Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài thuốc hay từ rau muống doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.02 KB, 5 trang )

Bài thuốc hay từ rau muống
Món rau muống luộc có tác dụng chống táo bón,
huyết áp cao, nhịp tim nhanh…
Trong rau muống có chứa protit, gluxit, xenluloza;
các loại muối khoáng (canxi, phốtpho, sắt), vitamin
(caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP,
vitamin B2) và còn có chất lignin giúp nâng cao
chức năng của các đại thực bào, ngăn ngừa ung thư
trực tràng.
Một số bài thuốc từ rau muống:
Món rau muống luộc (cho thêm chút muối) tưởng bình thường lại chính là vị thuốc thanh
nhiệt, giải độc trong ngày hè oi bức và có tác dụng chống táo bón, huyết áp cao, nhịp tim
nhanh…
Ngoài ra, cũng có thể dùng rau muống chữa trị một số bệnh như sau:
- Ngộ độc thức ăn: rau muống tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân
uống ngay rồi đưa vào bệnh viện.
- Ù tai chóng mặt: rau muống một nắm, hoa cúc một bông, rửa sạch hai thứ cho vào nồi
đun sôi khoảng 15-20 phút, lọc lấy nước uống.
- Bệnh nhân mắc chứng kiết lị: dùng rau muống tươi rửa sạch và vỏ quýt khô cho vào nồi
đun sôi lăn tăn từ 2-3 giờ rồi chắt lấy nước uống.
- Trị rôm sẩy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ: dùng nước rau muống đun sôi pha thành nước ấm tắm
cho trẻ.
- Chữa rắn cắn hoặc ong đốt: rau muống tía giã nhuyễn, chắt lấy nước uống, phần bã còn
lại đắp vào vết thương.
- Say sắn: rau muống rửa sạch, giã nát lấy nước uống

Rau dền chữa hậu sản

Chứa lượng protit và các vitamin cao nên ngoài tác dụng bồi bổ, rau dền còn được
dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Chứa lượng protit và các vitamin cao nên ngoài tác dụng bồi bổ, rau dền còn được dùng


làm thuốc chữa nhiều bệnh như lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng, mẩn
ngứa, kiết lỵ, cương khớp, hậu sản

Theo Đông y, rau dền vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc. So với nhiều loại rau ăn khác, tỷ
lệ protit có trong rau dền thuộc loại cao và điều đáng quý là nó có gần đầy đủ các axit
amin cần thiết như lysine, methionine, phenylalaline, valine, leucine, isoleucine,
threonine, arginine, histidine, chỉ thiếu tryptophan.

Rau d
ền có gần đầy đủ các axit amin cần thiết
Rau dền còn có nhiều chất khoáng và vitamin. Do giàu canxi và các vitamin A, C, rau
dền có tác dụng giúp trẻ em tăng trưởng khoẻ mạnh, phát triển chiều cao. Đặc biệt, món
cháo tôm - rau dền được nhân dân ta coi là một món ăn, bài thuốc bồi bổ sức khoẻ tốt cho
trẻ nhỏ.
Rau dền còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng mẩn
ngứa, kiết lỵ Những bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian này thường rất đơn giản. Để
chữa chứng kiết lỵ, lở loét do nhiệt nhân dân ta thường lấy rau dền tía luộc chín, ăn cả cái
lẫn nước mỗi ngày khoảng 15-20g trong 2-3 ngày sẽ khỏi.
Còn nếu không may bị ong đốt (nhất là loại ong to có nọc độc) chỉ cần lấy rau dền vò nát,
xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.
Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để chữa phụ nữ hậu sản có kết quả
tốt.
Cây dền gai được dùng cả thân, lá, rễ, hạt để làm thuốc. Toàn cây dền gai chứa nhiều
muối kali nên có tác dụng lợi tiểu. Lá dền gai sắc uống cùng một số vị thuốc khác có tác
dụng chữa khớp xương sưng đau. Giã nát lá đắp chữa bỏng, thúc nhọt chóng lên mủ.
Ngoài ra, rễ dền gai còn được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa khí hư và
đi lỵ ra máu.
Trong 100g rau dền tươi có 92,3g nước, 2,3g protit, 2,5g gluxit, 1,1g xenluloza, 100mg
canxi, 46mg phốt pho, 1,92mg caroten, 0,04mg vitamin B1, 0,14mg vitamin B2, 1,3mg
vitamin PP, 35mg vitamin C


×