Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn sử dụng các bài tập thực tiễn để góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh học chương i sinh học 11 ở trường thpt đào duy từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.85 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN ĐỂ GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG I – SINH HỌC 11 Ở
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Báo cáo thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học

MỤC LỤC

THANH HOÁ, NĂM 2022

skkn


PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
1.2.Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...…1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................1
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN..........................................................................................1
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN...........................................................2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....................................................13


2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.......................................................................................................................... 13
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................17
3.1. Kết luận................................................................................................................. 17
3.2. Kiến nghị..............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

skkn


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Học sinh: HS
Giáo viên: GV
Trung học phổ thông: THPT
Bài tập thực tiễn: BTTT
Năng lực vận dụng kiến thức: NLVDKT
Thực vật: TV
Động vật: ĐV
Phương pháp dạy học: PPDH
Đối chứng: ĐC
Thực nghiệm: TN

skkn


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trị quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.Chương

trình giáo dục phổ thơng(2018) đã xác định:”Chương trình giáo dục phổ thơng giúp
người học làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng kiến thức hiệu quả vào đời
sống,…”. Như vậy trong dạy học, phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào đời sống
cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Mặt khác, theo các chuyên gia tâm lí học: cùng với sự tự giác thì hứng thú học tập
tạo nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi
dậy được sự sáng tạo, là động lực để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt
được hiệu quả cao trong chương trình giáo dục, nói cách khác hứng thú học tập của HStỉ
lệ thuận với hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Chương trình Sinh học 11 – sinh học cơ thể đề cập các hoạt động sống, các quá
trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể( Thực vật và động vật). Với kiến thức này, nếu chỉ
chú trọng đến việc trang bị kiến thức khoa học, rập khuôn sách giáo khoa thì sẽ gây sự
nhàm chán, giảm hứng thú cho học sinh trong học tập.
Với đối tượng của tôi là học sinh Trường THPT Đào Duy Từ, đa số các em sinh
ra và lớn lên ở thành phố, ít được tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn sản xuất, vật ni cây
trồng nên hiểu biết về thực tiễn cịn hạn chế và chưa quan tâm nhiều đến việc học môn
sinh học ở trường.Vì vậy tơi thấy cần thiết phải tổ chức hoạt động dạy học nhằm tạo
hứng thú đồng thời phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống cho
HS để các em có tâm thế tích cực và học tập hiệu quả hơn, tơi đưa ra biện pháp: “Sử
dụng các bài tập thực tiễn để góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức
cho học sinh học chương I – Sinh học 11 ở Trường Trung Học Phổ Thông Đào
Duy Từ”.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh một số lớp 11 Trường THPT Đào Duy Từ được thực hiện từ năm học
2020 -2021 đến năm học 2021 – 2022.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Phân tích mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và năng lực cần hướng tới của từng
bài học, chủ đề
+Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm

cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Bài tập thực tiễn: Theo tác giả Lê Thanh Oai: ” Bài tập thực tiễn là dạng bài tập
xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho học sinh thực hiện để vận dụng
những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao
kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học”.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:Chương trình giáo dục phổ thơng
mơn sinh học (2018) xác định:”Năng lực vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học
nghĩa là HS có khả năng giải thích, đánh giá sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên
và trong đời sống, có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp.”
Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội: Dấu hiệu cơ bản của NLVDKT vào thực tiễn

1

skkn


là khả năng người học huy động tổng hợp kiến thức đã học với thái độ tích cực để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên và đời sống cá nhân,
cộng đồng.
- Vai trò của bài tập thực tiễn trong việc phát triển NLVDKT
+ Khi giải BTTT, HS phải nhận biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan
để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng
vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn hoạt động sản xuất, xã
hội…
+ Trong quá trình thực hiện BTTT, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thập và
xử lí thơng tin để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong những tình
huống thực tiễn. Khi đó, HS sẽ tạo được thói quen ln tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề

xung quanh và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó góp phần giúp HS linh hoạt, nhạy
bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này.
+ BTTT kích thích HS hứng thú, u thích mơn học hơn, đồng thời hình thành và
phát triển lịng say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh
học.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
2.2.1.Thuận lợi
* Nội dung chương trình SGK Sinh học 11
Chương I: Chuyển hố vật chất và năng lượng có nhiều kiến thức gần gũi với
thực tiễn đời sống dễ tạo hứng thú cho học sinh trong tìm hiểu kiến thức và áp dụng
kiến thức vào đời sống hàng ngày.
* Về phía giáo viên
- Việc dạy học Sinh học của các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn
tỉnhThanh Hố nói chung và của Trường THPT Đào Duy Từ hiện nay đã có nhiều
chuyển biến. Trong các giờ học GV đã cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực trong học tập của HS. Giáo viên đã có nhận thức đúng về phương pháp
dạy học tích cực và đã có ý thức sử dụng một số PPDH tích cực trong dạy học Sinh
học.
*Về phía học sinh
- Lứa tuổi học sinh lớp 11 đang ở giai đoạn vị thành niên, nên cơ thể có sự phát
triển mạnh về vóc dáng và thể lực. Đồng thời các em cũng có sự phát triển mạnh mẽ
về tâm sinh lí, các em rất tị mị, ham hiểu biết, muốn tìm hiểu cũng như giải đáp được
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, muốn được tham gia học tập chủ
động, độc lập, muốn thử sức mình…
2.2.2.Khó khăn, ngun nhân và cách khắc phục
* Về phía giáo viên
- Việc sử dụng các phương pháp tích cực ở một số GV cịn lúng túng, hiệu quả sử
dụng chưa cao, ít chú trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào trong giảng dạy, điều
này tạo nên thói quen học tập thụ động, làm cho các em cảm thấy các kiến thức của
môn học trở nên khô khan, xa lạ, từ đó các em giảm hứng thú hơn đối với môn học.

- Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho học sinh đưa ra ý kiến về một số hiện
tượng trong thực tiễn sản xuất, đời sống liên quan đến nội dung bài học. Mặt khác giáo
viên cũng còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về các vấn đề thực tiễn.
*Về phía HS
- Học sinh của trường ở thành phố, ít được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, vật
nuôi, cây trồng, thực tiễn sản xuất, có tư tưởng học lệch từ rất sớm, ít quan tâm tới
mơn sinh học.

2

skkn


- Mặt khác, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin niềm đam mê cho học tập
ở các em đang được thay bằng đam mê sử dụng Youtube và các trang nghe nhạc trực
tuyến, Game online, Facebook, Zalo… điều này đã làm phân tán sự tập trung của các em,
hứng thú học tập của các em ngày càng giảm sút, các em tiếp thu bài một cách thụ động
nên không nắm được kiến thức trọng tâm.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tôi đã thiết kế hệ thống bài tập thực tiễn(BTTT) kết hợp với các phương pháp
dạy học tích cực phù hợp để tổ chức dạy học bước đầu mang lại hiệu quả và từng bước
nâng cao chất lượng bộ mơn. Tơi xin trình bày để cùng trao đổi với các thầy cô. Giải
pháp gồm 3 bước:
Bước 1: Lựa chọn nội dung phù hợp, phân tích logic kiến thức để tìm cơ hội thiết
kế BTTT
STT

Chủ đềnội dung

1


Dinh dưỡng khống
và nito ở thực vật

2

Hơ hấp ở thực vật

3

Tiêu hố ở động vật

4

Hơ hấp ở động vật

Logic kiến thức- cơ hội để xây dựng BTTT
- Vai trò của nito trong đời sống của cây trồng, các
dạng nito cây hấp thụ từ đất, các con đường sinh học cố
định nito và vai trò, mối quan hệ giữa phân bón – năng
suất cây trồng và mơi trường
Thiết kế BTTT về các biện pháp kĩ thuật trong
chăm sóc cây trồng, an tồn thực phẩm và bảo vệmơi
trường.
-Khái niệm, bản chất của hơ hấp ở thực vật,vai trị
của hơ hấp đối với cơ thể thực vật.
-Các con đường hô hấp ở TV liên quan với điều kiện
có hay khơng có O2.
-Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp.
Thiết kế BTTT về

+Các biện pháp bảo bảo nông phẩm
+Các biện pháp kĩ thuật giúp hệ rễ của cây trồng hô
hấp tốt, phát triển khoẻ.
-Khái niệm tiêu hoá, tiêu hoá nội bào và tiêu hoá
ngoại bào.
-Đặc điểm tiêu hoá ở 3 nhóm động vật: ĐV chưa
có cơ quan tiêu hố, ĐV có túi tiêu hố và ĐV có
ống tiêu hố(chủ yếu là Người)
-Đặc điểm tiêu hoá ở ĐV ăn thực vật, ăn tạp và ăn
thịt.
Thiết kế BTTT về chăm sóc sức khoẻ con
người và kĩ thuật chăn nuôi như ăn sữa chua hoặc bổ
sung men tiêu hoá, men vi sinh sau một đợt điều trị
thuốc kháng sinh...
-Khái niệm hô hấp,đặc điểm bề mặt trao đổi khí,đặc
điểm các hình thức hơ hấp( Qua bề mặt cơ thể, bằng hệ
thống ống khí,bằng mang và bằng phổi) .
Thiết kế BTTT về chăm sóc sức khoẻ con người và

3

skkn


5

Tuần hồn máu

kĩ thuật chăn ni: như hơ hấp nhân tạo, BP phịng lây
nhiễm các bệnh về hơ hấp, BP ni tơm(cá) hiệu quả

nhờ sục khí ...
Ý nghĩa của tuần hồn máu, ưu thế của tuần hồn
kín so với hở, tuần hoàn kép so với đơn.Đặc điểm
hoạt động của tim là tính tự động và hoạt động theo
chu kì. Khái niệm huyết áp, huyết áp biến động trong
hệ mạch và phụ thuộc vào: sức co bóp của tim và
nhịp tim, sức cản trong mạch máu,khối lượng máu và
độ quánh của máu.
Thiết kế BTTT về đo nhịp tim, huyết áp và xây
dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người huyết áp
cao.

Bước 2: Thiết kế BTTT chương I- Sinh học 11 để tạo hứng thú và phát triển năng
lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
a. Quy trình thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học sinh học
Bước 1: Xác định tên chủ đề, xác định mạch kiến thức logic của chủ đề:sắp xếp
các đơn vị nội dung trong sách giáo khoa theo mạch logic có thể thuận lợi cho việc
thiết kế BTTT.
Bước 2:Thiết kế bảng ma trận quan hệ giữa nội dung chủ đề và cơ hội có thể xây
dựng BTTT: Lựa chọn đơn vị kiến thức có thể xây dựng được BTTT.
Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTT: Dựa vào bảng ma trận đã lập định
hướng tìm kiếm tài liệu, thơng tin liên quan đến các nội dung đã được xác định: các tài
liệu, thông tin có thể là các tình huống thực tiễn, các hình ảnh đã được chụp, các đoạn
video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn...
Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện các BTTT.
b.Các dạng bài tập thực tiễn: 4 dạng
Dạng 1: BTTT dưới dạng một đoạn thơng tin hoặc phóng sự,video, một bài báo
có nội dung liên quan đến thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi hoặc đời sống kết hợp với
những câu hỏi.
Dạng 2: BTTT dưới dạng hình ảnh quen thuộc trong đời sống kèm theo câu hỏi.

Dạng 3: BTTT dưới dạng tình huống giả định
Dạng 4: BTTT dưới dạng câu hỏi gây hứng thú.
Chủ đề 1: Dinh dưỡng khoáng và nito ở thực vật
BTTT1: Dự án trồng xen sắn- cây họ đậu
Dự án ARES-CCD tài trợ bởi Vương quốc Bỉ thông qua Học viện Nông nghiệp
Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Mậu Đông, nhằm nghiên cứu khoa học về tác dụng
trồng xen cây họ đậu trong việc ngăn chặn xói mịn, cải thiện độ phì nhiêu và nâng cao
khả năng chống chịu sâu bệnh trên sắn.
 Qua hơn 1 năm thực hiện các dự án, trên cơ sở khoa học, có thể khẳng định việc
trồng sắn xen các cây họ đậu có các tác dụng như: giảm xói mịn và nâng cao độ phì
của đất, cải thiện năng suất cây trồng và tăng hiệu quả kinh tế, giảm tác động của sâu
hại đến cây trồng. Kết quả thử nghiệm này có thể tương tự với kết quả nghiên cứu tại
tỉnh Yên Bái”.(Nguồn baoyenbai.com.vn).

4

skkn


Câu hỏi

Tiêu chí thể hiện NLVDKT

1,Vấn đề đang được đề cập trong đoạn thơng tin, hình ảnh
trên là gì?
2, Hãy nêu, sắp xếp các kiến thức liên quan đến vấn đề trên?

Nhận biết vấn đề thực tiễn.
Xác định các kiến thức liên
quan đến vấn đề thực tiễn.


3,Theo em cần sử dụng biện pháp kĩ thuật như thế nào để
Đề xuất biện pháp giải quyết
tăng năng suất cây trồng mà vẫn giữ được an tồn nơng phẩm
vấn đề thực tiễn và báo cáo,
và khơng ơ nhiễm mơi trường. Giải thích câu nói:” phải
giải trình biện pháp đề xuất.
thường xun xới đất, vun gốc cho cây để khơng mất đạm”?
4,Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp trồng xen cây
trồng(ngô, sắn) với cây họ đậu. Nêu những tác hại đối với
môi trường và sức khoẻ con người do bón phân khơng hợp lí
đặc biệt phân vơ cơ chứa nito, nêu giải pháp bón phân hợp lí
mà em biết?

Giải thích hiện tượng thực
tiễn, đề xuất giải pháp và thảo
luận các giải pháp đề xuất.

Thực hiện quy trình tương tự như BTTT1 tơi thiết kế thêm một số BTTT
BTTT2: Bao bì phân bón

STT
1

Câu hỏi
Nhãn mác, thành phần, tỉ lệ các loại nguyên tố khống trên bao bì đựng phân
có ý nghĩa gì?
2
Tại sao bón q nhiều phân hố học thì cây sẽ chết?
3

Bón phân dư thừa gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng như thế nào đến
sức khoẻ con người?
4
Tại sao mới bón đạm cho cây thì khơng nên thu hoạch ngay?
Lưu ý: Câu hỏi số 4 giao cho HS về nhà làm.
BTTT3: Trồng rau trên sân thượng
STT
1

Câu hỏi
Em biết những gì về hình thức trồng rau mơ tả ở hình ảnh trên?
Ở một số nơi, loại mơ hình này rau sau thu hoạch thường nhanh bị héo, ăn
2
nhạt và kém giòn hơn rau trồng đất, em hãy giải thích nguyên nhân của hiện
tượng trên và cách khắc phục?
Chủ đề 2 : Hô hấp ở thực vật
BTTT1: Vườn cam ngập nước
STT
1
2

Câu hỏi
Theo em vườn cam trên bị ngập nước lâu ngày sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Giải thích?
Có thể phục hồi vườn cây ăn trái bị ngập nước sau khi nước rút được không,

5

skkn



bằng cách nào?
3
Trồng cây cần có những biện pháp kĩ thuật nào giúp hệ rễ hô hấp hiệu quả?
BTTT2:Thu hoạch nông phẩm

STT

Câu hỏi
Theo em, muốn sử dụng nông phẩm(nông sản) được lâu hơn sau thu hoạch
cần phải làm gì?
Các loại nơng phẩm khác nhau(lúa, rau, củ, quả) có nên sử dụng cùng một
cách bảo quản khơng? Giải thích?
Em biết những phương pháp bảo quản nơng sản nào? Giải thích cơ sở khoa
học của các phương pháp đó?

1
2
3

Khỏe nhờ nhai kỹ
Nhịp sống hối hả dễ khiến chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến nhai thức ăn
không kỹ. Hệ lụy của nó là cơn đau dạ dày, tức bụng cùng hàng loạt rắc rối sức
khỏe khác

STT
1

Câu hỏi
Em hãy giải thích lợi ích của việc nhai kĩ?

Nếu em muốn có hệ tiêu hố khoẻ mạnh, cần phải thực hiện nhữnggì trong
2
cuộc sống hàng ngày?
BTTT2: Thuốc kháng sinh với hệ tiêu hoá
STT

Câu hỏi
Tại sao khi uống nhiều thuốc kháng sinh thì khả năng tiêu hoá của cơ thể bị
1
giảm sút? Biện pháp khắc phục tình trạng trên?
2
Sử dụng men vi sinh ở người như thế nào cho hợp lí?
Tại sao trước khi sử dụng đồ uống hay thực phẩm người ta thường phải đọc
3
kĩ hướng dẫn và hạn sử dụng?
Chủ đề 5: Hô hấp ở động vật
BTTT1: Tăng năng suất nuôi cá(tôm)
STT
1
2

Câu hỏi
Tại sao phần lớn cá lên cạn lại không hô hấp được và chết? Người bán cá
ngoài chợ muốn giữ cá sống được lâu hơn thì cần làm gì?
Theo em để tăng năng suất nuôi tôm(hoặc cá) thông qua tăng hiệu quả hô
hấptrong nhà màng(hoặc đầm) người chăn nuôi cần phải làm gì?

6

skkn



BTTT2:Cứu nạn

STT
1

Câu hỏi
Hình ảnh trên mơ tả q trình nào?

2

Tác dụng của q trình đó và áp dụng trong những tình huống nào trong
cuộc sống?

BTTT3:Sars – CoV-2
STT
1
2
3

Câu hỏi
Sars – CoV-2 là gì? Gây bệnh nào ở người? có nguy hiểm khơng?
Em cho biết những triệu chứng có thể xuất hiện khi nhiễm
Sars – CoV-2? Phương thức lây lan và cách phịng chống?
Em giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp phòng lây nhiễm
Sars – CoV-2?

Chủ đề 6: Tuần hồn
BTTT1:Nhịp tim

Ở tại gia đình, bạn Hạnhđếm số nhịp tim của bố và đứa cháu 1 tuổi của mình, thu
được kết quả như sau:
- Bố: 75 nhịp/phút.
- Cháu: 85 nhịp/phút
Hạnh nói chuyện với Phúc và cho rằng “Bố mình có thời gian 1 chu kì tim nhỏ
hơn so với đứa cháu”. Cịn Phúc lại bảo: “Bố Hạnh có thời gian 1 chu kì tim lớn hơn
so với đứa cháu”
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Giải thích?
BTTT2: Kiểm tra sức khoẻ

7

skkn


Hình 1 110/70mmHgg
STT
1
2

3

4

Hình 2

150/80mmHg

Câu hỏi
Hình ảnh trên mơ tả q trình nào? Giải thích các chỉ số ở hình 1, 2?

Người ở hình 1, 2 có huyết áp cao, thấp hay bình thường?
3.1 Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
3.2 Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu
làm huyết áp giảm?
3.3 Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?
3.4Như thế nào là bệnh cao huyết áp? Tại sao người bị bệnh cao huyết áp
không nên ăn thức ăn chứa nhiều muối?
Theo em cần xây dựng khẩu phần ăn như thế nào cho hợp lí đối với người
có bệnh cao huyết áp?

BTTT3: Colesterơn và bệnh xơ vữa động mạch
STT

Câu hỏi
Có người nói rằng “Trong khẩu phần ăn mà thức ăn chứa nhiều chất

1

colesterơn (có trong thịt, cá, trứng, sữa…) có nguy cơ bị mắc bệnh sơ vữa
động mạch”. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

2

Bệnh sơ vữa động mạch gây ra tác hại gì? Cần có khẩu phần ăn như thế nào
để phịng bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch?

Bước 3: Sử dụng các BTTT để tổ chức dạy học tạo hứng thú phát triển năng lực
vận dụng kiến thức cho học sinh.
BTTT có thể sử dụng trong dạy học sinh học khi hình thành kiến thức mới, ơn tập,
củng cố, mở rộng hoặc kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.

*Quy trình sử dụng BTTT để tổ chức dạy học
Bước 1:Giáo viên giao BTTT cho học sinh và nêu rõ nhiệm vụ phải thực hiện
trong quá trình giải quyết BTTT.
Bước 2:Tổ chức thực hiện BTTT theo nhiều hình thức khác nhau:

8

skkn


+ Làm việc cá nhân từng học sinh (phân tích yêu cầu của BTTT, tìm hiểu nội
dung bài học, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện)  HS chuẩn bị báo
cáo kết quả thực hiện.
+ Tổ chức HS làm việc theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc kết hợp cả hai xen kẽ
nhau(lớp được chia thành nhiều nhóm, khi các nhóm làm việc GV cần quan sát và trợ
giúp các nhóm khi cần thiết).
Tuy nhiên dù áp dụng hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân và học hợp
tác.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTT.
Bước 4: Kết luận về cách giải quyết BTTT: Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức
thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra cách giải quyết BTTT hợp lí nhất và
có lời động viên, khuyến khích để các em tích cực tham gia cùng nhau giải quyết.
BẢNG HỆ THỐNG CÁC BTTT ĐƯỢC ÁP DỤNG VÀO CÁC NỘI DUNG BÀI
HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG
STT

Bài tập thực tiễn

Sử dụng vào nội dung


1

CĐ1: Dinh dưỡng
khoáng và nito

Bài 6: Dinh dưỡng nito ở
thực vật (Tiếp theo)

BTTT1:Dự án trồng xen
sắn- cây họ đậu

IV.Quá trình chuyển hố
nito trong đất và cố định
nito

BTTT2: Bao bì phân
bón
BTTT3: Trồng rau trên
sân thượng
2

3

CĐ2:Hơ hấp ở thực vật

V.Phân bón với năng suất
cây trồng và môi trường.

-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề

-KT khăn trải bàn
-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề

Giao cho HS về nhà làm và
báo cáo kết quả vào tiết
học tiếp theo.
Bài 12: Hô hấp ở thực vật

BTTT1:Vườn cam ngập
nước

II.Con đường hô hấp ở
thực vật

BTTT2:Thu hoạch nông
phẩm

IV.Quan hệ giữa hô hấp
với quang hợp và mơi
trường
2.Mối quan hệ giữa hơ hấp
và mơi trường

CĐ3:Tiêu hố ở động
vật
BTTT1: Khoẻ nhờ nhai

BTTT2: Thuốc kháng
sinh với hệ tiêu hoá


Phương pháp dạy học

Bài 15: Tiêu hoá ở động
vật
IV.Tiêu hoá ở động vật có
ống tiêu hố

-Dạy học giải quyết vấn đề
-KT khăn trải bàn
-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề
-KT đặt câu hỏi

-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề
-KT khăn trải bàn

9

skkn


4

5

CĐ4: Hô hấp ở động vật
BTTT1: Tăng năng suất
nuôi cá(tôm)

BTTT2: Cứu nạn

Bài 17:Hô hấp ở động vật
3.Hô hấp qua mang

BTTT3:Sars cov-2

Vận dụng, mở rộng.

CĐ5: Tuần hồn máu
BTTT1: Nhịp tim

4.Hơ hấp bằng phổi
Bài 19: Tuần hoàn máu
(tiếp theo)
III.Hoạt động của tim2.Chu kì hoạt động của tim

-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề
-KT khăn trải bàn
Trực quan kết hợp KT đặt
câu hỏi
KT đặt câu hỏi

BTTT2: Kiểm tra sức
khoẻ

IV.Hoạt động của hệ mạch
2.Huyết áp


-Dạy học trực quan
-Dạy học giải quyết vấn đề
-KT khăn trải bàn

BTTT3:Colesterôn và
xơ vữa động mạch

Vận dụng, mở rộng

KT đặt câu hỏi

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
Tôi được giao nhiệm vụ dạy 4 lớp 11, tôi chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: 11C2, 11C8: khơng áp dụng biện pháp: “Sử dụng các bài tập thực tiễn để
góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh học chương I – Sinh học
11 ở Trường THPT Đào Duy Từ”(Lớp đối chứng)
Nhóm 2: 11C4, 11C9: được áp dụng biện pháp: “Sử dụng các bài tập thực tiễn
để góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh học chương I – Sinh
học 11 ở Trường THPT Đào Duy Từ”(Lớp thực nghiệm).
Sau khi thực hiện xong chương 1- sinh học 11, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt, có
sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm lớp về: thái độ tích cực học tập, sự thích thú với
mơn học, năng lực vận dụng kiến thức và các kĩ năng(quan sát, hợp tác, tự tin, trình
bày vấn đề...) và chất lượng học tập ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối
chứng.
Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng SKKN.
a. Cách tiến hành
- Tiến hành khảo sát sự hứng thú của học sinh khi học môn sinh học
- Trong q trình giảng dạy, tơi đã kết hợp kiểm tra 15 phút, giữa kì 1 cùng một
đề với nội dung như nhau ở 4 lớp, đề được bố trí giống nhauđể đảm bảo tính khách

quan giữa 2 nhóm lớp.
- Bài thi cuối kì 1do nhà trường tổ chức. Các bài thi trên đã được nhà trường
thống kê (tính trung bình cộng tổng điểm thi của cả lớp) trong bảng thống kê chất
lượng các kì thi mơn Sinh.
Trong báo cáo của mình, kết quả các bài kiểm tra được tôi sử dụng phương pháp
thống kê để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thông qua bảng số liệu và biểu đồ biểu
diễn phân loại kết quả học tập.
b. Kết quả đạt được
* Kết quả định lượng
Kết quả khảo sát sự hứng thú của HS khi học môn sinh học ở 2 nhóm lớp

10

skkn


Sự hứng
thú học
mơn sinh

Nhóm

Số HS

Khơng thích
(%)

ĐC
TN


98
97

13.3
5.1

Bình
thường
(%)
61,2
30

Thích học
(%)

Đam mê
(%)

20.4
54.6

5.1
10.3

- Kết quả bài kiểm tra (KT) 15 phút lần 1 được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra 15 phút (lần 1)
Mức dưới TB
Mức TB
Mức Khá
Nhóm Số bài

(%)
(%)
(%)
Bài KT
ĐC
98
17.3
30.6
35.7
số 1
TN
97
9.3
20.6
47.4

Mức Giỏi
(%)
16.4
22.7

Kết quả kiểm tra 15 phút
40
20
0

DTB

Trung bình
Đối chứng


Khá

Giỏi

Series 3

Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu diễn phân loại kết quả kiểm tra 15 phút (lần 1)
→ Nhận xét: Qua bảng 1 biểu đồ 1 cho thấy, tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm đạt khá
giỏi đều cao hơn các lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình (TB)
và dưới trung bình (DTB) của các lớp đối chứng lại cao hơn.
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra 45 phút(giữa kì), kiểm tra cuối kì 1

Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm

11C2

Thi giữa học kì I
6.5

Thi cuối kì 1
6.9

11C8

6.3

6.7


11C4

7.25

7.45

11C9

7.15

7.35

Biểu đồ 2. Biểu đồ biểu diễn phân loại kết qủa kiểm tra giữa kì 1 và cuối kì 1

KT giữa kì và cuối kì 1
8
7
6
5

11C8

11C9

11C2

KT giữa kì

11C4


KT cuối kì 1

11C2
11C8
11C4kì 1 ta thấy rằng:
11C9ở 2 lớp thực
→ Nhận
xét: Qua kết quả
thi giữa kì và cuối
nghiệm (11C4, 11C9) tỷ lệ trung bình cộng tổng điểm thi của cả lớp đều cao hơn các
lớp đối chứng (11C2, 11C8).

11

skkn


* Kết quả định tính
+ Thơng qua việc đánh giá sau mỗi tiết học và kết quả các bài kiểm tra khảo sát,
tơi có nhận xét là chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS nhóm lớp TN cao hơn hẳn
nhóm lớp ĐC, biểu hiện ở việc hiểu sâu sắc các khái niệm, các quá trình, các quy luật
sinh học và khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.
+ Với HS lớp thực nghiệm, các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, các em
đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, các em tích cực tham
gia các hoạt động nhóm nhiều hơn…
+ Ở nhóm lớp TN, các HS được rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh,
tổng hợp, thu thập, xử lí thơng tin…năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt thể
hiện ở tốc độ làm bài kiểm tra nhanh, thái độ tự tin hào hứng, trình bày bài mạch lạc.
+ Việc sử dụng giải pháp sử dụng các BTTT vào dạy học Sinh học 11 là điều rất
cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy năng lực của học sinh, đáp

ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.
→ Sự sinh động, hấp dẫn của bộ môn phụ thuộc rất nhiều đến sự linh động,
sáng tạo của người giáo viên. Nếu thật sự đầu tư và biết cách đầu tư cho từng tiết dạy
thì mơn Sinh học sẽ khơng cịn khơ khan, nhàm chán như nhiều người vẫn nghĩ nữa.
e. Một số hình ảnh thể hiện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải quyết
những vấn đề phát sinh trong cuộc sống của học sinh lớp thực nghiệm sau khi áp
dụng biện pháp.

HS biết xới đất, vun gốc cho cây

HS đọc bao bì và sử dụng phân bón đúng cách

HS biết ni và chăm sóc cá, cây trong nhà đúng cách.

12

skkn


HS đo huyết áp và chăm sóc cho người thân có bệnh cao huyết áp
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với kết quả thực nghiệm này, tơi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào khả năng
ứng dụng biện pháp thiết kế và sử dụng BTTT vào giảng dạy. Tôi nhận thấy:
- Giờ học trở nên sinh động hơn rất nhiều, đa số học sinh hứng thú phát biểu xây
dựng bài, vì thấy được sự gần gũi giữa giữa kiến thức của bộ môn với cuộc sống, tạo
hứng thú học tập cho học sinh, kích thích tính tò mò, muốn khám phá, tạo cho các em
động lực để giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Rèn cho các em kỹ năng vận dụng được những kiến thức khoa học bộ mơn để lí
giải được một số tình huống thực tế liên quan. Các em sẽ có cái nhìnsâu sắc hơn về

cuộc sống, từ đó hứng thú học tập hơn, chất lượng bộ môn cũng cao hơn.
3.2. Kiến nghị
Phạm vi kiến thức trong chương I, chỉ là thành công bước đầu, tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu và thiết kế, sử dụng BTTT ở các phần kiến thức tiếp theo. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau khách quan và chủ quan, nên SKKN tôi đưa ra không tránh
khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp
để giúp cho q trình giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.Thanh Hoá, ngày 19 tháng 5 năm 2022
XÁC NHẬN
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
nghiệm trên là do tôi viết, nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hiền

13

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 – môn sinh học do Bộ giáo dục đào
tạo phát hành.
2.Tạp chí giáo dục – Bài viết của tác giả Đinh Quang Báo và Phùng Thị Mai Hoà về
quy trình xây dựng bài tập thực tiễn mơn sinh học.
3.Tạp chí giáo dục – Bài viết của tác giả Phan Thị Thanh Hội về dạy học phát triển
năng lực mơn sinh học trung học phổ thơng.

4. Tạp chí giáo dục – Bài viết của tác giả Lê Thanh Oai năm 2016 về bài tập thực tiễn
trong dạy học môn sinh học 11 .

0

skkn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH THANH HÓA XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Đào Duy Từ

TT

1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN

Cơ quan ban
hành QĐ

Xây dựng bài tập sinh học thực
Sở GD & ĐT tỉnh
tiễn trong dạy học sinh học 10
Thanh hố

trung học phổ thơng
Giáo dục kĩ năng sống cho học
Sở GD & ĐT tỉnh
sinh trung học phổ thông thông
Thanh hố
qua cơng tác chủ nhiệm lớp.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy
Sở GD & ĐT tỉnh
học chương I, phần bảy sinh học
Thanh hoá
12

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2008

C

2012

C


2016

1

skkn



×