Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn rèn luyện kỹ năng tự học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 9 tại trường thcs thọ tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.82 KB, 15 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thành phong trào thi đua của
đơng đảo giáo viên và học sinh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước gặt
hái được những thành tích như: Trong bảng xếp hạng kết quả dự thi chọn học
sinh giỏi cấp THCS của tỉnh Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn liên tục xếp thứ 7 (có
năm xếp thứ 5) trong khi chưa có trường chất lượng cao như Lê Thánh Tông
(Thọ Xuân), Nguyễn Du (Quảng Xương).....Đây cũng chính là nguồn động lực
để những người cơng tác trong ngành giáo dục như tơi có được những định
hướng mới, đam mê mới cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất
nước. Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh là nhiệm vụ quan
trọng của giáo viên đứng lớp, là thước đo khả năng, sự nhiệt tình tâm huyết với
nghề của giáo viên.
Nhưng hiện nay trong các nhà trường kể cả trường THCS Thọ Tân khâu
tự học của học sinh chưa được coi trọng đúng mức bởi do một số nguyên nhân
như: Tình hình dịch bệnh Covit ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng học
sinh nghỉ học và giáo viên nghỉ dạy cũng ít nhiều ảnh hưởng đến q trình dạy
và học trong nhà trường. Học sinh chưa thực sự tự giác học tập, phụ huynh chưa
để ý nhiều đến cách tự học của con em mình, giáo viên dạy nhiều kiến thức cho
học sinh mà ít khi chỉ cho học sinh cách học và chưa để ý nhiều đến một tiết dạy
của mình thì học sinh được tự học bao nhiêu phút... Vì vậy tơi rất băn khăn với
chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi của nhà
trường. Làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn
nâng cao chất lượng thì học sinh phải có phương pháp học tập hiệu quả đặc biệt
là phương pháp tự học.
Đối với mơn Địa lí việc rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh là yếu tố
vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vậy việc rèn luyện tự học thành công là động
lực quan trọng làm cho học sinh tự tin, say mê học tập, trên cơ sở rèn luyện kỹ
năng tự học của học sinh tôi mạnh dạn đề cập đề tài: “Rèn luyện kỹ năng tự học
để bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9 tại trường THCS Thọ Tân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.


Rèn luyện kỹ năng tự học để bồi dưỡng học sinh giỏi mơn địa lí lớp 9, là
bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức đã học, đồng thời tìm tịi thêm các kiến
thức mới nâng cao.
Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc thực hiện các kỹ năng
rèn luyện học sinh tự học ở nhà. Đáp ứng được yêu cầu của kì thi học sinh giỏi
các cấp nhằm nâng cao thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Thọ
Tân nói riêng và của huyện Triệu Sơn nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9 trường THCS Thọ Tân được giáo viên bộ môn lựa chọn để
bồi dưỡng sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
1

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh giỏi
- Rèn luyện kỹ năng tự học là quá trình lâu dài và khơng ngừng nghỉ. Do
đó, để có được kiến thức học sinh cần trang bị cho mình kỹ năng tự học thật tốt.
- Rèn luyện kỹ năng tự học giúp học sinh không ngừng nâng cao hiểu
biết, rèn luyện hành vi, thái độ, đồng thời giúp các em phát huy được hết năng
lực bên trong của bản thân học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng tự học giúp cho học sinh rèn luyện trí nhớ, óc tư duy,
có năng lực nhận thức vấn đề, có nghị lực vượt qua khó khăn, có tính tự lập suy
nghĩ, phát huy được trí thơng minh của học sinh.

- Ý thức được việc tự học khi đối diện với các kỳ thi quan trọng, hay
những kiến thức chưa được nắm chắc là cần thiết. Ở thời điểm này, tự học giúp
các em tự ôn tập, tự cũng cố kiến thức một cách tốt nhất, tự rèn luyện trả lời các
câu hỏi và bài tập mà trên trường, lớp khơng có thời gian để hồn thành.
- Rèn luyện kỹ năng tự học giúp cho học sinh tu dưỡng được sự tự giác
cao, chủ động được trong suy nghĩ và hành động của mình, tự bản thân tìm tòi
kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ.
- Rèn luyện kỹ năng tự học giúp cho học sinh thể hiện được khả năng bản
thân một cách thoải mái nhất, tự học thì các em sẽ thể hiện được những điểm
mạnh, năng khiếu của bản thân và tự học giúp các em ý thức được bản thân cần
gì, đam mê gì để tự mình có thể vạch ra kế hoạch mục tiêu của chính bản thân
các em.
2.1.2. Quan niệm về vấn đề rèn luyện kỹ tự học
- Rèn luyện kỹ năng tự học có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn của thầy, cơ,
cũng có thể khơng có sự hướng dẫn của thầy, cơ. Cũng có thể diễn ra theo hình
thức cá nhân, theo nhóm....Dù dưới hình thức nào thì địi hỏi học sinh phải nổ
lực tối đa, tích cực, chủ động và sáng tạo trong khi học. Khi vấn đề học tập của
các em tốt hơn thì giáo viên sẽ khơng thấy mệt mỏi, căng thẳng khi truyền đạt
kiến thức. Tự học không chỉ giúp các em nắm chắc kiến thức mà còn giúp giáo
viên đỡ vất vả, không mất thời gian hay công sức trong việc dạy đi dạy lại kiến
thức cho học sinh.
- Khi tự học các em phải bắt đầu từ nền tảng cơ bản nhất rồi mới đi dần
đến những đề tài và câu hỏi khó hơn. Khi đã nắm chắc những kiến thức căn bản,
các em có thể tiến đến trình độ cao hơn và biết vận dụng chúng vào bài thi đạt
hiệu quả cao nhất.
- Quá trình rèn luyện kỹ năng tự học được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề muốn học và
lập kế hoạch mục tiêu rõ ràng cho việc ơn luyện.
Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ các em cần phải có kế hoạch và mục
tiêu rõ ràng. Việc học cũng vậy, các em cần xây dựng cho mình kỹ năng lập kế

hoạch hiệu quả, xác định được khối kiến thức cần trau dồi, phân bố thời gian
hợp lý.
Mỗi ngày học sinh tiếp nhận rất nhiều thơng tin kiến thức khác nhau, do
đó học sinh cần chọn lọc chủ đề muốn học rồi lập kế hoạch mục tiêu rõ ràng
2

skkn


giúp cho bản thân học sinh khơng bị nhấn chìm trong khối lượng kiến thức
mênh mơng.
Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu là nền tảng cho sự bắt đầu mọi
hành động, đó là động lực để các em học tập tốt hơn, Giáo viên phải cho các em
biết các em học vì mục đích gì, phục vụ cho những vấn đề nào, từ đó mới có thể
có hướng đi đúng đắn và chủ động trong học tập sẽ cao, tự giác và có niềm hứng
thú trong việc ôn luyện học sinh giỏi để đạt được mục tiêu đã đề ra.
+ Bước 2: Viết ra giấy những gì đã biết bằng ngôn từ đơn giản nhất.
Nếu kiến thức giáo viên đang chia sẽ có q nhiều ngơn từ trừu tượng,
quá nhiều ngôn từ chuyên môn và hàn lâm thì xác suất cao học sinh khơng thể
tiếp nhận ngay được. Bất kì ai trong giáo viên cũng thường mắc phải sự cám dỗ
của việc phải “tô vẽ ” cho ngơn từ của mình thật cao sa, thay vì làm cho chúng
thật khó hiểu thì giáo viên hãy tận dụng sự đơn giản hết sức có thể để hướng dẫn
học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Viết ra giấy những gì đã biết bằng ngơn từ đơn giản nhất đây là cách hiệu
quả và vô cùng thú vị để tăng khả năng ghi nhớ của học sinh. Sau khi đã ghi
chép thông tin ra giấy bằng ngôn từ đơn giản nhất, các em hãy chia chúng ra
thành nhiều phần có liên quan đến nhau và đánh dấu bằng các mã màu để phân
biệt chủ đề, làm sao để có thể ghi nhớ kiến thức đã học một cách nhanh và hiệu
quả nhất.
+ Bước 3: Tạo tính kỷ luật khi tự học.

Tính kỷ luật thường được nhắc đến trong cơng việc, trong các hoạt động
hàng ngày và ngay trong cả học tập của học sinh. Tính kỷ luật giúp học sinh giải
quyết được nhiều chướng ngại vật cũng như những khó nhăn, thử thách,và được
trau dồi của bản thân học sinh. Tuy nhiên khơng phải học sinh nào cũng có thể
có tính kỷ luật nghiêm.
Giáo viên chỉ cần khơi dậy và tạo cho học sinh tính kỷ luật để học sinh
phải dành tồn bộ tâm trí, tập trung cao độ, khơng sao nhãng trong q trình tự
học để khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của mơi trường bên ngồi, quan điểm
học tập rõ ràng không bị phân tâm giữa cảm xúc trong học tập khiến việc tự học
không đạt hiệu quả.
Dù hướng dẫn học sinh cách tự học nào đi chăng nữa mà bản thân các em
khơng có tính kỷ luật trong học tập thì mọi cố gắng của giáo viên sẽ trở thành
cơng cốc mà thơi. Vì vậy việc tự học, tự rèn luyện trong ôn thi để đạt được kết
quả cao nhất là rất cần thiết với học sinh.
+ Bước 4: Học sinh phải chủ động tìm kiếm tài liệu .
Học sinh không nên chỉ tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên
cung cấp, sách, vở.... Mà cần tìm tịi tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như báo,
trang mạng, bạn bè, để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề mình đang học.
Mặc dù, việc tìm kiếm tài liệu bổ ích khơng phải học sinh nào cũng có thể
tìm nhanh và chính xác, nhưng chỉ cần có sự cố gắng và quyết tâm rèn luyện thì
việc tìm kiếm tài liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tìm kiếm tài liệu chỉ khó trong
thời gian đầu, và khi thành thói quen nó là cơng cụ giúp học sinh tham khảo
được nhiều kiến thức hiệu quả phục vụ việc tự học, tự rèn luyện của bản thân
mình.
3

skkn


+ Bước 5: Tự đặt ra những câu hỏi, tự nghiên cứu và tự kiểm tra kiến

thức đã học.
Không phải kiến thức của học sinh lúc nào cũng được giáo viên đánh giá.
Vì vậy một trong những kỹ năng quan trọng nhất của học sinh khi tự học là các
em tự đặt ra những câu hỏi, tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự đánh giá để giúp mình
nâng cao kiến thức của chính mình trong q trình tự học đồng thời hoàn thiện
lại những lỗ hổng kiến thức của bản thân. Đây là vấn đề mấu chốt mà bất kỳ
giáo viên nào cũng rèn luyện được cho các em để nâng cao ý thức tự học của các
em. Học sinh có thể kiểm tra lại kiến thức của bản thân bằng cách tự làm bài
kiểm tra ngắn, tự mình sáng tạo nội dung đề tài cho chính mình thực hiện cũng
là cách để cũng cố lại kiến thức đã học, giúp cho việc tự học được nâng cao hơn.
+ Bước 6: Rèn luyện cách ghi nhớ bài học.
Mỗi học sinh có cách ghi nhớ riêng như: Đọc thật to, chép nhiều lần, đọc
thầm, liệt kê nội dung chính....miễn sao có thể nhớ được kiến thức. Giáo viên
hướng dẫn và rèn luyện cho các em thử tất cả các cách ghi nhớ trên để giúp bản
thân học sinh ghi nhớ nhanh nhất và có hiệu quả nhất trong q trình tự học của
các em.
Khi kiến thức rất nhiều và dài, giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân
chia ra thành từng đoạn, từng chủ đề, từng phần, từng chương... để nắm rõ nội
dung cốt lõi của nó, tránh trường hợp ghi nhớ qua loa đại khái theo kiểu học vẹt
mang lại hiệu quả học tập không cao.
+ Bước 7: Học sinh phải hiểu sâu kiến thức và thường xuyên ôn lại.
Đây cũng là bước quan trọng để học sinh đạt được kết quả tự học tốt nhất.
Việc hiểu sâu kiến thức giúp học sinh luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào
hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra cần phải thường xun ơn lại
những gì đã học, nếu khơng những gì các em đã học được sẽ bị lãng quên theo
thời gian. Đừng chủ quan các em sẽ nhớ như in những gì đã học được nếu khơng
giáo viên sẽ phải ân hận trong q trình truyền tải kiến thức của mình cho các
em.
Mỗi học sinh có lượng thời gian như nhau trong ngày, cho nên sử dụng tối
đa thời gian tự học của mình để đạt được thành tựu cao nhất trong ôn luyện học

sinh giỏi là một việc rất đúng và cần thiết.
+ Bước 8: Giáo viên giúp học sinh giữ vững tinh thần, vững chí và nghị
lực học tập.
Nghị lực học tập của học sinh được thực hiện qua sự quyết tâm, bền bỉ
từng ngày chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, hoặc chỉ cần uể oải
lười biếng trong một thời gian ngắn là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống,
khó có thể kéo lại được, rồi dần dần học sinh có ý nghĩ an phận, tụt hậu. Vì vậy
giáo viên cần quan tâm giúp đỡ động viên tinh thần quyết tâm học tập của học
sinh. Quyết tâm cao thì thành quả đạt được sẽ càng lớn.
Quá trình rèn luyện kỹ năng tự học trên đây là sự thể hiện kết hợp chặt
chẽ giữa quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh nhằm
giúp học sinh chiếm lĩnh được tri thức khách quan khoa học hơn.
2.1.3. Sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng tự học mơn Địa lí lớp 9
4

skkn


Qua q trình bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9 trong những năm
học qua tơi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là giáo viên bồi dưỡng cần có một
quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi mơn Địa Lí nói
riêng.
Quan niệm học sinh giỏi mơn Địa lí chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa
chính xác vì Địa lí là mơn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức
tạp, các hiện tượng Địa lí khơng chỉ phân bố trên mặt đất mà cả trong khơng
gian và trong lịng đất. Hơn nữa, các hiện tượng đó ở đâu và bao giờ phát sinh,
tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại có mối quan hệ một thiết với
nhau. Chính vì vậy giáo viên dạy Địa lí cần phải rèn luyện cho các em cách tự
học bằng cách tư duy, phân tích, xét đốn các hiện tượng Địa lí theo quan điểm
hệ thống hóa kiến thức. Hầu hết các kiến thức Địa lí có liên quan mật thiết đến

cuộc sống thực tế vì vậy ngồi kiến thức trong sách, vở, tài liệu....thì học sinh
cần phải có vốn kiến thức thực tế, vốn sống phong phú.
Nắm vững kiến thức Địa lí 9 sẽ giúp học sinh nắm rõ hơn về quá khứ,
hiên tại và tương lai của dân số, của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và vùng
biển đảo của nước ta. Như vậy với khối kiến thức lớn mà thời gian học tập trên
trường, lớp thì quá ít học sinh khơng tiếp thu hết được cần có thời gian để học
sinh tự học, tự rèn luyện.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
- Khả năng tự học của học sinh đang được hình thành ở trường THCS Thọ
Tân nói chung và bộ mơn Địa lí nói riêng. Giáo viên ln quyết tâm chú trọng
đến việc tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của học sinh để đạt được kết quả cao
nhất.
- Với điều kiện tự học ở trường ngày càng thêm nhiều thuận lợi như:
chương trình, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, tài liệu tham khảo từ nguồn thư
viện của nhà trường ngày càng nhiều đủ để học sinh có thể tìm tịi kiến thức
phục vụ cho vấn đề ơn luyện của mình.
- Ban lãnh đạo nhà trường cùng với các thầy cô giáo bộ môn khác luôn
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình để học sinh có thể tự học một cách thành cơng nhất.
2.2.2. Khó khăn.
Việc chọn đội tuyển mơn Địa lí ở trường THCS Thọ Tân khơng nằm
ngồi quy luật chung là rất khó khăn do sự quan niệm coi môn này là môn phụ,
học sinh học tốt không theo học, phụ huynh cản trở, tác động cạnh tranh từ các
mơn học khác như: Tốn, văn, Tiếng Anh, Hóa.... vì vậy chọn học sinh để Bồi
dưỡng học sinh giỏi lại càng khó khăn hơn.
Ngồi ra cịn một số thực tế:
- Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự quan tâm sát sao của gia đình
và xã hội.
- Một số giáo viên chưa quan tâm hoặc chưa có phương pháp hợp lí
hướng dẫn các em tự học, tự ơn luyện kiến thức một cách có hiệu quả.

- Nhiều học sinh của trường có hồn cảnh gia đình khó khăn. Nên việc tự
học của các em cịn nhiều hạn chế.
2.3. Các giải pháp thực hiện
5

skkn


2.3.1. Đặc điểm chuyên đề Địa lí lớp 9
Địa lí lớp 9 bao gồm 4 phần: Địa lí dân cư; Địa lí các ngành kinh tế; Địa lí các
vùng kinh tế và biển đảo Việt Nam.
+ Phần 1: Địa lí dân cư. Trong phần này học sinh phải nắm rõ kiến thức
của các nội dung sau
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong nội dung này học sinh phải nêu
được một số đặc điểm về dân tộc, biết được các dân tộc có trình độ phát triển
kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Dân số và gia tăng dân số. Học sinh phải trình bày được một số đặc
điểm dân số nước ta. Nguyên nhân và hậu quả.
- Phân bố dân cư các loại hình quần cư. Học sinh phải trình bày được tình
hình phân bố dân cư, nhận biết được q trình đơ thị hóa ở nước ta.
- Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. Trong phần này học sinh
cần trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động, hiện
trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. Biết được sức ép của dân số đối với việc
giải quyết việc làm.
+ Phần 2: Địa lí kinh tế. Trong phần này học sinh phải thấy được chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới. Đồng thời phải trình
bày được tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế bao gồm: Ngành
nông nghiệp, ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, ngành lâm nghiệp và thủy
sản....

+ Phần 3: Địa lí các vùng kinh tế. Phần này nói về vị trí địa lí, hình dạng
lãnh thổ, các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tình hình phát triển
kinh tế cũng như các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta,
bao gồm có: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Vùng Ðồng bằng sông Hồng;
Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên,
Vùng Ðông Nam Bộ và vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là phần mà dung
lượng kiến thức lớn đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ được những điểm mạnh và sự
hạn chế của từng vùng để hiểu sâu kiến thức hơn nữa.
+ Phần 4: Là phần về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển, đảo. Trong phần này học sinh cần biết được tên và vị trí các
đảo và quần đảo ở nước ta. Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với
việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phịng. Trình bày các hoạt động khai thác
tài nguyên biển, đảo, phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi
trường biển đảo nước ta.
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng tự học mơn địa lí lớp 9 để ơn thi học sinh giỏi
Chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi mơn Địa lí là những học sinh phải nắm
được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu
biết, những kỹ năng Địa lí để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của
đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lí là những học sinh có
năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc
chắn về địa lí.
Trong q trình rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh, mỗi giáo viên bộ
mơn nói chung và mơn Địa Lí nói riêng có cách nhìn nhận và quan niệm khác
6

skkn


nhau về cách truyền thụ kiến thức cho các em, nhưng đều có mục tiêu chung là
nâng cao chất lượng học sinh kể cả về kiến thức và phẩm chất năng lực của các

em nhằm mục đích đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Đối với mơn Địa lí lớp 9 ở trường THCS Thọ Tân, để ôn thi học sinh giỏi,
giáo viên phải lựa chọn các hình thức khác nhau để có thể hướng dẫn các em
tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất thơng qua: Các hình thức tự học ở nhà.
Các hình thức tự học trên trường, lớp. Các hình thức tự học qua trao đổi với giáo
viên bằng Messenger, Zalo, Zoom hoặc gmail....để hướng dẫn các em tự học sao
cho phù hợp với thực tế. Vì vậy sau đây giáo viên chỉ hướng dẫn một trong các
hình thức nêu trên đó là: Các hình thức tự học ở nhà để nâng cao kết quả bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí 9.
2.3.3. Các hình thức tự học ở nhà
- Tự học cá nhân.
- Đôi bạn tự học ở nhà
- Tự học ở nhà theo nhóm.
- Tự học ở nhà với sự giúp đỡ kèm cặp của gia đình.
* Một số phương tiện phục vụ cho việc học sinh tự học tập ở nhà
Đối với tự học ở nhà mơn địa lí, sử dụng các phương tiện tự học ở nhà
như sử dụng phương tiện tự học ở trên lớp. Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây là
thiếu các phương tiện học tập. Vì vậy học sinh sử dụng các phương tiện đơn
giản, dễ sử dụng để học tập.
Một số phương tiện để tự học ở nhà như:
- Tự học ở nhà bằng sách giáo khoa, sách bài tâp, tập bản đồ.
- Tự học ở nhà bằng sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, bảng tổng hợp kiến
thức.
- Tự học bằng điện thoại, máy tính có kết nối mạng internet.
- Tự học ở nhà bằng các tài liệu ôn thi học sinh giỏi mơn Địa lí.
2.3.4. Rèn luyện kĩ năng tự học mơn địa lí lớp 9 bằng các dạng câu hỏi
a. Câu hỏi
Sau khi học sinh đã nắm bắt được đầy đủ kiến thức của bộ mơn, thì đây là
bước quyết định đến kết quả bài làm của học sinh. Việc rèn luyện cho học sinh
nhận dạng câu hỏi cần bám sát vào các động từ được sử dụng trong câu và nội

hàm của câu hỏi. Trên cơ sở học sinh đã nắm bắt được kiến thức, kết hợp với
việc sử dụng tài liệu do giáo viên cung cấp, từng bước hướng dẫn học sinh phân
loại và nhận dạng từng loại câu hỏi cụ thể.
b. Quy trình ra câu hỏi cho học sinh tự học
- Thứ nhất: Lựa chọn các câu hỏi phù hợp với nội dung của bài học.
- Thứ hai: Hướng dẫn học sinh tự thực hiện các câu hỏi bằng cách xác
định mục đích, yêu cầu của câu hỏi, liên hệ nội dung kiến thức của bài học. Lập
dàn ý câu trả lời một cách đơn giản nhất.
- Thứ 3: Kiểm tra, đánh giá việc trả lời câu hỏi của học sinh.
c. Các dạng câu hỏi
* Câu hỏi trong sách giáo khoa

7

skkn


Ở cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa địa lí lớp 9, đều có các dạng câu
hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng cho học sinh tự học. các câu hỏi này thường
theo sát nội dung kiến thức của bài học.
Vì vậy giáo viên cần sử dụng các câu hỏi này để rèn luyện kĩ năng tự học
cho học sinh, đồng thời sử dụng những câu hỏi đó để kiểm tra lại kiến thức của
học sinh xem tình hình nắm kiến thức bài học của học sinh ra sao.
Ví dụ 1: Câu hỏi số 2, SGK trang 10: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia
tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta?
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong hệ thống câu hỏi lí thuyết, chỉ cần học
sinh hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của bài học là có thể trình bày nội dung
đầy đủ của câu hỏi.
Mặc dù đây là câu hỏi dễ nhưng giáo viên phải lưu ý học sinh không được
chủ quan, cần xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi, đồng thời cần sắp xếp các

ý theo trình tự, đảm bảo câu trả lời phải mạch lạc đầy đủ ý.
Trong câu hỏi này giáo viên cần chỉ ra cho học sinh đây là câu hỏi có 2 ý.
Ý 1: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước
ta?
Ý 2: Phân tích ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta?
Ví dụ 2: : Câu hỏi số 1, SGK trang 27: Phân tích những thuận lợi của tài
nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta?
- Với câu hỏi này giáo viên yêu cầu học sinh phải khái quát lại được tất cả các
đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, sau đó phải có sự lựa chọn những
mặt tác động tích cực của chúng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Đây là câu
hỏi vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng tự nhiên có mối
quan hệ mật thiết với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
* Câu hỏi nâng cao
- Ngoài hệ thống các dạng câu hỏi trong SGK, để phát huy tư duy và mở
rộng kiến thức, Giáo viên phải tự biên soạn hoặc phải sưu tầm các dạng câu hỏi
khác cho học sinh thực hiện, câu hỏi này giáo viên phải tập trung vào các câu
hỏi mở rộng, đi sâu hoặc liên hệ thực tiễn vào kiến thức của bài học. Ví như câu
hỏi dưới dạng chứng minh, giải thích, so sánh... Đây là các câu hỏi dạng tương
đối khó địi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống hóa, tổng
hợp, phân loại, sắp xếp kiến thức theo chuỗi lơ gích để thực hiện việc tự học tốt
hơn.
Ví dụ: Chứng minh rằng nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành
du lịch?
Với câu hỏi này là dạng câu hỏi về tiềm năng: Loại câu hỏi này thường
liên quan đến tiềm năng (thế mạnh hay hạn chế) của một ngành kinh tế đó là
ngành du lịch.
Giáo viên cần rèn luyện cho các em kĩ năng chú ý ngẫm nghĩ xem câu hỏi
cần chứng minh điều gì để chọn lọc giải pháp sao cho phù hợp. Đồng thời giáo
viên còn cần khắc sâu cho học sinh các kiến thức thuộc về tiềm năng bao gồm:
Vị trí đại lí; Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Điều kiện kinh tế - xã

hội. Từ việc xác định đầy đủ các điều kiện trên giáo viên hướng dẫn các em tự
học và vận dụng vào câu trả lời sao cho phù hợp nhất.
8

skkn


* Câu hỏi liên hệ kiến thức của bài học với thực tiễn
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 24: “Vùng Bắc Trung Bộ” giáo viên yêu cầu học
sinh làm bài tập 2 SGK trang 89: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của
vùng Bắc Trung Bộ? Giải pháp nào để ngành du lịch ở Thanh Hóa “Vượt khó”
trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay?
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 17 “ Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ” giáo
viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3 SGK trang 65. Vì sao việc phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên?
Đây cũng là một dạng câu hỏi khó địi hỏi học sinh phải nắm rõ việc phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc
khai thác tài nguyên và thiên nhiên mà trong thực tế các nguồn tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt nên xong xong với việc khai thác phải đi đơi với bảo
vệ thì đó mới gọi là phát triển kinh tế bền vững.
* Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm từ các nguồn tài liệu khác
Ví dụ: Sau khi học sinh học xong bài 23 “Vùng Bắc Trung Bộ” giáo viên yêu
cầu học sinh tự học và hoàn thiện câu hỏi 3 SGK trang 85: Sưu tầm tư liệu (bài
viết, ảnh) và viết tóm tắt giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc
thành phố Huế?
2.3.5. Rèn luyện kĩ năng tự học bằng các dạng bài tập
a. Tác dụng của bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng tự học bằng các dạng bài tập nhằm vận dụng những
kiến thức đã học, từ đó giải quyết nhiệm vụ mới nhằm hình thành kiến thức mới,

rèn luyện kỹ năng, phát triển khă năng tư duy, năng lực hoạt động độc lập đồng
thời hình thành nên các phẩm chất khác của học sinh.
- Bài tập có tác dụng làm tăng cường tính độc lập, thái độ tích cực làm
việc, trách nhiệm của học sinh trong học tập, nghiên cứu.
- Các dạng bài tập có tác dụng củng cố và mở rộng kiến thức bài học, rèn
luyện trí thơng minh, tinh thần vượt khó, ý thức hồn thiện nhiệm vụ của học
sinh.
b. Quy trình ra bài tập
- Thứ nhất: Xây dựng bài tập
- Thứ hai: Hướng dẫn học sinh tự thực hiện bài tập.
- Thứ 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bài tập của học sinh.
c. Các dạng bài tập
* Sử dụng bài tập với At lat Địa lí Việt Nam
- Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập rất hữu ích với học sinh. Vì
vậy kỹ năng khai thác Atlát là một trong những kĩ năng cơ bản của môn Địa lí.
Khơng nắm rõ kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện
tượng địa lí, đồng thời cũng khó tự mình tìm tịi các kiến thức địa lí khác.
- Trong khi làm việc với Atlát giáo viên rèn luyện cho học sinh cần phải:
Hiểu nội dung chính của Atlát bao gồm 29 trang (Tính từ trang 2: “kí hiệu
chung” cho đến hết trang 30: “ các vùng kinh tế trọng điểm” và được chia làm 3
phần, lần lượt từ cái chung đến cái riêng, từ Địa lí tự nhiên đến Địa lí kinh tế xã hội... Từ đó học sinh nhận biết, chỉ và đọc tên được các đối tượng địa lí trên
9

skkn


bản đồ, xác định được phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước,
hình thái và vị trí đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
Mơ tả được đặc điểm đối tượng trên bản đồ. Đồng thời xác định được mối
quan hệ không gian, tương đồng và nhân- quả thể hiện trên bản đồ. Dưới sự

hướng dẫn của giáo viên học sinh cần nắm rõ thông tin của từng trang Atlát.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 12 - Sự phát triển và phân bố công ngiệp.
giáo viên đưa bài tập.
Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam trang 21. Trình bày quy mô và cơ cấu
ngành của hai trung tâm cơng nghiệp là Hà Nội Và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Giải thích tại sao ngành cơng nghiệp của hai trung tâm này lại phát triển
mạnh?

10

skkn


Đây là bài tập với lược đồ và Atlat địa lí. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự
khai thác kiến thức từ lược đồ trong bài học hoặc Atlát trang 21. Nội dung chủ
yếu của atlat trang 21 là thể hiện những đặc điểm chung của công nghiệp Việt
Nam và sự phân hóa lãnh thổ cơng nghiệp. Vì vậy để trình bày quy mơ và cơ
cấu ngành của hai trung tâm cơng nghiệp: Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh
học sinh phải bám sát Atlat. Đồng thời từ đó giải thích tại sao ngành cơng
nghiệp lại phát triển mạnh ở 2 trung tâm này.
Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh bằng cách cho học sinh biết ở nơi
đây hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Để các em tự học
một cách tốt nhất từ việc khai thác kiến thức qua Atlat Địa lí Việt Nam.
* Sử dụng bài tập với lược đồ ở trong bài học
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 35 SGK trang 125: “Vùng Đồng Bằng
Sơng Cửu Long”, Giáo viên đưa bài tập.
Dựa vào hình 35.1 hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long và sự phân bố của chúng?. Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất
mặn ở đồng bằng này?


11

skkn


Đây là loại bài tập với lược đồ. Vì vậy cần bám vào lược đồ để xác định
các loại đất chính ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long và sự phân bố của chúng.
Đối với lược đồ này giáo viên rèn luyện cho học sinh quan sát lược đồ,
đọc tên và xác định vị trí của từng loại đất. Sau đó nêu ý nghĩa của việc cải tạo
đất phèn và đất mặn, nguyên nhân nào làm cho đất bị nhiễm phèn và mặn ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long .
* Sử dụng bài tập số liệu thống kê
- Đối với bảng số liệu thống kê có nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách nhận
xét, phân tích riêng, đặc trưng riêng vì vậy khi làm các bài tập này giáo viên cần
rèn luyện cho các em kĩ năng phân tích bài tập số liệu như sau:
+ Khơng được bỏ sót các dữ kiện. Giống như trong khi giải toán, các dữ
kiện được đưa vào trong các bảng số liệu đều được chọn lọc. Vì vậy nếu bỏ sót
dữ kiện có thể dẫn đến cách cắt nghĩa sai sót.
+ Phân tích các số liệu phản ánh có tầm tổng quát cao, trước khi đi vào
chi tiết. Thường đi từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của tập hợp số liệu rồi
tới các số liệu chi tiết của các đối tượng, hiện tượng địa lí được nhắc tới trong
bài tập số liệu thống kê.
+ Tìm mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích theo các cột, các hàng, các
quan hệ so sánh giữa các số liệu với nhau. Rèn luyện tốt cho học sinh kỹ năng
phân tích mối quan hệ giữa các số liệu là một thước đo tốt để đánh giá trình độ
của học sinh.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 2: Dân số và gia tăng dân số. Giáo viên giao đề
cho học sinh như sau:
Cho bảng số liệu: Tỉ lệ giới tính của trẻ em mới sinh
( Đơn vị: Số trẻ em trai/ 100 bé gái)

Năm
2000
2005
2010
2015
2018
Khu vực
Tổng số
107,3
105,6
111,2
112,8
114,8
Thành thị
113,6
105,4
108,9
114,8
118,0
Nông thôn
105,5
105,7
112,0
111,9
113,4
(Nguồn kế hoạch Việt Nam tổng hợp năm 2018)
Qua bảng số liệu trên em hãy nhận xét về sự thay đổi tỉ số giới tính của
trẻ em mới sinh ra ở nước ta giai đoạn 2000 đến 2018?
- Đối với dạng bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét như sau
+ Tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ra ở nước ta có xu hướng khơng ổn

định.( Dẫn chứng)
+ Tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ra ở thành thị nước ta có xu hướng
tăng khơng ổn định. (Dẫn chứng).
+ Tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ra ở nơng thơn nước ta có xu hướng
tăng khơng ổn định. (Dẫn chứng).
+ Tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ra ở thành thị nước ta năm 2000,
2015, 2018 cao hơn cả nước và nông thôn. (Dẫn chứng).
+ Tỉ số giới tính của trẻ em mới sinh ra ở nơng thôn nước ta năm 2010
cao hơn cả nước và thành thị. (Dẫn chứng).
12

skkn


Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 9 - Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp thủy sản
Giáo viên giao đề cho học sinh tự học và hướng dẫn học sinh hồn thiện.
Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm
Năm
Tổng diện có Diện tích rừng Diện tích rừng
Độ che phủ
rừng
tự nhiên
trồng
rừng
(Triệu ha)
(Triệu ha)
(Triệu ha)
(%)
1943

14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
2010
13,4
10,3
3,1
39,5
2018
14,5
10,3
4,2
41,7
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018. Nhà xuất bản thống kê, 2019).
Qua bảng số liệu trên em hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự
biến động rừng ở nước ta trong thời gian trên.
- Đối với dạng bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét như sau
Nhận xét qua từng giai đoạn
+ Giai đoạn năm 1943-1983 Rừng bị suy giảm (Dẫn chứng)

+ Giai đoạn năm 1983-2018 Rừng được phục hồi. (Dẫn chứng)
Học sinh phải tự tìm ra các nguyên nhân suy giảm và phục hồi của tài nguyên
rừng ở nước ta.
* Bài tập nhận thức
Dạng 1: Bài tập nhận thức liên hệ thực tế địa phương
Đây là dạng bài tập giúp học sinh có thể áp dụng được các kiến thức đã
học để so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát... tìm ra bản chất, quy luật của sự
vật, hiện tượng xảy ra trong thực tế ở địa phương.
Ví dụ: Hãy tìm hiểu những vấn đề về các hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở
địa phương em để hoàn thành bảng sau:
Loại thiên Thời gian xảy Nơi xảy ra
Hậu quả
Biện pháp
tai
ra
phòng chống
Bão
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Dạng 2: Bài tập nhận thức đúng – sai, giải thích
Đây là dạng bài tập đưa ra một nhận định, học sinh phải lựa chọn một
trong hai phương án trả lời để khẳng định đó là đúng hay sai và giải thích vì sao
mình lại lựa chọn phương án trả lời đó. Với dạng bài tập này có thể đánh giá
mức độ kiến thức, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả
nhất của các em.
Ví dụ: Vận dụng kiến thức đã học bài 32: “Vùng Đông Nam Bộ”, SGK
trang116 và hiểu biết của bản thân, hãy xác định những câu sau đây đúng hay
sai? Giải thích tại sao?
13


skkn


Câu khẳng định
Đúng
1. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây
dựng của vùng Đông Nam Bộ cao hơn cả
nước.
2. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở
vùng Đông Nam Bộ.
3. Nhà máy thủy điện Trị An có cơng
suất lớn nhất cả nước.
4. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
cơng nghiệp lớn nhất cả nước.

Sai

Tại sao

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Việc rèn luyện kỹ năng tự học đã thực sự phát huy tác dụng, mang lại
hiệu quả cao trong dạy và học. Hầu hết các giáo viên trong tổ, nhóm đi dự giờ
đều thấy được lợi ích của việc rèn luyện học sinh tự học bằng các hệ thống câu
hỏi hoặc các dạng bài tập, thông qua bản đồ, bảng số liệu.... Từ đó khắc sâu kiến
thức trên lớp đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Qua thời gian công tác tại trường THCS Thọ Tân từ năm học 2019 2020 cho đến các năm học sau 2020 - 2021và năm học 2021 - 2022 bản thân tôi
đã áp dụng thành công việc rèn luyện kỹ năng tự học để bồi dưỡng học sinh giỏi
môn địa lí. Cụ thể như sau:
Năm học

Giải huyện
Giải tỉnh
Ghi chú
2019-2020
1 giải nhì, 1 giải KK
2 Học sinh lớp 7
2020-2021
1 giải nhì, 1 giải ba
2 học sinh lớp 8
2021-2022
1 giải nhất
1 giải nhất
1 học sinh lớp 9
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
-Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, việc rèn
luyện kỹ năng tự học cho học sinh nhằm dạy và giáo dục theo định hướng phát
triển phẩm chất năng lực người học, từ chỗ học sinh học được gì sang học sinh
làm được gì qua việc tự học. Đã hình thành cho học sinh năng lực cốt lõi, hứng
thú học tập, tích cực và độc lập trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đồng thời còn
giúp học sinh biết cách tư duy tổng hợp các kiến thức và kĩ năng hình thành nên
kiến tức mới, từ chỗ thụ động tiếp thu kiến thức sang chủ động tiếp thu kiến
thức hơn.
Những kết quả trên cho thấy việc rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh
có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường. Mặc dù trong đề tài này tôi đã áp dụng thành
công đối với học sinh lớp 9 mơn Địa lí. Tơi mong rằng các thầy cơ đã và đang
bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và mơn Địa lí nói riêng có thể xem đây là
một tài liệu có ích để góp phần vào những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi


14

skkn


của mơn học mình, giúp cho kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi luôn đạt kết quả
cao.
3.2. Kiến nghị
Thứ nhất: Hàng năm phịng GD&ĐT Triệu Sơn, Sở GD&ĐT Thanh Hóa
cần mở lớp tập huấn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có cơ hội
học hỏi, tiếp thu được nguồn kiến thức mới, bổ ích phục vụ cho công tác bồi
dưỡng học sinh.
Thứ hai: Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ
dùng, sách, tài liệu tham khảo....để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có
thể tự tìm tịi nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến mơn học ở trường.
Thứ ba: Đối với giáo viên, cần được sưu tầm nhiều hơn các dạng câu hỏi,
các dạng bài tập, các lược đồ, bản đồ, bảng số liệu để đưa ra cho học sinh tự
học, tự hoàn thiện để nâng cao ý thức học tập đạt kết quả cao.
Thứ tư: Trong quá trình học tập học sinh phải trang bị cho mình các đồ
dùng học tập cần thiết. Đồng thời phải tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo
viên đưa ra để thể hiện tính sáng tạo và khả năng tư duy của chính bản thân
mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Triệu Sơn ngày 15 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện


Phạm Thị Sáu

15

skkn



×