Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học sinh học 12 cho học sinh trường thpt lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.87 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC 12 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

Người thực hiện : Đỗ Thị Hoa
Chức vụ :
Tổ bộ môn:

Giáo viên
Sinh học

SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

1

skkn


THANH HÓA, NĂM 2022

2

skkn



MỤC LỤC
Trang

Mục lục
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích của việc thực hiện đề tài
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm Sinh học
1.2. Các khái niệm liên quan đến PISA
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN PISA Ở
TRƯỜNG THPT
2.1. Thực trạng dạy học Sinh học
2.2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận PISA trong trường THPT
Chương 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
3.1. Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
Chủ đề 1. Tam giác U - sự hình thành các lồi cải
Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể
3.2. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Chủ đề 3. Thường biến
Chủ đề 4. Biến dị tổ hợp
3.3. Chương 3. Di truyền học quần thể
Chủ đề 5. Di truyền học quần thể
3.4. Chương 4. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Chủ đề 6. Phương pháp gây đột biến
Chủ đề 7. Những con vật kì lạ

Chủ đề 8. Công nghệ tế bào
Chủ đề 9. Công nghệ gen
3.5. Chương 5. Di truyền học người
Chủ đề 10. Chất độc màu da cam
Chủ đề 11. Nhóm máu ở người
Chủ đề 12. Bệnh, tật di truyền ở người
Chương 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
4.1. Kết quả thực nghiệm
4.2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI

3

skkn

3
3
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6

7
7
7
8
9
9
11
11
11
13
13
14
14
15
17
17
18
19
20
20
21
22
23
23


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại 4.0 có quá nhiều điều mới mẻ, những kiến thức sách vở là
quá ít đối với mỗi học sinh (HS). Để tồn tại và phát triển, mỗi con người phải có

kiến thức sâu rộng, tồn diện và phát huy được năng lực cá nhân. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu'', phải luôn đổi
mới và cải cách để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Trong đó, đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá là vấn đề then chốt.
Với phương châm "học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn",
phương pháp dạy học sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy
học tích cực để phát huy năng lực khoa học của HS là một tất yếu. PISA là
“chương trình đánh giá HS quốc tế” (Programme for International Student
Assessment), đánh giá kiến thức và kỹ năng trong 3 lĩnh vực: Đọc hiểu phổ thơng,
làm tốn phổ thơng và khoa học phổ thơng.
Hệ thống câu hỏi PISA giúp HS có nhiều kiến thức thực tế, trực tiếp khám
phá, tự tìm ra bản chất sự vật, hiện tượng và giải thích các sự vật, hiện tượng diễn
ra xung quanh dựa trên những hiểu biết của mình. Câu hỏi PISA có ưu điểm là vừa
cung cấp thông tin, kiến thức, vừa kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học, yêu cầu
người học nắm vững được bản chất kiến thức, giải thích và vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết nhiệm vụ mới hoặc xác định ý nghĩa của kiến thức trong lí luận
và thực tiễn. Mặt khác, khi thiết kế bộ câu hỏi, giáo viên (GV) cần nhiều thời gian
để nghiên cứu bài học, lựa chọn nội dung và phải có những kỹ năng nhất định cho
việc thiết kế các câu hỏi này nên trình độ cũng tăng lên.
Tuy nhiên, do chương trình Trung học phổ thơng (THPT) chưa được phân
luồng, số mơn học trong nhà trường q nhiều. Vì vậy, nhiều HS có ít thời gian để
tự nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ đơn thuần nhận thơng tin một chiều từ GV. HS tiếp thu
kiến thức một cách thụ động thay vì tự tìm tịi nghiên cứu để nâng cao kiến thức.
Mặt khác, do đổi mới giáo dục và thực trạng thi tuyển sinh Đại học, cao
đẳng mà tại các trường THPT hiện nay, nhiều học sinh có xu hướng chọn học ban
Khoa học xã hội nhiều hơn, hoặc các em chọn môn học hướng về các tổ hợp môn
thuộc các khối D, A, A1,… ít em chọn tổ hợp mơn có bộ mơn Sinh học. Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc các em ít chú ý đến mơn khơng theo tổ hợp xét tuyển Đại
học, Cao đẳng của mình, vì các em quan niệm “Thi gì, học nấy”. Chính điều này
đã làm giảm hứng thú học tập của các em ở các tiết học thuộc các môn không xét

tuyển, trong đó có mơn Sinh học.
Khơng những vậy mà hiện nay ở hầu hết các trường Trung học phổ thông
(THPT) trên cả nước, nhiều GV gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống câu
hỏi theo tiếp cận PISA. Sinh học là môn khoa học tự nhiên, thiên về quan sát, thực
nghiệm. Dạy học theo tiếp cận PISA trong môn Sinh học là một tất yếu đang được
quan tâm khai thác và đưa vào sử dụng.
Qua thực tiễn dạy học bộ mơn, tơi thấy hầu hết HS đều thích phương pháp
học tập gắn với kiến thức thực tế kể cả những nội dung khó hiểu, mang tính hàn
lâm như ở chương trình Sinh học 12. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo
tiếp cận PISA giúp các em không phải “nhồi nhét” kiến thức mà vẫn đam mê học
4

skkn


tập, nâng cao năng lực khoa học, mang lại hiệu quả học tập cao. Câu hỏi PISA
cũng cung cấp những phần kiến thức thú vị liên quan đến chương trình học.
Từ những trải nghiệm thực tế qua nhiều năm dạy học và kết quả đạt được
trong công tác dạy học, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập
đánh giá năng lực theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Sinh học 12 cho học
sinh trường THPT Lê Lợi”.
1.2. Mục đích của việc thực hiện đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Sinh học 12 theo quan
điểm PISA ở trường THPT. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi theo quan điểm
PISA để dạy học Sinh học 12.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA để đưa vào tiến trình dạy học một
số bài trong chương trình sinh học 12 theo hướng tổ chức hoạt động học cho học
sinh nhằm nâng cao năng lực Khoa học Tự nhiên (KHTN), tạo hứng thú học tập bộ
môn Sinh học và nâng cao hiệu quả học tập bộ môn tại trường THPT.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học sinh và

hiệu quả của phương án dạy học.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Một số bài trong phần 5: Di truyền học thuộc chương trình Sinh học
12 Cơ bản.
- Khách thể: Học sinh lớp 12A6, 12A11 năm học 2021 - 2022 Trường THPT Lê
Lợi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ xây dựng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA trong dạy học phần 5
Sinh học 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ
sở nghiên cứu và thực nghiệm.
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Khảo sát tính khả thi của đề tài trong các buổi học và lồng ghép vào kiểm tra, đánh
giá tại trường.
1.4.3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu
Sử dụng cơng thức tốn thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánh
giá kết quả thực nghiệm.
1.4.4. Phương pháp viết báo cáo khoa học

5

skkn


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm Sinh học.

Sinh học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: Biology bắt nguồn
từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học). Nó là một nhánh của khoa học
tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau
và với mơi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, ví dụ: cấu
trúc, chức năng, sự phát triển, mơi trường sống, cách thức các cá thể và lồi tồn tại
ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. [1]
1.2. Các khái niệm liên quan đến PISA
1.2.1. PISA là gì?
PISA là “chương trình đánh giá học sinh quốc tế” (Programme for
International Student Assessment - PISA) do Hiệp hội các nước phát triển (OECD)
khởi xướng và chỉ đạo nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất
lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia.
PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính:
- Năng lực đọc hiểu phổ thơng (Reading literacy)
- Năng lực làm tốn phổ thơng (Mathematical literacy)
- Năng lực khoa học phổ thơng (Science literacy)
Qua đó sẽ kiểm tra khả năng đáp ứng những kiến thức kỹ năng cần thiết cho cuộc
sống sau này theo chuẩn quốc tế. [5]
1.2.2. Năng lực Khoa học (KH) là gì?
Năng lực KH là năng lực được thể hiện qua việc HS có kiến thức KH và sử
dụng kiến thức để nhận ra các vấn đề KH, giải thích các hiện tượng KH và rút ra
các kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến KH; hiểu những đặc
tính của KH như một dạng tri thức của loài người và là hoạt động tìm tịi, khám
phá của con người; nhận thức được vai trò của KH; sẵn sàng tham gia như một
cơng dân tích cực, vận dụng hiểu biết KH vào giải thích các vấn đề liên quan. [2]
1.2.3. Năng lực KHTN là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể: Khoa học tự nhiên
(KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lí, Hóa học,
Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là
các sự vật, hiện tượng, q trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của

thế giới tự nhiên. [3]
Vì vậy, Khoa học tự nhiên là mơn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển toàn diện của học sinh, có vai trị nền tảng trong việc hình thành và phát triển
thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở.[3]
Năng lực KHTN đối với HS THPT có thể gồm 03 thành phần sau: Nhận
thức kiến thức khoa học; tìm tịi và khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của xã
hội và bảo vệ môi trường. [3]
1.2.4. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA
Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức, xây dựng ma trận mô tả các yêu cầu
cần đạt được sau khi học tập, nghiên cứu.
Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, yêu cầu cần đạt để xác
6

skkn


định NL và mức độ biểu hiện của NL phù hợp.
Bước 3: Xây dựng bối cảnh thực tiễn phù hợp với nội dung kiến thức.
Bước 4: Xây dựng phần dẫn và các câu hỏi theo mẫu bài tập PISA phù hợp với nội
dung kiến thức và các mức độ biểu hiện của NL lựa chọn.
Bước 5: Xây dựng các đáp án và phương án chấm bài.
Bước 6: Có thể áp dụng 1 trong các giai đoạn của tiến trình dạy học như: hỏi bài
cũ, dạy học bài mới hay củng cố, luyện tập. Tùy vào điều kiện cụ thể, GV có thể
linh hoạt sử dụng.
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả sử dụng bài tập vào quá trình dạy học,
hoàn thiện bài tập và phương án sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu. [3]
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN PISA Ở TRƯỜNG
THPT HIỆN NAY
2.1. Thực trạng dạy học Sinh học

Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được
quan tâm rất nhiều, bước đầu đã có những đáp ứng nhất định đối với các trường
THPT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ trước đến nay do thói quen và nếp nghĩ mà
GV thường chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức, HS tiếp thu được những kiến
thức cơ bản của bài là sự thành cơng trong q trình dạy học.
Với bộ môn Sinh học, việc dạy và học bộ môn này trong nhà trường chưa
được coi trọng đúng mức, bị sai lệch bởi việc dạy môn này chủ yếu theo nhu cầu
trước mắt của học sinh là thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học. Trong khi đó các
trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh khối B lại khơng nhiều; hơn nữa có nhiều
ngành nghề liên quan đến môn Sinh học chưa cuốn hút người học nên dẫn tới thực
tế là người học ham mê môn Sinh học ngày càng giảm.
Ngồi ra, do chương trình THPT chưa được phân luồng, số môn học trong
nhà trường quá nhiều nên HS có rất ít thời gian để tự nghiên cứu, tìm hiểu. Vì vậy
phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một chiều từ GV, HS tiếp thu một cách thụ
động kiến thức thay vì tự tìm tịi nghiên cứu để nâng cao kiến thức.
2.2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận PISA trong trường THPT
Hiện nay ở hầu hết các trường THPT trong đó có trường THPT Lê Lợi,
nhiều GV cịn gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận
PISA. Thậm chí nhiều GV cịn chưa hiểu PISA là gì nên việc tiếp cận PISA trong
dạy học và kiển tra, đánh giá còn nhiều khó khăn.
Khi được hỏi về việc thầy cơ (ở tất cả các môn học) đã tiếp cận PISA trong
xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập để dạy học và kiểm tra, đánh giá năng lực HS
chưa thì hầu hết thầy cô đều trả lời là chưa.
Sinh học là một mơn khoa học tự nhiên, lí thuyết đi đôi với thực nghiệm.
Dạy học theo tiếp cận PISA trong môn Sinh học là một tất yếu cần được quan tâm
khai thác và đưa vào sử dụng để nâng cao năng lực Khoa học Tự nhiên cho HS.
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA giúp các em không phải “nhồi
nhét” kiến thức mà vẫn đam mê học tập, mang lại hiệu quả học tập cao.

7


skkn


Chương 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học và kiểm tra,
đánh giá Phần 5: Di truyền học thuộc chương trình Sinh học 12.
3.1. Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
Chủ đề 1. Tam giác U - sự hình thành các lồi cải
Tam giác U mơ tả q trình tiến hóa và quan hệ giữa các thành viên của chi
thực vật Brassica. Dữ liệu của U chỉ ra rằng ở đây có ba bộ gen tổ tiên khác nhau
(tự chúng là các loài tách rời trong chi Brassica) và tổ hợp với nhau để tạo ra ba tổ
hợp gen mới được tìm thấy trong ba loại rau cải và cải dầu phổ biến khác mà
chúng ta biết đến ngày nay. Các dữ liệu này hiện nay đã được xác nhận bởi các
nghiên cứu phân tử đối với DNA và các protein.
Thuyết này được đặt theo tên của N. U, một nhà thực vật học người Triều
Tiên làm việc tại Nhật Bản, đã cơng bố nó năm 1935. Ông tạo ra các cây lai ghép
tổng hợp giữa các loài lưỡng bội và tứ bội để kiểm tra xem các nhiễm sắc thể đã
ghép cặp như thế nào trong thể tam bội được tạo ra. Cơng trình của ơng chịu ảnh
hưởng của cơng trình do Kihara tiến hành về nguồn gốc của lúa mì hay lúa mì thể
lục bội và quan hệ của nó với các tổ tiên lưỡng bội.

Tam giác U chỉ ra bằng cách nào mà ba loài Brassica mới đã thu được từ ba
bộ gen tổ tiên, được ký hiệu bằng các chữ cái AA, BB, CC. Đứng độc lập, mỗi một
bộ gen lưỡng bội này tạo ra một loài Brassica phổ biến. Chữ cái n=số là ký hiệu để
chỉ số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi bộ gen, và đây là số lượng tìm thấy trong
phấn hoa hay nỗn. Ví dụ, Brassica rapa có A - n = 10 (hay AA - 2n = 20). Điều
này có nghĩa là mỗi tế bào xơma (tế bào thể) của thực vật chứa hai bản sao bộ gen
hoàn chỉnh (lưỡng bội) và mỗi bộ gen có 10 nhiễm sắc thể. Vì thế mỗi tế bào sẽ
chứa 20 nhiễm sắc thể, do nó là lưỡng bội 2n = 2x = 20.

Câu 1. Sự hình thành 3 loại cải tứ bội mới do con đường nào? Quan sát hình trên
và giải thích sự hình thành 3 lồi cải tứ bội.
Câu 2. Bạn Hoa cho rằng ở động vật cũng phổ biến q trình hình thành lồi như
trên. Em có đồng ý với ý kiến của bạn khơng? Vì sao?
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Sự hình thành 3 loại cải tứ bội mới do con đường đa bội khác nguồn.
8

skkn


AA - 2n=2x=20 - Brassica rapa (đồng nghĩa Brassica campestris) - cải củ
turnip, cải thìa, cải thảo
BB - 2n=2x=16 - Brassica nigra - mù tạc đen
CC - 2n=2x=18 - Brassica oleracea - cải bắp, cải xoăn, cải bông xanh, cải
Brussels, súp lơ, su hào, cải làn.
Ba loài này tồn tại như là các lồi độc lập. Nhưng do chúng có quan hệ họ hàng rất
gần nên chúng có khả năng lai giống. Q trình lai giống liên lồi này cho phép
hình thành ba loài Brassica tứ bội mới.
AABB - 2n=4x=36 -Brassica juncea - mù tạc Ấn Độ, cải canh
AACC - 2n=4x=38 -Brassica napus - cải dầu, cải củ Thụy Điển
BBCC - 2n=4x=34 -Brassica carinata - mù tạc Ethiopia.
Câu 2. Không đông ý với bạn Hoa vì: Q trình hình thành lồi như trên ít gặp ở
động vật vì giữa 2 lồi động vật có cơ chế cách li sinh sản rất phức tạp. Sự đa bội
hóa thường gây rối loạn về giới tính và gây chết. Mặt khác mọi hoạt động của cơ
thể động vật được phối hợp rất phức tạp, chịu sự điều khiển của hệ thần kinh… nên
khi đa bội hóa gây ra thay đổi lớn trong vật chất di truyền và thường gây chết.
Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể
Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, khái niệm NST gọi là chromosome.
NST là bào quan quan trọng nhất của sinh vật về mặt di truyền, cũng là một trong

những bào quan được nghiên cứu kĩ lưỡng nhất để tìm hiểu về quá trình di truyền,
các rối loạn di truyền, quá trình phát triển cá thể và cả quá trình phát sinh chủng
loại liên quan tới NST.
NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm DNA và prôtêin (chủ yếu là
loại Histôn). Phân tử DNA quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên nuclêôxôm là đơn
vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của NST. Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử prơtêin
histơn tạo nên khối cầu dẹt phía ngồi được gói bọc bởi 7/4 vịng xoắn DNA có
khoảng 146 cặp nuclêôtit. Các nuclêôxôm được nối với nhau bằng các đoạn DNA
và một prơtêin histơn. Mỗi đoạn có khoảng 15-100 cặp nuclêôtit. Tổ hợp DNA với
prôtêin histôn tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11 nm, sợi cơ bản cuộn xoắn
thứ cấp thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang 30 nm. Sợi nhiễm sắc tiếp tục đóng
xoắn tạo thành một ống rỗng có chiều ngang 300 nm gọi là sợi siêu xoắn, sợi siêu
xoắn tiếp tục đóng xoắn tạo thành crơmatit có chiều ngang khoảng 700 nm
Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên NST có chiều dài ngắn lại khoảng 1500020000 lần so với chiều dài phân tử DNA. NST dài nhất của người chứa DNA dài
khoảng 82 mm, sau khi đóng xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micrômét. sự thu
gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho việc tổ hợp và phân li của NST
trong q trình phân bào,cịn để thuận tiện di chuyển.
Bộ NST là số lượng NST có trong 1 tế bào của 1 loài. Tế bào của mỗi lồi sinh vật khác nhau thì
có bộ NST khác nhau, đặc trưng về số lượng và hình dạng của mỗi loài. Bộ NST chứa các cặp NST tương
đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (ký hiệu là 2n). Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương
đồng gọi là bộ NST đơn bội (ký hiệu là n). Số lượng bộ NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh được
trình độ tiến hóa của lồi.

9

skkn


Câu 1. Trong hình bên, số 1 là gì?
Câu 2. Gia đình ơng Hà sinh được 4 cơ con

gái. Với bản tính gia trưởng, muốn có con trai
nối dõi tơng đường, ông không ngừng trách vợ
không biết sinh con trai. Theo em, ông Hà
trách vợ như vậy đã đúng cơ sở khoa học
chưa? Tại sao?
Câu 3. Trong quá trình nghe giảng, Hoa có
nghe cơ giáo nhắc đến NST khổng lồ ở tuyến
nước bọt của ruồi giấm, tuy nhiên Hoa chưa
biết nhiều về NST này, em hãy giúp bạn nhé!
Câu 4. Trong quá trình làm tiêu bản rễ hành,
Mai quan sát được 1 giai đoàn các NST xếp
thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Cơ kết
luận đó là kì sau của nguyên phân, theo em
nhận định đó đúng hay sai? Giải thích.
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Trong hình bên, số 1 là cromatit
Câu 2. Quan điểm của ông Hà là hồn tồn sai lầm vì:
Người nữ có bộ NST 22 cặp NST thường+XX, khi giảm phân cho trứng 22A+X
Nam giới 22 cặp NST thường+XY, khi giảm phân cho trứng 22A+X hoặc 22A+Y
Tinh trùng Y kết hợp với trứng thì sẽ cho con trai
Tinh trùng X kết hợp với trứng thì sẽ cho con gái.
Câu 3. NST khổng lồ làT có kích thước lớn, có số lượng sợi lớn hơn rất nhiều so
với NST thường. Trong quá trình nguyên phân, NST tự nhân đôi nhiều lần nhưng
không phân li tạo thành NST có dạng chùm nhiều sợi. Kích thước có thể đạt tới
250-300mm. Dọc theo chiều dài NST khổng lồ phân hóa thành những khoanh bắt
màu đậm nhạt khác nhau. Người ta cho rằng các đĩa sẫm màu hơn là nơi tích lũy
nhiều ADN.
Câu 4. Mai trả lời sai vì: NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo nghĩa
là đang ở kì giữa nguyên phân hoặc giảm phân 1, mà đây là tế bào rễ hành (tế bào
xôma) nên chỉ có thể là ngun phân.

3.2. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Chủ đề 3. Thường biến
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh
trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, không do sự biến đổi
trong kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền).
Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ khơng truyền cho con những tính
trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách
phản ứng trước mơi trường. Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là
kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường. Các tính trạng chất lượng phụ
thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. 
Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với
một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến
đổi này tương ứng với điều kiện môi trường.
10

skkn


Thường biến không do
những biến đổi trong kiểu
gen gây ra nên khơng di
truyền. Tuy nhiên, nhờ có
những thường biến mà cơ
thể phản ứng linh hoạt về
kiểu hình, đảm bảo sự thích
ứng trước những thay đổi
nhất thời hoăc theo chu kỳ
của môi trường.

Thường biến

(sản phẩm của HS trường THPT Lê Lợi)
Câu 1. Nhà bạn Lan trồng rất nhiều na. Một hôm ra vườn vào 1 ngày mùa đông
lạnh, Lan thấy chẳng cây na nào còn lá. Bạn ấy cho rằng na gần chết. Bằng kiến
thức của mình em hãy giải thích cho bạn hiểu.
Câu 2. Đặc điểm có ở thường biến mà khơng có ở đột biến là gì?
Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh
Thay đổi kiểu hình
Xảy ra đồng loạt và theo hướng xác định
Do tác động của môi trường.
Câu 3. Trong những điều kiện thích hợp nhất định, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50kg,
trong khi đó lợn Đại Bạch 9 tháng tuổi đạt 90kg. Kết quả này nói lên điều gì?
Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen quy định hơn lợn Ỉ.
Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch có mức phản ứng rộng hơn lợn Ỉ.
Vai trị của mơi trường trong việc quyết định cân nặng.
Vai trị của kĩ thuật ni dưỡng trong việc quyết định cân nặng.
Câu 4. Một loài động vật về mùa đơng có bộ lơng dày màu trắng lẫn với tuyết; về
mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. Giải thích hiện tượng.
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Đây là hiện tượng thường biến. Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo
cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong
điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường.
Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen gây ra nên không di truyền.
Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình,
đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoăc theo chu kỳ của môi
trường. Cây na rụng lá cũng chỉ là để thích nghi với mùa đơng lạnh.
Câu 2. Đáp án C.
Câu 3. Đáp án B.
Câu 4. Sự thay đổi bộ lơng của các lồi thú này tương ứng với điều kiện mơi
trường, đảm bảo cho việc thích nghi theo mùa. Màu lông bị chi phối bởi yếu tố
nhiệt độ. Đây là thường biến.

11

skkn


Chủ đề 4. Biến dị tổ hợp

Biến dị tổ hợp là loại biến dị liên quan đến
vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp
vật chất di truyền. Nguyên nhân: Do sự phân
li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc
thể trong quá trình giảm phân; do sự kết hợp
ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong q
trình thụ tinh; do hốn vị gen.
Lai là phương pháp cơ bản tạo ra biến dị tổ
hợp tạo ra số lượng lớn các kiểu gen khác
nhau, biểu hiện ra vơ số kiểu hình, là vật liệu
phong phú cho chọn giống. Dựa vào biến dị
tổ hợp có thể tạo ra giống thuần hay giống có
ưu thế lai cao.
Câu 1. Ở thực vật, để tạo ra giống thuần người ta thường làm gì?
A. Cho các dịng tự thụ phấn
B. Cho các dòng giao phối cách xa thế hệ
C. Cho các dịng ngẫu phối
D. Khơng cho thụ phấn.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là ưu điểm của dòng thuần?
A. Các cá thể đồng tính, ổn định năng suất
B. Dễ biến động trước sự thay đổi của môi trường
C. Con cái đa dạng, năng suất cao
D. Không chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 3. Chọn đúng hoặc sai đối với mỗi đặc điểm của con lai có ưu thế lai sau:

Đặc điểm của con lai
Đúng/ Sai
1. Năng suất cao hơn thế hệ bố mẹ
2. Phẩm chất tốt hơn thế hệ bố mẹ
3. Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
4. Không đủ sức chống chịu trước sự thay đổi của môi trường
5. Cơ sở của ưu thế lai chính là giả thuyết siêu trội
Câu 4. Ở các giống gà địa phương thường xảy ra giao phối cân huyết. Tại sao
không xuất hiện hiện tượng thối hóa giống?
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Đáp án A
Câu 2. Đáp án A
Câu 3. Đáp án 1 đúng, 2 đúng, 3 đúng, 4 sai, 5 đúng
Câu 4. Vì: sau nhiều thế hệ giao phối cận huyết chỉ cịn ga có kiểu gen đồng hợp.
Q trình chọn lọc của con người chủ yếu chỉ giữ lại các kiểu gen động hợp trội.
Do đó lai cận huyết khơng tạo ra các thế hệ sau bị thối hóa giống.
3.3. Chương 3. Di truyền học quần thể
Chủ đề 5. Di truyền học quần thể
Di truyền học quần thể là một chuyên ngành của di truyền học nghiên cứu
về những khác biệt trong di truyền bên trong và giữa các quần thể, và là một phần
của sinh học tiến hóa. Các nghiên cứu trong nhánh của sinh học này xem xét các
hiện tượng như thích nghi, hình thành loài và cấu trúc quần thể.
12

skkn


Nghiên cứu về di truyền quần thể người,

người ta thấy: Trái Đất với hơn 7 tỉ người thuộc
những chủng tộc khác nhau, những quần thể
dân cư khác nhau. Mặc dù tất cả có bộ NST như
nhau, sự phân bố các gen trên NST cũng như
nhau nhưng bản chất các alen và tần số các alen
của các gen trên NST lại khác nhau giữa các
dân tộc, các chủng tộc. Sự chọn lọc các đột biến
có lợi dưới tác động của mơi trường, cơ hội
sống sót của các cá thể mang các đột biến có
Ba chủng người trên thế giới
hại,…tạo nên sự khác biệt di truyền rất lớn giữa
các quần thể.
Nếu chúng ta có thể biết được kiểu gen của mỗi cá thể đang cần tư vấn di truyền
thì có thể thơng báo cho họ nguy cơ tái phát một bệnh di truyền nào đó với độ
chính xác cao. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp chỉ thấy được và đánh
giá dược kiểu hình. Do đó, tỉ lệ một bệnh lí di truyền thường được sử dụng để xác
định tần số 1 kiểu gen đặc hiệu rồi qua đó suy ra tần số các alen đặc hiệu chịu trách
nhiệm cho các kiểu gen khác nhau.
Câu 1. Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
1. Trong quần thể tự phối, quần thể được phân thành các dòng thuần có kiểu gen
khác nhau.
2. Quần thể là 1 tập hợp bao gồm các cá thể cùng lồi.
3. Có 2 loại quần thể: Quần thể giao phối và quần thể tự phối.
4. Thơng qua định luật Hacdi- Vanbec có thể xác định được tần số tương đối của
các alen, kiểu gen trong quần thể.
5. Quần thể tự phối thể hiện tính đa hình.
6. Trong quần thể tự phối, tần số tương đối của các alen không đổi qua các thể hệ.
Câu 2. A Sinh sinh ra trong 1 gia đình có 3 anh em. Ơng nội và ơng ngoại của A
Sinh là anh em ruột. Năm cậu học lớp 8, mọi thứ trên cơ thể cậu phát triển bình
thường như bao bạn khác. Tuy nhiên cậu đã chứng kiến em trai mình sinh ra với

thân hình chỉ bằng cổ tay, đến năm 8 tuổi vẫn chỉ cao 55cm, nặng 3,5kg. Theo em
tại sao có hiện tượng trên? Đề xuất biện pháp ngăn ngừa tình trạng đó ở các gia
đình khác.
Câu 3. Nga là cô bé thông minh, ham học hỏi. Một hôm cô bé dùng tờ giấy A3
cuộn lại thành phễu rồi vít ngọn cây ngơ xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu rồi
thụ phấn chéo sang cho cây ngơ khác. Vụ ngơ năm đó nhà em được mùa hơn so
với mọi năm. Theo em, Nga đã áp dụng kiến thức nào vào thực tiễn cuộc sống?
Câu 4. Chim bồ câu là biểu tượng cho tình yêu thủy chung vì chúng chỉ sống theo
cặp với 1 con khác giới cho đến khi chết đi. Chúng chỉ giao phối với con cùng cặp
đó để sinh sản. Mỗi lứa bồ câu thường đẻ 2 trứng: 1 nở thành con trống, 1 nở thành
con mái và chúng lại là 1 cặp đôi giao phối. Nếu bắt đi 1 trong 2 con thì con còn lại
sẽ buồn mà chết. Vậy tại sao bồ câu khơng bị suy thối nịi giống mặc dù chúng
“kết hôn gần”?
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Nhận định đúng: 1,3,4,6; nhận định sai: 2,5
13

skkn


Câu 2. Hiện tượng xảy ra với em của A Sinh là do hậu quả của giao phối cận huyết
(ông nội và ông ngoại là anh em ruột). Việc kết hôn như vậy cũng vi phạm luật hôn
nhân và gia đình.
- Kết hơn gần trong vịng 3 đời sẽ làm cho các alen lặn có cơ hội tổ hợp với nhau
tạo ra kiểu gen đồng hợp lặn, biểu hiện kiểu hình khơng mong muốn, gây ra những
biểu hiện bất thường, thậm chí là biểu hiện các bệnh tật di truyền nặng nề trên cơ
thể (như em của A Sinh).
- Để tránh những hậu quả tương tự xảy ra cần tuyên truyền giáo dục cho người
dân, đặc biệt là người dân ở các vùng núi cao còn kém hiểu biết và ít giao lưu với
các tộc người khác. Pháp luật Việt Nam cấm kết hơn trong vịng 3 đời.

Câu 3. Bạn Nga làm như vậy để tránh hạt phấn của cây ngơ rơi đúng hoa cái của
nó, tức là tránh tự thụ phấn để tránh xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn.
Khi Nga thụ phấn chéo cho các cây ngô làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, nhiều
kiểu gen dị hợp, làm tăng năng suất cây trồng.
Câu 4. Hiện tượng giao phối ở chim bồ câu là giao phối gần.
Tuy nhiên, bồ câu khơng bị thối hóa giống vì bộ gen của chúng hầu như ở trạng
thái đồng hợp (thuần chủng). Không những thế bộ gen của chúng rất hoàn hảo.
3.4. Chương 4. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Chủ đề 6. Phương pháp gây đột biến
Mỗi một kiểu gen nhất định của giống chỉ cho 1 năng suất nhất định. Tuy nhiên tùy
điều kiện canh tác mà mỗi giống cho một năng suất tối đa khác nhau. Để tạo ra các
giống khác nhau, các nhà khoa học đã sử dụng tác nhân vật lí, hóa học tác động
làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ lợi ích của mình. Đó là
phương pháp gây đột biến.
Câu 1. Sắp xếp quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:
1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
2. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
3. Tạo dịng thuần chủng
A. 1,2,3
B. 1,3,2
C. 3,1,2
D. 3,2,1
Câu 2. Phải làm gì để gây đột biến có hiệu quả cao?
Câu 3. Hãy cho biết cơ chế gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X do chất
5BU gây nên?
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Đáp án A
Câu 2. Cần lựa chọn tác nhân đột biến phù hợp, liều lượng thích hợp, xác định thời
gian xử lí tối ưu.
Câu 3.


14

skkn


Chủ đề 7. Những con vật kì lạ
Bạn đã thấy con dê nào sản xuất tơ
nhện trong sữa của nó chưa? Có đấy! Có
những con dê biến đổi gen có chứa gen
quy định protein tơ nhện, người ta có thể
kéo tơ nhện từ sữa để sản xuất áo chống
đạn. Có những con cừu có gen protein
huyết tương người. Protein huyết tương
người được sản xuất và tiết vào sữa, có thể
tách ra và sản xuất thuốc cho con người.

Dê sản xuất tơ nhện
Câu 1. Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Con người có thể biến đổi gen ở sinh vật
bằng cách nào?
Câu 2. Nêu quy trình tạo ra cừu có gen protein huyết tương người.
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism) là một
sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con
người. Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do q trình lan truyền
của gen trong tự nhiên.
Có thể biến đổi gen ở sinh vật bằng 3 cách:
Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen của sinh vật
Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen của sinh vật
Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen của sinh vật.

Câu 2. Quy trình tạo ra cừu có gen protein huyết tương người:
- Tạo vecto chứa gen người rồi, vào tế bào xoma của cừu tạo ADN tái tổ hợp.
- Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.
- Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen (chứa ADN tái tổ họp) kích thích phát
triển thành phơi.
- Lây nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy mất nhân tạo hợp tử
phát triển thành phôi.
- Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ, kích thích phát triển và sinh ra cừu chứa
protein người.
Chủ đề 8. Công nghệ tế bào
Công nghệ tế bào là 1
trong 5 hướng phát triển của
công nghệ sinh học đã và đang
đem lại hiệu quả khoa học và
kinh tế rất triển vọng trong sự
phát triển lồi người. Ngày nay,
việc ứng dụng phương pháp ni
cấy tế bào, nuôi cấy mô trên môi
trường nhân tạo để tạo ra những
mơ, cơ quan hoặc cơ thể hồn
chỉnh với đầy đủ các tính trạng
của cơ thể gốc đã trở thành 1
15

skkn


ngành kĩ thuật có quy trình xác
định gọi là cơng nghệ tế bào.
Công nghệ tế bào các nước đều sử dụng rộng rãi kĩ thuật nuôi cấy mô, dung hợp tế

bào trần, chuyển nhân, nuôi cấy tế bào gốc,... và đã có rất nhiều thành tựu.
Câu 1. Lan nói với Nam: “Chỉ từ 1 củ khoai tây nhỏ có thể đủ giống để trồng cho
cả 1 ruộng to”. Hãy giải thích cho Nam biết làm thế nào từ 1 củ khoai tây nhỏ có
thể đủ giống để trồng cho cả 1 ruộng to. Nêu cơ sở sinh lí của biện pháp đó.
Câu 2. Trong phương pháp dung hợp tế bào trần, làm thế nào để loại bỏ thành
xenlulozo của tế bào thực vật?
A. Sử dụng enzim
B. Sử dụng muối kim loại nặng để kết tủa xenlulaza
C. Sử dụng sóng siêu âm D. Sử dụng tia X, tia Rownghen để phá vỡ thành tế bào
Câu 3. Hiện nay tạo giống bằng công nghệ tế bào trong tạo giống thực vật đã có rất
nhiều thành tựu quan trọng đáng ghi nhận. Em hãy kể tên một số thành tựu để
chứng minh công dụng lớn lao của nó trong đời sống sản xuất.
Câu 4. Khái niệm nào sau đây là của biến dị dịng tế bào xoma?
A. Là dịng tế bào có các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau, có biến dị cao hơn mức
bình thường và được tạo ra bằng cách nuôi cấy tế bào 2n NST trên môi trường
nhân tạo.
B. Là dịng tế bào được tạo ra bằng cách ni cấy tế bào n NST trên môi trường
nhân tạo.
C. Là dịng tế bào được tạo ra bằng cách ni cấy trong môi trường liên tục để tạo
ra số lượng lớn tế bào theo cấp số nhân.
D. Là dòng tế bào được tạo ra bằng cách nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp
để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các tế bào con.
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Sử dụng công nghệ tế bào, cụ thể ở đây là ni cấy mơ.
Cơ sở sinh lí của phương pháp trên:
- Tính tồn năng của tế bào: khả năng từ 1 tế bào có thể hình thành 1 cây hồn
chỉnh trong điều kiện ni cấy thích hợp.
- Khả năng phân chia phân hóa, phản phân hóa của tế bào:
Phân hóa: 1 tế bào phân chia thành 1 khối tế bào rồi phân hóa thành mơ, cơ quan,
hệ cơ quan.

Phản phân hóa: 1 tế bào đã phân hóa thành mơ chun biệt vẫn có thể quay về
trạng thái chức năng phơi sinh ban đầu như hợp tử khi gặp điều kiện thuận lợi.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Thành tựu: nhân giống chuối vơ tính, sâm Ngọc Linh, trầu bà chân vịt,
phong lan, dưa hấu tam bội, khoai tây,…
Câu 4. Đáp án A.
Chủ đề 9. Công nghệ gen
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến
đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra những cá thể có những đặc điểm mới. Hiện
nay công nghệ gen được sử dụng phổ biến là kĩ thuật tạo ra ADN tái tổ hợp để
chuyển gen. Để tạo ra ADN tái tổ hợp người ta dùng kĩ thuật chuyển gen. Đó là kĩ
thuật chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận, có thể dùng các thể
truyền, súng bắn gen, vi tiêm,...
16

skkn


Câu 1. Quy trình nào sau đây là quy trình chuyển gen?
A. Tạo ADN tái tổ hợp; chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận; tách dòng tế bào
chứa ADN tái tổ hợp.
B. Tạo ADN tái tổ hợp; tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp; chuyển ADN tái tổ
hợp vào tế bào nhận.
C. Tạo ADN tái tổ hợp; chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận; tách dịng tế bào
chứa ADN tái tổ hợp; ni cấy tế bào trong môi trường liên tục.
D. Tạo ADN tái tổ hợp; tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp; chuyển ADN tái tổ
hợp vào tế bào nhận; nuôi cấy tế bào trong môi trường liên tục.
Câu 2. Khái niệm đúng về ADN tái tổ hợp:
A. Là 1 phân tử ADN nhỏ, được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác
nhau.

B. Là 1 đoạn phân tử ADN và 1 đoạn plasmid.
C. Là 1 đoạn plasmid được tách từ vi khuẩn.
D. Là 1 đoạn phân tử ADN được tách từ phago.
Câu 3. Khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, người ta thường dùng phương
pháp biến nạp. Tai sao khi dùng phương pháp này, người ta lại dùng xung điện
hoặc dùng muối CaCl2?
Câu 4. Insulin rất cần trong điều trị bệnh tiểu đường. Với nhu cầu insulin rất lớn,
người ta đã cô lập tuyến tụy ở trâu, bò, lợn để lấy insulin để dùng cho người. Tuy
nhiên, do một số sai khác trong cấu trúc nên người dùng có một số phản ứng phụ.
Vậy nên năm 1982 insulin lần đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp
gen đã ra đời. Bằng công nghệ này, người ta đã chuyển gen tổng hợp insulin vào vi
17

skkn


khuẩn E.coli. Vậy theo em, bằng phương pháp nào người ta phát hiện vi khuẩn nào
mang gen tái tổ hợp?
Câu 5. Ở thực vật, cơng nghệ gen đã có nhiều ứng dụng như: tạo cà chua kéo dài
thời gian chín, cà chua chuyển gen kháng virut, lúa mang gen tổng hợp vitamin B1,
vitamin A,… Theo em, áp dụng công nghệ gen ở thực vật có gì ưu việt hơn so với
các phương pháp truyền thống?
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Đáp án C
Câu 2. Đáp án A
Câu 3. Làm thay đổi sức thẩm thấu của màng, làm dãn màng sinh chất nên gen tái
tổ hợp có thể chui qua.
Câu 4. - Thêm vào ADN tái tổ hợp 1 đoạn gen ngắn đơn giản mà có thể biểu hiện
ngay thành kiểu hình khi cho vào tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến chức
năng sản xuất insulin. Ví dụ: gen kháng kháng sinh, đánh dấu phóng xạ,...

- Sử dụng thể truyền có chứa các gen đánh dấu, sản phẩm của nó dễ dàng được
nhận biết.
Câu 5. Công nghệ gen ở thực vật có gì ưu việt hơn so với các phương pháp nhân
giống truyền thống là:
- Quá trình được thực hiện trong phịng thí nghiệm, khơng phụ thuộc vào thời gian,
khơng gian, mùa vụ, thời tiết,…
- Các gen được chuyển vào có tính đặc thù cao hơn. Các gen tương ứng chính xác
với các tính trạng mong muốn được lựa chọn dùng cho q trình biến nạp, loại bó
được các tính trạng mong muốn.
- Các gen được chuyển vào 1 cá thể diễn ra nhanh. Chỉ cần sau 1 thế hệ, tính trạng
mong muốn được biểu hiện và thu nhận, trong khi các phương pháp truyền thống
cần nhiều thế hệ.
- Mức độ linh động của các gen được chuyển lớn hơn nhiều. Gen của các lồi khác
nhau có thể được chuyển cho nhau và thể hiện tính trạng.
- Tăng năng suất nơng nghiệp và giảm chi phí sản xuất do các gen được chuyển là
các gen làm tăng năng suất, giảm thời gian trồng trọt, chịu đựng thời tiết tốt, kháng
sâu bệnh,… đưa lại sản phẩm phù hợp với chất lượng của người tiêu dùng.
3.5. Chương 5. Di truyền học người
Chủ đề 10. Chất độc màu da cam

18

skkn


Chất độc màu da cam là tên gọi của
một loại thuốc diệt cỏ và làm rụng lá
cây được quân đội Hoa Kì sử dụng tại
Việt Nam trong Chiến dịch Ranch
Hand, một phần của chiến tranh hóa

học của Hoa Kì trong thời kì chiến
tranh Việt Nam. Chất này được sử
dụng trong những năm từ 1961- 1971.
Thành phần hóa học có dioxin là 1 chất
cực độc, với hàm lượng rất nhỏ cũng
có thể gây quái thai, dị hình.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có khoảng 3 triệu người đã bị ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe, chịu các dị tật bẩm sinh và dị tật phát triển. Dioxin phá hỏng toàn
bộ diện tích đất, nguốn nước, gây ơ nhiễm mơi trường và hủy diệt các hệ sinh thái.
Câu 1. Tại sao chất độc dioxin có thể gây qi thai, dị hình với con cái của những
người bị nhiễm chất độc này?
Câu 2. Ông Sinh là một cựu chiến binh trong thời kì chống Mỹ. Ơng đã sinh đươc
2 người con có sức khỏe tốt nhưng con của họ đều bị mắc dị tật bẩm sinh. Giải
thích nguyên nhân?
Câu 3. Lan và Nam chuẩn bị kết hơn. Lan có bố là cựu chiến binh chống Mỹ và
anh trai bị dị tật bẩm sinh. Hãy đóng vai người tư vấn để tư vấn về việc kết hôn
cũng như sinh con của cặp vợ chồng này.
Câu 4. Các loại thuốc diệt cỏ hiện nay như thuốc diệt cỏ 666 cũng là thành phần có
trong chất độc màu da cam. Tuy nhiên, có hiện tượng người dân sử dụng thuốc diệt
cỏ nhiều trong trồng trọt hoặc ngâm ủ hoa quả gây hại đến sức khỏe của người tiêu
dùng. Với kiến thức của mình, em hãy đưa ra các giải pháp nhằm chồng lại những
việc làm sai trái trên.
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Chất độc dioxin có thể gây qi thai, dị hình với con cái của những người bị
nhiễm chất độc này vì: Chất độc dioxin tác động đến gen của người gây nên các
đột biến có hại.
Câu 2. Nguyên nhân là do:
- 2 người này có mang gen đột biến nhưng khơng biểu hiện ra ngồi
- Tác động xấu của gen có thể chưa biểu hiện ở thế hệ thứ nhất nhưng biểu hiện ở
các thế hệ sau.

Câu 3. Tư vấn: - Có khả năng con cái họ sinh ra bị mắc dị tật bẩm sinh.
- Nếu muốn kết hơn, sinh con thì họ cần có biện pháp phịng tránh
như: xét nghiệm, siêu âm, sàng lọc trước sinh,…
Câu 4. Đứng trước thực trạng người dân sử dụng thuốc diệt cỏ trong trồng trọt và
ngâm ủ hoa quả, chúng ta cần có các hành động sau:
- Cần giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân về tác hại
khôn lường mà chất diệt cỏ đem lại, khơng vì lợi nhuận trước mắt mà bất chấp mọi
việc, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.
19

skkn


- Các cơ quan, ban ngành về quản lí an tồn thực phẩm cần có biện pháp khống
chế, ngăn chặn, xử lí những trường hợp vi phạm.
Chủ đề 11. Nhóm máu ở người
Ở người, tính trạng nhóm máu do
3 alen IA, IB và IO quy định, có
mối quan hệ trội lặn như sau : IA
và IB > IO , khi có mặt 2 alen IA và
IB thì biểu hiện kiểu hình nhóm
máu AB. 
Máu A: IAIA; IAIO 
Máu B: IBIB; IBIO 
Máu AB: IAIB
Máu O: IOIO 
Câu 1. Gen quy định tính trạng nhóm máu này được gọi là:
A. Gen đa alen
B. Gen không alen
C. Gen đa hiệu

D. Di truyền đa gen.
Câu 2. Anh An máu A lấy chị Bình máu B sinh được bạn Oanh máu O. Kiểu gen
của 2 vợ chồng An Bình lần lượt là:
A. IAIO và IBIB
B.  IAIA và IBIO
C. IAIA và IBIB
D.  IAIO và IBIO 
Câu 3. Vợ chồng phải có kiểu gen IAIO và IBIO thì sinh ra con có nhóm máu A
chiếm tỉ lệ bao nhiờu?
A. ẵ
B. ẳ
C. khụng sinh con mỏu B
D. ẳ hoặc ½
*Hướng dẫn đánh giá
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án B.
Chủ đề 12. Bệnh, tật di truyền ở người
Di truyền học là môn học nghiên cứu những quy luật chuyển tiếp, những đặc
điểm (tính trạng) giữa các cơ thể cùng chung nguồn gốc, huyết thống từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Con cháu có những đặc điểm về hình dạng bên ngồi, cũng như
cấu trúc, chức năng bên trong cơ thể giống như ông bà, cha mẹ.
Khả năng biến dị, di truyền cũng là 1 đặc điểm của cơ thể sống, thế hệ con cháu
cũng có thể có những đặc điểm khác ơng bà, bố mẹ do tính di truyền ở thể ẩn hoặc
do ảnh hưởng của môi trường lên cơ thể sinh vật.
Caperson đề ra công thức nổi tiếng “ADN – ARN - protein”, chứng minh
ADN làm nhiệm vụ chỉ huy, định hướng qua ARN. Thơng tin di truyền được sao
chép chính xác cấu trúc thơng qua mARN nên những sai sót của quá trình này sẽ
truyền lại cho thế hệ sau (biến dị). Điều này giải thích 1 phần nguyên nhân phát
sinh bệnh di truyền. Sự phát sinh và phát triển các bệnh lí di truyền phụ thuộc vào

2 yếu tố:
+ Sự biến dị của những yếu tố nội di truyền (ADN, ARN, protein)
+ Tác dụng của mơi trường ngồi.
Trong sự phát sinh bệnh, tật di truyền, mơi trường ngồi có tác dụng rất lớn:
có thể tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và cũng có thể ngăn cản sự xuất hiện
những dấu hiệu bệnh lí.
Câu 1. Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là:
20

skkn



×