Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy môn lịch sử địa lí 6 (địa lí 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.24 KB, 19 trang )

1

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình cải cách giáo dục hiện nay việc phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh được coi là cái mới của phương pháp dạy học
nói chung. Điều 5.2 Luật Giáo dục chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. Như vậy, muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh thì thầy cơ giáo cũng phải chủ động, tích cực và sáng tạo.
Ở chương trình giáo dục phổ thông, học sinh phải học nhiều môn học cùng
một lúc ngồi các mơn học về khoa học tự nhiên cịn có các mơn học về khoa
học xã hội, cùng với đó chưa kể khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng
lên, học sinh khơng những phải biết, hiểu cịn phải biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống. Biết và hiểu đã khó lại cịn phải vận dụng, chính điều này,
đã gây nên rất nhiều khó khăn đổi với một bộ phận học sinh đặc biệt là các em
học sinh có năng lực học tập yếu kém.
Q trình học tập, đa số các em đều có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn,
trong giờ học đều chú ý và tích cực tham gia các hoạt động học tập mà giáo viên
tổ chức hướng dẫn, tuy nhiên khơng khí lớp học vẫn cịn trầm khơng sơi nổi.
Nhiều em vẫn học theo kiểu ép buộc, đối phó chủ yếu vì điểm số để lên lớp. Đặc
biệt các em có học lực yếu kém thường cảm thấy mệt mỏi, ít chịu hợp tác với
giáo viên trong giờ học.
Địa lí là một mơn khoa học tổng hợp, mang tính chất liên ngành. Trong
nhà trường phổ thơng, mơn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản, cần thiết về Trái Đất - mơi trường sống của con người trên bình diện thế
giới, khu vực và quốc gia. Chính vì vậy, để học tốt mơn Địa lí địi hỏi học sinh
cần phải có tư duy trừu tượng và hiểu biết thực tiễn nhiều.
Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn nhiều năm, tôi vẫn luôn trăn
trở phải làm sao để các em học sinh học tập bộ môn Địa lí nhẹ nhàng nhưng


hiệu quả, “học mà chơi, chơi mà học”; phải làm sao để các em yêu thích, hứng
thú với bộ môn sau mỗi giờ học, đồng thời không cịn thấy bị áp lực và xem
mơn Địa lí là phải ghi nhớ phải học thuộc lòng.
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn các em học sinh nói chung
và các em có học lực yếu kém nói riêng giảm bớt áp lực trong việc học tập các
môn học và đạt được được kết quả học tập cao trong bộ mơn Địa lí tơi xin đưa ra
đề tài “Sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy mơn
Lịch sử- Địa lí 6 (Địa Lí 6) ở Trường THCS Thành Lộc - Hậu Lộc để cùng trao
đổi với đồng chí, đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Học sinh được rèn luyện thái độ, hành vi học tập, giúp các em phát huy
được khả năng của mình.
- Phát huy năng lực, trí tuệ của Học sinh và tinh thần đoàn kết, kĩ năng
làm việc theo nhóm, tổ.

skkn


2

- Hướng học sinh tự mình nghiên cứu, tìm cách giải quyết các vấn đề, tạo
cơ hội cho các em trình bày ý kiến của bản thân, tự đánh giá lẫn nhau.
- Rèn luyện cho các em tinh thần tự học, biết tôn trọng những kết quả do
bản thân tạo ra.
- Khắc phục được lối học vẹt, học tủ chờ sự ỷ lại của người khác, các em
chưa thực sự chú tâm vào việc học.
- Tạo cho các em thật sự ham thích, hứng thú, say mê học tập, học mà
chơi, chơi mà học đối với mơn Địa lí.
- Giúp các em có kĩ năng quan sát, ghi nhớ, tái hiện lại sự vật, hiện tượng
từ đó phân tích và nắm được sự vận động của các sự vật, hiện tượng diễn ra

xung quanh.
- Tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng của môn học.
- Giúp học sinh vui vẻ hào hứng, u thích bộ mơn Địa lí.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện qua từng tiết dạy để
nâng cao chất lượng bộ môn tại trường
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp, kỹ năng dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Các kỹ năng học tập bộ môn Lịch sử- Địa lí theo chương trình SGK mới.
1.4. Phương pháp ngiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp bổ trợ
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trị chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu giải
trí đa dạng của con người. Ngồi ra trị chơi là một phương pháp thực hành
hiệu quả trong giáo dục.Trị chơi là phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá
nhân mỗi học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu khơng khí vui vẻ,
thân ái…
Trong một giờ học học sinh cần phải tiếp thu tri thức, rèn luyện nhiều kĩ
năng. Do vậy, việc tổ chức trị chơi Địa lí trong từng bài học là một trong những
hình thức phong phú hổ trợ tích cực cho học tập của học sinh. Nó gợi cho các
em “óc tị mị” ham khám phá, ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và
giúp các em học tập tốt hơn. Qua chơi trị chơi Địa lí cịn rèn luyện được nhiều
kĩ năng cho học sinh, trong đó có các kĩ năng Địa lí, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
trình bày, đồng thời tăng cường hứng thú học tập bộ mơn, giáo dục lịng u

thiên nhiên, q hương, đất nước…
Ngồi ra, thơng qua các trị chơi Địa lí tạo cơ hội cho học sinh có thể phát
huy nhiều năng lực, trí tuệ của bản thân và cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, phát
huy kĩ năng làm việc theo nhóm, tổ.

skkn


3

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Đối với nhà trường
Tổ, nhóm chun mơn của nhà trường ln quan tâm, chỉ đạo sát sao trong
quá trình dạy và học đồng thời đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
Đội ngũ giáo viên trong tổ rất nhiệt tình, sẵn sàng học hỏi và giúp đỡ bạn
bè đồng nghiệp, luôn trăn trở trở trong công tác chuyên môn.
2.2.2. Giáo viên
Do đặc thù của môn học nên mỗi một trường hầu như chỉ có một giáo viên
Địa lí nên việc trao đổi về chun mơn cũng gặp khơng ít khó khăn.
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở mỗi tiết dạy còn nhiều hạn chế nên
những nội dung thiết kế trò chơi đa dạng bản thân còn lúng túng, xử lý chậm.
2.2.3. Học sinh
Quan niệm của học sinh thường xem mơn Địa lí là mơn phụ nên đa số các
em học theo kiểu đối phó chủ yếu học vì thành tích, vì bị thầy cơ bắt ép.
Thực trạng khảo sát HS trước khi áp dụng sáng kiến
- Khảo sát sự hứng thú của học sinh:
Tổng số học
sinh
98

Tổng số học
sinh
98

Rất
thích
10

Bình
thường
58

Thích
20

Tham gia
tích cực
30

- Khảo sát chất lượng học tập của học sinh:
Tổng số
Giỏi
Khá
học sinh
SL
TL%
SL
TL%
98
20

20,4
22
22,4

Khơng
tích cực
63

Khơng
thích
10
Khơng tham
gia
5

Trung bình
SL
51

TL%
52,1

Yếu
SL
5

TL%
5,1

2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện

2.3.1 Quy trình thiết kế trò chơi
- Giai đoạn chuẩn bị:
+  Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính
chất quyết định. Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học.
+ Xây dựng, lựa chọn trò chơi: phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy học đó
đề ra.
+ Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng,
dụng cụ cần thiết như: mơ hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ thống câu
hỏi…
- Giai đoạn thực hiện (trình bày trị chơi):

skkn


4

+ Chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao
cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo
sự hấp dẫn.
+ Nói và cử động làm mẫu  dễ hiểu, nếu cần có thể chơi thử để giảng lại
luật lệ trò chơi.
+ Giáo viên phải quán triệt về sự nghiêm túc với học sinh khi tham gia trò
chơi .
 
Điều khiển trò chơi:
+ Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát
huy sáng kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi.
+ Phải đổi người chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc.
+ Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khốt, cơng bằng.
+ Phải biết dừng trị chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi,

chán nản hay khi trị chơi đó có kết quả thắng thua rõ  ràng và đặc biệt phải đảm
bảo thời gian như dự kiến.
- Giai đoạn kết thúc:
 + Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi? Về luật lệ, cách chơi và tính hấp
dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu?
2.3.2. Tổ chức trò chơi
- Bước 1:. Ổn định: 
Để tập trung sự chú ý của cả lớp (sau khi học một nội dung nào đó hoặc
học song kiến thức trọng tâm của bài ).
- Bước 2: Giới thiệu trị chơi: 
Có thể làm cách nào đó để học sinh thấy được sự hấp dẫn và hứng thú của
trị chơi tuy nhiên giáo viên cần trình bày ngắn gọn, xúc tích.
- Bước 3: Hướng dẫn phổ biến cách chơi, luật chơi:
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trị
chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những
trị chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi vừa giải thích, làm sao cho dễ
hiểu, dễ thực hành mới thu hút được học sinh.
- Bước 4: Chơi thử (chơi nháp):
Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
+ Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
+ Nếu khơng chơi thử thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó
khăn cho người điều khiển khi hướng dẫn chơi.
- Bước 5: Chơi: 
+ Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên
hoặc học sinh do giáo viên hoặc lớp bầu ra.
+ Khi chơi người giáo viên phải quan sát học sinh chơi để biết được thái
độ, cử chỉ, phong cách ... từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách cho phù hợp.
+ Trong q trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến
ban đầu một ít, giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc,
cứng nhắc q làm mất vui, mất khơng khí lớp học.

+ Người giáo viên đóng vai trị là người quản trị phải cơng bằng xử lý
tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.

skkn


5

+ Tác phong người quản trị phải chuẩn mực, ngơn ngữ phải sư phạm
không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, dun dáng.
+ Trị chơi hình phạt (đảm bảo nhẹ nhàng): hãy quan niệm hình phạt là
một trị chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên
người bị phạt tham gia.
- Bước 6: Nhận xét, đánh giá:
+ Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh
nghiệm chơi). Đảm bảo thời gian của tiết học hoặc buổi ngoại khoá, đảm bảo
sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau và mang lại hiệu quả
giáo dục cao.
+ Tiến hành đánh giá nhận xét về kết quả của trò chơi học tập và rút kinh
nghiệm những sai phạm, có thể tiến hành khen, phạt nhẹ nhàng (mang tính chất
khích lệ học sinh).  
2.3.3. Sử dụng trị chơi Địa lí trong q trình dạy học
Trong từng tiết học giáo viên có thể thiết kế và tổ chức một hoặc hai trò
chơi liên quan đến bài học ở các bước lên lớp như khởi động, hình thành kiến
thức, luyện tập và vận dụng.
2.3.3.1. Tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh lớp 6 ngay ở
phần khởi động
Các em thuộc lứa tuổi trung học cơ sở, đây là lứa tuổi tiền dậy thì đang
thay đổi về tâm sinh lý nên hầu hết các em nhận thức chưa sâu, hay lơ đãng việc
học, thường xuyên mất tập trung chưa xác định được mục tiêu học tập, thích làm

những gì mình nghĩ và khơng thích bị bắt ép.
Chính vì thế, để tạo hứng thú và giúp các em học sinh lớp 6 u thích
mơn học Địa lí, tơi đã vận dụng một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tiết học và cũng để tạo cho học sinh vui vẻ hơn, thoải mái hơn và quên đi sự
thay đổi của tâm sinh lý lứa tuổi, mà quan trọng hơn hết là tôi muốn thu hút
được nhiều em học sinh tham gia tiết học (bằng cách ứng dụng công nghệ thông
tin, đồ dùng trực quan, tổ chức trò chơi,...) để tạo hứng thú, lơi cuốn học sinh.
Như trị chơi khởi động hướng học sinh vào bài học:
2.3.3.2. Tổ chức trò chơi để dẫn kiến thức vào bài mới
Ví dụ 1: Ở bài MỞ ĐẦU
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu:
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung:
- Trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
c. Sản phẩm:
Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh sau, cho biết nội dung
của các hình ảnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả

skkn


6

- HS tham gia trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.

- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh.
Tại sao có ngày đêm, mùa trên Trái Đất? Núi lửa hoạt động như thế
nào? Thời tiết là gì? Tại sao cần phải theo dõi bản tin dự báo thời tiết hàng
ngày? … Tất cả những điều đó sẽ được trả lời trong mơn học Địa lí. Cơ trị mình
cùng tìm hiểu nhé.
Ví dụ 2: Bài 10. Cấu tạo của Trái đất. Các mảng kiến tạo
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động:
a. Mục tiêu:
- Kết nối với bài học
b. Nội dung:
- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học
sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi bằng cách giơ tay
nhanh nhất.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời
của học sinh để vào bài mới.
Ví dụ 3: Bài 11. Q trình nội sinh và ngoại sinh, hiện tượng tạo núi
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu:
- Kết nối với bài học
b. Nội dung:
- Trị chơi VỊNG QUAY ĐỊA LÍ
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.

d. Cách thức tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với trị chơi VỊNG QUAY ĐỊA LÍ
- Gồm 4 câu hỏi:
Câu 1: Đỉnh núi cao nhất thế giới?
Câu 2: Hoang mạc rộng lớn nhất thế giới?
Câu 3: Đồng bằng có diện tích lớn nhất thế giới?
Câu 4: Nơi sâu nhất trên bề mặt Trái Đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi bằng cách giơ tay
nhanh nhất.

skkn


7

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Bước 4: Giaos viên đánh giá và chốt kiến thức:
Bề mặt địa hình Trái Đất khơng bằng phẳng, có những nơi được nâng
cao lên, nhưng có những nơi lại bị bào mịn hay sụp xuống. Tại sao lại có những
thay đổi như vậy? Có nơi nào trên bề mặt Trái Đất vừa được nâng cao vừa bị
bào mịn hay khơng?
Ví dụ 4: Bài 17. Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Trò chơi đuổi hình bắt chữ
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.

d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học
sinh.
- Khởi động với trị chơi: ĐUỔI
HÌNH BẮT CHỮ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tham gia trò chơi bằng cách giơ tay
nhanh nhất.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.

skkn


8

GV dựa vào các từ khóa trong trị chơi: Nhiệt độ, mưa, thời tiết và khí
hậu để kết nối vào bài học.
Ví dụ 5: Bài 19. Thủy quyển, vịng tuần hoàn nước
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
b.Nội dung: Giáo viên tổ chức trị chơi ơ chữ cho học sinh.
c. Sản phẩm: HS giải mã được các ô chữ giáo viên đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* Giáo viên treo bảng phụ trị chơi ơ chữ lên bảng:
A
1
2

3
4
*Giáo viên phổ biến luật chơi:
- Trị chơi ơ chữ gồm 4 ô chữ hàng ngang được đánh số từ 1 đến 4 sẽ tương
ứng với 4 câu hỏi và 1 ơ từ khóa hàng dọc A.
- Các em dựa vào tập bản đồ Địa lí 6 và kiến thức đã học để trả lời, các em
có quyền lựa chọn thứ tự câu hỏi để trả lời, mỗi câu hỏi có 2 lượt trả lời.
- Em nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ (ví dụ 1 cây bút) và ô
chữ sẽ hiện ra các chữ cái tương ứng, trả lời sai ơ chữ sẽ bị khóa lại, trong quá
trình trả lời, em nào trả lời đúng tên từ khóa thì sẽ nhận được phần q lớn hơn
(ví dụ 3 cây bút).
* Hệ thống câu hỏi:
Câu 1. Nước ta tiếp giáp với biển nào?
Câu 2. Tên tầng khí quyển nằm gần sát mặt đất.
Câu 3. Hiện tượng xảy ra khi ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt biển
và đại dương.
Câu 4. Đây là hồ nước lớn nhất ở châu Phi.
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh dựa vào tập bản đồ Địa lí 6 tr13, 22 và kiến thức đã học, suy
nghĩa để trả lời câu hỏi.
* Giáo viên quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học
tập của học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân học sinh có sản phẩm, giáo viên lần lượt gọi học sinh trình
bày sản phẩm của mình:

skkn


9


* Học sinh khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản
phẩm của cá nhân.
Bước 4. Giáo viên dẫn dắt: Trái Đất không giống với bất kì một hành tinh
nào trong hệ Mặt Trời vì Trái Đất có nước. Nhờ có nước, Trái Đất trở thành một
hành tinh có sự sống. Vậy nước trên Trái Đất gồm những thành phần gì? Các
thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Và nước có tầm quan trọng như thế
nào đối với sự sống trên Trái Đất? Để biết được điều này, lớp chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu qua bài học hơm nay
2.3.3.3. Tổ chức trị chơi để hình thành kiến thức mới cho học sinh
Ví dụ 1: Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
1. Tìm hiểu kí hiệu và bảng chú giải bản đồ.
a. Mục tiêu
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và trò chơi để hồn thành nhiệm vụ
học tập.
+ Tìm hiểu khái niệm, phân loại kí hiệu bản đồ
+ Ý nghĩa của bảng chú giải và cách đọc bảng chú giải
c. Sản Phẩm
- Phần trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1 (Cá nhân): Dựa vào thông tin mục 1, hình 1, em hãy cho biết:
+ Kí hiệu bản đồ là gì?
+ Kí hiệu bản đồ thể hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?
+ Các loại kí hiệu bản đồ?
+ Kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu:
điểm, đường, diện tích?
Nhiệm vụ 2 (Cá nhân): Dựa vào mục 1b, và các hình ảnh sau, em hãy cho biết:

- Trên lược đồ tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng màu xanh lá cây
thể hiện yếu tố địa lí nào?
- Trên bản đồ khống sản Việt Nam, hình tam giác màu đen thể hiện loại
khống sản nào?
- Để biết nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu, khi đọc bản đồ chúng ta sẽ chú ý
phần nào?
- Bảng chú giải thường đặt ở vị trí nào trên bản đồ?
Nhiệm vụ 3 ( Nhóm):
Trị chơi: Chúng em là chuyên gia bản đồ

skkn


10

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả làm việc vào bảng nhóm. Nhóm nào
nhanh và có đáp áp chính xác sẽ giành chiến thắng.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 nhóm bất kì báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về
thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối
cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
Ví dụ 2 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
2. Tìm hiểu các mảng kiến tạo
a. Mục tiêu

- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng
xô vào nhau.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về các mảng kiến tạo trên bề mặt Trái Đất.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hình , em hãy:
- Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất?
- Việt Nam nằm ở địa mảng nào?
- Tại sao các mảng kiến tạo này có thể dịch chuyển?
Nhiệm vụ 2: Trị chơi Tơi là chun gia Địa lí

skkn


11

Nhiệm vụ 3: Xác định trên hình 2, các mảng xơ vào nhau và tiếp giáp của các
địa mảng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về
thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối
cùng của học sinh.

- Chuẩn kiến thức:
Ví dụ 3:Bài 13: Các dạng địa hình trên Trái Đất. Khống sản
2. Tìm hiểu về các loại khống sản
a. Mục tiêu
- Kể tên một số loại khoáng sản. Phân loại khoáng sản theo cơng dụng.
- Đánh giá được vai trị của tài ngun khống sản, định hướng khai thác hợp
lí và liên hệ với Việt Nam.
b. Nội dung
- Tìm hiểu các loại khống sản chính.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh

skkn


12

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK
và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Khống sản là gì?
- Khống sản có thể tồn tại ở những
dạng nào? Cho ví dụ?
- Dựa vào cơng dụng khống sản
được phân loại như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Chơi trị chơi “TÌM NHÀ CHO TỚ”:
- Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước
khống, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bơxit?


Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết công dụng của các loại
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cặp đơi khống sản?
- Dựa vào thơng tin đoạn video:
Vàng được hình thành như thế nào?
Và hiểu biết của bản thân, các em hãy
trao đổi và cho biết:
+ Tại sao cần khai thác hợp lí, tiết
kiệm nguồn tài ngun khống sản?
+ Việc khai thác khống sản có tác
động như thế nào đến tài ngun, mơi
trường?
+ Kể tên một số loại khống sản
chính ở nơi em đang sống, thực trạng
khai thác các loại khoáng sản đó như
thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi nhóm bất kì trả lời câu hỏi.
- Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

skkn


13

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về
thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối
cùng của học sinh

- Chuẩn kiến thức:
Ví dụ 4:Bài 20: Sơng và hồ. Nước ngầm và băng hà
1. Tìm hiểu về sông, hồ
a. Mục tiêu
- Mô tả được các bộ phận của một dịng sơng lớn; mối quan hệ giữa mùa lũ
của sông với các nguồn cấp nước sông.
- Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sơng, hồ.
b. Nội dung
- Tìm hiểu các khái niệm về sông, hồ
- Mối quan hệ giữa mùa lũ và các nguồn cung cấp nước
- Giá trị của sông, hồ
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Hãy vẽ một con sơng
theo trí tưởng tượng của em.
- Kết hợp thơng tin SGK, cho
biết sơng là gì?
- Kể tên các nguồn cung cấp
nước cho sông?

Nhiệm vụ 2: Quan sát hình 1, em
hãy cho biết:
- Hệ thống sơng bao gồm các bộ
phận nào?
- Phụ lưu, chi lưu của sơng là gì?
- Lưu vực sơng là gì?

Nhiệm vụ 3: Dựa vào thơng tin SGK và hình ảnh sau, em hãy cho biết:

- Hồ là gì?
- Phân loại hồ?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu giá trị của
sơng, hồ.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội,

skkn


14

để tham gia trị chơi NHÌN HÌNH
ĐỐN TỪ
- HS nhìn hình ảnh và gọi tên
đúng giá trị của sơng hồ.
- Các đội tham gia trò chơi bằng
cách trả lời nhanh nhất.
- Đội nào có nhiều đáp án chính xác sẽ giành chiển thắng.
Nhiệm vụ 5: Dựa vào thông tin trong mục d, quan sát hình 6 và dựa vào hiểu biết
của em, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nước sơng, hồ có thể mang lại
những lợi ích gì. Nêu ví dụ.
Nhiệm vụ 6: Quan sát hình ảnh và
trao đổi theo cặp cho biết:
- Chúng ta thường thấy hình ảnh
này vào ngày nào trong năm?
- Vì sao lại có lời kêu gọi này?
- Tại sao chúng ta cần phải sử
dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng
nước sông, hồ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ qua các vòng
thi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Các đội chơi nhanh tay tham gia trả lời câu hỏi, phiếu học tập ở các vòng
thi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép
kiến thức, chốt lại nội dung học tập sau mỗi vòng thi.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về
thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối
cùng của học sinh
2.3.3.4. Tổ chức trò chơi để học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng sau
mỗi tiết học
Trong quá trình tổ chức, thực hiện tiết dạy, muốn học sinh lĩnh hội, khắc
sâu được kiến thức, kĩ năng ở cuối bài học, tôi đã dành thời gian cho học sinh
chơi một số trị chơi địa lí dạng “Học mà chơi, chơi mà học”.
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần tính tốn tốt thời lượng và quản lí học sinh
tránh việc làm ồn, ảnh hưởng đến lớp.
Ví dụ 1. Bài: Thời tiết và khí hậu, biến đổi khí hậu
Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học.
b. Nội dung
- Củng cố kiến thức đã học qua trò chơi “NƯỚC BIỂN DÂNG”
c. Sản Phẩm

skkn


15


- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm giơ tay thật nhanh để giành quyền trả lời câu hỏi.
Bước 3: - Các nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh nhận xét chéo, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh.
Động viên, tuyên dương, khích lệ học sinh.
Ví dụ 2 Bài: 18: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ơn tập, củng cố các kiến thức đã học trong
bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi lồng ghép các trị chơi Địa lí vào mỗi phần học và bài học cụ thể,
bản thân tơi nhận thấy rằng trị chơi Địa lí là trị chơi học tập, có tác dụng mở
rộng, nâng cao hiểu biết Địa lí và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức
trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện được tính tự
lập và tinh thần tập thể của các em. Ngoài tạo hứng thú học tập thì niềm tin và
tình cảm của học sinh được nâng cao, làm cho các em thêm u thích mơn Địa lí
và hơn thế nữa mơn học Địa lí trở nên sinh động, thiết thực với các em hơn.
Thực tế công tác nhiều năm, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đề tài
trên vào giảng dạy đặc biệt là năm học 2021-2022 tôi đã áp dụng với đối tượng

học sinh lớp 6 theo chương trình Sách giáo khoa mới và đã thu được kết quả
đáng khích lệ như sau:
Kết quả hứng thú học tập bộ môn:
Tổng số học sinh

Rất thích

Thích

98

58

30

Tham gia
tích cực
96

Tổng số học sinh
98

Bình
thường
10

Khơng
tích cực
2


Khơng
thích
0

Khơng tham gia
0

Chất lượng khảo sát học sinh:

Tổng số
học sinh

Giỏi

Khá

skkn

Trung bình

Yếu


16

98

SL
35


TL%
35,7%

SL
40

TL%
40,8%

SL
23

TL%
23,5

SL
0

TL%
0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nghiên cứu vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường - nơi công tác,
bản thân tôi nhận thấy đề tài đã đem lại một số thành công trong việc tạo hứng
thú học tập cho học sinh trong mỗi giờ học Địa lí. Đồng thời qua nghiên cứu đề
tài bản thân cũng rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Để giờ học, tiết học đạt hiệu quả như trên thì vai trò của người thầy là rất
quan trọng. Trước hết, phải tâm huyết, yêu nghề. Bởi yêu nghề thì mới nghiên
cứu và tìm ra được những phương pháp hay, tìm ra những giải pháp tốt, kỹ thuật

dạy học hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Sử dụng trò chơi trong dạy học đòi hỏi người giáo viên cần có thêm sự
nhiệt tình, trách nhiệm; đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị bài dạy. Biết ứng
dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu tài liệu tham khảo để bổ sung, ...
- Khéo léo trong việc động viên, khích lệ học sinh phát huy được khả năng
độc lập, sáng tạo của từng cá nhân, cũng như phát huy được tinh thần tự giác,
tích cực của các em trong làm việc tập thể, tổ, nhóm với nhau.
- Khơng cphải tất cả các phương pháp, cách thức, kỹ thuật dạy học nào cũng
có thể áp dụng được trong các tiết dạy; mà đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt
sử dụng các cách dạy phù hợp, hiệu quả cho từng tiết học, giờ học khác nhau.
Làm được điều đó thì giờ học, tiết học mới thu hút được sự tập trung chú
ý của học sinh, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến
thức một cách tự nhiên, khơng gị bó giáo viên chỉ cần đóng vai trị là người
hướng dẫn...
Đề tài của bản thân nghiên cứu chỉ là một phần nhỏ trong việc dạy và học
trong nhà trường THCS Thành Lộc. Mặc dù thời gian đầu tư, nghiên cứu còn
chưa nhiều song bản thân cũng đã cố gắng. Đề tài chắc chắn sẽ khó tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các đồng chí, đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
- Tiếp tục chỉ đạo đội ngũ giáo viên, tổ, nhóm chun mơn thường xun
đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
- Thường xuyên tham mưu nhiều hơn nữa với các cấp chính quyền địa
phương để bổ xung trang thiết bị dạy học cho nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy
và học trong tình hình mới.
* Đối với cấp trên:
- Hằng năm, thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo liên trường,
cụm trường, tổ chức toàn huyện về đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính


skkn


17

tích cực, chủ động, sáng tạo của người học để giáo viên chúng tôi được trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.
- Tạo điều kiện về ngân sách, cũng như kêu gọi các nguồn tài trợ từ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp để bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, trang
thiết bị dạy và học cho các nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy học mới, nhất là các
trường thuộc vùng điều kiện khó khăn.
XÁC NHẬN CỦA HĐKH

Thành Lộc, ngày 18 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Lộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục.
- Tài liệu tập huấn đổi mới SGK phổ thông.
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên 2018.
- Sách giáo khoa lịch sử- địa lí 6( bộ kết nối tri thức với cuộc sống)
- Sách giáo viên lịch sử- địa lí 6( bộ kết nối tri thức với cuộc sống)
- Nguồn internet


skkn


18

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ LỘC
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo vên trường THCS Thành Lộc
TT Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá
đánh giá
(Ngành GDcấp
xếp loại
xếp loại
huyện/tỉnh;Tỉnh..)

1
2

Kinh ngiệm dạy tiết ơn tập
mơn Địa Lí lớp 8 ở trường
THCS Thành Lộc
Kinh ngiệm dạy tiết ơn tập

mơn Địa Lí lớp 9 ở trường

(A,B, hoặc C)

Cấp huyện

B

2015

Cấp huyện

B

2017

skkn


19

THCS Thành Lộc

skkn



×