Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân lớp 11 thông qua dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.48 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 THÔNG QUA TÍCH HỢP NỘI
DUNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.

Người thực hiện: Trần Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Giáo dục cơng dân

- Mục lục

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


Mục lục
Nội dung

Trang

1. Mở đầu.

1

1.1.



Lí do chọn đề tài.

1

1.2.

Mục đích nghiên cứu

2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2

1.5.

Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


3

2.1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.3.

Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề

4

2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

19

3. Kết luận, kiến nghị


21

3.1.

Kết luận

21

3.2.

Kiến nghị

21

skkn


1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong công
cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân. Là biện pháp cơ
bản có ý nghĩa chiến lược trong việc bồi dưỡng, xây dựng, hình thành những thế hệ
cơng dân, người lao động mới trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Đối với người dân nói chung và học
sinh nói riêng thì trong cuộc sống hàng ngày luôn cần đến pháp luật. Hiểu biết pháp
luật sẽ giúp các em nắm được những ứng xử trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho
các em thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khuyến khích
học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Để thực hiện được điều đó, các mơn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều
có ý nghĩa, vai trị nhất định. Trong đó, mơn Giáo dục cơng dân có vai trị quan trọng
và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát
triển tâm lực và nhân cách con người tồn diện. Đặc biệt, chương trình Giáo dục cơng
dân lớp 11 với hai phần là: Công dân với kinh tế và cơng dân với các vấn đề chính trị,
xã hội đã đề cập đến một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản, đường lối, chủ trương
phát tiển kinh tế của đất nước, một số chính sách của nhà nước và trách nhiệm của
công dân đối với các chính sách đó.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trị mơn Giáo dục cơng dân từ trước tới
nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có, các em đa số chúa tâm,
giành nhiều thời gian cho những môn thi đại học. Môn Giáo dục cơng dân thường bị
các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà thôi".
   Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ mơn,
tơi đã trăn trở, tìm tịi, nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục cơng
dân lớp 11 thơng qua dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật .
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân
lớp 11 trong nhà trường trang bị cho các em những tri thức pháp luật, xây dựng, hình
thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. Các em phải dần dần tự điều chỉnh
hành vi của mình theo khn khổ của pháp luật một cách tự giác.
1.2 Mục đích nghiên cứu.

1

skkn


Sử dụng các kiến thức về phổ biến giáo dục pháp luật để hướng việc dạy học Giáo

dục công dân vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư
tưởng, định hướng hành vi về thực hiện pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy Giáo
dục công dân đối với công tác giáo dục học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý dạy
học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân
nhằm nâng cao hứng thú học tập bộ mơn và góp phần hồn thiện nhân cách học sinh ở
trường THPT.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh các lớp 11 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2021-2022:
Lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 Trường THPT Yên Định 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lơgic, lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh... để giải quyết nội dung đề tài.
  - Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài
tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá).
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong mơn Giáo dục cơng
dân lớp 11 góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học, đem lại cho học sinh
có trí thức hiểu biết về pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi
hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và phát triển của học sinh
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong mơn Giáo dục cơng dân
lớp 11 sẽ làm tăng tính thực tiễn của mơn học.góp phần nâng cao ý thức pháp luật,
văn hoá pháp lý của học sinh trong cộng đồng, xã hội.
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công
dân lớp 11 sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sự
say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến
thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả, nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn
đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đơng.
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công

dân lớp 11 phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ
hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào sự cơng bằng của pháp luật.
Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngồi, có
được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xử hay với những trường hợp cụ thể
xảy ra trong cuộc sống.
2

skkn


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp cho
học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của nhân dân và đề án 1928 “ Nâng cao chất lượng công tác
phổ biến giáo dục trong nhà trường”.
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp
luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2001-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số
2160-QĐ/TTg ngày 26-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ).
Tập trung tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học; đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy, học tập các môn học Giáo dục công dân, Giáo dục pháp luật,
tăng cường các hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể, sinh hoạt ngoại khóa theo chủ
đề pháp luật.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay, ở trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 11 do tính đặc
thù của mơn thuộc khoa học xã hội, bên cạnh đó, kiến thức mơn học liên quan đến các

vấn đề kinh tế và các vấn đề chính trị, xã hội đã đề cập đến một số phạm trù, quy luật
kinh tế cơ bản, đường lối, chủ trương phát tiển kinh tế của đất nước, một số chính
sách của nhà nước và trách nhiệm của công dân đối với các chính sách đó cho nên rất
"khơ khan", do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tơi
thấy tình trạng học sinh khơng học bài cũ, khơng xem bài mới cịn phổ biến, khi đưa
ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh khơng có
hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại khơng
cao. Từ việc khơng thích học mơn Giáo dục công dân lớp 11 cho nên học sinh có dấu
hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp
luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, khơng có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào
những việc xấu.
   Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân như: Do giáo viên chưa đầu tư xứng đáng
cho mơn học, vẫn cịn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi
đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy, chỉ khai thác
những câu chuyện, thơng tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìm
tịi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Ngoài
ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Tranh ảnh
3

skkn


trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa
được trang bị. Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho
rằng đây là mơn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng
khơng quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập.
   Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân lớp 11 chưa gây hứng thú
cho học sinh. Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục cơng dân lớp 11, tơi đã sử dụng dạy
học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục cơng dân lớp
11 góp phần nâng cao hứng thú học tập bộ môn.

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết
vấn đề.
   Nâng cao hứng thú học mơn Giáo dục cơng dân nói chung và Giáo dục cơng dân 11
nói riêng là một vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản
lý và những người làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân quan tâm, trăn
trở. Nhưng đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề "Nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 11 thơng qua việc tích
hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật". Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu và tham
khảo, tác giả phát hiện có một số cơng trình liên quan đến vấn đề này:
- Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao ý thức và thích học mơn Giáo dục cơng dân" Trần Ngọc Tuấn.
- "Tình huống Giáo dục công dân 11", chủ biên Trần Văn Thắng, NXB Giáo dục,
năm 2008.
   Nhìn chung tất cả các cuốn sách, bài viết trên chưa đi sâu vào việc tích hợp nội
dung phổ biến, giáo dục pháp luật để gây hứng thú cho học sinh. Để giúp học sinh
hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, trước hết người giáo viên phải tạo sự
đam mê cho học sinh đối với môn học. Với kinh nghiệm giảng dạy của mình, tơi xin
đưa ra một số biện pháp trong việc nâng cao hứng thú cho học sinh.
2.3.1 Dạy học tích hợp và các hình thức tích hợp.
“Dạy học tích hợp” là q trình dạy học trong đó người giáo viên quan tâm xây dựng
các tình huống để học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ các
môn học khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong
mơn học đó. Các hình thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
- Tích hợp tồn phần: Là tích hợp ở mức độ cao nhất, khi hầu hết các kiến thức của
môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể có nội dung trùng khớp với nội dung
phổ biến, giáo dục pháp luật.

4

skkn



- Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một phần kiến thức ( một đơn vị kiến thức
hoặc một hoạt động) của bài học có nội dung liên quan đến phổ biến giáo dục pháp
luật.
- Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung
cuả mơn học có liên quan tới phổ biến giáo dục pháp luật, song không thể hiện rõ
trong nội dung bài học, giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng
với các nội dung về phổ biến giáo dục pháp luật.
2.3.2 Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho học
sinh trung học phổ thông.
Thứ nhất, chương trình tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục
công dân không phải là một chương trình độc lập ghép vào chương trình mơn Giáo
dục công dân, hoặc tiến hành song song hai chương trình. Làm như vậy sẽ khiến cho
việc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quá tải mà hiệu quả giáo dục khơng cao.
Ngun tắc tích hợp ở đây khơng phải là một phép cộng nội dung dạy học hai bộ
môn độc lập Phổ biến giáo dục pháp luật và môn Giáo dục công dân và liên hệ, đối
chiếu. Nguyên tắc tích hợp được thực hiện ở mức độ cao là lồng ghép kiến thức trong
hai môn học này để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn. Điều này có
nghĩa là phải lấy kiến thức Giáo dục cơng dân làm nội dung chính và sử dụng các kiến
thức về Phổ biến giáo dục pháp luật để hướng việc dạy học Giáo dục công dân vào
chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư tưởng, định hướng
hành vi về thực hiện và giáo dục phổ biến pháp luật.
Thứ hai, việc tích hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục cơng
dân khơng cần phải tiến hành trong tồn bộ chương trình của mơn học qua tất cả các
chương, bài cụ thể. Điều quan trọng là cần chọn lựa, xác định nội dung một số bài cụ
thể (đúng hơn là các loại bài của chương trình) có ưu thế trong việc phổ biến, giáo
dục pháp luật.
Thứ ba, việc tích hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục cơng dân
khơng chỉ tiến hành trong bài nội khố (dù hình thức dạy học này có vai trị quan

trọng bậc nhất trong Phổ biến giáo dục pháp luật) mà phải tiến hành các hoạt động
ngoại khóa, kết hợp bài học nội khóa với hoạt động ngoại khố, đặc biệt là trong các
bài dạy học tại thực địa (tổ chức học sinh tham gia dự phiên tòa xét xử; đi thực tế về
cơng tác thực hiện trật tự an tồn giao thông cùng các chiến sĩ cảnh sát giao thông; đi
thực tế về các nhà máy, cơ sở sản xuất để tìm hiểu việc thực hiện luật bảo vệ mơi
trường của các cơ sở sản xuất…), việc tiến hành cùng công tác cơng ích của xã hội.
Thứ tư, khơng làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. các nội dung có liên quan
đến phổ biến giáo dục pháp luật cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia
công về cách thức dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức
5

skkn


chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời có ý
thức thực hiện pháp luật và tuyên truyền cho những người khác chấp hành.
Thứ năm, thực hiện việc đổi mới phương pháp Phổ biến giáo dục pháp luật trong
dạy học Giáo dục công dân, cần xóa bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc,
trị chép, thầy nói, trị nghe. Cách dạy một chiều “lấy giáo viên làm trung tâm” sẽ làm
cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của
hoạt động nhận thức (học tập). Đồng thời phải thực hiện nguyên lí “lí luận đi đơi với
thực hành”. Ngun lí này rất quan trọng với việc giáo dục Phổ biến giáo dục pháp
luật, vì nó gắn với những hiểu biết về cơng tác Phổ biến giáo dục pháp luật và các
môn học khác liên quan (ở đây lại có sự tích hợp kiến thức Giáo dục công dân với các
kiến thức khác) trong việc thực hiện pháp luật.
2.3.3 Một số yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích
hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật.
Đổi mới Phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật phải phù
hợp với vị trí, mục tiêu, đặc trưng của môn Giáo dục công dân ở THPT.
Giáo dục công dân là môn học nằm giữa hai quá trình: Quá trình dạy học và quá

trình giáo dục đạo đức, pháp luật. Chính vì đặc điểm giao thoa giữa hai quá trình
dạy học và giáo dục đao đức, pháp luật nên khi hoạt động dạy học giáo viên phải
biết kết hợp hai nhóm phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức,
pháp luật một cách hợp lí.
Đổi mới Phương pháp dạy học tích hợp pháp luật phải gắn giáo dục pháp luật
với giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động.
Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người. Tâm lí học hiện đại đã
chứng minh rằng : Nhân cách chỉ được hình thành và phát triên thông qua hoạt động
và giao tiếp. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho
thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn Giáo dục công dân không thể bằng cách
thuyết lí sng của giáo viên mà phải thơng qua các hoạt động và tương tác của chính
các em. Nói cách khác, q trình dạy học pháp luật cho học sinh THPT phải là quá
trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn để thơng qua đó các
em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Các hoạt động này phải do giáo
viên thiết kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học, dựa trên trình độ của học sinh
và sở trường của giáo viên, dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thưc tiễn của lớp học, nhà
trường, địa phương. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì
các em đã lĩnh hội được thơng qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Day hoc tích hợp pháp luật phải gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống
của học sinh.

6

skkn


Trong q trình dạy học tích hợp pháp luật, giáo viên cần sử dụng những ví dụ thực
tế cụ thế, gần gũi để minh hoa cho bài giảng, làm cho bài học pháp luật trở nên nhẹ
nhàng, dễ hiểu, sống động đối với học sinh. Đồng thời giáo viên cũng cần tổ chức cho
học sinh sử dụng kiến thức trong bài học để lí giải, đánh giá những hiện tượng đúng /

sai trong việc thực hiện pháp luật hàng ngày; tổ chức cho học sinh xử lí, tìm cách ứng
xử trong các tình huống pháp luật; thực hành điều tra, tìm hiểu việc thực hiện các quy
định pháp luật của người dân ở địa phương cũng như tham gia các hoạt động thực
hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng.
Để làm đưoc điều đó, giáo viên cần thường xuyên cập nhật với các văn kiện của
Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và đào tạo, các văn bản pháp luật mới, cập
nhật các thơng tin báo chí, vơ tuyến truyền hình, mạng Internet.., lựa chọn và sử dụng
những tư liệu đó một cách hợp lý trong quá trình dạy học tích hợp pháp luật trong
mơn Giáo dục công dân ở THPT.
Dạy học tich hợp nội dung giáo dục pháp luật phải phù hợp với đặc điểm nhận
thức của học sinh THPT.
Trong hoạt động dạy học có hai chủ thể thầy và trò. Mối quan hệ giữa thấy và trò là
quan hệ của thầy - người tổ chức điều khiến q trình nhận thức và trị nhằm thực
hiên mục tiêu của hoạt động dạy học. Dạy học chỉ có hiệu quả khi cả thầy và trị tích
cực hợp tác hoạt động. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi hiếu động, thích tìm tịi,
khám phá, thích được tự khẳng định bản thân, nhưng các em còn thiếu kiến thức và
kinh nghiệm sống nên dễ vấp váp trong cuộc sống, dễ nản lịng, bi quan khi gặp khó
khăn. Tuổi học sinh THPT cũng là lứa tuổi khát khao sống tình cảm, thường chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ bạn bè và những người được các em coi là "Thần tượng" … Vì vậy,
muốn đạt hiệu quả trong dạy học pháp luật, giáo viên cần thiết lập được quan hệ thân
thiện, tin cậy với học sinh; đồng thời lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh để có thể khai thác, phát huy
tối đa tính tích cực của các em trong quá trình dạy học.
2.3.4 Các bước tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn
Giáo dục công dân 11.
Bước 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học,
trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật.
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp, tích hợp
nội dung nào là hợp lí, thời lượng là bao nhiêu?
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp

Để làm rõ Các bước tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo
dục công dân , tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Khi dạy học tích hợp bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng
cường vai trị quản lí kinh tế của nhà nước.
7

skkn


Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo
dục pháp luật.
Nội dung giáo dục pháp luật
-Về kiến thức:
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có quyền kinh doanh những ngành nghề
mà pháp luật khơng cấm.
Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân
biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
-Về kĩ năng
Phân biệt được những ngành, nghề mà pháp luật không cấm với những ngành, nghề
mà pháp luật cấm.
-Về thái độ:
Đối xử bình đẳng, khơng phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp
Tích hợp vào mục 1 điểm b Các thành phần kinh tế ở nước ta.
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi:
Pháp luật nước ta cấm kinh doanh những ngành nghề nào?
Em hiểu thế nào là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Nêu ví dụ?
Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết
luận

Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định 8 ngành, nghề cấm
đầu tư kinh doanh căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh
doanh”.
1. Cấm kinh doanh một số chất ma túy.
2. Cấm kinh doanh một số loại hóa chất, khống vật.
3. Cấm kinh doanh một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã.
4. Cấm kinh doanh mại dâm.
5. Cấm mua, bán người, mô, xác bộ phận cơ thể, bào thai người.
6. Cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người.
7. Cấm kinh doanh pháo nổ.
8.Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành,
nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an tồn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Theo đúng quy định của Luật Đầu tư 2014 sửa đổi bổ sung bởi Luật Đầu tư 2017,
hiện nay đang có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thành lập doanh
nghiệp hay bổ sung ngành nghề kinh doanh đều cần phải lưu ý đáp ứng đủ các điều
kiện trước khi đi vào hoạt động ngành nghề kinh doanh đó.
8

skkn


Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ pháp lý phải có chứng chỉ hành nghề Luật sư, chức danh
cần chứng chỉ là người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh
Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm phải có chứng chỉ
hành nghề Bác sỹ, Y, Dược, chức danh cần chứng chỉ là trưởng phịng khám hoặc chủ
cơ sở.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Chính sách quốc phịng và an ninh.

Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục
pháp luật.
Nội dung giáo dục pháp luật.
-Về kiến thức:
Trách nhiệm của công dân học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
-Về kĩ năng:
Tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh tổ quốc phù hợp với lứa tuổi.
-Về thái độ:
Tích cực học tập, rèn luyện và tự giác tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ Tổ
quốc.
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp.
Tích hợp vào mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp.
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu trường hợp điển hình sau:
Khen thưởng đột xuất cá nhân có thành tích truy bắt đối tượng cướp giật 
Chiều 16.7 Trung tá Trà Hùng Cường- Phó trưởng Cơng an huyện Tân Châu thừa uỷ
quyền của Giám đốc Công an tỉnh đã đến trao quyết định và tiền thưởng cho các cá
nhân có thành tích truy bắt đối tượng cướp giật tài sản vào ngày 14.5.2020.
Các cá nhân được khen thưởng gồm các anh Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Cơng an xã
Tân Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa (ngụ ấp Thạnh Phú, xã Tân Hiệp), Nguyễn Văn Tấn
(ngụ ấp Hội Thắng, xã Tân Hiệp) và Đinh Công Thành (ngụ ấp Đông Thành, xã Tân
Đông).
khoảng 9 giờ 30 phút ngày 14.5, trên đường 785 đoạn ấp Thạnh An, xã Tân Hiệp,
anh Đinh Công Thành điều khiển xe mô tô chở theo chị Cao Thị Dương Nữ từ xã Tân
Đông đi về hướng thị trấn Tân Châu. Khi đến đoạn đường trên, đối tượng Võ Thành
Sơn (ngụ huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) chạy xe từ phía sau vượt lên giật sợi dây
chuyền anh Thành đeo trên cổ (trọng lượng 7,5 chỉ vàng 18k).
Anh Thành đã đuổi theo và đạp ngã xe của đối tượng. Lúc này, đối tượng bỏ xe chạy
bộ. Khi đuổi đến gần trụ sở Công an xã Tân Hiệp, anh Thành tri hô và được anh Thân

Trọng Đạt- Phó trưởng Cơng an xã và các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tấn
ở gần nghe thấy cùng hỗ trợ, đuổi theo bắt được đối tượng. Hiện đối tượng và vật
chứng đã được bàn giao cho Công an huyện Tân Châu điều tra, xử lý.
 Giáo viên đặt câu hỏi
9

skkn


1. Vì sao các đồng chí Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Công an xã Tân Hiệp, Nguyễn
Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tấn và Đinh Công Thành được Giám đốc công an tỉnh kí
quyết định khen thưởng?
2. Em học được đức tính gì ở họ? Là một cơng dân, em sẽ làm gì để thực hiện tốt
trách nhiệm của cơng dân đối với chính sách an ninh quốc phịng?
Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết
luận:
Các đồng chí Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Cơng an xã Tân Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa,
Nguyễn Văn Tấn và Đinh Công Thành được Giám đốc công an tỉnh kí quyết định
khen thưởng vì có thành tích truy bắt các đối tượng cướp giật tài sản. Qua đó các em
học được ở các anh đức tinh mưu trí, dũng cảm, gan dạ góp phần giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện Tân Châu.
Để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phịng và an ninh
cần phải:
Tin tưởng vào chính sách quốc phịng và an ninh của Đảng và Nhà nước.
Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia. Sẵn
sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tích cực tham gia các hoạt động quốc phịng, an ninh tại nơi cư trú.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 11: Chính sách dân số và giải qyết việc làm.
Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo

dục pháp luật.
Nội dung giáo dục pháp luật.
-Về kiến thức:
Công dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật dân số, cụ thể là thực hiện kế hoạch hóa
gia đình; xây dựng quy mơ gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và
bền vững.
Cơng dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật lao động, tích cực sản xất kinh doanh,
tạo nhiều việc làm để góp phần giải quyết việc làm trong xã hội.
-Về kĩ năng:
Biết tuyên tuyền vận động người thân trong gia đình và những người khác chấp hành
pháp luật dân số và lao động.
-Về thái độ:
Khơng đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật dân số và pháp luật lao động liên
quan đến vấn đề giải quyết việc làm.
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp.
Tích hợp vào mục 3 Trách nhiệm của cơng dân đối với chính sách dân số và giải
quyết việc làm.
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp.
10

skkn


Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp để tích hợp nội dung phổ biến giáo dục
pháp luật.
Giáo viên nêu tình huống:
Gia dình chi Hoa anh Nam sau 6 năm kết hơn đã có hai cơ con gái, Hai anh chị đều là
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và tham gia khá tích cực vào các phong trào đoàn
thể. Năm vừa rồi anh chị quyết định sinh thêm con thứ 3 với hi vọng sẽ sinh được
con trai, và rằng anh chị đều là Đảng viên tích cực và sẽ không bị phạt. Nào ngờ, vừa

rồi chị Hoa sau 9 tháng mang thai sinh đôi thêm hai nàng công chuá, anh chị đang rất
thất vọng.
Câu hỏi:
Theo em quyết định của vợ chồng chị Hoa đã đúng chưa? Em có suy nghĩ gì về thái
độ của hai vợ chống anh Nam sau khi chi Hoa sinh đôi? Theo em những đối tượng
nào phải chấp hành pháp luật về dân số?
Học sinh suy nghĩ, trao đổi ý kiến, tranh luận,
Giáo viên giải thích: Quyết định của hai vợ chồng chị Hoa sinh thêm con là sai, vợ
chồng chị đều là đảng viên, việc sinh thêm con thứ 3 là vi phạm vào pháp lệnh dân số.
Hơn thế, vợ chồng chị Hoa cịn có quan niệm cổ hủ về việc sinh thêm con trai, mọi
chuyện đã rồi, hai vợ chồng chị Hoa nên tập trung lo cho các con mới sinh chứ khơng
nên buồn phiền.
Qua đó giáo viên giới thiệu cho học sinh: Hướng dẫn xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Hướng dẫn này thay thế nội dung Điều 7 trong Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW,
ngày 24-3-2008 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Công văn số3204CV/UBKTTW,
ngày 22-6-2009 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (khoá XI) về xử lý kỷ luật đảng
viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình. Các nội dung khác trong
Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTTW, ngày 24-3-2008 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
(khoá XI) vẫn có giá trị thực hiện.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn cụ thể như sau:
Điều 7. Đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số, kế hoạch
hố gia đình.
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc
vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
a- Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
b- Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả; không bảo
đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử
dụng tại Việt Nam.

Nội dung vi phạm điểm a và điểm b của Khoản này được quy định cụ thể tại Điều 7,
Pháp lệnh Dân số (Số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 9-1-2003) của Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội khoá XI và các điểm quy định trong Nghị định số 104/2003/NĐ-CP,
11

skkn


ngày 16-9-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh Dân số, hoặc vi phạm các quy định khác của Đảng và Nhà nước có liên
quan đến chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình.
2- Trường hợp đảng viên vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều
này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi
phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách
chức (nếu có chức vụ).
a- Sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác)
b- Hành nghề y, dược mà thiếu trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp kế hoạch
hố gia đình làm ảnh hưởng đến súc khoẻ của người khác.
3- Trường hợp đảng viên vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo các nội dung quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 điều này, mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất
nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình
thức khai trừ:
a- Sinh con thứ năm trở lên;
b- Hành nghề y, dược mà thiếu trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp kế hoạch
hoá gia đình gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác.
4- Nhũng trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hố gia
đình.
a- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc
có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ
sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo cơng bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư.
b- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
c- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
d- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn
sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
đ- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con
bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng
giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
e- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ).
- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
- Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con
riêng con đẻ). Quy định này khơng áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai
con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
g- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
5- Đảng viên dự bị nếu vi phạn chính sách dân số kế hoạch hố gia đình, sinh con thứ
tư thì xố tên trong danh sách đảng viên.
6- Mốc thời gian xử lý đối với đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hố gia
đình tính từ thời điểm ban hành Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22-3-2005 của Bộ Chính
12

skkn


trị (khoá IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia
đình.
a- Đảng viên sinh con thứ ba trở lên trước ngày 22-3-2005 đã được tổ chức đảng có
thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật thì nay khơng xem xét lại; trường hợp chưa xem
xét, xử lý thì nay khơng xem xét, xử lý.
b- Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình từ ngày 22-3-2005
đến ngày Hướng dẫn bổ sung, sửa đổi này có hiệu lực mà tổ chức đảng có thẩm quyền

chưa xem xét, xử lý thì căn cứ Hướng dẫn này để xem xét, xử lý; trường hợp đã xử lý
kỷ luật thì nay khơng xem xét lại.
Ví dụ 4: Giáo án tích hợp nội dung giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân
lớp 11.
Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THƠNG HÀNG HĨA
I. MỤC TIÊU TÍCH HỢP
Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Về kiến thức .
Biết được một số quy định của pháp luật về cạnh tranh áp dụng cho doanh nghiệp
kinh doanh và những yêu cầu đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
2. Về kĩ năng
Biết phân biệt các hành vi thực hiện đúng quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp
với các hành vi lợi dụng quyền tự do cạnh tranh để làm trái
pháp luật.
3. Về thái độ, hành vi
Ủng hộ các hành vi cạnh tranh đúng, phê phán các hành vi cạnh tranh vi phạm pháp
luật.
4. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
Năng lực nhận thức, năng lực tự học và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL ứng dụng công nghệ thông tin, NL đánh giá và điều chỉnh quá trình sản xuất
của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã hội.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại.
- Động não
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm.
III - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK và SGV môn GDCD lớp 11.
- Pháp luật về cạnh tranh.
- Nghị định của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh

tranh.
- Câu chuyện và tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.
- Băng hình.
13

skkn


- Giấy Ao, bút dạ, ghim bảng.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: Cho HS xem 1 đoạn băng hình quảng cáo sản phẩm sữa
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay (2 phút).
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về mục đích của việc quảng các loại sữa trên?
- 2 đến 3 HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
Vậy các em hiểu thế nào là cạnh tranh? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, mục đích
của cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh chúng ta cùng tìm hiểu bài 4.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Động não, đàm thoại tìm hiểu cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh
tranh (Hoạt động tích hợp nội dung giáo dục pháp luật).
* Mục đích của hoạt động.
- Giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững khái niệm cạnh tranh, tính tất yếu của sự tồn tại
cạnh tranh trong nền sản xuất lưu thơng hàng hố .
- Hiểu rõ ngun nhân dẫn đến cạnh tranh để từ đó lí giải được các hiện tượng kinh tế
diễn ra trong thực tế đời sống.
* Cách thức tiến hành hoạt động.
Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với nêu vấn đề.
* Nội dung hoạt động.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Theo các em, tại sao các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản
phẩm trong nền kinh tế lại phải tiến hành quảng cáo sản phẩm, việc quảng cáo ấy

nhằm mục đích gì ? Nếu khơng tiến hành quảng cáo có được không ?
. HS 1 trả lời.
- HS 2 nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận: các doanh nghiệp sản xuất
cùng một sản phẩm trong nền kinh tế lại phải tiến hành quảng cáo sản phẩm, việc
quảng cáo ấy nhằm mục đích tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa và làm cho hàng
hóa đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi: Em hiểu thế nào là cạnh tranh?
- HS1: Tự đọc SGK và trả lời.
- HS 2: nhận xét, sửa đổi, bổ sung.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Trong sản xuất và lưu thơng hàng hố,
Cạnh tranh được dùng để gọi tắt của cụm từ Cạnh tranh kinh tế. Cạnh tranh là sự
ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hoá- kinh doanh
nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Giáo viên giải thích khái niệm:
Mặc dù cịn có ý kiến khác nhau, song khái niệm cạnh tranh trên cho thấy, nội dung
cốt lõi của nó thể hiện ở 3 khía cạnh chủ yếu là; tính chất của cạnh tranh; các chủ thể
kinh tế khi tham gia cạnh tranh; mục đích của cạnh tranh.
14

skkn


- Tiếp đó giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao nói cạnh tranh là sự cần thiết khách quan
trong sản xuất và lưu thơng hàng hố?
- HS 1 trả lời.
- HS 2 nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và giải thích: Sở dĩ cạnh tranh mang tính
khách quan trong sản xuất và lưu thơng hàng hố vì trong nền sản xuất, lưu thơng
hàng hố, cùng một loại hàng hố, sản phẩm tiêu dùng nhưng lại có rất nhiều nhà sản

xuất cung cấp mặt hàng đó; chính vì vậy để bán được nhiều hàng và thu nhiều lợi
nhuận các nhà sản xuất phải thường xuyên cạnh tranh với nhau trên thị trường.
- Giáo viên giải thích: Dựa vào 3 khía cạnh: Pháp luật, tính nhân văn và hệ quả của
cạnh tranh. người ta phân biệt:
- Cạnh tranh lành mạnh: Là sự cạnh tranh đúng pháp luật, tính nhân văn, có tác dụng
kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các
chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ
pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Tuy vậy,
việc cạnh tranh phải được thực hiện trung thực, khơng xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và của người tiêu dùng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK mục b trang 24 và cho biết những nguyên nhân
nào dẫn đến cạnh tranh?
- Nhận xét và kết luận có 2 nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
Nguyên nhân:
- Trong nên sản xuất hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư
cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong q trình sản xuất kinh doanh nên khơng
thể khơng cạnh tranh với nhau... đó là nguyên nhân thứ nhất.
- Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế lại khác nhau, nên chất lượng hàng
hoá và chi phí sản xuất khác nhau dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ
khơng giống nhau... đó là ngun nhân thứ 2.
Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất
và lưu thơng hàng hố, dịch vụ, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Theo em nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến các chủ thể cạnh
tranh là gì?
- HS1 trả lời
- HS2 bổ sung
Nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của cạnh tranh.

* Mục đích hoạt động:
- Giúp HS hiểu rõ mục đích của cạnh tranh là gì?
- Phân biệt được các loại cạnh tranh và lấy được ví dụ cụ thể để minh hoạ.
15

skkn


* Cách thức tiến hành hoạt động:
Sử dụng phương pháp học tập nhóm, sử dụng phiếu học tập trên cơ
sở học sinh tự đọc tài liệu, sử dụng sơ đồ và mơ hình hoả kết hợp với nêu vấn đề để
làm rõ nội dung cần tìm hiểu.
Nội dung hoạt động 2
Đọc SGK trang 24, 25 mục a) phần 2 và cho biết mục đích của cạnh
tranh là gì?
- Giáo viên nêu câu hỏi: Cạnh tranh được thể hiện trên những mặt nào (hoặc người ta
tham gia cạnh tranh những gì?)
- HS1 trả lời.
- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung theo sự dẫn dắt của GV.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng bằng việc minh hoạ thơng qua sở lục đích của
cạnh tranh: Nhằm giành lợi ích về mình nhiều hơn người khác. Cạnh tranh thể hiện ở
các mặt:
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
- Giành ưu thế về khoa học- công nghệ.
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng.
- Giành ưu thế về về chất lượng, giá cả hàng hoá và phương thức thanh tốn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính hai mặt của cạnh tranh (Tích hợp nội dung giáo dục pháp
luật)
* Mục đích của hoạt động.
Giúp học sinh hiểu và phân biệt được tính hai mặt của cạnh tranh: Tích cực và mặt

tiêu cực từ đó hiểu được một số quy định của pháp luật về cạnh tranh và chính sách cơ
bản mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang vận dụng nhằm hạn chế tiêu cực và phát
huy mặt tích cực của cạnh tranh.
* Cách thức tiến hành hoạt động
Chủ yếu sử dụng phương pháp học tập nhóm.
* Nội dung hoạt động.
Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận lớp để tích hợp giáo dục pháp luật.
- GV nêu tình huống:
Giờ thực hành GDCD lớp 11A2, cơ giáo cho các bạn thảo luận nhóm và đóng vai
thành những nhà quản lý kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đang trong
quá trình cạnh tranh khốc liệt.
Các nhóm thảo luận rất sơi nổi.
- Bách: Theo nhóm tớ, nếu là doanh nghiệp kinh doanh trong thời điểm hiện tại, để
đứng vững trong cạnh tranh, doanh nghiệp của tớ sẽ tiến hành cải tiến kỹ thuật, nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hàng hoá cho bắt mắt người tiêu dùng và
tăng cường chiến dịch quảng bá sản phẩm rộng rãi trên báo, truyền hình...

16

skkn


- Lan: Tớ sẽ làm mẫu mì gói của doanh nghiệp tớ giống hệt với gói mì nào đang bán
chạy nhất thị trường để người dân không thể phân biệt được mì của hãng nào từ đó tớ
sẽ bán được nhiều hàng.
- Đạt: Bọn tớ thì khác, tớ sẽ tiến hành quảng cáo và nói thế nào để cho người dân hiểu
rằng mì của tớ rất ngon cịn mì của các doanh nghiệp khác thì kém chất lượng để
người dân chỉ mua sản phẩm của tớ và không mua sản phẩm của các doanh nghiệp
khác.
- Bách: Tất cả các cậu đều đưa ra những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh rồi,

như thế là vi phạm pháp luật về cạnh tranh đấy.
Câu hỏi :
1/ Em đồng tình với ý kiến của bạn nào?
2/ Theo em, biện pháp cạnh tranh mà Bách đưa ra với doanh nghiệp của mình đã tối
ưu chưa?
3/ Nếu là Bách, em sẽ giải thích cho 2 bạn như thế nào?
- HS suy nghĩ, thảo luận và phát biểu ý kiến trao đổi, tranh luận.
- GV giải thích: Ý kiến của bạn Bách là hồn tồn đúng đắn, kế hoạch của Đạt và Lan
đưa ra là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quy định của pháp
luật về cạnh tranh được quy định tại Điều 35 của Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày
30/9/2005 nghị định của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh. Giáo viên giới thiệu nghị định của Chính phủ: Quy định về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của
Chính phủ "Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh", thì hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý như sau: Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau
đây: So sánh trực tiếp hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác; Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho
khách hàng; Đưa thông tin gian đối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong
các nội dung sau đây: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại,
bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản
xuất, người gia công, nơi gia công; Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành; Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hàng
hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị
định này; Quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 35 Nghị
định số 120/2005/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc một

số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3
Điều 30 của Nghị định này".
17

skkn


Ngồi việc bị phạt tiền theo quy định thì doanh nghiệp vi phạm cịn có thể bị áp dụng
một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây: Tịch thu
tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu
toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Buộc cải chính
cơng khai"
www.luatsuvietnam.vn
- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo 2 nhóm đã phân cơng (thời gian 2 phút)
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết cạnh tranh có những biểu hiện tích cực nào? cho dẫn
chứng minh hoạ?
- Sau khi HS trả lời giáo viên kết luận:
Mặt tích cực của cạnh tranh được thể hiện;
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học- kĩ thuật phát triển và năng xuất lao động xã
hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp
phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên cạnh tranh cịn tồn tại một số mặt hạn chế.
- GV tiếp tục nêu câu hỏi:
Mặt hạn chế của cạnh tranh là gì và cho ví dụ minh hoạ?
- Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận ;
Mặt hạn chế của cạnh tranh được thể hiện;
- Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong

khai thác tài nguyên làm cho môi trường, mơi sinh thái bị suy thối và mất cân bằng
nghiêm trọng.
- Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ
đoạn phi pháp và bất lương.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống nhân dân.
Tóm lại:
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thơng hàng hố,
vừa có mặt tích cực nhưng vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang
tính trơi, cịn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thơng qua giáo
dục, pháp luật và các chính sách kinh tế- xã hội thích hợp.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Luyện tập cho học sinh củng cố những gì đã biết về cạnh tranh, nguyên nhân của
cạnh tranh, tính hai mặt của canh tranh
- Rèn luyện năng lực phân biệt được cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành
mạnh
18

skkn



×