Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn một vài biệm pháp hướng dẫn học sinh phòng chống covid 19 trong giảng dạy địa lí ở trường thpt nông cống 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.97 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI BIỆM PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHỊNG
CHỐNG COVID-19 TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ Ở
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4

Người thực hiện: Vũ Thị Mai
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Địa lý

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài ...................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu............................................................................1
1. Mục đích........................................................................................1
2. Nhiệm vụ .....................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
IV. Phương pháp ...................................................................................... 2
B. NỘI DUNG................................................................................................4
I. Thưc trạng vấn đề .................................................................................4


II. Cơ sỡ lí luận..........................................................................................4
III. Những giải pháp và lồng nghép vào bài dạy cụ thể............................4
1. Các biệm pháp ..............................................................................4
2. Kết quả khảo sát............................................................................9
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................10
I. Kết luận..................................................................................................10
II. Kiến nghị..............................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................11

skkn


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ ngày 8/12/2019 trở lại đây thế giới dứng trước đại dịch COVID-19.
Điều này ảnh hưởng một cách toàn diện đến tất cả các nước trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi rất quan tâm và lo
lắng tình hình lây lan dich bệnh với tốc độ nhanh trong cộng đồng vào môi
trường học đường, nó làm ảnh hưởng đến tâm lí học tập và khả năng tiếp thu bài
của các em.
Vì vậy vấn đề giáo dục kĩ năng ứng phó và biện pháp phòng chống
COVID-19 cho học sinh là điều quan trong trọng nhất và luôn được nhà trường
và giáo viên đặt lên hàng đầu, đây là vấn đề mang tính cấp thiết đòi hỏi sự phối
hợp của các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là sự giáo dục của các thầy cô
lồng ghép trong các tiết dạy của môn học. Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề
tài “Một vài biệm pháp hướng dẫn học sinh phòng chống COVID-19 trong
giảng dạy Địa lí ở trường THPT Nơng Cống 4” nhằm nâng cao nhận thức của
học sinh trong phòng chống dich.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích :

Giáo dục HS nhận thức được hậu quả và sự nguy hiểm của COVID-19 lây
lan trong môi trường học đường được lồng ghép qua một số bài học của môn
Địa lí một cách có hiệu quả thơng qua các hành động thiết thực và biện pháp
cụ thể
+ Ủng hộ các biện pháp 5K, 5T của Bộ y tế ,Sổ tay COVID-19 của Bộ
Giáo Dục, biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho học sinh các chính sách, thơng
điệp, biệm pháp, các chiến dịch của Đảng, Nhà nước và Bộ Y Tế và các tổ chức
khác
+ Tham gia phát động của UNICEF, BỘ Y tế và WHO về chiến dịch
“Hành trình an tồn – bảo vệ bạn, gia đình bạn và những người bạn yêu
thương”
1

skkn


+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục ở trường
học ,địa phương, đồng thời tuyên truyền, vận động những người xung quanh
thực hiện tốt các thông điệp và cách phòng chống COVID-19 của nhà nước, nhà
trường và địa phương
2. Nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS nhận biết: Loại bài, kiến thức được lồng ghép thành một
mục, một ý trong bài học và được tích hợp vào kiến thưc địa lí, góp phần giáo
dục HS nâng cao ý thức phịng tránh sự lây lan của dich bệnh, hình thành ý thức
sâu sắc về thái độ - hành vi của các em trong môi trường học đường.
- Phân loại và xác định các loại bài tích hợp và lồng ghép kiến thức về nội
dung liên quan đến sức khỏe, tỉ lệ tử vong, vấn đề việc làm bị ảnh hưởng do
dịch bệnh thơng qua mơn học Địa lí
- Dẫn chứng cụ thể về tác hại của việc lây lan dịch bệnh trong trường học
và hậu quả của nó đối với mọi người xung quanh, lên án các hành vi kì thị trong

cộng đồng
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu : giáo viên giảng dạy Địa lí THPT Nơng Cống 4, học
sinh THPT Nơng Cống 4 trong việc bồi dưỡng kiến thức thông qua dạy học mơn
Địa lí
2. Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn học sinh một số biện pháp phịng chống
dịch Covid-19 thơng qua dạy học mơn Địa lí,
IV. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sổ tay COVID-19 của Bộ Giáo Dục, sách
tham khảo, báo chí , truyền hình , các thơng tin của Bộ Y tế
Phương pháp thực nghiệm
Phạm vi lồng ghép liên hệ vào các bài

2

skkn


Lớp 10 Bài 22 - Dân số và sự gia tăng dân số, phần II. Gia tăng tự nhiên,
phần b. Tỉ suất tử thô
Lớp 11. Một số vấn đề mang tính tồn cầu , Phần III. Một số vấn đề khác
Lớp 12. Bài 17 . Lao động và việc làm , Phần 3. Việc làm và hướng giải
quyết việc làm
Soạn giáo án và dạy thực nghiệm một số lớp, kiểm tra học sinh lấy kết
quả làm căn cứ
Trong quá trình giảng dạy phải lồng ghép giáo dục cách phòng tránh
COVID-19 vào bài giảng
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của đề tài, vận

dụng của đề tài để rút ra những kết luận cần thiết phịng tránh COVID-19 trong
mơi trường học đường trường THPT Nông Cống 4.

3

skkn


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Đại dịch COVID-19 được coi là vấn đề mang tính tồn cầu, nó trở thành
mối quan tâm và lo lắng của nhiều cấp ngành tổ chữc cá nhân. Trong môi trường
giáo dục các thầy cơ giáo cũng tích cực tun truyền bằng nhiều hình thức khác
nhau nhằm giúp các em nhận thưc một cách sâu sắc về đại dich này. Tuy nhiên
hiệu quả vẫn chưa đạt theo mong muốn. Việc lồng ghép kiến thức này vào giảng
dạy mơn Địa lí chỉ thể hiện lồng ghép vào một số mục nhỏ mang tính chất liên
hệ chứ khơng thể hiện trong tồn bài. Hơn nữa, cịn nhiều đối tượng học sinh
chưa có nhận thức sâu sắc, cịn một số em khơng nhiệt tình cộng tác nên hiệu
quả giáo dục chưa cao, chưa được thường xuyên.
Một bộ phận học sinh chưa nhiệt tình học mơn Địa lí, một số không học bài,
không chú ý nghe giảng, không phát biểu xây dựng bài,chưa thấy được hậu quả
của đại dịch COVID-19
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Việc giáo dục cho học sinh ngay từ khi ngồi trên nghế nhà trường có ý
thức trước những vấn đề mà cả cộng đồng và thế giới quan tâm và thấy dược
một phần trách nhiệm của mình trong đó. Đây cũng là cách giáo dục để hướng
tới xây dựng cơng dân tồn cầu
Trang bị cho học sinh một phần trách nhiệm, kiến thức, thái độ , kĩ năng
phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành những hành vi thói quen tích cực trong các
mối quan hệ, hoạt động giúp đỡ cộng đồng, hoạt động tình nguyện . Tạo cơ hội

thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình trong tương lai.
III. CÁC BIỆM PHÁP LỒNG NGHÉP, LIÊN HỆ VÀO BÀI DẠY CỤ
THỂ
1. CÁC BIỆN PHÁP
Biệm pháp 1: Giúp học sinh thấy được hậu quả của Đại dịch COVID-19 nếu
như ta không có nhận thức đứng đắn về nó

4

skkn


Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đây là phương pháp dạy học tích
cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn hoạt động độc lập để
học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng
thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trong quá trình tổ chức các hoạt động
nhóm của học sinh giáo viên đã vận dụng để giáo dục các kĩ năng sống một cách
tích cực như:
- Thu thập tài liệu
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng xây dựng, phát triển tinh thần nhóm.
- Kĩ năng tư duy, phản hồi.
Ví dụ: Bài 3 Lớp 11 - Một số vấn đề mang tính tồn cầu; Phần III. Các vấn đề
khác: Khi dạy đến phần này ngoài các vấn đề mà giáo viên đưa ra như : Xung
đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố gây nên mất ổn định xã hội, thiệt hại về
người và của, nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Các quốc gia và cộng đồng quốc tế
cần phải hợp tác gìn giữ hịa bình của khu vực và thế giới thì giáo viên nêu vấn
đề nổi bật nhất mang tinh toàn cầu hiện nay mà các em và thế giới quan tâm là
đại dịch COVID-19
Sau khi giáo viên đưa ra nội dung đó lồng ghép vào bài học thì thơng qua

kĩ năng hoạt động nhóm học sinh sẽ làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy, phản
hồi, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân để thu thập thông tin từ sách
báo, phương tiện phương thông tin địa chúng , báo đài các em hồn tồn có thể
nêu ra được rất nhiều hậu quả của địa dịch COVID-19. Thông qua hoạt động
nhóm để rèn luyện cho các em làm chủ trong mọi hoạt động, giúp cho từng
thành viên bộc lộ ý kiến suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó nâng cao ý
thức tun truyền đến người thân và cộng đồng và cũng có ý thức cho riêng bản
thân tinh thần tương trợ, hợp tác, thông qua hoạt động nhóm. Qua tìm hiểu các
thơng tin trên báo trí, truyền thơng mạng internet học sinh hồn tồn nêu được
các hậu quả về dịch Covid-19.
Hậu quả của đại dich COVID-19 gây thiệt hại về kinh tế :
5

skkn


Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thế giới đang đứng trước và đối mặt
với cuộc khủng hoang kinh tế và sức khỏe tồi tệ nhất trong vòng 90 năm qua.
Theo báo kinh tế thế giới của LHQ nền kinh tế toàn cầu giảm 4,3% năm 2020 và
dự báo nền kinh tế thế giới năm 2022 tăng chậm một phần là do ảnh hưởng của
dịch mặc dù dịch đã phần nào được kiểm soát. Dịch bệnh ảnh hưởng đến hầu hết
các nước trên thế giớiở tất cả các ngành nông nghiệp thị chậm phát triển, công
nghiệp ngừng trệ, dịch vụ hầu như không khởi sắc.
Hậu quả của đại dich COVID-19 ảnh hưởng đến xã hội :
LHQ cảnh báo, COVID-19 không chỉ là, một cuộc khủng hoảng về sức
khỏe, mà còn tác động đến các mặt đời sống của hội của toàn cầu. Tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau ở các quốc gia, song dịch bệnh sẽ làm gia
tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng ở quy mơ tồn cầu, khiến cho
việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trở nên cấp thiết, và nếu khơng
có các phản ứng khẩn cấp, khủng hoảng tồn cầu sẽ leo thang gây nguy hiểm

cho đời sống cho người dân.
Hoặc khi dạy Bài 17 Lớp 12 - Lao động và việc làm; Phần 3: Việc làm và
hướng giải quyết việc làm. Giáo viên nêu vấn đề về tình trạng dịch bệnh ảnh
hưởng đến vấn đề việc làm của lao động Việt Nam. Đại dich COVID-19 không
chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng về kinh tế , y tế mà còn làm cho người lao
động mất việc làm, mất thu nhập , điều kiện sống gặp nhiều khó khăn. Điều này
địi hỏi phải mở rộng gói an sinh xã hội nhằm đảm đảo đời sống không chi
người lao động mà cả người dân trong bối cảnh dịch bệnh để không ai bị bỏ lại
phía sau.
Qua đây các em thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ bản
thân và tun truyền cho người thân gia đình trong phịng chống dịch. Việc lồng
ghép các vấn đề này vào bài dạy phát huy vai trò sáng tạo của học sinh trong
việc tìm kếm thơng tin, tiếp cận kiến thức thực tế, hoặc có thể phân chia nhóm
để tìm kiếm thơng tin, giờ học Địa lí trở nên hấp dẫn mà khơng còn nhàm chán

6

skkn


Biệm pháp 2: Giúp học sinh tải nghiệm bằng hành động cụ thể cùng góp sức
vào việc phịng chống dịch trong trường học
Trong bước này giáo viên học sinh thiết kế các hoạt động có tính chất trải
nghiệm thực tế mà các em hay được nghe hoặc được tuyền truyền. Giáo viên và
học sinh đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết có liên quan tới bài học
mới, giáo viên đóng vai trị người lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi nêu vấn
đề, ghi chép. Học sinh cần chia sẽ, trao đổi, phản hồi, xữ lí thơng tin ghi chép để
nhằm đạt được mục đích về kiến thức và các kĩ năng sống cần phải rèn luyện.
Ví dụ : Học sinh phải thực hiện và thể hiện bằng hành động Nhấn mạnh


và nhắc nhở học sinh về tầm quan trọng của việc thực hiện thông điệp 5K để
bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho học sinh khái
niệm tạo khoảng cách an tồn ở nơi cơng cộng, đồng thời tập trung truyền
thơng về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt
hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xun. Xem thêm thơng tin về cách
phịng tránh nguy cơ lây nhiễm
Khi dạy Bài 22 lớp 10 - Dân số và sự gia tăng dân số; Phần II: Gia tăng tự
nhiên, phần b. Tỉ suất tử thô. Giáo viên nêu tình huống có vấn đề về tỉ lệ tử
vong của đại dịch COVID-19. Trên thế giới số ca tử vong tính đến ngày
20/4/2022 khoảng 6,2 triệu người, tỉ lệ tử vọng của các nước đang phát triển
cao hơn các nước phát triển , có rất nhiều nguyên nhân như: Thiếu văcxin, y tế
mỏng, bệnh viện quá tải, kinh tế chậm phát triển. Ở Việt Nam nhờ có cơng tác
phòng chống dich từ rất sớm cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước bằng
con đường ngoại giao vắc xin, nước ta đã dần dần kiểm soát được dịch bệnh và
giảm tỉ lệ tử vong đó cũng là thành công của Việt Nam.
Qua vấn đề nêu trên học sinh sẽ ý thức được tầm quan trọng của công tác
phịng chống dịch bênh COVID-19, chung tay vì cộng đồng như tham gia tình
nguyện phát khẩu trang, pha nước rửa tay trong trường học, nhất là khuyến khích
học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà

các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ
7

skkn


rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp.
Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích
rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất
quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại

chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để
bảo vệ bản thân mà thôi
Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức và kĩ
năng trong một bối cảnh, hồn cảnh và điều kiện có ý nghĩa, trong bước thực
hành luyện tập giáo viên ln đóng vai trị của người hướng dẫn người hổ trợ,
học sinh đóng vai trị người thực hiện người khám phá.
Qua đó giáo viên nhấn mạnh việc được đi học, được hịa nhập cơng đồng
là việc vơ cùng quan trọng, ngồi kia biết bao tổ chức, các đội ngũ y bác sỹ, bộ
đội, công an đang ngày đêm chống dịch. Trong bối cảnh người dân trên toàn

thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng
trước dịch COVID-19, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong
một mơi trường thân thiện, tơn trọng, hịa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.
Việc giáo dục ý thức phòng chống dịch COVID-19 trong trường học rất
quan trọng, trong đó giáo viên đóng vai trị then chốt. Việc chia sẻ thơng tin
chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch
bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp
của dịch bệnh đối với cuộc sống
Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học
khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền
bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các mơn khoa học xã hội có thể tập trung
vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và giáo dục ý thức
chia sẻ ,khuyến khích lịng khoan dung và gắn kết xã hội. Cho học sinh tự thực
hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh cảu trường
hoặc trong các buổi sinh hoạt lớp thông qua sổ tay COVID-19. Các bài học nâng
8

skkn



cao hiểu biết về phương tiện truyền thơng có thể khuyến khích học sinh phát
triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành cơng dân tích cực, từ đó
cải thiện năng lực phát hiện tin giả và kiểm chứng thông tin
Mặc dù hiện nay đại dịch COVID-19 đã được kiểm sốt ở Việt Nam cũng
như trên tồn thế giới . Nhưng qua đợt dịch này ta rút ra được nhiều bài học về
cách phòng tránh , kĩ năng ,ý thức và trách nhiệm của từng cá nhân tập thể và cả
cộng đồng cùng chung tay chống dịch, nhất là công tác tuyên truyền giáo dục
thế hệ trẻ các em chủ nhân tương lai của đát nước thấy được trách nhiệm của
mình trong tương lai.
2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
- Thực nghiệm có tính định lượng:
Thực nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá tính khả thi khi sử dụng biện
pháp liên hệ lồng nghép vào thực tiễn dạy học Địa lí .Tơi dã tiến hành kiểm tra
kết quả thực nghiệm bằng các câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi tình huống về
khả năng tìm hiểu dịch COVID-19 của các em. Từ đố tơi có thể so sánh giữa lớp
đối chứng và lớp thực nghiệm .Sau khi kiểm tra từ 6 lớp ở mỗi khối mà tơi có
bài lồng nghép liên hệ. Điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
Khối 10: Lớp 10C6 (Lớp thực nghiệm) và lớp 10C2 (Lớp đối chứng)
Khối 11: Lớp 11B5 (Lớp thực nghiệm) và 11B3 (Lớp đối chứng)
Khối 12: Lớp 12A1 (Lớp thực nghiệm) và 12A5 (Lớp đối chứng)
Lớp

Yếu

Tổng

T. bình

Khá


Giỏi

Số HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

42

0

0

3

7,1


21

50,0

18

42,9

42

0

0

15

35,7

18

42,9

9

21,4

11B5

45


0

0

5

11,1

21

46,7

19

42,2

1013

45

0

0

14

31,1

19


42,2

12

26,7

12A
1
12A
5

9

skkn


10C6

42

0

0

6

16,6

18


42,9

17

40,5

10C2

42

0

0

17

40,4

17

40,4

8

19,2

- Thực nghiệm về mặt định tính :
Phát phiếu thăm dò đối với học sinh và được kết quả mức độ say mê,
hứng thú học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, khả năng học tập
của lớp thực nghiệm cao hơn.


10

skkn


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của nền kinh tế –
xã hội trên thế giới, đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người khơng biệt giói
tính, giàu nghèo, không phân biệt ranh giới lãnh thổ quốc gia. Việc giáo dục học
sinh có ý thưc phịng chống dịch và có cái nhìn đúng nghĩa về địa dịch COVID19 là điều rất quan trọng, bởi nếu có cái nhìn đúng đắn các em sẽ có trách nhiệm
với bản thân và ý thưc giúp đỡ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi của các em.
Địa lí là một trong các mơn học xã hội có nhiều nội dung lồng ghép, liên
hệ giáo dục cho học sinh, vì vậy trong quá trình giảng dạy tơi ln lồng ghép
các kiến thức phịng chống dịch COVID-19 vào những bài giảng có nội dung
phù hợp. Việc sử dụng các biện pháp tuyên truyền, cung cấp thơng tin giáo dục
kĩ năng ứng phó dịch bệnh trong mơi trường học đường vào hồn cảnh cụ thể ở
trường phổ thông là điều rất cần thiết. Qua các bài giảng cụ thể học sinh đã có
những hiểu biết nhất định về đại dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam. Biết
được hậu quả của nó gây ra nhằm có cách nhìn đúng đắn về diễn biến dịch bệnh
trong thời kì bình thường mới.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã trình bày, tơi hy vọng nó sẽ có
ích cho cơng tác giảng dạy đối với các thầy giáo, cơ giáo và học sinh trong cách
phịng chống dịch bệnh hiện nay .
II. KIẾN NGHỊ:
Là người giáo viên dạy mơn Địa lí, tơi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
cần có các buổi sinh hoạt dưới hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp về cơng tác
phịng chống dịch, đây cũng là hình thức tun truyền sâu rộng tới đông đảo các
em học sinh, nêu gương việc tốt, người tốt trong phòng chống dịch ở trường

lớp, tổ chức nhiều buổi phát thanh tuyên truyền .

11

skkn


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lý 10 (Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo khoa Địa lý 11 (Nhà xuất bản giáo dục)
3. Sách giáo khoa Địa lý 12 (Nhà xuất bản giáo dục)
4. Sổ tay COVID-19 (Bộ Giáo Dục)
5. Kế hoạch giáo dục nhà trường mơn Địa lý 10,11,12

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác

Vũ Thị Mai

12

skkn


DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Mai
Chức vụ và đơn vị công tác: TTCM - Trường THPT Nông Cống 4

TT

1.

Cấp đánh giá xếp
loại

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sử dụng kỹ thuật KWL vào
dạy bài: Lao động và việc làm

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


Ngành Giáo
Dục tỉnh

C

2014-2015

Ngành Giáo
Dục tỉnh

C

2020-2021

(SGK địa lí 12 cơ bản)
2.

Một vài kinh nghiệm rèn luyện
luyện kĩ năng sống cho học
sinh trong giảng dạy Địa lí ở
trường THPT Nơng Cống 4

13

skkn



×