Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÀI GIẢNG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH THÁI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.24 KB, 28 trang )

_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
1
HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM
&














BÀI GIẢNG
QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH THÁI
Biên soạn: TS.KTS. Lê Trọng Bình






















Hà Nội-2007
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
2

MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của chuyên đề
Mục tiêu tối cao của Kiến trúc là tạo lập môi trường sống, làm việc, tổ
chức mọi hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về đời sống vật chất và tinh thần
của con người.
Kiến trúc gắn bó chặt chẽ với môi trường, là yếu tố tạo lập chủ yếu của
cảnh quan đô thị và khu dân cư nông thôn. Môi trường phát triển bền vững phụ
thuộc vào sự phát triển bền vững của kiến trúc.
Trong thời gian qua với bối cảnh chuyển đổi năng động về kinh tế xã
hội theo hướng hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh những kết quả to
lớn của nền kiến trúc đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, thực trạng phát triển kiến trúc còn nhiều bất
cập, như: kiến trúc đô thị phát triển tự phát, thiếu định hướng, bộ mặt đô thị

lộn xộn, thiếu bản sắc, một số công trình kiến trúc đang là những nguyên
nhân của sự phát triển thiếu bền vững môi trường một số khu vực; vấn đề thiết
kế, quản lý kiến trúc phù hợp với yêu cầu bền vững còn lúng túng.
Để khắc phục tình trạng trên, góp phần tạo lập trật tự, mỹ quan đô thị,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử, đảm bảo đô thị và khu
dân cư phát triển bền vững, cần thiết tổ chức trao đổi thảo luận về quản lý
thiết kế kiến trúc sinh thái.
2. Mục đích
Là một lĩnh vực không mới nhưng đang mang tính thời sự, liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt về phát triển môi trường bền vững, trong
phạm vi của một chuyên đề không thể giải quyết được mọi vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, thông qua việc tổng hợp, phân tích, cung cấp những thông tin, kinh
nghiệm gần đây về phát triển du lịch sinh thái, chuyên đề mong muốn góp
phần nâng cao nhận thức, hoàn thiện về mặt lý luận và các phương pháp về
quản lý, thiết kế kiến trúc nói chung và kiến trúc sinh thái nói riêng.
Nội dung chuyên đề này được chuẩn bị trên cơ sở tham khảo tài liệu
NCKH, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, các văn bản pháp luật liên quan về
QHXD, kiến trúc, đầu tư XD, quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch sinh thái.







_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
3
I. KHÁI NIỆM
1. Kiến trúc sinh thái

a. Thiết kế bền vững (Sustainable design): tương tự thiết kế xanh, thiết
kế sinh thái, thiết kế vì môi trường, là việc tổ chức thiết kế các vật thể với mục
tiêu bền vững về kinh tế, xã hội và sinh thái. Cấp dộ thiết kế bền vững từ các
vật thể nhỏ, vì mực đích sử dụng hàng ngày đến cấp độ công trình xây dựng,
đô thị, khu dân cư.
Mục tiêu của thiết kế bền vững là tạo lập môi trường, khu vực, vật thể
cho đến các dịch vụ nhằm sử dụng tối thiểu và hiệu quả nguồn tài nguyên
không hồi phục, tác động môi trường thấp nhất có thể và tạo mối quan hệ
thân thiện con người với môi trường.
Nguyên tắc chủ yếu của thiết kế bềnvững (sustainable design) là:
- Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, sạch, không đòi hỏi nhiều năng
lượng để hoạt động sản xuất vật liệu.
- Tiết kiệm năng lượng: giảm thiểu nhu cầu năng lượng sản xuất hàng
hoá, dịch vụ.
- Chất lượng và bền vững: thời gian sử dụng dài, thích hợp nhu cầu của
người sử dụng, hạn chế thay thế, sửa chữa.
- Sử dụng vật liệu tại chỗ, khả năng tái sử dụng cao;
- Tính đa năng: sản phẩm phù hợp với nhiều chức năng sử dụng
b. Kiến trúc bền vững (sustainable architecture ):
Ý nghĩa của kiến trúc bền vững là tạo lập môi trườg xây dựng bền
vững, với nguyên tắc giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình xây dựng
cũng như cả quá trình khai thác công trình: sử dụng năng lượng, rác thải, vệ
sinh môi trường, hoạt động con người trong ngoài công trình. Thiết kế kiến
trúc bền vững là quá trình tạo lập môi trường sống bền vững.
c. Kiến trúc xanh (Green building ) thực tế là tăng hiệu quả công trình
và sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, vật liệu xây dựng và giảm thiểu tác
động đến môi trường sống của người sử dụng. tóm lại được gọi chung là
kiến trúc sinh thái
2. Du lịch sinh thái
2.1. Khái niệm:

Du lịch sinh thái là một khái niệm khá mới, nhiều định nghĩa về du lịch
sinh thái: “Du lịch sinh thái như là việc du lịch đến những khu tự nhiên hầu
như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt, nghiên cứu sự
trân trọng, thưởng ngoạn phong cảnh và cuộc sống muông thú hoang dã, cũng
như những biểu thị văn hoá ( cả quá khứ và hiện tại ) được khám phá trong
những khu vực này” Hector Ceballos - Lascurain (năm 1987).
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
4
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục
cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường
và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa
phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn.

Sơ đồ loại hình du lịch sinh thái
Nguồn gốc Các loại hình du lịch

- Nghỉ dưỡng - Giáo dục
- Tham quan nâng cao
Du lịch dựa vào - Mạo hiểm nhận thức
thiên nhiên Sinh
(nature-based - Thể thao - Có trách thái
tourism) - Thắng cảnh nhiệm bảo
- Vui chơi giải trí tồn
- v.v

DL dựa vào - Tham quan nghiên cứu
văn hoá - Hành hương lễ hội
(culture-based - Vui chơi giải trí
tourism) - v.v


- Hội nghị hội thảo
- Hội chợ
Công vụ - Tìm cơ hội đầu tư
- Quá cảnh
- v.v

Du lịch sinh thái còn được gọi theo các tên khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature tourism).
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - based tourism).
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
- Du lịch đặc thù (Partienlar Tourism).
- Du lịch xanh ( Green Tourism).
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
- Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism).
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).
- Du lịch nhậy cảm (Sensitized Tourism).
- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).
b. Mục tiêu của DLST:
Mục tiêu cơ bản của du lịch sinh thái là phát triển bền vững, nghĩa là
đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến những nhu
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
5
cầu cho các thế hệ tương lai. (Commonwealth Department of Tourism, 1993).
Cụ thể:
* Giáo dục nâng cao hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức
tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái tạo ra sự

khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch tự nhiên khác.
Với những hiểu biết đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện
bằng những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự
nhiên sinh thái và văn hoá khu vực. Mục tiêu giáo dục phải được bắt nguồn từ
mục tiêu phát triển du lịch và bảo tồn.
Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái cần đi đôi với chương trình
giáo dục cộng đồng, sao cho du lịch sinh thái hoạt động đúng bản chất của
mình là không làm tổn hại mà sẽ trở thành động lực tích cực đối với việc bảo
vệ môi trường tự nhiên, và cùng với cộng đồng địa phương, hỗ trợ cho việc
bảo tồn tính toàn vẹn của lãnh thổ tốt hơn.
* Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: là một trong những nguyên
tắc cơ bản:
- Là mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái.
- Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và
duy trì các hệ sinh thái điển hình.
* Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá: Là một trong những nguyên tắc
quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân
văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên
đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.
* Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
Là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái: Hoạt
động của DLST đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa
phương; hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa
phương; tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; bảo
tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá của cộng đồng: truyền thống, lịch sử địa
phương, những di sản văn hoá - lịch sử, kiến trúc.
Ẩm thực,
Hàng thủ công.
Nghệ thuật, âm nhạc.
Tôn giáo, ngôn ngữ.

Lối sống, trang phục, phong tục
* Tác động tích cực của du lịch sinh thái:
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
6
Những dịch vụ xã hội và hạ tầng như y tế, nhà cửa, cấp thoát nước, điện
đã:
+ Góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bao gồm cải
thiện
+ Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử, làm tăng
niềm tự hào của địa phương và ý thức cộng đồng.
+ Góp phần tăng danh tiếng của địa phương, giúp cho khách khám phá
những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.
+ Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các
quốc gia, phá vỡ những ngăn cách về văn hoá và dân tộc thông qua quan hệ
này.
+ Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân
dân địa phương.
Những tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng:
- llàm đảo lộn cấu trúc xã hội truyền thống.
- Gây sự căng thẳng về xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân.
- Làm mai một về văn hoá do tác động của của khách với dân địa
phương.
- Tăng thêm những vấn đề về xã hội như : cờ bạc, nghiện hút, mại dâm,
trộm cắp
2.2. Yếu tố phát triển du lịch sinh thái.
a. DLST phát triển trên cơ sở những tiền đề quan trọng:
- Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn;
- Nhu cầu của khách du lịch huớng về thiên nhiên;
- Bền vững về sinh thái và môi trường;

- Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích;
- Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu bảo đảm bền vững sinh thái (kiến trúc
sinh thái), bảo đảm nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.
- Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch
sinh thái (sức chứa của tài nguyên);
- Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương.
b. Các chủ thể tham gia:
- Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST:
+ Cơ quan quản lý nhà nước;
+ Tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng;
+ Tổ chức, cá nhân quản lý môi trường, tài nguyên du lịch sinh thái;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
7
+ Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch;
+ Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng
- Khách du lịch.
- Nhân dân địa phương.
- Tổ chức, cá nhân NCKH, đào tạo về DLST.
II. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM
1. Tiềm năng, tài nguyên du lịch sinh thái
Lợi thế quan trọng nhất của du lịch sinh thái là khai thác chủ yếu vào
các tiềm năng tự nhiên và nhân văn.Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam
khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc còn tiềm ẩn nhiều nét hoang sơ, độc
đáo hấp dẫn đối với người nước ngoài và du khách trong nước:
o Có bờ biển dài trên 3200 cây số với nhiều bãi tắm đẹp kéo dài từ Bắc
xuỗng Nam, nhiều bãi tắm còn có thể hoạt động quanh năm. Bên cạnh
các bãi tắm có thể tổ chức đi tham quan các hệ sinh thái gắn liền với
biển như các bãi san hô, đụn cát, đầm phá và đầm lầy, rừng ngập mặn.

o Diện tích đá cacbonat trong đó chủ yếu là đá vôi có diện tích khoảng
50.000km2(chiếm khoảng 15% diện tích lãnh thổ) phân bố chủ yêu ở
Bắc Việt Nam từ Thừa Thiên -Huế trở ra (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ), Nam Bộ có Kiên Giang. Đây là nơi đã phát hiện nhiều cảnh
quan cactơ nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, động Hương
Tích, động Phong Nha
o Núi rừng chiếm tới 4/5 diện tích cả nước với nhiều loại rừng khác nhau
hình thành trong các cảnh quan nhiệt đới tạo ra những vùng du lịch sinh
thái hấp dẫn đối với nhiêù đối tượng du lịch trong và ngoài nước nhất là
các vườn quốc gia, các khu vực bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại động,
thực vật quý hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo.
o Trên 400 nguồn nước khoáng, nước nóng bao gồm nhiều kiểu loại khác
nhau phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ và có giá trị sử dụng vào nhiều
mục đích, trong đó đặc biệt du lịch sinh thái, một số cụm như cụm Tam
Hợp - Quang Hanh (Quảng Ninh) cụm Mỹ An (Huế), cụm Vĩnh Hảo
(Bình Thuận) cụm Mỹ Khê (Hà Nội), cụm Đồng Nghệ(Đà Nẵng)
o 54 các cộng đồng dân tộc với bản sắc văn hoá riêng về phong tục, tập
quán, lối sống, di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội là
nguồn thông tin tiềm tàng, hấp dẫn cuốn hút rất nhiều đối tượng cho
nhiều du khách trong và ngoài nước; hệ thống di sản văn hoá vật thể và
phi vật thể phong phú và đa dạng gắn kết với hệ sinh thái đặc sắc của
đất nước là một trong những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh
thái.
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
8
o Các hệ sinh thái đặc trưng:
Bao gồm hệ thực vật, động vật với số lượng loài rất phong phú; các hệ
sinh thái tự nhiên đặc trưng:
- Hệ sinh thái san hô:

Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương
đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, bố trí ở các
vùng ven bờ phía Bắc, phía Nam có sự đa dạng cao về thành phần loài, về cấu
trúc có ý nghĩa lớn về du lịch sinh thái, có sức hấp dẫn lớn để tạo sản phẩm du
lịch biển đặc thù trong vùng.
- Các hệ sinh thái đất ngập nước:
Các hệ sinh thái đất ngập nước điển hình trên thế giới có thể tìm thấy
trên lãnh thổ nước ta với những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh
thái ngập mặn ven biển ở đồng bằng Nam Bộ trên châu thổ sông Cửu Long,
ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau (191.800ha chiếm 76,11% tổng diện tích
rừng ngập mặn ven biển toàn quốc) với 21/51 loài thực vật trong các vùng
rừng ngập mặn toàn quốc và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn.
Rừng ngập mặn ven biển khu vực Đông Bắc, Quảng Ninh (39.400ha
15,6% tổng diện tích rừng ngập mặn) với mức độ phong phú và đa dạng của hệ
sinh thái rừng ngập mặn.
Hệ sinh thái đất ngập nước các đầm lầy nội địa rừng tràm U Minh,
Đồng Tháp (tứ giác Long Xuyên), đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng gắn
liền với các sinh thái cảnh thấp, trũng kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông
tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ.
Hệ đầm phá ven bờ, các cửa sông vùng cồn cát miền Trung, nổi tiếng là
đầm Cầu Hai và Phá Tam Giang với nguồn lợi sinh vật phong phú, tạo những
hấp dẫn lớn cho du lịch sinh thái.
- Hệ sinh thái vùng cát ven biển:
Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập
trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích) gồm: hệ sinh thái
vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất
cát đỏ tạo nên sức thu hút lớn du khách trong và ngoài nước.
- Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
Gồm hệ thống các vườn quốc gia, nơi lưu trữ các nguồn gien quý của
nước ta phân bố ở khắp các miền từ Nam ra Bắc từ đất liền đến các hải đảo

như Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Tiên, Ba Vì, Côn Đảo, Bạch Mã, Cúc
Phương, Bến En, Tam Đảo, Cát Bà, Yoc Đôn trong số 105 khu bảo tồn thiên
nhiên gồm 10 vườn quốc gia, 61 khu dự trữ động thực vật và 34 khu rừng văn
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
9
hóa - môi trường, du lịch với hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái rừng khô hạn và
hệ sinh thái rừng mưa.
2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ
chức kỹ thuật không riêng gì với Việt Nam mà ở nhiều nước. Tiềm năng du
lịch sinh thái to lớn của Việt Nam cũng như thị trường du lịch sinh thái trong
nước chưa được khai thác có hiệu quả. Trong những năm qua mới chỉ tập trung
chủ yếu vào công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định
hướng chiến lược và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch.
Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục
đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai đoạn đầu. Một số tổ chức du
lịch đã tổ chức một số tuyến du lịch mang dáng dấp du lịch sinh thái. Tuy
nhiên các hoạt động này còn mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ, sản phẩm và
đối tượng phục vụ chưa rõ ràng. Đặc biệt đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường
và công nghệ phục vụ phát triển loại hình du lịch sinh thái chưa được đặt ra.
Công tác tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái
chưa được quan tâm

Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và thị trường du lịch sinh
thái:
Nước ta hiện nay mới chỉ tổ chức được một số hoạt động du lịch dựa
vào việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:
- Du lịch thăm quan, nghiên cứu ở một số khu bảo tồn thiên nhiên mà
chủ yếu là các vườn quốc gia.

- Du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi Phanxipăng (Lào Cai).
- Du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức các cuộc hành trình bằng xe đạp, xe máy, ôtô cấp khu vực
hoặc xuyên quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, con người
Việt Nam.
Các hoạt động du lịch trên thực chất chỉ là du lịch dựa vào thiên nhiên
mang màu sắc của du lịch sinh thái, vừa khám phá thiên nhiên vừa bảo vệ thiên
nhiên với đầy đủ ý nghĩa trách nhiệm ''Responsible travel''. Do việc nghiên cứu
tạo cơ sở cho phát triển loại hình du lịch sinh thái cũng như việc quy hoạch,
đầu tư các khu vực phục vụ tổ chức hoạt động du lịch sinh thái còn hạn chế
nên đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các chương trình du lịch mang tính
chuyên đề hoặc tổng hợp có nội dung sinh thái có sức cạnh tranh.

Về tổ chức khai thác thị trường du lịch sinh thái:
Thị trường du lịch sinh thái trên phạm vi thế giới và trong nước hiện
nay đang phát triển mạnh và là một xu hướng mới. Tuy nhiên, việc tổ chức
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
10
nghiên cứu thị trường và những giải pháp phát triển du lịch sinh thái còn nhiều
hạn chế.
* Về đầu tư phát triển:
Việc phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư
xây dựng và kinh doanh các khu lưu trú, khách sạn ( Resort). Nhiều khu
Resort, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung, vùng núi được các chủ đầu
tư, kinh doanh tự gắn " mác" du lịch sinh thái. Việc ĐT xây dựng chưa bảo
đảm nguyên tắc, cơ sở khoa học của DLST, phù hợp với quy hoạch phát triển
DLST; dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, làm huỷ hoại cảnh quan môi
trường, trùng lặp hoặc thiếu sản phẩm du lịch đặc thù vùng, miền, công suất
khai thác sử dụng thấp, giảm hiệu quả đầu tư.

Mặt khác, nhận thức về du lịch sinh thái còn bất cập, thiếu cơ sở pháp
luật để tổ chức đầu tư, phát triển và kinh doanh: tiêu chuẩn, quy phạm, phương
pháp thiết kế quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa được ban hành;
chưa tạo được hành lang pháp lý với những cơ chế phù hợp; cơ chế quản lý hệ
sinh thái đặc trưng (Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ) đáp ứng yêu
cầu hoạt động DLST; việc khai thác tiềm năng sinh thái chưa gắn kết với quy
hoạch du lịch sinh thái; sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý
phát triển DLST chưa được chặt chẽ. Mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng khách và
nhu cầu du lịch sinh thái với năng lực đáp ứng của các khu, điểm du lịch, kết
cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường, sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển hài
hoà, bền vững chưa có giải pháp hiệu quả.
3. Một số định hướng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
3.1. Mục tiêu là phát triển du lịch nhanh và bền vững để du lịch là một
ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước,
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; cải tạo cảnh
quan môi trường; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm,
góp phần xoá đói giảm nghèo.
3.2. Phấn đấu năm 2010 đón 6 triệu lượt khách quốc tế, bảo đảm nhịp độ
tăng trưởng bình quân 11%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 8,4% đối với
khách du lịch nội địa. Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo
đến năm 2010 là 212.000 phòng khách sạn; nhu cầu vốn đầu tư năm 2010 đạt
khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch hơn 1,5 tỷ
USD. Tăng cường khai thác thị trường trọng điểm gồm các thị trường khách
quốc tế có lượng khách lớn, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày.
3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch
mới: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch
chữa bệnh, du lịch trang trại đồng quê; du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và
du lịch tàu biển;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH

11
3.4. Phát triển không gian du lịch: tăng cường phát triển các vùng, trung
tâm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch chủ đạo, có sức cạnh tranh trong
nước và khu vực.
3.5. Về tổ chức không gian du lịch sinh thái:
* Các khu, điểm du lịch sinh thái:
Hệ thống khu, điểm du lịch sinh thái là động lực, cốt lõi của du lịch
sinh thái Việt Nam, được tổ chức tại những địa bàn có các vùng sinh thái
đặc thù với hệ sinh thái cao đa dạng; các điều kiện về kinh tế - xã hội, cơ sở
hạ tầng: theo cấp độ quốc gia khoảng 2/3 của tổng số 34 khu du lịch quốc
gia, 70 điểm du lịch quốc gia sẽ mang tính chất du lịch sinh thái. Chưa kể
các khu, điểm du lịch địa phương.
* Các tuyến du lịch sinh thái:
Là những liên kết giữa các điểm du lịch sinh thái có giá trị, có ý nghĩa
quốc gia hoặc vùng như tuyến du lịch sinh thái Hà Nội - Hà Tây - Hà Nam -
Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Vĩnh Phúc -
Bắc Kạn - Cao Bằng - Lạng Sơn; Huế - Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Dăl
Lăk - Lâm Đồng -Nha Trang; Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan
Thiết - Bình Dương; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Tháp - Tiền Giang -
Bến Tre - Trà Vinh - Cà Mau - Kiên Giang - Phú Quốc,
III. THIẾT KẾ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH
THÁI
1. Loại quy hoạch du lịch sinh thái (Luật Du lịch năm 2005)
Quy hoạch phát triển du lịch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho khu du lịch quốc
gia.
- Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng
trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có
tài nguyên du lịch tự nhiên.

* Tiêu chí khu du lịch sinh thái:
Theo qui định của Luật du lịch, Nghị định số 92?2007/NĐ-CP về Du
lịch, khu du lịch sinh thái cấp quốc gia (địa phương) phải đáp ứng các tiêu chí
sau:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn (hấp dẫn) với ưu thế về cảnh
quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta ( 200 ha), trong đó có diện tích
cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh
quan, môi trường của khu du lịch;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
12
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả
năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu (1000.000) lượt khách du lịch một
năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc
điểm của khu du lịch.
2. Nguyên tắc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
2.1. Quy định của Luật Du lịch ( Điều18):
a) Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, chiến lược phát triển ngành du lịch.
b) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
c) Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc.
d) Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch.
e) Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng,
từng địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
f) Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
2.2. Áp dụng các nguyên tắc của Du lịch Bền vững của WWF:
* Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững: việc vảo tồn và sử

dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là tối cần thiết và
nó sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài
* Giảm việc tiêu thụ quá mức và giảm chất thải:việc giảm bớt tiêu thụ
và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí cho việc hồi phục lại môi trường
bị suy thoái, đồng thời sẽ đóng góp cho chất lượng du lịch
* Duy trì tính đa dạng: duy trì và tăng cường tính đa dạng thiên nhiện,
văn hóa và xã hội là điều rất cơ bản cho một nền du lịch bền vững lâu dài, và
nó sẽ tạo ra cơ sở mạnh mẽ cho ngành công nghiệp này
* Hợp nhất qui hoạch: phát triển du lịch trong khuôn khổ hợp nhất các
loại qui hoạch, chiến lược quốc gia và địa phương, giảm thiểu tác động môi
trường du lịch;
* Hỗ trợ kinh tế địa phương: du lịch hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa
phương gắn với các chi phí và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
* Gắn bó sự tham gia của cộng đồng địa phương: vào ngành du lịch
không chỉ có lợi cho cộng đồng và môi trường mà còn cải thiện chất lượng du
lịch.
* Lấy ý kiến cộng đồng và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm cùng giải
quyết các vấn đề về quyền lợi của các chủ thể .
* Đào tạo cán bộ:việc đào tạo cán bộ trong đó có đưa vấn đề du lịch
sinh thái vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng cán bộ địa phương
vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch
* Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc tiếp thị mà cung cấp
cho các du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
13
trọng của du khách đến môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi
thăm quan, đồng thời sẽ tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng
3. Nội dung của quy hoạch phát triển DLST
Nội dung của quy hoạch phỏt triển khu du lịch sinh thái thực hiện theo

qui định của Luật Du lịch, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi
hành Luật; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP về quản lý quy hoạch xây dựng, chủ
yếu gồm:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thais, tài nguyên
du lịch, hiện trạng kinh tế - xó hội và ; khách du lịch, lao động; sử dụng đất
đai; hiện trạng xây dựng; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi
trường khu du lịch;
b) Xác định tiềm năng, động lực hình thành và tính chất, phát triển khu
du lịch;
c) Xác định nhu cầu của khách du lịch, hệ thống sản phẩm du lịch sinh
thái; quy mô khách; lao động, quy mô đất đai phát triển khu du lịch; các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất
và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình ;
d) Định hướng tổ chức cho các hoạt động du lịch, phân khu chức năng,
khu vực bảo tồn tài nguyên, cảnh quan, hệ sinh thái khu cấm xây dựng hoặc
tổ chức hoạt động du lịch; khu phát triển mới, khu cải tạo, nâng cấp, Quy
hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
e) Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng kỹ thuật
khu du lịch;
f) Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và giải pháp thực hiện;
g) Đánh giá tác động môi trường khu du lịch và đề xuất biện pháp để giảm
thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái khu du lịch.
4. Chọn đất phát triển du lịch sinh thái (site planning)
4.1. Xác định các yếu tố phát triển DLST:
a) Tài nguyên du lịch và giá trị hấp dẫn.
b) Điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan, hệ sinh thái
c) Điều kiện hạ tầng kỹ thuật
d) Mối quan hệ sinh thái vùng.
e) Nhu cầu hoạt động du lịch, nhu cầu phát triển
f) Yếu tố cộng đồng.

Cụ thể chọn đất phát triển du lịch sinh thái:
- Quy định đối với khu vực bảo tồn thiên nhiên ( Bộ NNPTNT)
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
14
- Xác định ranh giới bảo tồn tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái theo
qui định pháp luật.
- Xác định vùng cấm XD, hoạt động DLST, XD hạn chế, hoạt động hạn
chế
- Xác định khu vực phát triển gắn với phục hồi tài nguyên, sinh thái.
- Xác định khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái gắn với sản phẩm
DLST
4.2. Đánh giá giá trị tài nguyên gồm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
- Đánh giá giá trị hấp dẫn du lịch, giá trị của tài nguyên tự nhiên, nhân
văn: đánh giá theo mức độ hấp dẫn, đặc biệt hấp dẫn (theo tiêu chí, quy chế
đánh giá tài nguyên)
4.3. Đánh giá khả năng đón khách, phục vụ khách du lịch :
- Điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi để tiếp cận điểm đến du lịch, tổ
chức hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch
- Có khả năng (sức chứa ) đón khách du lịch.
- Điều kiện đất đai, môi trường tự nhiên thuận lợi bố trí cơ sở dịch vụ,
sản phẩm du lịch.
- Điều kiện, khả năng giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường,

cảnh quan. Mối tương tác tích cực giữa khách du lịch với tài nguyên, môi
trường du lịch. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
5. Xác định nhu cầu thị trường khách, sản phẩm du lịch sinh thái
5.1. Đánh giỏ thị trường:
Nhu cầu sản phẩm Hoạt động du lịch sinh thỏi
Khách du lịch là đối tượng, yếu tố "cầu" của quy hoạch, nhu cầu và số
lượng khách du lịch quyết định quy mô, giới hạn phạm vi khai thác du lịch,
quyết định đầu tư phát triển du lịch. Đặc điểm thị trường khách du lịch là yếu
tố quyết định sản phẩm du lịch, cơ sở để phát triển sản phẩm du lịch.Nhu cầu
thị trường du lịch sinh thỏi tập trung vào cỏc hoạt động ưa thích, động cơ du
lịch,
Đánh giá thị trường du lịch là đánh giỏ sự phối hợp trong thị trường của
giỏ cả, quảng cỏo, sản phẩm và địa điểm du lịch.
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
15
Bảng: Ví dụ về đánh giá thị trường khách du lịch vùng Hà Nội và phụ
cận

Mục đích
đi du lịch

T/quan thắng cảnh
Thương mại, công vụ
Tìm hiểu V ăn hóa
Lich. sử
Mua bán đồ lưu niệm
City tour
Thăm thân
ẩm thực

Hội nghị, hội thảo
Vui chơi giải trí
Thể thao (Golf)
Du lịch sinh thái
Nghỉ dưỡng
Lễ hội
Tắm biển

Các thị
trường
mục tiêu

Tây Âu
Pháp



























Anh

























Đức























Thụy Sỹ













Hà Lan



















Đan Mạch

















Châu á
-TBD
Nhật





















Đài Loan






















Trung Quốc












úc





















ASEAN (*)























Hàn Quốc

















Bắc Mỹ
Mỹ


























Canada





















Các khu, điểm
du lịch















Chú thích
 Tiềm năng lớn
 Tiềm năng vừa
 Tiềm năng nhỏ
5.2. Phát triển sản phẩm:
a. Sản phẩm du lịch sinh thái, gắn với tài nguyên, khả năng tổ chức các

hoạt động du lịch, phát triển sản phẩm du lịch phải dựa vào tài nguyên tự
nhiên, nhân văn, căn cứ trên việc đánh giá các yếu tố:
- Mối quan hệ liên vùng trong khai thác phát triển sản phẩm;
- Mối quan hệ, khả năng liên kết trong bảo tồn khai thác tài nguyên du
lịch sinh thái;
- Khả năng phát triển sản phẩm tạo thành tour du lịch sinh thái phục vụ
khách du lịch.
- Bảo dảm đặc thù, hạn chế trùng lặp tạo thành hệ thống sản phẩm du
lịch phong phú, đa dạng trong vùng.
b. Sản phẩm du lịch chủ yếu quyết định đến tính chất và đặc thù phát
triển của khu du lịch sinh thái, gồm:
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
16
- Du lịch sinh thái biển;
- Du lịch sinh thái núi;
- Du lịch sinh thái hồ, vùng ngập mặn;
- Du lịch sinh thái chất lượng cao
6. Tính toán các chỉ tiêu phát triển DLST
6.1. Tính toán sức chứa du lịch:
Khái niệm ''sức chứa'' được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm
lý học và xã hội.
Là lượng khách du lịch tối đa có khả năng đón tiếp tại một thời điểm,
khoảng thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của
khách du lịch, không làm tổn hại đến tài nguyên môi trường sinh thái.
- Sức chứa tối đa hàng năm:
Lượng khách du lịch tối đa hàng năm trên một khu vực du lịch, được
tính bằng tích giữa lượng khách du lịch tối đa hàng ngày với số ngày sử dụng
trong năm và tỉ lệ phần trăm khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch tại khu du
lịch, điểm du lịch.

- Sức chứa tối đa hàng ngày:
Lượng khách du lịch tối đa hàng ngày trên một khu vực du lịch, được
tính bằng tích giữa lượng khách du lịch tối đa tức thì với hệ số sử dụng hàng
ngày của khu vực.
- Sức chứa tối đa tức thì:
Lượng khách du lịch tức thì tối đa trên một khu vực nhất định, được tính
bằng tổng diện tích của khu vực chia cho diện tích tối thiểu, bình quân cho số
khách du lịch trong khu vực đó .
- Đơn vị tính toán sức chứa:
Lượng khách tối đa trên một đơn vị lãnh thổ, nơi tổ chức các hoạt động
du lịch.
Diện tích đất cần thiết (tối thiểu) cho khách du lịch để thực hiện các hoạt
động du lịch: m2
Chiều dài cần thiết (tối thiểu) cho khách du lịch để thực hiện các hoạt
động du lịch: m
- Công thức tính sức chứa:
+ Sức chứa tối đa tức thì ST:
A
ST =
Na
Trong đó:
ST = Sức chứa
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
17
A = Quy mô diện tích khu du lịch
Na = Bình quân, diện tích đất, chiều dài cần thiết (tối thiểu) cho khách
du lịch: m2, m;
+ Sức chứa tối đa hàng ngày: Sn = ST x HSSD
Sn = Sức chứa tối đa hàngngày;

ST = Sức chứa tối đa tức thì;
HSSD = hệ số sử dụng hàng ngày của khu du lịchS
+ Sức chứa tối đa hàng năm: SN = n x Nsd x Ksd
SN = Lượng khách du lịch tối đa hàng năm trên một khu vực du lịch;
Sn = Lượng khách du lịch tối đa hàng ngày;
Nsd = Số ngày sử dụng trong năm;
Ksd = Tỉ lệ phần trăm % khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch tại khu
du lịch, điểm du lịch.
6.2. Tính toán quy mô khu du lịch:
Xác định quy mô khu du lịch bao gồm tính toán quy mô về nhân lực
(bao gồm số lượng khách du lịch tính cho thời gian cao điểm và lực lượng lao
động tại chỗ), quy mô về diện tích đất đai.
a. Quy mô khách du lịch:
Khách du lịch bao gồm khách có lưu trú qua đêm và khách tham quan
trong ngày. Dự báo số lượng khách du lịch cho quy hoạch phát triển du lịch
dài hạn và ngắn hạn bao gồm:
- Dự báo quy mô lượng khách du lịch theo xu thế phát triển thị trường:
+ Hiện trạng phát triển du lịch của khu vực;
+ Xu hướng phát triển của dòng khách trong định hướng phát triển du
lịch khu vực ;
+ Mức độ hấp dẫn và quy mô của tài nguyên du lịch;
+ Vị trí khu du lịch và các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực;
+ Mục tiêu và Chiến lược phát triển kinh tế khu vực.
- Dự báo lượng khách có nhu cầu lưu trú, xác định tỷ trọng khách lưu trú
trên tổng lượng khách;
- Tính toán lượng khách đến trong thời gian cao điểm và thời điểm đạt
số lượng khách đông nhất;
- Dự báo lực lượng lao động tại chỗ phục vụ phát triển của dòng khách
du lịch;
- So sánh lượng khách tại giờ cao điểm và khả năng đón tiếp của khu du

lịch (sức chứa) để bảo đảm phát triển bền vững.
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
18
- Tính toán quy mô đất đai phát triển du lịch;
- Tính toán số lượng và khối lượng xây dựng các công trình lưu trú, dịch
vụ công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
* Phương pháp tính Số phòng cần có:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)
365 ngày

x
Công suất sử dụng
x
phòng trung bình n
ăm
X

Số khách trung
bình/phòng

Công suất sử dụng phòng trung bình tính theo %.
* Tính toán dự báo lượng khách ngày cao điểm:
Dựa vào tỷ lệ tương đối giữa khách có nhu cầu lưu trú so với tổng lượng
khách và ảnh hưởng của tính mùa vụ, áp dụng công thức:
Kcđ = Klt x k1/k2
Trong đó:
- Kcđ: Lượng khách du lịch tính cho thời gian cao điểm;
- Klt: Lượng khách có sử dụng lưu trú, tính theo số giường khách sạn và các loại lưu

trú khác (100%);
- k1: Hệ số ảnh hưởng tính mùa vụ ;
- k2: Hệ số tỷ lệ giữa khách có nhu cầu lưu trú trên tổng lượng khách.
b. Nhu cầu lao động du lịch:
Dựa vào chỉ tiêu lao động bình quân trên một phòng khách sạn trong
khu du lịch tổng hợp hiện nay ở nước ta và khu vực là 2,0 lao động trực tiếp
(bao gồm chỉ tiêu lao động đối với loại hình lưu trú và lao động đối với các
dịch vụ khác), cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp
tương đương 2,2 lao động gián tiếp).
c. Quy mô số người trong khu du lịch:
Bao gồm lượng khách du lịch ngày cao điểm cộng với lực lượng lao
động hàng ngày.
d. Quy mô đất đai khu du lịch:
Quy mô khu du lịch được xác định dựa trên số lượng khách có mặt trong
thời gian cao điểm và chỉ tiêu diện tích không gian đối với tất cả các loại hình
hoạt động cho một khách du lịch và cho các đối tượng phục vụ khác:
- Khu du lịch Quốc gia: diện tích tối thiểu 1.000 ha;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
19
Quỹ đất tối đa dành cho mục đích xây dựng các công trình, cơ sở dịch
vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch theo tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan được
nhà nước ban hành: 20% tổng diện tích khu du lịch.
- Khu du lịch địa phương: diện tích tối thiểu 200 ha;
Quỹ đất tối đa dành cho mục đích xây dựng các công trình, cơ sở dịch
vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch theo tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan được
nhà nước ban hành: 20% tổng diện tích khu du lịch.
(xem một số tiêu chuẩn kèm theo)
6.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm các công trình lưu trú, khách sạn,

nhà nghỉ, mô tel dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, y tế, thông tin, dịch vụ
khác
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm các công trình giao thông, vận chuyển
khách, cấp nước, điện, thông tin, VSMT,
Việc tính toán nhu cầu về dịch vụ lưu trú, các dịch vụ công cộng khác,
hạ tầng du lịch căn cứ vào số khách, nhu cầu của khách du lịch, theo tiêu
chuẩn, quy phạm có liên quan được nhà nước ban hành.
Tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dịch vụ du lịch theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước ban hành theo từng loại.
7. Tổ chức không gian chức năng hoạt động du lịch sinh thái
Tổ chức phân khu chức năng hoạt động khu du lịch sinh thái phải gắn
với yêu cầu bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và quản lý khu vực tài nguyên du lịch
sinh thái (phân tích một số ví dụ thực tiễn trong nước và quốc tế):
7.1. Đối với khu du lịch sinh thái gắn với các vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiênPhân khu chức năng, tổ chức không gian hoạt động du lịch, bố
trí công trình phục vụ du lịch phải phù hợp với với qui định quản lý chuyên
ngành liên quan, theo quy định phân vùng bảo vệ và quản lý gồm:
+ Vùng lõi được phân làm 3 phân khu :
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
- Phân khu phục hồi sinh thái;
- Phân khu dịch vụ hành chính;
Vùng đệm, 1 hoặc 2 gồm co thể có đô thị khu dân cư.
Các công trình phục vụ du lịch, hoạt động du lịch được bố trí chủ yếu tại
phân khu phục hồi sinh thái, dịch vụ hành chính;
Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, việc tổ chức hoạt động du lịch rất
hạn chế với yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái, môi trường tài nguyên hết sức
nghiêm ngặt (Quy chế quản lý các hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên Việt Nam).
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH

20
7.2. Đối với khu vực sinh thái khác
Cần làm rõ khu vực bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, khu vực tổ chức các
hoạt động du lịch.
7.3. Tổ chức cơ cấu chức năng khu du lịch theo phương pháp quy hoạch
truyền thống với yêu cầu tạo lập địa điểm, không gian hoat động du lịch phù
hợp với các loại sản phẩm du lịch dự kiến phát triển. Phương án tổ chức
không gian khu DLST có thể gồm:
- Khu trung tâm đón tiếp - điều hành – dịch vụ
- Khu du lịch tập trung
- Khu du lịch vườn sinh thái
- Khu du lịch mạo hiểm
- Khu du lịch văn hoá cộng đồng.
8. Quy định về quản lý quy hoạch khu DLST
Trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án quy hoạch, các kiến
nghị, giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch, người có
thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch ban hành
các quy định để thực hiện quy hoạch gồm những nội dung sau đây:
1. Quy định về bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc, khu danh lam
thắng cảnh, khu di sản văn hoá, khu di tích lịch sử - văn hoá trong khu du lịch.
2. Quy định về phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình hạ tầng
kỹ thuật của khu du lịch và các biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Quy định chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường chính, cốt xây dựng
khống chế của khu du lịch, các khu vực cấm xây dựng công trình du lịch.
4. Quy định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất
và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình trong các khu chức năng khu du
lịch.
5. Phân cấp và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch tổng thể
pháttriển khu du lịch của các cấp chính quyền trong việc thực hiện và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch.

5. Các quy định khác.
* Một số quy định khi tổ chức đầu tư, xây dựng và tổ chức hoạt động
du lịch sinh thái ( các khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhên):
- Việc chuẩn bị kỹ thuật xây dựng công trình hạn chế hoặc tránh việc
cắt bỏ cây xanh, thay đổi điều kiện địa hình tự nhiên;
- Sử dụng cây đổ tự nhiên khi có thể;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
21
- Khi tổ chức hệ thống đường mòn phục vụ đi lại của khách, bố trí
khoảng cách giữa các công trình xây dựng bảo đảm không ảnh hưởng đến
cuộc sống tự nhiên của động vật hoang dã, tác động đến cảnhquan sinh thái;
- Có biện pháp chống xói mòn đối với cácc công trình xây dựng và
đường giao thông trong khu vực bảo tồn mà không ảnh hưởng đến cảnh quan,
địa hình tự nhiên
- Không phá bỏ, giảm thiểu thảm thực vật xung quanh công trình xây
dựng, khu vực tổ chức hoạt động du lịch;
- Hạn chế xây dựng đường đi bộ, đường mòn qua sông, suối, thảm thực
vật;
- Sử dụng các kỹ thuật, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường,
cấm hoặc hạn chế đến mức tối đa sử dụng vật liệu xây dưng jcó tác hại đến
cảnh quan, môi trường khu du lịch;
- Hạn chế hoặc không sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới trong
khu vực bảo tồn sinh thái.
- Có biện pháp nhắc nhở, giáo dục khách du lịch về bảo vệ tài nguyên
sinh thái khu du lịch;
* Một số quy định quản lý hoạt động du lịch trong các khu vực sinh
thái
a. Nguyên tắc cho khách du lịch sinh thái (nguyên tắc đạo đức)
- Tôn trọng văn hoá địa phương và không đưa nếp sống thành thị vào

nơi bạn tới.
- Không lại quá gần động vật hoang dã và không cho chúng ăn.
- Không thu thập động thực vật được bảo vệ và bị đe doạ.
- Không mua động thực vật được bảo vệ và bị đe dọa hoặc các sản
phẩm làm từ chúng.
- Mang rác thải của bạn về nhà và cố không làm ô nhiễm môi trường
nước và đất.
- Học về văn hoá và tự nhiên của nơi du lịch trước khi bạn đến thăm.
- Quan tâm đến cuộc sống đời thường và vấn đê môi trường thông qua
chuyến đi.
- Sống gần gũi với thiên nhiên và tiếp thu lối sống thiên nhiên thông qua
kinh nghiệm của chuyến đi.
b. Đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du
lịch
- Lập kế hoạch chuyến đi nhằm nâng cấp từ du lịch thiên nhiên lên du
lịch mang tính môi trường.
- Chọn những nơi du lịch sẵn sàng tiếp nhận DLST.
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
22
- Lắng nghe ý kiến của các nhà du lịch, tổ chức bảo tồn phi chính phủ
cũng như cộng đồng địa phương trong giai đoạn quy hoạch.
- Không chấp nhận nhóm du lịch lớn hơn hai mươi người.
- Tổ chức định hướng cho khách du lịch trước chuyến du lịch.
- Thu nạp hướng dẫn viên có hiểu biết và thực hành về DLST.
- Thu xếp các hướng dẫn viên địa phương quen thuộc với tự nhiên và
văn hoá địa phương của nơi du lịch.
- Chọn nơi ăn ở do người địa phương quản lý và giới thiệu các vật lưu
niệm có ý nghĩa về môi trường cho khách du lịch.
- Khuyến khích du khách tiếp xúc với dân địa phương.

- Thu thập những ý kiến nhận xét của cộng đồng địa phương cũng như
du khách để tác động trở lại các cuộc du lịch sau.
c. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh dịch vụ lưu trú:
- Chọn nơi thích hợp để làm nơi ăn nghỉ cho khách DLST.
- Làm giảm tới mức thấp nhất những tác động lên thiên nhiên và văn hoá
địa phương khi lập dự án ĐT xây dựng khu ăn nghỉ.
- Bám sát với các thông tin về ảnh hưởng của khu ăn nghỉ đến môi
trường xung quanh, phong cảnh, năng lượng và lưu vực sông.
- Không cung cấp những phương tiện hay dịch vụ không cần thiết.
- Giải thích về thiên nhiên và văn hoá địa phương cho du khách.
- Trao đổi thông tin với các nhà tự nhiên học địa phương, các nhóm bảo
tồn, và phương tiện giáo dục như trung tâm đón khách.
- Cho khách ăn những món ăn và bán cho họ những món quà làm bằng
sản phẩm địa phương.
- Đem những hiểu biết và thông tin thu lượm được từ DLST phục vụ trở
lại cho cộng đồng địa phương.
- Tham gia vào các sự kiện và hoạt động giáo dục liên quan dến bảo tồn
thiên nhiên và gìn giữ văn hóa địa phương.
d. Đối với tổ chức cá nhân quản lý khu bảo tồn thiên nhiên- cấp quốc
gia và địa phương.
- Nghiên cứu về sức chứa của khu bảo tồn thiên nhiên để đặt ra số lượng
du khách tối đa và kiểm soát để phòng chống sự sử dụng quá mức các khu này.
- Hạn chế những hành vi có tác động xấu đến tự nhiên và giới thiệu
những hoạt động có tác động nhỏ nhất đến tự nhiên.
- Lập ra một hệ thống để lợi nhuận từ DLST được dùng cho việc bảo vệ
các khu bảo tồn thiên nhiên.
Thiết lập những phương tiện giáo dục môi trường như trung tâm đón
khách, các đường mòn thiên nhiên.
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH

23
- Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục môi trường liên quan đến tự
nhiên và văn hoá địa phương.
- Thu thập hệ thống thông tin dẫn liệu khoa học về sự quản lý hệ sinh
thái và giáo dục môi trường.
- Cung cấp các cơ hội nghiên cứu và đào tạo cho những nhà điều hành
và hướng dẫn viên du lịch.
- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục môi trường do các nhóm tình nguyện và
tổ chức tư nhân đảm nhận.
- Gắn DLST vào kế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như là một
bộ phận quan trọng.
- Giám sát các ảnh hưởng qua lại của du lịch đối với bảo tồn thiên nhiên
và cộng đồng địa phương.
- Thiết lập một khu vực mẫu về DLST trong phạm vi vườn quốc gia.
9. Lập, phê duyệt, triển khai và quản lý quy hoạch phát triển DLST
9.1. Trình tự lập, phê duyệt QHPT khu DLST
Thực hiện theo quy định của Luật Du lịch, Luật Xây dựng.
9.2. Quản lý quản lý khai thác kinh doanh khu du lịch:
a) Ranh giới khu du lịch, phân khu chức năng hoạt động du lịch theo
quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Quy định về quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quản lý
đầu tư phát triển, quản lý sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở
hạ tầng du lịch.
c) Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt
động kinh doanh du lịch; sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch.
d) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong việc quản lý khu du lịch
theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy định quản lý thông qua Quy chế khu du lịch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt là căn cứ để quản lý tài nguyên, môi trường du lịch, đầu tư
phát triển và kinh doanh dịch vụ và các hoạt động du lịch khác trong ranh giới

khu du lịch.
10. Sự tham gia của cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư gồm những nhóm dân cư sinh sống tại nơi có tài
nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch sinh thái. Sự tham gia của cộng đồng
dân cư bao gồm:
a) Tham gia ý kiến trong lập dự án quy hoạch, đầu tư phát triển khu du
lịch, điểm du lịch;
b) Tham gia xây dựng quy chế khu, điểm du lịch theo nguyên tắc bảo
đảm cân đối trách nhiệm, quyền lợi giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá
nhân quản lý phát triển, kinh doanh tại khu, điểm du lịch;
_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
24
c) Tham gia đầu tư phát triển du lịch, khai thác cơ sở vật chất, hạ tầng
du lịch, kinh doanh du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch có giá trị; khôi
phục, phát triển các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng nếp sống
văn minh, lịch sự và mến khách;
d) Tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, an
ninh trật tự, an toàn xã hội;
e) Đấu tranh, phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi
đầu tư, khai thác kinh doanh bất hợp pháp, không tuân thủ đúng quy hoạch,
quy chế khu, điểm du lịch;
f) Tuân thủ các quy định về quản lý tài nguyên, khu du lịch, tuyến du
lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;
11. Nguyên tắc thiết kế công trình du lịch sinh thái
Ngoài những qui định về công năng, tổ chức không gian, khai thác sử
dụng, quan điểm của nhiều nước về thiết kế kiến trúc công trình du lịch cần ưu
tiên những nguyên tắc thuộc các lĩnh vực chủ yếu sau:
a. Về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng:
- Vị trí công trình hoà nhập với cảnh quan tự nhiên, không áp đặt khiên

cưỡng;
- Hình thái, màu sắc không gây tương phản với cảnh quan;
- Tránh công trình cao tầng, kết cấu đồ sộ, công trình cần hoà nhập với
cây xanh khu vực; không tạo điểm nhấn tương phản với cảnh quan bơ biển,
mặt nước, hoặc ấn tượng từ biển, hồ ;
- Ngôn ngữ kiến trúc địa phuơng, với ấn tượng khiêm tốn, không phô
trương, giản dị, ẩn chứa chiều sâu nghệ thuật không gian.
- Kết cấu công trình, vật liệu xây dựng tại chỗ, tránh vật liệu công
nghiệp hoá, bê tông hoá, kính hoá, kim loại hoá.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật xây dựng, vật liệu truyền thống
với hiện đại.
b. Sử dụng năng lượng:
- Sử dụng kỹ thuật chiếu sáng tiêt kiệm năng lượng, phù hợp với nhu
cầu của khách nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái;
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch như điện phong, năng lượng mặt trời,
bioga phục vụ nhu cầu các khu nghỉ, dịch vụ du lịch.
c. Vệ sinh môi trường:
- Sử dụng công nghệ 3T: Tối thiểu, tái sử dụng và tiêu huỷ dễ dàng.
- Bảo đảm nguyên tắc thải ra môi trường càng ít càng tốt, chất thải
không ảnh hưởng đến sinh thái.


_______________________________________________________________
Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
25
12. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong quy hoạch phát triển du
lịch sinh thái
a. Tiêu chuẩn công trìnhdịch vụ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tâm
lý nhu cầu khách du lịch (người sử dụng) loại hình sản phẩm du lịch, sức chứa
của khu vực quy hoạch, rất đa dạng.

Hiện nay ở nước ta hệ thống tiêu chuẩn về du lịch nói chung và phát
triển du lịch sinh thái nói riêng rất manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu nhiều tiêu
chuẩn thích hợp.
11.2. Trước nay chủ yếu thực hiên theo tiêu chuẩn XDVN thiết kế quy
hoạch và công trình công cộng:
- Nhà nghỉ: 0,5-1 chỗ/1000 khách-80-100m2 đất XD /G đối với nhà
nghỉ có tỉ trọng % khai thác quanh năm; 1-2 chỗ/1000 khách đối với nhà nghỉ
một vụ ( mùa hè);
- Công trình dịch vụ: 0,5-1 chỗ/1000 khách; 60-80m2 đất XD/chỗ.
11.3. Một số tiêu chuẩn quốc tế:
Tiêu chuẩn về sức chứa, bình quân diện tích, chiều dài sử dụng một số
khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch các nước:
+ Mặt nước khu thể thao, giải trí nước:
Bình quân: 5-10m2/người
Sức chứa bình quân: 1000-2000 người/ha
+ Mặt nước khu bãi biển:
Bình quân: 10-15 m2/người;
Sức chứa bình quân: 560-1000 người/ha
+ Mặt nước khu thể thao bơi thuyền:
+ Thuyền loại nhỏ:
- Bình quân diện tích/thuyền: 1800m2-5000m2
- Sức chứa mặt nước: 2-6 thuyền/ha
- Sức chứa khách: 4-12/ha
+ Thuyền đua tốc độ:
- Bình quân diện tích/thuyền: 15000m2- 30000m2
- Sức chứa mặt nước: 3-6 thuyền/ha
- Sức chứa khách: 1-âh
+ Lướt sóng:
- Bình quân diện tích/thuyền: 20000-40000m2

×