Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn sử dụng một số kỹ thuật dạy học nhằm tạo động lực học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học lớp 10 trường thpt yên định 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.97 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠO ĐỘNG LỰC
HỌC TẬP CHO HỌC SINH GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG
THPT YÊN ĐỊNH 1, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Quốc
Vương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc bộ môn: Sinh học

1

skkn


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài



1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của SKKN

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

13

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

Tài liệu tham khảo

17

2

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy là một nhiệm vụ quan
trọng của Ngành và của mỗi nhà trường, mỗi tổ, nhóm chun mơn, mỗi giáo
viên.
Vấn đề đó được thể hiện chỉ đạo qua các văn bản, Nghị quyết về Giáo dục
và đã được thực hiện liên tục trong hoạt động dạy học ở các cấp học, trong các

nhà trường suốt thời gian qua như các phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”,
các chương trình tập huấn bồi dưỡng giáo viên...vv.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì vẫn cịn có rất nhiều yếu tố
khó khăn khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng
hiệu quả trong công tác giảng dạy, tùy từng cấp học, tùy từng địa phương mà
các khó khăn nhiều, ít khác nhau.
Lí do thứ nhất mang tính khách quan mà giáo viên ở các trường THPT đều
có thể gặp phải đó là do các trường chuyên nghiệp lựa chọn tổ hợp tuyển sinh
khối A, B (ban khoa học từ nhiên), khối C, D ( ban khoa học xã hội) cho các
ngành đào tạo của trường, số học sinh theo ban khoa học xã hội số lớp nhiều
hơn như năm học 2021 – 2022 trường THPT Yên Định 1, huyện Yên Định tỉnh
Thanh Hóa có 17 lớp 10 thì số lớp theo ban xã hội là 12 lớp chiếm hơn 70 %.
Vì vậy mà các em học sinh sẽ tự phát sinh tâm lí học lệch, chỉ quan tâm
đến các mơn có thi tuyển Đại học, cịn các mơn khác thì giảm bớt động lực và
nhu cầu học tập dẫn tới kết quả mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện
có sự ảnh hưởng nhất định.
Lí do thứ hai, mang tính chủ quan đó là chính chủ thể của quá trình dạy
học. Bên cạnh những học sinh chuyên cần, quyết tâm trong học tập vẫn còn
nhiều em học sinh chưa chịu cố gắng trong học tập, còn ham chơi, còn chưa hiểu
được vai trò của việc học tập trong hình thành năng lực, phẩm chất đạo đức của
mình.
Ngồi ra, ở mỗi bộ mơn khác nhau cịn có những khó khăn riêng ảnh hưởng
đến việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy vấn đề này mỗi giáo viên đều
biết rõ. Môn Sinh học cũng chịu tác động của những khó khăn đó.
Xuất phát từ các lí do nêu trên, trong quá trình dạy học để nâng cao chất
lượng công tác giảng dạy tôi đã sử dụng biện pháp “ Sử dụng một số kỹ thuật
dạy học nhằm tạo động lực học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy môn sinh học lớp 10 trường THPT Yên Định 1” trong giảng
dạy môn Sinh học nhằm nâng cao chất lượng mơn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, tìm ra tổ hợp phương pháp dạy học tích cực, phù hợp mơn học và
nâng cao hiệu quả, chất lượng q trình dạy học mơn sinh học.
Đáp ứng tình hình dạy học chương trình sách giáo khoa mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 10, trường THPT Yên Định 1, huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Lớp thực nghiệm (TN). 10 A16, 10 A17
Lớp đối chứng (ĐC). 10 A13, 10 A15
1

skkn


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa
học như: Phân tích – tổng hợp lý thuyết, khảo sát, điều tra, thực nghiệm.
Sử dụng tốn xác suất thống kê để phân tích kết quả và rút ra kết luận
khách quan.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
-Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên “Vận dụng linh hoạt các kĩ
thuật dạy học tích cực” phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
Lựa chọn được tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực áp dụng thực tế đem lại
hiệu quả, chất lượng dạy học tối ưu nhất, phù hợp nhất.
Như kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật chia nhóm phù hợp thực tiễn và hiệu quả
nhóm đơi (hai học sinh), nhóm 4 học sinh và nhóm 6 đến 8 học sinh là hiệu quả
nhất vì ít gây thay đổi chỗ ngồi của học sinh, không tốn thời gian, các em được
tham gia đầy đủ tích cực.
Kĩ thuật “trình bày một phút” áp dụng cho khi cũng cố bài…..
Kĩ thuật KWL khi sử dụng giúp học sinh có định hướng, tìm hiểu nội dung
bài học theo các chủ đề tốt hơn….

Giả sử chỉ cần làm chủ 6 kĩ thuật dạy học tích cực nào đó hợp sở trường
của giáo viên, một tiết dạy lựa chọn sử dụng 2 – 4 kĩ thuật cho tổ chức hoạt
động dạy học trong 6 kĩ thuật, như vậy ta có 15 – 20 cách thiết kế tôt chức bài
dạy.
Kết hợp áp dụng các biện pháp để tạo động lực học tập cho học sinh như:
- Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên nội dung bài học mang lại
“Lợi ích” thực tiễn cho học sinh.
- Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên sự “Lo lắng, sợ hãi” của
học sinh.
- Tạo động lực học tập cho học sinh theo cách “Thách thức” sự thi đua về
đích giữa các nhóm, các em học sinh trong lớp.
- Sử dụng biện pháp nghiệp vụ sư phạm “Thấu hiểu chia sẻ và lan tỏa yêu
thương”.
- Sử dụng biện pháp nghiệp vụ sư phạm “Thấu hiểu chia sẻ và lan tỏa yêu
thương”.
- Thiết kế bộ thẻ nhựa số báo danh học tập cho các học sinh. Lấy số thứ tự
trong sổ điểm của các em làm số báo danh học tập tạo sự hồi hộp, vui vẻ trong
quá trình kiểm tra bài cũ, yêu cầu phát biểu ý kiến của học sinh một cách ngẫu
nhiên. Bộ thẻ gồm 6 thẻ đánh các số 1, 2, 4, 8, 16, 32, khi sử dụng lấy ngẫu
nhiên, 1, hoặc 2, 3… thẻ cộng các số ở các thẻ ứng với số thứ tự trong danh sách
sổ điểm. ví dụ rút thẻ số 1 là học sinh số 1, rút 3 thẻ 1, 8, 16 là học sinh số 25….
Hình thành ở học sinh được phương pháp tự học, tự tìm hiểu kiến thức mơn
học thật lơgic khoa học tạo động lực học tập yêu thích học sinh học ở học sinh.

2

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo động lực học tập cho học
sinh nhằm tạo động lực học sinh yêu thích mơn học hơn, có thái độ, hứng thú
trong học tập từ đó góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy môn Sinh
học tại nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
- Xuất phát qua hoạt động giảng dạy thực tiễn: Với tâm lí và quan điểm học
theo khối như đã nêu, nên khi học tập bộ môn mà không thuộc khối thi thì tâm
thế học tập của các em thơng qua quan sát và hoạt động tơi thấy giảm nhiệt tình
khi học tập, sự chuẩn bị bài cịn mang tính đối phó, chiếu lệ, khi nhận nhiệm vụ
học tập nhiều em còn chưa tích cực, chủ động, kết quả kiểm tra, đánh giá còn
chưa cao như mục tiêu đề ra.
- Xuất phát từ vấn đáp điều tra nhận thức về vai trò nhiệm vụ học tập mơn
Sinh học, nhiều học sinh cịn chưa biết về lợi ích, vai trị của mơn học, chưa có
động lực để học tập mơn học.
- Kết luận là thực trạng rất nhiều em còn chưa quan tâm học tập, chưa có
cách học tập tốt để nâng cao kết quả học tập về kiến thực, kĩ năng, thái độ học
tập mơn sinh học, cần có giải pháp khắc phục.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên nội dung bài học mang
lại “Lợi ích” thực tiễn cho học sinh
Tất cả các kiến thức trong chương trình đều mang lại lợi ích to lớn cho học
sinh nhưng có nhiều em chưa nhận ra điều đó hoặc nhiều em xem nhẹ vấn đề lợi
ích học mơn học.
Các lợi ích như:
+ Lợi ích về tri thức khoa học, hình thành tư duy khoa học.
+ Lợi ích về liên hệ thực tiễn vận dụng: bảo vệ sức khỏe bản thân, chăm
sóc cây trồng, bảo vệ mơi trường sống quanh gia đình và địa phương.
+ Lợi ích về kết quả học tập tốt, là học sinh giỏi sẽ góp phần làm tăng giá
trị bản thân và niềm vinh dự, tự hào cho gia đình, cho bố, mẹ…v v

Do đó giáo viên cần kích hoạt lợi ích đó để tạo động lực và nhu cầu học tập
cho học sinh.
Nếu các em hiểu và vận dụng được kiến thức này em sẽ làm được, giải
thích được các hiện tượng, các quá trình sinh học tại sao lại này, thế kia.
Có biện bảo vệ sức khỏe cho mình về chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể
thao một cách khoa học, trở thành người khỏe mạnh.…..v v
2.3.2. Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên sự “Lo lắng, sợ hãi”
của học sinh.
Về cơ bản sự “Lo lắng, sợ hải” của học sinh là:
+ Bài kiểm tra bị điểm thấp, điểm tổng kết thấp.
3

skkn


+ Nếu khơng cố gắng có thể bị lưu ban.
+ Bị bố, mẹ trách phạt.
+ Thầy, cô không vui.
Giáo viên dựa vào đó để tạo động lực, nhu cầu học tập cho học sinh.
Ví dụ nếu nội dung kiến thức này mà các em không thông hiểu và vận dụng
được thì em sẽ mất 30% số điểm trong các bài kiểm tra đánh giá giữa kì hoặc
cuối kì, ảnh hưởng kết quả học tập chung, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
2.3.3. Tạo động lực học tập cho học sinh theo cách “Thách thức” sự thi
đua về đích giữa các nhóm, các em học sinh trong lớp.
Các thách thức có thể vận dụng trong giảng dạy như:
+ Trong nội dung nào đó, em nào, nhóm nào hồn thành nhanh sẽ là nhóm
chiến thắng vơ địch và được thưởng phần q.
+ Trong nội dung nào đó, em nào, nhóm nào tìm kiếm và siêu tầm được
nhiều tư liệu thông tin về hình ảnh, mẫu vật, bài viết liên quan sẽ đạt giải nhất
thi đua học tập và được điểm 10.

+ Trong nội dung nào đó, em nào, nhóm nào có thể dựng được video, viết
được quy trình thực hiện, sơ đồ tư duy…v v sẽ được cộng điểm.
+ Giáo viên tạo “thách thức” các em dịch tên bài học sang tiếng Anh.
+ Nếu các em làm tốt nhiệm vụ này, nội dung này các em sẽ được cộng
điểm thi đua cho cả nhóm hoặc các em được quyền chỉ định những bạn chưa
hoàn thành hát một bài…vv
2.3.4. Sử dụng biện pháp nghiệp vụ sư phạm “Thấu hiểu chia sẻ và lan
tỏa yêu thương”.
Trong quá trình giảng dạy của mình tới các em học sinh, vì mỗi em có
những thuận lợi và khó khăn riêng trong cuộc sống, khi biết điều đó,
giáo viên có thể kịp thời chia sẻ và động viên các em:
+ Giúp các em biết tận dụng thuận lợi của các em vào quá trình học tập.
+ Giúp, động viên các em vượt qua khó khăn vươn lên học tập.
+ Tạo động lực và niềm tin phấn đấu cho các em.
Từ đó sự tương tác của thầy và trị trong quá trình dạy học, tốt hơn.
2.3.5. Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên “Vận dụng linh hoạt
các kĩ thuật dạy học tích cực” phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
Tơi thường sử dụng các kĩ thuật sau:
KT1. Kĩ thuật chia nhóm.
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, trong thực tiễn tơi chia thành 6 nhóm từ 6 –
8 em theo cách bố trí bàn học trên lớp hiện nay.
KT2. Kĩ thuật KWL / KWLH.
+ Giáo viên và học sinh chuẩn bị biểu đồ KWL
K
W
L
Hãy trình bày những gì
Hãy trình bày những gì
Những gì em ĐÃ HỌC
các em MUỐN BIẾT sau

các em ĐÃ BIẾTvề…
được trong bài này
khi học nội dung…này



4

skkn


+

Giáo viên và học sinh chuẩn bị biểu đồ KWLH

K
Hãy trình bày
những gì các em
ĐÃ BIẾTvề…


W
L
Hãy trình bày
Những gì em ĐÃ
những gì các em
HỌC được trong
MUỐN BIẾT sau
bài này
khi học nội dung…

này



H
Làm thế nào để
em có thơng tin
mở rộng cho
bài hơm nay
..

Trong đó:
K (What we Know) những điều đã biết.
W (What we Want to learn) những điều muốn biết, sẽ biết.
L (What we Learned) những điều đã học được sau khi học xong.
H ( How can we learn more) các cách thức tìm hiểu nội dung hiến thức.
KT3. Kĩ thuật khăn trải bàn:
Để phù hợp điều kiện thực tế tôi sử dụng dạng biến thể của kĩ thuật.
Như nhóm 8 em, thay vì sử dụng khổ giấy A0 tơi dùng 1 tờ giấy khổ A1
hoặc A2 kết hợp với 8 tờ giấy A4 cho mỗi nhóm, hiệu quả hoạt động vẫn đảm
bảo.
KT4. Kĩ thuật 5W1H.
Giáo viên đặt ra các câu hỏi tùy theo nội dung giảng dạy:
5W1H
WHAT (Cái gì?)
WHERE (Ở đâu?)
WHEN (Khi nào)
WHY (Tại sao?)

Ví dụ. bài 1. Các cấp tổ chức sống

Bài học này gồm những nội dung gì?....v v
Thế giới sống ở đâu?...v v
Khi nào được gọi là sinh vật?.....v v
Tại sao tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sinh
vật?......v v
WHO (Ai?)
Em nào phân biệt được sinh vật khác vật vô sinh cho cả
lớp biêt?.....v v
HOW (Như thế nào?) Các cấp tổ chức sống có đặc điểm chung thế nào?.....v v
KT5. Kĩ thuật XYZ. Khi sử dụng mỗi nhóm thường có 6 - 8 em và tùy nội
dung kiến thức ở mỗi bài nên tơi có thể biến thành 365, 485, 286, 586...vv
Ví dụ nhóm 8 em mỗi em 2 ý kiến trong 6 phút trên cùng tờ giấy A2 (286)
KT6. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”:
Trong thời gian 1 phút em hãy trình bày về vấn đề nào đó của mơn học.
Một vấn đề là 6 kĩ thuật dạy học trên không phải là dùng tất cả trong một
tiết giảng dạy, một tiết dạy lựa chọn sử dụng 2 – 4 kĩ thuật cho tổ chức hoạt
động dạy học trong 6 kĩ thuật nêu trên, như vậy ta có 15 – 20 cách thiết kế bài
5

skkn


giảng cho một nội dung hoặc nhiều nội dung kiến thức khác nhau từ 6 kĩ thuật
trên, tạo nên giờ học thành công.
Quan trọng là các kĩ thuật trên sử dụng linh hoạt phù hợp nội bài dạy, phù
hợp đối tượng để tổ chức dạy học đạt giờ học hiệu quả, nâng cao chất lượng
giảng dạy, hình thành và phát triển năng lực ở các em (kiến thức, kĩ năng, thái
độ) vì mỗi kĩ thuật dạy học đều có những ưu điểm độc đáo, tuyệt vời riêng.
Đặc biệt là giúp các em hiểu được giá trị, lợi ích và vận dụng kiến thức của
môn Sinh học vào thực tiễn.

2.3.6. Phương tiện dạy học: Laptop, PHT, tranh, mẫu vật, bộ thẻ số báo
danh học tập
Thiết kế bộ thẻ nhựa số báo danh học tập cho các học sinh đơn giản lấy số
thứ tự trong sổ của các em làm số báo danh học tập xuyên suốt quá trình, điều
thú vị khi dùng bộ thẻ này là khi muốn yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ học tập
nào đó như kiểm tra bài cũ, trình bày báo cáo hoạt động học tập giáo viên hoặc
học sinh rút ngẫu nhiên một hoặc nhiều thẻ tùy, điều mang lại là thúc đẩy tâm lí
phải chuẩn bị thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao và tạo ra hứng thú, hồi hộp ở
các em, vì có thể là mình có thể là bạn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ…vv
2.3.7. Tiến hành thiết kế nội dung bài dạy và thực hiện giải pháp ở các
lớp
Với các giải pháp như trên trong q trình cơng tác của mình tơi duy trì
thực hiện và xem là kim chỉ nam cho hành động để góp phần thành cơng cho
mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy chuyên môn.
Trên cơ sở kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục môn Sinh
học, chỉ tiêu chất lượng dạy học được giao cần đạt trong năm học.
Tôi đưa ra quy trình các bước khi thiết kế bài giảng thực hiện mục tiêu
nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy kết hợp giải pháp“Tạo động lực
học tập cho học sinh” như sau:
Bước 1. Lựa chọn biện pháp: Như đã trình bày trong 5 biện pháp nêu trên
Bước 2. Thiết kế giáo án giảng dạy theo phương pháp đổi mới, soạn đúng
theo mẫu quy định và kết hợp giải pháp lựa chọn ở bước 1 để thực hiện ý tưởng
giải pháp “ tạo động lực học tập cho học sinh”
- Phần phương pháp dạy học: Dạy học giải quyết vấn đề kết hợp giảng giải.
- Phần kĩ thuật: lựa chọn ở bước 1, các kĩ thuật phù hợp.
- Phần phương tiện:
+ Laptop để trình chiếu.
+ Phiếu học tập.
+ Bộ thẻ số báo danh học tập
Bước 3. Thực hiện giảng dạy trên lớp (Tổ chức thực hiện).

Hoạt động giữa thầy và trị thực hiện việc tổ chức học tập hình thành nên
năng lực học sinh:
- Hình thành kiến thức bài học.
- Kĩ năng cơ bản cần thiết.
6

skkn


- Thái độ cho học sinh: Nhiệt tình, chủ động, u thích, có “động lực học
tập” tiến bộ trong học tập.
Bước 4. Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm
Tự giáo viên đánh giá việc thực hiện các hoạt động đã đạt được mục tiêu
hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, cần bổ sung vấn đề gì?
Phát phiếu điều tra thu thập thông tin phản hồi từ học sinh về sự trải
nghiệm khi hoạt động học tập được giáo viên hướng dẫn.
2.3.8. Một số ví dụ thiết kế nơi dung bài dạy và thực hiện giải pháp
“Tạo động lực học tập cho học sinh” ở một số lớp
Với mong muốn nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy bản thân tôi
luôn cố gắng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật hiệu quả.
Tơi tiến hành thực hiện ở trong nhiều giờ dạy của mình ở khối lớp 10.
Ví dụ 1. Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên nội dung bài học
mang lại “Lợi ích” thực tiễn cho học sinh và dựa trên “Vận dụng linh hoạt các
kĩ thuật dạy học tích cực” phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn hiệu quả.
Tiết 1. Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Thiết kế bài giảng theo 4 bước như trên, thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định đây là bài mở đầu của các em, giáo viên cần lưu ý để tạo
được “Tạo động lực học tập cho học sinh” trong giáo án chọn kĩ thuật:
KT1. Kĩ thuật chia nhóm. Chia lớp thành các nhóm nhỏ trong thực tiễn tơi
chia thành 6 nhóm từ 6 – 8 em theo cách bố trí bàn học trên lớp hiện nay, mỗi

bên lớp có 3 nhóm, để các em hợp tác hoạt động học tập, kĩ thuật này giúp hình
thành các kĩ năng như hợp tác, kĩ năng tìm kiếm thơng tin, kĩ năng trình bày
trước tập thể.
KT6. Kĩ thuật “Trình bày một phút”:
Trong thời gian 1 phút em hãy trình bày về vấn đề ý nghĩa, lợi ích, khi học
tập mơn Sinh học, hãy nêu ứng dụng khoa học sinh học trong thực tiễn?
Kĩ thuật này có thể dùng khởi động, hoặc tạo “thách thức” hoặc cũng cố
bài.
KT2. Kĩ thuật KWL / KWLH.
+ Giáo viên và học sinh chuẩn bị biểu đồ KWLH

K
Hãy trình bày
những gì các em
ĐÃ BIẾT về thế
giới sống?


W
Hãy trình bày
những gì các em
MUỐN BIẾT về
thế giới sống?


L
Những gì em ĐÃ
HỌC được trong
bài Giới thiệu về
thế giới sống?



H
Làm thế nào để
em có thơng tin
mở rộng cho
bài hơm nay?
..

Bước 2. Thiết kiế giáo án giảng dạy theo phương pháp đổi mới, dạy học
hướng tới phát triển năng lực cho học sinh.
7

skkn


Soạn thiết kế giáo án theo mẫu quy định và kết hợp giải pháp lựa chọn ở
bước 1 đồng thời thực hiện ý tưởng giải pháp “tạo động lực học tập cho học
sinh”.
- Phương pháp dạy học tích cực
- Kĩ thuật tích cực: Lựa chọn bước 1.
- Phương tiện:
+ Laptop để trình chiếu.
+ PTH.
+ Bộ thẻ số báo danh học tập.
Bước 3. Thực hiện giảng dạy trên lớp (Tổ chức thực hiện).
Hoạt động giữa thầy và trò thực hiện việc tổ chức học tập.
A. Hoạt động khởi động
Giáo viên
- Giới thiệu làm quen, nêu một số nguyên tắc, cách thức làm việc giảng

dạy bộ mơn của mình, quy định số báo danh học tập bộ mơn của các em cũng
chính là số thứ tự trong danh sác lớp trong sổ điểm của giáo viên, các số đươc
ghi vào bộ thẻ nhựa giáo viên thiết kế từ số 1 đến số cuối cùng của danh sách.
Bộ thẻ này có thể dùng để gọi kiểm tra bài cũ, trình bày báo cáo kết quả
học tập sau khi hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân của các em.
- Sử dụng KT6. Kĩ thuật “ Trình bày một phút” : Trong thời gian 1 phút em
hãy trình bày về lợi ích khi em học tập tốt môn Sinh học, liên hệ thực tế tầm
quan trọng của khoa học sinh học trong đời sống?
- Học sinh trình bày theo hiểu biết của các em.
- Giáo viên chốt lại và tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên nội dung
bài học mang lại “Lợi ích” thực tiễn cho học sinh như:
+ Các em sẽ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập thể hiện ở kết quả điểm
+ Kĩ năng giao tiếp, so sánh, phân tích và xử lí thơng tin, sử dụng cơng
nghệ thơng tin phục vụ học tập.
+ Năng lực tự học, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Năng lực nhận thức sinh học vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Tư duy khoa học biện chứng.
+ u thích và có trách nhiệm học môn sinh và chỉ ra được vai trò kiến
thức sinh học ở các nghành nghề thực tiễn đang góp phần xây dựng cuộc sống,
quê hương, đất nước.
+ Trở thành những người có năng lực, phẩm chất tốt cho xã hội
Sử dụng KT2. Kĩ thuật KWL /KWLH.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với biểu đồ KWLH
K
W
L
H
Hãy trình bày
Hãy trình bày
Những gì em ĐÃ Làm thế nào để

những gì các em
những gì các em
HỌC được trong em có thơng tin
ĐÃ BIẾT về thế
MUỐN BIẾT về
bài bài Giới thiệu
mở rộng cho
giới sống?
thế giới sống?
về thế giới sống?
bài hôm nay?



..

8

skkn


Học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành các mục K, W cịn mục L, H các em
hồn thành khi kết thúc hoạt động hình thành kiến thức.
Giáo viên chốt lại và tiến hành sang hoạt động mới.
A. Hoạt động hình thành kiến thức
- Trong hoạt động này giáo viên sử dụng KT1. Kĩ thuật chia nhóm.
Chia lớp thành các nhóm nhỏ trong thực tiễn tơi chia thành 6 nhóm từ 6 – 8
em theo cách bố trí bàn học trên lớp hiện nay, hoặc nhóm đơi, nhóm 4 học sinh.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm với các phiếu
học tập (PHT).

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ đươc chuyển giao theo đúng thời gian và
gắn lên bảng bằng nam châm.
- Học sinh cử đại diện báo cáo: Với 1 nội dung chung chỉ cần 1 em báo cáo
cịn các nhóm cịn lại điều có một bạn dùng bút khác mầu nghe và đánh dấu vào
những nội dung trùng với nhóm bạn báo cáo.
- Giáo viên tổng kết chiếu đáp án nhận xét và xếp loại nhất, nhì các nhóm
tạo hưng phấn cho học sinh, tạo động lực cho các hoạt động tiếp theo.
Trong hoạt động vận dụng, hoạt động củng cố bài giáo viên ln có sự
khích lệ tinh thần hoạt động hồn thành nhiệm vụ của các em.
- Giao nhiệm vụ về nhà: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới
theo biểu đồ KWLH, mục đích rèn luyện kĩ năng tự học tự, tìm kiếm thơng tin
từ sách giáo khoa, sử dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực các em.
- Giáo viên kiểm tra chấm điểm vào giờ học hôm sau.
Bước 4. Đánh giá giờ dạy rút kinh nghiệm:
Giáo viên tự đánh giá theo mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ) đạt hiệu
quả thế nào?
Đã tạo được động lực học tập cho các em?
Quan sát học sinh trong giờ học như thế nào?
Những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung?
Ví dụ 2.Trong giảng dạy chủ đề :
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Chủ đề có thời gian 3 tiết gồm các bài 8; 9;10 sách giáo khoa Sinh học 10
cơ bản
Bước 1. Những kiến thức khoa học chuyên sâu cấp độ tế bào được thể hiện
trong “Bảng mô tả mức độ nhận thức sinh học cần đạt” thì ta sử dụng 4 cách
để đạt mục tiêu kép
Bảng mô tả mức độ nhận thức sinh học cần đạt
Tế bào nhân thực
- Nêu lên được các thành phần cấu tạo tế bào.
Nhận biết

- Nêu được khái niệm khuếch tán.
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào.
- Phân biệt được cấu trúc và cấu tạo là khác nhau.
Thông hiểu
- Nêu rõ được chất khuếch tán và không khuếch tán được qua
màng sinh chất.
Vận dụng - So sánh được những điểm khác với tế bào nhân sơ, sự khác nhau
9

skkn


Vận dụng
cao

giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Giải thích thí nghiệm nhân bản vơ tính ếch.
- Giải thích hiện tượng nịng nọc đứt đi.
- Phân tích được: Mối quan hệ giữa Nhân, Ribôxôm, Lưới nội chất,
Bộ máy gơngi
- Liên hệ giải thích hiện tượng miễn dịch của cơ thể khi tế bào lạ
xâm nhập vào cơ thể.
- Tại sao trong y học ghép tạng cần phải có sự tương thích giữa
người cho và người nhận.

- Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên sự “Lo lắng, sợ hãi” của học
sinh.
Như giáo viên thông báo nội dung của các kiến thức này chiếm 50% (5.0
điểm) trong bài kiểm tra cuối kì vì vậy các em cần phải tích cực học tập.
- Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên nội dung bài học mang lại

“Lợi ích” thực tiễn cho học sinh
- Tạo động lực học tập cho học sinh dựa trên “Vận dụng linh hoạt các kĩ
thuật dạy học tích cực” phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn.
- Tạo động lực học tập cho học sinh theo cách “Thách thức” sự thi đua về
đích giữa các nhóm, các em học sinh trong lớp.
Bước 2. Thiết kế giáo án giảng dạy theo phương pháp đổi mới, đúng quy
định
Soạn thiết kế giáo án theo mẫu quy định và kết hợp giải pháp lựa chọn ở
bước 1 để thực hiện ý tưởng khoa học để tạo động lực học cho học tập sinh.
- Phương pháp dạy học tích cực
- Kĩ thuật tích cực: Lựa chọn bước 1
- Phương tiện:
+ Laptop để trình chiếu: Hình ảnh, Đáp án PHT, biểu đồ KWLH….vv
+ PTH; Bộ thẻ số báo danh học tập
- Thiết kế câu hỏi 5W1H (sử dụng trong quá trình giảng dạy)
5W1H
WHAT
(Cái gì?)
WHERE
(Ở đâu?)
WHEN
(Khi nào)
WHY
(Tại sao?)

Các loại câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh hoạt động
(ví dụ mẫu)
Chúng ta học nội dung gì chủ đề gì hơm nay?
Quan sát hình ản kết hợp sgk hãy nêu tên các thành phần cấu
tạo tế bào?

Các bào quan riêng của tế bào động vật, thực vật?
Các bào quan nằm ở đâu?
NST nằm ở đâu trong tế bào?
Khi nào lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn hoạt động?
Khi nào có hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu qua mang sinh
chất?
Một lồi có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 mơ sinh dưỡng lồi
đó có 900 tế bào thì có bao nhiêu NST?
Tại sao gọi màng sinh chất có cấu trúc theo mơ hình khảm
10

skkn


WHO
(Ai?)
HOW
(Như thế
nào?)

động?
Tại sao nói màng sinh chất có tính bán thấm?
Làm thế nào mà nịng nọc của ếch có thể đứt đuôi để thành ếch
được?
Ai đưa ra học thuyết tế bào?
Thí nghiệm nhân bản vơ tính giữa 2 lồi ếch A, B(SGK sinh 10
cơ bản tr 37) tiến hành như thế nào, các ếch con mang đặc
điểm lồi nào?
Thí nghiệm cho biết chức năng của nhân tế bào là gì?
Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các chất như thế

nào?

PHIẾU HỌC TẬP số 1 (Thời gian 6 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào
Tên bào quan
Cấu trúc

Chức năng

Lưới nội chất
Bộ máy gơngi
PHIẾU HỌC TẬP số 2 (Thời gian 6 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào.
Tên bào quan
Cấu trúc

Chức năng

Ti thể
Lục lạp
PHIẾU HỌC TẬP số 3 (Thời gian 6 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào.

Tên bào quan

Cấu trúc

Chức năng

Màng sinh chất

Thiết kế biểu đồ KWLH cho chủ đề
K
W
L
Hãy trình bày
Hãy trình bày
Những gì em ĐÃ
những gì các em
những gì các em
HỌC được trong
ĐÃ BIẾTvề Tế bào MUỐN BIẾT sau
tiết này?
nhân thực?
khi học tiết 1 của
chủ đề Tế bào nhân
thực?



Bước 3. Thực hiện giảng dạy trên lớp (Tổ chức thực hiện).

H
Làm thế nào để
em có thơng tin
mở rộng cho
chủ đề Tế bào
nhân thực?
..
11


skkn


Hoạt động giữa thầy và trò thực hiện việc tổ chức học tập
Tiết 1 của chủ đề.
A. Hoạt động khởi động
- Giáo viên
Sử dụng KT2. Kĩ thuật KWL /KWLH.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với biểu đồ KWLH
K
W
L
H
Hãy trình bày Hãy trình bày Những gì em ĐÃ Làm thế nào để
những gì các em những gì các em HỌC được trong em có thơng tin
ĐÃ BIẾTvề tế MUỐN BIẾT
bài này?
mở rộng cho chủ
bào nhân thực?
(SẼ BIẾT) sau khi
đề: Tế bào nhân
học chủ đề này?
thực?

Học sinh thực hiện cá nhân hồn thành các mục K, W cịn mục L, H các em
hoàn thành khi kết thúc hoạt động hình thành kiến thức.
Giáo viên chốt lại và tiến hành sang hoạt động mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Trong hoạt động này giáo viên sử dụng:
KT1. Kĩ thuật chia nhóm, chia lớp thành các nhóm nhỏ.

Trong thực tiễn tơi chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8 em theo cách bố
trí bàn học trên lớp hiện nay.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm với các phiếu
hoc tập (PHT)
PHIẾU HỌC TẬP số 1 (Thời gian 6 phút)
Tìm hiểu cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào
Tên bào quan
Cấu trúc
Chức năng
Lưới nội chất
Bộ máy gôngi
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ đươc chuyển giao theo đúng thời gian và
gắn lên bảng bằng nam châm.
- Học sinh cử đại diện báo cáo: Với cùng 1 nội dung chỉ cần 1 em báo cáo
cịn các nhóm cịn lại có một bạn dùng bút khác màu nghe và đánh dấu vào
những nội dung trùng với nhóm bạn báo cáo.
- Giáo viên tổng kết chiếu đáp án nhận xét và xếp loại nhất, nhì... cho các
nhóm tạo hưng phấn cho học sinh, tạo động lực cho các hoạt động tiếp theo.
Trong hoạt động vận dụng, hoạt động củng cố bài giáo viên chiếu câu hỏi
chuẩn bị ở bảng 5W1H học sinh thảo luận và trả lời, trong đó có câu hỏi “thách
thức” để giáo viên tạo động lực học tập cho các em.
Giáo viên ln có sự khích lệ tinh thần hoạt động hồn thành nhiệm vụ của
các em.
12

skkn


- Giao nhiệm vụ về nhà: giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài mới theo biểu
đồ KWLH, rèn luyện kĩ năng tự học tự tìm kiếm thơng tin từ sách giáo khoa

(SGK), sử dụng công nghệ thông tin.
Giáo viên kiểm tra chấm điểm chuyên cần.
Bước 4. Đánh giá giờ dạy rút kinh nghiệm:
Giáo viên tự đánh giá theo mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ) đạt hiệu
quả thế nào?
Đã tạo được động lực học tập cho các em?
Quan sát học sinh trong giờ học như thế nào?
Những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung?
Trên đây tơi đã trình bày 2 ví dụ về cách thức để thực hiện giải pháp “Tạo động
lực học tâp cho học sinh”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục
Để kiểm nghiệm hiệu quả của giải pháp, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư
phạm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp, khẳng định tính khả thi của
việc dạy học Sinh học 10
- Công việc tiến hành trong năm học 2021 - 2022 tại trường THPT Yên
Định 1. Tại lớp 10 A16, 10 A17 là lớp thực nghiệm, tại lớp 10 A14, 10 A15 là
lớp đối chứng giảng dạy bình thường.
- Trong quá trình giảng dạy, tơi theo dõi các chỉ tiêu theo các chuẩn được
xác định.
- Kết quả thực nghiệm, tiến hành phân tích, xử lý kết quả theo phương pháp
thống kê tốn học.
a) Kết quả đánh giá kiến thức
Sau q trình thực nghiệm, để đánh giá một các khách quan, công bằng và
tồn diện về kiến thức bộ mơn và kiến thức, tôi tiến hành kiểm tra 15 phút bằng
trắc nghiệm khách quan(với 4 mã đề) ở 2 lớp đối chứng, và 2 lớp thực ngiệm
mức độ kiến thức tương đương. Lấy mỗi lớp 40 bài và chấm bài và xếp loại theo
thang điểm 10 hiện nay đang sử dụng trong đánh giá học lực của học sinh, kết
quả như sau :

Bảng kết quả điểm bài kiểm tra
Kết quả điểm bài kiểm tra
Số
Lớp
học
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
sinh SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A14 (ĐC) 40
5
12.50
17
42.50
18
45.00
0
0
10A15 (ĐC) 40
4
10.00
17

42.50
17
42.50
2
5.00
10A16 (TN) 40
11
27.50
19
47.50
10
25.00
0
0
10A17 (TN) 40
13
32.50
16
40.00
11
27.50
0
0
Tổng ĐC
80
9
11.25
34
42.50
35

43.75
2
2.50
Tổng TN
80
24
30.00
35
43.75
21
26.25
0
0
Biểu đồ phân tích kết quả
13

skkn


Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Qua bảng số liệu và biểu đồ, chúng ta có thể nhận thấy khi áp dụng biện
pháp đã làm tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên khá nhiều so với các lớp đối chứng
(73.75% so với 53.75%); tỷ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu ở lớp thí
nghiệm giảm so với lớp đối chứng (26.25% so với 46.25%).
Như vậy, có thể nói biện pháp “ Sử dụng một số kỹ thuật dạy học nhằm
tạo động lực học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
môn sinh học lớp 10 trường THPT Yên Định 1” đã có hiệu quả tích cực trong
việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Sinh học tại nhà trường và có thể áp dụng
rộng ở các trường THPT trong tỉnh.
b) Kết quả đánh giávề kĩ năng

- Để đánh giá các kĩ năng như: Giao tiếp, hợp tác trong làm việc nhóm, kĩ
năng trình bày báo cáo, kĩ năng phân tích, so sánh.
Được đánh giá ngay trong giờ giảng dạy, tôi dùng phương pháp quan sát
thơng qua mức độ tham gia hoạt động nhóm của từng em, kết quả sản phẩm của
cả nhóm, nhận thấy sự tích cực tham gia hoạt động nhóm của học sinh tăng rõ
rệt từ chỉ có 60% các thành viên trong nhóm tích cực hoạt động đến hơn 90%
các em đã tích cực hoạt động, khi trình bày báo cáo kết quả thì biểu hiện của các
em từ rụt rè đã trở lên mạnh dạn hơn.
- Để đánh giá các kĩ năng như: So sánh, phân tích, trình bày, tự học.
Tôi dùng phương pháp kiểm tra hồ sơ học tập (Hồ sơ tiến bộ) thơng qua
các sản phẩm của nhóm khi được giao nhiệm vụ học tập, thông qua vở ghi, vở
bài tập, kết quả tỉ lệ các em có chuẩn bị bài, hoàn thành nhiệm vụ cao hơn: mức
tốt 28%, mức khá 42%, mức trung bình 25%, cần cố gắng 5%.
c) Kết quả đánh giá thái độ.
Bằng phương pháp quan sát, q trình giao tiếp trực tiếp tơi thấy ý thức
thái độ các em chuyển biến rất tốt, nhiệt tình, nghiêm túc và rất tình cảm.
2.3.2. Hiệu quả đối với bản thân và đồng nghiệp

14

skkn


Khi thực hiện giải pháp trong quá trình giảng dạy bản thân tôi rút được một
số kinh nghiệm:
- Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học, lựa chọn được phương tiện
dạy học phù hợp tình hình thực tế.
- Chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được bồi dưỡng tốt hơn, ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học thành thạo hơn.
- Tinh thần đổi mới sáng tạo trong dạy học nâng cao rất nhiều.

- Nhận được nhiều sự yêu mến cổ vũ từ các đồng nghiệp hơn.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15

skkn


3. 1 Kết luận
Sau khi sử dụng giải pháp “ Sử dụng một số kỹ thuật dạy học nhằm tạo
động lực học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn
sinh học lớp 10 trường THPT n Định 1” trong q trình cơng tác giảng dạy
của mình tơi có một số kết luận sau:
3.1.1. Hoạt động giáo dục.
- Học sinh đón nhận giờ học với ý thức thái độ tốt hơn, nhiệt tình hơn, tinh
thần xung phong hoạt động nhận và hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn, giờ
học sôi nổi hơn.
- Năng lực học tập bộ môn tiến bộ rõ rệt, tuy duy khoa học tốt hơn, các kĩ
năng quan sát, phân tích, so sánh, báo cáo, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin
tiến bộ rõ rệt, kết quả đánh giá nhận thức Sinh học tốt hơn rất nhiều.
3.1.2. Giáo viên.
- Giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được bồi dưỡng, nâng cao
từ khâu soạn bài lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, phương tiện đến tổ chức hoạt
động học tập cho học sinh hiệu quả và phù hợp với thực tiễn hơn.
- Các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào q trình cơng tác giảng
dạy tốt hơn.
- Nhiệt huyết yêu nghề và tinh thần đổi mới, sáng tạo trong dạy học đáp
ứng yêu cầu thời đại được nâng cao hơn.
3.2. Kiến nghị
- Giải pháp thể hiện sự lựa chọn tối ưu, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả và có

tính khả thi cao, cần có các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện và áp dụng cho
nhiều khối lớp, để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học cho
học sinh trường THPT Yên Định 1, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Do điều
kiện về mặt thời gian nghiên cứu chưa có nhiều, kinh nghiệm bản thân còn hạn
chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các q thầy, cơ giáo viên
đồng môn giàu kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Quốc Vương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16

skkn


1. Sách giáo khoa Sinh 10 cơ bản. Nhà xuất bản giáo dục. 2010.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004 2007). Mơn Sinh học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 2006.
3. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh. Môn Công nghệ. (Lưu hành nội
bộ). Bộ Gáo dục và Đào tạo. Hà Nội 2014.
4. Mạng Internet. (Tra cứu theo mục: kĩ thuật dạy học tích cực..)
----------------------------------------------------


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
17

skkn


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGÀNH
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


18

skkn



×