Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn xây dựng tiết thảo luận về chủ đề quản lý tài chính ở học sinh thpt cho các tình huống kinh doanh bài 52 công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.07 KB, 19 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người
nghèo ngày càng nghèo, cịn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề
tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường. Hầu hết chúng ta học
cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo khơng dạy con về
tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: “Hãy đến trường và học cho chăm chỉ.” Và rồi đứa
trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn
về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập
trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà khơng nói gì về
kỹ năng tài chính. Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế
tốn thơng minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều
rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn
từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc khơng
có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính. Một quốc gia có thể tồn tại như thế nào
nếu việc dạy trẻ con quản lý tiền bạc vẫn là trách nhiệm của phụ huynh, mà hầu hết
họ khơng có nhiều kiến thức về vấn đề này? Chúng ta phải làm gì để thay đổi số
phận tiền bạc lận đận của mình? Nhà giàu đã làm giàu như thế nào từ hai bàn tay
trắng?
Sách giáo khoa Công nghệ 10 phần 2 tạo lập doanh nghiệp các em đã được
học về doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doạnh, cách tổ chức, quản lý doanh
nghiệp. Tuy nhiên cịn đang rất chung chung, hình thức, mang tính chất giới thiệu
là chính. khơng đề cập đến giới học sinh, chưa tạo được hứng thú, ước mơ kinh
doanh cho các e. Chưa hướng được cho học sinh biết được những khả năng, lợi thế
của mình để tạo hướng nghiệp sau này cho các em khi chọn nghề.
Trong bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh, các tình huống kinh
doanh chỉ nêu cơ hội kinh doanh mà chưa phân tích rõ mơi trường, năng lực, nhu
cầu thị trường. Ngồi ra hiệu quả kinh doanh qua doanh thu / tháng ở cả 4 tình
huống cịn thấp so với giá trị kinh tế ngày nay. Đặc biệt các tình huống thì không
đề cập đến đối tượng học sinh các em nên khi học các em chỉ đọc và trả lời câu hỏi
ở phần giải quyết tình huống một cách thụ động, chung chung, buổi thực hành


nhưng lại mang tính lý thuyết đơn điệu kém tính sơi nổi.
Trong khi đó ở tuổi này các em thích được tranh luận với nhau, thích được
đưa ra quan điểm của chính mình nhất là vấn đề liên quan đến kinh tế tài chính.
Tiết thực hành này có thể được chuyển thành buổi thảo luận về chủ đề quản lý tài
chính một cách sơi nổi đầy hào hứng mà tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều
có thể tham gia tích cực, kể cả những bạn lâu nay học kém trong lớp bình thường

1

skkn


khơng dám xung phong phát biểu thì khi thảo luận về vấn đề này đều có thể đưa ra
những ý kiến, lập luận của mình một cách đầy thuyết phục.
Mặt khác quan điểm về kinh doanh có nên hay khơng nên ở trường học cũng
là một đề tài có rất nhiều quan điểm trái chiều, vì vậy tiết thực hành này cũng là cơ
hội để mỗi em được bày tỏ quan điểm của chính mình. Đồng thời cũng là cơ hội để
những bạn đã và đang tham gia trong lĩnh vực kinh doanh được truyền đạt những
trải nghiệm, những kinh nghiệm quý báu của mình cho các bạn.
Nhằm giúp cho tiết thực hành trở nên thiết thực, có ý nghĩa tôi mạnh dạn đề
xuất sáng kiến qua kinh nghiệm thực tế của bản thân sau nhiều năm giảng dạy môn
công nghệ 10 là

“Xây dựng tiết thảo luận về chủ đề quản lý tài chính ở HS THPT thay
cho các tình huống kinh doanh - Bài 52 công nghệ 10”
Với sáng kiến kinh nghiệm này tơi chỉ có một mong muốn xây dựng ở các
em tinh thần học gần gũi giữa sách giáo khoa với thực tế, sự thay đổi trong tư duy,
nhen nhóm, khơi dậy trong các em niểm khát khao làm giàu, niềm đam mê kinh
doanh. Để khi đủ hành trang, có cơ hội, các e sẽ biến ước mơ ấp ủ lâu nay trở
thành hành động, thiết thực hiệu quả.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích gắn kết lí thuyết và thực tiễn đời
sống. Đồng thời thông qua sáng kiến kinh nghiệm này để giáo dục lao động, giáo
dục kỉ luật lao động trong nhà trường phổ thông cũng như giáo dục kĩ năng sống
cho các em.
Một mục đích quan trọng nữa của sáng kiến kinh nghiệm là hướng tới hình
thành và phát triển năng lực quản lý tài chính, năng lực thuyết phục dự án của
mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh 4 lớp 10A5, 10A6, 10A7, 10A8
trường THPT Hậu Lộc 2.
- Đánh giá hứng thú học tập môn công nghệ của các em trước và sau khi áp dụng
buổi thảo luận bài 52- Lựa chọn cơ hội kinh doanh chương 4: Doanh nghiệp và lựa
chọn lĩnh vực kinh doanh. Chúng tôi sẽ xem xét xem có sự thay đổi tích cực nào
trong ý thức, động cơ học tập cũng như thái độ biểu hiện của các em hay không?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm: Sách giáo khoa công
nghệ 10, sách giáo viên công nghệ 10, sách “Cha giàu cha nghèo” của tác giải
Robert , Cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú“ của tác giả T. Harv Eker Kiyosaki,
các trang tạp chí và các website làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra cơ bản

2

skkn


+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- phương pháp tổ chức hoạt động khám phá, trải nghiệm làm kinh doanh

-Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: xử lí các số liệu thu được bằng tốn học, hoặc
có thể sử dụng các phần mềm máy tính để xử lí số liệu thu được
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Bố trí thí nghiệm ở 2 nhóm lớp khác nhau để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của
đề tài.
+Lớp thực nghiệm: Lớp 10A5, A6 – Lớp áp dụng tiết học theo SKKN.
+ Lớp đối chứng: Lớp 10A7, 10A8 – Lớp dạy theo các tình huống sách giáo khoa
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đưa đề tài quản lý tài chính ở tuổi học sinh THPT vào tiết học để các em thảo
luận đưa ra các chính kiến của mình, chính kiến của phụ huynh các em mà trước
đây chưa có ở bất kỳ mơn học nào.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Suy nghĩ của người giàu và người nghèo có nhiều điểm khác biệt nhau. Chính
những điểm khác biệt này đã tạo ra số phận của mỗi con người. Tôi tin rằng đa số
chúng ta hiện nay từng ít nhất 1 lần được bố mẹ răn dạy “Con hãy học hành giỏi
giang, để ra trường tìm được việc làm ổn định, lương cao”. Trong thời buổi kinh tế
đầy rẫy khó khăn, thị trường việc làm đang bão hịa như hiện nay thì liệu lời
khun này có cịn ngun giá trị? Trên thực tế hàng năm không biết bao nhiêu
người có bằng loại giỏi vẫn phải bươn chải làm thuê với mức lương rẻ mạt và vẫn
luôn nghèo túng? Vì sao lại như vậy? Nếu chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về kiến
thức kinh doanh cũng như cách quản lý tài chính thì chắc chắn bạn cịn mãi nghèo.
Buổi thảo luận với những thông điệp rõ ràng, tiến bộ về tiền bạc sẽ giúp bạn sớm
“thoát nghèo”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả khảo sát thực tế ở trường THPT Hậu Lộc 2 tháng 4 năm 2021(học
sinh khối lớp 10) với câu hỏi: Em có hứng thú ở mức độ nào với mơn cơng nghệ?
Mức độ hứng thú

Ít hứng thú
Hứng thú vừa
Rất hứng thú
Tỉ lệ %
62,5%
30%
7,5%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp mà tôi dưa ra ở đây là: xây dựng tiết học bằng cách thảo luận
2.3.1. Tên chủ đề:
“Xây dựng tiết thảo luận về chủ đề quản lý tài chính ở HS THPT thay cho các
tình huống kinh doanh - bài 52 cơng nghệ 10”
2.3.2. Mô tả chủ đề:

3

skkn


Quản lý tài chính: Quản lý tài chính là quản lý nguồn vốn. Trong đó có
nguồn vốn tiền mặt, tài sản và các quan hệ tài chính khác như khoản phải thu,
khoản phải trả, nhằm tăng lợi nhuận.
Tại sao phải dạy các em về tài chính? Hầu hết mọi người không nhận ra
rằng: trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là
bạn giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sơi nảy nở như thế nào. Điều đó
cũng giống như trồng một cái cây vậy. Ban đầu, bạn sẽ phải mất rất nhiều cơng sức
để chăm bón nó, đến một ngày nào đó, khi rễ cây đã đâm sâu vào lịng đất, cái cây
đã đủ lớn để tự mình phát triển, bạn sẽ khơng cần phải tốn cơng chăm bón nữa mà
vẫn có thể được hưởng những mùa quả ngọt lành. Muốn cho cái cây tiền bạc của
bạn phát triển, bạn phải có nhiều kiến thức về tài chính để biết chăm bón nó thật

đúng cách.
Cũng như những doanh nghiệp, bản thân mỗi cá nhân đều cần phải quản lý
tài chính. Từ những nguồn thu, chi, đầu tư, tiết kiệm, nếu bạn khơng có khả năng
quản lý thì cũng dễ dàng lâm vào cảnh gặp những rủi ro trong sinh hoạt thường
ngày. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi
tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là
việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại
tránh gặp phải những rủi ro khơng đáng có từ cuộc sống thường ngày
Kinh doanh là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm
thu lợi nhuận, chúng bao gồm: Sản xuất, dịch vụ, mua- bán hàng hóa.
- Để thực hiện tốt tiết thảo luận học sinh cần nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức
trong bài 49, 50, 51 sách giáo khoa công nghệ 10
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường là các bạn học sinh cùng trường hoặc khác trường
tuổi 16-18
- Xem những lợi thế của bản thân về lĩnh vực kinh doanh nào. Dựa vào các căn cứ
kinh doanh để xác định lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp.
2.3.3. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành tiết học sinh có khả năng
a. Kiến thức
- Hiểu được, vận dụng được kiến thức về quản lý tài chính.
- Phân tích được những ưu điểm và nhược điểm khi học sinhTHPT tham gia lĩnh
vực kinh doanh
- Biết lựa chọn và xác định được cơ hội kinh doanh phù hợp.
b. kĩ năng
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng sống
- Khả năng kiểm soát thời gian, khả năng quản lý tài chính
c. Thái độ, hành vi:

4


skkn


- Nghiêm túc làm việc,tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
2.3.4. Thiết bị
- GV chuẩn bị một số câu hỏi từ tiết trước để các em chuẩn bị trước
- Máy tính, máy chiếu.
- Tư liệu (bài báo, video, hình ảnh…) về các hình thức kinh doanh đơn giản phù
hợp với giới học sinh THPT
2.3.5. Tiến trình dạy học
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề sau đó đưa ra các câu hỏi mà giáo viên đã yêu
cầu học sinh chuẩn bị từ tiết trước để các em thảo luận.
Câu 1: Chỉ ra sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo?
Câu 2: Chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc của mình? Nhà giàu đã
làm giàu như thế nào từ hai bàn tay trắng?...
Câu 3: Học sinh thì có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả khơng? 
Câu 4: Chính kiến của bố mẹ các em khi các em lên ý tưởng kinh doanh?
Câu 5: Lợi ích, và hạn chế của các em khi tham gia kinh doanh?
Câu 6: Các ý tưởng kinh doanh phù hợp với học sinh THPT
Bước 2. Giáo viên học sinh cùng thảo luận các vấn đề bên thực hiện đề ra.
Bước 3. Giáo viên tổng kết lại các ý kiến
* Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo
1. Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.
2. Người giàu: Quyết tâm làm giàu. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình. Bắt
tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có. Người nghèo làm việc vì tiền bạc. Làm việc
chăm chỉ vì tiền của họ.
3. Người giàu: Ln học hỏi và phát triển.

Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.
4. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành cơng và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành cơng và giàu có.
5. Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
6. Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
7. Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
8. Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
9. Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

5

skkn


* Chúng ta phải làm gì để thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình? Nhà
giàu đã làm giàu như thế nào từ hai bàn tay trắng?...
Giáo viên nhấn mạnh: Các em phải biết sự khác nhau giữa tài sản (asset) và
tiêu sản (liability) và để được giàu có, các em phải mua tài sản."Tài sản bỏ tiền vào
túi các em, cịn tiêu sản thì lơi tiền ra khỏi túi." "Người giàu kiếm được tài sản.
Người nghèo và người trung lưu chỉ thu được tiêu sản, nhưng họ nghĩ rằng họ đã
kiếm được tài sản. Giống như một số em bỏ tiền ra mua một chiếc điếc thoại đắt
tiền chỉ để lướt facebooc, tictok mà không biết sử dụng số tiền đó hoặc sử dụng
chiếc điện thoại đó để sinh lời. Người giàu mua những thứ xa xỉ này sau cùng,
trong lúc người nghèo và người trung lưu có khuynh hướng mua chúng trước hết.
Thật ra bản thân việc đầu tư khơng hề mạo hiểm. Chính sự thiếu thơng minh

nhanh nhạy về tài chính và thiếu những kiến thức tài chính đơn giản mới là nguyên
nhân gây ra sự mạo hiểm. “Hãy nghĩ đến việc kinh doanh của mình’’ Đó là bí mật
của những người giàu. "Có khác biệt giữa nghèo nàn và phá sản. Phá sản chỉ là tạm
thời nhưng nghèo thì vinh viễn."
*Học sinh thì có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả khơng? 
Câu trả lời là có, điều thiếu sót trong vốn học của các em không phải là làm thế nào
để kiếm tiền, mà là làm thế nào để sử dụng tiền - kiếm được tiền rồi thì cần phải
làm gì với chúng. Cái đó gọi là năng lực tài chính - làm gì với tiền bạc sau khi đã
kiếm ra chúng, làm sao để giữ không cho người khác chiếm lấy, các em giữ chúng
được bao lâu, tiền bạc sẽ làm việc cho các em như thế nào mới là điều quan trọng.
Bởi vì thị trường ngày nay có rất nhiều cơng việc mà ngay cả học sinh cũng làm
được.  Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các doanh nhân thành đạt ở độ tuổi rất
trẻ, bởi vì họ đã tận dụng quãng thời gian đi học của mình để bắt đầu tìm tịi và học
hỏi về kinh doanh. Tuy vậy, các ý tưởng kiếm tiền cho học sinh chỉ dành cho các
bạn học sinh có mong muốn kiếm tiền, cân bằng được công việc và học hành. Hãy
chỉ làm những công việc này khi thật sự cần thiết. Bởi cho dù các em có kiếm được
tiền thứ mà các em cần ưu tiên vẫn là việc học nhé!
*Chính kiến của bố mẹ các em khi các em lên ý tưởng kinh doanh?
Chia sẻ về vấn đề này, chị A mẹ cuả bạn T cho biết: “Là một người mẹ, tơi
muốn con mình có được trải nghiệm sớm trong việc kiếm tiền. Trẻ em ngày nay
hầu hết sống trong sự sung túc, đầy đủ do cha mẹ mang lại nên ít cảm nhận được
khó khăn trong cuộc sống cũng như biết quý trọng những gì xung quanh mình. Tơi
muốn con mình hiểu được giá trị của đồng tiền. Nó khơng từ trên trời rơi xuống mà
phải lao động chăm chỉ mới có được”.
Chị B mẹ bạn H lại cho rằng nếu kiếm tiền quá sớm, trẻ phải chia sẻ thời
gian, cảm xúc của các hoạt động vui chơi, giải trí vốn dĩ cần có ở trẻ thơ cho việc
bắt đầu phải tính tốn làm sao để kiếm thêm thu nhập. Trẻ buộc phải “người lớn”

6


skkn


hơn và dễ căng thẳng. Đôi khi lại tạo cho trẻ cách sống nghiêng về hướng thực
dụng, có phần đề cao vật chất.
Nhiều bậc phụ huynh khác cũng không biết liệu để con mình đi làm sớm là
việc nên hay khơng? Bên cạnh các bạn trong gia đình hồn cảnh khó khăn, thì gần
đây nhiều phụ huynh muốn con mình tăng khả năng biểu diễn năng khiếu kết hợp
việc trải nghiệm cuộc sống, làm quen với việc kiếm tiền. Ngồi ra cịn giúp con bớt
được những việc vơ bổ, khơng có ích như chơi điện tử, game online….
Tuy nhiên giáo viên cũng nhấn mạnh cha mẹ các em nên quan sát, kiểm soát
và can thiệp liên tục vì tư duy, kinh nghiệm của đứa trẻ chưa bao giờ là hoàn thiện,
dễ mắc sai lầm. Cha mẹ cần chắc chắn rằng con mình đang kiếm tiền vì động cơ
trong sáng, sử dụng tiền xứng đáng, biết cân đối thời gian cho việc học tập. Nếu
thấy có dấu hiệu khơng tốt, cha mẹ cần ngồi lại, trị chuyện với mong đợi trẻ khơng
đi lệch “quỹ đạo”, nếu sau nhiều lần giáo dục thất bại có thể yêu cầu con dừng lại
chuyện này cho đến khi con chuẩn bị đủ hành trang để tiếp tục.
* Lợi ích, và hạn chế của các em khi tham gia kinh doanh?
Điều tích cực có thể thấy ở đây là các em hình thành được nhiều kỹ năng
sống, kỹ năng xã hội hơn bạn bè cùng trang lứa. Cụ thể, trẻ sẽ có chính kiến, biết
thiết lập các mối quan hệ và duy trì nó, quản lý thời gian, thiết lập kế hoạch, có bản
lĩnh đương đầu với thử thách hơn. Cha mẹ cũng yên tâm hơn khi trẻ ngày một lớn
và có thể tự lập sớm. Ngồi ra đã đi làm thì sẽ có thu nhập, từ đó mang lại lợi ích
kinh tế cho chính bản thân các em.
Tuy nhiên, việc đi làm sớm cũng có những mặt trái của nó. Giáo viên nhấn
mạnh khi chưa thành niên thì các em chưa trưởng thành một cách trọn vẹn, vì vậy
nếu lao động không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng về mặt thể chất. Ngồi ra nếu tệ
hơn, các em có thể bị lợi dụng, lừa đảo và dẫn đến hậu quả về mặt tâm lý, nghiêm
trọng hơn có thể vi phạm pháp luật. Ở độ tuổi này, các em vẫn phải tập trung vào
việc học. Đây mới là mục tiêu chính để các em tập trung thay vì là đi làm và kiếm

tiền.
Giáo viên cũng đưa ra một ví dụ: Một người mẹ đã chia sẻ trên mạng xã hội
Facebook về việc có cậu con trai 15 tuổi chơi đàn vĩ cầm (vi-ơ-lơng) trên phố đi bộ
tại Hà Nội thì bị lực lượng chức năng khơng cho tiếp tục vì khơng có giấy phép.
Theo chia sẻ của người mẹ này, cháu V.D.H.N. đã đi làm kiếm tiền từ khi lớp 1 và
bây giờ đã lên lớp 9. Chủ yếu số tiền của cháu kiếm được dùng làm từ thiện.
* Các ý tưởng kinh doanh phù hợp với học sinh THPT
1.Viết Blog - Cách kiếm tiền tại nhà cho học sinh giỏi văn
Nếu các em có tài viết lách và giàu ý tưởng hiệu quả thì các em có thể tạo
ngay một trang blog riêng và bắt đầu trổ tài kiếm tiền. Khi khơng có tiền thì các em
cũng đừng lo khơng đầu tư được một trang web cho riêng mình. Hiện tại có rất

7

skkn


nhiều nhà cung cấp hỗ trợ tạo tài khoản blog miễn phí để sử dụng. Ví dụ như dịch
vụ blogspot.com của Google hay wordpress.
Một lưu ý nhỏ cho các em khi thực hiện công việc này là không nên dàn trải
nội dung, hãy tập trung vào một chủ đề duy nhất và viết sâu về nó, về những thứ
mà ở các trang báo khác chưa có. Làm được như vậy, blog của mới “độc” và được
mọi người ghé thăm nhiều.
Ví dụ, các em có thể tạo một blog chuyên về dạy nấu các món ăn Hàn Quốc, nếu
khéo tay có thể làm blog dạy làm đồ handmade và hướng dẫn mọi người cách thực
hiện, các bạn nữ xinh xắn có thể làm một blog về cách trang điểm, làm đẹp cho tuổi
teen…
Ngoài blog, các em cũng nên tự quay các video hướng dẫn và tải lên kênh
Youtube của riêng, hay tạo thêm một tài khoản Facebook để kết nối với mọi người
ở tất cả mọi nơi, thu hút họ truy cập về website của mình. Về lâu dài đây là một

trong những cách kiếm tiền cho học sinh khá hiệu quả
2.Cộng tác viên viết bài
Làm cộng tác viên viết bài/ truyện ngắn chính là một lựa chọn tuyệt vời cho
các bạn vẫn đang băn khoăn học sinh nên kinh doanh gì? Với các bạn học sinh hay
mơ mộng thì viết truyện tình cảm, sướt mướt có vẻ là một đề tài rất hợp lý.
Nếu khơng có thể viết truyện trinh thám, truyện cười… tùy theo tính cách và sở
thích mỗi người. Với mỗi câu truyện viết xong, các em có thể gửi cho báo phù hợp
để đăng tải và họ sẽ trả nhuận bút cho các em. Nhiều bạn học sinh, có khi mới học
cấp 2 đã có thể kiếm cả vài triệu mỗi tháng theo cách này.
Để được duyệt, bài viết cần đảm bảo không copy từ người khác, và nội dung
đủ dài, nhuận bút thì tùy báo, ví dụ các báo teen tiền nhuận bút dao động từ 200 –
500k/ mỗi bài, nhưng với các loại báo in thường thì thời gian để được duyệt đăng
bài sẽ rất lâu.
3.Kinh doanh dụng cụ học tập
Dụng cụ học tập là vật bất ly thân của mỗi học sinh, tất cả học sinh ai cũng
đều có nhu cầu mua các sản phẩm về dụng cụ học tập. Và hầu hết các bạn học sinh
đều thích sở hữu các dụng cụ học tập có mẫu mã đẹ, ngộ nghĩnh thay vì khơ khan
như các sản phẩm dụng cụ học tập đang đại trà trên thị trường.
Vì vậy chuyên gia khuyến nghị các em nên kinh doanh các sản phẩm về dụng cụ
học tập bởi 2 lí do chính như sau
+ Đầu tiên, bạn có cơ hội tiếp cận rất nhiều các khách hàng tiềm năng hàng ngày,
có cơ hội để quảng cáo sản phẩm một các hiệu quả nhất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
tạo doanh thu.
+Thứ hai, khi kinh doanh các sản phẩm dụng cụ học tập bạn sẽ chỉ cần số vốn rất
nhỏ phù hợp với túi tiền của các bạn học sinh khi muốn đầu tư kinh doanh.
4.Kinh doanh áo phông

8

skkn



Quần áo là nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người và chắc hẳn hình ảnh rất
các cơ cậu học trị diện những chiếc phơng trẻ trung và năng động cũng khơng cịn
xa lạ với mỗi chúng ta. Vì vậy có thể nói, học sinh là khách hàng tiềm năng cho sản
phẩm áo phông. Chuyên gia khuyến nghị các em nên tập trung bán các sản phẩm áo
phông thay vì đa đạng thời trang để hạn chế tối đa chi phí cho vốn lấy hàng và tập
trung đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng xung quanh mình.
5.Kinh doanh phụ kiện thời trang theo xu hướng thị trường
Thời học sinh mấy ai là người chưa từng đeo trên tay những chiếc vòng, đội những
chiếc mũ, hay mua những chiếc balo hợp với xu hướng thời trang. Các bạn trẻ là
những người cập nhật được xu hướng thời trang nhanh nhất và cũng là những
khách hàng tiềm năng nhất cho các sản phẩm phụ kiện thời trang. Vì vậy, kinh
doanh các sản phẩm phụ kiện thời trang theo xu hướng thị trường được chuyên gia
đánh giá là một ý tưởng rất hay và phù hợp đối với các bạn học sinh khi muốn đầu
tư kinh doanh.
6.Kinh doanh đồ ăn vặt
Có thể nói hình ảnh các cơ cậu học trò tan trường rồi tấp nập ùa vào các quán ăn
vặt ven đường là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với mỗi người. Từ đó có thể thấy
khách hàng tiềm năng của đồ ăn vặt là các bạn học sinh. Các em có thể nhập các
nguyên liệu về và học cách làm các món ăn vặt đơn giản nhưng lại được rất nhiều
học sinh ưa thích như: bánh tráng trộn, xồi lắc, cóc lắc … Bên cạnh đó các món ăn
vặt đóng gói khác cũng khá hấp dẫn lứa tuổi học sinh như: Khơ bị, khơ gà …Các
món ăn vặt là ý tưởng kinh doanh hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao cho người
kinh doanh.
7.Kinh doanh các sản phẩm liên quan tới sao
Trong cuộc đời học sinh mỗi người đều có những thần tượng của riêng mình. Có
thể là thần tượng trong nước hoặc quốc tế. Tuy nhiên ở Việt Nam hầu hết các bạn
học sinh đề là fan của các sao Hàn. Và hiện tượng sao Hàn luôn tạo nên cho giới trẻ
Việt Nam những cơn sốt nhức nhối, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Việc sưu tầm

các sản phẩm liên quan đến thần tượng ln là việc u thích của các fan hâm mộ.
Họ sẵn sàng bỏ tiền để mua các sản phẩm liên quan đến thần tượng dù chỉ là những
sản phẩm đơn giản như: poster, móc chìa khóa, quạt, áo, vở, túi xách….. Các em có
thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh các sản phẩm liên quan tới thần tượng để
mang lại kinh nghiêm cũng như thu nhập cho bản thân.
8. Bán quà tặng online, đồ lưu niệm, thiệp handmade
Top 15 ý tưởng làm đồ handmade độc đáo, dễ làm
 1. Tự làm đồ handmade từ những chiếc bật lửa cũ
 2. Cách làm đồ handmade đơn giản từ thìa nhựa
 3. Gara để xe ngập tràn màu sắc với vỏ chai nhựa tái chế
 4. Đèn chùm handmade - Cách làm đồ tái chế đơn giản

9

skkn











5. Ý tưởng trang trí cho giày dép cực sáng tạo
6. Làm thú nhồi bông handmade với một chiếc găng tay
7. Cách làm đồ trang trí hoa handmade từ lõi giấy vệ sinh
8. Làm một cây chổi handmade từ chai nhựa

9. Sáng tạo đèn chiếu sáng giúp tiết kiệm điện năng
10. Thìa nhựa cũng có thể làm đồ trang sức
11. Cách làm quà lưu niệm bằng tay - Tranh, khung ảnh từ cúc áo
12. Làm chậu hoa nước từ bóng đèn hỏng

Bó hoa hồng giấy sang trọng là món quà ý nghĩa cho ngày lễ

10

skkn


Đồ handmade từ những chiếc bật lửa cũ

11

skkn


Đèn chùm handmade

12

skkn


13

skkn



9. Dịch thuật: Cách kiếm tiền tại nhà cho học sinh giỏi ngoại ngữ
Các em đừng lãng phí kiến thức của mình, các em hồn tồn có thể kiếm tiền từ đó.
Các em có thể trở thành cộng tác làm cho các trang báo mạng, phim, truyện, hoặc
các trung tâm dịch thuật. Dịch thuật là cụm từ không quá xa lạ với nhiều người đặc
biệt là dân học ngoại ngữ. Nếu tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình các em có
thể làm cơng việc này bằng cách trở thành cộng tác làm cho các trang báo mạng,
truyện, phim hoặc trung tâm dịch thuật.
Đây là một công việc linh động thời gian và không gian, các em chỉ cần đảm bảo
hồn thành cơng việc đúng deadline là được. So với các công việc dành cho học
sinh dịch thuật là cơng việc có mức thu nhập tương đối cao. Một số trang web về
công việc dịch thuật:
 PeoplePerHour.com: các em cần đăng ký hồ sơ, các nhà tuyển dụng sẽ phê
duyệt hồ sơ của bạn. Nếu phù hợp, họ sẽ liên hệ đến bạn.
 Freelancer.com: Các em có thể truy cập vào đây để tìm kiếm cơng việc làm
thêm online phù hợp với mình. 

14

skkn


Guru.com: Là trang web tương tự Freelancer.com. Học sinh cần phải đăng
ký tài khoản để tìm kiếm cơng việc dịch thuật phù hợp với mình.
10. Phục vụ quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh
Đây là công việc mà rất nhiều bạn học sinh lựa chọn vì có thể làm theo ca linh hoạt
và cũng không yêu cầu kinh nghiệm. Cơng việc này cịn giúp các em nâng cao kỹ
năng giao tiếp, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn và cũng đem lại cho các em mức thu nhập
ổn định. Thông thường, các em có thể làm part-time tùy vào lịch học với mức
lương.

Bước 4: Giáo viên gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng nâng
cấp kiến thức cho học sinh
Một thói quen xấu phổ biến là tính “xài hoang”. Nếu các em khơng cứng rắn
với chính mình thì thế giới sẽ xô đẩy các em đi. Nếu các em khơng thích phải chịu
áp lực tài chính thì hãy tìm một cơng thức cho riêng mình. Một cơng thức tốt là cắt
giảm chi phí, huấn luyện mình làm chủ tiền bạc càng sớm chừng nào thì càng tốt
chừng nấy.
Hãy đầu tư vào việc học trước tiên. Tài sản quyền lực nhất mà tất cả chúng ta
đều có chính là bộ óc. Hãy học cách quản lý tài chính của chính mình. Nếu được
huấn luyện tốt, nó có thể tạo ra những của cải khổng lồ. Trong thời đại thông tin,
tiền bạc gia tăng theo cấp số nhân. Một số người có thể lành giàu đến mức khó tin
từ hai bàn tay trắng, chỉ với những ý tưởng kinh doanh. "Thiếu thốn tiền bạc là
nguồn gốc của mọi điều xấu."
Từ ngữ huỷ hoại nhất trong các từ ngữ là từ ngày mai, Một vấn đề của từ
ngày mai là ta
không bao giờ thấy ngày mai. Ngày mai không tồn tại. Ngày mai chỉ tồn tại trong
trí óc những kẻ mơ mộng và thất bại. Tất cả những gì ta có là hôm nay. Hôm nay là
từ của ta người chiến thắng và ngày mai là từ của người thất bại. Tất cả mọi người
đều được ông trời tặng cho hai món q đó là trí óc và thời gian. Chúng ta đang
sống ở thời đại công nghệ thông tin, hãy nắm bắt và phát huy khả năng, năng lực
của mình để đem lại nguồn tài sản vô giá, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Tương lai không thuộc về đứa trẻ ra trường với điểm số cao, mà rơi vào bàn
tay của trẻ có phương pháp học tập tốt nhất và những ý tưởng thiên về khoa học
mới nhất. Quan trọng hơn là phải học cách thay đổi; và học cách thích nghi nhanh.
Học tập là suốt đời
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua một năm thực hiện mơ hình dạy học nói trên ở khối lớp 10 trường THPT
Hậu Lộc 2 chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
-Ở các lớp đối chứng về mức độ hứng thú với bài 52 nói chung và phần 2 tạo

lập doanh nghiệp nói riêng


15

skkn


Mức độ hứng
Ít hứng thú
Hứng thú vừa
Rất hứng thú
thú
Tỉ lệ % học sinh
57%
35%
8%
được khảo sát
4/2022)
Ở các lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú với bài 52 nói chung và phần 2 tạo lập doanh nghiệp
nói riêng

Mức độ hứng thú
Tỉ lệ % học sinh
được khảo sát sau
khi thực nghiệm
4/2022)

Ít hứng thú
7%


Hứng thú vừa
42%

Rất hứng thú
51%

Như vậy mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với bài 52 nói chung và phần 2
tạo lập doanh nghiệp nói riêng đã có sự chuyển biến rất tích cực. Trong giờ học các
em hăng hái chủ động tham gia, có sự hào hứng hơn hẳn trước đây. Đó là động lực
để để các thầy cô giáo dạy bộ môn này ngày càng yêu nghề, ngày càng phấn đấu
nâng cao năng lực dạy học của bản thân.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Xây dựng tiết thảo luận về chủ đề quản lý tài chính ở HS THPT đã giúp cho
các em có một cách nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về cách quản lý tài chính mà lâu
nay các em thường mắc phải. Giúp cho các em có được những kỹ năng tài chính cơ
bản trước khi bước vào đời, đồng thời có sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù
hợp. Tạo cho các em niềm khao khát, niềm tin được khẳng định mình, để cuộc sống
trở nên ý nghĩa hơn.
- Bên cạnh đó tiết thảo luận nói trên cũng có tác dụng rất lớn trong giáo dục
kỉ luật tích cực học sinh, củng cố cho các em lòng tin giữa người với người, xây
dựng tình yêu lao động, sản xuất. Đây là những hạt nhân cần thiết để lan tỏa và xây
dựng một xã hội với nhiều tình thương, nhiều sự tin tưởng … giữa con người với
nhau trong tương lai. Tôi tin tưởng rằng bằng cách này giáo dục sẽ tìm lại được vị
thế của mình trong việc chèo lái, định hướng, sự phát triển của xã hội trong tương
lai một cách hiệu quả nhất.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường nên tạo ra sân chơi kinh doanh cho các em như xây dựng mơ
hình hội chợ vào các dịp 26/3. Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp để các em có cơ

hội được học hỏi, được thể hiện khả năng của mình.

16

skkn


- Nên mở rộng mơ hình này ra cả nước nhằm tạo ra sự đồng bộ cũng như tạo
ra sự thống nhất trong quản lí và nâng cao chất lượng dạy học đồng thời tạo ra một
nền giáo dục đạo đức lối sống đi vào thực chất, phù hợp với thực tế.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10/05/2022
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép của người khác.

Nguyễn Thị Hồng

17

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa công nghệ 10, NXB Giáo dục
2. Sách giáo viên công nghệ 10, NXB Giáo dục
3. Sách “Cha giàu cha nghèo” của tác giải Robert.
4. Sách “Bí mật tư duy triệu phú“ của tác giả T. Harv Eker Kiyosaki
5. Các trang web khác trên mạng internet về giáo dục, tâm lí học…

18


skkn


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 2
TT

Tên đề tài SKKN

1

Lồng ghép sức khỏe sinh sản
vị thành niên vào sinh học 11
Lồng ghép văn học, những
Cấp Tỉnh
câu chuyện lý thú vào sinh
học 11

2

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
Cấp Tỉnh


Kết quả
đánh giá xếp
loại (A, B,
hoặc C)
Loại C

Năm học
đánh giá xếp
loại

Loại C

2017- 2018

2010 - 2011

19

skkn



×