Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Skkn nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong dạy học trực tuyến môn ngữ văn ở trường thpt hàm rồng, tp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MƠN NGỮ VĂN Ở
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG, THÀNH PHỐ THANH HÓ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2022
1

skkn


MỤC LỤC
Tiêu đề
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. THỰC TRẠNG


2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
3.2. KIẾN NGHỊ

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
13
17

TÀI LIỆU THAM KHÁO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐẠT GIẢI
PHỤ LỤC

2

skkn


1. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần
thiết yếu của cuộc sống. Nó có thể được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực,
mang đến nhiều lợi ích quan trọng. Công nghệ thông tin giúp con người làm việc
dễ dàng hơn và nhanh chóng đạt được mục đích như mong muốn. Thấu hiểu vai
trị quan trọng và tính thiết thực của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy
học, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo luôn khuyến khích và đưa ra nhiều đề án để đẩy
mạnh công tác này. Khi bàn về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống khẳng định:
“Đã đến lúc nếu khơng nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn ngữ văn một cách rộng
rãi, đúng hướng và có hiệu quả”. Thật vậy, ngữ văn là một mơn học có vai trị
quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Thơng qua bộ mơn
cùng với sự truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái
đẹp ở mỗi tác phẩm văn học. Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì
người giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả
nhất. Một trong những lựa chọn đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy. Nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT là bài
tốn khó cho nhiều giáo viên đứng lớp. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và
hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học, được sự quan tâm của lãnh đạo các
cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá, trường
THPT Hàm Rồng, từ năm học 2018 đến nay, đặc biệt là trong năm học 2021 –
2022 này, với sự chuẩn bị chương trình sách giáo khoa mới và đặc biệt là trong bối
cảnh dạy học trực tuyến như hiện nay, cá nhân tơi đã có nhiều cố gắng trong việc
ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn và bước đầu thu được một số kết quả
nhất định.
Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng
lớp giảng dạy nhiều năm của bản thân, tôi đã lựa chọn biện pháp: “Nâng cao hiệu
quả sử dụng kênh hình trong dạy học trực tuyến mơn Ngữ văn ở trường THPT
Hàm Rồng, thành phố Thah Hóa” để chia sẻ với Ban giám khảo, đồng nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực

và sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
M. Gorki đã nói: “Văn học là nhân học ”, chừng ấy đủ để cho ta thấy vai trị
to lớn của mơn Văn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh.
Như vậy, dạy học khơng chỉ địi hỏi trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm của
mỗi thầy cơ mà cịn địi hỏi “cái tâm” của người giáo viên gửi gắm vào mỗi tiết
học. Như chúng ta đã biết Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm
của hoạt động học. Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống trước đây liệu có
cịn đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới? Học sinh học tập tích
cực, các em tự khám phá và lĩnh hội tri thức thì buộc phương pháp dạy học cũng
phải là phương pháp dạy học tích cực.Vậy chúng ta phải làm thế nào để thay đổi
3

skkn


cách học thụ động mà bấy lâu nay đã tồn tại trong bao thế hệ thầy và trò của người
Việt Nam? Thay đổi thói quen dạy học, thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống không phải dễ dàng nhưng chúng ta hồn tồn có thể làm được.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tơi hướng tới hình thức giảng dạy trực tuyến để phù hợp với tình hình
mới. Đối tượng thực nghiệm là học sinh ở trường THPT Hàm Rồng - TP Thanh
Hóa, mục đích bước đầu trang bị cho các em kiến thức cơ bản hướng đến phát huy
năng lực vốn có của học sinh trong điều kiện học tập trong thời kỳ dịch bệnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đa sử dụng những biện pháp nghiên cứu và áp
dụng với mục đích cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến

việc dạy học lí luận văn học ở cấp THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ
cho học sinh.
- Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp này dùng thu thập thơng tin làm cơ sở cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng thực trạng dạy học lí luận văn học ở trường THPT hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này dùng để kiểm chứng, điều tra tính khả thi và hiệu quả của
các biện pháp sư phạm được người nghiên cứu đề xuất.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu, kiểm tra độ tin cậy của các số liệu
thăm dò và số liệu thực nghiệm.
Ngồi ra chúng tơi cịn chú trọng tăng cường vai trò của người thầy trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, niềm hứng thú học tập cho học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học nhằm làm cho học sinh
hào hứng, thích thú và cuốn hút theo tiết học, giúp học sinh tiếp cận, cảm nhận và
hiểu sâu sắc về tác phẩm, về cách tạo lập văn bản… cũng như phát huy được năng
lực, sự sáng tạo. Tạo hứng thú học tập cho HS, phá vỡ sự nhàm chán của cả người
dạy và người học trong các tiết học Văn; đặc biệt là trong các tiết học trực tuyến
(do tác động của dịch bệnh Covid 19 HS không thể đến trường học trực tiếp).
Qua đó góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn cũng như hình thành và phát
triển các năng lực, phẩm chất học sinh theo hướng dạy học tích cực.
1.5. Những điểm mới của đề tài
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, đảm bảo việc giảng dạy và học tập trở
thành yêu cầu mang tính thách thức đối với cả thầy và trò. Đề tài ứng dụng kênh
4

skkn



hình trong giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT Hàm Rồng chưa từng được nghiên
cứu. Vì vậy trong những bước nghiên cứu đầu tiên đề tài của tôi mới đặt nền móng
cho những nghiên cứu tiếp theo ở mức độ sâu rộng hơn, đồng thời đề tài sẽ là một
tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp có thể ứng dụng trong tình hình dịch bệnh
phức tạp.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực cũng như đồ dùng, phương tiện kỹ
thuật dạy học môn ngữ văn như thế nào để mang lại hiệu quả là vấn đề rất được
quan tâm hiện nay. Làm thế nào để giúp học sinh tiếp cận, cảm nhận và hiểu sâu
sắc về tác phẩm, về cách tạo lập văn bản… cũng như phát huy được năng lực,
phẩm chất, sự sáng tạo của mình ln là một bài tốn khó đối với tất cả thầy
cô.Trong xu thế hiện nay, ứng dụng công nghệ vào dạy học Ngữ Văn đã tạo nhiều
hứng thú, những chuyển biến tích cực. Trong hoạt động dạy và học tranh ảnh,
video được nhiều thầy cô chú ý sử dụng. Tiết học sinh động hơn bởi hiệu ứng cho
các con chữ, xuất hiện các hình ảnh, trình chiếu các đoạn phim. Cũng trong dung
lượng thời gian như thế, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nhiều
kiến thức hơn so với cách học truyền thống, với bảng và phấn. Khi sử dụng tranh
ảnh, video cịn có thể mở rộng kiến thức, sự hiểu biết, phát huy năng lực cảm thụ,
cảm hứng thẩm mĩ mà không đánh mất sự rung cảm vốn có ở học sinh, nhất là các
tiết đọc văn.
 
Bên cạnh kênh chữ, kênh hình cũng có nhiều thay đổi phù hợp với sự đa
dạng của các tranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài học, có giá trị nghệ
thuật ... góp phần tạo sự lơi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh. Thơng qua bức hình
minh hoạ, học sinh có thể nhận biết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Do
đó, việc sử dụng tranh ảnh, vi deo là việc làm cần thiết cho bài giảng phân môn
Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn nói chung và Ngữ văn cấp THPT nói riêng.

2.2.

Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT
Hàm Rồng hiện nay
2.2.1. Ưu điểm
Trường THPT Hàm Rồng có đội ngũ giáo viên ln chấp hành tốt quy chế
chun mơn, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao
trong cơng tác; tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo giúp đỡ học
sinh trung bình, yếu.
Nhà trường ln quan tâm đầu tư về phương tiện dạy học như máy chiếu,
bảng tương tác... tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu các phương pháp dạy học
tích cực.
Học sinh nhìn chung ngoan, có ý thức cố gắng trong học tập. Hầu hết phụ
huynh đều quan tâm tạo điều kiện cho con em mình có thể học tập tốt nhất.
5

skkn


2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Có thể nói việc dạy văn cho học sinh hiện nay gắn liền với những vấn đề sau
đây:
Về phía giáo viên, trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ quan
tâm đến việc dạy, học sinh lại quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự
tương tác lẫn nhau. Nếu tăng cường được sự tương tác có thể nhắc nhở, bổ sung
kiến thức cho nhau, từ đó làm cho kiến thức trở nên toàn vẹn hơn.Thiếu sự hứng
thú và đam mê với việc học. Học sinh khơng có hứng thú, niềm đam mê với tiết
học ngữ văn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả…
Nguyên nhân của thực trạng trên, có thể kể đến như: Giáo viên khơng xem
học sinh là chủ thể của hoạt động học ngữ văn, không trao cho học sinh quyền chủ

động trong học tập. Dạy học theo phương pháp cũ, chủ yếu là diễn giảng, bình và
giảng. Chú trọng về dạy lý thuyết, ít tiết thực hành và không trau dồi khả năng cảm
nhận văn học cho học sinh. Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc học sinh phải học thuộc
kiến thức mà giáo viên truyền dạy. Chưa xem việc dạy học tác phẩm văn học
chính là dạy học đọc văn. Dạy văn nghị luận theo phương pháp làm văn theo các
đề có sẵn và đề văn mẫu.Chưa có khái niệm về việc đọc nên khơng đưa ra được
biện pháp dạy đọc văn hồn chỉnh và hiệu quả nhất.
Về phía học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu hứng
thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên khơng phát huy được tính
sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tịi, khám phá kiến thức. Học sinh
khơng hình thành thói quen tự học: Học sinh khơng chủ động tìm kiếm kiến thức
trong sách giáo khoa, khơng nắm được đâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt
được đâu là vấn đề chính và phụ, khơng phát triển từ cái đã biết để tìm ra câu trả
lời cho cái chưa biết. Thiếu sự tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học
sinh.
Bên cạnh đó, một bộ phận khơng nhỏ HS ngày càng có xu hướng khơng
thích học văn vì cho rằng đây là mơn học thuộc, dài, khó học. Một số em chưa thật
sự mạnh dạn, nhận thức quá kém so với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti,
mặc cảm, khơng dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến
kết quả học tập không cao. Sự phát triển của công nghệ thông tin, các trò chơi điện
tử khiến các em sao nhãng chuyện học hành.
Từ những thực trạng dạy học trên và kinh nghiêm dạy học nhiều năm của
bản thân, tôi đã lựa chọn biện pháp: khai thác hiệu quả sử dụng video, tư liệu trong
dạy môn Ngữ văn để nâng cao hiệu quả cơng tác dạy học đồng thời phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để tôi
nâng cao chất lượng giảng dạy của mình

6


skkn


2.3. Các giải pháp đã sử dụng

Khi sử dụng tranh ảnh, video, tư liệu chúng ta cần kết hợp chặt chẽ và tiến
hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp một lúc để khai thác nội dung
bài học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, đan xen phân
tích... nhằm phát huy tối đa khả năng khám phá, tìm tịi phát hiện của học sinh. Có
như vậy giờ học Ngữ văn mới trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt
hiệu quả giáo dục.
Khi sử dụng video, tư liệu cần có sự lựa chọn và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu thơng điệp mà video, tư liệu hướng đến.
Bước 2. Cho học sinh xem video để học sinh xác định một cách khái quát nội
dung video, tư liệu cần khai thác.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả mình nhận ra được từ video, tư
liệu.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội dung khai thác video,
giáo viên vận dụng để giới thiệu vào bài hoặc dẫn dắt vào vấn đề.
Để đạt hiệu quả cao của tiết học, giáo viên cần sử dụng linh hoạt và hiệu quả
video, tư liệu trong các hoạt động của bài học cũng như vận dụng nó trong từng
phân mơn.
2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động
Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45
phút đối với bậc Trung Học; bao gồm 5 hoạt động cơ bản:
-

Hoạt động khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tịi, mở rộng
Trong đó hoạt động khởi động có nhiệm vụkhơi gợi, kích thích học trị
mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ
học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu
thuẫn trong nhận thức cho học trò.Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt
động hình thành kiến thức, tìm tịi, giải quyết vấn đề.Và tất nhiên giáo viên phải là
người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tị
mị và tạo hứng thú cho các em học sinh.
Sử dụng tranh ảnh, video… minh họa để dẫn vào bài là phương pháp dạy
học khá phổ biến ở nhiều môn hoc.Mục tiêu là: tạo hứng thú học tập cho học sinh
đồng thời khơi gợi vấn đề cần giải quyết trong các hoạt động tiếp theo của bài
học.Giáo viên có thể vào bài bằng cách: cho học sinh quan sát tranh ảnh, xem một
7

skkn


đoạn phim, tư liệu… có liên quan đến nội dung bài học. Câu hỏi có thể được đặt ra
trước hoặc sau khi HS được quan sát.
- Chuẩn bị:Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, một số
hình ảnh, đoạn phim, đĩa nhạc ... (nếu khơng có máy móc cơng nghệ thì giáo viên
có thể in sẵn một số hình ảnh) liên quan đến bài học. Sau đó thiết kế một số câu
hỏi và đáp án về những vấn đề thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên:
GV nêu câu hỏi, cho học sinh xem hình ảnh, đoạn phim liên quan đến bài
học ( nếu là video GV phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp).Sau
thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết

thúc hoạt động, giáo viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể
ghi điểm cho học sinh nào có câu trả lời đúng, ấn tượng. Từ đó dẫn vào bài mới.
+ Hoạt động của HS: HS xem hình ảnh, đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi
nhóm tùy theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề
bài học.
Ví dụ 1: Bài “Đại cáo bình Ngơ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, trang
16). GV có thể tiến hành hoạt động khởi động bài học qua việc sử dụng tranh về
các nhân vật lịch sử.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị câu hỏi về các nhân vật lịch sử. GV trình chiếu các
câu hỏi.
- Cách thức thực hiện: GV chia cả lớp làm 4 đội thi tương ứng với 4 tổ. GV đọc
các sự kiện, chiến công của một số nhân vật lịch sử. Sau đó yêu cầu các đội nói tên
nhân vật, đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Đội thi nào chiến thắng sẽ
nhận được một tràng vỗ tay chúc mừng của cả lớp hay phần thưởng của cơ giáo.
(1) 16 tuổi, căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than mà
khơng hề hay biết, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo
hồng ân”, góp cơng đánh thắng giặc Mông – Nguyên lần thứ hai.
-> Đáp án: Trần Quốc Toản
(2) Ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên, được nhân dân tôn vinh là
Đức Thánh Trần, là người viết áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”
->Đáp án: Trần Hưng Đạo
(3) Đánh bại quân tống vào năm 1075- 1077, nổi tiếng với chiến thắng trên
phịng tuyến sơng Như Nguyệt và thường được coi là tác giả của bài thơ thần
“Nam quốc sơn hà”
->Đáp án: Lý Thường Kiệt
(4) Ban “Chiếu đời đô” (Thiên đô chiếu) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời
kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội)
->Đáp án: Lí Cơng Uẩn
8


skkn


(5) Người chịu oan án Lệ Chi Viên, tác giả của tập thơ Nôm nổi tiếng “Quốc
âm thi tập”.
-> Đáp án: Nguyễn Trãi
Từ câu trả lời của HS, GV đặt câu hỏi: Các nhân vật được nhắc đến ở trên
có chung đặc điểm gì? Trong các nhân vật ấy ai là tác giả của bản Tuyên ngôn độc
lập lần thứ nhất của dân tộc.
Đáp án: Cả 5 nhân vật được nói đến ở trên đều là những vị anh hùng nổi
tiếng trong lịch sử dân tộc, có cơng rất lớn trong sự nghiệp đánh đưởi giặc ngoại
xâm bảo vệ đất nước. Trong đó, Lý Thường Kiệt là người đã sáng tác bài thơ ‟
Nam quốc sơn hà”- bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của
dân tộc.
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài mới: Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân
tộc Việt Nam luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Một số
áng văn ra đời vào những thời điểm trọng đại của lịch sử được coi như những
Tuyên ngôn Độc lập mang dấu ấn một thời và có giá trị trường tồn cùng dân tộc:
thế kỉ XI có Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt) ”- được coi là
bản tun ngơn độc lập lần thứ nhất của dân tộc. Thì thế kỉ XV “Bình Ngơ đại
cáo” (Nguyễn Trãi) chính là bản tun ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.
Nguyễn Trãi trên cơ sở kế thừa tư tưởng về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của
dân tộc ở bài thơ‟ Nam quốc sơn hà”, đã khẳng định về sự tồn tại độc lập có chủ
quyền của dân tộc Đại Việt một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Để thấy được điều
này cơ cùng các em đi vào tìm hiểu tác phẩm Bình Ngơ đại cáo.
Các hình ảnh được sử dụng:

9

skkn



(Tranh 1: Trần Quốc Toản)

(Tranh 2: Trần Hưng Đạo)

10

skkn


(Tranh 3: Lý Công Uẩn)

(Tranh 4: Lý Thường Kiệt)

11

skkn


(Tranh 5: Nguyễn Trãi)
Ví dụ 2: Bài “Chí Phèo” (Ngữ văn 11). GVcó thể tiến hành hoạt động khởi
động bài học bằng cách: cho HS xem video trích đoạn bộ phim “Làng Vũ Đại
ngày ấy” (đoạn đầu bộ phim – tóm tắt phần đời trai trẻ của Chí Phèo). HS xem
xong đoạn video sẽ suy nghĩ câu hỏi mang tính gợi mở: Các em hẳn đã cũng biết
diễn biến phần đời tiếp theo của Chí Phèo. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến cái
chết của nhân vật chính trong truyện?Sau đó GV dẫn vào bài học.
Ví dụ 3: Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Ngữ văn 11). HS vào bài học mới bằng cách
nghe bài hát “Hàn Mặc Tử” và trả lời câu hỏi:
Qua ca từ và giai điệu của bài hát, em có cảm nhận gì về người thi sĩ

Hàn Mặc Tử
Ví dụ 4: Bài “Vợ chồng A phủ” (Ngữ văn 12).GV tiến hành hoạt động khởi
động bằng cách cho HS xem trích đoạn bộ phim “Vợ chồng A Phủ” (cảnh Mị bị
đánh trói) và yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Cảnh trong bộ phim mà em vừa xem giúp em có suy nghĩ gì về số phận,
cuộc đời người phụ nữ trong thời xưa?
Như vậy, với những hình thức tổ chức hoạt động khởi động bài học bằng
tranh ảnh/ video như trên, GV không những giúp HS nhắc lại kiến thức bài cũ mà
còn giúp các em định hướng kiến thức trọng tâm bài mới đồng thời tạo tâm lý
thoải mái, hứng thú cho HS.
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chi
tiết, một nội dung bài học.
12

skkn


- Sử dụng bộ tranh Chân dung tác giả - tác phẩm Văn học
Bộ tranh chân dung được sử dụng để dạy phần tác giả trong các văn bản
không phải là nội dung chủ yếu khi dạy văn bản nhưng cũng rất quan trọng.
Cách thức thực hiện:
Khi dạy các văn bản, đến phần tìm hiểu tác giả, tác phẩm giáo viên đưa ảnh
chân dung của tác giả - tác phẩm ra cho học sinh xem và yêu cầu các em trình bày
những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm đó (sách giáo khoa mới chỉ dừng lại
giới thiệu chân dung nhà văn, cịn ảnh các tác phẩm chính của nhà văn thì chưa
có). Ngồi những thơng tin trong SGK giáo viên có thể u cầu các em trình bày
những hiểu biết của các em về tác giả trong cuộc sống (thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng).
Sau khi tìm hiểu xong phần tác giả, tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, ý thức
học của học sinh, giáo viên có thể dán ảnh (hay khơng) vào góc trên bên phải của

bảng để các em có thể “khắc sâu hình ảnh” tác giả.Sau một vài văn bản đã học,
giáo viên có thể cho học sinh quan sát nhiều tác giả cùng một lúc rồi yêu cầu học
sinh nhận diện từng tác giả…
Bộ tranh Chân dung tác giả, tác phẩm Văn họctập trung vào hai mục đích
sau:
Thứ nhất: Giúp học sinh nhận biết các tác giả. Trong SGK, không phải văn
bản nào cũng in ảnh tác giả nên đa số học sinh khi học tuy biết tên tác giả nhưng
lại ít khi biết mặt nên đa số khi tác giả đó xuất hiện trên các phương tiện truyền
thơng thì học sinh không thể nhận ra.Bộ tranh Chân dung tác giả Văn họcsẽ giúp
học sinh khắc phục hạn chế đó – các em có thể nhận ra tác giả khi bắt gặp bất cứ
đâu (trên báo, tivi, internet …).
Kết quả nhận biết: 100% học sinh nhận ra các tác giả khi quan sát.
Thứ hai: Giúp học sinh hứng thú hơn. Đa số học sinh khi tìm hiểu phần tác
giả, tác phẩm chỉ trích từ chú thích trong SGK, nhưng khi quan sát hình ảnh thì có
nhiều em cung cấp thêm thơng tin ngoài SGK, nêu nhận xét về tác giả, tác phẩm…
cùng với các yếu tố khác làm cho tiết học trở nên sinh động hơn.
Sau nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu và sưu tầm, đến nay tơi đã có đầy đủ
chân dung các tác giả - tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT và sử dụng
một cách khá hiệu quả trong các tiết đọc – hiểu văn bản. (Phụ lục 1)
- Sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chị tiết, nội dung bài học
Việc giáo viên sử dụng video phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học
trong chương trình, video phim tài liệu, video bài hát… sẽ giúp HS cảm nhận sâu
sắc, cụ thể hơn về tính cách, số phận nhân vật, về bối cảnh, thời đại tác phẩm…
- Chuẩn bị:Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, video
liên quan đến bài học. Có thể thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề
thuộc phạm vi kiến thức của bài học.
- Cách thực hiện:
+ Hoạt động của giáo viên:
13


skkn


GV nêu câu hỏi, cho học sinh xem đoạn phim liên quan đến bài học (GV
phải dự kiến thời gian trình chiếu video cho phù hợp).Sau thời gian suy nghĩ, học
sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên định hướng, nhận xét. Kết thúc hoạt động, giáo
viên đánh giá, biểu dương tinh thần trả lời câu hỏi và có thể ghi điểm cho học sinh
nào có câu trả lời đúng, ấn tượng.
+ Hoạt động của HS: HS xem đoạn phim suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm tùy
theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học.
(Phụ lục 2)
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng kênh hình để giúp học sinh củng cố và khắc
sâu kiến thức bài học
GV có thể sử dụng tranh ảnh, video ở hoạt động củng cố và luyện tập của
bài học để giúp HS khắc sâu kiến thức.
- Chuẩn bị:Ở hoạt động này giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu, video
liên quan đến bài học. Có thể thiết kế một số câu hỏi và đáp án về những vấn đề
nhằm củng cố kiến thức của bài học.
Ví dụ 1: Bài “Chí Phèo”, ở hoạt động luyện tập và vận dụng, GV có thể cho
HS xem trích đoạn bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
Ví dụ 2: Bài “Vợ nhặt”, ở hoạt động luyện tập và vận dụng, GV có thể cho
HS xem bộ phim tư liệu về nạn đói năm 1945 để giúp HS cảm nhận rõ hơn về nạn
đói khủng khiếp của dân tộc vào thời điểm đó.
Cách thức tổ chức: giáo viên chuẩn bị tranh ảnh/ video tư liệu, máy chiếu.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Đoạn phim/ những bức tranh giúp em hiểu thêm gì về nạn đói 1945 của
dân tộc ta?

14


skkn


( Hình ảnh về nạn đói năm 1945)
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi trên, giáo viên có thể mở rộng tích hợp:
Nạn đói năm Ất Dậu là một thảm họa kinh hoàng xảy ra tại miền Bắc Việt
Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ
400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều
gia đình, dịng họ chết khơng cịn ai. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái
Bình) có hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người. Thơn Thạch Lỗi (nay là thôn
Quang Minh), xã Thạch Lỗi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố
Hà Nội) gần như cả thôn đều chết đói (trừ trẻ em). Chỉ trong 5 tháng, số người chết
đói tồn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử
đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm
1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm
làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ cơng bị đình đốn. Làng La Cả
(huyện Hồi Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết
khơng cịn một ai. Làng La Khê (xã n Nghĩa, Hồi Đức) có 2.100 người thì
1.200 người chết đói, bằng 57% số dân".
Ví dụ 3: Bài “Đây thơn Vĩ Dạ”. Ở hoạt động củng cố để học sinh khắc sâu
kiến thức , GV có thể cho học sinh nghe video bài ngâm “ Đây thôn Vĩ Dạ”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua sử dụng kênh hình trong dạy học, tôi nhận thấy học sinh đã hứng thú
hơn với mơn Ngữ văn, nhiều em u thích và say mê môn học. Bắt đầu mỗi tiết
học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng. Các em
15

skkn



được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học
cũng bớt sự căng thẳng khơ khan. Từ đó, chất lượng mơn học ngày một tăng, tỉ lệ
học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng lên trong đó điểm thi mơn Ngữ văn đóng vai trò
quan trọng. Minh chứng về hiệu của biện pháp được mô tả cụ thể qua phần thực
nghiệm sư phạm sau:
* Mục đích: Nhằm kiểm tra hiệu quả, tính khả thi của biện pháp khai thác hiệu
quả tranh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn cấp THPT. Kết quả thực nghiệm
sẽ chứng tỏ tính hiệu quả cao và tính khả thi của của biện pháp khai thác tranh ảnh,
vi deo nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản “ Đây Thôn
Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử) .
* Đối tượng thực nghiệm: 2 lớp 11 B4 và 11 B5
* Nội dung thực nghiệm: Sử dụng tranh ảnh, video trong dạy học đọc hiểu văn
bản “Đây thôn Vĩ Dạ”
Bước 1: Lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng
+ Để nghiên cứu, tơi lựa chọn 2 lớp có số lượng học sinh và trình độ nhận thức
tương đương nhau: lớp 11 B4 (45 học sinh), lớp 11 B5 (44 học sinh).
Lớp 11B4 (Lớp thực nghiệm), Lớp 11 B5 (Lớp đối chứng)
Bước 2: Kiểm tra để xác định chất lượng trước khi áp dụng biện pháp
+ Tôi tiến hành cho HS 2 lớp làm bài kiểm tra sau khi học bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (
Hàn Mặc Tử) . Kết quả cho thấy điểm của 2 lớp có sự tương đồng. Điểm trung
bình chung của lớp 11B5 là 5.94; lớp 11B4 là 5.99. Độ chênh lệch điểm giữa hai
lớp là 0.05
Bước 3: Tiến hành dạy thực nghiệm
+ Đối với lớp thực nghiệm – lớp 11B4: giảng dạy theo đúng phân phối chương
trình, trong q trình dạy – học, tơi thường xuyên sử dụng tranh ảnh, video cụ thể :
Hoạt động khởi động: GV cho học sinh xem video ca khúc “Hàn Mặc Tử” do ca
sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện (3 phút)
Hs nghe xong bài hát và trả lời câu hỏi: Qua ca từ và giai điệu của bài hát em có
cảm nhận gì về người thi sĩ Hàn Mặc Tử?


Hoạt động hình thành kiến thức: GV chiếu cho Hs xem chân dung tác giả Hàn
Mặc Tử, tranh về các tác phẩm, hình ảnh Đồi thi nhân hình ảnh thôn Vĩ, cảnh Sông
Hương trong đêm trăng…
16

skkn


Củng cố bài học: Gv cho học sinh xem video bài ngâm “Đây thôn Vĩ Dạ”. Kết
hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác: dạy học nêu vấn đề, trao đổi đàm
thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ tư duy…nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh.

+ Đối với lớp đối chứng – lớp 11 B5: giảng dạy theo đúng phân phối chương trình,
đảm bảo nội dung cơ bản và chuẩn kiến thức như các lớp khác. Trong q trình
dạy – học, tơi khơng sử dụng tranh ảnh, video hạn chế áp dụng các phương pháp,
kĩ thuật dạy học khác vào bài giảng.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm
+ Sau khi áp dụng biện pháp đối với lớp thực nghiệm 11B4 trong dạy học
đọc hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”, tôi tiến hành kiểm tra ở cả 2 lớp: 2 lớp làm
cùng 1 đề kiểm tra như sau:
Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ “ trong thời gian 50
phút (tiến hành vào buổi chiều).
17

skkn


+ Nội dung đề kiểm tra đảm bảochuẩn kiến thức của bài phù hợp với mức
độ nhận thức của HS trường THPT. HS làm bài nghiêm túc, trung thực.

- Sau khi HS làm bài kiểm tra, GV thu bài, chấm và lấy điểm.
Bước 5: Phân tích kết quả bài kiểm tra.
Bước 6: Kết luận về tính khả thi của biện pháp
- Kết quả đạt được
Tôi đã sử dụng tranh ảnh, video vào dạy học đọc hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ
Dạ” và đạt được một số kết quả khả quan: giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh
hơn, cả cơ và trị đều rất hứng thú, say mê với giờ học và giờ học đạt hiệu quả cao
hơn. Đồng thời, giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, nhớ lâu và
vận dụng tốt kiến thức đã học.
Tơi tiến hành điều tra tâm lí học sinh về mức độ hứng thú sau quá trình dạy
thực nghiệm, kết quả thu được như sau:
Bảng tổng hợp kết quả điều tra tâm lí học sinh
Lớp
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng

Số
HS
44
45

Hứng thú

Rất hứng thú

Bình thường

41%
32%


29%
23%

30%
45%

18

skkn


50%
45%

45%
41%

40%
35%

32%

30%

29%

30%
25%

23%


Lớp thực nghiệm

20%

Lớp đối chứng

15%
10%
5%
0%

Hứng thú

Rất hứng thú

Bình thường

Biểu đồ so sánh kết quả điều tra tâm lí học sinh
Qua bảng điều tra và biểu đồ, chúng ta thấy hứng thú học tập bộ môn của
học sinh được nâng cao sau khi được áp dụng dạy thực nghiệm với nội dung và
phương pháp kết hợp sử dụng tranh ảnh, video.
Cụ thể: Ở lớp thực nghiệm, số lượng học sinh “hứng thú” và “rất hứng thú”
cao hơn so với lớp đối chứng. Số lượng học sinh thấy “hứng thú” ở lớp thực
nghiệm đạt 41% và 32% thấy “rất hứng thú”, còn tỉ lệ “hứng thú” ở lớp đối chứng
chỉ đạt 29% và “rất hứng thú” là 23%. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh cảm thấy “bình
thường” ở lớp đối chứng cao hơn so với lớp thực nghiệm: 45% so với 30% của lớp
thực nghiệm.
Như vậy, thông qua dạy học thực nghiệm và phiếu điều tra, chúng tôi thấy
được hứng thú học tập bộ môn và sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh

được nâng cao một cách rõ rệt. Kết quả bước đầu khẳng định tính khả thi của biện
pháp này trong giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT Hàm Rồng và có thể áp dụng
rộng rãi trong tất cả các trường THPT trên cả nước.
Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “kỹ sư tâmhồn”,
sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt –con người(nhân cách).
Nó không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào. Điều đó đặt ra những yêu cầu
khắt khe đối với giáo viên.Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta
chỉ có thể giúp họ khám phá ra điều đó. Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng thú,
say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng say,
nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó
người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, khơng bị ép buộc. Có
19

skkn


thể nói khai thác và sử dụng tranh ảnh và video trong dạy học có vai trị trải nệm
để dẫn dắt học sinh nhận thức bài học một cách hứng thú say mê. Đó là một khâu
nhỏ, khơng nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại có tác dụng tác dụng, hiệu quả
vô cùng to lớn trong việc đạt mục tiêu bài học.
3. Kết luận và Kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ quá trình nghiên cứu trong thực tiễn dạy và học ở trường THPT Hàm Rồng, tôi
xin đưa ra một số kết luận sau:
- Sáng kiến đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay: nâng
cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin phục. Qua việc sử dụng kênh hình đã
giúp bài dạy được truyền tải đến HS phong phú, sâu sắc hơn. HS hứng thú với tiết
dạy.
- Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ thơng tin, giáo viên có điều kiện
khai thác được rất nhiều video, hình ảnh hữu ích phục vụ bài dạy.

- Hoạt động HS quan sát, lắng nghe, cảm nhận… tư liệu thầy cô cung cấp
không chỉ giúp đạt được mục tiêu bài học mà qua đó phát triển nhiều năng lực
phẩm chất cho HS.
Có thể nói khai thác và sử dụng kênh hình ảnh và video trong dạy học có vai
trị trải nệm để dẫn dắt học sinh nhận thức bài học một cách hứng thú say mê. Đó
là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại có tác dụng tác
dụng, hiệu quả vơ cùng to lớn trong việc đạt mục tiêu bài học.
Do vậy, có thể khẳng định: Biện pháp hồn tồn có khả năng áp dụng và
phát triển trong dạy học môn Ngữ văn tại các nhà trường THPT.
3.2. Kiến nghị
Để biện pháp được áp dụng hiệu quả và triển khai rộng rãi trong dạy học
môn Ngữ văn, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+
Về phía giáo viên: chuẩn bị bài chu đáo, tâm huyết với bài dạy, say
mê tìm tòi và khai thác tranh ảnh/ video phục vụ bài dạy. Sử dụng thành thạo công
nghệ thông tin (soạn và giảng bài trên giáo án điện tử).
+
Về phía nhà trường: tạo điều kiện cơ sở vật chất (máy tính, máy
chiếu, tranh ảnh đồ dùng dạy học) tốt nhất để GV sử dụng trong dạy học.
+
Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài mới chu đáo, soạn bài và làm bài
đầy đủ trước khi đến lớp. Trong giờ học, HS tích cực hoạt động, phối hợp tích cực
với GV thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của riêng tôi. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của lãnh đạo chun mơn và các thầy cô đồng nghiệp, đặc biệt
20

skkn



là ban giám khảo để biện pháp của tơi có hiệu quả hơn trong những năm dạy học
tiếp theo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Ngọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
2. Trần Thái Học, Lý luận văn học, mấy vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB
Thuận Hóa, 2005.
3. Phương Lựu, Khơi dịng lý thuyết, NXB Hội nhà văn, 1997.
4. Phương Lựu, Mười trường phái lý luận phê binh văn học phương Tây hiện đại,
NXB Giáo dục, 1999.
5. Bùi Văn Nguyên, Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2003.
6. Trần Đình Sử, Lý luận phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, 1996.
7. Hồi Thanh, Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998.

21

skkn



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.

TT

1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại (Phòng,
Sở, Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Sử dụng âm thanh hình ảnh

Sở GD&ĐT


C

để dạy bài thơ ĐÀN GHI

Tỉnh Thanh Hóa
22

skkn

Năm học đánh
giá xếp loại

2015 - 2016


TA CỦA LORCA

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Những ví dụ cụ thể:
*Ví dụ 1: Bài “Tun ngơn độc lập” (Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS qua video, tư liệu hình dung, tái hiện lại những hình ảnh của Bác
Hồ đang đọc bản Tun ngơn độc lập đầu tiên của nước ta tại quảng Trường Ba
Đình vào mùa thu năm 1945;
+ Giúp HS hiểu được giá trị nhiều mặt của Bản tuyên độc lập cũng tấm lòng
yêu nước của Bác Hồ.
- Phương pháp, kĩ thuật: xem video khơi gợi cảm xúc, tái hiện hình ảnh.
- Thời gian: 2 – 3 phút.
- Phần áp dụng: Hình thành kiến thức
Học sinh: Xem và nghe video

Giáo viên: Thước phim đã tái hiện lại những hình ảnh gì? Qua đoạn phim,
em cảm nhận như thế nào về hình ảnh Bác Hồ?
Học sinh: quan sát, trả lời
23

skkn


Giáo viên: khái quát, dẫn dắt vào phần nội dung kiến thức bài học.
* Ví dụ 2: Bài “Đây thơn Vĩ Dạ”(Ngữ văn 11).
Để giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ cho học sinh xem tranh, ảnh
về tồn cảnh thơn Vĩ Dạ , tranh ảnh về dịng sơng Hương trong đêm trăng
* Ví dụ 3: Bài “ Ai đã đặt tên cho dịng sơng”
Giúp học sinh có những ấn tượng sâu sắc về dịng sơng Hương , Gv chiếu
cho học sinh xem tranh ảnh Sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương vùng đồng
bằng Châu Thổ, Châu Hóa, và sơng Hương trong lịng thành phố Huế .
* Ví dụ 4 : Bài “Tây Tiến” (Ngữ văn 12, Tập 1).
Để giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền Tây và hình
ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ, GV có thể cho HS lắng nghe bài hát “Tây
Tiến”.
HS nghe xong bài hát và trả lời câu hỏi:
Qua bài hát, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?

24

skkn


Phụ lục 2: Minh chứng trong dạy học
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Ngữ văn 11, tập 1), giáo viên có

thể chiếu hình ảnh chân dung nhà văn Thạch Lam cùng ảnh các tác phẩm chính
của ông để giới thiệu, mở rộng đến HS.

(Ảnh 1: chân dung nhà văn Thạch Lam, bản vẽ của Sĩ Ngọc)

(Ảnh 2: Các tác phẩm chính của Thạch Lam)

25

skkn


×