Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn vận dụng phương pháp tích hợp vào chủ đề trung quốc địa lý 11 thpt tại trường thpt hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 23 trang )

1. LỜI GIỚI THIỆU.
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và trong mơn Địa lý nói riêng là
một u cầu tất yếu. Q trình này địi hỏi phải tìm ra những phương pháp mới,
hình thức dạy học mới để đạt được những mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục
Địa lý ở trường THPT hiện nay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học buộc người giáo viên phải suy nghĩ, tìm
tịi vận dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến để thực hiện mục tiêu đào tạo con
người mới. Người giáo viên khơng chỉ đóng vai trò là người đưa kiến thức cho
học sinh mà còn là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh,
dạy học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Học sinh với vai trò là người chủ động thảo luận, tìm tịi, tích cực lĩnh hội
kiến thức và giải quyết những vấn đề đặt ra. Việc học chỉ thực sự hứng thú khi
người học có động cơ, có định hướng học tập. Một trong những yếu tố quan
trọng để duy trì sự hứng thú đó là làm cho kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, làm cho quá trình học tập phải là quá trình tự khám phá của người học.
Trong các phương pháp đã áp dụng, tơi thấy phương pháp dạy học Tích hợp
là phương pháp có thể tổng hợp được nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực và thuận lợi cho việc thiết kế thêm các hoạt động phát triển năng lực
cho người học nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của học sinh.
Là một giáo viên Địa lý, bản thân tôi đã nghiêm túc tìm tịi, thử nghiệm
phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua đề
tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào chủ đề Trung Quốc – Địa lý
11 – THPT” nhằm nâng cao kết quả học tập phần bộ mơn Địa lý.
1.2. Mục đích
Làm đa dạng về phương pháp dạy học và cách thức tiến hành.
Nhằm đem lại hiệu quả dạy học bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo
hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Đồng thời,
làm môn Địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em u thích
mơn Địa lý hơn.
Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp giúp giáo


viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tính chủ
động, tích cực trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học tích cực cho học sinh
học sinh trung học phổ thông qua đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp vào chủ đề Trung Quốc – Địa lý 11 – THPT” đối với học sinh khối 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu nắm vững tinh thần Nghị quyết Trung ương 29 - đổi mới giáo
dục căn bản toàn diện.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển phẩm chất và năng
lực trong môn Địa lý mà đặc biệt là theo hướng hoạt động tích hợp lồng ghép,
sáng tạo.
1

skkn


- Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận về phương pháp dạy học theo hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về
Giáo dục học, các tài liệu chuyên khảo, tài liệu địa lý.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng một
hoạt động, lồng ghép trong chương trình, để rút ra những kết luận khái quát và
đề xuất một số biện pháp sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất toán
học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng và thực
nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
1.5.1. Tính mới
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh thơng

qua phương pháp dạy học tích hợp cũng là một cách để phát huy tính cực chủ
động của đối tượng học. Trong những năm qua, cũng chưa thấy có một ý kiến
nào đề cập đến phương pháp dạy học tích hợp đối với chủ đề “Trung Quốc”.
Phần lớn giáo viên chỉ soạn bài và lên lớp theo sách hướng dẫn, học sinh thì tiếp
thu một cách miễn cưỡng… Chính vì thế, việc đưa ra định hướng vận dụng
phương pháp tích hợp vào dạy học để học sinh hứng thú với học tập mơn địa lí
là vơ cùng cần thiết.
1.5.2. Tính sáng tạo
Trong một tiết học địa lí, khơng phải lúc nào học sinh cũng có thể tập trung
chú tâm vào bài học, đặc biệt với những tiết học chủ đề như bài “Trung Quốc”.
Song tôi đã thu hút, hướng học sinh vào bài học bằng cách sử dụng những kĩ
thuật dạy học tích cực vào bài học như: thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy, dạy
học dự án, thảo luận nhóm, kĩ thuật phịng tranh, làm video... nhằm giúp các em
phát triển năng lực tự học, khả năng hợp tác, nắm vững kĩ năng môn học. Tuy
nhiên việc liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vấn đề thực tiễn,
đặc biệt là những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống
và học tập, những kỹ năng học sinh cần có trong thế kỷ XXI... cần phải có thời
gian nghiên cứu tìm hiểu thì việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là
một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên, đồng thời từ
cách vận dụng phương pháp dạy học tích hợp giáo viên có thể đồng hành cùng
các em học sinh trong việc khám phá tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức địa lí một cách
thiết thực và hiệu quả nhất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
2.1.1. Cơ sở lý luận.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều mơn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt
động dạy học cịn "liên mơn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích
hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu
quả của dạy liên mơn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức

2

skkn


độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên
quan vào q trình dạy học một mơn học. Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí
các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận
dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các mơn học khác nhau.
Chủ đề tích hợp liên mơn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng,
quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Các chủ đề tích hợp liên mơn có tính thực
tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động
cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên mơn, học sinh
được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống
thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm
chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngồi ra, dạy học các chủ đề
tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa
không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến
thức tổng hợp vào thực tiễn.
2.1.2. Thực trạng dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường phổ thông.
Trung quốc là một quốc gia có dân số lớn nhất, có nhiều thành cơng nhất
trong đổi mới, có mối quan hệ lịch sử phức tạp với Việt Nam nhưng cũng có
nhiều ảnh hưởng đến nước ta được đề cập đến trong chương trình phổ thơng:
- Môn lịch sử lớp 10: Nội dung được đề cập đến trong bài 5: Trung Quốc Thời
Phong kiến. Khối 11 Nội dung Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa có ở nội dung
Trung Quốc thời kỳ cận đại.

- Mơn Địa Lí lớp 11: Cộng hòa nhân dân Trung hoa gồm 3 tiết gồm các nội
dung tự nhiên, kinh tế.
- Môn Văn: Ở các tác phẩm của các tác giả: thơ Lý Bạch , Thơ Đỗ Phủ , Hồi
trống Cổ Thành . Như vậy nội dung bài này có nhiều đơn vị kiến thức trùng lặp.
Việc tích hợp cấu trúc lại nội dung của một số môn thành một chủ đề học sinh
sẽ có cái nhìn tổng thể xun suốt về Trung Quốc, sẽ loại bớt những nội dung
trùng lặp, tạo điều kiện đổi mới phương pháp, học sinh có điều kiện trải nghiệm
sáng tạo với chủ đề này.
2.2. Công tác chuẩn bị dạy thực nghiệm dự án
Tên dự án: “Dạy học tích hợp chủ đề Trung Quốc”- Địa lý 11 - THPT"
- Chuẩn bị phiếu điều tra, phiếu khảo sát tình hình học tập của học sinh và
thực hiện giảng dạy của giáo viên.
- Phân cơng nhóm giáo viên tham gia thực hiện hỗ trợ dự án dạy học tích hợp
theo nội dung thảo luận ở nhóm chun mơn.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh
3

skkn


2.2.1 Phân công nhiệm vụ:
- GV đưa ra chủ đề chung học sinh cần tìm hiểu: “Đất nước, con người
Trung Quốc”. Để tìm hiểu chủ đề này học sinh cần vận dụng kiến thức 3 môn
Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí.
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của Trung Quốc.
2. Tìm hiểu lịch sử Trung Quốc.
3. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Trung Quốc qua các tác phẩm văn học trong
sách giáo khoa THPT: Thơ Đường, Hồi trống Cổ Thành (Ngữ văn 10).
4. Tìm hiểu các thành tựu kinh tế Trung Quốc hiện nay.
5. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.

- Giáo viên cùng học sinh xây dựng các nhóm học tập dựa trên sự hứng
thú của HS với các nội dung tìm hiểu (chia lớp thành 5 nhóm).
Bảng phân cơng nhiệm vụ đối với học sinh lớp 11A4 năm học 2020-2021
Thời gian
Nhóm
Tên thành viên
Nhiệm vụ
hồn thành
HS. Hằng
Tham gia góp ý nội dung, tổng 2 tuần
(nhóm trưởng)
hợp và trực tiếp báo cáo
Ngọc Anh, Lan Tra cứu thông tin trên mạng 2 tuần
Anh, Biển, Thùy internet, sưu tầm các bài báo,
Chi
tranh ảnh về điều kiện tự nhiên,
dân cư , xã hội của Trung Quốc
1
Phương Dung, Sưu tầm kiến thức liên quan, 2 tuần
Hồng Duy, Thu đóng góp ý kiến hoàn thiện nội
Hiền, Văn Hiếu
dung của dự án và làm sơ đồ tư
duy về điều kiện tự nhiên, dân cư,
xã hội Trung Quốc
Hồng Nhi (nhóm Tham gia góp ý nội dung, tổng 2 tuần
trưởng)
hợp và trực tiếp báo cáo
Hương
Giang, Tìm hiểu các nội dung bài học về 2 tuần
Thúy Hải, Hồng lịch sử Trung Quốc.

Anh
Minh Ánh, Hiếu, Tìm các thơng tin, hình ảnh về 2 tuần
2
Trung
lịch sử Trung Hoa
Huy, Huyền, Lan
Powperpoint giới thiệu về lịch sử 2 tuần
Trung Quốc
Linh
(nhóm Tham gia góp ý nội dung, tổng 2 tuần
trưởng)
hợp và trực tiếp báo cáo
3
Minh Linh, Mai, Thu thập từ SGK tác phẩm văn 2 tuần
Mạnh,
Hoàng học về tâm hồn người Trung
Nhung,
Thùy Quốc từ thư viện và mạng
Dương
internet.
Thu Uyên, Ngọc Phỏng vấn, tổng hợp bài viết cảm 2 tuần
Yến, Hương Giang, nhận của học sinh lớp 10, 11
Thúy Hải
"cảm nhận về tâm hồn Trung Hoa
4

skkn


Nhóm


Tên thành viên

Nhiệm vụ

Thời gian
hồn thành

qua tác phẩm văn học" tổng hợp
và viết bài thu hoạch.
Nam(nhóm trưởng) Tham gia góp ý nội dung, tổng 2 tuần
hợp và trực tiếp báo cáo
Thúy Ninh, Hồng Thu thập hình ảnh về kinh tế 2 tuần
4
Ngọc, Hạnh Trang, Trung Quốc từ thư viện và mạng
Linh
internet.
Thảo, Thắng, Thu, Tổng hợp làm Powerpoint giới 2 tuần
Hân,
thiệu về kinh tế Trung Quốc
Hạnh
(nhóm Tham gia góp ý nội dung, tổng 2 tuần
trưởng)
hợp và trực tiếp báo cáo
Tuyến, Hoàng Anh, Thu thập hình ảnh về mối quan 2 tuần
Cẩm Ly, Đỗ Hằng hệ Trung Quốc - Việt Nam từ thư
5
viện và mạng internet.
Thanh Trúc, Tuấn, Tổng hợp làm Powerpoint giới
2 tuần

Trang, Trà My
thiệu về mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
2.2.2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV cùng
thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương
nghiên cứu.
- Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và dân cư - xã hội của Trung
Quốc.
+ Tìm hiểu các số liệu về tự nhiên, dân cư, xã hội Trung Quốc
- Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu lịch sử Trung Quốc (tiết 19, bài 15 – lịch sử 11)
+ Nghiên cứu, tìm hiểu sự bùng nổ của phong trào Ngũ Tứ dẫn tới sự
thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc.
- Tiểu chủ đề 3: Người Trung Quốc qua tác phẩm văn học: Thơ Đường,
tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa
+ Cảm nhận phân tích một bài thơ Đường đã học trong chương trình
THPT, hệ thống nhân vật trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; Tào Tháo uống
rượu luận anh hùng...
- Tiểu chủ đề 4: Tìm hiểu các thành tựu kinh tế của Trung Quốc
+ Tìm hiểu các thành tựu kinh tế nổi bật của Trung Quốc
- Tiểu chủ đề 5: Tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
+ Tìm hiểu các hoạt động văn hóa, kinh tế ... giữa Việt Nam - Trung
Quốc.
2.2.3. Thực hiện và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân cơng. Dự kiến kế hoạch
thực hiện trong 2 tuần vào thời gian ngồi giờ lên lớp. Học sinh có thể tham
khảo các thông tin trên các thông tin đại chúng

5

skkn



Thời gian
Tuần 1
Tuần 2
Công việc
Thứ 2-4 Thứ 5-7 Thứ 2-4 Thứ 5-7
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
X
Phân tích và xử lí thơng tin
X
Viết báo cáo
X
Trình bày sản phẩm
X
2.2.4. HS thu thập tài liệu, tổng hợp kết quả nghiên cứu:
(Thực hiện ngoài giờ lên lớp trong 1 tuần theo kế hoạch)
- GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
- Thu thập tài liệu: sách báo, tạp chí, tranh ảnh; các báo cáo và các kết quả
điều tra về văn hóa, con người, lịch sử, kinh tế Trung Quốc, nguồn tư liệu được
khai thác chủ yếu qua thư viện, Internet.
- Tổng hợp kết quả: các thành viên của nhóm sau khi hoàn thành phần thu
thập tài liệu sẽ cùng nhau báo cáo kết quả về cơng việc của mình với các thành
viên trong nhóm.
2.2.5. Học sinh báo cáo sơ bộ về việc thu thập tài liệu và tổng hợp kết quả
(Thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Các nhóm báo cáo sơ bộ về việc thu thập tài liệu và tổng hợp kết quả của
nhóm. Tiến độ thực hiện nhiệm vụ, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
công việc phụ trách.
- GV nhận xét về việc thu thập tài liệu; hướng dẫn HS cách xử lí thơng tin,

viết báo cáo và trình bày sản phẩm. Tháo gỡ những khó khăn mà các nhóm gặp
phải khi thực hiện.
2.2.6. Các nhóm tiếp tục xử lí thơng tin và hoàn thiện sản phẩm:
(Thời gian thực hiện 1 tuần, ngoài giờ lên lớp)
- HS làm việc cá nhân, nhóm vào thời gian ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch.
+ Xử lí thơng tin tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong
nhóm. Trong q trình đó, thành viên của từng nhóm sẽ trả lời các câu hỏi để
làm rõ vấn đề nghiên cứu.
+ Thảo luận: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận để hồn thiện và
viết báo cáo cuối cùng.
- GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm.
2.3. Nội dung giảng dạy tích hợp.
2.3.1. Nội dung bài giảng.
TIẾT 27 + 28+29.
CHỦ ĐỀ: CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA
(TRUNG QUỐC)
I. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những
thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế
- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới dân số
6

skkn


- Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, thành
phố Thượng Hải, Hồng Công.
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ

chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. phân tích được nguyên
nhân phát triển kinh tế
- Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu
kinh tế tại vùng duyên hải
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Ghi nhớ địa danh: Khu chế xuất thẩm Thâm Quyến.
- Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng
GDP, sản phẩm nông nghiệp và sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử
dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử
dụng tranh ảnh.
c. Phẩm chất:
- Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
b. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Ổn định:
Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

1/3/2021

11A4


30

6/3/2021

11A1

42

Ghi chú

b. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS.
c . Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại đặc diểm của đất nước Trung Quốc đã học ở bậc
THCS; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi
bật của Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản
thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về Trung Quốc và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em
về quốc gia đó? Mối quan hệ của quốc gia đó đối với đất nước Việt Nam?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc

7

skkn



a) Mục đích: HS biết và hiểu được đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc.Những
thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
* Khái qt chung
- Diện tích: 9572, 8 nghìn km2
- Dân số: 1303, 7 triệu người (2005)
- Thủ đơ: Bắc Kinh
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở Trung và Đông á với tọa độ:
200B đến 530B; 730Đ đến 1350Đ.
- B - T - N: Lần lượt tiếp giáp với 14 quốc gia, Đ: Thái Bình Dương
2. Lãnh thổ
- Rộng lớn: diện tích thứ 4/thế giới
- Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị (Nội Mông, Tân cương, Tây Tạng - Choang, Ninh
Hạ, Quảng Tây), 4 thành phố trực thuộc trung ương, ven biển có 2 đặc khu
hành chính (Hồng Cơng và Ma Cao)
3. Ý nghĩa
* Thuận lợi:
- Dễ dàng giao lưu...
- Phát triển kinh tế biển.
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
* Khó khăn:
- Khó khăn trong quản lý hành chính.
- Thiên tai: bão, lũ lụt
- Đường biên giới với các nước láng giềng phần lớn nằm trong vùng núi cao,
sa mạc... khó khăn giao thơng đi lại.

d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bản đồ hành chính Châu Á
và yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung
Quốc trên bản đồ. Đánh giá ý nghĩa của VTĐL, lãnh thổ đối với sự phát triển
KT - XH Trung Quốc?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên
8

skkn


a) Mục đích: HS biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên Trung
Quốc; Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát
triển đất nước Trung Quốc; Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài,
liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo u cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Điều kiện tự nhiên
Miền
nhiên


tự

Miền Đông

Miền Tây

Cao: Gồm các dãy núi cao, các
Thấp: ĐB (từ B - N có 4 ĐB
Địa hình
sơn ngun đồ sộ xen lẫn các bồn
lớn), đồi thấp
địa.
Cận nhiệt gió mùa (N) và ơn
Khí hậu
đới gió mùa ở phía B, mùa Ơn đới lục địa khắc nghiệt
hạ mưa nhiều
Phần lớn là trung và hạ lưu
Thủy văn
Phần lớn là thượng lưu các sông.
các sông
Thổ
Đất phù sa, đất hồng thổ
Đất núi cao khơ cằn
nhưỡng
(đất lớt)
Khống
- Giàu khống sản: than, dầu mỏ,
- Giàu KL màu, khoáng sản
sản và các
quặng sắt, đồng, chì...

năng lượng
tài ngun
- Ngồi ra rừng, đồng cỏ cũng là
khác
tài nguyên chính của vùng
- Thuận lơi: Phát triển tất cả - Thuận lơi: Tiềm năng phát triển
Đánh giá
các ngành kinh tế đặc biệt là thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi
giá trị kinh
nông nghiệp, kinh tế biển.
gia súc lớn...
tế
- Khó khăn: Bão, lũ lụt.
- Khó khăn: S khơ hạn lớn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bản đồ tự nhiên Trung Quốc
trong đó đã xác định rừ kinh tuyến 105 0Đ để HS thấy rõ ranh giới phân chia
miền có sự khác biệt rõ về tự nhiên. GV yêu cầu HS xác định kinh tuyến 105 0Đ
trên lược đồ (SGK).
Tiếp theo GV chia lớp thành 5 nhóm, u cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với
kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hồn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP

Miền tự nhiên
Địa hình
Khí hậu
Thủy văn
Thổ nhưỡng
Khống sản và các tài nguyên khác


Miền Đông

9

skkn

Miền Tây


Đánh giá giá trị kinh tế
+ Nhóm 1: So sánh đặc điểm địa hình của 2 miền Đ - T.
+ Nhóm 2: So sánh đặc điểm khí hậu của 2 miền Đ - T.
+ Nhóm 3: So sánh đặc điểm thủy văn của 2 miền Đ - T.
+ Nhóm 4: So sánh đặc điểm địa thổ nhưỡng của 2 miền Đ - T.
+ Nhóm 5: So sánh đặc điểm khống sản của 2 miền Đ - T.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về dân cư và xã hội
a) Mục đích: HS biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của dân cư và xã hội
Trung Quốc; Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự
phát triển đất nước Trung Quốc; Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong
bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
* Đặc điểm dân cư:
- Là nước đông dân (thứ 1/thế giới), với nhiều thành phần dân tộc đông nhất
là người Hán.
- thuận lơi giảm: 0, 6% (2005) do triệt để thực hiện chính sách.
- Dân cư phân bố không đều phần lớn tập trung ở miền Đơng, dân số thành thị
có xu hướng tăng lên (Chiếm 37% dân số cả nước - 2005)
* Ảnh hưởng tới kinh tế: Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng
lao động đang đang cải thiên, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
2. Xã hội:
- Rất chú trọng đến giáo dục, tiến hành cải cách giáo dục dẫn đến tỉ lệ người
biết chữ cao(90%), người lao động có chất lượng.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Phân tích H10. 3, trả lời câu hỏi kèm theo?
+ Câu hỏi 2: Phân tích H10. 4 trả lời câu hỏi kèm theo?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
10

skkn


+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2.3.2. Nội dung tích hợp nhóm 1 trình bày.
* Nhóm 1: Lên trình bày về vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và đặc
điểm dân cư, xã hội Trung Quốc bằng sơ đồ tư duy. Đánh giá được những thuận
lợi, khó khăn của của nhân tố trên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung
quốc

Sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm 1
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu khái quát về kinh tế Trung Quốc
a) Mục đích: HS biết được một số đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Khái quát
- Mức tăng trưởng GDP cao, tổng GDP đạt 7043 tỉ USD - 2010 đứng thứ 2 trên
thế giới.
- Đời sống của ND được cải thiện.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
11

skkn


+ Câu hỏi: Cho biết những thành công nổi bật của Trung Quốc trong quá trình
HĐH đất nước?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về các ngành kinh tế của Trung Quốc
a) Mục đích: HS biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số
ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành cơng nghiệp hố đất
nước; Nhận xét phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có những hiểu biết
nêu trên.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các ngành kinh tế
1. Cơng nghiệp.
* Đặc điểm phát triển:
+ Đã tập trung phát triển được một số ngành công nghiệp...
+ Phát triển các ngành công nghiệp địi hỏi trình độ KH - KT cao
+ Phát triển công nghiệp nông thôn, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Lượng hàng hóa sản xuất ra lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới.
* Nguyên nhân:
+ Thiết lập cơ chế thị trường, các nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế
hoach sản xuất và tìm TT tiêu thụ.
+ Thực hiện CS mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất để thu
hút đầu tư nước ngoài.
+ HĐH trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
- Phân bố công nghiệp không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đơng.
- Hình thành các đặc khu kinh tế phát triển các ngành kĩ thuật cao
2. Nông nghiệp.

* Đặc điểm phát triển:
+ Nơng nghiệp có năng xuất cao.
+ Sản lượng một số nơng sản có giá trị lớn, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.
+ Sản phẩm đa dạng bao gồm sản phẩm vùng ôn đới, cận nhiệt đới.
* Nguyên nhân:
- Điều kiện sản xuất thuận lợi: đất đai màu mỡ trù phú, khí hậu phân hóa đa
dạng, nguồn lao động dồi dào.
- Chính sách khuyến khích sản xuất.
- Biện pháp cải cách trong nơng nghiệp.
* Phân bố nông nghiệp không đều chủ yếu phát triển ở các đồng bằngphía
12

skkn


Đông.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1, 3: cơng nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân
dẫn tới sự phát triển đó?
+ Nhóm 2, 4: Nơng nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân
dẫn tới sự phát triển đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình

làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
* Nhóm 2: Thuyết trình về nội dung lịch sử Trung Quốc mà cụ thể là về
Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng
powerpoint đã chuẩn bị về diễn biến, ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ, tác động
của phong trào Ngũ Tứ tới sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc (powerpoint
– phần phụ lục) (Tích hợp kiến thức lịch sử)
2.3.3. Nội dung tích hợp nhóm 2 trình bày.
SẢN PHẨM CỦA NHĨM 2
(Thuyết trình về Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản
Trung Quốc)

13

skkn


2.3.4. Nội dung tích hợp nhóm 3 trình bày .
* Nhóm 3: Người Trung Hoa qua tác phẩm văn học: Thơ Đường, tiểu
thuyết Tam Quốc diễn nghĩa (Tích hợp kiến thức mơn Ngữ Văn)
- Cảm nhận phân tích một bài thơ Đường đã học trong chương trình THPT, từ
đó giới thiệu một số tác phẩm thơ Đường em yêu thích. Học sinh có thể chọn
phân tích nhiều bài thơ, từ đó nhóm 3 tổng hợp được phong cách thơ của các tác
giả thơ Đường tiêu biểu như:
+ Phong cách thơ Lý Bạch là phong cách của một thi tiên. Ông là người
thông minh, biết làm thơ từ thuở nhỏ, giao du rộng rãi, thạo kiếm thuật. Từ trẻ
ông đã xa gia đình đi du ngoạn tìm đường lập cơng danh sự nghiệp. Chính vì
điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến phong cách thơ ơng: một tâm hồn phóng
khống, tự do, hình ảnh thơ tươi sáng kì vĩ, một người thích viễn du, thích
thưởng ngoạn cái đẹp… đặc trưng này của con người ông đã ảnh hưởng đến tác
phẩm của ông.

+ Thơ Đỗ Phủ hướng sâu vào chất thánh trong con người ông, phong cách
thơ ông khác hẳn với Lý Bạch, ông viết về mọi đề tài và không đề tài nào thốt
ly cuộc đời vì cuộc đời đau khổ và ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc, với nhân
dân đã khiến Đỗ Phủ trở thành người thư kí trung thành của thời đại. Thơ Đỗ
Phủ đã phản ánh một cách toàn diện, trung thực và sâu sắc nỗi đau khổ của
14

skkn


người "dân đen", những tai họa khủng khiếp mà đất nước và nhân dân phải chịu
đựng trong chiến tranh loạn lạc.
- Trong đoạn trích đã học Hồi trống Cổ Thành và đọc thêm Tào Tháo uống
rượu luận anh hùng hệ thống nhân vật được tác giả phân định rõ ràng với 2 bên
chính tà, trắng đen, thiện ác. Chính vì vậy tính cách của từng nhân vật được
khắc họa chi tiết sống động. Học sinh có thể phân tích một nhân vật mình u
thích qua đoạn trích đã học hoặc qua tác phẩm (nếu các em có điều kiện đọc hết
tác phẩm). Nhóm 3 tổng hợp tính cách của từng nhân vật qua bài viết cảm nhận
của học sinh:
+ Tào Tháo là con người cơ mưu, dũng cảm, sảo trá, tàn bạo thống nhất
với nhau... Tào Tháo tiêu biểu cho tình cách phản diện, đại diện cho bộ mặt tàn
ác giả dối của tập đoàn phong kiến thống trị.
+ Lưu Bị là con người điển hình cho nhân nghĩa, ơng vua anh minh biết
yêu thương trăm họ, là nhân vật gửi gắm nhiều ước vọng của tác giả.
+ Quan Vũ là người dũng khí hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực
người yếu. Trước sau trung nghĩa với nhà Thục Hán, tín nghĩa với anh em bạn
bè, quan hệ xã hội.
+ Trương Phi là người nóng nảy, khẳng khái, có tấm lịng cương trực,
lịng dạ ngay thẳng, khơng dung hịa nhân nhượng, khơng quanh co dấu diếm,
hình ảnh Trương Phi là hình ảnh của con người thượng võ, người anh hùng biết

kết hợp giữa mưu mô và sức lực.
- Từ các tác giả tiêu biểu, nhân vật yêu thích trong đoạn trích, nhóm 3 tổng
hợp cảm nhận vẻ đẹp nhân cách, tính cách của con người Trung Hoa: yêu thiên
nhiên, lo lắng cho cuộc sống nhân dân, chuộng " nhân, lễ, nghĩa, trí, tín"... khát
vọng về một xã hội thanh bình khơng loạn lạc, chiến tranh.
2.3.5. Nội dung tích hợp nhóm 4 trình bày .
* Nhóm 4: Thuyết trình về các thành tựu kinh tế Trung Quốc đã đạt được
trong những năm qua bằng powerpoint qua những số liệu, những biểu đồ và
hình ảnh mà nhóm đã thu thập được

15

skkn


Bắc Kinh – Miền Đông

Urumsi – Miền Tây

(Sản phẩm của học sinh nhóm 4: Thành tựu kinh tế của Trung Quốc)
Hoạt động 2.6. Tìm hiểu về mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
a) Mục đích: HS biết được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến
thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời. Đến nay, mối quan
hệ đó ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực.
- Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai”

d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu
biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của bản thân về mói quan hệ Trung Quốc
- Việt Nam?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2.3.6. Nội dung tích hợp nhóm 5 trình bày .
* Nhóm 5: Tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
( Tích hợp kiến thức GDCD, kĩ năng tin học....)
- Học sinh nêu các hoạt động kinh tế giao lưu thương mại xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam - Trung Quốc như: xuất khẩu gạo, hoa quả, động vật... qua các
cửa khẩu như Hữu Nghị, Móng Cái, Lào Cai, Thanh Thủy...
16

skkn


- Học sinh nêu số lượng km đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc.Học sinh giới thiệu sơ lược mối quan hệ ngoại giao hai nước.- Học sinh trình
bày,

(Sản phẩm của học sinh nhóm 5: Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc)
(Sản phẩm của học sinh: Sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức)


Hoạt động 3: (25 phút)
- Giáo viên:
+ Nghiệm thu, nhận xét và đánh giá bài báo cáo sản phẩm của từng nhóm.
17

skkn


+ Tóm tắt ngắn gọn trọng tâm của bài học trên máy chiếu, nhắc nhở học
sinh lưu ý kiến thức trọng tâm và học bài.
- GV kiểm tra kiến thức, kĩ năng HS đạt được sau khi thực hiện, tìm hiểu chủ
đề bằng một bài kiểm tra viết trong thời gian 15 phút. Vì chủ đề này chủ yếu là
kiến thức mơn địa lí nên giáo viên kiểm tra kiến thức địa lí (nội dung kiểm tra sẽ
được tiến hành ở cả hai lớp 11A1 và 11A4, để so sánh kết quả sau khi thực hiện
chủ đề)
+ Đề bài: Dân cư Trung Quốc có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó có ảnh
hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
+ Đáp án:
Đặc điểm dân cư: quy mô dân số lớn nhất thế giới, dân số trẻ, lực lượng lao
động dồi dào, tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, áp dụng chính sách dân
số triệt để, dân cư tập trung nhiều ở miền Đông…(dẫn chứng)
Ảnh hưởng: nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đang được cải thiện,
cơ cấu giới tính mất cân bằng, sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường, thiếu việc
làm…
2.4. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Nếu trong tiết học giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học nào học sinh
sẽ cảm thấy: tiết học trôi qua nặng nề, khô khan thời gian trôi chậm chạp, lớp
học rất trầm…
Với ý tưởng“Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài Trung Quốc
Địa lí 11 - THPT” bản thân tôi đã thực hiện và thông qua đánh giá kết quả học

tập của học sinh và quan sát thái độ học tập, thăm dò ý kiến của học sinh đã có
hiệu quả rất tích cực.
Ý kiến của học sinh cho rằng nếu giáo viên vận dụng được nhiều hơn phương
pháp dạy học tích hợp trong nhiều bài học khác nữa thì mức độ dễ hiểu bài cảm
thấy nhớ bài nhanh, ý kiến các em cho rằng sẽ mình sẽ dễ phát huy sở trường tư
duy cho từng học sinh.
Sáng kiến “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài Trung Quốc
Địa lí 11 - THPT” có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh lớp 11 THPT.
Ngồi ra các bạn đồng nghiệp có thể thơng qua kinh nghiệm vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp của tơi từ bài “Trung Quốc” mà có thể áp dụng hợp lí
vào các bài học khác của mơn Địa lí trong chương trình THPT.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy
học tích hợp trong dạy học địa lí 11 THPT, tơi đã xây dựng phiếu điều tra đối
với 02 giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí và 298 học sinh lớp 11 trường THPT
Hà Văn Mao (Phần phụ lục).
 Qua kết quả của bảng điều tra và kết quả của bài kiểm tra của các lớp học
sinh chúng ta cũng nhận thấy phần lớn học sinh đều trả lời các thầy cơ có sử
dụng vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nhưng với
tần suất khơng nhiều. Kết quả phần đông các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả
tiếp thu kiến thức cũng cao hơn trong mơn địa lí.
Ngồi ra, để đạt được những mục tiêu trong tiết học tìm hiểu chủ đề “Trung
Quốc” cịn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố khác nữa. Song, sau
18

skkn


khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp đã tạo được hứng thú trong giờ học
và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan:

- Các em không cịn bị động, gị bó theo khn mẫu của tiết học mà rất cởi
mở, hứng thú, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy và mạnh dạn thảo luận để
cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Một số học sinh khá đã biết tự liên hệ, rút ra bài học cho bản thân trong cuộc
sống biết chú ý tìm hiểu các thông tin xã hội, xác định đúng trách nhiệm của cá
nhân trong quan hệ với đất nước.
- Kết quả học tập của các em sau khi thực hiện chủ đề tích hợp:
Học sinh lớp 11A1
Học sinh lớp 11A4
42 Học sinh
45 Học sinh
Điểm 4:
15,8%
Điểm 5 - 6:
15,8%
Điểm 5 – 7:
52,6%
Điểm 7 – 8:
47,4%
Điểm 8:
31,6%
Điểm 8 – 9:
36,8%
- Sau khi dạy thực nghiệm ở lớp 11A4 Tơi phát phiếu thăm dị ý kiến phản
hồi của học sinh, và đã thu được 45 phiếu, kết quả như sau:
Ý kiến của HS về giờ học có sử dụng PPDH tích hợp Số HS Tỉ lệ %
Rất thích

23


51.1

Thích

15

33.3

Bình thường

7

15.6

Khơng thích

0

0

19

skkn


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Đa số các em đều cho rằng phương pháp này rất hay, bổ ích, phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo, giúp cho các em được tranh luận, thảo luận và rèn
khả năng nói trước đám đơng, điều đó chứng tỏ những ưu điểm của sự vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Địa lí.

Cùng đồng hành trải nghiệm hướng dẫn các em trong q trình thực hiện chủ
đề tích hợp này, với kết quả khả quan thu được, tơi thấy mình gần gũi với các
em hơn, thân thiện hơn trong giao tiếp ứng xử giữa thầy và trị. Qua đó, góp
phần tạo nên môi trường giáo dục thân thiện.
Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh trên tơi đã mạnh dạn vận
dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học địa lí 11 THPT, cụ thể vào
chủ đề “Trung Quốc” và hướng dẫn cách tổ chức chủ đề để đem lại hiệu quả dạy
học cao nhất.
Dạy đúng kiến thức địa lí đã khó, dạy để học sinh u thích bộ mơn lại càng
khó hơn. Để học sinh u thích bộ mơn, địi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ lực,
quyết tâm, tìm tịi, nghiên cứu, trao đổi và học tập kinh nghiệm của đồng
nghiệp. Đó cũng chính là mục đích của bài viết này muốn đề cập. Rất mong
được các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng và được sử dụng
hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
............., ngày.....tháng......năm 2022
Thủ trưởng đơn vị

Bá Thước;Ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là đề tài của
bản thân, không sao chép hoặc coppy
của ai, nếu sai Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm
Tác giả sáng kiến

LÊ VĂN NAM

20

skkn



PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN ĐỊA LÍ
Đề nghị giáo viên đánh dấu X vào trước ô trống mà giáo viên cho là đúng.
Câu 1: Trong dạy học Địa lí 11 nói riêng và Địa lí nói chung ở trường THPT
thầy (cơ) có sử dụng phương pháp dạy học tích hợp mà nội dung liên quan đến
bài học khơng?
⃞ a. Khơng sử dụng
⃞ b. Có sử dụng nhưng chỉ thỉnh thoảng
⃞ c. Sử dụng thường xuyên
Câu 2: Khi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài dạy Địa lí, thầy (cơ)
thấy thái độ của các em học sinh ra sao?
⃞ a. Phần lớn các em đều hứng thú hơn với bài học
⃞ b. Chỉ một số ít học sinh hứng thú hơn với bài học
⃞ c. Tất cả các em không hưởng ứng
Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 thầy (cô) đánh dấu X vào đáp án b, c
Câu 3: Khi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài dạy Địa lí, thầy (cơ)
thấy hiệu quả hơn trong việc tiếp thu kiến thức của các em không?
⃞ a. Không hiệu quả
⃞ b. Chỉ hiệu quả với một số ít em
⃞ c. Hiệu quả với đa phần học sinh
Câu 4: Khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có liên quan đến bài học
Địa lí thầy (cơ) dùng vào lúc nào của tiết học?
⃞ a. Mở bài
⃞ b. Dạy bài mới (tư liệu để minh họa, nguồn tri thức...)
⃞ c. Củng cố, tổng kết
⃞ d. Tất cả phương án trên
Câu 5: Khi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài dạy Địa lí, thầy (cơ)
thấy khó khăn gì khơng?

⃞ a. Khơng khó khăn
⃞ b. Thiếu tư liệu
⃞ c. Mất nhiều thời gian hơn dẫn đến cháy giáo án
⃞ d. Khó khăn khác ........................................

21

skkn


PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 11
Yêu cầu học sinh đánh dấu X vào trước ô mà học sinh cho là đúng.
Câu 1: Em thấy thầy (cô) của mình có sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
vào tiết dạy Địa lí khơng?
⃞ a. Khơng bao giờ
⃞ b. Thỉnh thoảng
⃞ c. Thường xuyên
Câu 2: Khi thầy (cô) sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài dạy Địa lí,
em có hứng thú với tiết học hơn khơng?
⃞ a. Khơng quan tâm
⃞ b. Khơng thích
⃞ c. Bình thường
⃞ d. Hứng thú hơn
⃞ e. Rất thích, hào hứng
Chỉ trả lời câu 3 nếu trong câu 1 các em đánh dấu X vào đáp án b, c
Câu 3: Khi thầy (cơ) sử dụng phương pháp dạy học tích hợp vào bài dạy Địa lí,
em thấy việc tiếp thu và nhớ kiến thức có hiệu quả hơn khơng?
⃞ a. Khơng
⃞ b. Bình thường
⃞ c. Hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn


22

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), SGK Địa Lý 11, NXB Giáo Dục.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Sách Giáo Viên Địa Lý 11, NXB Giáo Dục.
3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí (phần đại cương),
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng Địa lý 11,
NXB Đại Học Sư Phạm.
5. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen, “Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở
trung học phổ thơng”. Nxb Giáo Dục, 2002.
6. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lý cấp trung học phổ thông.
7. Tài liệu tập huấn: Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ
thông.
8. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, mơn Địa lí.
9. Cơng cụ tìm kiếm Google.

23

skkn




×