Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý trong trường thpt bằng việc phát huy năng lực tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.99 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THPT BẰNG VIỆC
PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Văn Trường
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật Lí

THANH HỐ NĂM 2022

0

skkn


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Năng lực tự học
2.1.2. Phát huy năng lực tự học mơn Vật Lí
2.1.4. Những giải pháp chung để phát huy năng lực tự học ở học sinh
2.1.5. Những giải pháp cụ thể để phát huy năng lực tự học của học sinh
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và nhà trường
2.4.1. Nâng cao chất lượng dạy học mơn Vật Lí ở các lớp mình phụ trách
1

skkn


2.4.2. Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
4. Cam kết

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo
dục trong thời kì đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một cơng việc
khó khăn và lâu dài. Thầy cô giáo phải là người phát hiện và tiến hành bồi
dưỡng nhằm giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo của mình.
Thầy cơ giáo phải tạo được niềm tin cho học sinh, phải "truyền lửa" cho HS có

tình u và lịng đam mê với bộ mơn của mình, nhất là đối tượng học sinh giỏi.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới, giúp người học tiếp thu kiến thức một
cách chủ động sáng tạo nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, trong đó năng
lực tự học đóng một vai trị rất quan trọng. Trong những năm qua, chúng ta đang
phải gồng mình lên để phịng chống dịch covid 19. Có những thời điểm HS
khơng được đến trường học nên việc khuyến khích học sinh phát huy năng lực
tự học là cần thiết.
Từ những lí do trên, tơi xin trình bày một biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy là “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG mơn Vật lí trong
trường THPT bằng việc phát huy năng lực tự học”.

2

skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc thu hút học sinh học mơn Vật lí để lựa chọn các khối thi A hay A1 để
có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp ở các ngành khoa học kỹ thuật đã khó,
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lí lại càng khó hơn. Thực
tế cho thấy việc chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Vật lí gặp nhất nhiều hạn
chế như: Để trở thành HSG môn Vật Lí, học sinh u thích mơn học, phải có
lịng đam mê và có tố chất thực sự với tham gia được. Vì vậy địi hỏi người thầy
phải quan tâm, phát hiện nhân tố, ln khuyến khích, động viên, hướng dẫn cho
các em có kế hoạch học tập, yêu cầu rèn luyện thích hợp và tìm phương pháp
dạy học cho hiệu quả nhất. Mặt khác, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh
Covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp, có nhiều thời điểm dịch bệnh bùng phát,
thầy trò phải dừng tới trường để phòng chống dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất
lượng học tập và tâm lí của học sinh. Đa số học sinh khơng có ý thức hoặc năng
lực, phương pháp tự học mà chỉ thụ động tiếp thu kiến thức từ giáo viên hoặc

học mị mẫm thiếu phương pháp.
Vì vậy việc phát huy năng lực tự học môn Vật lí đối với học sinh và đặc
biệt đối với học sinh các lớp mũi nhọn, HSG là thực sự cần thiết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trực tiếp đối tượng là học sinh ở các lớp mũi nhọn và đội
tuyển học sinh giỏi mơn Vật Lí ở trường THPT Hậu Lộc 2 trong hai năm học
2019-2020 và 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thử nghiệm áp dụng các hình thức dạy học,
khảo sát thực tế, thu thập thông tin và thống kê kết quả.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trên các ứng
dụng hỗ trợ dạy học như goole meet, zoom, azota ...
Phát huy năng lực tự học của học sinh trong thời gian nghỉ dịch covid 19.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

skkn


2.1.1. Năng lực tự học
- Các thuộc tính của năng lực tự học
Năng lực tự học là khả năng mỗi cá nhân tự hồn thiện thơng qua rèn
luyện, bổ sung kiến thức cho mình bằng nhiều hình thức phương tiện.
Năng lực tự học mơn vật lí của học sinh thể hiện ở chỗ bản thân mỗi học
sinh biết tự quan sát phân tích, biết dự đốn, kiểm chứng… trên cơ sở đó rút ra
kết luận, hình thành định luật vật lí.
- Vì sao phải phát huy năng lực tự học ở học sinh


4

skkn


Phát huy năng lực tự học của học sinh chính là phát huy nội lực của học
sinh: Ở bậc THPT các kiến thức vật lí hoc chủ yếu ở giờ học trên lớp, qua việc
học tập học sinh tích luỹ dần kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản, biến kiến thức
đã học thành của riêng cho mình để vận dụng và giải quyết một số vấn đề có liên
quan trong quá trình khám phá ra kiến thức mới, hoặc giải quyết những vấn đề
nâng cao.
Phát huy năng lực tự học của học sinh là khả năng giúp cho học sinh tự
học, tự rèn luyện, tự nâng cao vì: Học sinh sau quá trình học tập tiếp thu kiến
thức trên lớp các em phải tự thấm hiểu và vận dụng được kiến thức đã học.
Muốn vậy, đòi hỏi học sinh phải tự cân đối thời gian học tập ở trường và thời
gian học tập ở nhà, trên cơ sở đó các em tự rèn luyện, tự trang bị, tự bổ sung
kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết. Tự đào sâu mở rộng kiến thức, tự hệ thống
tổng hợp hoá kiến thức giúp các em hiểu kĩ, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức đã học
phục vụ hữu ích cho việc ôn tập, kiểm tra, thi cử.
Phát huy năng lực tự học của học sinh khơng có nghĩa là khốn trắng cho
học sinh, để cho học tự tìm hiểu SGK, tự vận dụng kiến thức để giải quyết một
vấn đề nào đó mà người Thầy phải cố vấn, thiết kế, xây dựng chương trình kế
hoạch, điều hành tổ chức hoạt động một cách phù hợp, giúp học sinh khám phá
lĩnh hội, tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
2.1.2. Phát huy năng lực tự học mơn Vật Lí
Những điều kiện cần thiết để học sinh phát huy năng lực tự học
+ Học sinh có thể độc lập tư duy, tự đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Học sinh phải có động cơ thái độ học tập đúng đắn.
+ Học sinh ham học hỏi, tìm hiểu hiểu, tìm tịi phát hiện những điều mới lạ.

+ Học sinh có tinh thần ý chí vượt khó, cần cù kiên nhẫn.
+ Cần có đầy đủ các điều kiện và phương tiện học tập.
Tất cả các điều kiện trên khơng phải bất kì học sinh nào đều có sẵn mà
phải qua một quá trình học tập và rèn luyện mới có thể có được. Muốn vậy trong
suốt quá trinh giảng dạy giáo viên cần có những yêu cầu, hướng dẫn và lựa chọn
phương pháp thích hợp giáo dục để giúp các em hình thành ý thức được các điều
kiện trên là rất cần thiết đối với người học.
2.1.3. Những kỹ năng cần thiết để học sinh phát huy năng lực tự học
- Kĩ năng quan sát: Trong đời sống các em thường gặp rất nhiều hiện tượng tự
nhiên. Khi quan sát các hiện tượng đó, học sinh tự đặt ra câu hỏi: vì sao lại xảy
ra các hiện tượng đó? Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào? Nhờ kỹ
năng quan sát học sinh có thể làm thí nghiệm phát hiện được các q trình vật lí
đã xảy ra từ đó rút ra kết luận nhận xét.
- Kỹ năng tư duy: Tư duy là quá trình nhận thức nhằm phản ánh những thuộc
tính bản chất, những liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng
trong thế giới quan mà trước đó ta chưa biết. Kỹ năng tư duy bao gồm những kỹ
năng quan sát phân tích, tổng hợp cụ thể hố khái qt hố, suy luận, quy nạp …

5

skkn


- Kỹ năng phân tích tổng hợp: Trong một hiện tượng vật lí có thể là một hay
nhiều hiện tượng xảy ra do đó học sinh phải có kỹ năng phân tích, tách từng q
trình để tìm hiểu và tổng hợp trên cơ sở đó rút ra kết luận tương ứng với từng
q trình ấy.
- Kỹ năng phán đốn – dự đốn suy đốn: Với vật lí kỹ năng dự đoán, phán đoán
là một trong những kỹ năng cần thiết trong học tập của học sinh nhất là khi tiến
hành làm thí nghiệm vật lí. Từ các hiện tượng vật lí trước đó học sinh có thể suy

đốn được các hiện tượng vật lí tiếp theo diễn ra như thế nào? Hoặc dự đốn
trước kết quả, từ đó có thể dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại điều dự đốn, rút
ra được câu kết luận đúng hoặc sai điều dự đốn. Qua đó kích thích được sự
hứng thú lịng say mê nghiên cứu khoa học của học sinh.
- Kỹ năng suy luận khái quát hoá: Từ kiến thức đã học hoặc thí nghiệm vật lí,
học sinh có thể suy nghĩ rút ra những kết luận mới (tất nhiên đó là kiến thức mà
các nhà vật lí đã phát hiện). Hoặc từ những kết luận qua từng thí nghiệm học
sinh rút ra thành một kết luận hoặc một nội dung định luật nào đó.
- Kỹ năng thí nghiệm: Trong thực tế học sinh rất thích tự mình làm thí nghiệm
mà thường Thầy làm trị quan sát trên cơ sở đó các em làm theo vì nhiều lí do:
Do thời gian khống chế của giờ học, dụng cụ thí nghiệm ít hoặc khơng có. Do
đó trong thực tế học sinh rất hạn chế khi làm thí nghiệm: làm thí nghiệm thường
vụng về, thao tác không nhanh nhẹn, một số học sinh ngại làm thí nghiệm vì lo
sợ khơng thành cơng. Vậy để học sinh có được kỹ năng thí nghiệm thực hành
địi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tập cho các em có thói quen tự mình
làm thí nghiệm, tự chọn dụng cụ, tự chọn cách tiến hành. Từ những phân tích
trên trong q trình u cầu giáo viên giảng dạy mơn vật lí phải thường xun
u cầu giới thiệu cho học sinh về các yêu cầu thao tác, kỹ năng cơ bản ngay từ
buổi học đầu tiên khi các em được học vật lí. Q trình đó được thường xun
diễn ra sẽ hình thành cho học sinh thói quen. Bên cạnh đó, giáo viên khích lệ
cũng như kích thích sự tìm tịi, tị mị hứng thú học tập để học sinh có thể tự
mình làm được thí nghiệm ở nhà.
2.1.4. Những giải pháp chung để phát huy năng lực tự học ở học sinh
- Chuẩn bị về kiến thức: Mỗi đơn vị kiến thức cung cấp cho học sinh thường ẩn
chứa nhiều tiềm năng giáo dục. Thông qua việc tiếp nhận kiến thức học sinh
được giáo dục về tư tưởng, giáo dục về thế giới quan, nhân sinh quan duy vật
biện chứng.
- Học sinh có tiềm năng: Thơng thường chúng ta thường nói “có bột mới gột nên
hồ”. Trí thơng minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ nói chung. Khoa học
tâm lý đã chứng minh được rằng trí thơng minh của trẻ một phần là do bẩm sinh

nhưng cần phải thông qua môi trường giáo dục mới phát triển tối đa khả năng
sẵn có đó. Trong bản thân mỗi học sinh thường tiềm ẩn một khả năng “thiên
phú” do đó trong q trình giảng dậy vật lí giáo viên phải biết khơi dậy, kích
thích được trí tị mò, năng lực sáng tạo, lòng say mê học tập bộ mơn, từ đó học
sinh tin tưởng vào khả năng học tập của mình. Thầy cơ giáo phải biết động viên,
khích lệ và hướng dẫn cho các em có kế hoạch học tập, yêu cầu rèn luyện thích
hợp để đạt được hiệu quả nhất định.
6

skkn


2.1.5. Những giải pháp cụ thể để phát huy năng lực tự học của học sinh
- Đối với giáo viên:
+ Nắm vững toàn bộ những hệ thống kiến thức chương trình của mình giảng
dạy. Truyền thụ kiến thức một cách chính xác đầy đủ khoa học trong từng bài,
từng chương, từng phần. Chú ý đào sâu và mở rộng kiến thức. Làm chủ được
từng đơn vị kiến thức bài dạy. Sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương
pháp dạy học để phát huy được tính chủ động tiếp nhận kiến thức của học sinh,
sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, của bài học, khơi dậy tốt đối
tượng học sinh giỏi.
+ Về kỹ năng sư phạm: Lời nói trong q trình giảng dạy mơn vật lí giáo viên
dùng lới nói để diễn tả, phân tích hiên tượng, phát biểu định luật, định nghĩa…
hoặc hướng dẫn học sinh. Lời nói của giáo viên có tác dụng quyết định đến nhận
thức của học sinh do đó lời nói phải chính xác, rành mạch, rõ ràng, đầy đủ.
Giọng nói, nhịp điệu phải thích hợp để lơi cuốn được người nghe.
+ Sử dụng các dụng cụ phương tiện dạy học: Giáo viên phải hướng dẫn được
học sinh biết sử dụng các dụng cụ học tập, các em phải biết làm được thí
nghiệm.
+ Đối với giờ dạy trên lớp: Muốn phát huy khả năng tự học của học sinh vấn đề

bài soạn của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện ở chỗ: Định
hướng việc tiếp thu kiến thức của từng đối tượng học sinh. Muốn vậy giáo viên
cần phải nắm vững các đối tượng học sinh trên cơ sở đó thiết kế bài giảng phù
hợp. Nội dung bài soạn cần phải có hệ thống câu hỏi mang tính tư duy của học
sinh, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng cần thiết như: Kỹ năng tự học, tự tìm ra kiến thức mới và cách giải quyết
kiến thức mới.
+ Hướng dẫn làm việc ở nhà: Làm việc ở nhà là một trong những yếu tố cần
thiết nhằm giúp cho tự củng cố, tự đào sâu, tự mở rộng, tự khám phá kiến thức,
vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập từ dễ đến khó do giáo viên yêu cầu. Để
học sinh làm việc ở nhà có hiệu quả giáo viên phải có những hướng dẫn, yêu cầu
cụ thể, tránh yêu cầu chung chung, hình thức, đồng thời phải thường xuyên kiểm
tra việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà và khuyến khích kịp thời những học sinh
thực hiện tốt trước lớp.
- Đối với học sinh:
+ Nắm vững kiến thức đã học cũng như hệ thống kiến thức đã học: Học sinh cần
tiếp nhận kiến thức có hệ thống và hình thành dần những kỹ năng trong học tập
bao gồm: Phương pháp học tập bộ môn, nghiên cứu thí nghiệm, kỹ năng giải bài
tập. Nếu khơng nắm kiến thức cũ thì khơng thể tiếp nhận có hiệu quả kiến thức
mới. Để khắc phục trình trạng học sinh hổng kiến thức từ các lớp dưới, giáo viên
cần phải nhắc lại cho học sinh như: Các khái niệm vật lí, định luật vật lí, cơng
thức vật lí, kiến thức về tốn học… một cách thường xun. Trên cơ sở đó, yêu
cầu học sinh nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
Thực chất giảng dạy vật lí trung học là giáo viên giới thiệu, thơng báo, hướng
dẫn những con đường đi tìm kiến thức mới trên nền kiến thức trước đó, từ tiết
trước hoặc từ các lớp dưới mà các em đã được học…Vậy yêu cầu đối với học
sinh phải tự mình hệ thống kiến thức đã có, nắm chắc những khái niệm, định
7

skkn



nghĩa định luật. Có như vậy, các em mới đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự
khám phá kiến thức mới.
+ Nghiên cứu SGK: Đọc và nghiên cứu nội dung của bài học là khâu rất quan
trọng, giúp học sinh tự mình tìm hiểu trước nội dung cần học. Qua việc nghiên
cứu trước SGK giúp học sinh có thể phát hiện được kiến thức mới đồng thời sẽ
nảy sinh những thắc mắc, những vấn đề cần tìm hiểu để có yêu cầu tự giải quyết
vấn đề đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh khi học ở THCS thường chỉ quan tâm và tập trung học những môn để
thi tuyển sinh vào lớp 10 là Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, nên khi vào THPT kiến
thức Vật lí THCS của các em rất hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận,
lĩnh hội kiến thức Vật Lí THPT nên mơn Vật lí bị coi là mơn học khó, gây nên
tâm lí ngại học. Vì vậy, học sinh thường có xu hướng lựa chọn học khối D
(Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh) với những môn được cho là dễ học hơn so với
học khối A hay A1 có mơn Vật lí.
- Mặt khác, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến ngày
càng phức tạp, có nhiều thời điểm dịch bệnh bùng phát, thầy phải nghỉ dạy, trò
phải nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, tinh
thần học tập của học sinh, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện kế hoạch giáo dục
của nhà trường, của tổ bộ môn và của cá nhân các thầy cơ giáo.
Vì vậy việc phát huy năng lực tự học đối với học sinh và đặc biệt đối với
học sinh các lớp mũi nhọn, HSG là thực sự cần thiết.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG
Trong những năm học vừa qua, do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức
tạp nên việc học sinh đi học trực tiếp tại trường diễn ra không liên tục, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của thầy và trò đặc biệt là đối với các
lớp mũi nhọn và nhóm đội tuyển học sinh HSG mà bản thân phụ trách.
Tuy nhiên, với lòng đam mê, nhiệt huyết trong chuyên môn của bản thân,

tôi đã lên kế hoạch áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng Bồi dưỡng HSG
trong năm học vừa qua như sau:
Tận dụng thời gian HS được đến trường tranh thủ dạy và cung cấp hệ
thống kiến thức cơ bản, xây dựng nhiều tình huống học tập hấp dẫn khơi dậy
lịng đam mê, say sưa học tập và nghiên cứu kiến thức của học sinh.
Trong thời gian học sinh nghỉ học ở nhà vì dịch covid 19, dựa trên hệ
thống kiến thức cơ bản đã có, cùng với sự khích lệ học tập của thầy nên học sinh
đã phát huy năng lực tự học tại nhà. Tôi đã lên kế hoạch giúp học sinh phát triển
năng lực tự học đó. Cụ thể là:
- Thứ nhất: Cung cấp tài liệu học tập nâng cao cho học sinh: cung cấp hệ thống
bài tập theo từng chuyên đề, các sách chuyên đề bồi dưỡng HSG, ôn thi TN
THPT của các giáo viên, chuyên gia có uy tín, cho các em tham khảo nhiều đề
thi HSG của các tỉnh, các đề thi thử TN THPT của các trường trong và ngồi
tỉnh, đặc biệt là gói đề Ôn thi HSG và Ôn thi TN THPT do nhóm giáo viên Vật
Lí tỉnh Thanh Hóa biên soạn (trong đó tơi là một thành viên).
8

skkn


- Thứ hai: Kiểm tra việc học bài, làm bài tập, chất lượng làm đề ôn thi qua việc
cho học sinh trực tiếp làm bài, làm đề rồi thu về chấm.
- Thứ ba: Lập phòng học để dạy trực tuyến trên phần mềm Google meet. Trong
đó có sử dụng bảng vẽ điện tử Gaomon kết hợp dùng camera quay qua ứng dụng
Droicam. Ở mỗi buổi học, thầy giáo có thể trao đổi trực tiếp, giải đáp các thắc
mắc của học sinh.
- Thứ tư: Giao bài tập, giao đề và khung thời gian làm bài, sau đó đánh giá điểm
qua phần mềm hỗ trợ shub classroom hay Azota. Học sinh biết được kết quả,
đáp án và lời giải sau khi kết thúc gian làm bài.
- Thứ năm: Chia nhóm học tập, giao cho một học sinh học tốt nhất phụ trách.

Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau học tập dựa trên thế mạnh của mỗi
người.
Khi thầy trò được trở lại trường học trực tiếp, tôi tiếp tục tranh thủ bổ
sung, bồi dưỡng thêm những kiến thức mà học sinh chưa nắm chắc, chưa có
cách giải hay, giải nhanh. Biên soạn đề và các chuyên đề ôn tập để dạy và sửa đề
cho HS trực tiếp trên máy chiếu tại phòng học, việc làm này rất hiệu quả cả về
số lượng và chất lượng trong ôn luyện đề để tham gia các kì thi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân và nhà trường
Áp dụng biện pháp trên vào trong quá trình dạy học của bản thân, tôi thấy
chất lượng học của học sinh các lớp mình phụ trách được nâng cao rõ rệt qua
từng giai đoạn, đặc biệt là việc nắm chắc kiến thức, nâng cao kỹ năng vận dụng
kiến thức, khả năng trình bày của học sinh rất bản chất, rất sâu sắc, nội dung
trình bày rõ ràng, mạch lạc, đúng bản chất Vật Lí trong các bài thi tự luận và
nhanh chính xác trong bài thi trắc nghiệm. Học sinh rất hứng thú, say sưa học
tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao hiệu quả và có chất lượng.
Khi áp dụng biện pháp thấy có hiệu quả, tơi đã mạnh dạn trình bày biện
pháp, kinh nghiệm sử dụng biện pháp này trong buổi sinh hoạt chuyên môn với
các thành viên trong tổ và đã được các đồng nghiệp đánh giá cao, áp dụng có
hiệu quả trong q trình giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập mơn Vật lí trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học chung
của Trường THPT Hậu Lộc 2 với những thành tích xuất sắc trong năm học
2020-2021 vừa qua.
2.4.1. Nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí ở các lớp mình phụ trách
- Kết quả làm bài kiểm tra, bài thi học kì, thi khảo sát mơn Vật lí cao dần theo
từng bài, từng giai đoạn.
- Số lượng học sinh đam mê học, u thích mơn vật lí, học theo khối A và khối
A1 tăng lên rõ rệt.
- Đặc biệt, biện pháp được áp dụng rất hiệu quả trong việc dạy học mơn Vật Lí ở
các lớp mũi nhọn. Tôi dạy hai lớp 12A1 (Lớp khối A-Là GVCN lớp) và 12A4

(Lớp khối A1) năm học 2020-2021 ở trường THPT Hậu Lộc 2 với kết quả đáng
kể. Cụ thể:
+ Trong ba kì thi thử TN THPT của nhà trường (Liên kết cùng 2 trường:
Trường THPT Lương Đắc Bằng và Trường THPT Yên Định 1) thì điểm thi môn
9

skkn


Vật Lí đều có điểm trung bình cao hơn so với hai trường bạn, và điểm cao chủ
yếu ở hai lớp 12A1 và 12A4.
+ Trong kì thi HSG lớp 12 cấp tỉnh do Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức
vào tháng 12 năm 2020. Năm thành viên trong đội tuyển HSG Vật Lí lớp 12 đều
thuộc hai lớp 12A1 và 12A4 đã đạt thành tích xuất sắc. Cụ thể: Đội HSG mơn
Vật Lí trường THPT Hậu Lộc 2 đạt 5/5 giải xếp thứ 4 tồn tỉnh, trong đó có 3
giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải khuyến.

Thầy trò đội tuyển HSG mơn Vật Lí năm học 2020 - 2021
Trường THPT Hậu Lộc 2

Thầy trị đội tuyển HSG mơn Vật Lí năm học 2020 - 2021
Trường THPT Hậu Lộc 2 trong lễ vinh danh khen thưởng của nhà trường.

skkn

10


+ Điểm tổng kết mơn Vật lí cuối năm ở hai lớp 12A1 và 12A4 đạt được cao hơn
hẳn những năm học trước cụ thể:

Học lực
Lớp


Số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

12A1

47

42

89,0

5

11,0

0

0

0

0

0

0


12A4

47

36

76,6

11

23,4

0

0

0

0

0

0

Năm học trước
11A1

47

29


61,7

16

34,0

2

4,3

0

0

0

0

11A4

47

25

53,2

18

38,3


4

8,5

0

0

0

0

- Trong kì thi TN THPT năm 2021:
Điểm trung bình mơn Vật Lí:
Lớp 12A1 là 8,06 điểm.
Lớp 12A4 là 7,55 điểm.
Trong đó có 14 em đạt trên 9 điểm, một em 9,5 điểm và một em 9,75 điểm.
Lớp 12A1 (1 em đạt điểm 9,75; 1em đạt điểm 9,5; 3 em đạt 9,25 và 4 em
đạt điểm 9).
Lớp 12A4 (2 em đạt điểm 9,25; 3 em đạt điểm 9).
+ Một em đạt 29,1 điểm, một em đạt 28,25, một em đạt 28,15 điểm (khối
A), một em đạt 28,1 điểm (khối A1).
+ Với 100 % các em ở hai lớp đều đậu đại học, đặc biệt với số đông các
em đậu vào những trường đại học tốp đầu trong nước.
2.4.2. Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Trường THPT Hậu Lộc 2 đạt nhiều thành tích xuất sắc trong năm học
2020-2021
11


skkn


- Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12: Đứng thứ 3 toàn tỉnh (năm
học 2018-2019: đứng thứ 14).
- Đậu TN THPT 100%. Điểm trung bình thi TN THPT vượt chỉ tiêu mà sở
giao cho, tăng vượt bậc so với năm học trước.
- Điểm trung bình mơn Vật Lí của trường THPT Hậu Lộc 2 là 7,44, xếp
thứ 5 toàn tỉnh (năm học 2019-2020 xếp thứ 23).

Ban giám hiệu, các thầy giáo, cơ giáo và học sinh đạt
thành tích xuất sắc trong kì thi HSG cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 ở lễ vinh
danh khen thưởng của nhà trường.

Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo đạt thành tích xuất sắc trong kì thi HSG
cấp Quốc gia, cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 ở lễ tuyên dương của UBND
huyện Hậu Lộc
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng
HSG mơn Vật lí trong trường THPT bằng việc phát huy năng lực tự học”
mà bản thân tôi đã tích lũy và áp dụng trong những năm vừa qua, đặc biệt là
trong hai năm gần đây - khi dịch bệnh bùng phát. Thực tế tôi đã thu được kết
quả đáng tự hào ở khóa học sinh 2018-2021 tại trường THPT Hậu Lộc 2. Song
12

skkn


so với các trường bạn và yêu cầu giáo dục của tỉnh nhà thì những con số trên

cịn khá khiêm tốn và bản thân tơi nhận thấy mình cần phải cố gắng học hỏi
nhiều hơn nữa. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi
chân thành từ các cấp ban ngành, từ bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là ban giám
khảo.
3.2. Kiến nghị
- Với đồng nghiệp: Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin,
hiệu quả sử dụng các ứng dụng trong dạy học trực tiếp và trực tuyến.
- Với nhà trường: Trang bị thêm các thiết bị công nghệ thông minh hỗ trợ trong
việc dạy học ở các phòng học chức năng, các phịng học bộ mơn. Khích lệ việc
áp dụng công nghệ vào dạy học ở giáo viên bộ môn.
4. Cam kết
Biện pháp nêu trên được rút ra từ kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình
giảng dạy những năm học vừa qua và thực tế đã thu được những kết quả tốt như
nêu ở trên. Tôi cam đoan biện pháp đã áp dụng và kết quả đạt được là hoàn toàn
đúng sự thật.

Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế: Phương pháp
dạy và học vật lí ở trường phổ thơng. NXB ĐHSP – 2002.
[2] Trần Hồng Cẩm - Nguyễn Cảnh Toàn – Bùi Tường – Lê Hải Yến: Về
phương pháp luận và phương pháp tự học. Bộ GDĐT – 2000.

Xác nhận của
Ban Giám Hiệu nhà trường

Hậu Lộc, ngày 17 tháng 5 năm 2022
Người viết

Nguyễn Văn Trường


13

skkn



×