Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trường thcs nga thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mơn Hố học là một mơn khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa học THCS
khitruyền tải đến học sinh thì đều phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm, vì
vậy việc sử dụng thí nghiệm hóa học đóng vai trị đặc biệt quan trọng như một bộ
phận không thể tách rời của q trình dạy học. Chúng ta coi thí nghiệm là cơ sở của
việc học mơn Hóa học. Thơng qua thí nghiệm, học sinh sẽ nắm kiến thức một cách
hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Vậy sử dụng thí nghiệm như thế nào để học
sinh học tốt mơn Hóa học? Đó là điều mà tơi trăn trở trong nhiều năm trực tiếp
giảng dạy.
Trên thực tế dạy học thời gian qua tơi thấy việc sử dụng thí nghiệm để dạy học
mơn Hóa học chưa thực sự nâng cao chất lượng dạy học như mong muốn.
Vì lí do trên, tơi đã chọn SKKN “Một số giải pháp sử dụng thí nghiệm Hóa
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học 8 trường THCS Nga
Thạch” làm đề tài nghiên cứu khoa học, sau 2 năm áp dụng đã đạt được kết quả rất
tốt, tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp cho học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm, khai thác thí nghiệm thu
thập kiến thức, từ đó nêu được tính chất, ứng dụng của chất.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tự học của từng cá nhân học sinh.
- Tạo niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất.
- Gây hứng thú, học tập mơn hố học.
- Rèn luyện những phẩm chất, thái độ cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác, tinh
thần trách nhiệm và hợp tác trong học tập, làm việc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 8 Trường THCS Nga Thạch
- Sử dụng thí nghiệm vào giảng dạy mơn Hóa học trong chương trình lớp 8
trung học cơ sở.
1

skkn




1.4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm hóa học; cách sử dụng thí
nghiệm vào giảng dạy mơn hóa học, sách giáo viên, sách giáo khoa, các tài liệu bồi
dưỡng thường xun, phân phối chương trình theo cơng văn 4040/BGDĐTGDTrH ngày 16 tháng 9 năm 2021 của BGDĐT.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Thường xuyên làm thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
+ Thực nghiệm thao giảng, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
+ Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc
biệt theo dõi trong những giờ thực hành làm thí nghiệm của học sinh nhằm đánh
giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sử
dụng thí nghiệm trong giờ dạy.
+ Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thông qua phỏng vấn trực tiếp
qua đó nắm bắt được thực trạng.
+ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học
nhằm phân tích thực trạng vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học mơn Hóa học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Vai trị của việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh: Trong một bài học, có những nội
dung có thể làm thí nghiệm được thì chúng ta cần cố gắng sưu tầm hay tự làm dụng
cụ để tiến hành thí nghiệm, học sinh sẽ rất thích thú khi học tập có thí nghiệm kèm
theo. Học sinh khơng chỉ được nghe mà cịn được thấy một cách cụ thể. Tính trực
giác của thí nghiệm đã gây hứng thú cho học sinh học tập.
- Nâng cao lịng tin vào khoa học: Khi có thí nghiệm, học sinh tin tưởng vào
những điều thầy, cơ giáo nói vì có thí nghiệm chứng minh cho lời của thầy, cơ giáo.
Người ta thường nói trăm nghe khơng bằng một thấy.


2

skkn


- Phát triển tư duy của học sinh: Nếu làm thí nghiệm, qua quan sát thí
nghiệm các dấu hiệu bên ngoài như sự thay đổi trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan,
sự thốt khí, sự toả nhiệt, sự phát sáng v..v... tác động vào các giác quan của học
sinh, làm học sinh nảy sinh trong đầu những câu hỏi “Vì sao?”, “Tại sao?”, như vậy
là tư duy của học sinh được hoạt động. Để trả lời được câu hỏi đặt ra buộc học sinh
nhớ lại, có khi phải phân tích, tổng hợp mới tìm được lời giải đáp. Như vậy là năng
lực nhận thức của học sinh được phát triển.
- Học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ lâu nội dung học tập : Trong giảng dạy
có sử dụng thí nghiệm, lời nói của giáo viên được thí nghiệm minh hoạ, nên học
sinh dễ tiếp thu hơn. Cùng một lúc được huy động nhiều giác quan tham gia, nên
thông tin được tiếp thu sẽ trở nên vững chắc hơn, dễ nhớ, nhớ lâu hơn.
- Hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách chính
xác: Khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích của thí nghiệm) bằng tư
duy tích cực, HS sẽ hình thành được các giả định. Câu hỏi được hình thành từ
những liên tưởng dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh. Khi
giả định được hình thành, trong đó hàm chứa con đường phải giải quyết đó là làm
thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để chứng minh cho giả định đã nêu.
Động tác thí nghiệm khi biểu diễn thí nghiệm, khi quan sát hiện tượng xảy ra
trong thí nghiệm tác động trực tiếp đến giác quan của học sinh, làm cho học sinh
hiểu, ghi nhớ giúp học sinh hình thành trong các em kỹ năng thí nghiệm chính xác.
Mặt khác, nhờ thí nghiệm giúp học sinh giải thích được bản chất của q trình xảy
ra và trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống.
Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và biết sử
dụng thí nghiệm thành thạo và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm sao cho phù hợp

với nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học nhằm phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
2.1.2. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm.
Phân loại hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS như sau:
3

skkn


* Thí nghiệm biễu diễn của giáo viên.
Thực hiện theo phương pháp minh hoạ, phương pháp nghiên cứu. Khi tiến
hành các thí nghiệm biểu diễn cần chú ý các nội dung sau:
+ Kết quả tốt đẹp của thí nghiệm tác động trực tiếp đến chất lựợng dạy học và
củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học. Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm
trước hết giáo viên phải nắm vững kỹ thuật tiến hành thí nghiệm, phải thí nghiệm
nhiều lần ở phịng thí nhgiệm khi thành cơng mới biểu diễn thí nghiệm trên lớp.
+ Đảm bảo tính trực quan: Trực quan là một trong các yêu cầu cơ bản của thí
nghiệm biểu diễn để đảm bảo tính trực quan, bàn biểu diễn thí nghiệm phải có độ
cao cần thiết, và để ở trung tâm trước lớp dể mọi học sinh đuợc quan sát, các dụng
cụ thí nghiệm cần được bố trí sao cho học sinh có thể nhin rõ.
* Thí nghiệm nghiên cứu của học sinh.
+ Thí nghiệm nghiên cứu bài mới: Ở đây học sinh tự tay điều khiển các q
trình làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp gia hoạt động trí óc với hoạt động
chân tay trong quá trình nhận thức của học sinh. Việc tổ chức cho học sinh làm thí
nghiệm để nghiên cứu bài mới có thể thực hiện bằng hai cách: Tồn lớp cùng làm
một thí nghiệm hoặc từng nhóm làm thí nghiệm khác nhau. Khi tiến hành thí
nghiệm theo nhóm, giáo viên cần tổ chức để các học sinh trong nhóm lần lượt được
làm thí nghiệm. Nếu thí nghiệm phức tạp thì nên có sự phân cơng gia các học sinh
trong nhóm.
+ Thí nghiệm thực hành: Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm lấy khi

hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo. Một trong những điều kiện giúp thực hiện thành cơng các thí
nghiệm thực hành là học sinh đã chuẩn bị trứớc về mục đích thí nghiệm, học sinh
cần làm và làm như thế nào, giải thích các hiện tượng xảy ra, rút ra những kết luận đúng
đắn.
+ Thí nghiệm ngoại khố: Các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các
buổi chuyên đề vui hoá học.
4

skkn


Các thí nghiệm hóa học vui giúp học sinh hứng thú áp dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn động của các buổi hội vui, các chuyên đề hóa học.
Đối với thí nghiệm thực hành và quan sát ở nhà: Có thể sử dụng các dụng
cụ và hóa chất đơn giản, có sẵn trong đời sống hàng ngày, HS có thể tiến hành
nhiều thí nghiệm loại này như sản xuất vơi sống, sự ăn mịn kim loại.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học mơn Hóa học ở lớp
8 trường THCS Nga Thạch trước khi áp dụng SKKN.
2.2.1. Thuận lợi.
a. Giáo viên: Bản thân có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn, có năng lực đáp ứng
được yêu cầu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tâm huyết với nghề
dạy học. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
GV được bồi dưỡng thường xuyên đầy đủ các chuyên đề về chuyên môn, kịp thời
cập nhật thông tin mới liên quan đến dạy học.
b. Học sinh: Các em có ý thức, ham tìm tịi do tiếp xúc mơn học mới, có khả năng
tiếp cận nhanh với kiến thức trong quá trình tiếp thu bài học, yêu khoa học.
c. Cơ sở vật chất: Thiết bị dạy học được cấp ban đầu tương đối đầy đủ. Các thiết
bị dạy học mơn hố học đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu trong việc tổ chức dạy
học trong nhà trường.

d. Chuyên môn nhà trường: Đội ngũ giáo viên trong tổ có chun mơn vững vàng,
nhiệt tình, ln giúp đỡ đồng nghiệp.
2.2.2. Khó khăn.
a. Giáo viên: Hố học là mơn học khoa học thực nghiệm, trong quá trình dạy học,
giáo viên thường phải sử dụng nhiều thí nghiệm nên phải chuẩn bị, địi hỏi giáo
viên phải có nhiều thời gian để chuẩn bị thí nghiệm trước khi cho HS thực hành
trên lớp.
b. Học sinh: Mơn hóa học là mơn học mới đối với học sinh lớp 8, nên học sinh
chưa có phương pháp học hiệu quả, chưa có kỹ năng thực hành, vốn kiến thức cịn
ít. Đặc biệt trong xã có nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa nên phần nào các em thiếu đi sự
quan tâm đôn đốc trong học tập.
5

skkn


c. Cơ sở vật chất: Qua thời gian sử dụng, nhiều dụng cụ, hóa chất kém chất lượng,
khơng cịn sử dụng được hoặc sử dụng khơng cịn đảm bảo độ chính xác. Nhà
trường chưa có phịng thực hành dành riêng cho các giờ dạy thực hành.
d. Chuyên môn nhà trường: Trường có cán bộ phụ trách thí nghiệm nhưng chưa có
chun mơn phù hợp nên chưa giúp giáo viên chuẩn bị tốt và thực hiện tốt các bài
thí nghiệm thực hành.
Kết quả khảo sát học kì I năm 2020 - 2021 của khối 8 trường THCS Nga
Thạch khi tôi chưa áp dụng đề tài này:
Giỏi
Khối 8

Khá

TB


Yếu, Kém

Số HS

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

59

1

1,7

19

32,2


29

49,15

10

16,95

2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng.
- Các em cịn có tâm lý coi mơn Hố học là mơn học khó, chưa có sự hứng thú
trong học mơn hóa học, việc tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh đơi khi cịn đơn
điệu kém hiệu quả.
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm của giáo viên chưa linh hoạt trong đổi mới
phương pháp dạy học. Khả năng vận dụng những kiến thức đã học của học sinh vào
thực tế khách quan còn nhiều hạn chế.
- Trong quá trình dạy học chưa chú ý đúng mức tới dạy phương pháp học cho
học sinh, chưa thực hiện dạy học cá thể nên kết quả dạy và học chưa cao.
- Mơn hóa học là mơn học mới đối với các em HS lớp 8 nên nhiều khái niệm
còn chưa hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa của nó, thời gian để các em rèn luyện kĩ năng thực
hành làm cịn ít. Chưa có kỹ năng kiểm chứng đối chứng được những điều mà mình
suy đốn, dự đốn để chứng minh trong việc tìm kiến thức mới, vốn kiến thức cịn ít.
Từ thực trạng trên, bước vào năm học mới tơi đã có kế hoạch đổi mới phương
pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn cho học sinh có kĩ năng thí
nghiệm thực hành tốt để khắc phục những hạn chế trên.

6

skkn



2.3. Một số giải pháp cụ thể việc sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm nâng cao
chất lượng dạy học mơn hóa học 8 trường trung học cơ sở Nga Thạch.
2.3.1. Sử dụng thí nghiệm qua giới thiệu vào bài.
a. Mục đích.
Tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh một cách sinh động cụ thể. Thay cho lời
giới thiệu vào bài mới thì giáo viên biểu diễn một thí nghiệm cho học sinh quan sát
hiện tượng từ đó làm cơ sở hình thành được các khái niệm, kiến thức mới. Gây sự
tò mò, tạo sự hứng thú hơn trong tiết học.
b. Cách tiến hành.
Giáo viên chọn thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện giáo viên chuẩn bị
sẵn dụng cụ, hóa chất, sau đó giáo viên dẫn dắt bằng một câu hỏi mở liên quan đến
bài học rồi biễu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát tạo tình huống nêu vấn đề.
Thí nghiệm thường được biễu diễn ln trên bàn giáo viên để học sinh dễ quan sát.
Thời gian thực hiện khoảng 2-3 phút.
c. Ví dụ.

Ở bài 1 - Mở đầu mơn Hố học.

Thay cho việc sử dụng câu hỏi tình huống ở đầu bài, tơi đã tiến hành thí
nghiệm như sau: Lấy vào cốc thủy tinh khoảng 1/3 chất lỏng trong suốt khơng màu:
Natrihidroxit (khơng giới thiệu đó là chất gì). Sau đó nhỏ dung dịch phenolphtalein
khơng màu thử vào cốc. Học sinh quan sát sẽ thấy: Dung dịch khơng màu chuyển
thành màu đỏ.
Từ đó tơi mới nêu ra tình huống có vấn đề đó là: Trong cốc có chứa chất gì?
Hỏi vì sao chất trong cốc lại làm dung dịch phenolphtalein chuyển màu? Sau đó tơi
mới u cầu học sinh nghiên cứu vào phần I: Hoá học là gì?
d. Kết quả.
Với tình huống này đã nảy sinh ra cho học sinh một vấn đề mà các em muốn
giải quyết đó là chất trong cốc là chất gì? Vì sao nó lại làm cho dung dịch khơng

màu chuyển sang màu đỏ? Để giải thích được các vấn đề này chúng ta nghiên cứu
từng nội dung tiếp theo của bài. Chính vì vậy đã có tác dụng rất lớn đến việc tạo
hứng thú học tập cho các em trong giờ học.
7

skkn


Hình ảnh HS trường THCS Nga Thạch quan sát TN cho dd phenolphtalein vào dd
NaOH
Áp dụng thí nghiệm vào phần mở bài khi dạy một số bài khác như:
Tiết theo
PPCT
17
18
21
37
41
42

Tên bài/chủ đề

Tên thí nghiệm sử dụng giới
thiệu vào bài

Chủ đề: Sự biến đổi chất, Phản
Đốt cháy đường
ứng hóa học (tiết 1)
Chủ đề: Sự biến đổi chất, Phản
Zn phản ứng với HCl

ứng hóa học (tiết 2)
Định luật bảo tồn khối lượng
Chủ đề: Oxi
Tính chất của oxi
Chủ đề: Oxi
Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy
Chủ đề: Oxi
Khơng khí- sự cháy

Phản ứng hóa học trong cốc
trên đĩa cân
Đốt lưu huỳnh trong oxi
Điều chế oxi từ KMnO4
Xác định thành phần của
khơng khí

47

Tính củachất của hidro

H2 tác dụng với CuO

60

Dung dịch

Hòa tan đường vào nước

61


Độ tan của một chất trong nước

Tính tan của chất
8

skkn


2.3.2. Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng và thí nghiệm đối chứng trong q
trình tìm kiến thức mới.
a. Mục đích: Bồi dưỡng phương pháp học mơn Hóa học cho học sinh: giúp học
sinh biết cách sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm đối chứng trong nghiên
cứu, hình thành kiến thức mới.Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy Hóa học, kỹ năng
thực hiện thí nghiệm.
b. Cách thực hiện:
+ Thí nghiệm kiểm chứng: Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học
sinh thực hiện, quan sát trạng thái, màu sắc ban đầu. Sau đó, dự đốn phản ứng có
xảy ra khơng, lý do; quan sát mơ tả hiện tượng, giải thích hiện tượng; viết phương
trình hóa học. Giáo viên hoặc học sinh làm thí nghiệm hay xem thí nghiệm video
kiểm chứng trong đó yêu cầu học sinh nêu hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình
hóa học (nếu có). Cuối cùng, giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến
thức cho học sinh.
+ Đối với thí nghiệm đối chứng: Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu
học sinh thực hiện, quan sát trạng thái, màu sắc ban đầu. Sau đó, học sinh so sánh
kết quả đối chứng, quan sát giải thích hiện tượng tại sao như thế ? Viết phương
trình hóa học. Đối với thí nghiệm này giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm cho học
sinh quan sát, hoặc cho Học sinh tự làm theo nhóm để đối chứng hay xem thí
nghiệm video. Cuối cùng, giáo viên cho học sinh rút ra kết luận, nhận xét, giáo viên
bổ sung kiến thức cho học sinh.
c. Ví dụ.


Ở bài 12 - Sự biến đổi chất.

+ Thí nghiệm kiểm chứng: Khi nghiên cứu về hiện tượng vật lý tơi đã cho học sinh
dự đốn kết quả thí nghiệm khi cho muối ăn dạng hạt vào nước. Tiếp theo cho học
sinh làm thí nghiệm để kiểm chứng: Cho muối ăn dạng hạt vào nước thu được dung
dịch trong suốt (nếm thấy vị mặn), cô cạn dung dịch những hạt muối xuất hiện trở
lại.Từ các quá trình trên học sinh nêu được hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên
là chất ban đầu là hiện tượng vật lý.
9

skkn


+ Thí nghiệm đối chứng: Khi cho học sinh nghiên cứu về hiện tượng hố học tơi
đã tiến hành thí nghiệm như sau: Cho một mẩu Natri bằng hạt ngô vào cốc đựng
nước cất. Mẩu Natri khơng chìm xuống mà nóng chảy thành giọt trịn chạy quanh
trên mặt nước, tan dần và đồng thời xuất hiện bọt khí.

Hình ảnh HS trường THCS Nga Thạch làm và quan sát TN cho Na vào H2O
Hiện tượng này đã tập trung được sự chú ý của học sinh. Sau đó tơi nêu ra tình
huống có vấn đề: Vì sao mẩu Natri lại chạy thành giọt tròn trên mặt nước, tan dần
trong nước và có hiện tượng sủi bọt khí? Mẩu Natri rắn có cịn trong cốc nữa
khơng? Như vậy là đã có sự biến đổi về trạng thái vậy có biến đổi về chất không?
Để xác định điều này tôi đã cho học sinh làm thí nghiệm đối chứng sau: Nhỏ vào
vài giọt phenolphtalein khơng màu vào cốc đựng nước cất: Khơng có hiện tượng gì
xảy ra. Nhỏ vào vài giọt phenolphtalein khơng màu vào cốc vừa làm thí nghiệm với
mẩu Natri: Dung dịch không màu ban đầu chuyển dần sang màu đỏ.

10


skkn


Hình ảnh HS trường THCS Nga Thạch làm và quan sát TN nhỏ dd
phenolphtalein không màu vào cốc sau khi làm TN cho Na vào H2O
Từ đó học sinh khẳng định được là đã có sự biến đổi về chất. Sau đó giáo viên
khẳng định: Hiện tượng trên là hiện tượng hố học, vậy hiện tượng hố học là gì?
Học sinh trả lời được: Hiện tượng biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hố học.
Sau đó tôi củng cố cho học sinh bằng bài tập:
Những hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hố học?
A. Đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang vàng rồi sang đỏ.
B. Ma chơi do PH3 cháy gây ra.
C. Quả bóng bay bay lên trời rồi nổ tung.
D. Cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.
Học sinh xác định được các hiện tượng vật lý là: A và C; hiện tượng hoá học
là B và D.
Hoặc khi dạy bài 13- tiết 18: Phản ứng hóa học.
Trước khì hình thành cho học khái niệm về phản ứng hóa học tơi cho học sinh
làm thí nghiệm đối chứng sau:
11

skkn


* Thí nghiệm: Cho mãnh Zn vào ống nghiệm 1 đựng 2ml dung dịch HCl

Hình ảnh HS trường THCS Nga Thạch làm TN cho Zn, Cu vào dd HCl
* Thí nghiệm (đối chứng): Cho dây Cu vào ống nghiệm 2 đựng 2ml d.dịch HCl
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh nhận xét hiện tượng ở 2 ống nghiệm trên

- Học sinh nêu hiện tượng: + Ống nghiệm 1: Có bọt khí thốt ra
+ Ống nghiệm 2 : Khơng có hiện tượng gì
- Học sinh giải thích: Zn phản ứng với dịch axit tạo ra khí H 2 cịn Cu không
phản ứng được với HCl.
PTHH:

⎯→ ZnCl 2 + H 2
Zn + 2HCl ⎯

Từ thí nghiệm trên giáo viên cho học sinh nêu định nghĩa về phản ứng hóa học.
d. Kết quả: Qua thí nghiệm này giúp học sinh kiểm nghiệm, chứng minh được
những dự đoán, nhận định ban đầu hoặc đối chứng để hình thành khái niệm hóa
học giúp học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một qui tắc,
tính chất của một chất, cần sử dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng.
Áp dụng thí nghiệm đối chứng và kiểm chứng khi dạy một số bài khác như:

12

skkn


Tiết theo
PPCT
19
38
47,48
53
60
61


Tên bài/Chủ đề

Tên TN kiểm chứng và TN đối
chứng

Hòa tan đường vào nước và đốt
Chủ đề: Sự biến đổi chất, Phản
cháy đường, thổi khí CO2 nứớc và
ứng hóa học (tiết 3)
vào cốc đựng đựng Ca(OH)2
Chủ đề: Oxi
Đốt bột S, dây Fe trong khơng khí
Tính chất của oxi
và trong ơxi
Chủ đề: Hidro
Đốt H2 trong khơng khí và trong
Tính của chất của hidro
oxi (TN xem video)
Nước tác dụng với kim loại (TN
Nước (tt)
xem video)
Chủ đề: Dung dịch
Dung dịch
Chủ đề: Dung dịch
Độ tan của một chất trong nước

Hòa tan đường vào nước và cho
dầu ăn vào nước
Tính tan của NaCl và CaCO3


Chủ đề: Dung dịch
Pha chế dung dịch NaCl 20% và
Pha chế dung dịch
dd NaCl 2M (TN xem video)
2.3.3. Sử dụng Thí nghiệm trong giờ thực hành nhằm phát triển năng lực sáng
tạo cho học sinh.
a. Mục đích: Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cá thể, phát triển năng lực sáng tạo
cho học sinh, mở rộng kiến thức, ôn tập, củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng tư
duy, kỹ năng thực hành.
b. Tiến hành: Học sinh chuẩn bị dụng cụ hóa chất được bố trí cho từng thí nghiệm.
Giáo viên phân cơng mỗi nhóm làm một thí nghiệm, giao nhiệm vụ cho từng thành
viên trong nhóm. Sau đó giáo viên nêu mục đích của từng thí nghiệm của tiết thực
hành, treo bảng phụ cách tiến hành, hướng dẫn rồi yêu cầu học sinh tự làm thí
nghiệm theo nhóm. Chú ý biện pháp an toàn cho học sinh bằng cách nêu những sai
sót có thể xảy ra, cách thao tác để đảm bảo an tồn hoặc có thể làm mẫu với những
thí nghiệm khó hay ở những bài thực hành đầu tiên để học sinh có đủ độ tự tin khi
thao tác thí nghiệm. Giáo viên hướng dẫn quan sát, ghi chép hiện tượng, các
phương trình phản ứng. Khi các nhóm thảo luận, với những thí nghiệm đơn giản
hơn nên cử em có năng lực thấp hơn tự làm, thảo luận để gieo tự tin cho các em.
Trong quá trình thực hành giáo viên còn biết dẫn dắt đặt những câu hỏi gợi ý
trí tị mị, óc sáng tạo cho học sinh để củng cố được lý thuyết và bồi dưỡng được
64

13

skkn


năng lực sáng tạo cho học sinh và nâng cao được niềm say mê yêu thích của học
sinh đối với bộ mơn hố học.

c.Ví dụ:
+ Trong bài thực hành điều chế oxi, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi phát huy
sự sáng tạo, tìm tịi của học sinh qua hình vẽ hay bằng thực nghiệm khi lắp dụng cụ
điều chế và thu khí O2 bằng phương pháp đẩy khơng khí như sau:

Cách lắp dụng cụ trên có đúng khơng ? Tại sao? Với câu hỏi này học sinh bình
thường dễ bị mắc lừa hoặc chỉ nhận xét được là sai nhưng khơng biết tại sao. Chính
vì vậy đây là câu hỏi giúp học sinh tăng cường tư duy, khả năng suy luận: khí oxi
nặng hơn khơng khí thì khơng thể úp ống nghiệm thu khí được, làm như vậy oxi sẽ
bay hết ra ngoài.
+ Trong bài thực hành về tính chất của hiđro, giáo viên đặt câu hỏi tình huống
cho học sinh: Nếu dẫn luồng khí H2 qua FeO nung nóng thì hiện tượng có tương tự
như khi dẫn khí H2 qua CuO nung nóng khơng?Trong bài thực hành 5 của sách
giáo khoa hố học lớp 8 có u cầu học sinh làm thí nghiệm H2 khử CuO. Trên cơ
sở của bài này giáo viên có thể mở rộng kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh khi yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trên. Để trả lời được học
sinh phải suy nghĩ về sự thay đổi hiện tượng trong quá trình phản ứng, về bản chất
của phản ứng.

14

skkn


d. Kết quả: Học sinh rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo thực hành, tư duy sáng tạo, óc
tị mị khám phá từ đó các em có thể củng cố kiến thức đã học và giải thích được
các hiện tượng hóa học trong thực tế đời sống.
Áp dụng Thí nghiệm trong tiết thực hành một số bài khác như:
Tiết theo
PPCT


Tên bài/Chủ đề

Tên TN sử dụng câu hỏi rèn
luyện năng lực sáng tạo của HS

20

Bài thực hành số 3

Hòa tan và nung nóng KMnO4

45

Chủ đề: Oxi. Bài thực hành số 4

Điều chế và thu khí oxi

51

Chủ đề: Hidro. Bài thực hành số 5

Điều chế và thu khí H2

59

Bài nước: Bài thực hành số 6

Nước tác dụng với Na, CaO, P2O5


70

Bài thực hành số 7

Pha chế dung dịch

Hình ảnh HS trường THCS Nga Thạch làm TN cho Zn, Cu vào dd HCl
15

skkn


2.3.4. Sử dụng thí nghiệm trong giai đoạn củng cố vận dụng gắn với thực tiễn.
a. Mục đích: Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống.
Hình thành cho học sinh kĩ năng, thói quen vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn.
Nâng cao hiệu quả dạy học cá thể cho từng tượng đối tượng học sinh.
b. Tiến hành: Giáo viên lựa chọn thí nghiệm ngắn gọn, hợp lí, ít tốn thời gian và
cho kết quả nhanh. Giáo viên chuẩn bị trước và đưa ra các câu hỏi, bài tập thực tế
dành cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên biểu diễn thí nghiệm hoặc cho học
sinh tự làm, sau đó giải thích các hiện tượng thực tế, hoặc tổ chức các buổi ngoại
khóa để thực hiện các thí nghiệm vui, hoặc gợi ý cho học sinh làm thí nghiệm thực
tế ở nhà chứng minh kiến thức đã học.
c.Ví dụ :

Ở bài 20 - Tỉ khối của chất khí.

Sau khi học xong nội dung của bài mới, tơi đưa ra bài tập thí nghiệm như sau :
Thả 2 quả bóng bay : Một quả được bơm bằng khí Hiđro, một quả được thổi bằng
hơi thở thì có hiện tượng gì xảy ra? Vận dụng để giải thích hiện tượng : Người hay
động vật xuống hang sâu hoặc giếng sâu thường bị chết ngạt nếu khơng mang theo

bình dưỡng khí hoặc thơng khí trước khi xuống.
Học sinh xác định được quả bóng bơm khí Hidro sẽ bay lên vì Hidro nhẹ hơn
khơng khí 14,5 lần (Quả bóng thổi bằng hơi thở rơi xuống vì trong hơi thở chứa khí
CO2 khí này nặng hơn khơng khí 15,2 lần). Vì vậy khí này thường tích tụ trong đáy
giếng hoặc hang sâu. Mặt khác, khí CO2 là khí khơng màu, khơng mùi, khơng duy
trì sự cháy và sự sống. Do đó, người và động vật xuống những nơi này sẽ bị chết
ngạt nếu khơng mang theo bình dưỡng khí hoặc thơng khí trước khi xuống. Áp
dụng TN vào phần củng cố vận dụng gắn với thực tế khi dạy một số bài khác như:
Tiết theo
PPCT
16
18

Tên bài/Chủ đề

Tên TN sử dụng để củng cố vận
dụng gắn với thực tiễn

Chủ đề: Sự biến đổi chất.
Đốt cháy đường
Phản ứng hóa học
Chủ đề: Sự biến đổi chất.
Zn phản ứng với HCl
Phản ứng hóa học Phản ứng
16

skkn


hóa học

21

Định luật bảo tồn khối lượng

Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa
cân

38

Chủ đề: Oxi.
Tính chất của oxi

Đốt cháy Fe trong khơng khí, nhóm
bếp than bằng đũa thủy tinh...

39

Chủ đề: Oxi.
Sự oxi hóa, sự hơ hấp, sự đốt nhiên
Sự oxi hóa. Ứng dụng của hóa
liệu
hợp

43

Chủ đề: Oxi.
Khơng khí- sự cháy

48


Chủ đề: Hidro.
Phản ứng oxi hóa khử của một số oxit
Tính chất và ứng dụng của H2 kim loại

53

Nước

Quan sát mặt nước trong hố vôi, các
hiện tượng về sự cháy, sự oxi hóa
chậm...

Sự phân hủy nước, sự tạo thành nước,
làm nước đóng băng..

Hình ảnh GV làm TN về sự biến đổi của đường cho HS quan sát
17

skkn


Hay cả ở những buổi ngoại khóa GV có thể tổ chức cho HS biểu diễn các thí
nghiệm vui phát huy tính sáng tạo, tìm tịi của HS mà các em tích lũy được từ
những kiến thức đã học sau bài: Phản ứng hóa học, sự biến đổi chất, pha chế dung
dịch, hay sau những bài thực hành như:
Thí nghiệm: Nước đá có thể “ cháy” ([4])
- Hố chất: CaC2
- Cách làm: Lấy một nắm nước đá bỏ
vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi
bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ!

Nước đã bốc cháy.

- Giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẫu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước
đá vào CaC2 sẽ có tác dụng với nước giải phóng khí C2H2
PTHH:

CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2

Khí C2H2 thốt lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trơng giống hệt nước đá cháy,
PTHH:

2C2H2 + 5O2 -> 4CO2 + 2H2O

Thí nghiệm: Châm nến khơng cần lửa ([4])
- Hoá chất: Sáp, KMnO4 và H2SO4 đặc,
- Dụng cụ: đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Cách làm: Làm một cây nến giả bằng cách lấy sáp bọc xung quanh một ống
nghiệm thủy tinh. Đổ rượu etylic (cồn) vào ống nghiệm rồi nút bằng nút bấc có
xuyên lỗ ở giữa để luồn bấc, xong lại
phủ sáp lên trên nút bấc để trông như
một cây nến thật. Lấy đũa thuỷ tinh
quét hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 đặc để
châm vào...
18

skkn


- Giải thích:
PTHH:


H2SO4 + 2KMnO4 -> K2SO4 +2 HMnO4

Dưới tác dụng của H2SO4 đậc, HMnO4 mất nước tạo Mn2O7. Mn2O7 có tính
oxi hố cực mạnh, rượu etylic ( cồn) bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7.
d. Kết quả: Qua việc tiến hành các thí nghiệm hóa học ở lớp, ở nhà hay các buổi
ngoại khóa…có thể giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, tránh
việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong
những câu ca dao – tục ngữ, có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng
thú học tập trong mơn học. Bên cạnh đó có một số kiến thức mà học sinh học
không thể thuộc, dễ nhầm thì giáo viên gợi ý cho học sinh cách nhớ bằng những thí
nghiệm vui làm cho hóa học khơng khơ khan, giúp cho các em bước đầu có thể
định hướng về nghề nghiệp, tương lai của mình sau này...
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả.
Sau một năm áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích
cực trong chất lượng dạy học, học sinh chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh
hội kiến thức. Trong đó kiến thức thực tế, thực nghiệm được học sinh tiếp
nhận một cách hứng thú, đặc biệt là rèn luyện được kỹ năng thực hành, óc
sáng tạo và vận dụng của học sinh. Từ một khối lớp ban đầu có số học sinh
yếu kém nhiều mà chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt.
2.4.2. Kết quả.
Qua bài kiểm tra học kì I và qua các bài kiểm tra, bản thu hoạch sau khi
tôi áp dụng đề tài trên vào dạy trong học kì II năm học 2020-2021 và học kì I
năm học 2021-2022 thì kết quả đạt được rất tốt, HS có hứng thú học tập, nắm
chắc các phương pháp, kĩ năng làm thí nghiệm thành thạo, giải thích được các
hiện tượng thực tế, biết vận dụng được kiến thức thực tế đời sống vào bài học,
19


skkn


kiến thức liên quan giữa các môn. Qua mỗi loại thí nghiệm trên học sinh nêu rõ
được mục đích cúa thí nghiệm, giải thích hiện tượng, viết được PTHH và rút ra kết
luận. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 8

Áp
dụng
SKKN

Giỏi
Số
TL
HS SL
%

Học kì I
Chưa
Năm học áp dụng
2020-2021
Học kì II
Áp
Năm học
dụng
2020-2021
Học kì I
Áp
Năm học

dụng
2021-2022
2.4.3. Nhận xét: Nhờ áp

Khá

TB

Yếu, Kém

SL TL% SL TL% SL TL%

59

1

1,7

19

32,2

29 49,15 10 16,95

59

5

8,3


29

50

21

35

4

6,7

43

4

9,3

25

58,1

13

30,2

2

2,4


dụng đề tài mà kết quả dạy học mơn Hóa học đã được

nâng lên, tỷ lệ HS Giỏi, Khá tăng, tỷ lệ học sinh trung bình, yếu kém giảm rõ rệt.
Cụ thể như sau:
Tỷ lệ HS giỏi tăng gần 8%;
Tỷ lệ HS Khá tăng trên 10%,
Tỷ lệ học sinh TB giảm trên 9%;
Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm gần 8%.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy học cho học sinh không những củng cố,
khắc sâu kiến thức mà cịn hình thành cho học sinh phương pháp học tốt mơn Hóa
học, kỹ năng thực hành, đức tính cẩn thận, sự khéo léo trong công việc, sự ham
hiểu biết, giúp cho học sinh có thể đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu nghành hóa học
cũng như các ngành khoa học khác có liên quan. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực con ngời đáp ứng nhu cầu của đất
nước trên con đường cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
20

skkn


Trong quá trình áp dụng SKKN nhờ thường xuyên vận dụng các biện pháp
gây hứng thú học tập và phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để vận dụng, sử dụng
các thí nghiệm vào giảng dạy một cách hợp lý làm cho học sinh thấy được mối liên
hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp các em từng bước giải quyết những băn khoăn,
thắc mắc tạo cho các em niềm tin vào bản thân, niềm tin vào khoa học, tạo được
động lực thúc đẩy trong q trình học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị.
Qua việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong việc sử dụng

thí nghiệm hóa học vào trong dạy học hóa học ở lớp 8 trường THCS Nga Thạch đã
mang lại hiệu quả cao, tôi xin đưa ra một vài ý kiến sau:
Đối với phòng giáo dục: Cần mở các lớp bồi dưỡng kĩ năng thực hành thí
nghiệm cho giáo viên thông qua các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên.
Đối với nhà trường: Mua sắm đầy đủ thiết bị dạy học cịn thiếu, dụng cụ hóa
chất hết hoặc hết hạn sử dụng, kém chất lượng.
Sáng kiến này chỉ mang tính chất cá nhân đúc rút được trong q trình giảng
dạy nên khi áp dụng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy rất
mong các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp bổ sung, đóng góp ý kiến cho tơi để
SKKN đưa ra được hồn thiện và vận dụng vào công tác giảng dạy được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Thạch, ngày 03 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác
XÁC NHẬN
Người viết SKKN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lê Thị Hà

21

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bồi dưỡng thường xuyên THCS chu kì III: Tác giả Trần Thị Nhung
[2]. Tài liệu tập huấn mơn hóa học cấp THCS: NXB giáo dục – Năm 2014
[3]. Hóa học vui: Tác giả PGSTS Nguyễn Xuân Trường
[4]. Thí nghiệm hóa học trên trang mạng Google như trang web:

;

22

skkn



×