Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.05 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu…………………………………………………………….………….2
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...2
1.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..............2
1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….2
1.5. Những điểm mới của SKKN……………………………………………......2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………………………..……..2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………….…...2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………............3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề…………………………………………………………………….…………..3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………….19
3.Kết luận và kiến nghị………………………………………………….…...19
3.1 kết luận……………………………………………………………………..19
3.2 Kiến nghị…………………………………………………………………...19

1

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Điểm đầu vào lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thấp so với các
trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Đi đôi với điểm thấp là đa số học
sinh thực hiện các quy định về nề nếp, nội quy quy định khơng tốt. Vì vậy để
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì việc giáo dục đạo đức của
học sinh được đặt lên hàng đầu như câu khẩu hiệu của nhà trường “ tiên học lễ


hậu học văn”. Do đó ban giám hiệu nhà trường và tập thể sư phạm nhà trường
luôn song song giáo dục đạo đức và dạy học cho học sinh.
Mặt khác là giáo viên bộ môn dạy học ở các lớp khi vào một lớp học có nề
nếp tốt việc dạy học sẽ đem lại hiệu quả học tập cao hơn cả cơ lẫn trị so với
các lớp có nề nếp kém hơn . Từ thực tiễn ấy khi được nhà trường phân công
chủ nhiệm lớp 10C5 tôi nhận thấy rằng nề nếp của học sinh trong lớp chủ
nhiệm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh cũng
như tính cách, hành động của các em học sinh. Đấy chính là lí do tơi chọn đề
tài “Một số kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao nề nếp của học sinh cũng như chất lượng của học sinh và đặc
biệt là hành trang để giúp các em vào đời.
1.3. Đối tượng nguyên cứu
Học sinh toàn trường đặc biệt là học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Thị
Lợi.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, Phương pháp thu thập thông tin;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5 . Những điểm mới của SKKN:
- Cách tính điểm và xếp loại học sinh, khen thưởng học sinh.
- Hình thành nhóm học tập, lớp học tập.
- Triển khai cuộc họp phụ huynh theo cách khác.
- Rèn luyện kĩ năng đọc sách, phong trào đọc sách của học sinh
2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
“Tiên học lễ, hậu học văn” là một quan niệm giáo dục xưa có từ nhiều thế kỷ
trước. Nó được áp dụng rộng rãi chẳng những trong nhà trường mà còn ở
phạm vi giáo dục gia đình và xã hội. Quan niệm giáo dục này đã được hình
thành và phát huy mạnh mẽ ảnh hưởng của nó trong thời kỳ phong kiến với
nền giáo dục Nho học ở nước ta. “Tiên học lễ, hậu học văn” tiếp tục duy trì

ảnh hưởng trong nền giáo dục “Tân học” – là nền giáo dục theo mơ hình
phương Tây và lấy chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thống. Ảnh hưởng của
quan niệm này suy yếu dần trong những thập niên gần cuối thế kỷ XX.
Có một thời “Tiên học lễ, hậu học văn” là một phương châm giáo dục, một
câu khẩu hiệu phổ biến được treo, vẽ ở hầu hết các phòng học, trường học.
Nhưng cũng có một thời câu này đột nhiên vắng bóng, bị lãng quên trong các
2

skkn


trường học. Trong vài mươi năm gần đây, câu chữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”
xuất hiện trở lại ở nhiều trường học. Có nơi được khắc chữ to, trên cao ngay
chính diện nhà trường.
Theo cách hiểu thơng thường “Tiên học lễ, hậu học văn” là: Trước học
lễ giáo, sau học chữ nghĩa. Theo nguyên nghĩa ban đầu: Tiên, hậu (trước, sau)
ở đây chỉ thứ tự về mặt thời gian. Lễ là cái khuôn mẫu đã được định ra thành
phép tắc từ quan, hơn, tang, tế, đi đứng, nói năng, ứng xử...đều có cái phép
nhất định phải như thế để mọi người tuân theo, đó là lễ. Văn theo nghĩa rộng
là cái đẹp, theo nghĩa hẹp là văn hóa, văn chương, văn học, nghệ thuật...
Hiểu rộng hơn thì “Tiên học lễ, hậu học văn” là: Trước tiên phải học lễ nghĩa,
đạo đức làm người, sau đó học văn tự, chữ nghĩa của thánh hiền hoặc hiểu gọn
hơn: Học làm người trước, học tri thức sau. Như vậy vấn đề nề nếp học tập
của học sinh rất quan trọng trong việc học tập, nề nếp có tốt kéo theo học tập
cũng sẽ tốt hơn.
Mặt khác hiện nay học sinh sử dụng điện thoại để xem thông tin, đọc
thông tin trên mạng internet rất nhiều vì vậy việc đọc sách giấy càng ngày
càng ít.Từ đó vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất quan trọng đối với
việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của học sinh.
2.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trường THPT Nguyễn Thị Lợi thành lập năm 2001 với loại hình bán
cơng đầu vào lớp 10 của trường rất thấp.Từ năm 2010 trường được chuyển đổi
loại hình hoạt động và trở thành trường công lập, tuy nhiên điểm thi đầu vào
lớp 10 vẫn thấp so với các trường công lập trên địa bàn Thành Phố Sầm Sơn
và cùng với đó là số lượng học sinh có hạnh kiểm tốt là rất ít. Cũng là giáo
viên bộ mơn nên tơi hiểu rằng khi học sinh chú ý lắng nghe không vi phạm
nội quy, quy định trong giờ học có ảnh hưởng lớn đến tâm lí của giáo viên
đang giảng dạy cũng như kết quả học tập của học sinh.
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi được sự quan tâm của ban giám hiệu
nhà trường, đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh nên nề nếp của học sinh có
sự chuyển biến tốt. Tuy nhiên khi là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy còn
rất nhiềù tồn tại trong lớp dạy. Khi được phân cơng chủ nhiệm lớp 10C5 trong
khi lớp đó lớp tơi là lớp nhiều học sinh học yếu và có hồn cảnh đặc biệt. Vì
vậy tơi đã học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của các giáo viên khác đồng thời
cũng tìm ra những biện pháp để nâng cao nề nếp và chất lượng học tập của
lớp chủ nhiệm.
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1 Cho học sinh học nội quy, quy định của trường , của lớp.
Đầu năm học trường sẽ tổ chức cho các lớp học truyền thống của nhà
trường và học tập nội quy,quy định của trường như:
Điều 1 : Thái độ cư xử giao tiếp với Thầy, Cô , bạn bè :
- Kính trọng thầy cơ,nhân viên trong trường, cha mẹ, yêu mến và giúp đỡ bạn,
có tinh thần kỉ luật trong học tập và sinh hoạt.
3

skkn


- Đoàn kết , thân ái đối với bạn bè ,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Điều 2 : Đồng phục – tác phong :
- Học sinh nam :  Mặc áo sơ mi trắng, quần dài, khơng được mặc quần bị cào.
Giờ thể dục phải mặc áo đồng phục và đi giày bata. Phải đeo phù hiệu khi đến
trường.
- Học sinh nữ:  đồng phục gồm:
+ Thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc áo dài trắng đi giầy sandan
+ Những buổi học khác thì mặc áo trắng đồng phục, quần dài, đi giầy sandan.
Giờ thể dục phải mặc áo đồng phục và đi giày bata. Phải đeo phù hiệu khi đến
trường.
Điều 3 : Học tập – Chuyên cần
+ Đi học đúng giờ.
+ Nghỉ học phải có lý do chính đáng được ghi trong tờ đơn xin phép có chữ
ký mẫu của phụ huynh , được cha mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp ni
dưỡng mang đến phịng giám thị ký tên ngay buổi nghỉ hoặc trễ lắm là ngày
hôm sau để được xác nhận học sinh nghỉ có phép .
+ Học sinh phải tham gia đầy đủ các hoạt động học tập , học nghề phổ thông ,
lao động và sinh hoạt của nhà trường .Tất cả được xem như buổi học chính
khóa
+ Khi đến trường phải học thuộc bài , làm bài tập về nhà đầy đủ theo yêu cầu
của giáo viên , trong giờ học phải ngồi đúng chỗ theo qui định sơ đồ lớp , ghi
chép bài đầy đủ rõ ràng , giữ gìn sách vở cẩn thận , sạch sẽ .
+ Chấp hành tốt nội qui phòng thi
+ Khi nghe có trống báo vào lớp học sinh phải thật khẩn trương tập trung và
ổn định trật tự , giữ trật tự khi chưa có giáo viên . Khi có trống tan học , phải
khẩn trương ra về , tắt đèn , quạt.
+ Không được hút thuốc lá, uống rượu bia.
Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh mơi trường sư phạm trong và ngoài lớp: 
+ Bỏ rác vào các thùng rác đặt trong lớp và các vị trí theo qui định của nhà
trường
+ Xóa sạch bảng khi hết tiết học và cuối mỗi buổi học.

+ Giữ gìn bàn ghế , bảng , tường và các tài sản khác của nhà trường .
+ Giữ gìn nhà vệ sinh sạch đẹp
+ Khơng bẻ hoa , cây trong nhà trường .
+ Không được làm đổ nước ra lớp .
Đồng thời lớp cũng xây dựng nội quy, quy định của lớp như:
- Vi phạm nội quy nhà trường sẽ tùy vào mức độ để phạt lao động, gặp phụ
huynh và các hình phạt khác
- Khi có thành tích trong học tập, nề nếp sẽ được khen thưởng tiền khen
thưởng sẽ lấy từ quỹ của lớp.
- Xếp loại học sinh theo từng tuần, tháng, học kì, cả năm. Mục đích để học
sinh biết được tuần này đã tốt hay là kém so với tuần khác, mình tốt hay là
kém so với bạn và tạo ra sự công bằng giữa các học sinh.
4

skkn


Cụ thể.
I. Đối với mỗi tuần học ( mỗi học sinh mỗi tuần được 9,0 điểm và được
cộng thêm 0,5 điểm nếu có )
1. Cách cộng trừ điểm:
- Vi phạm cổng trường trừ 5,0 điểm/ lỗi vi phạm ( vì vi phạm cổng trường trừ
vào nề nếp lớp nhiều điểm)
- Nghỉ học vơ lí do trừ 5,0 điểm / buổi ( để hạn chế tối đa học sinh nghỉ học vơ
lí do).
- Bỏ tiết trừ 4,0 điểm/ lần vi phạm.
- Vào học muộn tiết học trừ 3,0 điểm / lần vi phạm.
- Bị ghi lỗi vi phạm trong sổ đầu bài
+ Trừ 3,0 điểm / lỗi vi phạm ( đối với giờ khá)
+ Trừ 5,0 điểm/ lỗi vi phạm ( đối với giờ trung bình trở xuống)

- Hút thuốc lá trừ 10 điểm/ lần vi phạm
- Sử dụng điện thoại trừ 10 điểm/ lần vi phạm.
- Đánh nhau tùy vào mưc độ để hạ hạnh kiểm trong tháng hoặc kì học.
-Các lỗi vi phạm khác tùy thuộc vào mức độ để trừ điểm .
* Chú ý : Mỗi học sinh ban đầu đều được 9 điểm, điểm khuyến khích được
cộng thêm như sau:
- Cộng thêm 0,5 điểm nếu có 1 điểm 9 trong sổ đầu bài
- Cộng thêm 1,0 điểm nếu có 2 điểm 9 trở lên hoặc 1 điểm 10 trở lên trong sổ
đầu bài.
- Cộng 1,0 điểm nếu làm được việc tốt.
- Tính điểm chênh lệch giữa tuần trước và tuần tiếp theo ( trừ tuần đầu tiên)
Cụ thể là lấy điểm của tuần tiếp theo ( điểm thực) trừ điểm tuần trước là
số dương thì được cộng 1,0 vào tuần tiếp theo.
Ví dụ điểm thực tế ( chưa cộng điểm khuyến khích)Tuần 1: 6,5 điểm
Tuần 2: 7,0 điểm
Tuần 3: 6,0 điểm
Cách tính điểm
Chênh lệch tuần 2 và tuần 1: 7,0 – 6,5 = 0,5. Tuần 2 sẽ được cộng 1,0 (
điểm khuyến khích). Tức tổng điểm của tuần 2 là: 7,0 + 1,0 = 8,0.
Chênh lệch tuần 3 và tuần 2: 6,0 – 7,0 = - 1,0. Tuần 3 sẽ không được
cộng điểm. Tức tổng điểm của tuần 3 giữa nguyên là: 6,0.
Mục đích của tính điểm chênh lệch đó là bản thân học sinh ln so sánh sự nổ
lực của bản thân mình qua mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kì.
2. Cách xếp loại
+ Loại tốt : > 8,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
II. Xếp loại tháng.


5

skkn


-Tính điểm chênh lệch giữa các tháng (trừ tháng đầu tiên) và cộng điểm tương
tự như tính điểm tuần
-Cách tính điểm: Điểm của tháng là trung bình cộng điểm tổng của các tuần
và lấy 1 chữ số thập phân.
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : > 8,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
III. Xếp loại học kì
-Cách tính điểm: là trung bình cộng của các tháng trong học kì.
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : > 8,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
IV. Xếp loại năm học
-Cách tính điểm: Là điểm trung bình cộng của học kì 1 và 2
- Cách xếp loại:
+ Loại tốt : > 8,0 điểm
+ Loại khá: 6.5 – dưới 8,0 điểm
+ Loại tung bình : Từ 5,0 điểm đến dưới 6,5điểm.
+ Loại Yếu: dưới 5,0 điểm.
2.3.2 Nắm được danh sách lớp, địa chỉ và hồn cảnh gia đình của từng
học sinh.

Mục đích để hiểu hơn hồn cảnh của học sinh, tâm tư, nguyện vọng của các
em
Một số trường hợp cụ thể:
- Em: Phạm Thị Trang
+ Địa chỉ: P. Quảng Cư – TP Sầm Sơn
+ Hồn cảnh gia đình: Gia đình có 4 chị em, em Trang là con thứ 3, bố
mẹ làm nghề biển để ni các em, hồn cảnh khó khăn, em thường xuyên đau
ốm.
- Em: Vũ Thị Hồng
+ Địa chỉ: P. Quảng Tiến – Tp Sầm Sơn
+ Hoàn cảnh gia đình: Gia đình có 3anh em, Hồng là con thứ 2 trong
gia đình, em trai học lớp 2, bố thường xuyên đi đi làm xa nhà, mẹ ở nhà đan
lưới. Gia đình theo đạo Thiên Chúa
- Em: Vũ Thị Tâm
+ Địa chỉ: Xã Quảng Cư – Tp Sầm Sơn
+ Hồn cảnh gia đình: Gia đình có 4 anh em. Tâm là anh cả trong gia
đình, bố thường xuyên đi biển, mẹ ở nhà chăm em, kinh tế gia đình vất vả. Bố
ít quan tâm đến con.
6

skkn


- Em: Trần Phương Linh
+ Địa chỉ: P. Trung Sơn – Tp Sầm Sơn
+ Hồn cảnh gia đình: Gia đình có 2 anh em. Sơn là con đầu trong gia
đình, em gái học ở trương tiểu học Trung Sơn I. Gia đình làm nghề đi biển.
Gia đình theo đạo Thiên Chúa
- Em: Trần thị Yến
+ Địa chỉ: P. Quảng Vinh – Tp Sầm Sơn

+ Hồn cảnh gia đình: Gia đình có 4 anh em. Yến là con thứ 3 trong gia
đình, Chị gái đang đi làm ở Hà Nội, bố mẹ làm thợ xây. Bố nóng tính thường
xun chửi con, ít quan tâm con
2.3.3 Kết hợp với gia đình học sinh trong giáo dục học sinh
Giáo dục học sinh không chỉ là việc của nhà trường mà cần sự chung tay của
giai đình và xã hội. Gia đình là 1 yếu tố quan trong trong hình thành nhân
cách của học sinh, vì vậy sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh rất
quan trọng.
Ngồi cuộc họp phụ huynh đầu năm và giữa năm thì giáo viên chủ nhiệm và
gia đình học sinh cần phải thường xuyên trao đổi thông tin với nhau cụ thể:
- Thứ nhất khi học sinh bỏ giờ, bỏ tiết giáo viên chủ nhiệm cần liên lạc
ngay với gia đình học sinh để tìm học sinh tránh những điều đáng tiếc xảy ra;
Khi học sinh vi phạm nhiều lỗi giáo viên sẽ gọi điện thoại trao đổi với gia
đình. Gia đình nào cũng vậy ln muốn con mình ngoan ngỗn, học giỏi vì
vậy khi trao đổi với gia đinh giáo viên chủ nhiệm cần nói chuyện nhẹ nhàng,
lắng nghe ý kiến của phụ huynh đồng thời đưa kiến nghi với gia đình để học
sinh tiến bộ hơn.Cụ thể một số học sinh như sau
+ Em Vũ Tiến Thịnh vi phạm những lỗi như đi học muộn, sai đồng
phục, khơng ghi bài, nói chuyện riêng… Giáo viên chủ nhiệm gọi điện thoại
cho gia đình học sinh và thơng báo tình hình học tập của học sinh trên lớp,
tiếp đó lắng nghe chia sẽ của gia đình học sinh như: ở nhà em thường xuyên
sử dụng điện thoại, ngại làm việc nhà, lười học, thường xuyên cãi bố mẹ…
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra ý kiến đó là gia đình cần quan tâm đến em nhiều
hơn nữa, dành thời gian để nói chuyện với em, hiểu tâm tư tính cảm của các
em, uốn nắn những hành động, hành vi chưa đúng, nhắc nhở việc học ở nhà.
+ Em Nguyễn hữu Công vi phạm các lỗi như: bỏ tiết, nghỉ học vơ lí do,
khơng có đồ dùng học tập, không ghi bài, chống đối giáo viên…Giáo viên gọi
điện thoại cho phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập của học sinh,
lắng nghe những chia sẽ của phụ huynh như: Kinh tế gia đình ổn định, là con
trai duy nhất trong gia đình, dễ bị bạn bè rủ rê, lơi kéo, thích thể hiện mình…

Lời khun giáo viên chủ nhiệm dành cho gia đình như: Khơng nên đánh
mắng, tâm sự với con nhiều hơn để hiểu con hơn, quan tâm đến những người
bạn của con, định hướng trong hành động của con, làm thế nào để con biết
được trách nhiệm của con với gia đình….
- Thứ 2 đến tận nhà học sinh để vừa biết về hồn cảnh gia đình vừa trao
đổi tình hình học tập của học sinh.cụ thể 1 số học sinh như:
7

skkn


Em Nguyễn Văn Hải mắc các lỗi như: không làm bài tập ở nhà, bỏ tiết,
nghỉ học vơ lí do, ít tham gia hoạt động tập thể…Ý kiến của gia đình như: bố
mẹ đi làm ăn xa khơng có nhà vì vậy khơng quan tấm đến em nhiều được.
Kiến nghị của giáo viên chủ nhiệm đó là bố hoặc mẹ cần làm ở gần để có thời
gian quan tấm đên con vì lứa tuổi này đang cịn bồng bột, thích thể hiện mình,
dễ bị lơi kéo, rủ rê của bạn bè xấu…
Em Lê Thị Diệp mắc các lỗi như:chữ viết xấu, thường xun nói
chuyện riêng trong giờ, khơng làm bài tập ở nhà, không học bài cũ ở nhà…
Giáo viên lắng nghe ý kiến của gia đinh và đồng thời đưa ra kiến nghị như:
Cần rèn chữ viết của con, kiểm tra vở ghi, kiểm tra việc học buổi tối của con,
nói chuyện với con nhiều hơn…
2.3.4. Trị chuyện với học sinh để hiểu được tâm tư, tình cảm của học sinh
đặc biệt là học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm khơng được lấy quyền của mình để áp đặt với học sinh
mà cần phải có sự trao đổi để các em có ý kiến, mong muốn của mình và điều
mong muốn ấy sẽ được thực hiện. Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng
để sự tự do của học sinh không quá trớn.
Thứ nhất: Trong buối sinh hoạt cuối tuần đầu tháng yêu cầu học sinh
viết ra những yêu cầu, mong muốn của mình đối với giáo viên chủ nhiệm

cũng như đưa ra các biện pháp nâng cao nề nếp của lớp.
Thứ hai: Trao đổi riêng với học sinh để hiểu tâm tư của học sinh cũng
như định hướng hành động của học sinh tốt hơn.
Việc giáo dục học sinh khơng chỉ bằng hình phạt mà cần phải làm cho học
sinh hiểu là mình đang vi phạm những nội quy, quy định của trường cũng như
của lớp, học sinh có ý thức tự giác sửa chữa những điều mình cịn sai chứ
khơng phải là sự bắt ép hay gượng ép phải thay đổi. Mặt khác sự trao đổi giữa
giáo viên và học sinh để giáo viên chủ nhiệm là người bạn thân thiết, gần gũi
với học sinh, là nơi mà học sinh gửi gắm những tâm tư của các em từ đó giáo
viên chủ nhiệm đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như định hướng hoạt
động của các em được tốt hơn.
Cụ thể một số học sinh sau đây:
Em Lường Ngọc Tiến Đạt vi phạm các lỗi là đi học muộn nhiều lần.Lí
do em đưa ra là nhà em khơng có xe để đi học nên em phải ngồi nhờ xe của
bạn vì vậy có hơm em không xin được xe để ngồi nhờ. Giáo viên chủ nhiệm
nói chuyện với em đó và đưa ra biện pháp đó là em hãy nói chuyện với gia
đình có thể mua cho em 1 chiếc xe cũ hoặc mới cũng được, nếu khơng được
thì em phải điều chỉnh thời gian đi học sớm hơn để không ngồi nhờ xe bạn
này thì có thể ngồi nhờ bạn khác.Mặt khác lỗi vi phạm của em không chỉ ảnh
hưởng đến bản thân em mà còn ảnh hưởng đến cả tập thể lớp nữa
Em Nguyễn Hữu Tuấn Kiệt mắc những lỗi như: bị ghi sổ đầu bài nhiều
lần vì nói chuyện, khơng học bài cũ, đi học muộn, vô lẽ với giáo viên bộ
môn.Đây là 1 học sinh cá biệt của lớp vì vậy Giáo viên chủ nhiệm cần phải
dành thời gian nhiều hơn. Trước tiên giáo viên cần tìm hiểu tính cách, tâm tư
8

skkn


của em thơng qua gia đình, tiếp theo những người bạn trong lớp cũng như

trong trường, sau đó giáo viên sẽ nói chuyện với em Tuấn. Câu chuyện mà
giáo viên chủ nhiệm nói với em ban đầu khơng phải là những lỗi vi phạm mà
nói về những vấn đề nào đó của xã hội những việc làm mà em ấy quan tâm để
từ đó hiểu được tính cách, suy nghĩ của em. Cuộc nói chuyện của cơ và trị
khơng phải diễn ra 1 lần mà còn phải diễn ra nhiều lần làm sao đó để cơ trị
hiểu nhau nhiều hơn, Giáo viên chủ nhiệm là người em có thể tin tưởng, là
bạn của em. Tiép theo giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi về những lỗi vi phạm
của em để em hiểu những gì em làm là sai, có lỗi với chính mình, các bạn
trong lớp, giáo viên bộ mơn cũng như với giáo viên chủ nhiệm.
Em Nguyễn Anh Khoa bị ghi sổ đầu bài nhiều lần về việc ngủ trong
lớp, hát trong giờ. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lí do ngủ trên lớp của em
thơng qua gia đình xem có phải la em thức khuya khơng? Nếu có để làm gì?
hay là em bị mất ngủ? kiến nghị gia đình cần quan tâm, nhắc nhở em.Sau đó
giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp riêng và trao đổi với học sinh để tìm ngun nhân
của nhữg lỗi vi phạm đó. Lí do em đưa ra là do em ngủ muộn nên đến lớp
buồn ngủ và em rất thích hát nên nhiều khi hát trong giờ. Giáo viên chủ nhiệm
đưa ra 1 số lời khuyên dành cho em như: em nên đi ngủ trước 12h đêm, trước
khi đi ngủ nên vận động nhẹ nhàng, tắt ti vi, điện thoại để giác ngủ được sâu
hơn. Mặt khác khoảng thời gian từ 8h00 đến 10h00 buối sáng rất dễ gây buồn
ngủ vì vậy khi buồn ngủ em xin giáo viên bộ môn ra ngoài rửa mặt cho đỡ
buồn ngủ và một điều qun trọng nữa đó là khi em nói chuyện với người ngủ
gật em có muốn nói nữa khơng? Vì vậy giáo viên bộ mơn rất khó chịu và sẽ
ghi em vào sổ đầu bài. Còn vấn đề hát trong giờ học em cần phải bỏ ngay bởi
lí việc đó ảnh hưởng đến các bạn bên cạnh đang học bài và gây nên sự khó
chịu của giáo viên bộ mơn, nếu em thích hát thì cố gằng thời gian ra chơi hát
thật nhiều cịn vào giờ sẽ khơng hát nữa.
Em Nguyễn Trung Anh nhiều lần sử dụng điện thoại trong giờ học. ?hỏi
lí do tại sao em lại ngủ trong giờ nhiều lần và hát trong giờ? lí do em đưa ra là
em thức khuya nên ngày mai buồn ngủ và em rất thích hát. Giáo viên chủ
nhiệm trao đổi với học sinh thì lí do em đưa ra là: trong giờ học có bạn nhắn

tin cho em nên em lại ra xem và nhắn lại. Giáo viên chủ nhiệm nói là:điện
thoại di động rất cần thiết để liên lạc, biết thông tin của gia đình, bạn bè tuy
nhiên ở tuổi các em đặc biệt là trong giờ học nếu em mang điện thoại đến lớp
thì cả buổi học em chỉ để ý xem có ai nhắn tin hay gọi điện cho em, khi đó em
sẽ mất tập trung vào việc học và điều tất yếu là kết quả học tập sẽ kem. Mặt
khác gia đình em là gia đình hộ nghèo bố mẹ em kiếm tiền nuôi con ăn học rất
vất vả và luôn mong sao con học thành người để đỡ vất vả hơn, bố mẹ em biết
em không chăm lo việc học sẽ rất buồn. Vì vậy chính vì tương lai của mình và
thương bố mẹ em cần phải thay đổi và tập trung vào việc học nhiều hơn nữa.
2.3.5 Đến thăm gia đình học sinh
- Thứ nhất: Đối với những học sinh bị ốm, đi bệnh viện giáo viên chủ
nhiêm cùng với các học sinh khác trong lớp sẽ đến thăm.Sự thăm hỏi tạo sự
9

skkn


gần gũi, gắn kết giữa giáo viên chủ nhiêm với lớp và giữa các thành viên
trong lớp, dạy học sinh biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau.
cụ thể 1 số học sinh như:
Em Phạm Thị Trang bị suy tuỷ cả lớp cùng với phụ huynh học sinh,
đoàn thể và các thầy cô ủng hộ vật chất tinh thần để hỗ trợ cho em.
Em Vũ Thị Kiều My bị polip trực tràng giáo viên và các học sinh điện
hỏi thăm sau đó cùng với cán bộ lớp, cán bộ đồn đến bệnh viện để thăm và
động viên.
- Thứ 2: thăm gia đình học sinh nghèo, chính sách, lễ.
Vào dịch tết dương lịch, tết âm lịch, tết vì người nghèo giáo viên chủ nhiệm
cùng với các học sinh trong lớp sẽ đến gia đình học sinh để thăm và tặng quà
gia đình học sinh nghèo như em Trần Văn Thực ,Đoàn Văn Anh, Lường Thị
Ly.

Ngày giáng sinh tặng quà cho 3 học sinh theo đạo thiên chúa là: học sinh
Hồng, Sơn, Phương Linh.
- Thứ 3: Giáo viên cùng với đoàn thanh niên của nhà trường đến thăm
1 số gia đình vào buổi tối về kiểm tra việc học ở nhà của các em. Cụ thể là:
+ 8h00 ngày 25/3/2022 đến nhà em Nguyễn Văn Cương khi đến nhà em đang
còn xem ti vi chưa học bài. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi tình hình học tập của
em đồng thời động viên, nhắc nhở học sinh, nhắc nhở gia đình quan tâm đến
việc học ở nhà của học sinh.
+ 8h00 ngày 08/4/2022 đến thăm nhà em Trương Trọng Thịnh Khi đến nhà
em đã vào bàn học bài. Giáo viên chủ nhiệm cùng đoàn thanh niên trao đổi
tình hình học tập cũng như việc thực hiện nề nếp của em đồng thời nhắc nhở,
động viên em học tập tốt hơn.
+ 8h00 đến 9h00 ngày 26/4/2022 đến thăm nhà em Văn Thị Phương và em
Cao Đăng Thành . Khi đến gia đình em Văn Phương thì em đang ngồi học
bài, Giáo viên chủ nhiệm cùng đồn thanh niên trao đổi tình hình học tập cũng
như việc thực hiện nề nếp của em đồng thời nhắc nhở, động viên em học tập
tốt hơn. Em Cao Đăng Thành đi chơi khơng có nhà Giáo viên chủ nhiệm cùng
đồn thanh niên trao đổi tình hình học tập cũng như việc thực hiện nề nếp củả
em, lắng nghe ý kiến của gia đình và kiến nghị gia đình cần quan tâm nhiều
hơn nữa đến việc học tập của em.
2.3.6 Nâng cao chất lượng học tập của lớp
Khi học sinh học hiêu bài sẽ thích học ,để ý việc học và đặc biệt là chú ý nghe
giảng. Từ đó sẽ ít nói chuyện riêng, chăm đi học hơn, đi học đúng giờ hơn và
sẽ ít vi phạm nề nếp hơn.
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của lớp như:
-Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp
+ Kiểm tra giấy nháp.
+ Kiểm tra vở làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Kiểm tra sách giáo khoa, vở ghi của từng môn học
+ Đồ dùng học sinh

10

skkn


-Kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của từng
học sinh, kiểm tra thường xuyên bài cũ, bài tập về nhà. Thống nhất với giáo
viên bộ mơn ( Tốn, Văn, Anh, Địa lí, lịch sử, Giáo dục cơng dân) mỗi tháng
có 1 bài kiểm tra cho cả lớp để giáo viên tổng hợp điểm nhằm kịp thời biểu
dương, nhắc nhở học sinh.
- Học nhóm sau mỗi buổi học thêm buổi chiều nhằm mục đích tránh để thời
gian rỗi học sinh sẽ đi chơi các trị chơi điện tử và nâng cao tình thần học tập
của lớp.
- Hình thành các “đơi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập nhằm
cũng cố kiến thức cho bạn học tấp và nâng cao năng học tập của bạn học dốt.
Ví dụ: Em Lê Thị Linh và em Văn Thị Phương đó là em Linh giúp đỡ bạn
Phương để cùng học tốt mơn tốn.
- Hình thành Nhóm học tập ( dành cho học sinh có ý thức học tập tốt) như
mơn tốn, tiếng anh. Mỗi tuần giáo viên sẽ xin đề trắc nghiệm, đáp án của
môn tốn và mơn tiếng anh của giáo viên tốn, tiếng anh, GVCN sẽ phô tô đề
cho mỗi học sinh trong nhóm để học sinh trong nhóm làm, đến thứ 5 hằng
tuần sẽ thu và chấm sau đó sẽ đưa đáp án cho các em trong nhóm xem ( vì
GVCN dạy môn Sinh học). Sau khi chấm giáo viên sẽ thống kê điểm từng
môn, từng tuần khen thưởng những em tiến bộ hơn so với điểm của bài trước
đó của bản thân mỗi học sinh, nhắc nhở các học sinh có bài làm giảm sút. 1
hoặc 2 tháng GVCN yêu cầu học sinh làm bài và GVCN trực tiếp coi thi.
2.3.7 Khuyến khích, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
Việc giáo dục học sinh khơng chỉ bằng hình phạt, sự nhắc nhở mà cịn
thơng qua việc khuyến khích, biểu dương và khen thưởng kịp thời sự nổ lực,
phấn đấu của học sinh.

Mọi chi phí cho việc khen thưởng học sinh lấy từ tiền quỹ lớp và được
sự đồng ý của phụ huynh học sinh ở buổi họp phụ huynh đầu năm và sự đồng
ý của học sinh trong lớp.
Cụ thể như sau:
- Khuyến khích, biểu dương, khen thưởng vào cuối mỗi tuần học.
Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu theo dõi học tập và việc thực hiện nề nếp của
các thành viên trong tổ của mình cũng như theo dõi tổ khác.
Cụ thể như: Tổ trưởng tổ 1 theo dõi tổ mình và theo dõi tổ 2. Tổ trưởng tổ 2
theo dõi tổ mình và theo dõi tổ 3. Tổ trưởng tổ 3 theo dõi tổ mình và theo dõi
tổ 4. Tổ trưởng tổ 4 theo dõi tổ mình và theo dõi tổ 1. Lớp trưởng theo dõi
chung cả lớp. Buổi sinh hoạt cuối tuần tổ trưởng nhận xét, ghi điểm trong
tuần, xếp loại lên bảng của tổ mình và tổ mình theo dõi điểm và xếp loại các
thành viên trong tổ, lớp trưởng nhận xét chung các bạn trong lớp t . 2 Bạn học
sinh được cử ra thống kê điểm của cả lớp dưới sự giám sát của giáo viên chủ
nhiệm.
Đến thứ 2 tuần tiếp theo 1 bạn thống kê điểm sẽ viết trên bảng: 1 điểm
chênh lệch tuần trước và tuần tiếp theo cao , 2 điểm tổng của tuần cao lấy 10
bạn, 3 tổ có điểm trung bình cao nhất. Sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ biểu
11

skkn


dương, khen thưởng tổ nào có điểm trung bình chênh lệch cao nhất bằng 1
tràng vỗ tay. Món quà dành cho sự tiến bộ và điểm cao là tràng vỗ tay, còn
điểm chênh lệch cao nhất và điểm tổng cao nhất trong tuần sẽ được tặng 1 cây
bút viết ( tiền của GVCN mua).
- Khuyến khích, biểu dương, khen thưởng theo tháng
Đối với tổ tổ nào có nhiều thành tích tốt nhất sẽ được biểu dương, khen
thưởng và nhận quà là 50.000đồng. Số tiền này sẽ bỏ vào tiền tích lũy của cả

lớp( tiền tích lũy được để dành cuối năm lớp 12 liên hoan lớp ).
Đối với cá nhân: Khen thưởng tổ trưởng quản lí tốt nhất trong tháng,
học, học sinh này sẽ nhận được 1 tập giấy kiểm tra và món quà từ giáo viên
chủ nhiệm như bút hoặc thước kẻ…
+ Khen thưởng học kì I và cả năm học.
Đối với tập thể: Tổ nào xuất sắc nhất sẽ được biểu dương, khen thưởng
và nhận được phần quà là 100.000đồng bỏ vào tiền tích lũy của lớp và nhận
được 1 hộp kẹo từ giáo viên chủ nhiệm.
Đối với cá nhân: Thưởng cho 1 cán bộ lớp, 1 cán bộ đồn vì những cố gắng,
nổ lực quản lí lớp. Phần thưởng là 1 tập giấy kiểm tra và 1 cuốn sách quà tặng
cuộc sống từ giáo viên chủ nhiệm.Thưởng cho học sinh tiên tiến học kì và cả
năm là 1 hộp bánh và 1 cuốn sách từ giáo viên chủ nhiệm.
+ Nhóm học tập: biểu dương khen thưởng những bạn tiến bộ. Cụ thể em có
điểm chênh lệch cao nhất của bài trước và bài tiếp theo cũng như điểm cao
nhất được khen thưởng của GVCN là 1 tập giấy kiểm tra ( GVCN tự mua)
+ So sánh sự chênh lệch tổng điểm của 6 bài thi của bài này so với bài trước
đó, học sinh nào điểm chênh lệch cao nhất được tập giấy kiểm tra ( tiền của
quỹ lớp); Người điểm cao nhất của của mỗi bài thi được tặng 1 tập giấy kiểm
tra ( tiền quỹ lớp).
2.3.8 Triển khai cuộc họp phụ huynh theo cách khác.
Rất nhiều học sinh khi có cuộc họp phụ huynh là rất sợ, có những học sinh
khơng đưa giấy mời về cho phụ huynh ( ví dụ học sinh Nguyễn Thị Tuyết Hồng)
hoặc nhờ đi người họp phụ huynh mà không phải bố mẹ( ví dụ em Lê Văn
Hồng Việt) hoặc lo nơm nớp sau khi họp phụ huynh về sẽ bị chửi. Mặt khác có
những phụ huynh sợ xấu hổ không dám đi họp phụ huynh cho con.
Tôi cũng là học sinh, cũng là phụ huynh và bây giờ là giáo viên chủ nhiệm
nên phần nào hiểu được những lo lắng của học sinh và phụ huynh.
Vì vậy trong buổi họp phụ huynh tôi đã mạnh dạn thay đổi cách họp phụ
huynh khác với truyền thống như sau:
* Chuẩn bị:

- Trang trí lớp, quét dọn vệ sinh sạch sẽ.
- Nước uống đầy đủ.
- Cử 1 nhóm học sinh ( cả nam và nữ) mặc đúng quy định đón tiếp và
hướng dẫn phụ huynh.
- Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, clip của học sinh khi vui chơi lành mạnh.

12

skkn


- 1 nhóm học sinh lên hát hoặc nhảy 1 bài trước khi bắt đầu cuộc họp
phụ huynh chính thức.
* Nội dung cuộc họp:
- Trước khi bước vào họp chính thức giáo viên chủ nhiệm cũng thông
qua phụ huynh cuộc họp lần này khác những lần trước đó.
- Giáo viên chủ nhiệm hỏi vè suy nghĩ của 1 số phụ huynh khi bản thân
được đem ra so sánh với người A hoặc Người B. Cảm xúc khi so sánh với
người kém hơn mình và người vượt trội hơn mình.
- Giáo viên chủ nhiệm khảo sát trong các phụ huynh của lớp có bao
nhiêu phụ huynh đem so sánh con mình với con của hàng xóm, So sánh giữa
các anh chị em trong gia đình.
- Giáo viên cho 1 số phụ huynh có ý kiến thơng qua việc hỏi và khảo sát
việc so sánh con cái trong gia đình.
- Giáo viên đưa ra 1 số nhận xét sau :
+ Đa số mọi người khơng muốn đơi khi là khó chịu khi so sánh mình và
người vượt trội hơn mình.
+ Đa số phụ huynh so sánh con mình với con của hàng xóm “ con nhà
người ta”. So sánh các chị em hoặc anh em trong cùng gia đình ( những so
sánh này thường con mình kém hơn). Mục đích của phụ huynh là nhìn gương

tốt để phấn đấu.
+ Đa số phụ huynh chỉ nghe hàng xóm kể những điều tốt đẹp về con,
cháu của họ mà chưa được thấy việc làm tốt đó.
+ Đa số phụ huynh khi con bị 1 lỗi thường nói rằng “ lúc nào cũng
thế”…những lần con làm tốt ít được cơng nhận hoặc khơng được khen.
- Giáo viên đưa ra 1 số ý kiến sau:
+ Khi người khác khen về con cháu họ chưa chắc đã là đúng vì vậy
khơng nên về chỉ trích con mình.
+ Mỗi học sinh là 1 cá thể riêng biệt không giống tính cách với bất kì ai,
mỗi người sẽ có ưu và nhược riêng. Vì vậy khi so sánh sẽ luôn luôn là khấp
khiểng.
+ Khi bị so sánh kém hơn các em đa số sẽ thấy khó chịu, thấy mình
kém cỏi và mình vơ tích sự…
+ Đơi khi các em sẽ cãi lại bố mẹ vì bố mẹ, người thân không công
nhận những việc các em làm đúng, làm tốt.
- Giáo viên chủ nhiệm đưa ra 1 số đề xuất:
+ Phụ huynh nên thay đổi không nên so sánh giữa các các em và người
khác. Hãy so sánh chính bản thân các em ở hiện tại và quá khứ để các em là
chính mình, phấn đấu để vượt qua chính mình.
+ Khen ngợi, cơng nhận những việc làm tốt, làm đúng của các em.
+ Lần nào làm sai chỉ đề cập đến lần đó và khơng kể ra những lỗi đã vi
phạm trước đó đem ra chỉ trích.
- Giáo viên đề nghị các phụ huynh có ý kiến về vấn đề đã được trình
bày.
13

skkn


2.3.9. Hình thành nhóm đọc sách.

Sách là tri thức tuy nhiên việc đọc sách của học sinh càng ngày càng ít,
thời gian các em dùng cho các trò chơi, xem những nội dung trên mạng
internet và đôi khi những nội dung đó đem lại hậu quả đặc biệt rất ít học sinh
vơ cùng to lớp. Nhà trường có thư viên và rất nhiều đầu sách hay để các em
mượn đọc tuy nhiên rất ít học sinh đến thư viện trường để mượn, đặc biệt rất
nhiều học sinh chưa đọc hết những cuốn sách giáo khoa trong khối lớp mình
đang học. Vì vậy hình thành nhóm đọc sách để các em.
- Đọc nội dung bài học của mình.
- Hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách.
- Rèn luyện kĩ năng tự tin trước ống kính.
- Phát triển phong trào đọc sách của lớp của trường.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện, cách mượn sách ở thư
hiện. Đồng thời xin các đầu sách hay từ các tổ chức, thưởng quà cho các em
chăm chỉ đọc sách.

14

skkn


15

skkn


16

skkn



17

skkn


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệ
Từ sự quan tâm của ban giám hiệu, đoàn thanh niên, giáo viên bộ mơn,
phụ huynh học sinh, các tổ chức đồn thể, tập thể lớp lớp 10C5 đã có nhiều
tiến bộ trong năm học được thể hiện qua thành tích của lớp : trong kì 1 xếp
loại nề nếp của lớp trong các tuần học từ thứ 19 đến 18 của trường, kì 2 của
năm học đặc biệt là những tuần gần cuối năm học nề nếp của lớp đã có sự tiến
bộ rõ nét đó là thường xuyên đứng tốp đầu của trường, 1 lần nhận cờ dẫn dầu
tuần, xếp loại cả năm học đạt lớp tiên tiến, tập thể lớp đồn kết, thương u
nhau .
- Đa số học sinh khơng cảm thấy lo sợ khi đi bố mẹ đi họp phụ huynh,
Đa số học sinh mong muốn bố mẹ đến gặp cơ giáo để nói chuyện.
- Rất nhiều phụ huynh gọi điện hoặc gặp trực tiếp trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm đó là “ Tơi thấy con tơi khơng phải là đồ bỏ đi, tơi đã có niềm
tin như con”, “ Giờ tơi mới phát hiện con mình có nhiều điểm tốt”…
- Đa số học sinh đến trường là niềm vui, lớp và cơ giáo là gia đình.
3.Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận:
Qua học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm
khác và rút kinh nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng vào lớp chủ nhiệm để
nâng cao nề nếp và kết quả học tập của lớp.
3.2 Kiến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác chủ nhiệm lớp
của tơi. Trong đề tài cịn có nhiều thiếu sót rất mong sự góp ý của các giáo
viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, của ban giám hiệu, của quý vị để công tác
chủ nhiệm lớp của tôi đạt kết quả tốt hơn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 05 năm2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Trang

18

skkn



×