Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn vận dụng dạy học tích hợp trong chương hạt nhân nguyên tử vật lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HĨA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG
HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - VẬT LÍ 12

Người thực hiện: Đỗ Thị Dương
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc mơn: Vật lí

THANH HỐ NĂM 2022
0

skkn


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...................................................3
2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN ....................................3
2.1.1. Thực trạng ............................................................................................3
2.1.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ..............................................3
2.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện ................................................................4
2.2.1. Tính mới ...............................................................................................4


2.2.2. Tính sáng tạo ........................................................................................7
2.2.3. Nội dung thực hiện ...............................................................................7
2.2.3.1. Lí thuyết ............................................................................................7
2.2.3.2. Thu thập tài liệu, kiến thức liên quan đến nội dung cần tích hợp một
cách chính xác, khoa học, phù hợp. ................................................................9
2.2.3.2.1. Tính chất và cấu tạo hạt nhân .........................................................9
2.2.3.2.2. Phóng xạ .........................................................................................9
2.2.3.2.3. Phản ứng phân hạch .....................................................................12
2.2.3.2.4. Phản ứng nhiệt hạch .....................................................................15
2.3. Kết quả và khả năng áp dụng, nhân rộng ..............................................15
2.3.1. Đánh giá kết quả sau thử nghiệm .......................................................15
2.3.2. Dự kiến đóng góp của đề tài ...............................................................17
2.4. Giải pháp tổ chức thực hiện ...................................................................17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận .................................................................................................18
3.2.Kiến nghị ................................................................................................18

1

skkn


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thơng mới do Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và
phân hóa dần ở lớp học trên. Như vậy nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng có
hiệu quả các bài dạy học theo hướng tích hợp ở thời điểm hiện nay chính là
bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn để rút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn
trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chương trình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào

tạo biên soạn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học của nhà trường phổ thơng và trong chương trình
xây dựng mơn học của nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy
học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ phát
triển các năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên
có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được
thực hiện riêng lẻ.
Dạy học tích hợp liên mơn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ
năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết vấn đề trong thực tiễn,
bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng
hợp, liên quan tới nhiều mơn học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, pháp
luật, chủ quyền quốc gia về biên giới hải đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm…
Trong số các mơn học ở trường THPT, mơn Vật lí là một trong những
mơn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức và môi
trường xung quanh. Là giáo viên dạy học Vật lí tơi ln trăn trở làm thế nào để
vừa dạy học sinh nắm kiến thức cơ bản của bộ môn vừa lồng ghép những đơn
vị kiến thức về các môn học khác cho học sinh nâng cao hơn nữa sự hứng thú
học tập môn Vật lí đối với học sinh. Do đó nên tơi đã chọn nghiên cứu và viết
sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng dạy học tích hợp trong chương Hạt nhân
nguyên tử - Vật lí 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trị của dạy học tích hợp trong phát triển,
rèn luyện năng lực thực nghiệm của học sinh
- Gợi mở cho học sinh gắn kiến thức với thực tiễn, liên hệ với các hiện
tượng thực tiễn hàng ngày trong cuộc sống, để giải thích các hiện tượng tự nhiên
cũng như áp dụng vào công việc sinh hoạt hàng làm tăng độ hứng thú của học
sinh với mơn học vật lí nói chung và phần Hạt nhân nguyên tử nói riêng.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu là dạy học tích hợp các bài lý thuyết trong chương:
Hạt nhân nguyên tử - Vật lí 12 cơ bản.
- Học sinh lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa 3.
- Giáo viên dạy bộ mơn Vật lí của trường.
2

skkn


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh.

3

skkn


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.1.1. Thực trạng
a) Về phía giáo viên:
Qua q trình giảng dạy kết hợp với việc dự giờ đồng nghiệp tại trường
THPT Hoằng Hóa 3 trong các tiết dạy lí thuyết chương “Hạt nhân nguyên tử”
nhiều năm, tơi nhận thấy:
Vấn đề áp dụng tích hợp trong dạy học đã được giáo viên tiếp cận nhưng
chưa thật sự có chiều sâu. Sự tiếp cận ấy có thể chỉ dừng lại ở việc nắm được

quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới là theo
định hướng tích hợp nhưng tích hợp như thế nào, với nội dung và phạm vi nào
thì thực sự là vấn đề khó khăn với các giáo viên.
Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng quan điểm tích
hợp, dẫn đến việc khai thác bài dạy chưa có tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm
cho chất lượng bài dạy chưa cao.
b) Về phía học sinh:
Trường THPT Hoằng Hóa 3 là trường thuộc khu vực miền biển, đa số các
em xác định chỉ học xong THPT thì làm nghề nên các em chưa xác định được
mục tiêu học tập đúng đắn, còn thụ động trong tiếp thu tri thức, khả năng vận
dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn cịn hạn chế. Nhiều gia đình phụ huynh đi
làm ăn xa, không quan tâm tới con cái, học sinh gặp khó khăn về kinh kế và học
tập là đáng kể. Mặt khác chương “Hạt nhân nguyên tử” nằm ở cuối chương
trình lớp 12 (nhiều học sinh có tư tưởng dã đám), phần kiến thức của chương là
kiến thức khó mà phương pháp dạy học chủ yếu của chương là giảng giải, thơng
báo.
Chính vì vậy, khi học chương “Hạt nhân nguyên tử”, các em thường cảm
thấy trừu tượng, khó hiểu, khó hình dung; dẫn tới tâm lí ngại học, ngại tìm tịi,
suy nghĩ.
2.1.2. Ngun nhân của những tồn tại, hạn chế
Vật lí là một trong những mơn học khó trong trường phổ thơng, nếu
khơng có bài giảng, phương pháp phù hợp, dễ làm cho học sinh thụ động tiếp
thu. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh khơng muốn học vật lí, ngày
càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của vật lí.
Nguyên nhân đầu tiên là do chương trình hiện nay vẫn cịn nặng về mặt
kiến thức. Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên
cố gắng để chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế
hoặc mở rộng, tích hợp, nâng cao kiến thức là rất hạn chế.
Nguyên nhân thứ hai là từ những người trực tiếp giảng dạy môn học. Lý
thuyết về dạy học tích hợp cịn khá mới mẻ đối với một số giáo viên, một số

giáo viên chưa thực sự có ý thức đầu tư hợp lí cho chun mơn. Tâm lý ngại
thay đổi đã trở thành một trong những rào cản để giáo viên sử dụng những quan
điểm mới, phương pháp mới vào dạy học. Kĩ năng sử dụng các phương tiện
phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế, như việc sử dụng máy
4

skkn


vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin, sưu tầm các tư liệu điện tử,
tranh ảnh, phim liên quan đến thực tế.
Nguyên nhân thứ ba là cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo một
lối mịn đã rất cũ là hỏi lí thuyết học thuộc từ sách giáo khoa; bài tập dùng để
kiểm tra đánh giá phần lớn chỉ áp dụng công thức để tính tốn đơn thuần; đề
kiểm tra chưa gắn liền kiến thức với thực tiễn; điều đó khiến học sinh học theo
xu hướng ra đề của giáo viên...
2.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Để khắc phục tình trạng trên tơi mạnh dạn đưa ra 1 số giải pháp hiện nay
tôi đã và đang áp dụng:
- Nâng cao hơn nữa lòng u nghề từ phía người thầy.
- Tạo khơng khí học tập thoải mái.
- Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Gắn kiến thức với thực tiễn.
Góp phần nâng cao hơn nữa sự hứng thú học tập mơn Vật lí đối với học
sinh, tơi xin nêu một số giải pháp về việc gắn kiến thức với thực tiễn, liên hệ với
các hiện tượng thực tiễn hàng ngày trong cuộc sống, để giải thích các hiện tượng
tự nhiên cũng như áp dụng vào công việc sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt trong
q trình giảng dạy tơi ln quan tâm, chú ý tới vấn đề dạy học tích hợp.
Do phạm vi rộng nên tôi chỉ xin đề cập tới nội dung dạy học tích hơp các bài lý

thuyết trong chương “ Hạt nhân nguyên tử - Vật lí lớp 12” ban cơ bản THPT. Do
đó nên tơi đã chọn nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng dạy
học tích hợp trong chương Hạt nhân nguyên tử - Vật lí 12”.
2.2.1. Tính mới.
Để giúp học sinh yêu thích mơn học vật lí nói chung và phần Hạt nhân
ngun tử nói riêng, trong mỗi bài giảng ngồi việc cùng học sinh tìm hiểu
những kiến thức trong sách giáo khoa, tơi cịn đặt ra 1 số những câu hỏi thường
gặp trong đời sống hàng ngày bằng cách đưa ra những câu hỏi trực tiếp hoặc câu
hỏi gián tiếp thông qua những đoạn video, lồng ghép trong mỗi hoạt động.
Tích hợp trong mơn học, có những kiến thức mà học sinh đã được học
trước đó có liên quan đến bài học hiện tại. Vì vậy, để tránh chồng chéo, lãng phí
thời gian, gây nhàm chán cho học sinh tơi nghiên cứu kĩ chương trình để xác
định phần kiến thức nào học sinh đã được biết, nội dung nào cần được nhắc lại,
phần nào cần bổ sung. Khi tích hợp với các kiến thức đã được biết tức là chạm
tới vùng phát triển gần sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên
chỉ cần liên hệ, mở rộng, dẫn dắt, định hướng để học sinh tự chiếm lĩnh những
kiến thức mới, nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức, u
thích mơn học, cụ thể như sau:
Địa chỉ
Bài- Tên
Hình
Nội dung
Mục tiêu
tích
bài
thức
hợp
I.2. Cấu Tích
Kiến thức Hóa - Giúp học sinh nhớ lại
Bài 35- tạo hạt hợp liên học 10 về cấu tạo kiến thức hóa học 10 về

Tính
nhân mơn
của ngun tử và “Hạt nhân ngun tử ”để
5

skkn


hạt nhân nguyên phục vụ cho bài mới
tử
- Tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong quá trình
chiếm lĩnh kiến thức mới
chất và
cấu tạo
hạt
nhân

Bài 36Năng
lượng
liên kết
hạt
nhân.
Phản
ứng hạt
nhân

Bài 37Phóng
xạ


II.2.
Khối
lượng
hạt
nhân

Hoạt
động
khởi
động.
(Kiểm
tra bài
cũ- Đặt
vấn đề
vào bài
mới)

I.2. Các
dạng
phóng
xạ

Tích
Kiến thức Hóa - Giúp học sinh nhớ lại
hợp liên học 10 về khối kiến thức về “khối lượng
môn
lượng nguyên tử nguyên tử ”để liên hệ sang
“khối lượng hạt nhân”
- Tạo tâm lí quen thuộc, dễ
hiểu cho học sinh trong

q trình chiếm lĩnh kiến
thức mới
- Tích
hợp
trong
mơn
học
- Liên
hệ thực
tế

- Kiến thức về - Giúp học sinh vận dụng
phản ứng hạt kiến thức đã học ở tiết
nhân
trước của chính mơn học
để tự hình thành kiến thức
mới
- Cuộc đời và sự - Giúp học sinh hình dung
nghiệp của nhà được nội dung, nhiệm vụ
bác học Pi-e Quy- nghiên cứu của bài học.
ri và Ma-ri Quy-ri Từ đó có ý thức tìm tòi,
khám phá kiến thức mới
- Giáo dục học sinh lòng
biết ơn đối với các nhà
khoa học và từ đó có thái
độ học tập, nghiên cứu
khoa học nghiêm túc, chủ
động

- Tích

hợp liên
mơn
- Liên
hệ thực
tế

- Kiến thức Hóa
học về sử dụng
Bảng HTTH các
nguyên tố hóa
học
- Kiến thức Sinh
học và kiến thức
thực tế về tác
động của tia
phóng xạ với
cuộc sống
- Kiến thức Giáo

- Giúp học sinh nhận xét
và so sánh, đồng thời tìm
ra vị trí của hạt nhân mẹ
và hạt hân con trong bảng
hệ thống tuần hồn các
ngun tố hóa học
- Tạo hứng thú trong học
tập, gắn kiến thức sách vở
với đồi sống và giáo dục ý
thức bảo vệ sức khỏe


6

skkn


Bài 38Phản
ứng
phân
hạch

dục cơng dân về
bảo vệ sức khỏe
- Tích
Kiến thức mơn
hợp liên Sinh học, Hóa
III.
mơn
học
và những
Đồng vị
- Liên
thành tựu trong
phóng
hệ thực cơng- nơng- Y
xạ nhân
tế
học về ứng dụng
tạo
của
đồng

vị
phóng xạ
- Tích
- Kiến thức môn
hợp liên Lịch sử về Chiến
Hoạt môn
tranh Thế giới thứ
động - Liên
hai
khởi
hệ thực - Những ví dụ về
động( tế
thảm họa hạt
Đặt vấn
nhân trong lịch sử
đề vào
bài
mới)

Giúp học sinh hiểu thêm
về những ứng dụng của
chất phóng xạ nhân tạo
trong thực tiễn để từ đó có
thái độ nghiêm túc, hứng
thú hơn trong học tập,
nghiên cứu
- Tạo hứng thú cho học
sinh trước khi tiếp thu kiến
thức mới; bước đầu nhận
thức về vấn đề cần nghiên

cứu
- Giáo dục học sinh tinh
thần đoàn kết, u hịa
bình

Tích
hợp liên - Kiến thức Hóa
mơn
học về tính số
mol và số nguyên
tử của một lượng
chất
Kiến
thức
GDCD lớp 11 về
“Chính sách tài
ngun và mơi
trường”

- Vận dụng kiến thức của
mơn hóa học vào việc hình
thành kiến thức mới
- Giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ môi trường, sử
dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả

Tích
Kiến thức mơn
II.2.Phả hợp liên Giáo dục cơng

n ứng mơn
dân về tinh thần
phân
đồn kết, u hịa
hạch
bình
dây
chuyền

Giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ hịa bình, sử dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật
và tri thức học được vào
phục vụ lợi ích cộng đồng

II.1.
Phản
ứng
phân
hạch
tỏa
năng
lượng

II.3.
Liên hệ Những ứng dụng - Giúp học sinh có thêm
Phản thực tế của Phản ứng dây hiểu biết về kiến thức thực
ứng dây
chuyền có điều tế, những ứng dụng của
7


skkn


khiển: lò phản
ứng hạt nhân tại
Đà Lạt, dự án nhà
máy điện hạt
nhân Ninh Thuận

kiến thức sách vở trong
đời sống từ đó xác định
được mục tiêu học tập và
thêm u thích môn học

- Kiến thức Lịch
sử 12 về “Cách
mạng KHCN và
xu hướng tồn
cầu hóa nửa sau
thế kỉ XX”)
- Liên hệ về
những ứng dụng
của nguồn năng
lượng Mặt trời
Tích
Kiến
thức
hợp liên GDCD lớp 11 về
mơn

“Chính sách tài
ngun và mơi
trường”

- Tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong q trình
chiếm lĩnh kiến thức mới

chuyền
có điều
khiển

Bài 39Phản
ứng
nhiệt
hạch

- Tích
Hoạt hợp liên
động mơn
khởi
- Liên
động( hệ thực
Đặt vấn tế
đề vào
bài
mới)

II.
Năng

lượng
nhiệt
hạch

Giúp học sinh hiểu được
nguồn năng lượng dồi dào
của năng lượng nhiệt hạch,
những ưu việt của nó. Từ
đó giáo dục học sinh ý
thức bảo vệ môi trường, sử
dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả

2.2.2. Tính sáng tạo.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học nói chung và dạy học Vật
lí nói riêng là tăng cường tính tích cực, khả năng sáng tạo, tự tìm hiểu và khám
phá những kiến thức mới của học sinh. Tính tích cực học tập - về thực chất là
tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị
lực cao trong q trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt
động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng
thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên
tính tích cực. Như vậy, việc cần làm trước hết là tăng cường sự hứng thú của học
sinh trong học tập, từ đó nâng cao tính tự giác. Chỉ có như vậy thì mới thực hiện
được nhiệm vụ dạy học.
Do đó, cơng việc của người giáo viên lúc này là phải tìm ra phương
pháp,cách thức phù hợp để học sinh gần gũi và có hứng thú yêu thích mơn
học,tích cực học tập để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2.3. Nội dung thực hiện
8


skkn


2.2.3.1. Lí thuyết.
1. Khái niệm dạy học tích hợp: [1]
Là q trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa
học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó học sinh khơng chỉ được
lĩnh hội tri thức khoa học mơn chính mà cả tri thức khoa học được tích hợp.
2. Mục tiêu của dạy học tích hợp: [1]
- Làm cho q trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc
sống hàng ngày, vận dụng các kiến thức học được để xử lý các tình huống cụ
thể, những tình huống có ý nghĩa, hồ nhập thế giới học đường với cuộc sống.
- Giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
- Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã được học.
3. Các hình thức tích hợp:[1]
- Tích hợp trong mơn học:
Có những kiến thức của chính mơn học mà học sinh đã được học trước đó
có liên quan đến bài học hiện tại. Vì vậy, để tránh chồng chéo, lãng phí thời
gian, gây nhàm chán cho học sinh thì giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình
để xác định phần kiến thức nào học sinh đã được biết, nội dung nào cần được
nhắc lại, phần nào cần bổ sung. Khi tích hợp với các kiến thức đã được biết tức
là chạm tới vùng phát triển gần sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên chỉ cần liên hệ, mở rộng, dẫn dắt, định hướng để học sinh tự chiếm
lĩnh những kiến thức mới.
- Tích hợp liên mơn:
Giáo cần tìm hiểu, nghiên cứu nhiều mơn học có liên quan để vận dụng
kiến thức các em đã được trang bị từ mơn học đó vào bài giảng.
- Tích hợp với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống (liên hệ thực tế)
Tích hợp với kiến thức thực tế ngồi đời sống, không chỉ giúp học sinh

vận dụng được thực tế vào bài học mà còn giúp các em phát hiện và thấy được
cái hay và ý nghĩa của môn học. Việc tích hợp này sẽ góp phần làm cho các giờ
học bớt khô khan, trở nên hấp dẫn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh .
4. Mục tiêu chung của chương “Hạt nhân nguyên tử” [3]
a) Về kiến thức:
- Nêu được cấu tạo hạt nhân, biết kí hiệu và đơn vị khối lượng hạt nhân
- Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân
- Nêu được độ hụt khối của hạt nhân là gì và cơng thức tính
- Nêu được năng lượng liên kết hạt nhân, năng lượng liên kết riêng và
công thức tính của chúng. Hiểu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng
với tính bền vững của hạt nhân
- Nêu được phản ứng hạt nhân là gì và các định luật bảo toàn trong phản
ứng hạt nhân.
- Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì, thành phần, bản chất của các tia
phóng xạ. Phát biểu được định luật phóng xạ và viết được biểu thức của nó
- Nêu được phản ứng phân hạch là gì. Nêu được phản ứng phân hạch dây
chuyền là gì, các điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra
- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì, các điều kiện để phản ứng xảy ra
9

skkn


b) Về kĩ năng:
- Tính được độ hụt khối, năng lượng liên kết của hạt nhân
- Tính được năng lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng hạt nhân
- Vận dụng được định luật phóng xạ để giải các bài tập
c) Về thái độ:
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới
trong khoa học

- Thái độ tôn trọng, biết ơn đối với các nhà khoa học
2.2.3.2. Thu thập tài liệu, kiến thức liên quan đến nội dung cần tích hợp một
cách chính xác, khoa học, phù hợp.
2.2.3.2.1.Tính chất và cấu tạo hạt nhân
Kiến thức mơn Hóa học 10 [6]
- Thành phần của nguyên tử: Gồm electron và hạt nhân (hạt nhân mang
điện tích +Ze, các êlectron quay xung quanh hạt nhân)
- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi
các proton và notron.
- Kích thước của hạt nhân so với nguyên tử: Hạt nhân có kích thước rất
nhỏ so với kích thước ngun tử
- Đồng vị: Đồng vị là các nguyên tố hóa học có cùng số proton trong hạt
nhân ngun tử nhưng có số khối khác nhau vì có chứa số nơtron khác nhau.
- Khối lượng của nguyên tử: Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân
tử; hạt proton, notron, electron người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử.
Kí hiệu: u (còn gọi là đvC)
1u =

khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon -12.

- Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân cụ thể:
2.2.3.2.2. Phóng xạ
a) Kiến thức cũ của bộ môn: [2]
- Phản ứng hạt nhân: Là quá trình tương tác giữa các hạt nhân dẫn đến sự
biến đổi thành các hạt nhân khác
- Phân loại phản ứng hạt nhân: Phản ứng hạt nhân tự phát (Là q trình tự
phân rã của một hạt nhân khơng bền vững thành các hạt nhân khác. Ví dụ: q
trình phóng xạ); Phản ứng hạt nhân kích thích (Q trình các hạt nhân tương tác
với nhau tạo ra các hạt nhân khác)
- Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân:

b) Kiến thức Hóa học về vị trí của các nguyên tố trong Bảng hệ thống
tuần hoàn các nguyên tố hóa học [6]
c) Kiến thức Sinh học lớp 12: [4]
- Bài “Đột biến gen” về ảnh hưởng của các tia phóng xạ với thực tiễn
cuộc sống: Các tia phóng xạ là một trong những tác nhân gây ra đột biến gen.
Đột biến gen có thể có lợi (cung cấp ngun liệu cho tiến hóa và q trình tạo
giống), có hại (gây ra nhiều bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và giống nòi)
- Bài “Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống” về ứng dụng của các tia
phóng xạ: trong chọn giống thực vật, chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh
trưởng, mô thực vật nuôi cấy…
10

skkn


- Bài “Sự phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất” về vai
trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới và cách
xác định tuổi của hóa thạch:
+ Là bằng chứng gián tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các lồi
sinh vật.
+ Là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới:
+ Tuổi hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng
xạ có trong hóa thạch hoặc trong các lớp đất chứa hóa thạch.
c) Các kiến thức liên hệ thực tiễn: [9] Tác động của ơ nhiễm phóng xạ
với cơ thể: Hệ hơ hấp (ung thư vịm họng, phổi); Máu và cơ quan tạo máu (mô
limpho và tủy xương ngừng hoạt động, số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm
nhanh chóng); Hệ tiêu hóa (niêm mạc ruột tổn thương, tiêu chảy, sút cân, ung
thư); da (ban đỏ, viêm da, viêm lt, thối hóa, hoại tử); Cơ quan sinh dục (vô
sinh).
- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho

phép: sơ tán, đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người, khơng nên uống nước
trong vịi, khơng nên sử dụng những thực phẩm được sản xuất trong vùng có ơ
nhiễm. Nếu có những dấu hiệu bất thường trên da, mắt, đường hô hấp... cần đến
các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Những phụ nữ có thai càng
đặc biệt cảnh giác với môi trường nguy hiểm này.
- Một số hình ảnh minh họa sử dụng:

Nhà bác học Mari- Quyri và Pie- Quyri [8]
11

skkn


Giống bưởi đường và cam không hạt nhờ đột biến phóng xạ [10]

Giống lúa nếp thầu dầu và hoa cúc bơng to, kháng bệnh nhờ đột biến
phóng xạ[10]

Bướm Zizeeriamaha bình thường (phải) và bị đột biến do phóng xạ[10]
12

skkn


Cà chua hình dạng kì quái và nảy mầm do bị nhiễm phóng xạ[10]

Những em nhỏ đáng thương do nhiễm phóng xạ [10]
- Kiến thức thực tế về những ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong Cơng
nghiệp, Y học: Xác định độ mòn của động cơ; xác định chỗ hư hỏng trong một
chu trình lớn; đánh dấu đồng vị phóng xạ để khảo sát các mỏ dầu; cải tạo giống

cây trồng; xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại các cửa cảng, lịng
sơng giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý; chuẩn đoán
và điều trị bệnh ung thư…
2.2.3.2.3. Phản ứng phân hạch
a) Kiến thức Lịch sử lớp 11 [7] về Chiến tranh thế giới thứ hai , những
hậu quả của nó và những thước phim ghi lại cảnh tượng Mỹ ném hai quả bom
nguyên tử xuống Nhật Bản
b) Kiến thức Hóa học: [6]
+ Số mol: n =
+ Số nguyên tử: N = n NA ; Trong đó NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol
c) Kiến thức Giáo dục công dân về: [5]
- Tinh thần đồn kết, bảo vệ hịa bình
- Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại
13

skkn


- Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường: Tình hình tài ngun đang
ngày một cạn kiệt, mơi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Trách nhiệm của công dân
đối với chính sách bảo vệ tài ngun, mơi trường: Chấp hành chính sách và pháp
luật về bảo vệ tài ngun mơi trường; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài
nguyên, môi trường; vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các
hành vi vi phạm pháp luật về tài ngun và bảo vệ mơi trường.
+ Một số hình ảnh minh họa cho liên hệ thực tế:

Cảnh hoang tàn, đổ nát của Nhật Bản sau thảm họa ngày 06/08/1945[10]

Thành phố bị bỏ hoang sau thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân
Chernobyl (Liên Xô cũ) năm 1986[10]


Sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (Nhật Bản)
và các biện pháp khắc phục[10]
14

skkn


Phản ứng phân hạch kích thích [2]

Phản ứng phân hạch dây chuyền[2]

Lò phản ứng hạt nhân ở thành phố Đà Lạt và dự án Nhà máy điện hạt
nhân Ninh Thuận [10]
15

skkn


2.2.3.2.4. Phản ứng nhiệt hạch
a) Kiến thức Lịch sử 12 [7] (Bài “Cách mạng KHCN và xu hướng tồn
cầu hóa nửa sau thế kỉ XX”) về những thành tựu trong lĩnh vự năng lương mới
của cuộc cách mạng KHCN nửa cuối thế kỉ XX và tác động tích cực của nó tới
đời sống?
- Năng lượng mới: nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời, thủy triều, gió
- Tác động tích cực: Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của con người; thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi
hỏi mới về giáo dục, đào tạo; cải thiện môi trường.
b) Kiến thức GDCD lớp 11 về [5]: Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi
trường: Tình hình tài ngun đang ngày một cạn kiệt, mơi trường ô nhiễm

nghiêm trọng. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách bảo vệ tài ngun,
mơi trường: Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi
trường; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường; vận
động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật
về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
c) Kiến thức thực tế về vai trò của năng lượng Mặt Trời: Mặt Trời là
nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận dụng được: sạch, mạnh mẽ,
dồi dào, đáng tin cậy, gần như vơ tận, và có ở khắp nơi. Hai ứng dụng chính của
năng lượng mặt trời là: Nhiệt Mặt Trời (chuyển bức xạ Mặt Trời thành nhiệt
năng, sử dụng ở các hệ thống sưởi, hoặc để đun nước tạo hơi quay turbin điện),
điện Mặt Trời (chuyển bức xạ Mặt Trời dưới dạng ánh sáng trực tiếp thành điện
- Hình ảnh minh họa:

Cấu tạo của bom H và sự nổ của nó [10]
2.3. Kết quả và khả năng áp dụng, nhân rộng
2.3.1. Đánh giá kết quả sau thử nghiệm
Trong học kì I năm học 2021 – 2022 dưới sự giúp đỡ của của các giáo viên
trong nhóm Vật Lí trường THPT Hoằng Hóa 3, tơi đã thử nghiệm nội dung sáng
16

skkn


kiến với đối tượng học sinh lớp 12B4 và 12B6 là hai lớp tương đương nhau về mọi
mặt. Lớp 12B4 tơi dạy theo sáng kiến, cịn lớp 12B6 tơi vẫn dạy như bình thường.
Trong quá trình dạy học thử nghiệm, tơi thấy rất mừng vì các em học sinh lớp 12B4
đã thể hiện hứng thú cao với bài học. Điều này thể hiện ở sự tích cực khám phá kiến
thức, ở sự sôi nổi, hăng hái trong phát biểu xây dựng bài,

đồng thời các em cũng

rất chú ý đến những lời nhận xét, bổ sung kiến thức của giáo viên. Đây là điều
mà ở các giờ không thực hiện sáng kiến kinh nghiệm khó có thể có được. Mặt
khác, qua bài test 10 phút đánh giá kết quả, tôi nhận thấy các bài đạt kết quả rất
tốt, rõ rệt đáp ứng các mức độ kiến thức, kĩ năng cần có.
Loại điểm
<5 đ
5 đến <6,5
6,5 đến <8
8-10
Lớp 12B4

Lớp 12B6

1/43

5/43

19/43

18/43

2,3%

11,6%

44,2%

41,9%

6/41


13/41

14/41

8/41

14,6%

31,7%

34,1%

19,6%

Kết quả:
- Số học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp 12B4 trên 75% sau khi áp dụng cao
hơn hẳn lớp không áp dụng là lớp 12B6.
- Trong quan niệm của học sinh đã có sự thay đổi cũng như những điều
chỉnh của giáo viên theo các nhóm, biện pháp trên đã có tác động tích cực tới
hứng thú học tập của học sinh.
- Đa số học sinh có sự chăm chú theo dõi và tích cực suy nghĩ cho các vấn
đề giáo viên đưa ra trên lớp, tỉ lệ học sinh giơ tay phát biểu tăng lên rõ rệt, độ
chính xác trong các ý kiến phát biểu ngày càng cao hơn.
- Không khí trong mỗi giờ học vui vẻ, thoải mái hơn trước, học sinh tự
tin phát biểu các ý kiến của mình trước tập thể, một vài trường hợp học sinh cịn
có sự tranh luận với giáo viên để làm rõ hơn về vấn đề được nêu ra trong bài
dạy.
Căn cứ vào kết quả trên cho thấy, các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm
cho kiến thức sách vở trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự

phát triển của cộng đồng và đặc biệt là phù hợp với tư duy logic, quá trình hình
thành nhận thức của học sinh, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp
được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo
hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở
xung quanh mình.
Làm cho các em nắm và hiểu bài một cách nhanh nhất nhờ việc tiếp thu bài
mới bằng các kiến thức đã được trang bị từ các môn học khác nhau. Qua đó học
sinh đã có sự cải thiện khơng chỉ về sự hứng thú và u thích mơn học mà cịn
17

skkn


về cả chất lượng học tập. Nếu chỉ dừng lại ở việc học trong sách giáo khoa để
chống chế thì kết quả mang lại không thể cao và không lâu dài. Vì vậy, để có
được những kết quả trên địi hỏi giáo viên, học sinh phải có sự nỗ lực và cố gắng
thực sự, sự nỗ lực đó xuất phát từ hứng thú học tập của chính các em học sinh
Điều đó khẳng định hiệu quả của sáng kiến trong việc nâng cao kết quả học
tập của học sinh.
Sáng kiến “Vận dụng dạy học tích hợp trong chương Hạt nhân
nguyên tử - Vật lí 12” có tính thực thi và hiệu quả tốt được kiểm chứng trong
dạy học ở trường THPT Hoằng Hóa 3 và có thể áp dụng vào việc dạy và học
mơn Vật lí tồn tỉnh.
2.3.2. Dự kiến đóng góp của đề tài
Thứ nhất: Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học chương “Hạt nhân
nguyên tử” đem lại hiệu quả cao. Nếu với cách dạy theo truyền thống, khiến giờ
học Vật lí trở nên khơ khan, học sinh khơng hứng thú, chưa nhận thấy được vai
trị quan trọng của nội dung thì bằng việc vận dụng tích hợp vào dạy học làm
cho các em thực sự say mê, thích thú với tiết học. Vì thế học sinh chủ động
chiếm lĩnh tri thức, biết cách vận dụng các tri thức đó vào giải bài tập của mơn

học, biết móc nối với các mơn học khác và biết vận dụng vào cuộc sống hàng
ngày, say mê u thích mơn học là tiền đề cho việc nghiên cứu khoa học.
Thứ hai: Với thực trạng dạy Vật lí nói chung, dạy chương “Hạt nhân
ngun tử” nói riêng như hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp để dạy Vật lí theo định hướng tích hợp đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới
chương trình, SGK và thực tiễn xã hội là một việc làm rất cần thiết. Nếu thực
hiện tích hợp một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
học, cải thiện được khả năng đổi mới trong công tác dạy và học, giúp học sinh
có mơi trường học tập mở hơn. Cải thiện được hiệu quả làm việc của giáo viên
và học sinh.
2.4. Giải pháp tổ chức thực hiện
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng dạy học tích hợp trong chương Hạt
nhân nguyên tử - Vật lí 12” áp dụng trong giảng dạy và học tập thuộc lĩnh vực
Giáo dục bộ môn vật lí (cụ thể chương VII trong sách giáo khoa vật lí 12 ban cơ
bản, trong sinh hoạt tổ chuyên môn, ôn thi THPT Quốc gia).
Tùy vào đặc điểm dạy và học mỗi trường, dựa vào đối tượng học sinh để
có thể triển khai một phần cũng như tồn bộ nội dung sáng kiến
Để có thể khai thác tối đa nội dung của sáng kiến học sinh cần có kĩ năng
tự học, tự đọc.
Giáo viên tâm huyết, có thể triển khai nội dung theo phương pháp phù
hợp với đối tượng học sinh và cần số lượng thời gian
Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học tích hợp, dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cá nhân tự nghiên cứu, thể nghiệm, tổ chuyên môn nghe báo cáo trong
sinh hoạt chuyên đề, dự giờ thực nghiệm và góp ý.

18

skkn



III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Tôi đã áp dụng dạy học “Vận dụng dạy học tích hợp trong chương Hạt
nhân nguyên tử - Vật lí 12” trong năm học 2021-2022 trên các đối tượng khác
nhau và đã rút ra kết luận , các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho kiến thức
sách vở trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của
cộng đồng và đặc biệt là phù hợp với tư duy logic, quá trình hình thành nhận
thức của học sinh, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những
thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích
hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh
mình.
Làm cho các em nắm và hiểu bài một cách nhanh nhất nhờ việc tiếp thu bài
mới bằng các kiến thức đã được trang bị từ các mơn học khác nhau. Qua đó học
sinh đã có sự cải thiện khơng chỉ về sự hứng thú và u thích mơn học mà cịn
về cả chất lượng học tập. Nếu chỉ dừng lại ở việc học trong sách giáo khoa để
chống chế thì kết quả mang lại khơng thể cao và khơng lâu dài. Vì vậy, để có
được những kết quả trên địi hỏi giáo viên, học sinh phải có sự nỗ lực và cố gắng
thực sự, sự nỗ lực đó xuất phát từ hứng thú học tập của chính các em học sinh
Từ kết quả trên phần nào cho thấy, mơn Vật lí đã và đang ngày càng hấp
dẫn hơn đối với học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tơi mạnh dạn đưa ra ý kiến nhỏ nhằm nâng cao
hiệu quả bài học. Tôi thấy đề tài có ý nghĩa và thiết thực với mơn vật lí 12.
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề suất vấn đề: Với những sáng
kiến kinh nghiệm hay nên phổ biến để cho giáo viên được học tập và vận dụng.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Dương

19

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giảng dạy tích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- Nhà xuất bản Giáo
dục
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 12- Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 mơn Vật lí, Nhà
xuất bản Giáo dục
4. Sách giáo khoa Sinh học 12- Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục
5. Sách giáo khoa GDCD 11,12- Nhà xuất bản Giáo dục
6. Sách giáo khoa Hóa học 10- Cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục
7. Sách giáo koa Lịch sử 11,12- Nhà xuất bản Giáo dục
8. Truyện kể về các nhà bác học Vật lí- Nhà xuất bản Giáo dục
9. Tạp chí “Sức khỏe và đời sống”, ngày 28/03/2011
10. Trang web

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Dương
Chức vụ: Giáo viên
20

skkn


Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hoằng Hóa 3, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại (Sở,
xếp
đánh giá
Tỉnh,…)
loại(A,B
xếp loại
hoặc C)
Nâng cao hiệu quả sử
dụng mối liên hệ với
chuyển động tròn đều để
1
giải nhanh các bài toán
Sở GD&ĐT
C

2014-2015
liên quan đến dao động
điều hịa trong chương
trình Vật lý 12 THPT
Hướng dẫn học sinh dùng
phương pháp tọa độ để
giải nhanh một số bài tốn
Sở GD&ĐT
C
2016-2017
2
giao thoa sóng cơ, chương
Sóng cơ, chương trình Vật
lý 12
Hệ thống bài tập và hướng
dẫn học sinh ôn tập, tự học
3
chủ đề định luật ôm cho Sở GD&ĐT
C
2019 - 2020
tồn mạch – vật lí 11

4

Xây dựng bài thí nghiệm
về lực ma sát nhằm phát
huy năng lực sáng tạo
trong dạy học chủ đề lực
ma sát – Vật lý lớp 10


Sở GD&ĐT

C

2020-2021

21

skkn



×