Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập cho hs trong dạy học ngữ văn ở trường thpt triệu sơn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.8 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
MỤC
LỤC
TRƯỜNG THPT TRIỆU
SƠN
5

Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.................................................................................4
2.1.1. Hứng thú và vai trò
của hứng
thúKINH
trong học
tập..........................................4
SÁNG
KIẾN
NGHIỆM
2.1.2. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập.........................................................4
2.1.2.1. Giới thiệu chung.......................................................................................4
2.1.2.2. Cách thực hiện..........................................................................................5
2.1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tổ chức trò chơi........................5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN..................................................5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng để giải quyết vấn đề.........................7
2.3.1.MỘT
Kinh nghiệm


về cách
lựa chọn và
tổ chức
trị chơi.....................................7
SỐ KINH
NGHIỆM
TỔ
CHỨC
TRỊ CHƠI NHẰM
2.3.1.1.
Lựa
chọnHỨNG
những trị
chơi,HỌC
cách TẬP
chơi đơn
giảnHỌC
để HS
dễ nhớ,
dễ thực
NÂNG
CAO
THÚ
CHO
SINH
TRONG
hiện .......................................................................................................................7
DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
2.3.1.2. Trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần nội dung
trong tiến trình dạy học…....................................................................................10

2.3.1.3. Sự đa dạng, phong phú trong việc tổ chức trò chơi giúp HS được thay
đổi các hoạt động học tập trên lớp………………………...................................12
2.3.1.4. Cần lựa chọn cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng
học tập hợp tác.....................................................................................................14
2.3.1.5. Lựa chọn và tổ chức trò chơi nhằm phát huy cá tính sáng tạo và tài năng
của HS………….……………………………………………………………....15
2.3.2. Kinh nghiệm về cáchNgười
lựa chọn
quản
trị chơi…………….……………...16
thực
hiện:
Hồng Thị Lương
2.3.3. Kinh nghiệm về thiếtChức
kế phần
trong các trị chơi………………..17
vụ:thưởng
Giáo viên
mơn: Ngữ văn
2.3.4. Kinh nghiệm khi kếtSKKN
thúc tròthuộc
chơi.……………………………..…......…18
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.......................................................................................................18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
THANH HỐ NĂM 2022

skkn


1

1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.................................................................................4
2.1.1. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập..........................................4
2.1.2. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập.........................................................4
2.1.2.1. Giới thiệu chung.......................................................................................4
2.1.2.2. Cách thực hiện..........................................................................................5
2.1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tổ chức trò chơi........................5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN..................................................5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng để giải quyết vấn đề.........................7
2.3.1. Kinh nghiệm về cách lựa chọn và tổ chức trò chơi.....................................7
2.3.1.1. Lựa chọn những trò chơi, cách chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực
hiện .......................................................................................................................7
2.3.1.2. Trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần nội dung
trong tiến trình dạy học…...................................................................................10
2.3.1.3. Sự đa dạng, phong phú trong việc tổ chức trò chơi giúp HS được thay
đổi các hoạt động học tập trên lớp………………………...................................12
2.3.1.4. Cần lựa chọn cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng
học tập hợp tác.....................................................................................................14
2.3.1.5. Lựa chọn và tổ chức trò chơi nhằm phát huy cá tính sáng tạo và tài năng
của HS………….……………………………………………………………....15
2.3.2. Kinh nghiệm về cách lựa chọn quản trò chơi…………….……………...16

2.3.3. Kinh nghiệm về thiết kế phần thưởng trong các trò chơi………………..17
2.3.4. Kinh nghiệm khi kết thúc trò chơi.……………………………..…......…18
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường.......................................................................................................18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................20
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3.2. Kiến nghị......................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHỤ LỤC

skkn


2

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ ngàn xưa Khổng Tử đã từng đề cao vai trò của chất men say, sự hưng
phấn của cảm xúc trong việc học“Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích
mà học khơng bằng say mà học”. Vậy có thể thấy niềm yêu thích say mê làm
nên động lực thúc đẩy, ni dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của
mỗi người. Vì thế với cương vị là người tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình
học tập và chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, người giáo viên phải luôn học hỏi
trau dồi tri thức cũng như việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao độ
tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê cho
các em ln là tiêu chí qua trọng hàng đầu của giáo viên.
Môn Ngữ văn là một mơn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp cho học
sinh những tri thức về xã hội cuộc sống và con người, từ đó giúp các em phát
triển nhân cách một cách toàn diện. Thế nhưng trên thực tế học sinh bây giờ

khơng thích học văn, ngại học văn vì các em phần lớn đều cho rằng học mơn
này cần phải có năng khiếu để cảm thụ văn chương, thêm vào đó những năm gần
đây học sinh đều chọn các mơn học tự nhiên vừa có nhiều trường để lựa chọn, ra
trường dễ xin việc mức thu nhập lại cao, rất ít học sinh lựa chọn học các môn xã
hội sau ra trường không xin được việc làm. Nhiều giáo viên dạy văn nhận thấy
trong giờ Ngữ văn các em thường khơng tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc
học một cách đối phó: để có điểm, để khơng phải thi lại, để thi tốt nghiệp... Cịn
những học sinh thực sự say mê và u thích mơn văn thì rất ít. Đây là một hiện
tượng khá phổ biến chứ không phải đơn lẻ rải rác ở một số trường một số tỉnh.
Trong khi đó mơn văn lại có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng
tâm hồn và nhân cách cho con người. Với ba chức năng của văn học: nhận thức,
thẩm mĩ, giáo dục có thể nói dạy học văn chính là dạy nhân cách làm người.
Đứng trước vấn đề đó tơi đã phải nỗ lực cố gắng thay đổi cách thức PPDH
văn để thu hút và “lôi kéo” học sinh đến với môn văn của mình. Cụ thể là tơi đã
mạnh dạn áp dụng tổ chức trò chơi học tập vào dạy học môn Ngữ văn ở trường
THPT Triệu Sơn 5. Sau khi áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình trong, tơi
thấy có hiệu quả đáng kể. Tơi xin mạnh dạn xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp
sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi nhằm nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT Triệu
Sơn 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới PPDH ở trường THPT Triệu Sơn 5. Tạo niềm hứng
khởi cho HS trong giờ học mơn Ngữ văn.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, tự học của học sinh trong học tập nói
chung và trong mơn Ngữ văn nói riêng.
- Kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc trong các hoạt
động nhóm của học sinh.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng học tập hợp tác.

skkn



3

1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh các lớp D2, D4, B2, B4 Trường THPT Triệu Sơn 5 trong 3 năm
học: 2019 – 2020, 2020 – 2021 và 2021 – 2022
- Các trò chơi học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Chương trình Ngữ văn lớp 10,11,12
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trị chuyện
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh...).
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (theo dõi hoạt động học của học
sinh nhằm tìm hiểu kĩ về mức độ hứng thú học tập đối với bộ mơn Ngữ văn, sự
tích cực, chủ động trong học tập với kiểm tra, đánh giá).

skkn


4

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập
Trước khi đến với đề tài này tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để
kiến thức có thể neo đậu trong tâm trí của học sinh một cách tự nhiên mà khơng

phải là sự áp đặt. Điều đó chỉ có thể đạt được khi các em có hứng thú, vậy hứng
thú là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002, định nghĩa
“hứng thú là sự ham thích”. [1]
Luật Giáo dục có nêu:“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [2]
Có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu và trải qua nhiều lần thực nghiệm
đã chứng minh rằng khi có được sự say mê hứng thú trong bất kì cơng việc gì
con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, thành cơng hơn. Hứng thú cịn có tác
dụng chống lại sự mệt mỏi, giảm bớt sự căng thẳng và điều quan trọng hơn hứng
thú sẽ tạo nên sức lan tỏa sâu rộng. Chính vì vậy, khi có hứng thú các em sẽ ham
học, kiên trì làm bài tập, khơng nản chí trước câu hỏi khó, khơng những thế
trong các giờ học, các em tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài thông qua
việc trả lời của bạn trong lớp chưa đúng hoặc còn thiếu, chủ động nêu câu hỏi,
đưa ra những thắc mắc để các bạn và thầy cô cùng trả lời, giải đáp. Và như vậy
hứng thú sẽ giữ vai trò của người thắp lửa và truyền lửa.
Với bất kì mơn học nào cũng cần phải có hứng thú thì HS mới có thể tiếp
cận bài học đó một cách tốt nhất. Đặc biệt với môn Ngữ văn - là một môn học
thiên nhiều về cảm xúc, về tâm hồn thì hứng thú là một trong những điều đầu
tiên mà người giáo viên cần làm.Vì vậy người giáo viên khi lên lớp không phải
chỉ “chăm chăm truyền tải kiến thức” quan trọng hơn chính là phải khơng ngừng
tìm tòi đổi mới các PPDH để tạo sự say mê, hứng thú cho các em. Có như vậy
mới phát huy được năng lực tư duy, tính tích cực chủ động, độc lập trong suy
nghĩ và sáng tạo của người học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện nay.
2.1.2. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập
2.1.2.1. Giới thiệu chung
Phương pháp tổ chức trò chơi là cách thức, là con đường hoạt động thông

qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Với sự hướng dẫn của GV, HS được tham
gia các hoạt động bằng những trị chơi, trong đó mục đích của trị chơi nhằm
chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và
phương pháp học tập có sự hợp tác.
Tổ chức trị chơi giúp HS hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố
kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, việc tổ chức cho HS chơi các
trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần thiết để tạo hứng thú khi
bắt đầu vào bài học. Chơi trị chơi trong giờ học khơng giúp học sinh tìm hiểu,

skkn


5

ơn tập lại kiến thức mà cịn rèn luyện kỹ năng, sự tư duy, phản ứng nhanh. Các
em sẽ được đưa ra quyết định lựa chọn phương án đúng, cách giải quyết các tình
huống nhanh, tăng khả năng làm việc nhóm, phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vì
vậy, phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ góp phần tích cực
vào việc đổi mới PPDH mơn Ngữ văn ở Trường THPT hiện nay.
2.1.2.2. Cách thực hiện
 Bước 1: GV giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
 Bước 2: Hướng dẫn HS chơi
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội chơi, giám
khảo, trọng tài.
- Các dụng cụ để chơi
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả, cách tính điểm…
 Bước 3: Thực hiện trò chơi
 Bước 4: Nhận xét cuộc chơi

- Trọng tài công bố kết quả cuộc chơi, trao thưởng
- GV nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của người chơi, đội chơi, rút
kinh nghiệm
- HS nêu ý kiến cá nhân về trò chơi…[3], [4]
2.1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tổ chức trò chơi
- Ưu điểm:
+ Phát triển hoạt động trí tuệ, giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất
là giờ học các kiến thức lý thuyết mới.
+ Tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập cho HS [5], [6]
- Nhược điểm:
+ Địi hỏi sự cơng phu của giáo viên, nếu tổ chức không khéo sẽ gây mất
thời gian của học sinh
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta phải thừa nhận rằng HS hiện nay ít có hứng thú với những giờ
học Ngữ văn nói chung, thậm chí cả những giờ dạy học tác phẩm văn chương
hay và nổi tiếng. Học xong một giờ Ngữ văn cái mà các em thu được thật là ít
ỏi, thậm chí có em cịn chẳng thu hoạch được gì. Chính điều đó dẫn đến kiến
thức về văn học của các em còn nghèo nàn, khả năng ứng dụng thực hành còn
kém như dùng từ ngữ trong giao tiếp còn thiếu chính xác, đặc biệt trong các bài
tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách
diễn đạt vụng về sáo mòn, còn lệ thuộc vào sách tham khảo.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục có những đổi mới mạnh mẽ, xu
hướng khơng cịn lệ thuộc vào điều "Học gì thi nấy", mà học A có thể thi B,
thậm chí là C. Vậy làm thế nào để HS có thể hồn thành tốt bài thi? Tơi thiết
nghĩ rằng ngồi việc dạy kiến thức cho các em thì chúng ta cần cung cấp kĩ
năng, mà kĩ năng thì có nhiều cách, tổ chức trị chơi là một trong những giải
pháp khá hữu hiệu. Thế nhưng đa số các GV chưa nhận thấy hết được vai trò

skkn



6

của việc tạo tâm thế cảm xúc lâu bền trong HS bằng những trị chơi bổ ích gắn
với chủ đề, bài học. Qua tìm hiểu một số GV về việc tổ chức trị chơi trong học
tập thì đa số đều trả lời rằng họ rất ngại sử dụng phương pháp này vì mỗi tiết học
chỉ thực hiện dạy được trong khoảng 35 - 40 phút, nội dung các bài học tương đối
dài khơng đủ thời gian để tổ chức. Cịn các em HS khi được hỏi đều trả lời rất
thích, nhưng GV ít tổ chức trị chơi này.
Nếu GV tổ chức trị chơi học tập thường xun được có nghĩa là đã kích
thích các em ý thức phải chuẩn bị bài trước ở nhà, chủ động và sáng tạo trong
việc chiếm lĩnh kiến thức và cũng là góp phần tạo cho khơng khí giờ học thêm
phần dân chủ. Nếu như người giáo viên khơng đa dạng hố phương pháp học tập
thì sẽ rất khó trong việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của HS. Chính vì lí
do đó người GV phải không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp để tiếp cận
được học sinh một cách gần nhất. Và cũng là để cho các em cảm nhận được
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Qua các lần kiểm tra đối với lớp D2, D4, B2 và B4, tơi có sử dụng một số
PPDH thông thường, chủ yếu HS khá giỏi tham gia học tập, số HS yếu ít có cơ
hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, khơng
phát triển năng lực cá nhân.
Đầu năm học 2019 -2020, tôi tiến hành khảo sát tình hình học tập của HS lớp
D2 (40HS), D4 (35HS), B2 (42 HS), B4 (43HS) và đã thu được kết quả như sau:
Nội dung
Chú ý nghe giảng
Tham gia trả lời
câu hỏi
Nhận xét ý kiến
của bạn
Tự giác làm bài

tập

Thường xuyên
Đôi khi
Không
D2 D4 B2 B4 D2 D4 B2 B4 D2 D4 B2 B4
13

10

16

15

14

15

11

13

13

10

15

15


12

12

13

13

10

3

5

4

18

20

24

26

6

5

4


8

10

5

10

7

24

25

28

28

15

10

13

14

15

10


15

13

10

15

14

26

-> Kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ hứng thú học tập, chú ý nghe giảng
của HS còn hạn chế. HS tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn cịn ít,
nhiều HS chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều HS hoạt động giao tiếp, kỹ
năng sống rất yếu kém, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học
không hợp tác trong học tập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập
của các em. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế, nhưng nguyên nhân chủ
yếu vẫn là do PPDH, KTDH của GV chưa kích thích được sự hứng, sự tích cực chủ
động học tập của HS.

skkn


7

Kết quả môn Ngữ văn hai kỳ khảo sát chất lượng đầu năm và học kỳ 1 năm
học 2019 - 2020 ở 4 lớp:
Khảo
sát


Lớp

Giỏi

Khá

SL TL% SL TL%

TB

Yếu

Kém

SL

TL% SL TL%

SL

TL%

D2

0

0

10


25

15

37,5

12

30

03

7,5

D4

0

0

04

11,4

15

42,9

13


37,1

03

8,6

B2

0

0

10

23,8

17

40,5

14

33,3

01

2,4

B4


0

0

09

21

20

46,5

13

30,2

01

2,3

D2

0

0

10

25


29

72,5

1

2,5

0

0

Học

D4

0

0

08

22,8

24

68,6

3


8,6

0

0

kỳ 1

B2

0

0

13

31

28

66,7

1

2,3

0

0


B4

0

0

12

27,9

30

69,8

1

2,3

0

0

Đầu
năm

Xuất phát từ thực tế trên, tơi đã tìm đọc tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, đầu
tư thời gian để lựa chọn và thiết kế các hình thức trị chơi để vận dụng vào thực
tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở cả 3 khối lớp 10,11,12. Mục đích là nhằm phát
triển tư duy, khơi gợi hứng thú, nâng cao hiệu quả học tập môn Ngữ văn cho HS

các lớp được phân công giảng dạy trong các năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021
và 2021 - 2022. Rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng
nghiệp để vận dụng có hiệu quả hơn SKKN này trong bộ môn Ngữ văn THPT.
2.3.Các kinh nghiệm đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Kinh nghiệm về cách lựa chọn và tổ chức trò chơi
2.3.1.1. Lựa chọn những trò chơi, cách chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ
thực hiện
Mỗi tiết học trên lớp thời gian có rất ít (45 phút) nên các trò chơi mà GV
lựa chọn và tổ chức đơn giản, phổ biến nhanh; HS dễ tiếp thu, dễ nhớ và dễ thực
hiện. Hiện nay, trên truyền hình có rất nhiều những trị chơi quen thuộc với mọi
người. GV có thể lựa chọn và tổ chức những trị chơi ấy cho phù hợp với dạy
học mơn Ngữ văn thì người chơi là HS sẽ khơng cảm thấy lạ lẫm. GV đỡ tốn
thời gian phổ biến về luật chơi mà vẫn tổ chức trị chơi có hiệu quả cao. Ví dụ
như trị chơi: Đường lên đỉnh Olympia, Ơ cửa bí mật, Đuổi hình bắt chữ, Đối
mặt, Ai là triệu phú, Rung chng vàng, Hành trình khám phá tri thức…
Ví dụ: Dạy bài “ Chí Phèo” (Ngữ văn 11): Sau khi HS học xong về tác giả Nam
Cao và tác phẩm Chí Phèo, để củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS đồng thời tạo ra
khơng khí vui chơi, thư giãn cho giờ học, tôi đã thiết kế sáng tạo trị chơi Đối mặt. Trị
chơi này khơng mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 15, 20 phút. Vì vậy, có thể thực hiện
ngay trong tiết học, các tiết bài tập, ơn tập. Trị chơi có 6 học sinh tham gia. Gồm có
ba vịng thi. Bạn nào đạt giải nhất được điểm 10; giải nhì được điểm 9,5; giải ba 9
điểm; giải tư 8,5 điểm và kèm theo là một món quà nhỏ đã được chuẩn bị trước.

skkn


8

 Cách chơi như sau:
Trò chơi được chia làm 3 vòng: vòng loại, vòng bán kết, vòng chung kết.

Số lượng thí sinh tham gia, và cách thức của mỗi vịng như sau:
 Vòng loại: 6 HS sẽ lần lượt trả lời nhanh 18 câu hỏi do GV đưa ra. HS
nào trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì HS tiếp theo sẽ trả lời câu
hỏi đó. Nếu HS đó cũng khơng trả lời được câu hỏi thì HS tiếp theo sẽ chuyển
sang câu hỏi khác. Lần lượt cho đến hết 18 câu hỏi. Vòng loại sẽ loại 2 HS trả
lời được ít câu hỏi nhất, 4 HS thắng cuộc sẽ vào tiếp vòng trong.
Câu hỏi đưa ra có thể thiết kế dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi của Vòng loại trò chơi đối mặt.
Trả lời các câu sau bằng cách đưa ra hoặc điền thêm những thơng tin chính xác
1. Nam Cao tên khai sinh là…..
2. Quê hương Nam Cao ở……
3. Trên đường vào công tác ở vùng địch hậu liên khu III, ông bị giặc Pháp
phục kích và sát hại năm……?
4. Trước khi trở thành một nhà văn hiện thực nổi tiếng Nam Cao đã từng là
một nhà thơ với bút danh.......?
5. Nam Cao nhìn bề ngồi có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói và ơng tự giễu
mình là có “ Cái mặt ……”
6. Nam Cao quan niệm rằng, nghệ thuật không phải là, không nên là……..?
7. Sau Cách mạng, Nam Cao quan niệm: “ Sống đã…….”?
8. Nam Cao viết về các đề tài chính:………….?
9. Viết về đề tài người trí thức, Nam Cao tập trung làm nổi bật:………….?
10. Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao không chỉ dựng lên bức tranh
chân thực về nơng thơn nghèo đói, xơ xác, vơ cùng thê thảm vào những năm
1940-1945, mà còn đi sâu vào tình cảnh những con người, những số phận bị đẩy
vào tình trạng…………?
11. Nam Cao là nhà văn có biệt tài trong việc………..?
12. Chí phèo sau khi ra tù về làng, hắn đã chửi: trời, đời, cả làng Vũ Đại,
chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn và chửi……….?
13. Khi Chí Phèo ốm, Thị Nở mang cho hắn một……..?
14. Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh táo để nghe thấy những âm thanh quen

thuộc là vào thời gian………?
15. Khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo uống rượu, vác dao định đi đến nhà
Thị Nở nhưng lại đến thẳng nhà Bá Kiến để địi……..?
16. Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ ngay
đến cái gì…..?
17. Nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao đã có suy nghĩ: “Văn chương
không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.
Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có".
18. Tác phẩm “ Chí Phèo” lúc đầu có tên là………?

skkn


9

Đáp án:
1. Trần Hữu Tri.
2. Đại Hoàng, Cao Đà, Lý Nhân, Hà Nam.
3. 1951
4. Thuý Rư
5. Cái mặt không chơi được 6. Ánh trăng lừa dối
7. Sống đã rồi hãy viết.
8. Người nơng dân và người trí thức.
9. Tấn bi kịch tinh thần.
10. Tha hoá.
11. Miêu tả tâm lý nhân vật. 12. Đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn
13. Bát cháo hành.
14. Buổi sáng.
15. Lương thiện.

16. Chiếc lò gạch cù bỏ khơng
17. Hộ
18. Cái lị gạch cũ.
 Vịng bán kết: 4 HS chia làm hai cặp thi đấu loại trực tiếp để vào vòng
chung kết. HS nào được nhiều điểm hơn sẽ đặt cược đáp án trước. Nếu HS nào
trả lời đủ đáp án đúng như đã đặt cược thì sẽ là người chiến thắng. Nếu trả lời
sai hoặc khơng đủ thì HS cịn lại chiến thắng.
Câu hỏi của Vòng bán kết trò chơi đối mặt.
Cặp I:
Câu hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người
nông dân trước Cách mạng tháng Tám?
Cặp II:
Câu hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người trí
thức trước Cách mạng tháng Tám?
Đáp án:
Cặp I: Những tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người nơng dân: Chí
Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ con khơng được ăn thịt chó.......
Cặp II: Những tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người trí thức: Đời
thừa, Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn..........
 Vòng chung kết: 2 HS với 3 câu hỏi. Nếu HS nào trả lời đúng nhiều câu
trả lời thì HS đó sẽ chiến thắng và nhận được một món quà
Câu hỏi 1: Kể tên những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo”
của Nam Cao.
Câu hỏi 2: Tìm những từ dùng để miêu tả tính cách, hình dáng, tâm trạng
của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?
Câu hỏi 3: Tìm những từ dùng để miêu tả hành động của nhân vật Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn nam Cao?
Đáp án:
Câu 1: Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo”: Thị Nở, Chí
Phèo, Binh Chức, Năm Thọ, bà cô Thị Nở, Bá Kiến, Bà Ba, Đội Tảo...

Câu 2: Những từ dùng để miêu tả tính cách, hình dáng, tâm trạng của Chí
Phèo: Đen, cơng cơng, trắng hớn, trọc lốc, hiền, nhục, sung sướng, buồn, ngạc
nhiên, sợ, vui, trợn mắt.............
Câu 3: Những từ chỉ hành động của Chí Phèo: Đi, chửi, uống rượu, quệt
mũi, cười, ăn, giật, cướp, lấy mảnh chai cào vào mặt......
=>Nhận xét: Tuy trò chơi này cũng rất quen thuộc với người xem truyền

skkn


10

hình nhưng khi áp dụng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn vẫn thu hút được sự
hưởng ứng nhiệt tình của HS. Bởi vì đây là hình thức chơi mà học, học mà chơi;
giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, khắc phục được tâm lí ngại học văn. Luật
chơi cũng đơn giản, dễ nhớ, dễ chơi. Các em vừa chơi lại vừa có thể ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức bài học.
2.3.1.2. Trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần nội dung
trong tiến trình dạy học
Đây là trò chơi giảm bớt sự căng thẳng, khắc phục tâm lí ngại học văn. Các
em vừa chơi lại vừa nắm được mục tiêu và nội dung trong bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Việt Bắc” của Tố Hữu (Ngữ văn 12), trong Phần 1:
Tác giả, Mục I: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu , tơi cho HS
chơi trị chơi Phản ứng nhanh để HS nắm bắt chính xác những dấu mốc quan
trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Trong trò chơi này tôi cho HS trả lời nhanh 6 câu
hỏi. Ai trả lời được nhanh nhất, nhiều câu hỏi nhất sẽ là người chiến thắng.
Câu 1:
“ Năm 20 của thế kỉ XX
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ

(…) Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…”
( Một nhành xuân)
Trả lời: Tố Hữu sinh năm 1920, trong đêm đen nô lệ của dân tộc.
Câu 2:
“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sơng Hương…”
(Q mẹ)
Trả lời: Xứ Huế là quê hương của nhà thơ.
Câu 3:
“Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim…”
(Từ ấy)
Trả lời: Năm 1938 Tố Hữu được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
Câu 4:
“Cơ đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lịng sơi rạo rực…”
(Tâm tư trong tù)
Trả lời: Năm 1939 ông bị giặc bắt giam qua nhiều nhà tù ở Miền Trung và Tây
Nguyên.
Câu 5:
“ Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời”
(Huế tháng Tám)
Trả lời: Tố Hữu làm Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa ở Huế.
Câu 6:
“Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực

Dân tộc ta, dân tộc anh hùng!”

skkn


11

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
Trả lời: Niềm vui trước chiến thắng Điện Biên Phủ
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” (Ngữ văn 10), để ôn
tập lại những kiến thức cơ bản, tôi sử dụng trị chơi giải Ơ chữ bí mật về văn
học dân gian. HS sẽ lần lượt thông qua các từ hàng ngang và mở ra ô chữ hàng
dọc. Cụ thể ô chữ dưới đây:
Câu 1:
R Ù A V À N G
Câu 2:
L Ờ I T
I
Ễ N D Ặ N
Câu 3:
Ê Đ Ê
Câu 4:
Câu 5: S
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:




B

T

Á

H

A

N

C
H

N
N
G
O
C
Q

G
H

N
H
U



G
N
C
Ư


C
I
G
Ò
N
D

T
A

H
N


G

C

H

G
Ư

A


H



U

Câu 10:
T R U Y Ề N T H U Y Ế T
Câu 11:
Y Ế M Đ Ỏ
Câu 1: Trong truyền thuyết “sự tích Hồ Gươm”, ai là người nói Lê Lợi: “Xin bệ
hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”?
Câu 2: Tên một đoạn trích trong truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái được học
ở chương trình Ngữ văn 10?
Câu 3: Sử thi Đăm Săn là tác phẩm sử thi của dân tộc nào?
Câu 4: Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”, sau
khi bị vua cha chém đầu, tương truyền, xác Mị Châu biến thành gì?
Câu 5: Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”, khi
chạy đến bờ biển, vua An Dương Vương đã gọi ai đến cứu?
Câu 6: Một trong những biểu tượng của tình cảm vợ chồng được nhắc tới trong
cao dao?
Câu 7: Hình ảnh thường được nhắc tới trong ca dao – dân ca, trở thành biểu
tượng cho nỗi vất vả, hi sinh vô bờ bến của người phụ nữ trong xã hội xưa?
Câu 8: Một loại bánh truyền thống trong ngày Tết của dân tộc ta được nhắc tới
trong truyền thuyết?
Câu 9: Quả gì được Mai An Tiêm dùng để thả xuống biển như là một tín hiệu
báo tin về đất liền rằng mình và gia đình vẫn sống?
Câu 10: Thể loại văn học dân gian có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu
tưởng tượng. Qua đó thể hiện thái độ và sự đánh giá của nhân dân về các sự

kiện và nhân vật lịch sử?
Câu 11: Trong truyện cổ tích “Tấm cám”, phần thưởng mà mụ dì ghẻ hứa sẽ
thưởng cho ai bắt được nhiều tơm tép?
Ơ chữ hàng dọc: Viên ngọc quý

skkn


12

=> Nhận xét: Với việc sử dụng những trò chơi này, tôi đã giúp các em tiếp
cận với một phần nội dung kiến thức của bài học, giúp các em u thích mơn văn
hơn, có hứng thú trong giớ học văn. Đồng thời, các em sẽ ghi nhớ những kiến
thức đó được rất lâu và khơng khí học tập cũng vì thế thoải mái, sơi nổi hơn,
khơng cịn đơn điệu, nhàm chán.
2.3.1.3. Sự đa dạng, phong phú trong việc tổ chức trò chơi giúp học sinh được
thay đổi các hoạt động học tập trên lớp
Để giúp học sinh có nhiều sân chơi bổ ích, phát triển năng lực, trí tuệ. GV
phải ln thay đổi, đa dạng hóa hình thức của các trị chơi. Khi thì tổ chức trị
chơi tập thể, khi thì chơi trị chơi theo nhóm (đội), khi lại chơi trò chơi cá nhân…
tùy vào nội dung bài học hay nội dung của một hoạt động trong quá trình dạy học.
Cụ thể như sau:
 Trong hoạt động 1: Khởi động
Phần khởi động là một hoạt động quan trọng trong tiến trình dạy học. Mục
đích của hoạt động này là tạo tâm thế, gợi hứng thú, kích thích trí tị mò của học
sinh trong học tập, giúp cho HS chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. Chính vì vậy
tơi rất chú ý thiết kế sao cho thật ấn tượng, thật hấp dẫn hoạt động này. Tôi đã lựa
chọn được nhiều hình thức trị chơi khác nhau cho hoạt động như: Trị chơi Ơ
chữ, trị chơi Lật mảnh ghép, Giải câu đố, Đuổi hình bắt chữ, Khám phá hay
trị chơi Rung chng vàng, ….

Ví dụ : Khi dạy bài “Người trong bao” của A.P. Sê – Khốp (Ngữ văn 11),
tôi tổ chức cho HS cả lớp chơi trò Khám phá để tìm hiểu về tên tác giả và tác
phẩm sẽ học như sau:
Câu 1: Ông là ai?
- Gợi ý 1: GV chiếu một số hình ảnh về A.P. Sê – Khốp
Ông là ai?

- Gợi ý 2: Ông là nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình
bn bán nhỏ ở thị trấn Ta- gan-rốc, bên bờ biển A- dốp.
- Gợi ý 3: “Anh béo và anh gầy”, “Con Kì nhơng”, “Phịng số 6” là những tác
phẩm nổi tiếng của ông.

HS trả lời: Nhà văn A.P. Sê – Khốp

skkn


13

Câu 2: Những hình ảnh sau đây gợi cho em nghĩ đến tác phẩm nào? Của ai?
(GV dùng máy chiếu lần lượt chiếu các hình ảnh dưới)

 HS trả lời: Tác phẩm “Người trong bao” của nhà văn A.P. Sê – Khốp.
Ví dụ : Khi dạy bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố” (Ngữ văn 11),
trong Hoạt động 1 (Khởi động) và Hoạt động 3 (Luyện tập), tôi đã tổ chức
cho cả lớp chơi trị chơi Đuổi hình bắt chữ. Trong thời gian 2 phút, các em phải
giải mã 1 hình ảnh để tìm ra câu thành ngữ hoặc điển cố. Người chiến thắng sẽ
nhận được 1 phần thưởng.
Câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết hình ảnh này biểu hiện
nội dung gì?


=> Sau khi giải mã được nội dung hình ảnh, HS đã bước đầu có ấn tượng
và hứng thú về nội dung bài sẽ được học. GV giới thiệu tên bài học với HS.
Ví dụ : Khi dạy bài “Tiễn dặn người yêu” (Ngữ văn 10), tơi tổ chức cho
học sinh trị chơi khám phá kênh âm nhạc qua bài hát: Chiếc khăn Piêu.
Việc tổ chức trò chơi đã tạo được tâm thế học tập cho học sinh; giúp học sinh
bước đầu có sự tò mò, muốn khám phá nội dung tác phẩm.
 Trong hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng
Đây là hoạt động giúp HS mở rộng kiến thức nội dung của bài học. Để
hoạt động này trở nên thú vị và hấp dẫn với HS, tơi tổ chức trị chơi Phán xử
với các nhân vật chủ đạo là: Bị cáo, quan tòa, luật sư …

skkn


14

Ví dụ : Dạy bài “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” (Ngữ văn
10), GV có thể cho HS đóng vai trong các phiên tịa xét xử An Dương Vương,
hoặc Mị Châu hoặc Trọng Thủy. ( Xem Phụ lục 1)
 Với hình thức mở phiên tịa như thế này, HS có thể bày tỏ quan điểm,
nhận thức của mình về các nhân vật, về nội dung tư tưởng của tác phẩm. Các em
có thể tranh luận tích cực với nhau để lí giải sâu hơn về tác phẩm. Đồng thời HS
được vận động, được rèn luyện nhiều kỹ năng bổ ích như: KN hợp tác, KN
thuyết trình, KN giao tiếp, KN biểu diễn …
Để tổ chức được trò chơi phán xử phải cần một thời gian để HS chuẩn bị
kịch bản, lựa chọn vai diễn và luyện tập trước khi diễn trước cả lớp. Đây là một
hình thức học tập tương đối mới mẻ nhằm phát huy tính sáng tạo, sự năng động
cho HS. Sau mỗi trò chơi, HS khắc sâu hơn kiến thức về nội dung của bài học.
2.3.1.4. Cần lựa chọn cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ

năng học tập hợp tác
Trị chơi giúp HS ơn tập nội dung bài học và tiếp thu kiến thức mới. Vì
vậy, yêu cầu phải có nhiều HS tham gia. Việc lựa chọn trị chơi cho cả lớp giúp
các em tăng cường kỹ năng học tập hợp tác, đồng thời tạo được khơng khí sơi
nổi, vui vẻ trong tiết học. Ngoài những tiết học với các trị chơi trên lớp, tơi cịn
cho HS trải nghiệm những buổi ngoại khoá để lĩnh hội kiến thức văn học.
Ví dụ : Buổi ngoại khố với chủ đề: Văn học của các em, tơi cải biến trị
chơi thi Hình trình khám phá tri thức cho 4 đội chơi tương đương với 4 tổ của
lớp. Phần chơi này các đội tìm tên tác giả; tìm tên tác phẩm; điền từ cịn thiếu;
giải thích từ; câu vận dụng…

 Cách chơi: 4 đội phải trải qua 3 phần thi
Trong mỗi phần thi các thành viên của mỗi đội phải nhanh chóng trả lời các
câu hỏi để tích điểm cho cả đội ở mỗi vòng thi, phần thi. Thành viên của đội nào
trả lời sai, các đội khác được quyền trả lời. Cuối trò chơi, đội nào cao điểm nhất
sẽ chiến thắng.
2.3.1.5. Lựa chọn và tổ chức trò chơi nhằm phát huy cá tính sáng tạo và tài
năng của học sinh

skkn


15

Ngồi những trị chơi mang tính tập thể, GV cũng nên lựa chọn và tổ chức
một số trò chơi mang tính cá nhân nhằm phát huy cá tính sáng tạo và tài năng
của HS. Bởi bên cạnh việc HS tiếp thu kiến thức, còn phải biết ứng dụng linh
hoạt trong thực hành để phát huy tài năng, năng lực của mình.
GV có thể lựa chọn một số trị chơi phù hợp cho HS như: Tập làm nhà
báo, Triển lãm tranh…

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Chữ người tử tù” (Ngữ văn 11), tôi cho học sinh
Tập làm nhà báo
- Thực hiện một phóng sự ảnh, đoạn phim ngắn, hoặc một bài viết, phỏng
vấn về quan niệm tình bạn của lứa tuối học đường.
- Tìm kiếm các tư liệu (có thể cả tư liệu lịch sử), thông tin về người thật
việc thật để viết một bài báo ca ngợi tình bạn tốt đẹp giữa những con người với
nhau.
Ví dụ 2: Sau mỗi bài đọc văn, tơi khuyến khích các em vẽ tranh theo tác
phẩm văn học hoặc vẽ sơ đồ tư duy… theo cách riêng của mình. Những bức
tranh ấy sẽ được trang trí ở phịng học của lớp hay phịng thư viện để làm tài liệu
học tập cho bộ môn.

Tranh về “Câu cá mùa thu” của HS
Tranh về “Chữ người tử tù” của HS
Lê Đình Phong - 11 B2
Đỗ Thị Thương - 11 B4
2.3.2. Kinh nghiệm về cách lựa chọn quản trò chơi
- Để tổ chức được trò chơi hay, người tham gia chơi nhiệt tình hứng thú thì
người quản trị chơi đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản và đưa ra luật
chơi.
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập, được tổ chức ở trong giờ học
nên người tổ chức trò chơi và người quản trò trực tiếp thường là GV. Tuy nhiên,
để thay đổi khơng khí và tạo nên điều mới lạ, trong một số trị chơi có thời gian
dài như Hình trình khám phá tri thức ở buổi ngoại khoá với chủ đề Văn học
của các em hay Đối mặt khi dạy bài “Chí Phèo” (Ngữ văn 11)…, GV có thể
vừa lựa chọn quản trò chơi là HS của lớp dạy, vừa là người cố vấn chương trình
theo dõi cuộc chơi.
- Lựa chọn HS là người quản trò chơi sẽ giúp các em có bản lĩnh vững
vàng hơn, rèn luyện được nhiều kỹ năng bổ ích hơn trong cuộc sống và trong
học tập. [6]


skkn


16

2.3.3. Kinh nghiệm về thiết kế phần thưởng trong các trò chơi
Trong các trò chơi, người tham gia trò chơi bao giờ cũng mong muốn mình
chiến thắng. Và người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng từ ban tổ chức trị
chơi. Tơi thường lựa chọn hình thức thưởng như sau:
Ví dụ: Trị chơi Đuổi hình bắt chữ trong Hoạt động 3 (Luyện tập) khi
dạy bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố” (Ngữ văn 11) như đã nói ở trên, tôi
đã thiết kế phần thưởng khi HS trả lời đúng nội dung câu hỏi trong 5 ơ màu như
sau:
Ơ số 1: phần thưởng là một điểm 10 miệng
Ô số 2: phần thưởng là một tràng pháo tay của cả lớp
Ô số 3: phần thưởng là một cái kẹo mút Chupperchup
Ô số 4: phần thưởng là một lời chúc “Chúc bạn may mắn lần sau”
Ô số 5: phần thưởng là một điểm chiếc bút bi Thiên Long
Ví dụ: Trị chơi Đối mặt khi dạy bài “Chí Phèo” (Ngữ văn 11) như đã nói
ở trên, tơi đã thiết kế phần thưởng khi HS chiến thắng phần chung kết như sau:
- Phần thưởng là một điểm 10 miệng và một tràng pháo tay của cả lớp
Ví dụ: Trị chơi Hình trình khám phá tri thức chủ đề: Văn học của các em
trong buổi khố văn học, tơi đã thiết kế phần thưởng khi HS đạt giải nhất, nhì,
ba, tư như sau:
- Giải nhất: được nhận chiếc vòng nguyệt quế và 8 cuốn vở 120 trang
- Giải nhì: được nhận 6 cuốn vở 120 trang
- Giải ba: được nhận 4 cuốn vở 120 trang
- Giải tư: được nhận 2 cuốn vở 120 trang
Bằng hình thức phần thưởng đã giúp các em tham gia các trị chơi và trả lời

các câu hỏi nhiệt tình hơn, hào hứng hơn, tiết học cũng vì thế mà tăng phần hiệu
quả.
2.3.4. Kinh nghiệm khi kết thúc trò chơi
Đây là khâu rất quan trọng mà GV không được bỏ qua. Trò chơi dù là chơi
trong thời gian ngắn hay thời gian dài đều phải có hoạt động nhận xét đánh giá
tổng kết về trò chơi. GV cho HS cảm nhận và đánh giá về trò chơi. Đồng thời,
GV nhận xét về kết quả của trò chơi và người chơi để đánh giá, rút kinh nghiệm
và cũng động viên, khích lệ các HS tham gia nhiệt tình, tích cực hơn nữa trong
các trò chơi sau.
Với việc lựa chọn và thiết kế các trị chơi trên, tơi thấy đa phần các HS có
hứng thú và thoải mái hơn trong giờ học mơn Ngữ văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Tơi đã áp dụng các trị chơi trên vào một số tiết học, ơn tập kết hợp hoặc
buổi ngoại khố ở các lớp D2, D4, B2, B4 mà tôi được phân công giảng dạy
trong các năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022
tại trường THPT Triệu Sơn 5. Kết quả cho thấy HS dần làm quen với PPDH mới

skkn


17

này. Trong giờ học các em đã chú ý hơn, hào hứng, sôi nổi thảo luận, tranh luận
nhiều hơn nên giờ học hứng thú hơn, tích cực hơn. Các em ghi nhớ nội dung bài
học sâu hơn, có em cịn thể hiện được năng khiếu hội họa vẽ tranh về “Tấm
Cám”, “Câu cá mùa thu”, “Chữ người tử tù”… Đồng thời thơng qua bài học
này, đã giúp các em có cái nhìn thiện cảm với mơn văn hơn, nhiều em sau các
trò chơi trở nên năng động hoạt bát hơn.
Kết quả học lực học kỳ của 4 lớp so sánh học kỳ 1 với học kỳ 2 đạt được

như sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Khảo
Lớp SL TL SL TL SL TL% SL TL% SL TL%
sát
%
%

Học kỳ
1

Học kỳ
2

D2

0

0

10

25

29


72,5

1

2,5

0

0

D4

0

0

08

22,8

24

68,6

3

8,6

0


0

B2

0

0

13

3,1

28

66,7

1

2,3

0

0

B4

0

0


12

27,9

30

69,8

1

2,3

0

0

D2

3

7,5

20

50

17

42,5


0

0

0

0

D4

1

2,9

17

48,5

16

45,7

1

2,9

0

0


B2

5

11,9

26

61,9

11

26,2

0

0

0

0

B4

4

9,3

29


67,4

10

23,3

0

0

0

0

Từ kết quả so sánh trên cho thấy HS đã có sự tiến bộ, tỉ lệ HS khá giỏi của
học kỳ 2 tăng lên nhiều so với học kỳ 1, tỉ lệ HS yếu kém đã giảm đáng kể.
Thậm chí ở lớp B2, B4 khơng cịn HS yếu kém.
Cuối năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022,
tôi tiến hành một cuộc khảo sát kiểm tra đối chứng với lúc chưa sử dụng các giải
pháp trên. Kết quả đạt được cuối năm học như sau: Số HS thường xuyên chú ý
nghe giảng, tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn và tự giác làm bài tập
của lớp D2, D4, B2, B4 đạt hơn 89% cao hơn rất nhiều so với học kỳ trước. Các
em đã rất tích cực, chủ động, hứng thú và tự giác trong quá trình học tập, nên
thành tích học tập đã được nâng lên khá rõ. Với PPDH mới này, tôi đã truyền
được ngọn lửa cảm xúc, gây hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em.

skkn


18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát thực tế, đề tài SKKN đã
được thực hiện và đã đạt một số kết quả như sau:
- Sử dụng các giải pháp trò chơi học tập đã nêu trong SKKN vào học môn
Ngữ văn đã nâng cao chất lượng dạy học.
- Kích thích sự phát triển tư duy lôgic, rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác và
nhiều kỹ năng sống bổ ích khác cho HS.
- Khơi gợi hứng thú, kích thích, bồi dưỡng tình u đối với mơn Ngữ văn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học.
Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế: Phạm vi đề tài chỉ thực hiện đối
với bản thân đang giảng day. Vì vậy, hướng phát triển của đề tài sẽ là: vận dụng
trị chơi học tập vào dạy học mơn Ngữ văn THPT ở tất cả các khối lớp trong
Trường THPT Triệu Sơn 5.
3.2. Kiến nghị
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tơi có một số kiến nghị sau:
- Khi vận dụng các PPDH và KTDH cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật
chất, trang thiết bị máy tính có nối mạng, máy chiếu... tại các phịng học.
- Cần phải có sự kết hợp đồng bộ của tất cả các giáo viên trong trường để
HS có thể nắm vững PPDH tích cực này.
- Giáo viên cần liên tục trao đổi, thảo luận củng cố thêm kiến thức và phương
pháp trong quá trình giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó khơng thể
tránh khỏi những hạn chế và bất cập.Tơi rất mong nhận được những đóng góp
q báu của đồng nghiệp để đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2022
XÁC NHẬN
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình,

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

HOÀNG THỊ LƯƠNG

skkn


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng, 2002.
2. Luật giáo dục năm 2005 (điều 28 mục 2).
3. Modul THPT 18; Phương pháp dạy học tích cực.
4. Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Bộ giáo dục
và đào tạo theo Dự án Việt – Bỉ. NXB Đại học sư phạm.
5. Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục
năm 2001.
5. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT (Tài liệu dành cho
giáo viên).
6. Nguồn internet.

skkn



×