Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn sử dụng bộ sách bác hồ trong tiết học ngoại khóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 trường thpt quảng xương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.45 KB, 16 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây
dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất
quan tâm đến giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Tại đại hội Sinh viên Việt Nam
lần thứ II (07/02/1958), Người đã từng nói: Thanh niên phải có đức, có tài. Có
tài mà khơng có đức giống như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại
đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã hội mà cịn có
hại cho xã hội nữa”. Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần quan trọng
để bàn về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Thực tế cho thấy, nền kinh tế thị trường vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc cả
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và
hệ thống các giá trị, quy phạm đạo đức nói riêng. Điều đáng lo ngại là các tệ nạn
xã hội đã xâm nhập vào trường học làm cho một bộ phận học sinh chậm tiến bộ,
khó giáo dục, dẫn đến hư hỏng, phạm pháp... Trước tình hình đó, việc tăng
cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên cấp thiết.
 Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 05 – CT/TW về đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cơng văn
số 4634/BGDĐT - CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho
học sinh”; Công văn số 1206/CV - NXBGDVN ngày 12/9/2016 của Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam về việc giới thiệu bộ sách “Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 được xây dựng phù
hợp với chương trình Giáo dục cơng dân hiện hành, có tác dụng bổ trợ cho các
nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang được học. Trong năm
học 2021 – 2022 sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã đưa 4 tiết ngoại khóa
vào chương trình hiện hành về sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học
đạo đức lối sống cho học sinh”. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:
“Sử dụng bộ sách Bác Hồ trong tiết học ngoại khóa góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10 trường THPT Quảng Xương 1”
với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về một phương pháp giáo dục


đạo đức cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong mỗi nhà
trường phổ thơng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh rút ra những bài học bổ ích cho bản thân thông qua những câu
chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Giúp học sinh hình thành nhận thức và hành động đúng đắn đối với các vấn đề
trong học tập và cuộc sống.
- Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường THPT .
- Góp phần nâng cao trình độ chun mơn,vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực trong giảng dạy bộ mơn Giáo dục cơng dân ở nhà trường trung học phổ
phông.
1

skkn


- Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra sự hứng thú tích cực trong q trình học tập
của bộ môn Giáo dục công dân cũng như đem lại hiệu quả tốt cho công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các tiết dạy ngoại khóa cho học sinh lớp 10 ở Trường Trung học Phổ Thông
Quảng Xương 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp thảo
luận nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề) và thuyết trình kết hợp ti vi để học
sinh theo dõi những hình ảnh chân thực về chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức trong nhà trường trung học phổ thơng là một bộ phận
của q trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác
như giáo dục tri thức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động,
giáo dục hướng nghiệp.
Điều 2, Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 38/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 chỉ rõ mục tiêu giáo dục: “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục đạo đức ở trường trung học phổ thông là một hoạt động có tổ
chức, mục đích, kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội
thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân học sinh, góp phần phát triển
nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt
hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng là góp phần thực
hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo trong thời kì cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
2.1.2. Bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh lớp 10.
Bộ sách “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” có
tác dụng bổ trợ cho dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang được học và
hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống phát triển năng lực và phẩm chất
cho học sinh trung học phổ thông.
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục, có tính
quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, hiệu quả và
chất lượng của hoạt động này chưa cao.
Trước hết là từ nhận thức, các lực lượng giáo dục chưa đánh giá đúng về tầm
quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho
học sinh chưa được phân công rõ ràng giữa các lực lượng giáo dục. Đặc biệt,

giáo viên chủ nhiệm là đội ngũ trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa
được quan tâm đúng mức. Một số giáo viên chủ nhiệm yếu về năng lực sư phạm
2

skkn


và kinh nghiệm sống, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Vì
vậy, khi học sinh vi phạm khuyết điểm vẫn cịn tình trạng đổ lỗi trách nhiệm cho
nhau. Gia đình học sinh thì giao khốn trách nhiệm giáo dục con em mình cho
nhà trường, trong khi nhà trường lại quan tâm nhiều đến chất lượng văn hóa mà
chưa có sự đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục đạo đức.
Trước đây, trong chương trình giảng dạy có một số tiết dạy đạo đức riêng
cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung giáo dục đạo đức chỉ được dạy lồng
ghép thông qua các môn học. Chẳng hạn, phần “Đạo đức” trong chương trình
Giáo dục cơng dân lớp 10 chỉ có một số tiết giới thiệu về khái niệm, vai trò và
một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Do chỉ giới hạn trong một số tiết nên
những nội dung giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh khơng
thể truyền tải đầy đủ cũng như việc vận dụng của các em cịn hạn chế. Ngồi ra,
các hoạt động ngoại khóa chưa được đầu tư đúng mức về thời gian, kinh phí và
biện pháp tổ chức.
Việc phối hợp giữa cán bộ quản lí với các lực lượng giáo dục chưa đồng
bộ, thống nhất, một số lực lượng giáo dục chưa phát huy hết được vị trí, vai trị
của mình trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, trong những
năm qua, số học sinh vi phạm quy tắc, chuẩn mực đạo đức có giảm nhưng xét về
từng hành vi vi phạm thì số lượng này vẫn cịn nhiều, ảnh hưởng khơng nhỏ đến
q trình giáo dục đạo đức trong các nhà trường phổ thông.
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các hình thức
vui chơi giải trí đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi đạo đức của học sinh. Ở
lứa tuổi này, các em đã được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngồi nên rất dễ bị

lơi kéo bởi những loại hình giải trí khơng lành mạnh như: trị chơi điện tử
(game) hàng quán…Vì thế, các tệ nạn xã hội bằng nhiều con đường khác nhau
đã len lỏi vào cuộc sống của học sinh.
Trong điều kiện nhịp sống công nghiệp hiện nay, trong nhiều gia đình, bố
mẹ bị cuốn vào công việc làm ăn để lo cho cuộc sống nên chưa quan tâm đúng
mức đến con cái. Vì vậy, việc quản lí các em chưa chặt chẽ, thậm chí buông
lỏng làm các em dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Mặt khác, nhiều phụ huynh là chỉ
quan tâm đến kết quả học tập của con em mình mà chưa thực sự chú ý đến việc
giáo dục đạo đức cho các em, một số hoạt động của nhà trường chưa được phụ
huynh ủng hộ, tạo điều kiện cho con em mình tham gia. Vì vậy, khi cơng tác
giáo dục đạo đức chưa được coi trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
giáo dục văn hóa.
Bảng 1: Chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Quảng
Xương 1 từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2020 - 2021
Hạnh kiểm (%)
Học tập (%)
Năm học
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB
Yếu Kém
2017 - 2018

26

47.3

21

5.7

2


32

61.9

4.0

0.1

2018 - 2019

20

55

20.2

4.8

2

38

56

3.8

0.2

2019 - 2020


28

46.9

21

4.1

3

40

53.4

3.6

0.0
3

skkn


2020 - 2021

30

38

28


4.0

3

45

48.6

3.4

0.0

Bảng 2: Số học sinh vi phạm đạo đức từ năm học 2017 – 2018 đến năm học
2020 - 2021 của trường THPT Quảng Xương I

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2017-2018

2018-2019

2019-2020


2020-2021

(1540 HS)

(1550 HS)

(1560 HS)

(1645HS)

Nghỉ học vơ lí do

50

55

62

74

Gây mất đồn kết với bạn bè

55

37

25

16


Mạo chữ kí của phụ huynh

82

59

62

55

Nhuộm tóc, khơng mặc đồng phục

23

29

25

32

Chây lười trong học tập

61

84

130

135


Nói tục, chửi bậy

35

24

18

15

Gian lận trong kiểm tra, thi cử

65

78

85

56

Hút thuốc lá, uống rượu bia

25

35

16

15


Vô lễ với thầy, cô giáo

14

11

8

15

Vi phạm an tồn giao thơng

90

122

70

75

Đánh nhau trong và ngồi trường

15

7

11

5


Hành vi vi phạm

Bảng số liệu 1 và 2 cho thấy: Kết quả giáo dục đạo đức của nhà trường đã
có chuyển biến theo chiều hướng đi lên. Tuy nhiên, một số hành vi xấu vẫn còn
tồn tại trong một bộ phận học sinh. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện của
nhà trường nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giới thiệu chung về bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh.
Bộ sách Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống do tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng
(Chủ biên) và nhóm tác giả biên soạn dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ sách “Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 1 đến lớp 12 được xây dựng phù
hợp với chương trình Giáo dục cơng dân hiện hành, có tác dụng bổ trợ cho các
nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang được học. Hệ thống chủ
đề, chủ điểm của bộ sách được xây dựng từ lớp 1 đến lớp 12 với mức độ từ dễ
đến khó, từ cụ thể đến khái quát, nhằm giúp các em hiểu về các giá trị đạo đức
và lối sống mẫu mực của Bác. Trong chương trình giáo dục phổ thông các bài
học trong bộ sách từ lớp 10 đến lớp 12 được minh họa sinh động qua các chuyện
4

skkn


kể trong cuộc sống, công việc và sinh hoạt của Bác như: Tinh thần làm việc
nghiêm túc, khi sai giám nhận lỗi trong chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ
xin lỗi bạn đọc”; Tình đồn kết trong chuyện “ Chiếc đồng hồ”; Biết sống yêu
thương quan tâm đến những người thân trong gia đình “ Bác Hồ rất quý trọng

tình cảm gia đình”t... Các câu chuyện được kể một cách tự nhiên với cách hành
văn dung dị nhưng  vẫn đầy sức lôi cuốn, hấp dẫn, thấm nhuần một cách tự
nhiên và luôn tạo cho người đọc cảm giác thấy cần và nên học tập theo tấm
gương của Bác. Thêm vào đó, năng lực và phẩm chất của các em cũng sẽ được
rèn luyện thông qua việc tổ chức hoạt động (cá nhân, nhóm) và phần thực hànhứng dụng qua các câu hỏi sau mỗi bài học. Bộ sách cũng là một gợi ý tốt cho
giáo viên về nội dung và phương pháp khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm
vốn đang được chú trọng trong việc đổi mới giáo dục phổ thơng.
(hình ảnh)

2.3.2. Cách tiến hành.
Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như làm việc cá nhân, thảo
luận nhóm và sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để thực hiện tiết dạy.
2.3.2.1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo các bàn (3 bàn 1 nhóm) để thảo luận,
mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng phụ và bút dạ, sách Bác Hồ và những bài học đạo
dức lối sống dành cho học sinh lớp 10.
- Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm hiểu một mẫu chuyện. Trước khi đưa ra kết
quả nhóm thảo luận thì học sinh phải làm việc cá nhân.
- Thời gian thảo luận và ghi kết quả ra bảng phụ là 10 phút (hoạt động cá nhân 5
phút và hoạt động nhóm 5 phút).
* Nhóm 1: Câu chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”
Ngày 14/3/1962, Bác viết bài đăng trên báo Nhân Dân: “Làm thế nào cho
lạc thêm vui”, ký tên T.L. Trong bài có chi tiết: “Mỗi tấn lạc bán ra nước ngồi
thì được 1,5 tấn gang”, nhưng Bác viết nhầm là 15 tấn gang. Ba ngày sau đó Bác
viết một bài, cũng ký tên là T.L: “Trồng người hoa nở”, kêu gọi mọi đơn vị, địa
phương, mọi ngành cần phải ra sức trồng người cho hoa nở đẹp! Phía dưới bài
này, Bác đề chữ “xin lỗi” (mà thông thường chúng ta hay viết là “sửa lại” hoặc
“đính chính”).
Nội dung Bác viết là: “Trong báo Nhân Dân 14/3/1962, dưới đầu đề:
“Làm thế nào cho lạc thêm vui” đúng là một tấn lạc đổi được 1,5 tấn gang,

nhưng vì sai sót một dấu phẩy mà viết sai, thành 15 tấn. Đó là một thái độ không
nghiêm túc, không cẩn thận. T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn đọc”.
Đọc mấy lời của Bác Hồ, chúng ta thật là xúc động.
Những người làm báo chúng ta ở mỗi cơ quan, tịa soạn, mỗi khi người
này có một lỗi thường thường, thì cứ tìm ở người khác, người viết đổ tại đánh
máy, người đánh máy đổ tại người viết không rõ, phóng viên đổ cho biên tập,
ơng này đổ tại ơng kia, rồi cuối cùng cứ đổ vấy cho nhau. Khi cải chính lại, thì
chỉ đơn giản ở bài gì đấy, câu gì đấy, trang mấy, dịng mấy, xin đọc lại…
Ở đây chúng ta thấy cái mẫu mực, thái độ, trách nhiệm rất cao của Bác
với bạn đọc. Bác là lãnh tụ của Đảng, dân tộc, một ngày giải quyết hàng trăm
5

skkn


nghìn việc, đâu có phải làm báo chun nghiệp. Thế nhưng chỉ một dấu phẩy
như vậy, Bác viết cả một câu vừa tự phê bình, vừa xin lỗi thật nghiêm túc.
Bác Hồ thật là mẫu mực đối với chúng ta về cơng tác báo chí. Bác làm
Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, thỉnh thoảng Bác mới viết báo, có một sai sót
nhỏ vậy, mà thái độ của Bác như thế, thật đáng trân trọng, đáng cho mọi người
viết báo chúng ta học tập.
* Nhóm 2: Câu chuyện “Chiếc đồng hồ”
Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng
đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán
bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những
người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai
ai cũng có nguyện vọng được đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội
nghị có nhiều phân tán… Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên
diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hơi ướt đẫm hai bên vai áo
nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời

sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo
giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường
từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai cũng đồng
thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác. Đến câu hỏi:
- Các chú có trơng thấy cái gì đây khơng?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những chữ số ạ.
- Nhừn cái kim ngắn, kim dai dùng để làm gì?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì?
- Để diều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người đang suy nghĩ thì Bác lại nói.
- trong cái đồng hồ bỏ một bộ phận đi có được khơng?
- Thưa, khơng được ạ.
Nghe mọi người trả lời Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên bà kết luận.
- Các chú ạ, các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một
nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì
đều quan trọng, cần phải làm. Các chú thử nghỉ xem: Trong một chiếc đồng hồ
mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại địi ra ngồi làm cái mặt đồng hồ…
cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có cịn là cái đồng hồ được khơng?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai
nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư vơ lí.
* Nhóm 3: Câu chuyện “ Biển cả do cái gì tạo nên”
Năm 1968, các ơng Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác Hồ mời
đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
6


skkn


Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là những bài báo
và báo cáo viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng Huy hiệu trong mấy
năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành 18 tập.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là giấy báo cũ.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa tồn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra những
tấm gương nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người có ý thức làm
theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới, mỗi
địa phương có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê bình một số cán bộ
lãnh đạo mãi làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức xây dựng con người mới…,
cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của quần chúng nhân dân… và
hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên khơng? Từng giọt nước nhỏ thấm vào
lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một
pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng
người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà khơng chú ý đến cái nền. Như thế
thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc.
* Nhóm 4: Câu chuyện “Nhân cách Bác Hồ”
Nhà văn Đức Eđuard Claudius (1911-1976) nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền nước CHDC Đức tại Việt Nam (1959-1961), từng tham gia đội quân
tình nguyện quốc tế thứ nhất chống phát xít Tây Ban Nha 1936, đã viết nhiều
tác phẩm về cuộc đấu tranh chống phát xít cuả nhân dân Tây Ban Nha và nhân
dân Đức. Ơng cũng viết nhiều phóng sự về các truyền thuyết và truyện cổ tích

Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhà văn Claudius từng ghi nhận ảnh hưởng tích
cực của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với cuộc đời sáng tác của
ông. Sau đây là những suy nghĩ của nhà văn trong bài trả lời phỏng vấn của
nhà nghiên cứu văn học Đức Hoxtơ (Horst Haase).
"Mỗi khi tôi nghĩ về những nhân cách chính trị vĩ đại ở Hồ Chí Minh và Phạm
Văn Đồng thì tơi càng thấy rằng, đó chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và
hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất
giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Ở Hồ Chí Minh và ở Wilheim Pieck tơi thường
cảm nhận được nét tương đồng đó.
Tơi muốn miêu tả điều tơi thường nghĩ bằng một kỷ niệm. Hồ Chí Minh
thường đề nghị, khi đến thăm không tịnh trọng và hãy để mọi thủ tục ngoại giao
ở nhà. Người đích thân đứng đợi trước căn nhà nhỏ, nơi Người sống.
Trong bộ y phục giản dị, Người tiếp đón và dẫn khách vào căn phịng nhỏ
của Người. Một lần nữa tơi được Người tiếp. Nhân dịp này, chúng tôi định bớt
chút thời gian để bàn về thơ của Người. Nhưng thật là thú vị, chúng tôi không hề
đề cập đến thơ của Người, mà tới nước Đức và những vấn đề chính trị của nó.
Người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề dân tộc Đức. Sau khi chúng tôi cạn
7

skkn


những tách chè, Người hỏi thăm đến các con tôi. Người gửi cho chúng nhiều kẹo
đựng trong một cái âu gốm cổ tuyệt đẹp. Người tìm cách bỏ kẹo vào túi cho tôi.
Và tôi, lịch sự như tôi cần phải thế, cản lại chút ít, nhưng chiếc kẹo này rơi
xuống đất. Cả hai chúng tôi cùng ngồi xuống và gom những chiếc kẹo này lại.
Đoạn chúng tơi nhìn nhau. Người cười. Người có tiếng cười tuyệt đẹp, sâu thẳm
vang ra từ lồng ngực. Sau đó Người nói "Thế đấy, giả thử khi người ta khơng có
con cái, thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì". Chính Người lại khơng có
con cái, thế nhưng hàng tuần hai ba lần Người tiếp các cháu thiếu nhi và danh

cho chúng cả buổi tối. Đối tơi, đó chính là sự vĩ đại. Ở Người tầm cao về chính
trị được quy định bởi tầm cao nhân đạo chủ nghĩa và tầm cao nhân đạo này lại
được quy định bởi tầm cao về chính trị.
Hàng loạt những kỷ niệm nho nhỏ như vậy đã tỏa ra từ nhân cách của
Người và nhân cách Phạm Văn Đồng. Tơi ln có cảm nhận họ khơng hiện ra
một cách xúng xính trong vai trị lãnh tụ chính trị của họ, mà họ tự thân vận
động và làm việc với tư cách một con người thuần phác, dẫu cho trong khoảnh
khắc nào đó, họ có ở hay khơng ở trong cương vị này. Bởi vì họ đến với những
con người thuần phác, và chính họ cũng là con người thuần phác.
Sự vĩ đại của những nhân cách này là ở chỗ, họ có gốc rễ trong đời sống
của nhân dân và sức mạnh của họ bắt nguồn từ đây.
Chắc chắn đây là những phong thái, những biểu hiện và sự kết tinh nhân
cách, mà trong đó hiện diện mọi lực lượng có thể quyết định thắng lợi của cuộc
đấu tranh lâu dài ở Việt Nam".
2.3.2.2. Thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc câu chuyện sau đó tự trả lời các câu hỏi trong mẫu chuyện mà đã
được phân cơng cho tổ mình.
Câu chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”
Câu hỏi:
1. Các chi tiết nhầm lẫn trong bài báo khiến bác hồ xin lỗi bạn đọc là chi tiết
nào? Nội dung nhầm lẫn ra sao?
2. Thơng thường khi có những sai sót thế này, người làm báo thường dùng
những từ nào để cải chính lại thơng tin và làm giảm nhẹ lỗi của họ? Theo em
việc làm của họ đã đủ chưa?
3. Việc sử dụng từ “xin lỗi” thể hiện tinh thần, thái độ gì với bản thân của Bác Hồ?
4. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Câu chuyện “Chiếc đồng hồ”
Câu hỏi:
1.Bác Hồ mang chiếc đồng hồ ra hỏi các đồng chí cán bộ trong bối cảnh như

thế nào?
2. Từ chuyện chiếc đồng hồ, Bcs muốn các đồng chí cán bộ có nhận thức gì về
cơng việc của mình?
3. Qua cách tuyên truyền, thuyết phục của Bác Hồ, em học được điều gì?
Câu chuyện “ Biển cả do cái gì tạo nên”
Câu hỏi:
8

skkn


1.Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự trân trọng của Bác Hồ với những người
tốt việc tốt?
2. Việc Bác Hồ không quên chăm chút, ghi nhớ từng người dân cụ thể nói lên
điều gì?
Câu chuyện “Nhân cách Bác Hồ”
Câu hỏi:
1.Bác Hồ đã tỏ tình thân mật, xóa bỏ khoảng cách “ ngoại giao” bằng những
hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
2. Qua lời tâm sự với khách: “ giả thử khi người ta không coc con cái, thì chúng
ta thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì” nhưng chính Người lại khơng có
con. Và hàng tuần, Người đều dành hai ba lần tiếp các cháu thiếu nhi và dành
cho các cháu cả buổi tối. Bác mn thể hiện điều gì? Vì sao?
3. Cùng với suy nhĩ về Bác Hồ, người kể chuyện còn thể hiện niềm hạnh phúc
với ai nữa
(Hình ảnh)
Một số hình ảnh về hoạt động cá nhân của học sinh
Hoạt động nhóm.
Sau khi các em làm việc cá nhân và trình bày nội dung câu hỏi ra phiếu. Giáo
viên yêu cầu các em làm việc theo nhóm mà giáo viên đã phân cơng ban đầu.

Nhóm 1: Câu chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi Bác Hồ là một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ viết
sai một chữ mà sẳn sàng xin lỗi bạn đọc. Bài học từ câu chuyện trên?
Nhóm 2: Câu chuyện “Chiếc đồng hồ”
Câu hỏi: Nếu trong câu chuyện trên khơng có sự xuất hiện của Bác thì mọi việc
sẽ diễn ra như thế nào? Bài học rút ra từ câu chuyện như thế nào?
Nhóm 3: Câu chuyện “ Biển cả do cái gì tạo nên”
Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của câu nói sau của Bác trong câu chuyện từ đoa rút
ra bài học cho bản thân :
“ Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên khơng? Từng giọt nước nhỏ thấm
vào lịng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển.
Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền mới đứng vững được.
Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà khơng chú ý đến cái nền.
Như thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc”.
Nhóm 4: Câu chuyện “Nhân cách Bác Hồ”
Câu hỏi: Hãy thảo luận và rút ra bài học từ câu chuyện này?
9

skkn


Một số hình ảnh thảo luận nhóm của học sinh.
Nhận xét kết quả làm việc nhóm của học sinh
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hình ảnh các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm
- Các nhóm khác nêu nhận xét, góp ý
- Giáo viên đánh giá kết quả từng nhóm, kết luận từng câu chuyện và chốt
các nội dung lên ti vi
Tên câu chuyện


Ý nghĩa của câu chuyện

Bài học cho bản
thân

Ở đây chúng ta thấy được sự mẫu
mực, thái độ, trách nhiệm rất cao
của Bác với bạn đọc. Bác Hồ thật
là mẫu mực đối với chúng ta về
cơng tác báo chí. Đã 60 năm trơi
qua, song tinh thần thẳng thắn tự
phê bình của Bác vẫn cịn ngun
tính thời sự, nhắc nhở những
1. Chỉ sót một dấu
người làm báo chúng ta không chỉ
phẩy, Bác Hồ xin viết hay mà cịn phải viết đúng,
viết chính xác. Và, một khi đã
lỗi bạn đọc
nhận thấy cái sai thì phải dũng
cảm thừa nhận khuyết điểm và kịp
thời cải chính trên báo.
Trong câu chuyện cuộc sống của
Người đối với các chiến sĩ, đồng
bào, đồng chí, nhân dân, anh em
Bác ln nhắc nhở về sự đồn kết,
“đồn kết là then chốt của thành
cơng”, “đồn kết làm ra sức
2. Chiếc đồng hồ
mạnh”.


Giúp em học được
tinh thần làm việc
nghiêm túc, khi sai
phải biết nhận lỗi,
giám chịu trách nhiệm
về việc làm của mình.
Biết tự phê bình và
phê bình trước bạn bè
và bản thân mình
thêm tiến bộ.

Bản thân tham gia
vào tập thể, cộng
đồng phải ý thức
được tinh thần, trách
nhiệm của mình đối
với tập thể. Mỗi
người trong tập thể
10

skkn


Tư tưởng về đại đoàn kết là tư
tưởng nổi bật, có giá trị quan
trọng trong sự phát triển dân tộc
cũng như toàn nhân loại. Bác đã
để lại cho chúng ta một di sản tinh
thần vô giá, một hệ thống tư tưởng
chính trị nhiều mặt.


Qua câu chuyện trên cho ta thấy
mỗi công việc dù lớn hay nhỏ đều
3. Biển cả do cái gì có tầm quan trọng riêng của
tạo nên.
nó, đừng xem nhẹ những công
việc  nhỏ mà làm ảnh hưởng đến
công việc chung của tập thể. Ở cơ
quan, đơn vị cũng vậy mỗi cán bộ
cơng chức viên chức đều có
những cơng việc khác nhau dù
đơn giản hay phức tạp, nếu mỗi
người hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình thì cơng việc của cơ
quan sẽ đạt thành tích tốt với chức
năng, nhiệm vụ được giao.

4. Nhân cách Bác Lối sống giản dị, tiết kiệm của
Hồ
Bác Hồ. Dù ở địa vị càng cao
nhưng Người càng giản dị, trong
sạch, cả một đời khơng xa xỉ,
hoang phí.

đều có nhiệm vụ
riêng, dù lớn dù nhỏ
nhưng đó đều là một
phần quan trọng trong
một tổ hợp tập thể,
mỗi nhiệm vụ như

một mắc xích nối lại
với nhau. Để tạo nên
một mối nối thật sự
vững chắc thì mỗi
chúng ta - một mắc
xích phải thật sự đồn
kết, nỗ lực, cố gắng
phát huy khả năng
của mình, hỗ trợ lẫn
nhau để hồn thành
nhiệm vụ của mình.
Phải biết trân trong
cơng sức và sự đóng
góp của mọi người
trong tập thể. Là học
sinh, chúng ta phải
nhận thức rõ tầm
quan trọng của mỗi
bài học, mỗi đơn vị
kiến thức, mỗi kỹ
năng, mỗi phương
pháp, chớ nên coi
thường những điều
nhỏ, những bài học
đầu tiên bởi bất kỳ
một điều gì lớn cũng
được tạo nên từ
những điều nhỏ nhất.
Trong đời sống ln
giản

dị,
khiêm
nhường, khơng tiêu
dùng hoang phí.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
11

skkn


Trong các tiết học ngoại khóa về sử dụng bộ sách “Bác Hồ và những bài
học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” giáo viên đã cố gắng sử dụng những
phương pháp hợp lí để giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa từng câu chuyện. Từ đó, rút
ra được bài học cho bản thân trong cuộc sống và học tập.
Kết quả cho thấy những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
thực sự đã có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm và thái độ sống của mỗi
học sinh. Từ đó, giúp các em điều chỉnh hành vi, khắc phục khuyết điểm, phát
huy ưu điểm, ngày càng tiến bộ hơn trong học tập và cuộc sống.
Bảng 3: Chất lượng giáo dục toàn diện trường THPT Quảng Xương I năm
học 2020 - 2021
Xếp loại HS giỏi cấp Tỉ lệ tốt nghiệp
Tỷ lệ đậu ĐH CĐ
Năm học
tỉnh (Thứ)
THPT (%)
(%)
2017-2018

2


100

47

2018-2019

2

100

48.5

2019-2020

3

100

53.5

2020-2021

2

100

56

Bảng 4: Số học sinh vi phạm đạo đức năm học 2021 - 2022

STT

Hành vi vi phạm

Số lượng

1

Nghỉ học vơ lí do

25

2

Gây mất đồn kết với bạn bè

5

3

Mạo chữ kí của phụ huynh

12

4

Nhuộm tóc, khơng mặc đồng phục

10


5

Chây lười trong học tập

21

6

Nói tục, chửi bậy

5

7

Gian lận trong kiểm tra, thi cử

25

8

Hút thuốc lá, uống rượu bia

2

9

Vô lễ với thầy, cơ giáo

1


10

Vi phạm an tồn giao thơng

10

11

Đánh nhau trong và ngoài trường

1

Kết quả các bảng số liệu trên cho thấy: Chất lượng giáo dục đạo đức nói
riêng và chất lượng giáo dục tồn diện nói chung của trường THPT Quảng
Xương 1 đã có sự thay đổi đáng kể. Số lượng các hành vi và mức độ vi phạm
của học sinh đã giảm rõ rệt, đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Các em
đã có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện, từ đó tạo nên một mơi trường học
tập thân thiện, tích cực.
12

skkn


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đạo đức và giáo dục đạo đức có vị trí, vai trị quan trọng đối với đời sống
xã hội, là cơ sở để xây dựng nguồn lực con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Vì
vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu giáo dục
đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm thường xuyên và lâu dài. Việc
nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh đóng vai trị quan trọng
trong q trình giáo dục tồn diện. Qua các tiết học ngoại khóa về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho thấy:
- Học sinh đã có ý thức, tự giác hơn trong quá trình học tập, rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức của bản thân. Những hành vi vi phạm giảm dần, nhất là những vi
phạm nghiêm trọng như: trộm cắp, đánh nhau, vi phạm luật giao thông và các tệ
nạn xã hội khác.
- Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức và văn hóa khá và tốt tăng dần qua từng
năm học. Đặc biệt, học sinh có đạo đức trung bình và yếu giảm hẳn. Năm học
2018 – 2019 trường THPt Quảng Xương 1 khơng có học sinh văn hóa yếu.
Từ đó, chất lượng giáo dục tồn diện cũng được nâng cao rõ rệt, thể hiện
qua chất lượng đội tuyển học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia…
3.2. Đề xuất, kiến nghị
* Với Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Hỗ trợ về tư liệu giảng dạy như những cuốn sách, băng đĩa về Bác Hồ để
cung cấp thêm nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, học trực tuyến về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo
đức cho học sinh.
- Phối hợp nhiều biện pháp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Với các trường THPT:
- Xây dựng giáo án ngoại khóa hấp dẫn, đa dạng phương pháp và thực
hiện thường xuyên các tiết học ngoại khóa về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nhà trường cần đầu tư xây dựng phịng máy chiếu hiện đại, trang bị đầy
đủ để phục vụ tốt nhất cho tiết học ngoại khóa.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động vui chơi, giải
trí, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh tham gia và thường xuyên kiểm tra, đánh

giá theo định kì cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó, rút kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả cơng tác này.
Trong quá trình thực hiện đề tài khống tránh khỏi thiếu sót. Tơi mong
nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp đề đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trương đơn vị.
Thanh Hóa ngày 24 tháng 5 năm 2022
13

skkn


Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người thực hiện

Đoàn Thị Dung

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Quảng Xương 1.

TT

Tên đề tài SKKN


1.

Tích hợp giáo dục kĩ năng
sống vào giảng dạy phần 2 –
Cơng dân với đạo đức trong
chương trình GDCD 10 THPT
Sử dụng kĩ thuật dạy học tích
cực để tổ chức hoạt động học
cho học sinh ở bài 6 - GDCD
lớp 10 và bài 6 - GDCD lớp
11

2.

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp sở


C

2015- 2016

Cấp sở

B

2017 - 2018

Cấp đánh
giá xếp loại

14

skkn


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ sách Bác hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh
Lớp 10. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, năm 2017
2. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2006.
3. Các Mác, Ăngghen, Lê Nin, Về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987.
4. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản
lí giáo dục và đào tạo Hà Nội, 1998.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng tồn quốc lần VII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991.
6. Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, 1997.

7. Hồ Chí Minh tồn tập - tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, 2005.
8. Học viện Chính trị Quốc gia, Giáo trình đạo đức học, Nxb Thanh niên,
2008.
9. Hồ Chí Minh, Di chúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
10. Mai Văn Bình, Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Nxb đại học Sư
phạm Hà Nội, 1999.

15

skkn


16

skkn



×