Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số phương pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn địa lí phần kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.43 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………......
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….....
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài……………………………………………
2.2. Thực trạng của vấn đề…………………......................................
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1 Q trình ơn tập cần phải bám sát cấu trúc đề thi TN THPT
2.3.2. Xác định các dạng câu hỏi phần kỹ năng biểu đồ, bảng số liệu
2.3.3. Tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi
2.3.4. Tìm được từ "chìa khóa" trong đáp án.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường …………………………………
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận…………………………………………………………….
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………...
Tài liệu tham khảo.

1
skkn

2
2
2
2
3


3
4
5
9
15
19
20
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT là một trong những mục tiêu trọng
yếu của nhà trường và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 12 bởi vì chất
lượng của mơn thi Địa lí có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tỉ lệ của kì thi và vị trí của
nhà trường trong bảng thứ hạng, đến việc xét tuyển vào Đại học của một số học
sinh.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói chung và chất
lượng ơn thi tốt nghiệp THPT nói riêng có hiệu quả tốt hơn , tiếp nối từ thành tích
đã đạt được từ đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ơn thi tốt nghiệp
THPT phần Địa lí các vùng kinh tế” đã thực hiện thành công ở năm học trước, với
đề tài này, tơi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành ôn thi tốt
nghiệp THPT mơn Địa lí có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động và làm bài
đạt hiệu quả cao hơn trong kỳ thi có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời của các em.
Tôi xin mạnh dạn trình bày “Một số phương pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt
nghiệp THPT môn Địa lí phần kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệpTHPT nhằm đạt được những mục
đích sau:
- Góp phần nâng cao chất lượng học tập và kết quả của kỳ thi tốt nghiệpTHPT

của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo
viên trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn 2 lớp khối 12 của trường THPT Hà Trung
làm thí điểm là 12G, 12H.
- Số lượng học sinh: 84.
- Đặc điểm của học sinh: Đây là các lớp theo ban D, các em đều có nhu cầu
thi bài thi tổ hợp Khoa học xã hội; bao gồm những em nhận thức giỏi, khá, nhưng
vẫn có một phần học sinh có lực học trung bình, yếu, khả năng tư duy cịn hạn chế
nên có tư tưởng bng xi và trơng chờ vào sự may rủi trong lúc làm bài thi trắc
nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sưu tầm, tìm đọc các tài liệu liên quan
để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm ở 2 lớp 12 của
trường THPT Hà Trung.
- Phương pháp tốn học thống kê: Sử dụng cơng thức tốn học thơng kê để
tính điểm kiểm tra đã chấm trong thực nghiệm sư phạm.

2
skkn


2 . NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Cấu trúc đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệpTHPT quốc gia năm 2022 mơn Địa lí
gồm 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Nội dung chủ yếu nằm trong

chương trình Địa lí lớp 12. Trong đề thi câu hỏi về kiến thức lý thuyết là 21 câu
(5,25 điểm); phần thực hành kỹ năng 19 câu (4,75 điểm) gồm kỹ năng về sử dụng
Atlat Địa lý Việt Nam, kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu và biểu đồ.
Trong 19 câu phần thực hành kỹ năng thì kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số
liệu và biểu đồ có 4 câu. Mặc dù số câu hỏi không nhiều nhưng lại là một trong
những kỹ năng rất quan trọng của mơn Địa lí trong trường THPT.
Một trong những kĩ năng quan trọng của bộ mơn Địa lí mà giáo viên cần hình
thành cho học sinh là kĩ năng nhận biết các dạng biểu đồ, xử lí số liệu, nhận xét và
giải thích.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
a. Thực trạng.
Kĩ năng địa lí là một phần quan trọng trong chương trình địa lí giúp cho học
sinh biết cách trình bày biểu đồ, cách phân tích và nhận xét bảng số liệu, cách đọc
Atlat địa lí, .....
Q trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà quan
trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy
độc lập, sáng tạo, linh hoạt. Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thơng, ngồi
u cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng cần thiết.
Qua q trình ơn thi tốt nghiệpTHPT thực tế có nhiều học sinh khơng chủ
động học tập liên quan đến môn học không dùng để lấy điểm xét đại học do đó chưa
xác định đúng được động cơ và mục đích học tập (chỉ học sao cho không bị điểm
liệt), không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên.
b. Nguyên nhân của thực trạng
Về giáo viên:
Vẫn cịn giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm ơn thi tốt nghiệpTHPT hoặc
chưa quyết tâm trong dạy học ôn thi tốt nghiệpTHPT.
Chỉ chú trọng giảng dạy kiến thức, mà thiếu quan tâm tới rèn luyện kĩ năng
cho học sinh, bng lỏng kiểm tra q trình tự học ở nhà của học sinh.
Về học sinh:

- Với tâm lí chỉ học để đủ đỗ tốt nghiệp hoặc vào một trường đại học nên
chưa có quyết tâm lấy điểm cao, điểm thủ khoa trong kì thi tốt nghiệp THPT.
- Học sinh thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, học sinh còn lười học.,
quá chủ quan vào việc thi tốt nghiệp cho rằng thi trắc nghiệm kiểu gì cũng đỗ nên
khơng chú ý thậm chí bỏ khơng học. 

3
skkn


- Thời đại công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân , đó là khi trong
tay mỗi học sinh là những chiếc smartphone hiện đại, mới nhất…và những ứng
dụng hấp dẫn học sinh hơn bài học.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Q trình ơn tập cần phải bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT .
Để nâng cao chất lượng trong q trình ơn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh,
giáo viên cần phải phân tích đề thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệpTHPT các năm
trước và cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ để làm cơ sở ơn tập. Việc phân tích ma
trận đề thi sẽ giúp giáo viên biết được mức độ, phạm vi kiến thức, những yêu cầu về
kỹ năng cần có từ đó sẽ có phương pháp hướng dẫn học sinh ơn tập phù hợp.
Ví dụ:
Cấu trúc đề thi kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021:
Lớp

Chủ đề

Mức độ  
Nhận
biết


Thơng
hiểu

Vận
dụng
thấp
 

Vận
dụng
cao
 

Tổng số
câu

 

1

3

11

Kỹ Đơng Nam Á
năng

 

 

 
 
12

Lý Địa lí tự nhiên
thuyết Địa lí dân cư

1

2
1Biểu
đồ +
1BSL
1

 

2

 

 

2

Địa lí các
ngành KT
Địa lí các
vùng KT
Át lát


3

4

1

 

8

1

1

4

2

8

15

 

 

 

15


 

 

1

 

1

 

 

 

1

1

20 câu
50 %

10 câu
25%

6 câu
15%


4 câu
10%

40 câu
100%

Kỹ
năng Bảng số liệu
Biểu đồ
Tổng

 

 

2

Cấu trúc đề thi minh họa kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022:
Lớp

Chủ đề

Mức độ  
4
skkn


Nhận
biết


Thơng
hiểu

Vận
dụng
thấp
 

Vận
dụng
cao
 

Tổng số
câu

 

1

3

11

Kỹ Đơng Nam Á
năng

 

 

 
 
12

Lý Địa lí tự nhiên
thuyết Địa lí dân cư

1

2
1Biểu
đồ +
1BSL
1

 

2

 

 

2

Địa lí các
ngành KT
Địa lí các
vùng KT
Át lát


3

4

1

 

8

1

1

4

2

8

15

 

 

 

15


 

 

1

 

1

 

 

 

1

1

20 câu
50 %

10 câu
25%

6 câu
15%


4 câu
10%

40 câu
100%

Kỹ
năng Bảng số liệu
Biểu đồ
Tổng

 

 

2

Như vậy cấu trúc đề minh họa 2022 thi tốt nghiệp THPT khơng có có sự thay
đổi số câu hỏi trong phần kỹ năng bảng số liệu, biểu đồ so với năm 2021. Các câu
hỏi chủ đề này dải đều từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao.
2. 3. 2. Xác định các dạng câu hỏi phần kỹ năng biểu đồ, bảng số liệu:
Sau khi nắm được cấu trúc của đề minh họa cần xác định được các dạng câu
hỏi liên quan đến phần kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu. So với đề thi tốt nghiệp
THPT năm 2021 đề minh họa năm 2022 vị trí sắp xếp các câu hỏi phần kỹ năng
biểu đồ và bảng số liệu có sự thay đổi về vị trí nhưng vẫn giữ nguyên những dạng
câu hỏi cho học sinhvề kỹ năng. Bao gồm 4 câu: 2 câu ở chương trình lớp 11 của
phần Đông Nam Á ở mức độ thông hiểu; 2 câu ở chương trình lớp 12 ở mức dộ vân
dụng và vận dụng cao.
- Kỹ năng nhận xét biểu đồ: 01 câu.
- Kỹ năng nhận xét bảng số liệu: 01 câu

- Kỹ năng xác định nội dung thể hiện của biểu đồ: 01 câu
- Kỹ năng nhận dạng biểu đồ: 01 câu.
Ví dụ:
*Kỹ năng nhận xét biểu đồ:
Câu 62 [mã đề 301- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021]:
Cho biểu đồ:

5
skkn


GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ MA-LAI-XI-A NĂM 2010
VÀ 2018
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị nhập khẩu năm
2018 so với năm 2010 của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a?
A. In-đô-nê-xi-a tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a tăng gấp hai lần In-đô-nê-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a tăng ít hơn Ma-lai-xi-a.
D. Ma-lai-xi-a tăng và In-đơ-nê-xi-a giảm.
Câu 41 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho biểu đồ:

GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ THÁI LAN NĂM 2015 VÀ 2019
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020. NXB Thống kê, 2021)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP năm 2019 so với năm
2015 của Phi-lip-pin và Thái Lan?
A. Thái Lan tăng ít hơn Phi-lip-pin.
B. Phi-lip-pin tăng gấp hai lần Thái Lan.
6

skkn


C. Thái Lan tăng và Phi-lip-pin giảm.
D. Phi-lip-pin tăng chậm hơn Thái Lan.
*Kỹ năng nhận xét bảng số liệu
Câu 55 [mã đề 301- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021]:
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019
(Đơn vị:Triệu người)

Quốc gia
Số dân
Số dân thành
thị

Cam-pu-chia
16,5
3,9

In-đô-nê-xi-a
268,4
148,4

Phi-lip-pin
108,1
50,7

Mi-an-ma
54,0

16,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) 
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỷ lệ dân thành thị cao nhất?
A. Cam-pu-chia.
B. Mi-an-ma.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Phi-lip-pin.
Câu 45 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HĨA VÀ DỊCH VỤ CU̇A MA-LAI-XI-A
(Đơn vị:Tỷ đơ la Mỹ)
Năm
2015
2016
2018
2019
Xuất khẩu
209,3
201,2
246,0
237,8
Nhập khẩu
186,6
181,1
221,9
210,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, cho biết Ma-lai-xi-a xuất siêu lớn nhất vào năm nào sau đây?
A. Năm

B. Năm
C. Năm
D. Năm
*Kỹ năng xác định nội dung thể hiện của biểu đồ:
Câu 72 [mã đề 301- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021]:
Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa vận chuyển của một số ngành vận
tải nước ta giai đoạn 2010 - 2019:

7
skkn


(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A.  Chuyển dịch cơ cấu cơ khối lượng hàng hóa.
B. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa.
C.  Quy mơ khối lượng hàng hóa.
D.  Cơ cấu khối lượng hàng hóa.
Câu 79 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho biểu đồ về sản lượng thủy sản nuôi trồng theo vùng của nước ta năm 2015 và
2020
(Đơn vị: %):

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mộ và tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
B. Tốc độ tăng trường và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
C. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
D. Tốc độ tăng trưởng và thay đồi cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
* Kỹ năng nhận dạng biểu đồ:
Câu 80 [mã đề 301- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021]:

Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm
Khai thác
Ni trồng

2010
2013
2016
2019
2414,4
2803,8
3226,1
3777,7
2728,3
3215,9
3644,6
4490,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của
nước ta giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn.
8
skkn



Câu 75 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho bảng số liệu:
SỐ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO GIỚ TÍNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
2015 - 2019
(Đơn vị:Nghìn người)
Năm
2015
2016
2018
2019
Nam

36,9

37,7

36,5

36,4

Nữ

32,7

35,1

36,8

36,7


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiên sư thay đổi cơ cấu số giảng viên đai hoc theo giới
tính của nước ta giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Đường.
C. Miền.
D. Cột.
2. 3. 3. Tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi
Từ chìa khóa hay cịn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi hay câu dẫn chính là
mấu chốt để giải quyết vấn đề. Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm
được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp học sinh định hướng được rằng câu hỏi
liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là
cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm
dữ liệu đáp án.
Đối với dạng câu hỏi liên quan đến kỹ năng nhận xét biểu đồ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và quan sát biểu đồ như: số liệu, đơn vị trong
biểu đồ; đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: khẳng định hay phủ định) , xem có cần tính
tốn, xử lí bảng số liệu hay khơng.
Ví dụ 1:
Câu 41 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho biểu đồ:

9
skkn


GDP CỦA PHI-LIP-PIN VÀ THÁI LAN NĂM 2015 VÀ 2019
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020. NXB Thống kê, 2021)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi GDP năm 2019 so với năm

2015 của Phi-lip-pin và Thái Lan?
A. Thái Lan tăng ít hơn Phi-lip-pin.
B. Phi-lip-pin tăng gấp hai lần Thái Lan.
C. Thái Lan tăng và Phi-lip-pin giảm.
D. Phi-lip-pin tăng chậm hơn Thái Lan.
Với câu hỏi này lời dẫn ở đây là khẳng định, tìm đáp án "đúng" và nhiều
học sinh sẽ lúng túng ở từ trong các đáp án " tăng ít ", " tăng chậm " khơng biết tính
tốn như thế nào để chọn ra đáp án đúng.
Ví dụ 2: [Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 của Sở GD&ĐT Hải Phòng]
Cho biểu đồ giá trị xuất nhập khẩu của Indonesia năm 2015 và 2019.

(Số liệu niên giám thống kê 2020, nhà xuất bản thống kê 2021)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị xuất nhập khẩu năm
2019 so với năm 2015 của Indonesia ?
A. Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
B. Xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.
C. Xuất khẩu tăng gấp hai lần nhập khẩu.
D. Nhập khẩu tăng ít hơn xuất khẩu.
Với câu hỏi này lời dẫn ở đây là khẳng định, tìm đáp án "đúng" và sẽ có học
sinh sẽ lúng túng ở từ trong các đáp án là " tăng nhanh ", " tăng ít "
Ví dụ 3: [Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 2 năm 2022 của Trường THPT Quảng
Xương 1]
Cho biểu đồ:

10
skkn


BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO GIAI ĐOẠN
2010-2018

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP của Ma -lai-xi-a và Xinga-po từ năm 2010 đến năm 2018?
A. Xin - ga - po tăng gấp 1,5 lần Ma - lai -xi - a.
B. Xin - ga - po tăng nhanh hơn Ma - lai - xi - a
C. Ma - lai -xi - a luôn cao hơn Xin - ga - po.
D. Ma - lai -xi - a tăng nhiều hơn Xin - ga - po.
Với câu hỏi này nhiều học sinh sẽ lúng túng trong các đáp án ở từ " tăng
nhanh ", " tăng nhiều " trong đáp án.
Như vậy với dạng câu hỏi này giáo viên phải hướng dẫn các em:
- Nếu nhận xét ít hay nhiều sẽ làm phép trừ.
- Nếu nhận xét nhanh hay chậm sẽ làm phép chia.
Từ đó giúp các em sẽ lựa chọn được đáp đúng.
Đối với dạng câu hỏi liên quan đến kỹ năng nhận xét bảng số liệu:
Tương tự như câu hỏi nhận xét biểu đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và
quan sát bảng số như: số liệu, đơn vị trong bảng; đọc kĩ yêu cầu đề (lời dẫn: khẳng
định hay phủ định) , xem có cần tính tốn, xử lí bảng số liệu hay khơng rồi tìm ra
nhận xét đúng.
Ví dụ 1: Câu 45 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CU̇A MA-LAI-XI-A
(Đơn vị:Tỷ đô la Mỹ)
Năm
2015
2016
2018
2019
Xuất khẩu
209,3
201,2
246,0
237,8

Nhập khẩu
186,6
181,1
221,9
210,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
11
skkn


Theo bảng số liệu, cho biết Ma-lai-xi-a xuất siêu lớn nhất vào năm nào sau đây?
A. Năm
B. Năm
C. Năm
D. Năm
Từ khóa của câu hỏi là '' xuất siêu lớn nhất", học sinh sẽ phải vận dụng kiến
thức đã học ở lớp 10 để tính ra kết quả và chọn được đáp án đúng.
Ví dụ 2: [Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 của Sở GD&ĐT Nam Định]
Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ SINH VÀ TỈ LỆ TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
(Đơn vị: ‰)

Quốc gia
In-đô-nê-xi-a
Mi-an-ma
Thái Lan
Tỉ lệ sinh
19
18
11

Tỉ lệ tử
7
8
8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của một số quốc gia năm 2018?
A. Mi-an-ma thấp hơn Thái Lan.
B. In-đô-nê-xi-a cao nhất.
C. Thái Lan cao hơn In-đô-nê-xi-a.
D. Mi-an-ma thấp nhất.
Với câu hỏi này từ khóa là " tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ", học sinh sẽ phải
vận dụng kiến thức đã học ở lớp 10 để tính ra kết quả và chọn được đáp án đúng.
Như vậy ở dạng câu hỏi liên quan đến kỹ năng nhận xét biểu đồ và nhận xét
về bảng số liệu giáo viên cần phải đưa các công thức tính tốn cơ bản thường gặp
để học sinh nắm được và áp dụng vào bài thi như : tính năng suất, bình quân lương
thực trên đầu người, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên…để các
em áp dụng vào trong bài làm tránh sự lúng túng , sai xót khơng đáng có.
Đối với dạng câu hỏi liên quan đến kỹ năng nhận dạng biểu đồ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ lời dẫn, dựa vào đơn vị trong bảng số
liệu, dựa vào đối tượng; số năm…, để lựa chọn biểu dồ thích hợp nhất.
- Lời dẫn “quy mô và cơ cấu”, “cơ cấu”, “ tỉ trọng” ; Bảng số liệu từ 1 - 3
năm → chọn biểu đồ tròn.
- Lời dẫn “ cơ cấu”; “chuyển dịch cơ cấu”; “thay đổi cơ cấu”; Bảng số liệu
từ 4 hoặc 4 năm trở lên → chọn biểu đồ Miền.
- Lời dẫn “Tốc độ tăng trưởng”, Sự gia tăng, Sự biến động …+ nhiều năm
→ chọn biểu đồ Đường.
- Lời dẫn : so sánh, quy mô, độ lớn…của các đối tượng → biểu đồ Cột .
- Lời dẫn “ tình hình; giá trị; diện tích; sản lượng; số dân”…. + Bảng số liệu
cho 2 đơn vị khác nhau + nhiều năm→ biểu đồ kết hợp.

Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH NI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA NƯỚC TA NĂM 2015
VÀ 2019

12
skkn


(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm
2015
2019

Ni cá
Ni tơm
Thủy sản khác
327,3
668,4
16,4
333,5
747,5
11,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích ni trồng thủy sản nội
địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Trịn.

Với câu hỏi này từ khóa trong lời dẫn là " quy mơ và cơ cấu " và cho thời
gian 2 năm nên biểu đồ thích hợp nhất là Trịn; Vậy học sinh sẽ chọn đáp án D.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ
VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Nghìn người)

Năm
Thành thị
Nơng thơn

2010
2014
2016
2018
14106,6
16525,5
17449,9
18071,8
36286,3
37222,5
36995,4
37282,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân
theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây
thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Miền.
C. Kết hợp.

D. Trịn.
Với câu hỏi này từ khóa trong lời dẫn là " sự thay đổi cơ cấu " và yêu cầu
thời gian 4 năm nên biểu đồ thích hợp nhất là Miền; Vậy học sinh sẽ chọn đáp án B.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2000 - 2019
(Đơn vị: tỉ USD)

Năm
Giá trị
Xuất khẩu
Nhập khẩu

2000

2005

2010

2015

2019

14,5
32,4
72,2
162,0
264,2
15,6
36,8

84,8
165,8
253,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
của nước ta giai đoạn 2000 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Miền.
C. Đường.
D. Kết hợp.
Với câu hỏi này từ khóa trong lời dẫn là " tốc độ tăng trưởng " và yêu cầu thời
gian năm nên biểu đồ thích hợp nhất là Đường; Vậy học sinh sẽ chọn đáp án C.
Ví dụ 4: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2019
13
skkn


(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm
Sản lượng
Tổng
Khai thác
Ni trồng

2000

2005


2010

2019

2 250,9
3 466,8
5 142,7
8 268,2
1 660,9
1 987,9
2 414,4
3 777,7
590,0
1 478,9
2 728,3
4 490,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn
năm 2000 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Trịn.
B. Kết hợp.
C. Cột.
D. Miền.
Với câu hỏi này từ khóa trong lời dẫn là " cơ cấu " và chỉ yêu cầu thể hiện
trong năm 2000 và 2019, nên nếu học sinh chỉ đọc lướt qua không chú ý yêu cầu 2
năm mà chỉ chú ý thời gian bảng số liệu( 4 năm) sẽ dẫn đến nhầm lẫn và chọn biểu
đồ Miền( đáp án D), trong khi biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ Trịn ( đáp án A) .
Ví dụ 5:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2019


Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Tây Nguyên
54 508,3
5 861,3
Đông Nam Bộ
23 552,8
17 930,3
Đồng bằng sông Cửu Long
40 816,4
17 282,5
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và số dân của một số vùng nước ta năm
2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Cột.
D. Trịn.
Với câu hỏi này học sinh cũng hay nhầm khi các em đọc lướt qua bảng số liệu
thấy có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau , không chú ý số năm các em sẽ chọn
đáp án A( Kết hợp) , trong khi thời gian thể hiện chỉ có 1 năm biểu đồ thích hợp
nhất là biểu đồ Cột ( đáp án C) .
Vùng

Ví dụ 6: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA
CÁC NĂM
Năm
Dân số (triệu người)

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

1989
1999
2009
2014
2019
64,4
76,3
86,0
90,7
96,2
2,1
1,51
1,06
1,08
0,9
(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta
từ năm 1989 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Miền.
C. Trịn.
D. Kết hợp.
14
skkn


Với câu hỏi này từ khóa trong lời dẫn là " số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên" với 2 đại lượng khác nhau, trong thời gian dài nên biểu đồ thích hợp nhất là

biều đổ Kết hợp( đáp án D).
2. 3. 4. Tìm được từ "chìa khóa" trong đáp án.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào biểu đồ, đơn vị, chú giải, yêu cầu đề,
lời dẫn mở để lựa chọn nội dung thích hợp nhất.
* Khi câu hỏi cho dạng biểu đồ trịn thì chú ý trong đáp án có từ “quy mơ và cơ
cấu”, " cơ cấu " đôi khi là “tỉ trọng”… , nếu biểu đồ trịn bán kính khác nhau: chọn
“quy mơ và cơ cấu”.
* Khi câu hỏi cho dạng dạng biểu đồ miền trong đáp án có từ “cơ cấu”,
“chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”…
* Khi câu hỏi cho dạng biểu đồ đường trong đáp án có từ “tốc độ tăng
trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”…
* Khi câu hỏi cho dạng biểu đồ kết hợp trong đáp án có từ “tình hình phát
triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”…, thường có 2
đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột - 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối
tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột - 1đường).
* Khi câu hỏi cho dạng biểu đồ cột (đơn, gộp, chồng) trong đáp án có từ
quy mơ, “so sánh”, “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, …
Ví dụ 1: Câu 79 [Đề minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022]:
Cho biểu đồ về sản lượng thủy sản nuôi trồng theo vùng của nước ta
năm 2015 và 2020
(Đơn vị: %):

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
B. Tốc độ tăng trường và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
C. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
D. Tốc độ tăng trưởng và thay đồi cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.

15
skkn



Hướng dẫn giải :
- Đáp án A: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường - Loại
- Đáp án B: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường - loại
- Đáp án C: có từ " Quy mơ và cơ cấu " dùng cho biểu đồ Trịn và nhìn vào biểu
đồ ta thấy có 2 hình trịn có bán kính khác nhau , thể hiện cơ cấu (%)sản lượng thủy
sản nuôi trồng theo vùng của nước ta năm 2015 và 2020 - Đúng.
- Đáp án D: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường và thay đồi cơ
cấu thường dùng cho biểu đồ Miền - loại
.=> Chọn đáp án C.
Ví dụ 2: Câu 68: [Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 của Trường THPT
Hậu Lộc 2]
Cho biểu đồ về điều, cà phê và cao su của nước ta, năm 2010 và 2018

(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô diện tích điều, cà phê, cao su.
B. Quy mơ sản lượng điều, cà phê, cao su.
C. Cơ cấu sản lượng điều, cà phê, cao su.
D. Cơ cấu diện tích điều, cà phê, cao su.
Hướng dẫn giải :
- Đáp án A: có từ "quy mơ " thường dùng cho biểu đồ Cột tuy nhiên giáo viên
phải hướng dẫn học sinh chú ý đến đơn vị trên biểu đồ là "nghìn tấn" thể hiện cho
sản lượng không phải thể hiện cho "diện tích" - Nên đáp án này loại
- Đáp án B: có từ "quy mơ " thường dùng cho biểu đồ Cột và thể hiện sản lượng
điều, cà phê và cao su của nước ta, năm 2010 và 2018 => Đáp án B đúng.
- Đáp án C: có từ " cơ cấu " thường dùng cho biểu đồ Tròn.=> Loại đáp án C.
- Đáp án D: có từ "Cơ cấu " thường dùng cho biểu đồ Trịn và có từ "diện tích "
khơng đúng với đơn vị của biểu đồ - Loại đáp án D

=> Chọn đáp án B.
Ví dụ 3: Cho biểu đồ về thông tin liên lạc nước ta, giai đoạn 2005 - 2017:
16
skkn


(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu sử dụng số thuê bao điện thoại và Internet.
B. Thay đồi cơ cấu sử dụng số thuê bao điện thoại và Internet.
C. Quy mô số thuê bao điện thoại và Internet.
D. Tốc độ tăng trưởng số thuê bao điện thoại và Internet.
Hướng dẫn giải :
- Đáp án A: có từ "cơ cấu " thường dùng cho biểu đồ Trịn - Loại
- Đáp án B: có từ " thay đồi cơ cấu " dùng cho biểu đồ Miền - Loại
- Đáp án C: có từ " Quy mô " thường dùng cho biểu đồ Cột - Loại
- Đáp án D: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường - => Đáp án D
đúng.
=> Chọn đáp án D.
Ví dụ 4: Cho biểu đồ về than sạch và điện của nước ta giai đoạn 2014 - 2018:

(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu sản lượng than sạch và điện.
B. Quy mô sản lượng than sạch và điện.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng than sạch và điện.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch và điện.
17
skkn



Hướng dẫn giải :
- Đáp án A: có từ "cơ cấu " thường dùng cho biểu đồ Tròn - Loại
- Đáp án B: có từ " quy mơ " và trên biểu đồ thể hiện 2 đối tượng với 2 đại lượng
khác nhau ( 1 cột và 1 đường) của dạng biểu đồ kết hợp - => Đáp án B đúng.
- Đáp án C: có từ " Chuyển dịch cơ cấu " dùng cho biểu đồ Miền - Loại
- Đáp án D: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường - Loại
=> Chọn đáp án B
Ví dụ 5: Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 2019:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
B. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị.
C. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
D. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị.
Hướng dẫn giải :
- Đáp án A: có từ "Quy mơ và cơ cấu " dùng cho biểu đồ Trịn - Loại
- Đáp án B: có từ " quy mô " thường dùng cho biểu đồ Cột - Loại.
- Đáp án C: có từ " Chuyển dịch cơ cấu " dùng cho biểu đồ Miền - Đáp án C đúng
- Đáp án D: có từ "tốc dộ tăng trưởng " dùng cho biểu đồ Đường - Loại
=> Chọn đáp án C .
Ví dụ 6: [Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 của Trường THPT Triệu Sơn 2]
Cho bảng số liệu
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018
(Đơn vi: tỉ USD)
Năm
Phi-lip-pin
Xin - ga - po
Thái Lan

Việt Nam
2010
199,6
236,4
340,9
116,3
2018
330,9
364,1
504,9
254,1
18
skkn


(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong
nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010?
A. Thái Lan tăng ít nhất
B. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.
C. Việt Nam tăng nhanh nhất.
D. Xin - ga - po tăng nhiều nhất
Từ " tăng ít ", " tăng chậm ", " tăng nhanh ", " tăng nhiều ", học sinh sẽ áp dụng
cách tính tăng ít hay nhiều sẽ làm phép trừ; tăng nhanh hay chậm sẽ làm phép chia.
Hướng dẫn giải :
=> Chọn đáp án C .
Như vậy phải đọc kỹ câu dẫn và đáp án của các câu hỏi, đây là một việc làm
rất cần thiết mà cịn nhiều học sinh ít để ý trong khi làm bài thi. Do đó học sinh phải
đọc kỹ lời dẫn trong các câu hỏi, gạch chân các từ khóa của lời dẫn để xác định rõ
yêu cầu. Để đạt kết quả cao trong học tậpthìi giáo viên phải thường xuyên cho học

sinh làm các câu hỏi tương tự giúp các em quen và chọn ra phương án đúng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng một số phương pháp vào trong giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp
THPT tơi nhận thấy đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực trong các tiết
học và kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên, cụ thể như sau:
Bảng 1: So sánh điểm trung bình trước khi hướng dẫn học sinh một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần kỹ năng biểu đồ và
bảng số liệu kết thu được kết quả như sau:

Lớp
12G
12H

Sĩ số
41
43

Giỏi
[8,0 ; 10]
SL
%
8
19,5
5
11,6

Khá
[6,5 ; 7,9)
SL
%

18
43,9
19
44,1

Trung bình
[5,0 ; 6,4)
SL
%
15
3,6
10
23,2

Yếu-Kém
[0 ; 5,0)
SL
%
0
0
9
20,9

Bảng 2: So sánh điểm trung bình sau khi hướng dẫn học một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần kỹ năng biểu đồ và bảng số
liệu thu được kết quả như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu-Kém

[8,0 ; 10]
[6,5 ; 7,9)
[5,0 ; 6,4)
[0 ; 5,0)
Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12G
41
40
97,6
6
2,4
0
0
0
0
12H
43
36
83,7
5
11,6

2
4,6
0
0
Từ kết quả đạt được ở trên cùng với tìm hiểu, thăm dị qua sự phản hồi từ phía
học sinh tơi mạnh dạn khẳng định đề tài SKKN “Một số phương pháp nâng cao
chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu” là
hồn tồn khả thi và có thể áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
19
skkn


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trong năm học
2020-2021 tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp thiết thực giúp học sinh nâng cao chất
lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu trong đề thi tốt
nghiệp trung học phổ thông lớp 12, đặc biệt giúp học sinh đạt được điểm 8, 9, 10,
tăng thêm niềm tin, sự u thích mơn Địa lí, tạo cho các em động lực, sự hứng thú,
tích cực, chủ động và rèn luyện khả năng tự học trong học tập.
Qua thực tiễn giảng dạy, bằng thực nghiệm sư phạm bản thân tơi nhận thấy
được tính khả thi của đề tài.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy học và kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí
theo tơi giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
Tiến hành đánh giá và phân loại đối tượng học sinh qua đó giáo viên có thể
cung cấp cho học sinh mức độ bài tập, mức độ kiến thức phù hợp với đối tượng, như
thế sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Có kế hoạch bổ trợ thêm kiến thức
cơ bản cho những học sinh yếu

Giáo viên phải có hệ thống bài tập giao về nhà cụ thể cho từng đối tượng học
sinh và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành bài tập của học sinh.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm hoặc trực tiếp trao đổi với phụ huynh thơng
qua nhóm lớp phụ huynh đã thành lập( zalo, facebook) để phụ huynh đôn đốc nhắc
nhở các con kịp thời trong quá trình học tập.
Trong quá trình ơn tốt nghiệp THPT cần bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp
THPT các năm trước,  đặc biệt đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành hàng năm để  xây dựng kế hoạch dạy - học, ôn tập cho học sinh lớp 12 nhằm
đáp ứng tốt cho kỳ thi tốt nghiệpTHPT, cần bổ sung thêm nhiều câu hỏi tương tự
thuộc câu hỏi khó có trong đề minh họa để học sinh làm nhiều thành quen.
Học sinh tham gia các kỳ thi thử tốt nghiệp THPT do các trường trên địa bàn
huyện nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung tổ chức ( nếu có điều kiện).
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua việc “Một số
phương pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT phần kỹ năng biểu
đồ và bảng số liệu”. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng chắc chắn còn nhiều
hạn chế. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến:
Lê Hoàng Phượng
20
skkn




×