Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp tích hợp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh cho học sinh lớp 7 trường thcs thị trấn thường xuân, thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.35 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI THƠ
“TIẾNG GÀ TRƯA” CỦA XUÂN QUỲNH CHO HỌC SINH
LỚP 7- TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN THƯỜNG XUÂN
THANH HÓA

Họ và tên: Lê Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị trấn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC

Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích của đề tài
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2
2
2
2
2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định nội dung tích hợp giáo dục đạo đức trong bài thơ
“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
2.3.2. Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương

5

2.3.3. Giáo dục lịng u nước
2.3.4. Tiến hành thực nghiệm thơng qua việc tổ chức dạy học bài thơ
“Tiếng gà trưa”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

6


1. Mở đầu

skkn

4
4
8
15
17
17
17


1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức
quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu:“ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu khơng
có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vơ dụng”. Giáo dục đạo đức cịn có ý
nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ khơng
phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những địi hỏi cấp
bách.
Đã từ bao đời nay ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo
đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng “lễ”, “nghĩa”,
xem lễ, nghĩa là bài học đầu đời của mỗi con người. Ngay từ thời thơ ấu ta luôn

được cha, mẹ, thầy, cô dạy bảo: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong xã hội hiện nay văn chương không cịn là mơn học duy nhất nhưng
vẫn đóng vai trị quan trọng vì sẽ giúp học trị hiểu thêm về văn hoá, con người,
lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại. Qua các tiết học văn, các thầy cô bồi
đắp cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, nhận thức
về cuộc sống, cách làm người, cách sẻ chia, biết yêu thương, đau xót cho những
thống khổ của con người.
Văn học vừa là môn học cơ sở giúp học sinh học tốt các môn khác, vừa là
môn học giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm con người, là môn học làm đẹp tâm
hồn. Nhất là trong xã hội bận rộn và ồn ào ngày nay, nhịp sống tất bật, hối hả
đôi khi làm chúng ta quên đi những giá trị sống đích thực để làm người. Đọc
một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng
từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời.
Dạy văn là dạy người. Vì vậy, dạy văn học trong nhà trường rất quan
trọng và có mục đích nhiều bề, nhiều mặt, sức mạnh của mơn Ngữ văn là sức
mạnh tổng hợp: sức mạnh của khoa học và nghệ thuật, sức mạnh của trí tuệ và
tâm hồn. Văn học ln tạo ra sự hài hồ thư giãn cho con người. Vì vậy mơn
Ngữ văn ln hướng con người tới Chân - Thiện - Mĩ. Sách Ngữ văn 7 đã viết:
“Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước”(tập một,
trang 151).
“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là bài thơ mang tính giáo dục, tính nhân
văn cao, hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, qua dự giờ của một số giáo
viên, các tiết dạy bài“ Tiếng gà trưa” thường diễn ra đơn điệu, ít khơi gợi được
cảm xúc của học sinh, chưa mang tính giáo dục sâu sắc.
Đã nhiều năm đứng trên bục giảng, với bao trăn trở của giáo viên dạy
văn, đã bao lần tơi tự hỏi “ Liệu học trị có nhớ đến những giá trị đạo đức về tình
cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước qua bài giảng của mình khơng?”.
Làm thế nào để các em giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

skkn



2
Đó cũng là những trăn trở mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã gửi vào thi phẩm “ Tiếng
gà trưa” (SGK Ngữ văn 7 – Tập 1).
Những vần thơ của Xuân Quỳnh cùng với trăn trở của bản thân đã thôi
thúc tơi chọn đề tài “Một số giải pháp tích hợp giáo dục đạo đức nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh cho
học sinh lớp 7 – Trường THCS thị trấn – Thường Xn, Thanh Hóa"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần giáo dục học sinh
hiểu về một nhà thơ có hồn cảnh đặc biệt: Mồ côi mẹ, bố thường xuyên đi công
tác xa gia đình, sống với bà suốt những năm thơ ấu, chính từ hồn cảnh riêng tư
ấy mà tình bà cháu ở đây chân thực, cảm động. Từ đó giúp các em có lí tưởng
sống cao đẹp, biết nâng niu trân trọng tình cảm gia đình, biết ơn cha mẹ, thầy
cơ… biết sống, chiến đấu vì lịng u Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi,
cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Việc nghiên cứu đề tài cịn giúp cho người giáo viên thấy được tính cấp
thiết trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn.
Từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy, đáp ứng tốt nhất mục tiêu, yêu cầu của
chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là tăng
cường giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn
hiện nay.
- Xác định vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trong dạy học Ngữ
văn.
- Đề xuất một số giải pháp, biện pháp tích hợp giáo dục đạo đức cho sinh
thông qua dạy học bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 7 Trường THCS thị trấn, Thường
Xuân qua giảng dạy bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn “, “lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và
phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy
chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức,
như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là
đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ
khơng phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc
sống xã hội bình thường, ổn định...”. 
2.1.2. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thơng
là giúp cho học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

skkn


3
và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội
Chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” ( Điều 23 - Luật Giáo dục).
2.1.3. Văn học từ xưa đã là một thứ vũ khí kì diệu, giúp người ta khám
phá thế giới, thế giới tâm hồn, giúp thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. Ngữ văn là
mơn học đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành phát triển nhân cách
con người. Mác –xim Go –rơ – ki từng nói: “ Văn học là nhân học”. Học văn là
học về con người, học cách làm người. Cịn Nguyễn Đình Thi trong bài “ Tiếng
nói của văn nghệ” đã khẳng định: “ Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta

đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự
bước lên đường ấy.” Nghệ thuật góp phần giúp chúng ta nhận thức về một vấn
đề nào đó của đời sống tự nhiên xã hội hay con người, xây dựng nhân cách cho
ta một cách tự giác, bền vững và sâu sắc. Ta có cái nhìn rộng hơn, ta biết xúc
động cảm thương trước nỗi đau của con người, ta biết căm ghét sự độc ác, xấu
xa và tránh xa nó. Ta biết buồn, vui, cay, đắng và giữ gìn lịng tự trọng ... biết
hướng đến cái thiện để sống tốt hơn.
2.1.4. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh được đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn lớp 7 là một minh chứng tiêu biểu cho bài học đạo
đức về tình bà cháu gần gũi, yêu thương, ấm áp, đồng thời cũng thể hiện tình
cảm yêu nước cao quý.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Nhiều giáo viên với tâm huyết và lịng nhiệt tình đã có những cố
gắng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, là tấm gương sáng cho học sinh về
đạo đức. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít giáo viên chưa quan tâm đầy đủ đến công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chưa có giải pháp thích hợp trong giáo dục
đạo đức và chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2.2.2. Môn Ngữ văn trong nhà trường có rất nhiều lợi thế để giáo dục đạo
đức học sinh. Phần Văn học đưa học sinh đến với các giá trị đạo đức tiềm ẩn
trong các tác phẩm. Chỉ tính riêng phần Văn học thuộc mơn Ngữ văn lớp 7 học
kì I thì nội dung giáo dục đạo đức cũng rất đa dạng: Giáo dục tình yêu gia đình,
yêu quê hương đất nước, con người: Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi), Cuộc chia
tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Những câu hát về tình cảm gia đình,
tình yêu quê hương đất nước, con người ( ca dao), Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi đọc
thêm ), Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông – đọc
thêm ), Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Xa ngắm thác Núi Lư (Lí Bạch
- đọc thêm ), Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Lí Bạch ), Ngẫu nhiên viết nhân
buổi mới về quê (Hạ Tri Chương), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ),
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ( Hồ Chí Minh), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh),
Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam), Mùa xuân của tơi (Vũ Bằng) Sài

gịn tơi u (Minh Hương - đọc thêm ); Thân phận con người trong xã hội cũ:
Những câu hát than thân (ca dao), Bánh trôi nước( Hồ Xuân Hương); Phê phán
những thói hư tật xấu của con người: Những câu hát châm biếm (ca dao); Ca
ngợi tình bạn thủy chung, gắn bó: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến; giáo dục
tình u nước, lịng tự hào biết ơn thế hệ cha ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ

skkn


4
đất nước độc lập, thống nhất: Sông núi nước Nam ( Lí Thường Kiệt), Phị giá về
kinh (Trần Quang Khải), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)...
Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức học sinh trong giờ Ngữ văn không phải bao
giờ cũng gặt hái được thành cơng. Chúng ta vẫn cịn gặp đâu đó một bộ phận
học sinh có hành vi, tư tưởng lệch chuẩn về đạo đức như: thiếu tôn sư trọng đạo,
thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, ln địi hỏi cha mẹ phải đáp ứng
những u cầu của mình, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động và học tập,
thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai… Và đặc biệt khi bản
thân mắc lỗi thì khơng dám nhận lỗi để tự vươn lên hồn thiện mình.
2.2.3. Năm học 2018 – 2019, khi dự giờ đồng nghiệp dạy bài “ Tiếng gà
trưa” của Xuân Quỳnh, tôi nhận thấy:
Một là: Giáo viên chưa chú ý tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh mà
chủ yếu là phân tích dàn trải và rút ra bài học trong ghi nhớ - Sách giáo khoa.
Hai là: Học sinh chưa chăm chú học tập, chưa phát huy khả năng cảm thụ
văn học của mình. Các em xem bài thơ chỉ là mạch cảm xúc hoài niệm về quá
khứ về bà chứ không thấy được ý nghĩa giáo dục lớn lao về tình cảm gia đình,
lịng u nước đối với mọi người trong cuộc sống hôm nay.
Vậy nên, khi làm bài khảo sát, chất lượng chưa cao. Giá trị đạo đức trong
bài thơ chưa được học sinh hiểu đầy đủ, sâu sắc để làm bài học cho bản thân.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi dạy học văn bản“ Tiếng gà trưa”

theo hướng tích hợp giáo dục đạo đức :( Năm học 2019 - 2020)
Điểm
Lớp
Số
8  10
6,5  7,5
5  6,0
0  4,5
HS
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL TL%
7A
26
2
7,7
5
19,2
16
61,5
3
11,5
7B
25
1
4

2
8
17
68
5
20
Tổng
51
3
5,9
7
13,7
33
64,7
8
15,7
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và
áp dụng thực hiện với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
học sinh qua bài giảng “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định nội dung tích hợp giáo dục đạo đức trong bài thơ
"Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh
Mục tiêu giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tình u đất
nước được tơi thực hiện khi hướng dẫn học sinh phân tích mạch cảm xúc của
tồn bài thơ. Để thực hiện được nhiệm vụ này, người giáo viên cần có cái nhìn
sâu sắc về các nội dung sau:
2.3.2. Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nhà thơ Xuân Quỳnh viết trong thời kì đầu
của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến
hào” năm 1968, khi lớp lớp thanh niên Việt Nam phải từ biệt gia đình, q

hương và gác lại những kí ức tuổi thơ thân thuộc để lên đường ra trận. Những
năm tháng ấy có ý nghĩa vơ cùng lớn lao, tác động trực tiếp đến sự ra đời cũng
như mạch nguồn xúc cảm của bài thơ. Qua những câu thơ sáng trong, đằm thắm

skkn


5
lắng đọng, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã mang cả kỉ niệm tuổi thơ mộc mạc, tình
cảm bà cháu hịa vào cuộc chiến tranh, vào cảm hứng chung cho cả một thời đại.
Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của
Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở để lên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là
nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ,
tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương,
non sông đất nước.
Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục...cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà
là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm
thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa
trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho người chiến sĩ như đang sống lại
thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đơi chân bớt mỏi,
cho lịng xúc động dạt dào:
Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tuổi thơ của người lính xa nhà cũng xao động những tiếng gà đáng yêu,
đáng mến.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lơng óng như màu nắng
Làm sao có thể qn được hình ảnh quen thuộc của “Ổ rơm hồng những
trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khốc trên mình chiếc áo xinh xắn, rực
rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính u đã một đời
tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mấy, hồn nhiên biết mấy cái cảnh
đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang
mặt”. Bị bà mắng, cháu khơng khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu:
“Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở
về thời thơ ấu để lại được nghe tiếng mắng u của bà, được thấy hình bóng bà
khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng
nhỏ để sẽ có được một đàn gà con đơng đúc:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng
bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà,
mong nó khơng bị dịch bệnh để mỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới.

skkn


6
Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go,cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ
sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương
cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng

tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Như vậy sau khi học xong bài thơ "Tiếng gà trưa" học sinh cảm nhận
được tình cảm gia đình sâu sắc, tình nghĩa. Đặc biệt qua hình ảnh người bà trong
bài thơ giúp HS nhận ra được tình cảm bà cháu ấm áp, yêu thương. Từ đó các
em sẽ biết yêu thương trân trọng quý mến gia đình của mình và biết trân trọng
quý mến, người bà của mình. Hơn nữa chúng ta cịn giúp HS có được tình u,
sự gắn bó, trách nhiệm của bản thân với quê hương của mình. Các em biết trân
trọng, nhận ra và lưu giữ những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mình khi được ở bên
gia đình và quê hương, làng xóm nơi mình sinh ra và lớn lên. Khơng chỉ có vậy
các em cịn biết tự hào về gia đình và quê hương của mình. Giáo dục cho các em
ý thức quý trọng, giữ gìn, tự hào về gia đình và q hương, xây dựng q hương,
xóm làng ngày một giàu đẹp.
2.3.3. Giáo dục lòng yêu nước
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế,
hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức
và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động
lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối,
mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu
sắc ấy:
Cháu chiến đấu hơm nay
Vì lịng u Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.


skkn


7
Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn
tượng ấy vẫn ln ln trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hồi
bão. Đối với người chiến sĩ, đó là q hương, “Tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh
phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội
Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà
kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây người cháu
mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim người
chiến sĩ luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị
lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà u dấu, vì xóm giềng, hơn cả là
vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục
đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng lạ thường.
Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người
cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng
- người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vơ cùng giản dị:
tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống
nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi
người lính. Lịng u nước cũng khơng phải là cái gì xa xơi, lớn lao hay trừu
tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà
cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước
nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một
góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lịng
u nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lịng u nhà, u làng xóm, u miền
quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết
thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó khơng đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi
thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lịng u

nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu
tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bài thơ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng
là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như
là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.
Được dạy, được học bài thơ “Tiếng gà trưa” là một may mắn. Nói về một bài
thơ hay, cả người nói và người nghe đều như được giàu có thêm lên.
Từ việc khai thác bài thơ, tôi định hướng cho học sinh trả lời câu hỏi: Suy
nghĩ của em về tình cảm bà cháu và tình yêu nước qua bài thơ ?
(Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của q hương, gia đình,
xóm làng cịn in đậm trong lịng người lính ra trận, trở thành hành trang của
người chiến sĩ.
Tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng, kì diệu. Đó là động lực giúp đứa
cháu của bà quên đi sự nhọc nhằn gian khổ trong cuộc kháng chiến trường kì.
Tình bà cháu thắm đượm đã giúp người chiến sĩ có tinh thần bất diệt, quyết tâm
chiến đấu để bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương yêu dấu của mình, nơi ấy có
người bà ngày đêm mong đợi cháu về, mong đợi cháu cùng đồng đội chiến

skkn


8
thắng kẻ thù. Để đáp lại tình yêu của bà, người chiến sỹ đã quyết tâm hồn
thành sứ mệnh. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vơ cùng
sâu nặng. Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lịng người
chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ
mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho
anh trong cuộc chiến đấu hôm nay...) 
Từ việc xác định các nội dung giáo dục đạo đức trong bài thơ “Tiếng gà

trưa” của Xuân Quỳnh, tôi gợi dẫn các em học sinh đến với những giá trị đạo
đức trong đời sống hàng ngày: các em hãy biết ơn, yêu quý ông bà, cha mẹ, thầy
cô và những người đã cho các em cả cuộc đời hôm nay. Chiến tranh đã qua đi
hơn 40 năm, nhưng để có được một đất nước độc lập, thống nhất với những mái
trường tươi đẹp, đã có biết bao những thế hệ cha ông đã đổ máu, hi sinh tất cả
cũng vì bảo vệ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, vì những người thân yêu của
mình, vì q hương đất nước, vì xóm làng thân thuộc. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy
sống cho xứng đáng với ông cha, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân
tộc, yêu nước, yêu quê hương, yêu xóm làng và u gia đình. Hãy hành động
đúng để đừng bao giờ phải nuối tiếc các em nhé!
2.3.4. Tiến hành thực nghiệm thông qua việc tổ chức dạy học bài thơ "
Tiếng gà trưa" – Xuân Quỳnh
Tiết 51 - 52:
TIẾNG GÀ TRƯA
Xuân Quỳnh
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có dử dụng các yếu tố tự sự..
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
* Kĩ năng sống: Ra quyết định, giao tiếp, trình bày suy nghĩ, thảo luận.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục HS biết kính yêu và quý
trọng bà.
4. Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực chuyên biệt:

skkn


9
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẫm mĩ: Cảm nhận được vẻ đẹp
trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.Thấy được
nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Soạn bài có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin.
- Tranh ảnh về có liên quan đến nội dung bài giảng.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu về nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu các vấn đề khác có liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ” Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” của Hồ
Chí Minh. Cho biết nội dung của bài thơ?
2. Bài mới:
* Vào bài: Khoảng nửa cuối năm 60 của thế kỉ XX. Nhà thơ Trần Đăng
Khoa đã xúc động vì nghe tiếng gà bốn bề bát ngát:
Tiếng gà

Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe.
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt.
Thì cũng trong khoảng thời gian ấy, nhà thơ trẻ Xuân Quỳnh đã mượn lời
của người chiến sĩ trẻ, trên đường hành quân vào buổi trưa hè, bỗng thấy nơn
nao vì nghe tiếng gà giữa trưa. Tiếng gà ấy đã gợi lại trong lịng người chiến sĩ
những tình cảm và suy nghĩ gì. Hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1 : Đọc tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích *SGK và những hiểu
biết của mình, em hãy giới thiệu về tác giả
Xuân Quỳnh?

skkn

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn
bản
1. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988).
Quê: Làng La Khê, ven thị xã Hà
Đông, tỉnh Hà Tây.
- Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền
thơ hiện đại Việt Nam.
- Thơ Xuân Quỳnh thường viết về
tình cảm gần gũi, bình dị. Biểu lộ
những tình cảm, khát vọng của

một trái tim phụ nữ chân thành,
tha thiết, đằm thắm.
2. Tác phẩm.


10
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
(GV bật máy chiếu toàn bài thơ)

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời
kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống Mỹ. In lần đầu trong tập
Hoa dọc chiến hào (1968)
? GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, gọi một 3. Đọc- tìm hiểu từ khó.
HS đọc bài, HS giải nghĩa từ khó SGK?
(GV bật máy chiếu tồn bài thơ)
? HS giải nghĩa từ khó SGK?
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
4. Thể thơ: Thơ tự do.
? Xác định phương thức biểu đạt của bài 5. Phương thức biểu đạt
thơ?
- Biểu cảm + tự sự + miêu tả.
? Em hãy nêu bố cục của bài thơ? Nội 6. Bố cục: 3 phần.
dung của từng phần?
Phần 1: Khổ thơ đầu: Tiếng gà
trưa trên đường hành quân của
người chiến sĩ.
Phần 2: 5 khổ thơ tiếp: Tiếng gà
trưa với những kỉ niệm thời ấu
thơ và tình cảm bà cháu của n/v

trữ tình.
Phần 3: 2 khổ cuối: Tiếng gà
trưa, niềm hạnh phúc và sức
mạnh chiến đấu.
? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ diễn 7. Cảm hứng và mạch cảm xúc
biến như thế nào?
của bài thơ
- Cảm hứng được khơi gợi từ âm
thanh của tiếng gà trưa.
- Mạch cảm xúc và bố cục tự
nhiên hợp lí: tiếng gà gợi những
kỉ niệm của tuổi thơ với hình ảnh
GV: Mạch cảm xúc của bài thơ hiện tại - người bà cùng nhưng ứơc mơ nhỏ
quá khứ - hiện tại - Xuân Quỳnh thường bé.
viết về những gì binh dị gần gũi thân - Tình cảm với quê hương đất
thương nhưng rất sâu sắc ta hãy chuyển nước.
qua phần 2 phân tích bài thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn II. Tìm hiểu chi tiết
bản
1. Tiếng gà trưa thức dậy tình
- Gv cho Hs đọc khổ thơ đầu.
cảm làng quê.
? Tiếng gà vọng vào tâm trí tác giả trong - Thời gian: buổi trưa nắng.
thời điểm cụ thể nào? Ở đâu? Với đối tượng - Không gian: trong xóm nhỏ.
nào?
- Đối tượng: với người lính trên
? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, đường hành quân.
tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà
trưa?
- Tiếng gà là âm thanh tiêu biểu của chốn


skkn


11
làng quê.
- Tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng
hồng tạo niềm vui cho người nơng dân.
-> Do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm
khó quên của con người.
* GV : Bức tranh làng quê với tiếng gà trưa
vang vọng trong không gian tạo sự lắng
đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi...
? Với người lính ra trận, tiếng gà trưa gợi
những cảm giác mới lạ nào? Tại sao? Nghệ
thuật?
- Cảm thấy nắng trưa xao xuyến( vì nắng
của làng quê).
- Cảm thấy đôi chân đỡ mỏi (thoải mái về
tinh thần)
- Cảm thấy tuổi thơ hiện về.
- Buổi trưa yên tĩnh, tiếng gà khua động
không gian.
- Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người.
- Gợi những kỉ niệm tuổi thơ: những kỉ
niệm,tình bà cháu thân thương.
- Nghệ thuật: + Điệp từ “nghe” -> Tiếng gà
như ngưng lại làm xao động khơng gian và
lịng người...
* Bởi buổi trưa yên tĩnh, tiếng gà khua

động không gian, tiếng gà đem lại niềm vui,
tiếng gà gợi kỉ niệm.
* Tích hợp GD đạo đức: (1’)
? Qua đoạn thơ trên em cảm nhận được
tình cảm của người cháu với lịng u q
hương như thế nào?
? Vậy em thấy tiếng gà trưa mang biểu
tượng gì?
GV: Đoạn thơ kể về một chuyện đời thường
nhưng thơ mộng làm dịu bớt nắng hè gay
gắt và khơng khí nóng bức của chúng ta,
mở ra một khoảng khơng gian thanh bình
tiếp thêm sức mạnh cho người ra trận.
GV: Nghe tiếng gà trưa kỷ niệm tuổi thơ
hiện về trong ký ức người chiến sĩ. Đó là
những kỷ niệm như thế nào ta chuyển sang
phần 2
* Gọi HS đọc từ “Tiếng gà trưa”®“ Nghe
sột soạt ”(HS đọc Khổ 2 đến 6)

skkn

- Trên đường hành quân, người
lính nghe: xao động nắng trưa;
bàn chân đỡ mỏi; gọi về tuổi thơ.

- Điệp từ, chuyển đổi cảm giác
điệp từ “nghe” -> tiếng gà thức
dậy tình cảm làng quê, xua tan
vất vả trên đường hành quân.


- Yêu quê hương là yêu những gì
gần gũi, thân thuộc nhất như:
tiếng gà trưa.
- Tiếng gà trưa biểu tượng của
làng quê với người bà thân thiết,
khơi gợi biết bao cảm xúc chân
thành, tươi vui trong tâm trí nhà
thơ. Người lính nghe tiếng gà
trưa bằng cảm xúc tâm hồn. Thể
hiện tình quê thắm thiết sâu nặng.

2. Tiếng gà gợi những kỷ niệm
của tuổi thơ


12
? Tiếng gà trưa gợi lên kỷ niệm gì trong a. Kỷ niệm tuổi thơ
tuổi thơ của người chiến sĩ ?
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái
vàng và ổ trứng hồng đẹp như
tranh.
- Kỷ niệm: Tò mò xem gà đẻ bị
bà mắng.
- Hình ảnh bà đầy yêu thương
chắt chiu dành dụm cho cháu.
? Màu sắc của gà và trứng đã gợi tả những - Niềm vui và mong ước nhỏ bé
vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê? của tuổi thơ: được quần áo mới.
- Ổ rơm hồng những trứng.
- Khắp mình hoa đốm trắng.

-> Đảo ngữ: khắp mình->hoa
- So sánh: lơng óng...
- Lơng óng như màu nắng.
=> bức tranh gà mái đẹp rực rỡ, lộng lẫy.
- HS vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, bình dị
hiền hồ..
? Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật ở
khổ thơ này?
- Câu thơ sóng đơi từng cặp, điệp từ “này”,
liệt kê, so sánh.
-> Sự phối sắc tài tình đã tạo nên một bức
tranh kí ức có một vẻ đẹp lộng lẫy.
* GV bình: Với việc sử dụng nghệ thuật tài
tình Xn Quỳnh đưa người đọc đến với
bức tranh kí ức tràn ngập đầy màu sắc:
Màu vàng của rơm, màu hồng của trứng,
màu trắng đốm hoa của gà mơ, màu vàng
óng của gà mái. Tất cả như giao thoa hồ
quện vào nhau thật rực rỡ lung linh sắc
màu tươi sáng trong veo sống động …
? Những sắc màu trên gợi tả vẻ đẹp riêng
nào trong cuộc sống làng quê?
- Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hồ, bình
dị.
? Điệp từ “này” biểu hiện như thế nào tình
cảm con người với làng q?
- Tình cảm nồng hậu, gắn bó con người, gia
đình, làng q.
? Em có nhận xét gì về những kỷ niệm tuổi  Những kỷ niệm tuổi thơ bình
thơ của người chiến sĩ?

dị, hồn nhiên, gần gũi, gắn bó
GV: Tiếng gà không chỉ gợi lại kỷ niệm tuổi không thể nào quên của gia
thơ hồn nhiên bình dị mà cịn gợi lên hình đình, làng q.

skkn


13
ảnh người bà như thế nào ta sang phần (b)
GV cho HS quan sát tranh.
b. Hình ảnh người bà và tình bà
? Hình ảnh trong tranh mơ tả hình ảnh thơ cháu
nào?
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

? Trong hồi ức của cháu, người bà hiện lên
qua những kỷ niệm gần gũi yêu thương
nào?

? Em thấy người bà hiện lên với những đức
tính cao quý nào?
? Từ những hồi ức của đứa cháu về bà, em
cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu?
* Tích hợp GD đạo đức: (2’)
* GV: Qua 5 khổ thơ trên giúp ta cảm nhận
được tình yêu thương sâu sắc, vô bờ của bà.
? Tại sao những kỉ niệm về người bà lại

không phai mờ trong tâm hồn của người
cháu?
- Vì đó là tình cảm chân thật, ấm áp của
tình ruột thịt.
- Vì đó là tình cảm gia đình, q hương, cội
nguồn khơng thể thiếu trong mỗi con
người.
* GV: Tình thương cháu của bà đã tạo nên
hạnh phúc tuổi thơ. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã
đi vào mạch sống đời thường một cách
dung dị, hồn nhiên. Thơ với đời, hiện tại và
quá khứ cứ đan xen, tự nhiên trong veo như
nắng trưa và gió hè mát rượi...
* GV Tích hợp với bài thơ “Bếp lửa” của
Bằng Việt.
* GV liên hệ thực tế
Trong cuộc sống hiện đại bây giờ có nhiều

skkn

- H/ả người bà tần tảo chắt chiu
trong cảnh nghèo khó, tay khum
khum, soi từng quả trứng, lo gà
toi, mong đừng sương muối - Bà
mắng “Gà đẻ… mặt” -> lời nhắc
nhở xuất phát từ tình yêu thương,
lo cho cháu.
 Bà chắt chiu trong cảnh nghèo,
dành trọn vẹn tình yêu thương
chăm lo cho các cháu.

- Tình cảm bà cháu thật sâu nặng,
thắm thiết (bà chắt chiu chăm lo
cho cháu, cháu yêu thương, kính
trọng, biết ơn bà)


14
gia đình bố mẹ đi làm ăn xa tuổi thơ của
các em cũng phải sống với bà, được bà
chăm sóc nuôi dạy, các em cũng ảnh hưởng
rất nhiều từ bà và có rất nhiều tình cảm
gắn bó bà cháu. Những kỷ niệm đó mai nay
lớn lên đi xa các em sẽ nhớ mãi. Lên lớp 9
các em sẽ được học bài “Bếp lửa” của
Bằng Việt để thấy được tình cảm bà cháu
sâu nặng như thế nào?
GV: Kỷ niệm tuổi thơ là kỷ niệm rất giản dị
nhưng chứa chan hạnh phúc điều đó đã
thơi thúc mục đích chiến đấu của người
chiến sĩ. Tạm xa quá khứ với bao kỉ niệm
êm đẹp tác giả trở lại với cuộc sống và
cương vị của con người hiện tại. Từ liên
tưởng nữ sĩ chuyển sang suy tưởng như thế
nào ta sang phần 3
* HS đọc khổ thơ 7 và 8
? Tại sao tiếng gà làm cho người chiến sĩ
thấy hạnh phúc ?
* GV: Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng
liêng, nó nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm
đẹp dâng lên trong lịng người lính ra

trận...Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm
tình bà cháu cảm hứng thơ mở rộng tới tình
yêu đất nước
? Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp
nghệ thuật đó?

3. Tiếng gà gợi những suy nghĩ
của người chiến sĩ trên đường
ra trận.
- Tiếng gà mang đến hạnh phúc
vì nó thức dậy bao tình cảm bà
cháu, gia đình, quê hương…
Niềm hạnh phúc ấy đem vào
trong giấc ngủ hồng sắc trứng.

 Điệp từ: Vì  Mục đích

chiến đấu hết sức cao cả thiêng
liêng (vì Tổ quốc, quê hương)
nhưng cũng hết sức cụ thể bình dị
(vì bà, tiếng gà, ổ trứng hồng…)
- Tình cảm gia đình làm sâu sắc
thêm tình yêu quê hương, đất
nước và sự thống nhất giữa hai
tình cảm cao đẹp này là cội
nguồn sức mạnh tinh thần của
mỗi người lính.

* Tích hợp GD đạo đức: (1’)

? Từ khổ thơ cuối bài thơ, em rút ra được
điều gì về tình cảm gia đình, quê hương và
tình u Tổ quốc?
* Liên hệ bài Lịng u nước của E-renbua trong chương trình Ngữ văn lớp 6
- Học sinh liên hệ thực tế với thực tế hiện
nay những biểu hiện lịng u nước.
GV trình chiếu lại tồn bộ bài thơ
? Em nhận thấy nghệ thuật mà tác giả sử *Nghệ thuật: điệp ngữ Tiếng gà
dụng xuyên suốt bài thơ là gì ? Tác dụng trưa
của nó?
- Nối mạch cảm xúc.
- Gợi nhắc kỷ niệm hiện về.
? Nêu ý nghĩa văn bản?
4. Ý nghĩa văn bản

skkn


15

Hoạt động 3: Tổng kết
? Trình bày những nét chính nghệ thuật và
nội dung của bài thơ?

- Những kỷ niệm về bà tràn ngập
yêu thương làm cho người chiến
sĩ vững bước trên đường ra trận.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Sử dụng điệp từ,
điệp ngữ; có tác dụng nối mạch

cảm xúc, gợi nhắc kỷ niệm hiện
về.
- Thể thơ 5 tiếng phù hợp lối kể
chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
2. Nội dung: Kỷ niệm tuổi thơ,
tình bà cháu, tình cảm gia đình
làm sâu sắc tình cảm yêu tổ quốc.
*Ghi nhớ (SGK trang 151)
IV. Luyện tập
- Tình bà cháu là tình cảm thiêng
liêng gắn bó. Tình u gia đình
hịa quện vào tình u đất nước.
Làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước.

Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
? Đọc bài thơ em cảm nhận được những
điều sâu sắc nào về tình bà cháu và tình u
q hương đất nước?
* Tích hợp GD đạo đức: (1’)
? Học xong bài thơ“ Tiếng gà trưa” của
Xn Quỳnh, em thấy mình cần có những
việc làm cụ thể nào để giữ gìn, phát huy
truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc?
(Trân trọng kỉ niệm tuổi thơ, u gia
đình, q hương đất nước. Đặc biệt là kính
trọng ơng,bà, cha, mẹ...)
GV: Lịng u nhà, u làng xóm, u miền
quê trở nên lòng yêu Tổ quốc mà Xuân
Quỳnh gửi gắm vào bài thơ không chỉ dành

cho những ai đã từng là người lính, từng
vật lộn với gian nan, mà là dành cho tất cả
chúng ta. Tự mỗi người trong chúng ta sẽ
tự phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
IV. DẶN DỊ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc lịng bài thơ? Phân tích tình cảm bà cháu trong bài thơ?
- Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài đã được bản thân tôi nghiên cứu và kiểm nghiệm tại lớp 7 trong sự
đối chứng với bài khảo sát chất lượng học sinh của năm học trước. Tôi đã sử
dụng một đề kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

skkn


16
Câu hỏi: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của
Xuân Quỳnh?
Tuy chỉ trong thời gian 15 phút nhưng các em học sinh đã thể hiện tương
đối phong phú những suy nghĩ của bản thân về bài thơ. Đây là một đoạn trong
bài làm của em Lê Thiên Lam.
Đó là tình cảm dấy lên từ lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng những kỉ
niệm ở quê hương từ tâm hồn người lính. Càng yêu bà, người cháu lại nêu cao
tinh thần chiến đấu. Càng nhớ bà, người chiến sỹ càng hăng hái tiến lên phía
trước để sớm hồn thành nhiệm vụ.
Tình bà cháu trong bài thơ rất cao đẹp. Tấm lòng nhân hậu của bà đối với
cháu thật bao la, sâu thẳm và khơng bao giờ vơi cạn. Lịng biết ơn sâu sắc, sự

thầm lặng nhớ nhung của cháu đối với người bà yêu dấu cũng thật lớn. Tình
cảm ấy đã làm bùng cháy trong em một tình yêu gia đình, yêu quê hương đất
nước sâu nặng.
* Kết quả khảo sát học sinh sau khi dạy học văn bản“ Tiếng gà trưa” theo
hướng tích hợp giáo dục đạo đức ( Năm học 2020 - 2021).
Điểm


Lớp
Số
8
10
6,5
7,5
5  6,0
0  4,5
HS
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
7A
26
8
30,7
10

38,6
8
30,7
0
0
7B
25
3
12
12
48
10
40
0
0
Tổng
51
11
21,5
22
43,3
18
35,2
0
0
Qua bài thơ các em học sinh không chỉ cảm nhận được giá trị đạo đức
trong tác phẩm mà còn thể hiện bằng những hành động cụ thể: Đó là biết u
thương, kính trọng, biết ơn những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà,
cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy
bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, khơng

nên chỉ địi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một
cách vị kỉ. Ngồi ra, chúng ta cịn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật
dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia
đình, tài sản cơng cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.
     Khi cịn là học sinh, tình u q hương đất nước phải biểu hiện cụ thể
bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện
mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết u q gìn giữ của
cơng, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội cơng ích do nhà trường và địa
phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta
sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng
yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã
hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

skkn


17

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy - học bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh tôi càng hiểu những
tình cảm, khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm.
Cảm ơn nhà thơ, bằng văn học nghệ thuật đã cho ta bài học đạo đức q giá
lịng kính u bà, u gia đình. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu
quê hương đất nước. Đó là hành trang sống của mỗi chúng ta để ta vững bước
trên đường đời. Đúng là: “Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi
mà nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên con đường
ấy”.
Điều quan trọng là mỗi người thầy khi tiếp cận tác phẩm văn học phải
hiểu đúng, hiểu sâu điều mà người nghệ sĩ gửi gắm, nhắn nhủ. Và để truyền tải

những giá trị sống trong tác phẩm đến các em học sinh thì người giáo viên dạy
văn phải dạy bằng cả cái tâm trong sáng, nhiệt huyết của mình. Bên cạnh đó, để
giờ dạy mang lại hiệu quả cao, người thầy còn phải tăng cường đổi mới phương
pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và biết tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
- Đối với phòng giáo dục: đề nghị tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề,
hội thảo cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
thông qua các bài học, môn học trong nhà trường.
- Đối với nhà trường: cần lồng ghép tuyên truyền giáo dục đạo đức trong
các hoạt động ngoại khóa.
+ Bổ sung thêm nguồn tài liệu, sách báo, vi deo ... liên quan đến giáo dục
đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân về “ Một số giải pháp tích hợp
giáo dục đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài thơ “Tiếng gà trưa”của
Xuân Quỳnh cho học sinh lớp 7 – Trường THCS thị trấn Thường Xuân, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá”. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên
lớp bản thân tơi với mong muốn góp một phần bé nhỏ của mình vào việc nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Trong q trình
nghiên cứu và thực hiện, đề tài khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

skkn


18
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thị trấn, ngày 15 tháng 03 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Lê Thị Hảo

skkn



×