
giành đồ chơi của nhau, khi chơi không được la hét to, không được chạy nhanh
xô đẩy nhau...với cô giáo phải xưng hô là con, vâng, dạ, đến lớp phải chào cơ,
muốn ra ngồi phải xin phép.v.v.
Trong lớp ở các góc chơi, tơi vẫn ưu tiên trang trí góc địa phương, mặc dù
trẻ được sinh ra là con em vùng dân tộc thiểu số, nhưng với trẻ văn hóa địa
phương cịn rất mơ hồ, vì trẻ được sinh ra trong thời đại 4.0 tất cả đều mới và hiện
đại. Bên cạnh đó, đặc điểm của trẻ cịn nhỏ, nên trẻ chưa hình dung ra đó là gì?
Bởi vậy, tơi ưu tiên xây dựng góc địa phương, nhằm mục đích gieo vào tiềm thức
của trẻ nét đẹp văn hóa, nét đẹp truyền thống q hương mình.
Quả thực khơng sai, thấy lạ mắt nên trẻ rất tò mò khám phá, trao đổi qua lại
cùng nhau để tìm hiểu.

skkn


8

Hình ảnh: trang trí góc địa phương
Do khơng gian của lớp chật hẹp, khơng thể bỏ thêm các góc mở khác cho
trẻ chơi trong khu vực lớp học, nhưng để tạo cho trẻ có một mơi trường học tập
thân thiện, cởi mở, tôi thường cho trẻ ra trải nghiệm và khám phá góc thiên nhiên,

trẻ rất thích thú, được chơi nhổ cỏ, nhặt lá, chăm sóc cây, chăm sóc hoa.v.v.

Hình ảnh: Trẻ tham gia chơi trải nghiệm ở góc thiên nhiên
Quả thực không sai, trẻ mạnh dạn trao đổi chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm
cùng nhau, đặc biệt trẻ nhút nhát hơn thì được các bạn mạnh dạn chỉ bảo cách
làm. Từ đó, một số trẻ cịn e dè, nhút nhát đã chủ động giao tiếp với các bạn.
Giải pháp 2: Rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ thông
qua các hoạt động ở lớp.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm của trẻ nói chung, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói
riêng đều chóng nhớ mau quên. Bởi vậy, cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi là
giải pháp hữu hiệu, quan trọng không thể thiếu trong “Chương trình chăm sóc,
giáo dục trẻ Mầm non”. Chính vì vậy, để rèn cho trẻ ln có tính mạnh dạn tự
tin trong giao tiếp, trong các hoạt động tôi luôn lồng ghép linh hoạt vào các hoạt
động hằng ngày, vào các giờ học, giờ sinh hoạt và giờ chơi.
Để thành công phương châm đề ra trong năm học, là rèn cho trẻ có tố chất
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và tất cả các hoạt động, đặc biệt kết quả đó phải
được thể hiện trên mỗi khn mặt ngây thơ của trẻ trong lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C.
Trước hết bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp hằng ngày chăm sóc, giáo dục trẻ

skkn


9
phải luôn là tấm gương sáng để trẻ học tập noi theo, từ cử chỉ, lời ăn, tiếng nói và
nhất là vấn đề giao tiếp cùng với trẻ, với phụ huynh, chị em đồng nghiệp trong
trường luôn phải giữ phong độ tự tin, gần gũi, nhẹ nhàng, nói có trước có sau, có
trên có dưới để trẻ học tập noi theo, bởi trẻ tiếp thu rất nhanh từ bắt chước.
*Thông qua hoạt động đón, trả trẻ:
“Ngày đầu tiên đi học, em mắt mướt nhạt nhòa”, đây là một câu hát khơng
hề xa lạ gì đối với mỗi chúng ta, nhất là đối với các cô giáo mầm non, quả

không sai dù lứa tuổi nhà trẻ hay mẫu giáo bé, nhỡ, lớn đều có chung một cảm
xúc của ngày đầu đến trường, đến lớp. Với nhà trẻ là một trang sách mới, với trẻ
mẫu giáo là những trang sách đang học dở dang, chỉ vì những ngày nghỉ dài đã
làm cho trẻ quen cảm giác tự do, trẻ khơng cịn muốn hồn thành tiếp những
trang sách cịn lại.
Vì vậy, ngày đầu đến lớp, trẻ lại có cảm giác ngỡ ngàng. Khi bố mẹ đưa
đến lớp, trẻ ôm chặt cổ, ôm chặt chân bố mẹ khơng muốn vào, có cháu cịn
khóc, khi cô giáo âu yếm bế vào lớp hỏi han để các cháu làm quen cô giáo, các
bạn, cho trẻ tự giới thiệu tên mình với cơ, một số cháu mạnh dạn tự tin các cháu
nói được, cịn một số cháu nhút nhát khi cơ giáo hỏi thì tỏ ra sợ hãi, thậm chí
khơng nói chuyện, chơi cùng bạn. Từ quan sát thực tế tôi thấy trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi mà vẫn cịn tính nhút nhát như vậy quả khơng ổn, vì trẻ phải có những tâm
thế cần thiết nhất để chuẩn bị bước vào lớp 1, nên tôi đã cố gắng tìm ra các biện
pháp áp dụng và có hiệu quả như:
Khi bố mẹ đưa trẻ đến lớp, lúc đầu tơi bế hoặc ơm trẻ vào lịng, nhẹ nhàng
trị chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ, ví dụ: Hơm nay con đi học con đã ăn sáng chưa?
Con ăn gì? Hỏi trẻ mong muốn gì?...Như vậy, dần dần trẻ sẽ quen cơ, quen bạn,
trẻ dần tỏ ra thích thú hơn mỗi khi đến lớp, gặp cô, gặp bạn. Tuy nhiên, một số
trẻ dùng biện pháp này tôi cảm thấy không ổn lắm, nên tôi lại dùng biện pháp
khác đơn giản mà hiệu quả. Đó là, tơi cho trẻ làm theo ý thích của mình, cho trẻ
làm những cơng việc nhỏ mà trẻ thích, để trẻ tự ngồi trị chuyện với nhau.
Ví dụ: Đến lớp trẻ rất thích vào các góc phân vai, xây dựng hay lắp ghép,
nên tôi cho trẻ tự do, thoải mái chơi cùng các bạn. Tôi sẽ quan sát trẻ từ xa, giúp
đỡ nếu trẻ có yêu cầu.
Bên cạnh đó, để rèn cho trẻ có kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày, khi trẻ
chơi xong tôi luôn hướng dẫn trẻ biết thu dọn đồ dùng cất đúng nơi quy định,
sắp xếp gọn gàng không quăng ném đồ, nhằm mục đích rèn khả năng khéo léo,
tính kiên trì cho trẻ.
Ngồi ra tôi thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn và khuyến khích trẻ khi
đến lớp phải tự cất đồ dùng cá nhân, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa

tay trước và sau đi vệ sinh, biết cất ghế khi học, khi ăn cơm xong…nhằm mục
đích rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ. Bên cạnh đó, tơi cịn cho trẻ tự nhận biết
được khăn mặt, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân của mình, trao đổi cùng bạn
về bài học, nhằm cho trẻ có thời gian trao đổi qua lại cùng nhau nhiều hơn, qua
đó giúp trẻ phát triển kỹ năng tiếp.

skkn


10
Giờ trả trẻ, tơi cùng ngồi trị chuyện với trẻ về bài học buổi sáng, cho trẻ
nhắc lại hoặc cho trẻ đọc thơ, hát các bài về chủ đề đang học, vào ngày thứ 6
hàng tuần cho trẻ cho trẻ vui văn nghệ, bình xét bé ngoan, cắm cờ, cho trẻ được
nhận xét về bạn về mình trong tuần, tơi cho trẻ mạnh dạn tự tin lên nhận xét
trước để các bạn nhút nhát hơn được nhìn học hỏi bạn. Khi trẻ chuẩn bị ra về
nhắc trẻ chào cô, các bạn và người thân một cách lễ phép.
Từ những việc làm đơn giản trên, bước đầu tôi thấy trẻ lớp tơi đã hình
thành được một số nề nếp, kỹ năng đơn giản trong cuộc sống. Đây sẽ là những
tiền đề cơ bản để tơi có phương hướng tìm ra biện pháp phù hợp rèn cho trẻ luôn
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
*Thơng qua hoạt động học, hoạt động ngồi trời:
Đặc điểm chính của trẻ mầm non là học trong khi chơi, chơi trong khi học.
Hiểu rõ tâm lý đó, vào đầu năm học để trẻ đến lớp đều tham gia vào các hoạt
động vui chơi, tôi đã lên kế hoạch cho từng chủ đề, xây dựng, sắp xếp các trị
chơi sao cho phù hợp, hấp dẫn trẻ.
Bên cạnh đó, khi trẻ chơi hoạt động ở các góc, tơi thường xuyên cho trẻ
giao lưu qua lại giữa các nhóm, các vai chơi với nhau, nhằm cho trẻ được trao
đổi, trò chuyện với nhau nhiều hơn, thơng qua đó, trẻ phát triển khả năng ngôn
ngữ, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cũng hình thành và phát triển.
Khi trẻ tham gia chơi ở hoạt động góc, tơi quan sát trẻ thường xuyên để

nắm bắt được khả năng, tâm lý từng trẻ, những trẻ cịn thiếu tự tin, nhút nhát sẽ
khơng chủ động, mạnh dạn cầm đồ chơi tham gia cùng trẻ khác, tôi sẽ đến bên
trẻ hỏi han, động viên cổ vũ tinh thần, hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản, khuyến
khích trẻ trả lời, tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, yên tâm, ví dụ như: Sao con lại
đứng đây? Con muốn chơi cùng bạn nào? Con thích chơi ở góc nào? Con nói
cho cơ biết được khơng? Từ những câu hỏi tưởng chừng đơn giản ấy đã khuyến
khích trẻ chủ động tham gia chơi cùng bạn, nâng cao mối quan hệ thân thiện
giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Bản thân tôi cũng đúc kết được kinh nghiệm sau mỗi lần giải quyết tình
huống trên trẻ.
Ví dụ: Góc phân vai: Chơi đóng vai bác sĩ, bán hàng, nấu ăn. Tơi quan sát
thấy trẻ lớp tơi rất thích chơi ở góc này, vì khi chơi trẻ được hịa mình vào vai
diễn các nhân vật thực thụ. Chẳng hạn như “vai bác sĩ”: Khi có bệnh nhân đến
khám bệnh trẻ hỏi: xin hỏi bác cảm thấy thế nào mà bác lại đi khám ạ? bác cảm
thấy đau chỗ nào? để tôi khám cho bác?....rồi trẻ kê đơn thuốc giống như một
bác sĩ chuyên nghiệp; rồi “vai bán hàng”: xin hỏi bác mua gì ạ? bác cần mua
thêm gì nữa khơng?...vơ vàn những câu hỏi trẻ trao đổi cùng nhau, trẻ tỏ ra rất tự
tin trong cử chỉ, điệu bộ, giao tiếp, thể hiện và hành động như một người lớn,
thấy vậy bản thân là giáo viên tôi cũng cảm thấy vui, hạnh phúc.

skkn


11

Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc phân vai
Đối với các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài trời, do khu vực trường
là khu lẻ, nên môi trường cho trẻ chơi hoạt động cịn hẹp, mơ hình cho trẻ quan
sát cịn hạn chế, nhưng khơng để trẻ phải thiệt thịi. Qua nắm tình hình thực tế
của trường, đặc biệt qua các chuyên đề mới của năm học 2021- 2022 đa số các

chuyên đề đều hướng về nâng cao, tổ chức, sinh hoạt cho cô và trẻ phù hợp với
điều kiện thực tế của từng địa phương, tôi đã lên kế hoạch tham mưu với Ban
giám hiệu nhà trường, xây dựng các mơ hình cho trẻ tham gia các hoạt động
tham quan, trải nghiệm mang bản sắc của dân tộc Mường, Dao, Thái trong đó có
các sản phẩm như: Cồng chiềng, váy mường, thổ cẩm, nỏ, quay tơ, quả còn, cối
giã gạo, say lúa, sắc phục dân tộc Dao, Thái…rồi các sản phẩm đặc trưng của
quê hương, vừa cho trẻ được tham gia trải nghiệm, vừa thấy được nét đẹp các
giá trị văn hóa truyền thống của q hương mình và điều quan trọng hơn cả trẻ
thấy lạ mắt nên rất tò mị, hứng thú, muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn.

Hình ảnh: Trẻ tham quan, trải nghiệm bản sắc dân tộc
Để đời sống trẻ thêm phần phong phú, tôi luôn cho trẻ được tham gia các
hoạt động trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, phù hợp

skkn


12
khả năng bao quát của cô như: cho trẻ dạo chơi ở các góc thiên nhiên của
trường, nhạt lá, nhổ cỏ, tưới hoa…., rồi cho trẻ tiếp xúc với nhiều sách báo,
tranh ảnh, sách báo, các hình về kỹ năng sống…Từ đó, khơi gợi cho trẻ được
trao đổi, trị chuyện, đưa ra các suy nghĩ riêng của mình.
*Thơng qua hoạt động học:
Thực tế cho thấy, đặc điểm mỗi trẻ khác nhau nên sự tiếp thu hay nhận
thức cũng khác nhau. Chính vì thế, từ đầu năm học để quan sát, đánh giá thực tế
trên trẻ, sự nhút nhát hay mạnh dạn tự tin đều được thể hiện ở mỗi giờ học, giờ
hoạt động trên lớp. Tôi thấy số trẻ chủ động trong giờ học hay giao tiếp cịn ít,
trẻ chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng chiếm số đông.
Bởi vậy, để rèn cho trẻ tố chất mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trong các
hoạt động, tôi linh hoạt lồng ghép cách rèn luyện vào mỗi giờ học, khuyến khích

trẻ biết chia sẻ nhiều hơn với cơ giáo và các bạn.
Ví dụ: Trong giờ học truyện “Ba cô gái”, cô kể chuyện cho trẻ nghe và đặt
ra các câu hỏi theo nội dung câu chuyện cho trẻ trả lời:
- Câu chuyện có tên là gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Chị cả là người như thế nào? Chị hai thì sao? Cịn cơ út thế nào?....
Đặc biệt, với trẻ chưa mạnh dạn tự tin không phải trẻ không biết, không hiểu
bài, nhưng trẻ chưa tự tin vào bản thân, nên trẻ khơng thích hay thậm chí khơng dơ
tay phát biểu, trả lời. Vì vậy tơi ln tạo cơ hội, khuyến khích cho trẻ được trả lời
nhiều lần trong giờ học. Tuy nhiên, nếu trẻ không trả lời được, tôi cũng không hề chê
bai trẻ chậm hiểu bài hay nhút nhát, mà điều tôi cần phải làm là tránh không cho trẻ
mặc cảm, tự ti với các bạn, vì thế tơi an ủi để trẻ khơng có cảm giác sợ, lo lắng.
Trong các hoạt động tơi thường động viên, khuyến khích trẻ tham gia phát biểu, một
mặt giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh, một mặt giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ nhàm
chán, vì vậy cần phải tìm ra những điều mới lạ để thu hút sự chú ý của trẻ. Thấu
hiểu tâm lý đó, để lơi cuốn trẻ vào các hoạt động, tơi ln suy nghĩ tìm tịi, thiết
kế nhiều các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau như: Với tiết âm nhạc phụ
thuộc vào chủ đề, tơi xây dựng mơ hình sân khấu bắt mắt, khuyến khích trẻ lên
biểu diễn, hình thức vận động thay đổi thường xuyên cho trẻ không bị nhàm
chán; với dạy truyện, thơ tôi thiết kế giáo án điện tử hay mơ các mơ hình rối
phong phú, hấp dẫn…làm sao đó thu hút, gây hứng thú cho trẻ, khuyến khích trẻ
đọc thơ, rồi kể chuyện và đóng kịch....

skkn


13

Hình ảnh: Trẻ cơ và trẻ trong giờ học truyện
Qua những hoạt động như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi được trao đổi cùng cơ và

bạn rất nhiều, từ đó rèn luyện cho trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
rất hiệu quả.
Giải pháp 3: Rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp qua các trò chơi tập thể.
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống của nghành Giáo dục, từ các cấp học
cao nhất hay cấp học thấp nhất việc học tập đều rất quan trọng và là mục tiêu
chính, nhưng riêng với cấp học mầm non “Học mà chơi, chơi bằng học”. Chính
có sự khác biệt như vậy, nên tôi tin các nhà tâm lý học đã nghiên cứu, thực hành
thực tế trên đặc điểm ở mỗi độ tuổi và lựa chọn đưa ra các phương pháp giáo dục
sao cho phù hợp, đơn giản mà lại hiệu quả cao là không sai.
Trên thực tế cho thấy, ở độ tuổi trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, bắt đầu xuất hiện
tình cảm bạn bè, trẻ quan tâm đến bạn trong nhóm một cách rõ ràng hơn, trẻ sẵn
sàng chia sẻ, thông cảm với bạn trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày và
cũng từ đó tình bạn trở nên quan trọng với trẻ. [9]
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trẻ mầm non mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp ở mơi trường tình bạn, mơi trường tập thể, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp
trẻ hình thành nhân cách, giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với mơi trường mới,
bạn bè mới và nhu cầu hoạt động, học tập mới
Ngồi ra, thơng qua tình bạn trong tập thể, giúp trẻ hạn chế xung đột giữa
trẻ, tạo ra và phát triển mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Trên cơ sở đó, trẻ chủ
động hơn khi giao tiếp với cơ giáo, bạn bè, mọi người xung quanh, khiến cho trẻ
cảm thấy hứng thú muốn đến trường, đến lớp cùng cô và các bạn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của tình bạn trong môi trường tập thể, khi
trẻ đến lớp, tôi nghĩ ngay đến việc tổ chức các trò chơi tập thể là một trong
những cách giúp trẻ hăng hái, bản lĩnh và tự tin hơn. Tôi đã sưu tầm các trò chơi
đơn giản, gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ chơi, đặc biệt
là các trò chơi dân gian. Khi tổ chức trị chơi tơi chủ yếu cho trẻ chơi ngồi trời,
nhằm mục đích giúp trẻ em nói riêng, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung được tiếp
xúc nhiều hơn với môi trường tập thể, đặc biệt mơi trường thế giới xung quanh..
Ví dụ: Trị chơi: “Kéo mo cau”
Mục đích: Rèn sự kiên trì, nhẫn nại, khéo léo. Phát triển tính mạnh dạn, tinh

thần tập thể, đồn kết khi tham gia trò chơi.

skkn


14
Chuẩn bị: Mo cau phần trên có lá. Hộp cắm cờ có gắn các chữ cái. Lớp học
(sân chơi bằng phẳng) đảm bảo an toàn cho trẻ. Vẽ một dưới làm vạch chuẩn,
vạch trên làm đích.
Cách chơi: Có hai cách chơi (cách 1: chia trẻ thành hai đội bằng nhau; cách
2: không chia số đội).
Nhưng với trẻ lớp tôi, tùy theo mỗi trị chơi tơi có thể chia đội (nhóm), trong
trị chơi này tơi chia lớp tơi thành hai đội (nhóm), để rèn cho trẻ có sự cố gắng
phấn đấu vươn tới thành công. Tuy nhiên, tôi không quy định thời gian bao
nhiêu phút sau mỗi lần chơi, bởi trong giờ học trẻ đã quy định thời gian học, thời
gian chơi, nếu quy định trẻ sẽ cảm thấy áp lực, tơi chỉ quy định với trẻ về đến
đích chọn đúng lá cờ có chứa chữ cái cơ u cầu, cầm phát âm rồi cắm vào ống
cờ đội (nhóm) của mình. Khi trẻ chơi xong cô giáo cùng trẻ kiểm tra kết quả,
tìm ra đội thắng, đội thua.

Hình ảnh: Trẻ chơi kéo mo cau
Tôi rất hiểu tâm lý của trẻ, trẻ hiếu thắng trong cuộc chơi, trong các
hoạt động, trẻ luôn muốn được khen không muốn bị chê, muốn thành công
không muốn thất bại, vì vậy tơi ln tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân quen,
ngăn chặn cảm giác thất bại. Thế nhưng, đôi lúc trẻ cũng cần phải trải
nghiệm sự thất bại, buồn bã, lo lắng, giận dữ để tự mình trưởng thành. Chấp
nhận sự thất bại để trẻ có sự nổ lực phấn đấu, mạnh dạn và tự tin hơn ở
những lần chơi tiếp theo.
Nếu trẻ luôn cảm thấy mặc cảm vì thường gặp thất bại, tơi chỉ cho trẻ thấy
được lý do vì sao và khuyến khích trẻ đưa ra nhiều phương án cho một tình

huống nào đó, giúp trẻ chọn phương án tốt nhất để lần sau trẻ thực hiện tốt hơn,
nhằm giúp trẻ lạc quan hơn trong cuộc sống.
Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại, tôi thấy trẻ trong lớp tôi không
những không bị mất đi sự tự tin, mà còn tạo cho trẻ ý thức được, luôn phải cố
gắng để lần sau thực hiện tốt các nội dung cũng như công việc được giao.
Giải pháp 4: Giúp trẻ rèn tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám
đông.
Lailah Gifty Akita đã nói:“Điều kỳ diệu của cuộc sống là sự tự tin được
dẫn dắt bởi những giấc mơ con trẻ”. Thực tế cho thấy, khi trưởng thành, những

skkn


15
đứa trẻ càng tự tin trong giao tiếp, cử chỉ hành động thì càng có khả năng diễn
đạt cao trong xã hội, thành công trong cuộc sống. [10]
Bởi vậy, khi đưa trẻ đến với môi trường mầm non, là như đến với thế giới
thu nhỏ trong mắt trẻ, vì trẻ được phát triển về nhiều mặt: Tư duy, trí tuệ, tri
thức, ngôn ngữ và các mối quan hệ mới cô giáo, bạn bè…Tuy nhiên, điều này
khơng hề dễ dàng gì đối với một số trẻ. Vì trẻ đã quen với mơi trường gia đình,
quen với cảm giác an tồn bên người thân.
Vì hiểu tâm lí này, tơi ln tơn trọng và lắng nghe trẻ nói, khơng ngắt
lời khi trẻ đang bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Tuy rằng, đôi khi trẻ
chưa biết diễn đạt bằng lời, thay vào đó là những hành động gần gũi cho cơ
hiểu, bởi trẻ lo lắng, hồi hộp, nhưng tơi vẫn kiên trì chờ đợi khơng cáu gắt,
mà ngược lại tơi cịn động viên khích lệ trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được nói hết
suy nghĩ của bản thân.
Bên cạnh đó, tơi thường trị chuyện cùng trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác gần
gũi, qua đó trẻ sẽ tự động chơi với các bạn, nói chuyện từng bước giúp trẻ dần
quen và nhanh chóng thích nghi với mơi trường mới. Từ đó tính mạnh dạn tự tin

trong giao tiếp, trong các hoạt động của trẻ qua thời gian sẽ hình thành, rèn
luyện và phát triển một cách tự nhiên.
Trong mỗi chúng ta đều biết rằng, thuyết trình trước đám đơng hay nói
đơn giản hơn là trình bày bài trước lớp hoặc trả lời câu hỏi trước các bạn, đối
với trẻ mạnh dạn tự tin thì dễ, với trẻ nhút nhát, thụ động thiếu tự tin thì là cả
một quá trình. Bởi vậy, trong các hoạt động trên lớp như: trong các giờ hoạt
động tạo hình giới thiệu sản phẩm hay thuyết trình bài của mình hoặc giờ hoạt
động góc giới thiệu thành quả sau khi chơi….tơi ln tạo cơ hội cho trẻ được
trình bày, giới thiệu trước lớp.

Hình ảnh: Trẻ giới thiệu bài trước lớp
Bên cạnh đó, để rèn cho trẻ có tố chất mạnh dạn, tự tin trong tất cả các
hoạt động, nhất là trong giao tiếp, tôi luôn tận dụng cơ hội để rèn cho trẻ ở mọi
lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động ở trên lớp cũng như ngoài lớp. Chẳng hạn
như: Khi trẻ tham gia chơi ở góc thư viện có rất nhiều truyện, thơ tranh, hình
ảnh. Mặc dù, trẻ chưa biết đọc chữ, nhưng tơi khuyến khích trẻ quan sát hình
ảnh kể những câu chuyện sáng tạo, như vậy trẻ rất hứng thú, trẻ cảm thấy như
bản thân đã biết đọc nên rất vui. Qua đó, ngơn ngữ và giao tiếp của trẻ cũng
được hình thành và phát triển một cách tự nhiên.

skkn


16
Trong các giờ sinh hoạt tập thể hay các ngày thứ 6 trong tuần, tơi thường xun
tổ chức chương trình vui văn nghệ để cho trẻ được tham gia biểu diễn, động viên cho
trẻ xung phong hát, múa cho cô và các bạn xem. Bên cạnh đó, khơng qn khuyến
khích, tạo cơ hội cho trẻ còn nhút nhát hơn được lên biểu diễn trước lớp, trước đám
đông cùng các bạn, nếu trẻ khơng tự tin biểu diễn một mình tơi cho trẻ lên tham gia
cùng với các bạn mạnh dạn hơn, được tham gia nhiều lần trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin, bản

thân trẻ cảm thấy mình cũng có thể làm được như các bạn, từ đó trẻ sẽ cảm thấy vui
và hạnh phúc khi bản thân mình có giá trị, được mọi người chú ý đến.
Trong năm học, tôi ln tạo cơ hội và khuyến khích trẻ tham gia các
chương trình văn nghệ các ngày lễ, hội thi biểu diễn trên sân khấu khi nhà
trường tổ chức như: Ngày hội đến trường của bé, ngày nhà giáo Việt Nam
20/11, các hội thi…và tham gia biểu diễn văn nghệ khi xã tổ chức.
Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong năm học nhà trường
không tổ chức được đầy đủ các ngày lễ cho trẻ như mọi năm. Tuy vậy, tơi vẫn tổ
chức tại lớp với quy trình đầy đủ cho trẻ được tham gia biểu diễn, thể hiện khả
năng bản thân trước lớp, tôi cho trẻ tự dẫn chương trình, cơ là người dẫn dắt trẻ,
nếu trẻ có nhu cầu giúp đỡ tôi sẵn sàng ở bên trẻ mọi lúc, mọi nơi. Qua đó, trẻ
rất vui, thể hết mình và rất tự tin.
Đặc biệt gần đây nhất, tôi cho trẻ tham gia hội thi “Bé với làn điệu dân ca”
do nhà trường tổ chức, khi đưa trẻ đến với hội thi, bản thân tơi cũng cảm thấy có
chút lo lắng, sợ trẻ thấy đơng người khơng diễn được, vì trẻ học ở điểm lẻ.
Trước khi trẻ chuẩn bị lên tơi khen ngợi, khích lệ trẻ bằng những lời khen: Hôm
nay cô thấy bạn nào cũng xinh, cũng đẹp, các con hãy mạnh dạn, tự tin thể hiện
hết khả năng của mình cho cơ, các bạn, ơng bà, bố mẹ nhìn nhé, nếu bạn nào bố
mẹ đi làm ăn xa, cô sẽ quay video để gửi lại cho bố mẹ nhìn sau. Quả thực
khơng sai, những lo lắng ấy của tơi bị dư thừa, vì trẻ tham gia biểu diễn rất
mạnh dạn, tự tin và đạt được kết quả cao tồn trường.

Hình ảnh: Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia hội thi, múa trước đám đơng
Có thể nói, việc cho trẻ tham gia các hội thi, ngày lễ, ngày hội là một hình
thức rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin hiệu quả và sinh động nhất, trẻ được trải
nghiệm cảm xúc tích cực. Thơng qua đó, trẻ học, cũng như rèn được cho bản
thân trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. [6]
Qua nhiều lần như vậy, trẻ sẽ khơng cịn e ngại khi biểu diễn trước đám
đơng. Vậy có thể khẳng định, mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, trong giao
tiếp có thể đưa trẻ vươn tới những thành cơng.

Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ

skkn


17
Như chúng ta đã biết, gia đình là cái nơi đầu tiên để hình thành và ni dưỡng
nhân cách trẻ, nhưng có khơng ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non thì
yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho cô giáo chủ nhiệm và nhà trường mà quên
rằng vai trị của người cha, người mẹ là vơ cùng quan trọng trong việc phối hợp với
nhà trường giáo dục con bởi vì “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ” ngay
cả khi giao trẻ cho cơ giáo, thì vai trị của bậc cha mẹ cũng khơng hề mờ nhạt đi. Cha
mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời, mà đặc biệt những năm tháng tuổi thơ
sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởng thành. [6]
Ngày nay, trong môi trường xã hội hiện đại, con người lại càng bận rộn
hơn, bởi những yêu cầu của cơng việc, địi hỏi của nhu cầu cuộc sống. Chính vì
vậy, con người khơng được ngừng nghỉ mà cịn phải lao vào cơng việc một cách
miệt mài hơn.
Thực tế cho thấy, chính những địi hỏi của xã hội hiện đại, mà các bậc cha
mẹ khơng cịn mấy quan tâm đến giáo dục con cái, nếu có quan tâm thì cũng rất ít
và thay vì trị chuyện với con thì họ cho con xem ipad, điện thoại, tivi... Bên cạnh
đó, cịn một số các bậc cha mẹ khác lại quá bao bọc, quá chiều chuộng con trẻ
một cách thái q, khơng cho trẻ được làm những gì trẻ thích, hầu như khơng cho
trẻ được ra ngồi vui chơi, trải nghiệm, dẫn đến trẻ thụ động, ỷ lại, thiếu tự tin.
Ví dụ: Ngày xưa, trẻ em hay tụ hợp lại trong xóm để chơi các trị chơi như:
đánh mảng, đánh ô an quan, bắn bi, kéo mo cau...những trò chơi đó giúp cho trẻ
được cười rất là thoải mái, được vận động rất tự nhiên, trẻ được cùng vui đùa với các
trẻ khác trong xóm, đó là sự tương tác, giao tiếp của trẻ. Nhưng ngược lại, bây giờ đa
số phụ huynh khơng thích cho con đi ra ngồi chơi với các bạn trong xóm vì sợ con
té ngã, sợ bị bạn cào cấu, sợ con chơi đất bẩn...vì vậy, mà suốt ngày chỉ cho trẻ chơi

thui thủi trong nhà xem điện thoại, ti vi dẫn đến trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngồi ít,
vì họ ln muốn trẻ phải trong tầm nhìn, tầm kiểm sốt của họ, dẫn đến phạm vi tiếp
xúc, khám phá và giao tiếp của trẻ bị thu hẹp lại.

Hình ảnh: Trẻ đang nhìn điện thoại
Để đáp ứng nhu cầu công việc, cha mẹ phải gồng mình để tồn tại, đơi khi
cha mẹ cũng cảm thấy áp lực. Bởi vậy, khi về nhà không may con lỡ làm đổ bể
hay hư hỏng một cái gì đó, thì hành động của cha mẹ sẽ lớn tiếng la mắng hoặc
thậm chí là đánh địn, những điều đó sẽ làm cho trẻ thu hẹp bản thân, sợ hãi. Từ
đó sẽ gieo vào tiềm thức của trẻ là khơng được sai lầm. Do vậy, khi trẻ muốn

skkn



×