Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm zoom trong dạy học online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1. Thế nào là dạy học trực tuyến?
2.1.2. Ưu nhược điểm của dạy học trực tuyến
2.1.3. Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên
lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2.3. Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Hướng dẫn sử dụng
phần mềm.
2.3.1. Giới thiệu về phần mềm Zoom.
2.3.2. Tại sao giáo viên lại chọn phần mềm Zoom ?
2.3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom
2.3.3.1: Tải và cài đặt phần mềm
2.3.3.2: Đăng kí và tạo tài khoản cá nhân
2.3.3.3. Tạo Phịng học Zoom
2.3.3.4. Hướng dẫn dùng các tính năng chính trong Zoom

2.3.3.5. Một số lưu ý khi sử dụng zoom dạy học online
2.3.3.6. Giao bài tập, giao bài kiểm tra.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3. Kết luận, kiến nghị


3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
8
12
18
18
19
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.

skkn

1


Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học
đường, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng CNTT đối với việc
thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm gần đây
Ngành Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển và
đổi mới tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp cơng lao to lớn
trong việc đưa Giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng
phát triển trên Thế giới. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng
như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập,
hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cụm từ
“Cách mạng khoa học công nghệ 4.0” xuất hiện rất nhiều trên báo chí và truyền
hình với những thành tựu đột phá về trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng rất nhiều
vào trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Và tất nhiên giáo dục với vai trò
dẫn dắt xã hội khơng thể nào nằm ngồi con sóng thời đại đó.
Đại dịch covid-19 đã ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống,
trong đó một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là giáo dục. Để
đảm bảo an toàn cho sức khỏe của học sinh, hầu hết các trường học phải cho học
sinh nghỉ học ở nhà và học trực tuyến thông qua các phần mềm dạy học trực
tuyến. Trong các phần mềm dạy học trực tuyến thì Zoom Meeting có thể xem là

phần mềm được yêu thích lựa chọn nhất bởi các giáo viên. Chính vì thế, cả giáo
viên và học sinh đều phải thích ứng với việc sử dụng Zoom Meeting để có thể
để học tập và giảng dạy tốt nhất. Nhất là khi phải dạy cho những trẻ nhỏ trong
môi trường trực tuyến thật sự là thách thức cho cả học sinh và giáo viên. Là giáo
viên giảng dạy cấp trung học cơ sở, bản thân tôi cũng nhận thức được trách
nhiệm của mình trong việc giúp các em học sinh ở nhà nhưng vẫn tiếp thu kiến
thức, hoàn thành chương trình năm học. Với mục tiêu trên tơi mạnh dạn lựa
chọn đề tài “một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Zoom trong dạy học
online”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn cách đăng kí và tạo tài khoản cá nhân trên phần mềm dạy học
trực tuyến Zoom, sau đó cài đặt các chức năng trên phần mềm để tạo một phòng
học online nhằm tương tác giảng dạy cũng như trao đổi với HS một cách thuận
tiện nhất. Từ đó chia sẻ một số kinh nghiệm ôn tập, cũng cố kiến thức cho HS
trên phần mềm khi dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Cách đăng kí, tạo tài khoản cá nhân
và cài đặt các chức năng trên phần mềm.
Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm zoom khi dạy học trực tuyến để
đạt hiệu quả cao.

skkn

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng Internet.
- Xây dựng cơ sở lí thuyết và sưu tầm các tài liệu phục vụ cho việc soạn
thảo.

- Thực nghiệm trong giảng dạy.
- Thống kê và xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Hướng dẫn chi tiết lần lượt các bước, từ tải phần mềm đến cách đăng kí,
tạo tài khoản cá nhân, cài đặt các chức năng trên phần mềm thông qua các hình
ảnh minh họa.
Cách lấy và nhập mã ID, cài mật khẩu trong phần mềm để làm tăng tính
bảo mật cho phòng học online.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy học, cách tương tác giữa HS và GV trong quá
trình giảng dạy và chữa bài tập trên phòng học online.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
2.1.1. Thế nào là dạy học trực tuyến?
Dạy học trực tuyến là phương thức học thông qua máy vi tính hay thiết bị
thơng minh được kết nối mạng internet. Trên nền tảng này, người học và người
dạy kết nối với nhau qua các phần mềm gọi thoại (voice call), hình thoại (video
call) để trao đổi trực tiếp, chia sẻ các tài liệu học tập, giải đáp các vướng mắc mà
người học đang gặp phải.
2.1.2. Ưu nhược điểm của dạy học trực tuyến
Ưu điểm:
- Không giới hạn về không gian và thời gian.
- Tăng tính độc lập trong việc dạy và học.
- Tăng khả năng đọc, phân tích và tổng hợp.
- Tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò.
Nhược điểm:
- Dễ bị xao nhãng việc học do giáo viên không trực tiếp ở bên cạnh.
- Phụ thuộc vào cơng nghệ như: tín hiệu đường truyền, cấu hình thiết bị.
- Hỗ trợ từ giáo viên có thể ít hơn.
- Học sinh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mạng.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khơng thể phủ nhận rằng việc dạy và

học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục, không chỉ ở Việt
Nam mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
GV và HS tuy ở xa nhau nhưng vẫn có thể dạy và học trên phịng học
online mà khơng cần phải trực tiếp đến trường. Hình thức dạy học trực tuyến
hiện nay ở trường THCS chỉ phù hợp cho việc ôn tập và cũng cố lại kiến thức đã
học, giúp HS không bị lãng quên kiến thức trong thời gian nghỉ học dài ở nhà.
Giáo viên nên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khi vào học chỉ khoảng

skkn

3


20 HS học online để tiện cho việc quan sát, theo dõi tình hình học tập của các
em.
2.1.3. Cơng việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp.
Để chuẩn bị tốt cho việc học trực tuyến, GV cần chuẩn bị chi tiết các hoạt
động, tài liệu hỗ trợ trước, sau bài giảng giúp người học nắm được chủ đề trước
khi tham gia buổi học và ôn tập lại kiến thức sau đó. Đồng thời kiểm tra các
thiết bị giảng dạy, tài liệu buổi học xem có tương thích với phần mềm dạy học
trực tuyến khơng. Nên giảng bài trong phịng học có khơng gian tĩnh, đầy đủ
trang thiết bị. Bố trí mic nói và máy ghi hình thích hợp để người dạy có thể thoải
mái di chuyển đến bảng viết, nhằm giải thích những vấn đề phức tạp, giúp HS
có thể cảm nhận được cử động của người dạy thay vì chỉ thấy khn mặt cận
cảnh.
Đối với HS, cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ cho việc học như điện
thoại thơng minh, máy tính (nếu có), tải phần mềm cần thiết về máy để tham gia
lớp học trực tuyến. Đặc biệt nên truy cập bằng đường truyền internet tốc độ cao
để có thể đạt hiệu quả tối đa khi học. Ngoài ra HS cần chuẩn bị tất cả các thứ
cần thiết khác như bút, tài liệu học tập để tránh di chuyển; tìm khơng gian phù

hợp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh; trang phục phù hợp, phản hồi
khi được yêu cầu trả lời, chủ động tham gia thảo luận trong phòng thoại khi
được gọi tên.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học trực tuyến (hay dạy học Online, E–Learning) là hình thức học đã
xuất hiện cách đây vài chục năm ở các nước phát triển trên thế giới. Ở nước ta
dạy học trực tuyến chỉ thường áp dụng ở các trường đại học, và đặc biệt ở các
trường có liên kết đào tạo với trường đại học ở nước ngoài. Kể từ khi bắt đầu kỉ
ngun “Cách mạng khoa học cơng nghệ 4.0” thì nghành giáo dục nước ta mới
thực sự quan tâm nhiều hơn đến hình thức dạy học này. Trước đây, việc dạy học
trực tuyến ở các trường THCS chỉ là trên lí thuyết, ít được áp dụng trong giảng
dạy so với cách dạy học truyền thống. Kể từ khi đại dịch Covid-19 hồnh hành ở
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam làm gián đoạn việc dạy học của
GV và HS thì dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom mới thực sự được các
GV chú ý, quan tâm, sử dụng để ôn tập kiến thức cho HS.
Là một trong những GV ở trường đi tiên phong trong hình thức dạy học
trực tuyến cho HS, tôi nhận thấy rằng đa số các GV trong trường khi bắt đầu sử
dụng phần mềm Zoom đã gặp khó khăn trong việc đăng kí, lập tài khoản cá
nhân và cài đặt các chức năng để tạo ra một phịng học online có đủ chức năng
cần thiết để sử dụng cho việc dạy và học. Sau đó là cách lên lớp, tương tác giữa
GV và HS để mỗi buổi dạy đạt hiệu quả cao.
Dự báo trong tương lai khơng xa ngồi phương pháp dạy học truyền thống
thì dạy học trực tuyến sẽ là một phương thức dạy học mới mà mỗi giáo viên phải
biết sử dụng trong thời đại công nghệ 4.0, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

skkn

4



2.3. Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Hướng dẫn sử dụng phần mềm.
2.3.1. Giới thiệu về phần mềm Zoom.
Zoom là một ứng dụng rất nổi tiếng trong lĩnh vực họp mặt, hội thảo, đào
tạo và dạy học trực tuyến với đầy đủ các tính năng như: chia sẻ nội dung màn
hình máy tính, trị chuyện trực tuyến, chia sẻ tài liệu, bảng trắng cho thuyết
trình, trình chiếu Powerpoint... cho phép nhiều người được kết nối với nhau
trong một khoảng cách xa. Với điều kiện người dùng cần phải trang bị ít nhất
một thiết bị di động điện tử như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thơng
minh có kết nối internet để sử dụng.
2.3.2. Tại sao giáo viên lại chọn phần mềm Zoom ?
Trước tiên là nó hồn tồn miễn phí nên rất nhiều người thích dùng,
nhưng nó vẫn có giới hạn, với phiên bản miễn phí thì GV và HS chỉ có thể dạy
học trực tuyến trong thời gian 40 phút và số người tham gia ít hơn 100 người.
Điều này hoàn toàn phù hợp với 1 lớp học truyền thống khi một lớp học không
quá 45 HS và thời gian lên lớp của GV chỉ 45 phút.
Tiếp theo là phần mềm Zoom tương thích với tất cả hệ điều hành trên điện
thoại thông minh và máy tính nên đây là ưu thế nổi trội của ứng dụng này (mặc
dù tính bảo mật của phần được đánh giá là khơng cao). Việc cài đặt, đăng kí tài
khoản cá nhân khơng khó. Khi sử dụng có tính ổn định cao, độ trễ thấp làm cho
tương tác giữa 2 chiều giữa GV và HS ít bị gián đoạn. Chừng đó thơi cũng đủ
cho thấy sự tiện ích của phần mềm mang lại.
2.3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom
2.3.3.1: Tải và cài đặt phần mềm
Download zoom tại:  />
Sau khi download xong, tiến hành cài đặt zoom và khởi động zoom
2.3.3.2: Đăng kí và tạo tài khoản cá nhân
Để đăng kí tài khoản Zoom Meeting bạn chỉ cần truy cập trực tiếp vào
link:  thực hiện trên giao diện của ZOOM theo các
bước sau


skkn

5


Bước 1: Khởi động ứng dụng và chọn Sign In.

Bước 2: Chọn Sign Up Free để đăng ký tài khoản.

Lưu ý: Bạn có thể tạo tài khoản nhanh thông qua các tài khoản SSO, Google
hoặc Facebook đã có sẵn.
Bước 3: Điền ngày tháng năm sinh của bạn rồi chọn Continue.

Bước 4: Nhập tài khoản email của bạn và nhấn Sign Up để đăng ký.

skkn

6


Bước 5: Truy cập vào tài khoản email bạn vừa nhập. Chọn Activate
Account để kích hoạt tài khoản Zoom.

Bước 6: Nhập đầy đủ các thơng tin và mật khẩu. Sau đó chọn Continue để
tiếp tục

Bước 7: Nhập email của người mà bạn muốn mời vào cuộc trò chuyện rồi nhấn
Invite. (nếu khơng mời thì bỏ qua)
Nhớ tick vào I’m not a robot (tôi không phải người máy)


skkn

7


Bước 8: Cuối cùng, hãy Start Meeting Now để bắt đầu dạy học trên Zoom.

Cài đặt zoom trên smart phone và máy tính bảng thì vào kho ứng dụng cài đặt.
2.3.3.3. Tạo Phòng học Zoom
2.3.3.3. 1. Đăng nhập tài khoản zoom
Sau khi có tài khoản, tiến hành đăng nhập vào zoom

skkn

8


Tại đây, sẽ có 4 phần chức năng chính để tạo phịng học, tham gia phịng học đó
là:
- New Meeting: Tạo phòng học mới.
- Join: Truy cập vào phòng học khác.
- Schedule: Lên lịch các lớp học.
- Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.

2.3.3.3. 2. Tạo ID cố định cho phòng học
Bước 1: Trên màn hình làm việc chính của Zoom, nhấn vào biểu tượng mũi
tên bên dưới nút New Meeting .

Bước 2: Một thực đơn tùy chọn xổ xuống, bạn đánh dấu vào dòng Use My
Personal Meeting ID ( PMI) .


skkn

9


Ngay lập tức, mã ID mà bạn đang sử dụng nằm ở mục dưới cùng của thực đơn
tùy chọn sẽ được thiết lập làm ID cố định, dành riêng cho bạn sử dụng.
(nếu khơng làm việc này thì mỗi lần tạo lớp học bạn sẽ có 1 ID mới, gây khó
khăn cho HS vào lớp)

2.3.3.3. 3. Đặt Mật Khẩu Cho Lớp Học Trong Zoom
Bước 1: Cũng trong màn hình làm việc của phần mềm Zoom, nhấn vào biểu
tượng mũi tên bên dưới nút New Meeting .
Tại đây bạn nhấn vào mã ID cá nhân của mình rồi chọn PMI Settings .

Bước 2: Đánh dấu vào dịng Require meeting password và nhập Mật
khẩu vào ô thông tin bên cạnh. Cuối cùng, bạn nhấn Save để hệ thống ghi nhớ
thiết lập.

skkn

10


2.3.3.3. 4. Gửi link phòng học cho học sinh
Cũng trong màn hình làm việc của phần mềm Zoom, nhấn vào biểu tượng mũi
tên bên dưới nút New Meeting .
Tại đây nhấn vào mã ID cá nhân của mình rồi chọn Copy Invitation , sau đó
gửi vào các nhóm zalo, facebook… HS chỉ cần click vào link là có thể vào lớp.

GV cũng có thể chọn Copy ID và cung cấp mật khẩu phòng học để HS tham gia
bằng cách thủ công.

Lưu ý: Học sinh không cần đăng kí tài khoản, chỉ cần cài đặt ứng dụng
zoom trên PC, laptop, smart phone là vào học được.
2.3.3.3.5. Tạo phòng học
Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên nhấn vào New Meeting.

skkn

11


2.3.3.4. Hướng dẫn dùng các tính năng chính trong Zoom
Sau khi tạo và vào được phòng học. Bạn sẽ thấy giao diện phịng học với các
tính năng chính ở thanh menu phía dưới như:
o Mute: Bật/Tắt mic trên Zoom. 
o Start Video: Bật/Tắt camera/webcam.
o Security: Thiết lập các tính năng bảo mật như: bật phòng chờ để duyệt
vào phòng, cho phép người tham gia có thể chia sẻ màn hình hoặc chat.
o Participants: Quản lý người tham gia phòng học. 
o Chat: Gửi tin nhắn.
o Share Screen: Chia sẻ màn hình.
o Record: Ghi lại video buổi học trên Zoom.
o Breakout rooms: chia nhóm
o Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.
o End Meeting: Kết thúc buổi học.
2.3.3.4.1. Chia sẻ màn hình
Tại giao diện chính của phòng học, giáo viên/chủ phòng nhấn vào nút Share
Screen ở thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.


Bên dưới có 3 tùy chọn gồm:
 Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát
ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến. (Áp dụng khi

skkn

12


bạn chia sẻ video hoặc âm thanh cho HS học tiếng Anh nếu khơng đánh
dấu nó thì HS sẽ khơng nghe được âm thanh)
 Optimize screen sharing for video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn
chia sẻ một video clip ở chế độ tồn màn hình.
 Share to breakout rooms: chia sẻ cho các nhóm trong lớp
Chọn nội dung chia sẻ:
 BASIC: cơ bản (hiển thị toàn bộ nội dung đang mở trên may tính)
- Screen: chia sẻ tồn bộ màn hình
- Hoặc bạn chọn 1 ứng dụng đang mở để chia sẻ.
- White boat (bảng trắng) : bạn có thể viết, vẽ tùy ý, và có thể lưu lại trong máy
tính.
Sau khi chọn nội dung chia sẻ xong bấm SHARE

 Advanced (tùy chọn chia sẻ nâng cao)
- Power point as virtual background: powpoint làm hình nền
- Portion of Screen: Chia sẻ một phần màn hình.
- Computer audio
- Video

skkn


13


 File (bạn có thể lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ
lưu trữ đám mây như: Google Drive, Microsoft One Drive, Dropbox,....
Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.)

2.3.3.4.2. Quản lý quá trình chia sẻ
Sau khi chọn xong màn hình muốn chia sẻ, bạn sẽ thấy giao diện một thanh
menu.

Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.
Remote control: Cho phép học sinh sử dụng chuột và bàn phím để điều
khiển
(áp dụng khi cho 1 HS làm bài tập để các HS khác quan sát)
More: Mở menu tùy chọn.
- Record: quay video buổi học
- Breakout rooms: chia nhóm
- Disable annotation for others: tắt tính năng vẽ trên màn hình dành cho HS
- Enable annotation for others: bật tính năng vẽ trên màn hình dành cho HS

- Hide floating meeting controls: ẩn thanh điều khiển ( để mở lại ấn phím ESC)

skkn

14


2.3.3.4.3. Quản lí học sinh trong lớp

- Chế độ xem gallary (xem tồn bộ màn hình)
- Chế độ xem Speaker (dùng để vấn đáp học sinh)

- Quản lý học sinh : click Participants sẽ xuất hiện danh sách học sinh phía bên
phải màn hình
- mute all sau đó chọn yes : để tắt tiếng của tất cả học sinh

- Bấm vào dấu 3 chấm ….. để mở rộng các tính năng:
 Ask All to Unmute:
yêu cầu tất cả HS bật tiếng
 Mute Participants upon Entry: tắt tiếng của HS khi vào lớp
 Allow Participants to Unmute Themselves : Cho phép HS tự bật tiếng
 Allow Participants to Rename Themselves : Cho phép HS tự đổi tên
 Play sound when someone joins or leaves: phát âm thanh khi có học sinh
vào lớp

skkn

15


 Enable Waiting Room: bật tính năng phịng chờ
 Lock Meeting: Khóa phịng học
2.3.3.4.4. Security: Thiết lập các tính năng bảo mật:

- Enable Waiting room:
bật phòng chờ để duyệt vào phòng,
- Allow participants to:
- Share screen: cho phép học sinh có thể chia sẻ màn hình.
- Chat:

cho học sinh nhắn tin trong lớp
2.3.3.4.5. Chỉ cho phép HS chat với GV mà không cho chat với HS khác
- Bấm vào hộp chat, sẽ có 1 bảng nội dung tin nhắn xuất hiện bên phải màn
hình. Chọn dấu 3 chấm …. để mở rộng. Đánh dấu tick vào Host and Co-host

skkn

16


2.3.3.4.6. Tính năng hoạt động nhóm trong zoom
- Bấm vào Breakout Rooms trên thanh điều khiển, sẽ xuất hiện hộp để GV chia
nhóm
o Assign Automatically:
chia tự động
o Assign manually:
chia thủ cơng
o Let participants choose room: Cho phép HS chọn nhóm

- GV có thể đứng ngồi để quan sát hoặc vào các nhóm để trợ giúp.
2.3.3.4. 7. Quản lí tính năng giơ tay tronng lớp

Để hạ tay của HS xuống, bấm vào dấu 3 chấm góc bên phải và chọn Lower all
hands

skkn

17



2.3.3.4.7. Mời học sinh ra khỏi phòng học.
Chỉ chuột vào tên học sinh, bấm vào MORE và chọn Remove . Học sinh bị đuổi
ra sẽ không trở lại được. Muốn cho HS trở lại thì giải tán lớp và vào lại. Hoặc
vào trang web cài đặt sẽ bỏ được tính năng này.

2.3.3.5. Một số lưu ý khi sử dụng zoom dạy học online
1. Ln đặt phịng chờ để duyệt học sinh vào lớp. Tránh người lạ vào.
2. Ln tắt tính năng chia sẻ dành cho học sinh. Khi nào cần cho học sinh chia
sẻ thì bật lên. Tránh trường hợp học sinh nghịch làm mất thời gian xử lí.
3. Ln tắt tính năng cho phép học sinh vẽ trong khi GV chia sẻ, để HS không
thể nghich trong khi chia sẻ.
4. Tắt tính năng cho phép học sinh tự đổi tên tránh mạo danh trong lớp.
5. Không cho học sinh chat với người khác trừ giáo viên.
6. Ln mở tính năng phát âm thanh khi có học sinh vào và ra khỏi phòng.
2.3.3.6. Giao bài tập, giao bài kiểm tra.
1. Sử dụng nhóm Zalo (cài đặt trên máy tính)
- Để thơng báo tình hình học tập của HS đến phụ huynh.
- Để giao bài tập, và HS nộp bài. (GV có thể tải lên file word, PDF, ảnh…)
2. Kiểm tra học sinh trực tuyến trên phần mềm Shub Classrooom
(miễn phí hoặc có phí)
Tuy cập />
skkn

18


- Miễn phí: có thể cho HS làm đề thi, đề kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận dạng
PDF. Có hạn chế dung lượng
- Có phí: Có thể cho HS làm bài thi, bài kiểm tra trắc nghiêm dạng tách câu đảo
đề. Dung lượng thoải mái.

Bài tự luận có thể chấm trực tiếp trên bài, và cho điểm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong 2 năm học 2020– 2021, 2021-2022 trước tình hình diễn biến phức
tạp của dịch bệnh covid-19 ngành giáo dục đa xphair cho HS nghỉ học tạm thời
để cách li xã hội nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan. Việc nghỉ học dài ngày
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Vấn đề đặt ra ở đây là
làm sao để khi quay trở lại trường học các em có thể tiếp thu luôn được kiến
thức mới, đồng nghĩa với việc làm sao có thể ơn tập lại kiến thức đã học cho các
em khi thầy trị đều khơng được đến trường.
Trong cái khó lại ló cái khơn, phong trào dạy học trực tuyến đã bùng nổ
và lan rộng khắp cả nước, Trường THCS Nguyễn Du đã tiên phong trong phong
trào dạy học online. Tôi và một số đồng nghiệp trong trường đã mày mò nghiên
cứu ứng dụng phần mềm Zoom vào dạy học trực tuyến để ôn tập, cũng cố kiến
thức cho HS. Sau đó một số GV khác cũng bắt đầu sử dụng phần mềm này để
ôn tập kiến thức cho lớp mình dạy nhưng lúc đầu họ lại gặp một số khó khăn
khi sử dụng. Họ đã nhờ tơi hướng dẫn trong việc cài đặt, đăng kí tài tài khoản
cá nhân và cài đặt các chức năng cần thiết cho phịng học online.
Trong năm học 2021-2022, tơi được phân cơng dạy các lớp 8A2, 8A3. Tơi
đã lập các nhóm Zalo để hướng dẫn HS và phụ huynh cài đặt phần mềm Zoom
phục vụ học tập online. Phụ huynh và HS rất hào hứng với cách học online
thơng qua vì thời gian các em nghỉ học khá dài ít đụng đến sách vở và cái chính
là các em được học tập trong một mơi trường hồn tồn mới trên mạng. Mọi
thơng tin hiểu biết về phần mềm Zoom, tôi đều chia sẻ cho các em.
Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài SKKN, tôi đã làm thực nghiệm sư
phạm trên 2 lớp có chất lượng tương đương dựa vào điểm kiểm tra chất lượng
đầu năm học. Kết quả cho thấy HS được học online có kết quả tốt hơn năm học
2020-2021
Lớp
8A2
8A3`


Sĩ số
46
44

Giỏi
SL
%
12
26
10
22

Khá
SL
%
29
63
28
64

TB
Sl
5
6

Yếu
%
11
14


Sl
0
0

%
0
0

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
Khi tôi đưa ý tưởng của mình là cần làm một đề tài sáng kiến kinh nghiệm
về phần mềm dạy học trực tuyến Zoom trước tổ bộ mơn nói riêng, GV trong

skkn

19


trường nói chung, tơi đã được các đồng chí hồn tồn ủng hộ ý tưởng này. Bởi
vì nhiều GV của các bộ môn khác trong trường đến thời điểm này vẫn còn lúng
túng và chưa biết cách thức sử dụng và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu
quả trong q trình ơn tâp, củng cố kiến thức cho HS.
Tuy việc dạy học trên lớp, trên trường theo cách dạy truyền thống lâu nay
theo tôi là vẫn hiệu quả nhất. Nhưng có những lúc do điều kiện khách quan mà
cả GV và HS khơng thể đến trường được thì việc dạy học trực tuyến lại là một
phương án tối ưu nhất lúc này. Một hình thức dạy học mới nếu biết cách khai
thác và có phương pháp cụ thể sẽ mang tới 1 hiệu quả nhất định.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, với đề tài này tôi mong muốn
đưa ra những kinh nghiệm trong suốt quá trình dạy học online sử dụng phần

mềm zoom của mình để các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường cùng thảo
luận và học tập nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
3.2. Kiến nghị
Chúng ta đã bắt đầu bước vào thời đại Cơng nghệ 4.0, hơn nữa làn sóng
bệnh dịch có thể quay lại nước ta bất cứ lúc nào. Hơn lúc nào hết chúng ta phải
luôn sẵn sàng tinh thần đón nhận. Mỗi GV hãy trang bị cho mình một hình thức
dạy học trực tuyến mới, nếu khơng muốn tụt lại ở phía sau, để khi việc học tập
bị gián đoạn bởi dịch bệnh hay một lí do nào khác thì chúng ta khơng phải lo
kiến thức của các em bị gián đoạn, lãng qn. Việc học là khơng có điểm dừng,
mỗi em HS luôn là một đứa con tinh thần mà mỗi thầy cô lúc nào cũng quan tâm
lo lắng đến sự tiến bộ trong học tập của các em.
Đến thời điểm bây giờ người ta đã thống kê được một số phần mềm hỗ
trợ giáo viên dạy trực tuyến là Google Meet, Microsoft Teams, Skype, K12
online , Trans và Zoom. Trong đó phần mềm Zoom vẫn được sử dụng phổ biến
nhất vì những ưu thế riêng của nó, mặc dù tính bảo mật của nó khơng được đánh
giá cao.
Phòng giáo dục và nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo nhằm chia sẻ
những kinh nghiệm khi dạy học trực tuyến, ưu thế của nó ở hiện tại và trong
tương lai tới những GV bộ môn đang trực tiếp giảng dạy trên lớp để họ hiểu tác
dụng của nó và vận dụng nó để dạy học trong những điều kiện, hoàn cảnh nào là
phù hợp nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, tơi hy vọng nó sẽ có
ích cho cơng tác giảng dạy của giáo viên và cho việc học của các em HS trong
thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được hình
thành hồn tồn mang tính chủ quan nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót, rất
mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Xương, ngày 7 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

skkn

20


Nguyễn Thanh Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:

skkn

21



×