Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn vận dụng kiến thức khoa học địa lý xây dựng chủ đề bão ở việt nam, tác động và biện pháp phòng chống trong giảng dạy địa lý tự nhiên lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.38 KB, 19 trang )

SKKN Trung học phổ thông

VẬN DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ " BÃO Ở VIỆT NAM,
TÁC ĐỘNG CỦA BÃO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG" TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ
NHIÊN LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.
MỞ ĐẦU

1. Đề tài:
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Kiến thức của bộ môn Địa Lý liên quan nhiều đến các vấn đề thực tiễn của Tự nhiên
đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mang tính giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hội
nhập và đặc biệt là những kiến thức trong bảo vệ mơi trường phịng chống thiên tai
đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người
- Thực tế cho thấy khoa học Địa lý cần thiết cho học sinh trong việc vận dụng kỹ năng
và kiến thức cùng những ứng dụng thực tiễn khoa học Địa lý trong tương lai khi trở
thành những người lao động chính thức trong xã hội.
- Đặc biệt khi lựa chọn đề tài này bản thân tơi nhận thấy trong q trình dạy học Địa
Lí cấp Trung Học Phổ Thơng phần Địa lí tự nhiên. Cụ thể như sau:
+ Khi giảng dạy về các vấn đề tự nhiên liên quan đến Gió - Một số loại gió chính trên
trái đất. Chương II, Bài 5: Vũ Trụ, Hệ mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự
quay quanh trục của Trái Đất- Mục II.3: Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể.
Chương III, Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.(SGK cơ bản: Địa lí
10). Tơi nhận thấy đơn vị kiến thức bài này có liên quan đến các đơn vị kiến thức khác
trong quá trình giảng dạy phần kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam (Địa lí 12), cụ thể
ở các bài. Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và Bài 15: Bảo vệ mơi trường và
phịng chống thiên tai.(SGK cơ bản: Địa lí 12) Sự hình thành khí áp, hoạt động của
gió, hoạt động của Bão trên biển Đơng, cơ chế hình thành, thời gian hoạt động, tần
suất, ảnh hưởng của Bão đến hoạt động sản xuất, đời sống và các thiên tai ở nước ta.
- Một lý do quan trọng nữa đó là: Mặc dù kiến thức đó đã đề cập cụ thể trong một số
bài học nêu trên nhưng khi học ở các đơn vị kiến thức khác trong cùng một hệ thống
sách giáo khoa vấn đề này được nhắc đến như một hiện tượng mà chưa chỉ ra cụ thể


nguyên nhân hình thành, tác động của Bão, hậu quả và các biện pháp phòng chống.
Bão cũng đồng thời đi kèm các thiên tai khác như lũ quét, sạt lở, ngập úng... Điều nay
khiến cho học sinh nắm kiến thức hời hợt, đồng thời không thể liên hệ được các đơn vị
kiến thức mang tính hệ thống để vận dụng một cách linh hoạt trong việc: Nhận biết,
thông hiểu và vận dụng các đơn vị kiến thức đó trong thực tiễn.
- Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm với chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

1


SKKN Trung học phổ thông

"BÃO Ở VIỆT NAM TÁC ĐỘNG CỦA BÃO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ", trong

giảng dạy Địa lý nhà trường Trung học Phổ Thơng.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của Thầy và Trị, vận dụng phát huy
chương trình đổi mới căn bản và tồn diện chương trình phổ thông, định hướng giáo
dục, xây dựng bài dạy theo hướng dạy và học theo chuyên đề của Bộ Giáo Dục và đào
tạo, xây dựng chương trình sách Giáo Khoa mới trong giáo dục ở các nhà trường Trung
Học Phổ Thông.
- Góp phần nâng cao trình độ chun mơn trong giảng dạy bộ môn Địa lý nhà trường
Trung Học Phổ Thông.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, sử dụng nền tảng đó vận dụng để giải
quyết vấn đề. Có ý thức trong cuộc sống, gắn liền với mơi trường tự nhiên và phát triển
bền vững.

- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào kiến thức và vận
dụng kiến thức dạy học bộ môn Địa lí.
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên trước yêu
cầu cấp thiết của xã hội.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Cũng như mong muốn
có sự đóng góp kinh nghiệm của bản thân tới hoạt động giáo dục, nâng cao hiệu quả
dạy và học. Đồng thời mong nhận được sự đóng góp ý kiến trao đổi thảo luận nhằm
nâng cao trình độ chun mơn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm
học thường xuyên, học suốt đời.
* Sáng kiến có giá trị trong ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và dạy học bộ môn địa
lý ở cấp Trường Trung Học Phổ Thông. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, phương hướng dạy
và học theo hướng tích hợp nội mơn và liên môn của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.
1.3. Đối tượng:
- Hệ thống kiến thức khoa học Địa lí tự nhiên – Sách giáo khoa Địa lí lớp 10-12
- Là học sinh đang học trên ghế nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông.
- Hoạt động lao động sản xuất và đời sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu.
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

2


SKKN Trung học phổ thông

+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: dự giờ đồng nghiệp, nhận xét rút kinh
nghiệm từ những bài giảng này.

+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Thống kê, xử lí số liệu.
+ Phương pháp phân tích đánh giá.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Tư duy nghiên cứu khoa học giảng dạy.
1.5. Điểm mới của sáng kiến:
Vận dụng tổng hợp các nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề sáng kiến, xâu chuỗi
tổng hợp kiến thức xây dựng nội dung chuyên đề.
Hệ thống hóa kiến thức địa lí tự nhiên thuộc chương trình dạy học Địa lí cấp Trung
Học Phổ Thơng.
Tham khảo thơng tin khoa học Địa lí tự nhiên, các bài báo khoa học, chương trình dự
báo thời tiết...xây dựng chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm.
NỘI DUNG
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tiễn dạy học cùng với kinh nghiệm 20 năm dạy học bộ mơn khoa
học Địa lí. Với kiến thức chuyên môn và thực tế dạy học, cụ thể từ việc giảng dạy
chương trình Địa lí tự nhiên Đại cương lớp 10-12 THPT qua q trình dạy học tơi nhận
thấy mối liên quan về kiến thức xâu chuỗi trong các bài học từ cơ bản kiến thức về sự
chuyển động lệch hướng của các vật thể được trình bày trong sách giáo khoa. Bài 5:
Vũ Trụ. Hệ mặt Trời và Trái Đất, Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.
- Tại mục II.2 có đề cập đến sự chuyển động lệch hướng các vật thể trên bề mặt đất do
phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính.
-Lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể đó gọi là lực Coriolit, lực này tác động
mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dịng biển, dịng sơng, đường đạn
bay…
- Từ đơn vị kiến thức nêu trên đến các nội dung liên quan tại bài12: Sự phân bố khí áp.
Một số loại gió chính... khi mơ tả hoạt động của các loại gió, bão và hướng chuyển
động thì kiến thức liên quan trọng tâm này lại không đựoc đề cập đến như là một tác
nhân quan trọng làm rõ sự chuyển động đó…

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

3


SKKN Trung học phổ thơng

- Tại Bài 12 (SGK10-Địa lí cơ bản) Ngun lí của việc hình thành khí áp, sự thay đổi
khí áp là yếu tố cốt lõi hình thành các loại gió trên địa cầu song khơng đề cập đến tại
sao từ việc hình thành các đai khí áp đó để sinh ra gió song khơng nêu lên một dạng
cấp độ gió để nó trở thành Bão.
- Ở Bài 9 (SGK 12-Địa lí cơ bản) Tại hình 9.3 SGK có biểu thị đến Bão, hướng di
chuyển và tần suất Bão song về lí thuyết lại khơng đề cập đến đơn vị kiến thức này,
mặc dù nó rất quan trọng đối với thực tiễn đởi sống và sản xuất đối với một quốc gia
vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi Bão Biển Đông.
- Ở Bài 15: Bảo vệ môi trường và phịng chống thiên tai (SGK 12-Địa lí cơ bản). Đề
cập đến một số thiên tai chủ yếu ở nước ta gồm: Bão, ngập lụt, lũ quét...Trong đó Bão
là nguyên nhân chính dẫn đến các thiên tai này lại khơng đề cập cụ thể các kiến thức về
Bão mà chỉ nêu chủ yếu là: Hoạt động của Bão và hậu quả của nó.
* Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, bản thân cảm nhận được vấn đề khi chuyển tải kiến
thức cho học sinh và mối liên hệ các đơn vị kiến thức liên quan, cũng như ý nghĩa thiết
thực của vấn đề đó trong đời sống sản xuất và sinh hoạt cũng như cơng tác giảng dạy.
Vì vậy mà đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân với chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN
THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ "BÃO Ở VIỆT NAM, TÁC ĐỘNG CỦA
BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO" TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ TRONG NHÀ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, trong quá trình dạy học giữa giáo viên
và học sinh gặp phải một số vấn đề như sau:
* Đối với giáo viên:
+ Gặp phải khó khăn khi chuyển tải kiến thức cụ thể về đơn vị kiến thức thuộc kênh
hình 9.3 SGK Địa lí 12 trang 43.
+ Dạy học một cách áp đặt khi trình bày nội dung mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và
biện pháp phòng chống. (Bài 15. Mục 2. Trang 62 SGK địa lí 12 cơ bản).
+ Khó cắt nghĩa và chỉ ra nguyên nhân gốc của các vấn đề mang tính quy luật của hiện
tượng Bão, hệ quả và cách phòng chống Bão.
* Đối với học sinh:
+ Tiếp nhận các thông tin kiến thức nêu trên một cách khiên cưỡng, máy móc mà
khơng hiểu được bản chất gốc của các hiện tượng tự nhiên được nêu ra trong các bài
học nói trên.
* Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ giải quyết về cơ bản các vấn đề đó.
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

4


SKKN Trung học phổ thông

2.3. Giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề nêu trên:
2.3.1: Lực Coriolit với hoạt động của Gió - Bão.
Do Trái Đất tự quay, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực
gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ tây sang đông của Trái
Đất. Phương của tổng hợp lực này chính là hướng chuyển động của vật thể. Đồng thời
do Trái Đất tự quay nên tốc độ dài của mỗi điểm càng xa tâm Trái Đất càng lớn, trong
khi vật thể muốn bảo tồn chuyển động ban đầu của mình theo qn tính. Do vậy, càng

xa tâm Trái Đất thì độ lệch của chuyển động so với phương ban đầu càng lớn. Mọi vật
chuyển động theo chiều kinh tuyến từ xích đạo về cực và từ cực về xích đạo ở bán cầu
Bắc sẽ bị lệch về tay phải.
Một vật chuyển động theo vĩ tuyến ở bán cầu Bắc sẽ hướng ra xa trục quay Trái Đất
khi đi về phía đơng, hướng về trục quay khi đi về phía tây.
Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng ở bán cầu Bắc sẽ hướng về phía đơng
khi từ phía trên xuống (tương tự rơi tự do), hướng về phía tây khi từ phía dưới lên.
(Vật rơi tự do từ trên cao xuống mặt đất đồng thời chịu tác động của hai lực: lực hút
thẳng đứng vào tâm Trái Đất và lực theo quán tính nằm ngang theo chiều từ tây sang
đơng, kết quả là bị lệch về hướng đơng).
Bán cầu Nam thì ngược lại.

1. Hướng ban đầu
2. Hướng sau khi lệch
2.3.2: Vận dụng kiến thức nêu trên vào giải quyết các nội dung kiến thức cụ thể:

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

5


SKKN Trung học phổ thơng

- Vận dụng giải thích rõ được hướng di chuyển của các loại Gió - Bão trên địa cầu dưới
tác động của lực Coriolit
- Giải thích tác động của lực Cơriơlis đến khí áp và hồn lưu khí quyển:
Khơng khí trên mặt đất ở xích đạo bị đốt nóng, nở ra và bay cao lên, đến một độ cao
nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dịng khí đi lên, nên khí lạnh này khơng hạ

xuống lại được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đơng do tác động của lực
Côriôlis. Tới vĩ độ 300 – 350, độ lệc đã lên tới 90 0 so với kinh tuyến, các dịng khí
chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, khơng khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất
mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. Sự xuất
hiện của các đai áp cao này làm phát sinh đai hoang mạc cận nhiệt trên các đại lục và
vùng lặng gió trong các đại dương.

Do sự chêch lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo
và phía hai cực.
Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo chiều kinh tuyến dưới tác động của lực
Côriôlis sẽ thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc đông nam – tây bắc ở
bán cầu Nam. Gió này gọi là gió tín phong (Mậu dịch).
Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Cơriơlis làm lệch về
phía đơng, lên tới các vĩ độ 450 – 500 hầu như thổi theo hướng tây – đơng, tạo thành đai
gió tây (gió Tây ơn đới).
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

6


SKKN Trung học phổ thơng

Những luồng gió thổi khu áp cao ở cực về xích đạo cũng bị lực Cơriơlis tác động, tới
các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây
được gọi là gió đơng (gió Đơng cực).
Vùng ơn đới nằm giữa đai gió Đơng và đai gió Tây là vịng đai lặng gió. Từ đây, gió
thổi đến từ hai phía Bắc và Nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình
thành đai áp thấp ơn đới.

- Giải thích cơ chế hoạt động của các cơn bão.
Ở trên chúng ta đã biết, dưới ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis ở Bắc bán cầu, gió thổi
có xu hướng lệch về phía đơng. Nước ta nằm ở Bắc bán cầu, tại các vùng biển lực
Coriolis làm cho gió bề mặt trong vùng xốy ln có chiều ngược với kim đồng hồ.Các
cơn bão ở Bắc bán cầu ln có dạng xốy ngược chiều kim đồng hồ, cịn ở Nam bán
cầu thì ngược lại. Bây giờ chúng ta sẽ giải thích để làm rõ điều đó thơng qua sơ đồ
hình dưới đây:

Bão hình thành do các tâm áp thấp ở ngồi biển tức là có một vùng áp suất thấp,
khơng khí xung quanh sẽ chạy dồn về đó, biến thành gió và biển động. Các mũi tên
màu đỏ chỉ thị sự dồn về tâm của khơng khí. Như trên ta nói các vật thể chuyển động
trên Trái Đất ở bán cầu Bắc chịu tác động của lực Coriolis hướng sang bên phải, vậy
lực Coriolis tác động lên các phần tử không khí có hướng như mũi tên đen. Chính sự
sắp xếp đó buộc khơng khí vừa chạy vào trong vừa bị kéo sang phải, khiến bão có dạng
hình xốy ngược chiều kim đồng hồ.Bão ở Nam bán cầu sẽ có dạng ngược lại, tức là
quay theo chiều kim đồng hồ.
- Giải

thích hướng di chuyển của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới ở nước ta.
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

7


SKKN Trung học phổ thông

Chuyển động của một cơn bão bao gồm hai dạng chuyển động thành phần khác nhau.
Đó là chuyển động xốy của gió bề mặt, có tốc độ gió được biểu thị bằng “sức gió” và

chuyển động tịnh tiến của tồn bộ vùng xốy hay cũng chính là tốc độ di chuyển của
“mắt bão” có tốc độ biểu thị bằng tốc độ di chuyển của áp thấp nhiệt đới hoặc bão.
Hướng di chuyển tịnh tiến của toàn bộ vùng xoáy được gọi là hướng di chuyển của
bão.
Tại các vùng biển ở Bắc bán cầu như nước ta, do ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis
sinh ra do chuyển động tự quay của Trái Đất, gió bề mặt trong vùng xốy ln có chiều
ngược với chiều kim đồng hồ. Do đó, hầu hết các cơn bão có ảnh hưởng đến vùng biển
nước ta đều hình thành từ trung tâm Thái Bình Dương, vượt qua Philipin đi vào biển
Đơng. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các cơn bão (hoặc áp thấp nhiệt đới) đều có
hướng di chuyển chủ đạo là từ phía Đơng(Đơng Nam - Đơng Bắc) sang phía Tây ( Tây
Bắc - Tây Nam). 

Tại một thời điểm nào đó tưởng tượng trải một đường thẳng đi qua tâm bão theo
hướng di chuyển của bão thì đường thẳng ấy sẽ chia vùng bão thành hai nửa, “bên phải
(nửa phía bắc, nếu bão di chuyển từ Đông sang Tây) và bên trái (nửa phía Nam). Ở nửa
bên phải tốc độ gió mạnh hơn, phạm vi ảnh hưởng của gió mạnh hơn, mưa và sóng
biển cũng dữ dội hơn so với nữa bên trái. Do đó, sức tàn phá của cơn bão ở nửa phía
Bắc bao giờ cũng mạnh hơn ở nửa kia. Sở dĩ có hiện tượng đó là do ở nửa bên phải,
chiều của gió xốy trùng với chiều di chuyển của bão nên tốc độ gió tổng cộng là lớn
hơn. Cịn ở nửa bên trái thì ngược lại (xem hình trên), tàu thuyền ở nửa bên phải rất dễ
bị cuốn vào vùng gần trung tâm là nơi có sức tàn phá của Bão.
8
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn


SKKN Trung học phổ thông

2.3.3. Bão và hoạt động của Bão ở nước ta:

+ Khái niệm về bão:
     Bão được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xốy, có
đường kính tới hàng trăm kilơmét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu,
gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển
trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb.
+ Cấu trúc của bão:
   Trong không gian ba chiều, bão là một cột xốy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng
0−3 km) khơng khí nóng ẩm chuyển động xoắn trơn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở
Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và
tỏa ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão
khơng khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngồi, mắt bão nằm ở chính
giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

9


SKKN Trung học phổ thơng

Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm,
cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài
chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng khơng. Khi qua
khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là
tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
+ Điều kiện hình thành bão

   Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xốy.
Bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có
nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ
bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và
lực coriolis đủ lớn để tạo xốy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Bão khơng
thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis q
nhỏ, khơng đủ để tạo xốy. Khối khơng khí trong vùng xốy có chiều ngang khoảng
200 km, chiều dài khoảng 1000 km, cách mặt đất khoảng 10 - 12 km.
Lực Coriolis không những ảnh hưởng đến chiều quay của cơn bão mà nó quy định
hướng di chuyển của cơn bão. Theo đó, cơn bão hình thành ở Bắc Bán Cầu ln di
chuyển lệch về bên phải, cịn bão hình thành ở Nam Bán Cầu ln di chuyển lệch về
bên trái. Chính vì thế, khi bão hình thành ở biển Đơng ln có xu hướng di chuyển về
phía đất liền Việt Nam.
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

10


SKKN Trung học phổ thơng

+ Vịng đời của một cơn bão
   Một cơn bão cần từ nhiều giờ cho đến nhiều ngày trước khi hình thành nên cơn bão
hồn chỉnh. Mơt chu kỳ của vịng xốy tiếp diễn khi tốc độ của gió được đẩy lên và sự
nhiễu loạn trải qua 3 giai đoạn chính:
         - Áp thấp nhiệt đới : tốc độ gió dưới 38mph
         - Bão nhiệt đới : tốc độ gió từ 39 – 73mph
         - Bão : tốc độ trên 74mph
   Các cơn bão cũng có nhiều kích thước khác nhau. Một vài cơn bão nhỏ chỉ gồm một

ít gió và mưa đi kèm trong khi có những cơn bão trải dài hàng ngàn km với mưa và gió
lớn. Trên đường di chuyển, khi đến nơi có nhiệt độ thấp dưới 26 0C, đến vùng biển
lạnh hoặc vào sâu trong đất liền, bão sẽ mất nguồn năng lượng bổ sung từ khơng khí
nóng ẩm trên biển, bão sẽ yếu dần và tan đi. Đồng thời khi đến đất liền, với sự cản trở
của địa hình, cây xanh cộng với lực ma sát với mặt đất cũng làm bão tan nhanh.
Bão nhiệt đới còn gọi "tropical storms" là những cơn lốc xốy, hình thành ngồi biển
khơi, khi nhiệt độ của nước biển nóng khoảng 26°C, khối lượng khí ấm bốc lên tạo
thành những đám mây khổng lồ ẩm và ấm, chúng hấp dẫn, hút khơng khí từ tứ phương
đến, lấy năng lượng từ nguồn khí này tạo nên những luồng gió có vận tốc lên đến
300km/h.
    Bão biển được định nghĩa và quy định bởi các cơ quan khí tượng quốc tế, phân biệt
và gọi tên như: Cyclone, Hurricane, Typhoon, tùy thuộc vào nơi hình thành và cấu tạo
của nó. Những loại bão biển này kéo dài nhiều ngày đến 2 hoặc 3 tuần, chúng di
chuyển trên tuyến đường dài, đường kính từ 15km đến 500km. Ngay chính giữa vịng
xốy của bão biển gần như khơng có mây, khơng có gió. Khi cơn bão chạm với đất
liền, do sức cọ chạm với đất và cây cối, chúng dần dần mất đi năng lượng và từ từ biến
mất.
+Quy luật chung của bão ảnh hưởng tới Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và Đại Dương, nằm hoàn toàn trong vùng
nhiệt đới bán cầu Bắc, nhiệt độ cao, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió
Mậu Dịch (Tín Phong) và gió mùa Châu Á.
Các khối khí di chuyển qua Biển kết hợp với lượng nhiệt, ẩm cao là cơ sở cho việc
hình thành các áp thấp nhiệt đới, các áp thấp này tiếp tục tích tụ lượng hơi ẩm lớn là cơ
sở hình thành nên Bão.

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

11



SKKN Trung học phổ thông

Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Ngồi tác động của gió Tín
Phong Bắc Bán Cầu cịn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo
mùa với hai mùa chính: Gió mùa mùa Đơng và gió mùa m Hạ. Gió Mùa lấn át Tín
Phong nên gió Tín Phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và mạnh lên vào các thời kì
chuyển tiếp giữa hai mùa.
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 cho đến tháng 11, sự hiện diện của Biển Đông
trong điều kiện nhiệt độ nước Biển cao, độ ẩm lớn hội tụ đủ yếu tố hình thành áp thấp
nhiệt đới trên Biển Đơng.
Hoạt động của gió mùa mùa Hạ cùng với sự xuất hiện khi áp cao ở chí tuyến Nam
Ấn Độ Dương, vịnh Ben Gan vượt qua xích đạo tràn vào lãnh thổ nước ta. Bên cạnh đó
ngay tại nội vùng do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương hình thành áp cao và áp thấp
cục bộ.
Yếu tố nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, hoạt động của gió mùa kết hợp tác động của lực
Coriolit là các yếu tố hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Một số tâm áp thấp
nhiệt đới đó mạnh lên trở thành Bão di chuyển vào nước ta.
+ Hoạt động của Bão ở nước ta:

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

12


SKKN Trung học phổ thông


Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

13


SKKN Trung học phổ thông

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

14


SKKN Trung học phổ thơng

Ở nước ta trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ ảnh hưởng
trực tiếp đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và
nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.
Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa
bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thường đổ bộ vào Đông Nam
Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên hướng Tây về phía Việt Nam. Trung
bình, từ tháng 1 - 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam. Từ tháng 6 - 8, bão có
nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 - 11, bão có nhiều khả năng ảnh
hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ.
Nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển
phức tạp trong nửa cuối mùa bão. Quỹ đạo của bão trong Biển Đơng có thể được chia
thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ.

Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực
Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho
việc dự báo phức tạp hơn.
+ Thiệt hại do bão
Hàng năm bão đã trở thành nỗi kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho những quốc gia
ven biển. Mỗi cơn bão có thể trút hàng trăm thậm chí vài trăm milimet nước chỉ trong
một ngày.
Nguy hiểm hơn khi bão kết hợp với triều cường sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Ngồi
ra gió giật trong bão kèm theo những cơn lốc xốy có thể làm đổ nhiều cơng trình, nhà
cửa, cây cối, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...Trên Biển Bão gây sóng to dâng cao
9-10m, có thể làm lật úp tàu thuyền. Mực nước Biển dâng cao 1,5-2m làm ngập mặn
vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn tràn về làm ngập lụt trên
diên rộng.
Mức độ thiệt hại do bão không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của các cơn bão mà còn
phụ thuộc vào cách nó đổ bộ. Thiệt hại do bão gây ra khác nhau tùy thuộc theo chúng
tấn công vào phía nào của một khu vực nhất định. Nếu nó tấn cơng ở phía bên phải sẽ
gây ra ảnh hưởng lớn hơn ở phía bên trái vì bên phải tốc độ gió và tốc độ của bão
chuyển động bổ sung cho nhau cịn ở phía bên trái, tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển
động bù trừ lẫn nhau. Sự kết hợp giữa gió, mưa và lũ lụt do một cơn bão gây ra có thể
gây ra những thiệt hại không thể lường trước được đối với khu vực bị bão đổ bộ.
+ Phịng tránh và ứng phó trước khi Bão xảy ra:
Xác định vị trí trú ẩn và làm theo tất cả các hướng dẫn chính thức, bao gồm sơ tán nếu
được yêu cầu.
Tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Các vùng ven
Biển phải gia cố lại đê điều, các cơng trình Biển...
Chống Bão phải ln kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng và chống xói mịn, lũ
qt ở miền núi.
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn


15


SKKN Trung học phổ thơng

Cắt tỉa cành nhánh cây, có biện pháp phù hợp bảo vệ cây trồng vật nuôi.
Mang theo giấy tờ tùy thân mọi lúc (ví dụ:Thẻ căn cước, giấy khai sinh, ID có ảnh,
v.v.) hoặc bảo vệ chúng ở nơi an tồn, khơng thấm nước.
Gia cố lại các đồ vật lỏng lẻo ngoài trời (mái nhà, cửa sổ, tấm phủ, cửa ra vào, mảnh
vụn thùng rác, v.v.).
Đổ đầy xăng xe, bể chứa nước và sạc máy phát điện. Kiểm tra các thiết bị nghe nhìn,
Sạc điện thoại di động...
Chuẩn bị nước đóng chai; làm đá. Chuẩn bị đèn pin, dụng cụ và đồ sơ cứu.
Chuẩn bị pin, nến, bật lửa, nước, đồ tạp hóa (thực phẩm đóng hộp hoặc đồ khô), và đồ
dùng cho vật nuôi.
Chuẩn bị cho gia đình và nhà cửa trong trường hợp lũ lụt và mất điện...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường:
- Với sáng kiến kinh nghiệm nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục tại
trường THPT Nông Cống I. Nơi tôi trực tiếp giảng dạy bộ mơn Địa lí kết quả đạt được
rất tích cực.
+ Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Bài giảng chuyên đè trở nên
khoa học, logic, súc tích hấp dẫn, hiệu quả hơn về mặt chuyển tải kiến thức. Nôi dung
kiến thức sách giáo khoa được chuyển tải một cách dễ hiểu và hiểu sâu hơn. Khắc họa
được kiến thức và vận dụng được kiến thức đó vào thực tiễn các biểu hiện của thiên
nhiên.
+ Đối với đồng nghiệp: Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này để vận dụng trong
công tác soạn giáo án và giảng dạy, làm cho bài dạy được thuận lợi, khắc sâu được
kiến thức. Đồng thời có thể liên hệ được các đơn vị kiến thức trong các bài học khác

nhau của phần địa lí tự nhiên đại cương lớp 10 và phần Địa lí tự nhiên lớp 12.
+ Đối với các em học sinh: Tạo được hứng thú, ham tìm hiểu và u thích mơn học.
Giúp các em khắc họa sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức bộ mơn và liên mơn
nhằm giải thích được các hiện tượng tự nhiên thực tiễn trong đời sống hằng ngày…
nắm bắt và hiểu sâu hơn về kiến thức khoa học Địa lí và ý nghĩa thực tiễn của kiến
thức đó trong thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tư duy: Phát huy được năng lực tư duy tổng quát đến tư duy cụ thể chi tiết.
Giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức phát huy năng lực tư duy sáng tạo…
-Kỹ năng hợp tác: Hình thành khả năng hợp tác làm việc theo nhóm - hỗ trợ thảo luận
rút ra kết luận đánh giá vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể: Biết vận dụng kiến thức,
tổng hợp kiến thức để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề cụ thể đặt ra trong
quá trình làm việc.
16
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn


SKKN Trung học phổ thông

- Kỹ năng tổng hợp phân tích đánh giá: Kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng xử lý vấn
đề. Tổng hợp, phân tích, đánh giá…
- Kỹ năng sống và ứng phó với thiên tai và bảo vệ cơ sở vật chất, bản thân, gia đình và
cộng đồng.
KẾT LUẬN
3. Kết luận, kiến nghị:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm chuyên đề, mang tính định hướng nắm bắt xu
thế đổi mới giáo dục, nhưng thực tiễn đã có sự kiểm chứng rõ ràng. Kết quả học tập
của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,

có sự phù hợp với đặc điểm tư duy và năng lực học của các em.
Gắn việc học tập với ứng dụng thực tiễn, nâng cao kỹ năng sống và ứng phó với biến
đổi mơi trường phịng chống thiên tai. Một vấn đề rất quan trọng trong giáo dục hiện
nay.
Do thời gian làm đề tài chưa được kiểm chứng nhiều, việc áp dụng chắc chắn khơng
tránh khỏi sai sót. Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cơ và các bạn đồng
nghiệp để quá trình dạy học sinh phù hợp với năng lực tư duy, phù hợp với xu hướng
đổi mới học tập và giáo dục của nước nhà, cũng như việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên
môn của tôi được tốt hơn.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng cao. Vì
vậy xin kính đề xuất lên cấp trên nên mở rộng phong trào, khuyến khích các thầy cơ
giáo phát huy trí tuệ, mạnh dạn hơn nữa trong việc nghiên cứu sáng tạo khoa học gắn
liền với công tác giáo dục. Giảng dạy theo chủ đề, nghiên cứu bài dạy và tích hợp liên
môn để bài học ngày càng hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, thu hút khích lệ niềm hăng say
hứng thú học tập và nghiên cứu của các em học sinh và đồng nghiệp.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Thanh hóa, ngày

Tháng

Năm 2022

Tơi xin cam kết đây là SKKN của cá nhân tôi.
Không sao chép nội dung của người khác

Nguyễn Đức Phượng
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống


skkn

17


SKKN Trung học phổ thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 10 - THPT
2. Sách giáo viên Địa lí 10 - THPT
3. Sách giáo khoa Địa lí 12 - THPT
4. Sách giáo viên Địa lí 12- THPT
5. Tranh ảnh giáo khoa Địa lí
Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn

18


SKKN Trung học phổ thông

6. Tài liệu tập huấn chuyên môn.
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004-2007)
8. Tài liệu nguồn Internet.
9. Tạp chí KHTN - Môi trường và TNTN.

Địa lý THPT - Nguyễn Đức Phượng – THPT Nông Cống I – Nông Cống

skkn


19



×