Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn sử dụng các tình huống trong dạy học giải quyết vấn đề và giải nhanh bài tập bằng phương pháp suy luận nhằm tạo hứng thú, và nâng cao hiệu quả học tập môn vật lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.9 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ GIẢI NHANH BÀI TẬP BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN NHẰM TẠO HỨNG THÚ
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MƠN VẬT LÍ 12

Người thực hiện: Trịnh Quốc Thương
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Đề mục
1. Mở đầu
1.1.L í do chọn đề tài
1.2 .Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Cơ sở lí luận
2.1.2 Cơ sở lí luận thực tiễn
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.


2.2.1. Ưu điểm:
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.3 Biện pháp khắc phục
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
5
5
5

2.3.1. Sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế, tình huống có vấn
đề trong thực tế vào trong giảng dạy

5

2.3.2. Giải nhanh một số bài toán bằng phương pháp suy luận.

10


2.3.2.1. Bài tốn liên quan chu kì.

10

2.3.2.2. Bài toán truyền tải điện năng

12

2.3.2.3. Bài toán giao thoa ánh sáng

12

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

13

2.4.1. Cách thức thực hiện
2.4.2. Kết quả đạt được

13

2.5. Minh chứng

15

3.Kết luận, kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

18

13

skkn


skkn


1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập. Sự phát triển
kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu mới với người lao động, do đó đã đặt ra
những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và cũng như đào tạo nguồn
nhân lực. Giáo dục cần đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có kiến
thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển
của đất nước trong giai đoạn mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ
“ Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất
nước. Nghị quyết cũng chỉ ra định hướng chủ yếu : tiếp tục đổi mới đồng bộ mục
tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo
hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.  Mục tiêu giáo dục và đào tạo là hướng vào phát
triển con người toàn diện cả năng lực và phẩm chất, tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và
cơng nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó: “Chú
trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục
tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng
cao tầm vóc con người Việt Nam” .

Để đạt được những yêu cầu trên, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH),
kỹ thuật dạy học đối với người giáo viên là điều khơng thể thiếu. Vì PPDH có một
vị trí quan trọng trong truyền thụ và lĩnh hội tri thức,và như vậy người thầy trở
thành “người hướng dẫn”, người “trọng tài” và đưa ra những phân định đúng, sai.
Để làm được điều đó người thầy phải khơng ngừng học hỏi và kiến thức của người
thầy phải rất chắc chắn, sâu sắc, bởi khi đó, học sinh có thể đưa ra những giải pháp
khác nhau để giải quyết một vấn đề.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học Vật Lí là phát triển tư duy
sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, nó cũng có vai trò quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn Vật Lí
khơng chỉ dừng lại ở chỗ chỉ trang bị cho HS tri thức mà phải hình thành cho HS

1

skkn


năng lực tự học, năng lực tự tiến hành hoạt động nhận thức một cách độc lập, sáng
tạo. Đó là cơ sở giúp con người học tập thường xuyên và học tập suốt đời.
Vật Lí – xu thế lựa chọn của học sinh ngày càng giảm đáng kể, một trong số
lí do chính là Vật Lí khó, bản chất đã trìu tượng, cách xử lí cũng khơng đơn giản
chút nào.
Đứng trước khó khăn đó, hơn lúc nào hết địi hỏi vai trị người thầy. Thầy
giáo phải có trăn trở sao cho tiết học Vật lí thú vị, gần gũi nhất, phương pháp dạy
dễ hiểu nhất, cách xử lí bài tốn “ nhẹ nhàng” nhất. Tơi- một thầy giáo muốn có
nhiều học sinh u q mơn của mình nên khơng ngồi những suy nghĩ trên.
Trong sáng kiến của mình, tơi mạnh dạn triển khai và đề xuất “Sử dụng các
tình huống trong dạy học giải quyết vấn đề và giải nhanh bài tập bằng phương
pháp suy luận nhằm tạo hứng thú, và nâng cao hiệu quả học tập mơn Vật Lí
12”

1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm khai thác khát khao tìm hiểu tự nhiên của học sinh, hướng tới
rèn kĩ năng giải thích được các hiện tượng tự nhiên, những câu hỏi thực tế liên
quan đến chương trình Vật lí 12 cho các em, đồng thời giúp học sinh giải nhanh
một số dạng tốn Vật lí 12 chỉ bằng những suy luận đơn giản mà khơng thiên về
tốn học nhiều. từ đó giúp học sinh có niềm u thích hứng thú, hăng say với bộ
mơn Vật lí, tự tin làm bài thi đạt kết quả cao. Đề tài cũng hướng đến giúp giáo viên
có thêm tài liệu hỗ trợ trong việc đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí nói
chung và dạy ơn thi Tốt nghiệp mơn Vật li nói riêng cho học sinh THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 12, cụ thể là học sinh lớp 12A1, 12A2 trường THPT Thạch
Thành 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm người viết sử dụng các phương pháp: nghiên
cứu tài liệu, khảo sát thu thập thông tin, so sánh đối chiếu, thảo luận vấn đáp, khảo
sát thực nghiệm.
2

skkn


2. NỌI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1Cơ sở lí luận:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và được
thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho

HS” (điều 24.2 – Luật GD).
Trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kiến thức, kỹ năng cần học tập
không được trình bày dưới dạng mặc định, có sẵn mà tiềm ẩn trong các vấn đề. Khi
giải quyết các vấn đề sẽ được bộc lộ, thông qua giải quyết vấn đề, người học sẽ
chiếm lĩnh được các kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, việc phát hiện, xây dựng vấn đề, tổ
chức các hoạt động giải quyết vấn đề là nội dung trọng tâm của dạy học theo kiểu
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn:
Sự chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng cịn ở
mức độ. Phổ biến vẫn cịn cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ
động. Tuy nhiên trong một số tiết dạy của các GV đã cố gắng tổ chức theo hướng tổ
chức cho HS hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới nhưng chưa nhiều và chưa
mang tính phổ biến đại trà.
Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho GV, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể
thành cơng khi GV có động lực hành động và chuyển hoá được từ ý chí trở thành
tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với HS, đối với nghề dạy học.
Trong các kỳ thi, mơn Vật lí được tổ chức thi trắc nghiệm nên việc hình thành
phương pháp giải nhanh mà khơng mất đi bản chất vật lí là rất cần thiết
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Ưu điểm:
- Trường THPT Thạch Thành 1 đang từng bước hồn thiện cơ sở vật chất,
năm học 2019-2020 được cơng nhận: trường đạt chuẩn quốc gia. Được sự quan tâm
của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV và HS về tinh thần
và cơ sở vật chất.
3

skkn


- Đội ngũ giáo viên nhìn chung nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, đồng

nghiệp giúp đỡ nhau và nhất là những GV trong tổ, nhóm chun mơn. Thơng qua
cơng tác dự giờ, thao giảng, các thành viên trong tổ đã đóng góp ý kiến và rút ra
nhiều kinh nghiệm q báu trong giảng dạy.
- Bản thân tơi có nhiều năm công tác trong nghề, luôn trau dồi học hỏi đồng
nghiệp trong tổ nhóm chun mơn. Ln cập nhật các kiến thức mới qua mạng
internet, sách báo có liên quan. Tự học để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho
bài giảng thêm phong phú, sinh động hơn.
- Học sinh lớp 12 ngoài mong muốn được hiểu biết thế giới vật chất và chuyển
động của nó, các em cịn muốn có được những cách giải nhanh, hiệu quả, mang lại
điểm số cao trong các kì thi.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân :
+Về phía giáo viên :
-Việc sử dụng các phương pháp tích cực ở một số GV cịn lúng túng, hiệu quả
sử dụng chưa cao, việc dạy học tích cực cũng chỉ mang tính hình thức, những câu
hỏi hay vấn đề GV nêu ra vẫn chỉ yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời mà khơng địi
hỏi HS phải có sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Hoạt động học tập chủ yếu của đa số
HS trong tiết học là chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, về nhà học thuộc tái
hiện lại khi GV kiểm tra, điều này đã tạo nên thói quen học tập thụ động của HS.
- Trong giảng dạy một số giáo viên chưa lựa chọn được các phương pháp dạy
học phù hợp nên chưa tích cực hóa được hoạt động học tập của học sinh, ít chú
trọng đến việc đưa các vấn đề thực tế vào trong giảng dạy. Điều này đã làm cho các
em cảm thấy các kiến thức của môn học trở nên khơ khan, xa lạ …từ đó các em ít
hứng thú hơn đối với mơn học.
+Về phía học sinh
- Học sinh của trường ở vùng miền núi đa số thuần nông rụt rè chưa mạnh dạn
tự chủ và tự học theo PPDH mới, quen theo cách học cũ thầy giảng gì ghi chép đó.
- Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho niềm đam mê cho
học tập ở các em đang được thay bằng đam mê Game online, Facebook, tiktok,
Zalo… điều này đã làm phân tán sự tập trung, hứng thú học tập của các em, các em
tiếp thu bài một cách thụ động nên không nắm được kiến thức trọng tâm.

4

skkn


- Mặt khác kinh tế của một số gia đình học sinh cịn nhiều khó khăn, bố mẹ
mải lo làm ăn kinh tế, ở xa, nên ít quan tâm đến việc học tập, không giám sát việc
học ở nhà của con em mình, đến lớp các em lại khơng chú ý nghe giảng, không
nắm được kiến thức bài nên dần dần sinh ra tâm lí chán nản, khơng thích học,
khơng tập trung trong học tập…dẫn đến chất lượng học tập khơng cao.
2.2.3 Biện pháp khắc phục:
Vật Lí là mơn học gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống. Các tình huống có
trong thực tiễn rất gần gũi và thân quen đối với chúng ta cũng như đối với các em
học sinh. Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm giảng dạy mơn Vậ Lí, tơi đã rút ra
được một số biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ mơn. Từ đó các
em sẽ chủ động tiếp thu kiến thức và học bộ môn. Việc vận dụng các tình huống
thực tiễn vào trong giảng dạy bộ mơn tạo cho các em cảm thấy mơn Vật Lí trở nên
gần gũi và thiết thực. Đặc biệt trong phần vào bài trước khi học bài mới giáo viên
sử dụng những tình huống thực tiễn, những câu hỏi tình huống có vấn đề, những
câu chuyện ngắn có ý nghĩa giáo dục, các câu ca dao, tục ngữ , những trò chơi
mang kiến thức bài học... sẽ tạo cho các em một tâm thế học tập tốt, sự thích thú,
muốn khám phá ra những kiến thức để lí giải những vấn đề đó. Ngồi ra, giải
nhanh các bài tập Vật Lí là nhu cầu cần thiết tạo cho các em động lực. Trên cơ sở
đó các em u thích mơn học hơn, đồng thời chất lượng bộ môn được nâng cao
hơn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế, tình huống có vấn đề
trong thực tế vào trong giảng dạy:
* Các câu hỏi liên quan đến thực tế: là những câu hỏi rất gần gũi với các em

học sinh. Việc sử dụng các câu hỏi đó sẽ tạo cho các em hứng thú muốn tìm hiểu
kiến thức bộ mơn để có thể lí giải những vấn đề mà các em thường gặp, qua đó các
em thấy mơn học trở nên gần gũi và thiết thực, u thích mơn học hơn.
* Tình huống có vấn đề trong thực tế

5

skkn


- Trong dạy học: Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong
đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan như mâu thuẫn nội tại của bản thân
mình, kích thích HS tìm cách giải quyết
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều những tình huống nảy sinh làm xuất
hiện trong đầu các em rất nhiều thắc mắc. Những câu hỏi: “tại sao?”,“như thế
nào?” hay “do đâu?” thường xuất hiện trong đầu các em. Điều này đã đặt ra cho các
em một câu hỏi buộc các em phải huy động trí não, sự tập trung trí tuệ để giải quyết
vấn đề, từ đó tạo cho các em tâm thế học tập tốt, chủ động trong việc tìm tịi và lĩnh
hội kiến thức. Khi các em đã tìm được câu trả lời thì niềm u thích mơn học càng
tăng, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học hơn.
Trong giới hạn Skkn của mình, tơi xin đưa ra một số ít ví dụ để đồng nghiệp
cùng tham khảo.
* Một số ví dụ cụ thể:
- VD1: Khi dạy nội dung “chu kì con lắc đơn” – Bài 3( SGK 12 cơ bản)
“Phương án đo gia tốc trọng trường ở Mặt Trăng”
Vấn đề đặt ra với các em là:
Một người ngồi theo dõi chương trình tivi phát về sự hạ cánh của con người
xuống bề mặt Mặt Trăng. Người ấy quan sát thấy bên cạnh nhà du hành vũ trụ có
một vật lạ được treo bằng một dây cáp đang đung đưa. Chỉ dùng chiếc đồng hồ,
người ấy đã xác định được gia tốc trọng trường của việc ấy? Câu hỏi đã kích thích

được sự tị mị, muốn tìm hiểu vấn đề của các em. Các em sẽ tự đặt những câu hỏi
như: sợi dây cáp đóng vai trò con lắc đơn?

6

skkn


Từ

đó

các

em



hứng

thú

tìm

đáp

án

cho


câu

hỏi.

Hướng dẫn:
Các em để ý rằng vật nặng treo bằng dây cáp đóng vai trị như một con lắc
đơn. Dựa vào cơng thức tính chu kì để xác định g.

.

+ Chu kì dao động của con lắc có thể đo được bằng đồng hồ.
+ Vấn đề là xác định chiều dài của dây treo con lắc. Việc này thực hiện được
bằng cách so sánh nó với chiều cao của nhà du hành vũ trụ.
+ Từ đó suy ra g.
Bài học rút ra với các em là:
Dựa vào chu kì dao động của con lắc đơn để có thể xác đinh gia tốc trọng
trường.

7

skkn


- VD 2: Khi dạy nội dung “Sóng cơ” – Bài 7
“Múc nước giếng bằng gầu như nào cho
dễ nhất?”
Vấn đề đặt ra với các em là : Những người
thường dùng nước giếng cho biết, khi dùng gầu
để múc nước dưới giếng, nên để cho gầu nằm yên
trên mặt nước rồi đột ngột lắc dây mạnh một cái,

gầu bị lật ngay, việc múc nước sẽ rất dễ dàng.
Nếu lắc nhiều lần gầu sẽ khó bị lật hơn. Kinh nghiệm này xuất phát từ cơ sở vật lí
nào? Hãy giải thích.
Hướng dẫn:
Khi gầu nổi trên mặt nước, nó chỉ hơi bị nghiêng nên mép gầu không chạm
mặt nước. Động tác lắc mạnh dây gầu là một kích thích tạo ra sóng truyền trên dây,
sóng này truyền xuống dưới khiến cho thang gầu bị hất mạnh sang một bên và gầu
bị lật. Nếu lắc liên tục, sóng trên dây sẽ truyền liên tục đến thang gầu làm cho
thang gầu lật qua lật lại liên tục mà miệng gầu lại không chạm được mặt nước.
Bài học rút ra với các em là: Cách tạo sóng trên dây.

- VD 3: Khi dạy nội dung “sự phản xạ của sóng” – bài 9
“Vì sao ban đêm yên tĩnh mới có hiện tượng?”
Vấn đề đặt ra với các em là : Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp
giữa hai bên tường cao, ngồi tiếng chân ra cịn nghe thấy một âm thanh khác giống
như có người đang theo sát mình?
Hướng dẫn:
Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại
từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang của thân thể người qua lại hấp thụ hoặc
bị tiếng ồn trong thành phố át đi nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.
8

skkn


Bài học rút ra với các em là: Chống mê tín.
- VD 4: Khi dạy nội dung “Âm, nguồn âm” – bài 10
“Xác định khoảng cách từ đám mây đến chỗ ta?”
Làm thế nào để xác định khoảng cách từ đám mây đến chỗ ta theo thời gian
kéo dài của tiếng sấm mà chỉ dùng một đồng hồ bấm giây?

Hướng dẫn:
Nguồn âm càng xa thì thời gian âm truyền tới sẽ càng lớn. Dùng đồng hồ bấm
giây đo thời gian từ khi nhìn thấy ánh sáng tia chớp tới khi nghe thấy tiếng sấm,
nhân với vận tốc âm sẽ đo được khoảng cách.
- VD 5: Khi dạy nội dung “Dòng điện xoay chiều” – bài 12
“Tại sao không nên dùng đèn nê ôn để học bài?”
Người ta thường khuyên học sinh khi học bài nên dùng loại đèn sợi đốt (đèn
dây tóc và led) mà khơng nên dùng loại đèn huỳnh quang. Lời khuyên này dựa trên
cơ sở vật lí nào?

Hướng dẫn:
Đèn huỳnh quang chỉ sử dụng ở mạng điện xoay chiều, đó là dịng điện có
chiều và trị số biến thiên liên tục, sự phóng điện và tắt sáng liên tục trong đèn
huỳnh quang ảnh hưởng không tốt đến mắt. Dùng đèn sợi đốt sẽ tránh được tình
trạng này.
Bài học rút ra với các em là: Cách chống cận.
9

skkn


. VD 6: Khi dạy nội dung “Tán sắc ánh sáng” – bài 24
“Khi truyền đi màu sắc ánh sáng có thay đổi khơng”?
Bước sóng của ánh sáng đỏ trong nước bằng bước sóng của ánh sáng xanh lá
cây trong khơng khí. Người dưới nước thấy màu nào nếu nước được chiếu sáng
bằng ánh sáng đỏ?

Hướng dẫn:
Màu đỏ, vì khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác tần số của ánh
sáng khơng thay đổi và tần số đó xác định màu của các tia.


2.3.2. Giải nhanh một số bài tốn bằng phương pháp suy luận.
Mục đích: Tạo hứng thú, sáng tạo, linh động trong cách giải toán đem lại
hiệu quả cao
Phương pháp: Suy luận .
2.3.2.1- Bài toán liên quan chu kì.
Ví dụ 1: Một con lắc đơn dao động bé có chu kỳ T. Đặt con lắc trong điện
trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Khi quả cầu của con lắc tích
điện q1 thì chu kỳ của con lắc là T1=5T. Khi quả cầu của con lắc tích điện q 2 thì chu
kỳ là T2=5/7 T. Tỉ số giữa hai điện tích là
A. q1/q2 = -7.

B. q1/q2 = -1 .

C. q1/q2 = -1/7 .

D. q1/q2 = 1.

Hướng dẫn:
10

skkn


+ T1=5T

suy ra g1=

+ T2=5/7 T suy ra g2=
Vậy q1/q2 = -1 .

Ví dụ 2. (ĐH 2011). Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi
thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì
chu kì dao động điều hoà của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy chuyển động thẳng
đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hoà
của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên thì chu kì dao động điều hoà của con
lắc là
A. 2,96 s.

B. 2,61 s.

C. 2,78 s.

D. 2,84 s.

Hướng dẫn:
+ Khi thang máy đi lên nhanh dần đều:

+ Khi thang máy đi lên nhanh chậm dần đều:

+ Khi thang máy ứng yên:

Từ (1);(2)(3) quan sát dễ dàng để suyra

11

skkn


2.3.2.2- Bài tốn truyền tải điện năng.
Ví dụ ( đề đại học 2012): Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến

một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại
đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng
từ 120 lên 144. Cho rằng chi tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ
điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công
suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Nếu điện áp truyền đi là 4U thì trạm phát
huy này cung cấp đủ điện năng cho
A. 168 hộ dân.

B. 150 hộ dân.

C. 504 hộ dân.

D. 192 hộ dân.

Hướng dẫn: PNkhông đổi;Ban đầu: PN = 120P0 + Php
1
Khi U tăng 2 lần → Php giảm 4 lần: PN = 144P0 + 4 Php ⇒ Php =32 P0

Khi U tăng 4 lần → Php giảm 16 lần: PN = P +

Php =152P0

P=150
2.3.2.3- Bài tốn giao thoa ánh sáng.
Ví dụ 1. (QG 16): Trong một thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc,
khoảng cách hai khe không đổi. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới
màn quan sát là D thì khoảng vân trên màn là 1mm. Khi khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe tới màn quan sát lần lượt là (D - ΔD) và (D + ΔD) thì khoảng vân trên
màn tương ứng là i và 2i. Khi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan
sát là (D + 3ΔD) thì khoảng vân trên màn là

A. 3mm.

B. 3,5mm. C. 2mm.

D. 2,5mm

Hướng dẫn:
+ Khoảng vân trên màn lúc đầu:

12

skkn


+ Khoảng vân sau khi thay đổi D:

Từ (2) và (3) suy ra
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
2.4.1. Cách thức thực hiện
- Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kết hợp kiểm tra cùng một đề với nội dung
như nhau ở 2 lớp cơ bản khối 12 có trình độ ngang nhau(thuộc lớp cơ bản), qua 2
bài kiểm tra 15 phút , 1 bài thi giữa kì và 1 bài thi học kì ở lớp thực nghiệm (TN):
12A1 và lớp đối chứng (ĐC): 12A2. Đề được bố trí giống nhau giữa các lớp cơ
bản để đảm bảo tính khách quan giữa 2 lớp.
Bài thi cuối kì I và II do nhà trường tổ chức.
Các bài thi trên đã được tôi thống kê và tổng kết điểm trong bảng thống kê chất
lượng cuối kì mơn Sinh .
Trong Skkn của mình, kết quả các bài kiểm tra được tôi sử dụng phương pháp
thống kê để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thông qua bảng số liệu và biểu diễn

phân loại kết quả học tập.
2.4.2. Kết quả đạt được
- Kết quả bài kiểm tra (KT) gồm 2 bài 15 phút, 1 bài giữa kì và 1 bài thi học
kì đã được tơi tổng kết thành điểmTrung bình các bài kiểm tra học kì 1 được thể
13

skkn


hiện qua bảng 1, và điểm Trung bình các bài kiểm tra học kì 2 được thể hiện qua
bảng 2.

Bảng 1: Kết quả điểm Trung bình các bài kiểm tra học kì 1

Lớp

Điểm Giỏi

Điểm Khá

Điểm TB

Điểm TB

> 8,0

6,5-7,9

5,0-6,4


< 5,0


số

Số
lượng

% Số
%
lượng

% Số
% lượng

% Số
% lượng

%
%

ĐC

35

1

2,8

14


40,0

17

48,6

3

8,6

TN

36

3

8,3

18

50,0

14

38,9

1

2,8


→ Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy, tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm (12A1) đạt khá
giỏi đều cao hơn lớp đối chứng (12A2). Ngược lại, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung
bình (TB) và dưới trung bình (DTB) của lớp đối chứng lại cao hơn.

Bảng 2: Kết quả điểm Trung bình các bài kiểm tra học kì 2

Lớp

Điểm Giỏi

Điểm Khá

Điểm TB

Điểm TB

> 8,0

6,5-7,9

5,0-6,4

< 5,0


số

Số
lượng


% Số
%
lượng

% Số
% lượng

% Số
% lượng

%
%

ĐC

35

2

5,8

15

42,9

16

45,5


2

5,8

TN

36

6

16,7

20

55,5

10

27,8

0

0

14

skkn


→ Nhận xét: Qua bảng 2 ta cũng thấy: tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm (12A1) đạt

khá giỏi đều cao hơn lớp đối chứng (12A2). Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và
dưới trung bình của lớp đối chứng lại cao hơn và đặc biệt tỷ lệ học sinh khá, giỏi
trong học kì 2 cao hơn cả học kì 1.
Điều đó càng khẳng định ở lớp thực nghiệm học sinh hứng thú học tập, tích
cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho khơng khí
lớp học sơi nổi, kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt
hơn kết quả bài kiểm tra cao hơn.
Các em HS được rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp,
thu thập, xử lí thơng tin… cho nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ
rệt thể hiện ở tốc độ làm bài kiểm tra nhanh, thái độ tự tin hào hứng, trình bày bài
mạch lạc.
Việc sử dụng biện pháp sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn và các
tình huống thực tiễn, các trị chơi ... được lồng ghép vào trong dạy học Vật Lí12 là
điều rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy năng lực của học
sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học
hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được qua nhiều
năm giảng dạy bộ mơn Vật Lí12 tại trường THPT. Tôi đã tiến hành áp dụng biện
pháp trong năm học 2021 - 2022 và bước đầu đã đạt được hiệu quả, chất lượng bộ
môn đã được nâng cao.
2.5. Minh chứng:
- Bảng thống kê chất lượng các kì thi mơn Vật lí năm học 2021 – 2022 qua bảng
thống kê điểm của các bài kiểm tra , điểm Trung bình các bài kiểm tra học kì 1 và 2
. Bảng 1 và bảng 2.
→ Lớp thực nghiệm (12A1 ) có hiệu quả giảng dạy cao hơn lớp đối chứng (12A2 )

15

skkn



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với kết quả thực nghiệm này, tơi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào khả
năng ứng dụng biện pháp sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tế, tình huống có
vấn đề trong thực tế, phương pháp giải nhanh … vào trong giảng dạy. Tôi nhận
thấy:
- Giờ học trở nên sinh động hơn rất nhiều, đa số học sinh hứng thú phát biểu
xây dựng bài.
- Rèn cho các em kỹ năng vận dụng được những kiến thức khoa học bộ mơn
để lí giải được một số tình huống thực tế liên quan. Phát triển được năng lực tư
duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Các em sẽ có cái nhìn sâu sắc
hơn về cuộc sống, từ đó hứng thú học tập hơn, chất lượng bộ môn cũng cao hơn.
3.2. Kiến nghị
a. Đối với nhà trường
- Cần tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
để giáo viên trong nhà trường học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
- Sau mỗi bài soạn phải có những câu hỏi, bài tập tích hợp có nội dung liên
quan đến bài học nhằm tăng tính thực tiễn của bộ mơn và có tính giáo dục.
b. Đối với sở giáo dục và đào tạo
-Tăng cường đầu sách tham khảo để giáo viên có tài liệu phục vụ cho việc
dạy học.

16

skkn


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Quốc Thương

17

skkn



×