Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Đồ án hcmute) thiết kế cung cấp điện cho công trình trung tâm thương mại lotte nam sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO CƠNG TRÌNH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LOTTE NAM SÀI GỊN

GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC ÂU
SVTH: LÊ HỒNG KHƠI
MSSV : 12142118
LÊ HỒNG NGỌC
MSSV : 12142377

S K C0 0 4 6 2 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
*******
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2016
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:



Lê Hồng Khơi
Lê Hồng Ngọc
Ngành: Cơng nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Ngọc Âu
Ngày nhận đề tài: 16/03/2016

MSSV: 12142118
12142377
Lớp: 12142CLC
ĐT:
0983791929
Ngày nộp đề tài: 20/07/2016

1. Tên đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cơng trình Trung tâm thương mại Lotte
Nam Sài Gòn
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: Bản vẽ Mặt bằng cho công trình Trung tâm thương
mại Lotte Nam Sài Gịn
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Tính tốn nhu cầu phụ tải.
- Lựa chọn máy biến áp và máy phát.
- Lựa chọn thiết bị bảo vệ, dây dẫn hạ thế.
- Thiết kế chiếu sáng
4. Sản phẩm: Thiết kế cung cấp điện cho cơng trình Trung tâm thương mại Lotte
Nam Sài Gịn
TRƯỞNG NGÀNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
*******

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Sinh viên: Lê Hồng Khơi
MSSV: 12142118
Lê Hồng Ngọc
12142377
Ngành: Cơng nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử
Tên đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cơng trình Trung tâm thương mại Lotte Nam
Sài Gịn
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Ngọc Âu
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Ưu điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

3. Khuyết điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?
.......................................................................................................................................
5. Đánh giá loại:
.......................................................................................................................................
6. Điểm: ........................ (Bằng chữ: .........................................................................)
.......................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Giáo viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

năm 20…

iii

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN
-

Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của


trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Chất
Lương Cao của trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em để thực hiện đồ án này.
Em cũng xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Âu đã nhiệt tình hướng dẫn
hướng dẫn em hoàn thành tốt quyển đồ án này.
-

Trong q trình thực hiện đồ án, do cịn hạn chế về thời gian, đồng thời do

trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khó tránh khỏi
sai sót, rất mong các Thầy, Cơ bỏ qua, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
Thầy, Cơ để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

v

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ....................................................................... ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................... iii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .........................................iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ v
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1


1.2.

Mục đích .................................................................................................................. 1

1.3.

Nội dung .................................................................................................................. 1

1.4.

Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 1

1.5.

Kế hoạch thực hiện .................................................................................................. 1

CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LOTTE NAM SÀI
GÒN
.......................................................................................................... 3
2.1.

Giới thiệu: ................................................................................................................ 3

2.2.

Yêu cầu .................................................................................................................... 4

2.2.1.


Độ tin cậy cung cấp điện .......................................................................................... 4

2.2.2.

Chất lượng điện ........................................................................................................ 4

2.2.3.

An toàn trong cung cấp ............................................................................................. 4

2.2.4.

Tính kinh tế ................................................................................................................ 5

2.2.5.

Tính thẩm mỹ ............................................................................................................. 5

2.2.6.

Dự trù cho phát triển trong tương lai ...................................................................... 5

CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ
THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN .....................................................................................6
3.1.

Phương pháp tính tốn phụ tải ................................................................................ 6

3.1.1.


Phương pháp hệ số sử dụng và hệ số đồng thời..................................................... 6

3.1.2.

Phương pháp xác định cơng suất tính tốn theo suất phụ tải ................................ 6

3.1.3.

Phương pháp xác định cơng suất tính tốn theo hệ số yêu cầu.............................. 6

3.2.

Máy biến áp ............................................................................................................. 7

3.2.1.

Định nghĩa máy biến áp ........................................................................................... 7

3.2.2.

Nguyên lý làm việc và phân loại máy biến áp ........................................................ 7

3.2.3.

Những đại lượng định mức của máy biến áp .......................................................... 8

3.2.4.

Phương pháp chọn dung lượng MBA ....................................................................... 9


vi

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

3.2.5.

Các hãng máy biến áp có mặt tại thị trường Việt Nam ............................................ 9

3.2.6.

Các lọai trạm biến áp ................................................................................................. 9

3.2.

Máy phát điện xoay chiều 3 pha ............................................................................. 14

3.2.1.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều 3 pha ................. 14

3.2.2.

Các tiêu chuẩn máy phát điện: ............................................................................. 16

3.2.3.

Điều kiện lựa chọn máy phát................................................................................. 16


3.2.4.

Các hãng máy phát điện dự phịng có mặt tại thị trường Việt Nam ..................... 17

3.3.

Tủ Automatic Transfer Switches (ATS) ................................................................. 17

3.3.1.

Khái niệm ................................................................................................................ 17

3.3.2.

Các loại tủ ATS....................................................................................................... 17

3.3.3.

Chức năng hoạt động của tủ ATS ......................................................................... 18

3.3.4.

Chọn tủ ATS ........................................................................................................... 19

3.4.

Các loại dây cáp ..................................................................................................... 19

3.4.1.


Khái niệm ................................................................................................................ 20

3.4.2.

Công dụng và cấu tạo............................................................................................. 20

3.4.3.

Phân loại.................................................................................................................. 21

3.4.4.

Phương pháp lựa chọn dây dẫn ............................................................................ 23

3.5.

Các thiết bị bảo vệ.................................................................................................. 26

3.5.1.

Circuit Breaker (CB) ............................................................................................. 26

3.5.2.

Air circuit breaker (ACB) ..................................................................................... 27

3.5.3.

Moulded case circuit breaker (MCCB) ................................................................ 28


3.5.4.

Phương pháp lựa chọn thiết bị đóng cắt. ............................................................. 28

CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
CHIẾU SÁNG ........................................................................................................31
4.1.

Các khái niệm và thuật ngữ ................................................................................... 31

4.2.

Các phương pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng ...................................................... 32

4.3.

Các thiết bị chiếu sáng. .......................................................................................... 39

4.4.

Một số cách bố trí đèn trong thực tế....................................................................... 42

4.5.

Giới thiệu và hướng dẫn về phần mềm Dialux ....................................................... 44

CHƯƠNG 5:ÁP DỤNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO
TÂM THƯƠNG MẠI LOTTE NAM SÀI GỊN ..................................................50
5.1.


Phụ tải tính tốn ..................................................................................................... 50

vii

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

5.2.

Tính tốn lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt ........................................................ 51

CHƯƠNG 6:ÁP DỤNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÂM
THƯƠNG MẠI LOTTE NAM SÀI GÒN ..........................................................56
6.1.

Phương án chiếu sáng ............................................................................................ 56

6.2.

Tính tốn và kiểm tra lại bằng phần mềm Dialux .................................................. 57

CHƯƠNG 7:KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ......................................62
7.1.

Kết luận: ................................................................................................................ 62

7.2.


Hướng phát triển đề tài:......................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................... 1
PHỤ LỤC:.................................................................................................................. 2

viii

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1:
1.1.

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh rất nhanh, dân số
đơng và diện tích đất ở là có hạn nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Song song, nhu
cầu vui chơi giải trí cũng như mua sắm cũng đang ngày một lớn, nên hiện nay hàng
loạt các trung tâm thương mại đang được xây dựng.
Trong đó, thiết kế cung cấp điện cho một trung tâm thương mại là rất quan
trọng, các giải pháp cung cấp điện tốt sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và đảm
bảo an toàn cho trung tâm. Thiết kế cung cấp điện cho trung tâm thương mại bao
gồm thiết kế hệ thống cung cấp điện (tính tốn phụ tải, chọn dung lượng máy biến
áp, chọn dây dẫn, chọn thiết bị đóng cắt, lựa chọn tủ ATS…), thiết kế hệ thống
chiếu sáng (tính tốn chiếu sáng, chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp, phân bố thiết bị

chiếu sáng…).
Đồ án sẽ tìm hiểu về phương pháp lựa chọn các phần tử trong hệ thống cung
cấp điện, thiết bị chiếu sáng, phương pháp tính tốn chiếu sáng và áp dụng “Thiết
kế cung cấp điện cho Trung tâm thương mại Lotte Nam Sài Gịn”.
1.2.
1.3.
1.4.

Mục đích
Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho Trung tâm thương mại Lotte Nam Sài
Gòn.
Thiết kế chiếu sáng cho Trung tâm thương mại Lotte Nam Sài Gòn.
Nội dung
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Giới thiệu trung tâm thương mại Lotte Nam Sài Gịn.
Chương 3: Phương pháp tính và các phần tử trong hệ thống cung cấp điện.
Chương 4: Thiết bị chiếu sáng và phương pháp tính tốn chiếu sáng.
Chương 5: Áp dụng thiết kế hệ thống cung cấp điện cho trung tâm thương
mại Lotte Nam Sài Gòn.
Chương 6: Áp dụng thiết kế hệ thống chiếu sáng trung tâm thương mại Lotte
Nam Sài Gòn.
Chương 7: Kết luận và hướng phát triển.
Giới hạn đề tài

Do hạn chế về thời gian và số lượng công việc khá lớn nên tập đồ án khơng
tính đến các phần thuộc về: điện nhẹ, hệ thống thang máy, chiếu sáng sự cố, phương
án bù….
1.5.

Kế hoạch thực hiện


1

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

Bảng 1.1 : Kế hoạch thực hiện đề tài.
Các buớc thực hiện.

Thời gian

Tìm hiểu thu thập bản vẽ.

Tuần 1

Nghiên cứu tìm hiểu tài liệu liên quan đến mảng cung cấp
điện (giáo trình, tiêu chuẩn áp dụng,…).

Tuần 2

Tìm hiểu nghiên cứu các bản vẽ trong các cơng trình tương
tự.

Tuần 3

Xử lý số liệu trong bản vẽ và đưa ra các phương án cung
cấp điện.


Tuần 4-5

Lựa chọn phương án tối ưu. Tính tốn lựa chọn các thiết bị
theo các chuẩn hiện hành.

Tuần 6-7

Tìm hiểu về các phương án chiếu sáng trong các cơng trình
tương tự trong thực tế.

Tuần 8

Lựa chọn phương án chiếu sáng.

Tuần 9

Tính tốn chiếu sáng theo phương án trên.

Tuần 10-11

Kiểm tra lại bằng phần mềm Dialux.

Tuần 12

Tổng hợp và hoàn thiện đề tài.

Tuần 13-15

2


do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LOTTE
NAM SÀI GỊN

2.1. Giới thiệu:
Cơng ty TNHH TTTM LOTTE trực thuộc tập đồn LOTTE của Hàn Quốc.
Vị trí địa lý : nằm ngay cạnh khu đô thị Him Lam (Đây là khu đất vàng của
khu Nam Sài Gòn với nhiều dự án khu căn hộ cao cấp như: Hoàng Anh Gia Lai 3
(New SaiGon), Hoàng Anh An Tiến, Dragon City và căn hộ Phú Hoàng Anh giai
đoạn 1. Là khu tập trung phát triển thành đô thị kiểu mẫu của Huyện Nhà Bè dự
kiến là Quận Nam Sài Gòn. Với các Trung tâm Thương mại lớn, Văn phòng cao
cấp, khu dân cư cao cấp, khu căn hộ cao cấp, và các tiện ích cao cấp).
Với diện tích hơn 34.000 m2, trung tâm thương mại Lotte Nam Sài Gòn là một
trung tâm phức hợp với nhiều tiện ích hồn hảo dành cho gia đình như siêu thị, cửa
hàng mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng, nhà hàng, rạp chiếu phim, khu vui chơi
thiếu nhi, bowling, trung tâm toán học, trung tâm thể dục thể hình,… cùng với hơn
100 cửa hàng bày bán các sản phẩm chất lượng cao và một khu ẩm thực độc đáo với
những món ăn tinh tế mang phong cách văn hóa cao. Nơi để thỏa mãn nhu cầu mua
sắm, vui chơi giải trí bởi thế địi hỏi tính cung cấp điện cao để phục tốt cho nhu cầu
đó.
Thơng tin chi tiết Trung Tâm Thương Mại Lotte Mart Nam Sài Gòn - Chủ
Đầu Tư APPROVAL OF THE OWNER.
Chủ Đầu Tư: APPROVAL OF THE OWNER.
Loại hình đầu tư: Trung tâm thương mại.




Vi trí dự án: 469 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng quận 7, TP.HCM.
Quy mô dự án: 31,235 m2 (34,000 m2 mặt sàn).
Chi tiết : Bảng 2.1
Bảng 2.1: Chi tiết mặt bằng tòa nhà.
Tầng

Sử dụng
Siêu
thị
Lotte
Cho
thuê

Siêu thị
Kho
Sảnh
Tổng
Cho thuê
Khu vực ăn
nhanh tự chọn

Tầng 1

Tầng 2

Tầng 3


Tổng

(m2)

(m2)

(m2)

(m2)

5439
460
911
6810
2104

4155
605
701
5463
1792

738
738
3383

9594
1066
2396
13058

7279

339

547

-

886

3

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

Khác

Tổng
T.nghỉ Cho nv
Khu mua sắm
Lotte Việt Nam
Nhập Hàng
Phòng M.E
C.Cộng Khác
Tổng
Tổng

2443

863
346
628
1838
11092

2339
1338
1049
731
3119
10922

3383
1861
4020
813
520
7215
11328

8166
1338
1861
4020
863
2208
1880
12173
33397


2.2. Yêu cầu
2.2.1. Độ tin cậy cung cấp điện
Độ tin cậy cung cấp điện tùy thuộc vào hộ tiêu thụ loại nào. Trong điều kiện
cho phép người ta cố gắng chọn phương pháp cung cấp điện có độ tin cậy càng cao
càng tốt.
Cụ thể đây là một trung tâm thương mại thì chúng ta có thể xếp vào phụ tải
loại hai, nhưng với yêu cầu của nhà đầu tư độ tin cậy cung cấp điện phải được ở
mức cao nhất vì ở đây có rạp chiếu phim, thang máy, khu vui chơi,... Sẽ rất không
hay nếu mất điện giữa chừng với các dịch vụ này. Nên nhóm sẽ coi như đây là phụ
tải loại một với độ cung cấp điện cao nhất.
2.2.2. Chất lượng điện
Chất lượng điện được đánh giá bằng hai chỉ tiêu tần số và điện áp. Chỉ tiêu tần
số do điều độ miền điều chỉnh. Chỉ có những hộ tiêu thụ lớn hàng chục MW trở lên
mới phải quan tâm đến chế độ vận hành của mình sao cho hợp lý để góp phần ổn
định tần số của hệ thống điện.
Ở đây người thiết kế cung cấp điện thường chỉ phải quan tâm chất lượng điện
áp cho khách hàng.
Nói chung điện áp ở lưới trung hạ áp cho phép dao động xung quanh giá trị
±5% điện áp định mức.
2.2.3. An toàn trong cung cấp
Hệ thống cung cấp điện phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị.
Muốn đạt được yêu cầu đó, người thiết kế phải đưa ra phương án cung cấp điện hợp
lý, rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu tránh được sự nhầm lẫn trong vận hành, các thiết bị
điện phải được chọn đúng chủng loại, đúng công suất.
Công tác Xây dựng lắp đặt hệ thống cung cấp điện ảnh hưởng đến độ an toàn
cung cấp điện.
Cuối cùng, việc vận hành quản lý cung cấp điện có vai trị đặc biệt quan trọng.
Người sử dụng phải chấp hành những quy định về an toàn sử dụng diện.


4

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

2.2.4. Tính kinh tế
Khi đánh giá so sánh các phương án cung cấp điện, chỉ tiêu kinh tế được xét
đến khi các chỉ tiêu kỷ thuật nêu trên đã được đảm bảo.
Chỉ tiêu kinh tế đánh giá thơng qua: Tổng số vốn đầu tư, chi phí vận hành và
thời gian thu hồi vốn.
2.2.5. Tính thẩm mỹ
Đây là một khu thương mại lớn nên tính thẩm mỹ là điều vơ cùng quan trọng
vì vậy người thiết kế phải đẩm bảm được sự tinh tế trong lắp đặt.
2.2.6. Dự trù cho phát triển trong tương lai
Đây là sự cần thiết vì các loại hình dịch vụ đang phát triển từng ngày nên việc
mở rộng, nâng cấp hệ thống trong tương lai là điều không thể thiếu.

5

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ
THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN


3.1. Phương pháp tính tốn phụ tải
3.1.1. Phương pháp hệ số sử dụng và hệ số đồng thời
Tất cả các tải riêng biệt thường không vận hành hết công suất định mức ở
cùng một thời điểm. Hệ số ku và ks cho phép xác định cơng suất biểu kiến lớn nhất
dùng để định kích cỡ mạng. Cơng thức tính cơng suất tác dụng, cơng suất phản
kháng và công suất biểu kiến được xác định như sau:
Ptt = k s ∑ni=1(k ui ∗ Pni )

(1)

𝑄𝑡𝑡 = 𝑘𝑠 ∑𝑛𝑖=1(𝑘𝑢𝑖 ∗ 𝑄𝑛𝑖 )

(2)

Stt = √Ptt2 + Q2tt

(3)

Trong đó: Ptt (kW), Qtt (kVAr), Stt (kVA) lần lượt là công suất tính tốn tác
dụng, phản kháng, và biểu kiến; Pni (kW), Qni (kVAr) lần lượt là các công suất định
mức của phụ tải thứ i; n là số nhóm thiết bị; kui là hệ số sử dụng của phụ tải thứ i; ks
là hệ số đồng thời của nhóm thiết bị.
3.1.2. Phương pháp xác định cơng suất tính tốn theo suất phụ tải
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng và thường được dùng trong giai
đoạn thiết kế sơ bộ. Cơng suất tính tốn có thể xác định theo biểu thức:
n

Ptt = K s ∑i=1 pio ∗ Si


(4)

Trong đó: Poi (W/m2) là suất phụ tải i trên một đơn vị diện tích; Si (m2) là diện
tích phần thứ i; ks là hệ số đồng thời.
3.1.3. Phương pháp xác định cơng suất tính tốn theo hệ số u cầu
a. Xác định công suất phụ tải chiếu sáng
Công suất của phụ tải chiếu sáng được tính tốn theo số lượng và cơng suất
của các bộ đèn chiếu sáng trong cơng trình theo cơng thức sau:
Ptt = K yc ∑ni=1 Pdi

(5)

Trong đó: Kyc là hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng trong cơng trình; Pdi
(kW) là cơng suất điện định mức của bộ đèn thứ i.
Khi chưa có thiết kế chiếu sáng cho cơng trình thì phụ tải chiếu sáng được xác
định dựa trên suất phụ tải chiếu sáng trên đơn vị diện tích sàn (m2). Suất phụ tải
chiếu sáng phụ thuộc vào kiểu chiếu sáng, loại đèn sử dụng, chỉ số địa điểm chiếu
sáng và độ rọi yêu cầu. Suất phụ tải biểu kiến áp dụng cho các công việc khác nhau
ứng với chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với máng đèn cơng nghiệp có bù hệ số
cơng suất cosφ tới trị số 0,86.
b.

Cơng suất tính tốn đối với các ổ cắm điện Poc.

6

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp


Ổ cắm dùng cho thiết bị điện cụ thể phải được tính tốn theo cơng suất điện
định mức của các thiết bị điện đó.
Khi khơng có số liệu cụ thể về thiết bị điện sử dụng ổ cắm hoặc ứng dụng cụ
thể của ổ cắm thì cơng suất mạch ổ cắm được xác định như sau:
 Đối với nhà làm việc, trụ sở, văn phịng cơng suất phụ tải từ các ổ cắm
điện phải được tính tốn với suất phụ tải không nhỏ hơn 25VA/m2 sàn.
 Đối với nhà ở và các cơng trình cơng cộng khác, công suất cho mỗi ổ
cắm đơn không nhỏ hơn 180VA hoặc đối với mỗi đơn vị ổ cắm trên
một giá kẹp. Đối với thiết bị chứa ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở
lên thì cơng suất ổ cắm được tính tốn khơng nhỏ hơn 90VA trên mỗi
đơn vị ổ cắm, xem điều 220.14 tiêu chuẩn NEC 2008.
c.

Phụ tải tính tốn của lưới điện chiếu sáng và điện động lực cung cấp cho cơng
trình cơng cộng Pcc (kW) tính theo cơng thức:

Pcc = 0,9 (Pcs + Pđl)
(6)
Trong đó: Pcs (kW) là phụ tải tính tốn chiếu sáng của cơng trình cơng cộng;
Pđl (kW) là phụ tải tính tốn điện động lực của cơng trình cơng cộng.
 Phụ tải tính tốn của lưới điện động lực cung cấp cho cơng trình cơng
cộng Pđl (kW) tính theo cơng thức:
Pđl = Pmax + n1P1 + n2P2 + … + niPi
(7)
Trong đó: Pmax (kW) là cơng suất của thiết bị điện lớn nhất; P1, P2,…Pi (kW) là
công suất của các thiết bị điện còn lại; n1, n2,... ni là số lượng thiết bị điện cùng làm
việc đồng thời của mỗi loại thiết bị điện.
3.2. Máy biến áp
3.2.1. Định nghĩa máy biến áp

Máy biến áp là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng
điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ
thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi. Do đó máy
biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi
năng lượng. Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều (gọi là
cuộn dây sơ cấp), thì sẽ có một từ thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp
sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp.Từ thơng này sẽ móc vịng các cuộn dây quấn
khác (dây quấn thứ cấp) và cảm ứng trong dây quấn thứ cấp có một sức điện động
mới, có giá trị phụ thuộc vào số vòng dây quấn thứ cấp. Với tỷ số tương ứng giữa số
vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp
và thứ cấp.
3.2.2. Nguyên lý làm việc và phân loại máy biến áp

7

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

Máy biến áp có các bộ phận chính như sau: lõi thép (mạch từ), dây quấn và vỏ
máy.
Có hai loại máy biến áp: Máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp. Nguyên
lý làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ. Khảo sát
một máy biến áp đơn giản gồm hai cuộn dây được quấn trên lõi sắt mạch từ cột.
Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và
một từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch
điện thứ cấp một hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi
được hiệu điện thế thứ cấp thơng qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều
chỉnh qua số vịng quấn trên lõi sắt.


Hình 3.1: Nguyên lý làm việc của MBA.
Có hai loại máy biến áp: Máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp.
Dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp.
Dây quấn có điện áp thấp gọi là dây quấn hạ áp.
Nếu điện áp thứ cấp bé hơn điện áp sơ cấp ta có máy biến áp giảm áp, nếu
điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp tăng áp. Ở máy biến áp ba
dây quấn, ngoài hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp cịn có dây quấn thứ ba với điện áp
trung bình.
Máy biến áp biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều một pha gọi là máy biến
áp một pha, máy biến áp biến đổi hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha gọi là máy
biến áp ba pha. Máy biến áp ngâm trong dầu gọi là máy biến dầu, máy biến áp
không ngâm trong dầu gọi là máy biến áp khơ, máy biến áp có ba trụ nằm trong một
mặt phẳng gọi là máy biến áp mạch từ phẳng, máy biến áp với ba trụ nằm trong
không gian gọi là máy biến áp mạch từ không gian.
3.2.3. Những đại lượng định mức của máy biến áp
Các đại lượng định của máy biến áp qui định điều kiện kỹ thuật của máy.
Các đại lượng này do nhà máy chế tạo qui định và thường được ghi trên nhãn
máy biến áp.
Dung lượng hay công suất định mức Sđm: là cơng suất tồn phần (hay biểu
kiến) đưa ra ở dây quấn thứ cấp của máy biến áp, tính bằng kilơ vôn – ampe (KVA)
hay vôn-ampe (VA).

8

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp


Điện áp dây sơ cấp định mức U1đm: là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng
kilơvơn (KV) hay vơn (V).
Nếu dây quấn sơ cấp có các đầu phân nhánh thì người ta ghi cả điện áp định
mức của từng đầu phân nhánh.
Điện áp dây thứ cấp định mức U2đm: là điện áp dây của dây quấn thứ cấp khi
máy biến áp không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức, tính bằng
kilơ vơn (KV) hay vơn(V).
Dịng điện dây định mức sơ cấp I1đm và thứ cấp I2đm: là những dòng điện dây
của dây quấn sơ cấpp và thứ cấp ứng với cơng suất và điện áp định mức, tính bằng
kilơampe (KA) hay ampe (A).
3.2.4. Phương pháp chọn dung lượng MBA
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định dung lượng máy biến áp . Nhưng
vẫn phải dựa theo các nguyên tắc sau đây:
- Chọn theo điều kiện làm việc bình thường có xét đến q tải cho phép (q
tải bình thường). Mức độ q tải phải được tính tốn sao cho hao mịn cách điện
trong khoảng thời gian xem xét khơng vượt quá định mức tương ứng với nhiệt độ
cuộn dây 98oC. Khi q tải bình thường, nhiệt độ điểm nóng nhất của cuộn dây có
thể lớn hơn (những giờ quá tải cực đại) nhưng không vượt quá140oC và nhiệt độ lớp
dầu phía trên khơng vượt q 95oC.
- Kiểm tra theo điều kiện quá tải sự cố (hư hỏng một trong những máy biến áp
làm việc song song) với một thời gian hạn chế để không gián đoạn cung cấp điện.
Thông thường ta chọn máy biến áp dựa vào đồ thị phụ tải bằng hai phương
pháp đó là:
- Phương pháp cơng suất đẳng trị.
- Phương pháp 3%.
Nhưng ở đây ta không có đồ thị phụ tải cụ thể, do đó chọn dung lượng máy
biến áp theo công thức sau:
SđmMBA ≥ STT
(8)
với : STT = STT tủ điện + SttCS + Sdự phòng

(9)
Sdự phòng phụ thuộc vào việc dự báo phụ tải điện của trung tâm trong tương lai,
giả sử phụ tải điện của trung tâm thương mại dự báo trong tầm vừa từ 3 – 10 năm.
Do vậy ta chọn công suất dự phòng cho trung tâm thương mại là 20%.
Sdự phòng = 20% (STT tủ điện + SttCS)
(10)
Vậy dung lượng của máy biến áp cần chọn là :
SđmMBA ≥ STT tủ điện + SttCS + Sdự phòng
(11)
3.2.5. Các hãng máy biến áp có mặt tại thị trường Việt Nam
Trên thị trường hiện nay, có nhiều cơng ty cùng sản xuất máy biến áp mang
các thương hiệu khác nhau như Máy Biến áp LS, Đông Anh, Thibidi, Lioa, Standa,
Vitenda…
3.2.6. Các lọai trạm biến áp

9

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại trạm biếp áp nhưng tùy vào
mục đích sử dụng cùng những đặc điểm của sản phẩm, người ta chia các loại trạm
thành những loại sau:
3.1.6.1. Trạm ngòai trời
Đặc điểm của những loại trạm là này thường được sử dụng trong các trạm
trung gian có cơng suất lớn vì vậy máy biến áp và các thiết bị của trạm thường có
kích thường rất lớn, cần một khơng gian lớn để lắp đặt. Vì vậy nhưng loại trạm này
chỉ thích hợp lắp đặt bên ngoài. Tuy nhiên, một đặc điểm bất lợi lớn của những loại

trạm này là về mỹ quan khơng phù hợp vì thế những loại trạm này thường được sử
dụng trong các khu công nghiệp hoặc các khu sản xuất, không được ưa dùng trong
các khu đô thị.
Với loại trạm này, có 4 kiểu trạm biến áp đang được nhiều người sử dụng là:
 Trạm treo:

Hình 3.2: Trạm treo.




Là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên
cột. MBA thường là loại một pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha. Tủ hạ áp
được đặt trên cột.
Trạm này thường rất tiết kiệm đất nên thường được dùng làm trạm công
cộng cung cấp cho một vùng dân cư. Máy biến áp của trạm treo thường có
cơng suất nhỏ( 3 x 75 kVA), cấp điện áp 15(22) / 0,4 kV, phần đo đếm được
trang bị phía hạ áp.

10

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

 Trạm giàn:

Hình 3.3: Trạm giàn.







Trạm giàn là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được
đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột. Trạm được trang bị ba máy biến áp một
pha (3 x 75 kVA) hay một máy biến áp ba pha (400 kVA), cấp điện áp 15
(22) kV /0,4 kV.
Phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp. Tủ phân phối hạ
áp đặt trên giàn giữa hai cột đường dây đến có thể là đường dây trên không
hay đường cáp ngầm.
Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng.

 Trạm nền:

Hình 3.4: Trạm nền.



Trạm nền thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng
nơng thơn, cơ quan, xí nghiệp nhỏ và vừa.

11

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp






Đối với loại trạm nền thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ ba
máy biến áp một pha hay một máy biến áp ba pha đặt bệt trên bệ ximăng
dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà.
Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ. Đường dây đến có thể là cáp
ngầm hay đường dây trên không, phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp
hay phía hạ áp.

 Trạm hợp bộ (integrated distribution substation - IDS): công suất từ 250 đến
2000 KVA

Hình 3.5: Trạm hợp bộ.




Đặt trên nền, Thi công lắp đặt dể dàng, Độ cách điện cấp K, độ an toàn cao.
Hợp bộ với tủ điện hạ áp đặt trên trạm thành một khối.
Khơng dùng khí SF6, thân thiện với mơi trường.

3.1.6.2. Trạm trong nhà
 Trạm Kín:

Hình 3.6: Trạm kín.

12


do an


Đồ Án Tốt Nghiệp







Trạm kín là loại trạm mà các thiết bị điện và máy biến áp được đặt trong
nhà.Trạm kín thường được phân làm trạm cơng cộng và trạm khách hàng.
Trạm công cộng thường được đặt ở khu đô thị hóa,khu dân cư mới để đảm
bảo mỹ quan và an toàn cho người sử dụng.
Trạm khách hàng thường được đặt trong khuôn viên của khách hàng khuynh
hướng hiện nay là sử dụng bộ mạch vịng chính (Ring Main Unit) thay cho
kết cấu thanh cái, cầu dao, có bợ chì và cầu chì ống để bảo vệ máy biến áp có
cơng suất nhỏ hờn 1000 kVA.
Đối với loại trạm kiểu này cáp vào và ra thường là cáp ngầm .Các cửa thơng
gió đều phải có lưới đề phịng chim ,rắn ,chuột và có hố dầu sự cố.

 Trạm Trọn Bộ:

Hình 3.7: Trạm trọn bộ.








Đây đang là loại trạm đang rất được sử dụng rất nhiều trong các tịa nhà
trong đơ thị nhờ thiết kế nhỏ gọn, không quá cồng kềnh như loại trạm ngồi
trời.
Đối với nhiều trạm phức tạp địi hỏi sử dụng cấu trúc nối mạng nguồn kiểu
vòng hoặc tủ đóng cắt chứa nhiều máy cắt, gọn, khơng chịu ảnh hưởng của
thời tiết và chịu được va đập, trong những trường hợp này các trạm trọn bộ
kiểu kín được sử dụng .
Các khối được chế tạo sẵn sẽ được lắp đặt trên nền nhà bê tông và được sử
dụng đối với trạm ở đô thị cũng như trạm ở nông thôn.

13

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

 Trạm Gis:

Hình 3.8: Trạm Gis.
Là trạm dùng thiết bị phân phối kín cách điện bằng khí SF6, đặc điểm của
trạm loại này là diện tích xây dựng trạm nhỏ hơn khoảng vài chục lần so với trạm
ngoài trời.
3.2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha
3.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều 3 pha
 Cấu tạo
Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều
có cùng biên độ cùng tần số, nhưng lệch pha nhau 2/3. Ba cuộn dây của phần

ứng đặt lệch nhau 1/3 vịng trịn trên stato.

Hình 3.9: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha.
(1) Vỏ máy phát.
(2) Bạc lót.
(3) Stato.
(4) Giá đỡ.
(5) Bộ chỉnh lưu.
(6) Bộ điều chỉnh điện.
(7) Vòng tiếp điện.
(8) Roto.

14

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

– Phần cảm (ROTO) 1 nam châm điện (được ni bởi dao động 1 chiều) có thể
quay xung quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên.
– Phần ứng: (STATO): gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau về kích thước, số vịng
và được bố trí trên ṿịng tṛên lệch nhau1 góc 120 độ.
– Ngồi ra cịn có các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều 3 pha:
Nguyên tắc: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nam châm quay trong
cuộn dây, điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây. Điện áp này sẽ sinh ra một dòng
điện xoay chiều.
Mối liên hệ giữa dịng điện sinh ra trong cuộn dây và vị trí của nam châm
được chỉ ra trong hình vẽ. Dịng điện lớn nhất được sinh ra khi cực N và cực S của

nam châm gần với cuộn dây nhất. Tuy nhiên, chiều dòng điện ở mỗi nửa vòng
quay của nam châm lại ngược nhau.

Hình 3.10: Nguyên lý sinh ra điện.
Dựa trên nguyên lý trên và để sinh ra dòng điện một cách hiệu quả hơn, máy
phát điện trên ô tô dùng 3 cuộn dây bố trí lệch nhau một góc 120 độ trên stato.
Mỗi cuộn A, B, C được đặt chênh nhau 120 độ. Khi nam châm quay giữa
chúng dòng điện xoay chiều được sinh ra trong mỗi cuộn dây. Dòng điện bao gồm
3 dòng xoay chiều được gọi là “dòng xoay chiều 3 pha”.

Hình 3.11: Ngun lý dịng điện xoay chiều.
Máy phát điện sử dụng nhiều loại nhiên liệu đầu vào khác nhau như: diesel,
xăng, propan (ở dạng lỏng hoặc khí), và khí thiên nhiên.

15

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

Động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng, trong khi động cơ lớn hơn chạy
dầu diezen, propan lỏng, khí propane, hoặc khí tự nhiên.
3.2.2. Các tiêu chuẩn máy phát điện:
- TCVN 9729-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 8528-1:2005.
- TCVN 9729-1:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động
cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị,
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 9729 (ISO 8528), Tổ máy
phát điện xoay chiều dẫn động bởi động cơ đốt trong kiểu pit 16ang gồm các
phần sau:

- TCVN 9729-1:2013 (ISO 8528-1:2005), Phần 1: Ứng dụng, công suất danh
định và tính năng;
- TCVN 9729-2:2013 (ISO 8528-2:2005), Phần 2: Động cơ;
- TCVN 9729-3:2012 (ISO 8528-3:2005), Phần 3: Máy phát điện xoay chiều
cho tổ máy phát điện ;
- TCVN 9729-4:2013 (ISO 8528-4:2005), Phần 4: Tủ điều khiển và tủ đóng
cắt;
- TCVN 9729-5:2013 (ISO 8528-5:2005), Phần 5: Tổ máy phát điện;
- TCVN 9729-6:2013 (ISO 8528-6:2005), Phần 6: Phương pháp thử;
- TCVN 9729-7: 2013 (ISO 8528-7:1994), Phần 7: Bảng cơng bố đặc tính kỹ
thuật và thiết kế;
- TCVN 9729-8: 2013 (ISO 8528-8:1995), Phần 8: Yêu cầu và thử nghiệm cho
tổ máy phát điện công suất thấp;
- TCVN 9729-9:2013 (ISO 8528-9:1995), Phần 9: Đo và đánh giá rung động
cơ học;
- TCVN 9729-10:2013 (ISO 8528-10:1998), Phần 10: Đo độ ồn trong khơng
khí theo phương pháp bề mặt bao quanh;
- TCVN 9729-12:2013 (ISO 8528-12:1997), Phần 12: Cung cấp nguồn điện
khẩn cấp cho các thiết bị an toàn.
3.2.3. Điều kiện lựa chọn máy phát
SMFDP phải cung cấp một lượng công suất biểu kiến đầy đủ khi mất điện, do
đó:
SMFDP ≥ SđmMBA
(12)
Lựa chọn đúng đắn cơng suất là công việc quan trọng để quyết định trang
bị máy phát điện cho quý khách hàng. Những vấn đề phát sinh trong q trình chọn
lựa thường như sau:
Nếu chọn cơng suất quá thấp sẽ dẫn đến máy phát điện không đủ công suất
cần thiết, bị quá tải, giảm tuổi thọ trầm trọng.
Cũng không nên chọn công suất quá cao sẽ dẫn đến đầu tư vốn cao không cần

thiết, máy phát điện chạy thường xuyên non tải cũng làm tăng tiêu hao nhiêu liệu và
giảm tuổi thọ.
Đồng thời cũng tùy thuộc vào đặc tính của cơng trình mà có những cách chọn
dung lựợng máy phát cụ thể. Ví dụ như các trung tâm thương mại thì thường yêu

16

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

cầu của các chủ đầu tư là phải ln duy trì 100% tải, khơng cắt giảm tải khi xảy ra
sự cố nên dung lượng máy phát thường được chọn bằng với dung luợng máy biến
áp.
3.2.4. Các hãng máy phát điện dự phịng có mặt tại thị trường Việt Nam
Những thương hiệu máy phát nổi tiếng như: Cusmmins, Denyo, Huyndai,
Mitsubishi, Kohler và một số tương đối giá phải chăng hơn như: Hữu
Toàn, Doosan, Weichai, Shineray, Ivecoaifo.
3.3.

Tủ Automatic Transfer Switches (ATS)

Hình 3.12: Tủ ATS.
3.3.1. Khái niệm
Tủ ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị
mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phịng hoặc nguồn lưới khác.
Có tủ ATS chuyển đổi giữa 02 nguồn hoặc giữa nhiều nguồn (Thông thường chỉ
nên tới 3 với tải đặc biệt quan trọng. Tại thị trường Việt Nam chỉ phổ biến loại
chuyển đổi giữa hai nguồn. Nguồn dự phòng thường là máy phát điện. Khi mất

nguồn chính (điện lưới mất) ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động máy phát
điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện.
Ngoài ra, tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi
điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ
chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó cịn có những chức năng
đặt thêm như là chức năng tạo bộ định thời theo thời gian thực…
3.3.2. Các loại tủ ATS
-

Tủ ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện dự phòng.
Tủ ATS 2 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện dự phòng.
Tủ ATS 1 nguồn điện lưới, 2 nguồn máy phát điện dự phòng.

17

do an


Đồ Án Tốt Nghiệp

- Tủ ATS 1 nguồn điện năng lượng gió (wind generator), 1 nguồn điện lưới dự
phịng.
- Tủ ATS 1 nguồn điện năng lượng mặt trời (solar generator), 1 nguồn điện
lưới dự phòng.
- Tủ ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn kích điện dự phịng (UPS – Inverter).
3.3.3. Chức năng hoạt động của tủ ATS
- Bảo vệ máy phát, do có thời gian trễ giữa việc cắt MC máy phát và đóng MC
điện lưới nên máy phát được bảo vệ an toàn.
- Bảo vệ phụ tải, do nguồn điện lưới được kiểm tra, nếu đảm bảo mới đóng điện
lưới cho tải.

- Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha,
hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được).
- Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát tùy chọn, nhưng >5s, để đảm bảo
điện máy phát đã ổn định.
- Khi điện lưới phục hồi, bộ ATS chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy phát tự
động tắt sau khi chạy làm mát 1-15 phút.
- Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.
- Điều chỉnh được các khoảng thời gian chuyển mạch.
- Có hệ thống đèn chỉ thị:
a. Mặt tủ :
 Đèn MAIN : đèn báo điện lưới.
 Đèn GEN : đèn báo điện máy phát.
 Đèn MAIN ON LOAD : báo đang cấp điện lưới cho tải.
 Đèn GEN ON LOAD : báo đang cấp điện máy phát cho tải.
b.Trong tủ :
 Đèn GOOD : đèn báo điện lưới nằm trong phạm vi cho phép.
 Đèn ERROR: đèn báo điện lưới không đạt.
c. Công tắc điều khiển :
 Chuyển mạch MAIN – AUTO – GEN ( chế độ của ATS ).
MAIN : đóng điện lưới cho tải khơng điều kiện.
GEN : đóng điện máy phát cho tải không điều kiện.
AUTO : chạy tự động hoàn toàn.
 Chuyển mạch AUTO – OFF – TEST ( chế độ của máy phát ).
TEST : chạy máy phát bất kể điện lưới thế nào.
AUTO : chạy tự động hoàn toàn.
OFF : tắt máy phát hoàn toàn.
d. Các thơng số có thể điều chỉnh được bởi người sử dụng :
 Phần ATS :

18


do an


×