Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) vận dụng phương pháp dạy học theo dự án giảng dạy mô đun máy điện 1 cho học sinh nghề điện công nghiệp tại trường trung cấp nghề khu công nghiệp bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN KẾ NHÂN

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÁY ĐIỆN I CHO HỌC SINH
HỌC NGHỀ ĐIỆN CƠNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ KHU CƠNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410

S K C0 0 4 7 4 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRẦN KẾ NHÂN

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÁY ĐIỆN I CHO HỌC SINH


HỌC NGHỀ CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG TRUNG
CẤP NGHỀ KHU CƠNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – 601410
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015

Luan van


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Kế Nhân

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 02/02/1975

Nơi sinh: Quảng Trị

Quê quán: Quảng Trị

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: K.p 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Tp. HCM
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Hệ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: từ 11/2007 đến 11/2011
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Điện cơng nghiệp.
Tên đồ án: Thiết kế nhà xưởng
Người hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Văn Bổn
III. QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian
1/ 2012- 12/2013

1/2014 - 12/ 2014
1/2015 đến nay

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Trường Trung cấp nghề Khu

Giáo viên, Tổ Trưởng BM

cơng nghiệp Bình Dương

Điện cơng nghiệp

Trường Trung cấp nghề Khu
cơng nghiệp Bình Dương
Trường Trung cấp nghề Khu
cơng nghiệp Bình Dương


Luan van

Phó Trưởng phịng đào tạo
Phó Trưởng phịng đào tạo


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả viết trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Trần Kế Nhân

Luan van


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, người nghiên cứu ln nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của Quý thầy, cô Viện Sư phạm kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu trường Trung cấp nghề KCN Bình Dương, gia
đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, người nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến q thầy, cơ
Viện sự phạm kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ban
giám hiệu trường Trung cấp nghề KCN Bình Dương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ

người nghiên cứu với những chỉ dẫn khoa học q báu trong suốt q trình triển khai,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án giảng dạy
mô đun Máy điện 1 cho học sinh học nghề Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghề
KCN Bình Dương”.
Người nghiên cứu xin ghi nhận cơng sức và đóng góp q báu của học sinh học
nghề Điện cơng nghiệp - Khóa T11,T12,T13 và q thầy cơ bộ mơn Điện cơng nghiệp
trường Trung cấp nghề KCN Bình Dương đã hợp tác, giúp đỡ người nghiên cứu trong q
trình tìm hiểu thực trạng dạy học mơ đun Máy điện 1 và thực nghiệm sư phạm.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến bạn học viên lớp Lý luận và Phương pháp dạy học
2013 - 2015B. Đặc biệt là sự quan tâm, động viên giúp đỡ từ gia đình.
Một lần nữa người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn q thầy cơ, bạn bè, gia đình
đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong q trình hồn thành Luận văn.
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Trần Kế Nhân

Luan van


iv

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã tác động tích cực
đến sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ. Chính điều này đã
tác động đến sự thay đổi của thị trường lao động trên phạm vi cả nước.Trong bối cảnh đó,
sự đổi mới trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng nhằm trang bị cho
người lao động những năng lực tự học, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, sự sáng tạo
và khả năng làm việc độc lập, chính vì thế cần có sự đổi mới về phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học là cần thiết. Chính vì vậy, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Vận

dụng phương pháp dạy học theo dự án giảng dạy mô đun Máy điện 1 cho HS học nghề
Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp Bình Dương” nhằm
mục đích giúp cho người học có những kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong nghề
nghiệp qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Cấu trúc luận văn gồm có 2 phần chính:
Phần mở đầu: Nêu rõ lý do chọn đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và
khách thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung: Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án
+ Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam
+ Một số khái niệm liên quan
+ Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án
Chương 2: Thực trạng giảng dạy mô đun Máy điện 1 tại trường Trung cấp nghề Khu
cơng nghiệp Bình Dương
+ Giới thiệu sơ lược về trường Trung cấp nghề KCN Bình Dương
+ Tìm hiểu về thực trạng hoạt động dạy và học mô đun Máy điện tại trường Trung cấp
nghề Khu cơng nghiệp Bình Dương
Chương 3: Tổ chức dạy học theo dự án giảng dạy mô đun Máy điện 1 cho học sinh
học nghề Điện công nghiệptại trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp Bình
Dương:

Luan van


v

+ Đề xuất các nguyên tắc vận dụng, qui trình và thiết kế giáo án để tổ chức dạy học theo
dự án mô đun Máy điện 1. Thực nghiệm sư phạm có đối chứng để kiểm nghiệm giả
thuyết của đề tài
+ Thực nghiệm sư phạm

+ Kiểm nghiệm và đánh giá
+ Kết luận và kiến nghị

Luan van


vi

ABSTRACT
These years recent, requirement of development economic – social has contributed
positive for quickly development of science, engineering and technology. This fact
contributed for changing of labor market over our country. That social background,
alterations in education and vocational training in particular make workers self-educated,
solved problems complex ability, creativity and independent working. So that, author
carried out this thesis “Applying the method of project based learning teaching module
1 for HS Electric Industrial Electrical apprenticeship at the Vocational Industrial Park,
Binh Duong” point at purpose help students who can get skills to solve practical problems
in their vocation hence enhance quality vocational training.
Thesis structure includes 2 main parts:
Preamble: Specify reason to choose a subject, objectives and tasks of research, the
object and the object of study, research methods.
The body is composed of three chapters
Chapter 1: Rationale for project-based learning
+ Overview of research problems in the world and in Vietnam
+ Some concepts related
+ Features of teaching methods Project

Chapter 2: Current status of the teaching module electric machine 1 at the
Vocational Industrial Park in Binh Duong
+ Introduction to Vocational School of Binh Duong

+ Learn about the current status of teaching and learning activities modules Telephones
vocational school in Binh Duong Industrial Zone

Chapter 3: Applying teaching methods Project-Electric teaching modules for
students in vocational training 1 Industrial Electrical Vocational School in Binh
Duong Industrial Zone:
+ Recommend applying the principles, processes and design lesson plans to organize
project-based learning modules 1. Electric controlled pedagogical experiment to test the
hypothesis of topics

Luan van


vii

+ Experimental pedagogy
+ Testing and evaluation
+ Conclusions and Recommendations

Luan van


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ NGUYÊN VĂN

1


HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3

PPDHTDA

Phương pháp dạy học theo dự án

4

KĐB

Không đồng bộ

5

DHTDA

Dạy học theo dự án

6


ĐC

Đối chứng

7

DH

Dạy học

8

PP

9

TN

10

KCN

11

SP

12

TL


TT

Phương pháp

Thực nghiệm
Khu công nghiệp
Số phiếu
Tỷ lệ

Luan van


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo và các nhà quản lý
đặt ra từ lâu và cũng là vấn đề bức thiết của giáo dục Việt Nam, đặc biệt đối với hệ thống
giáo dục đại học. Lấy người học làm trung tâm được khẳng định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục đang hướng đến. Điều 40.2 của Luật giáo dục
Việt Nam, đã chỉ rõ: “Phương pháp giảng dạy đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng
năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo,
rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng"1.
Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Quyết định số 711/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt: ”Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" với
mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;
chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Một trong những giải pháp quan
trọng của chiến lược này là cần phải: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh

giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
và năng lực tự học của người học...”2
Theo đó, đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Trung cấp nghề, Cao
đẳng nghề là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay, địi hỏi giáo viên và học sinh
có quyết tâm cao để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nghề nghiệp của nhà trường. Như
vậy, đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? Việc cốt yếu là phải tạo sự tự tin cho
người học, trong đó vai trị của người giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho người
học tự tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm hình thành ở HS tính độc lập, năng
lực giải quyết vấn đề, sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn, mở rộng những tri thức lĩnh hội
trong quá trình học tập.
Mô đun Máy điện1 là một trong những môn học thuộc chương trình khung nghề
Điện cơng nghiệp được giảng dạy trong chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề. Với đặc
điểm của môn học gắn lý thuyết và thực hành, có tính phức hợp cao, rèn luyện kĩ năng

'.Trích: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10”.
2.Trích:

Quyết định phê duyệt "chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”.

Luan van


2

thực hành.Từ đó, người học phát triển tư duy, sáng tạo trong việc nâng cao khả năng ứng
dụng vào thực tiễn góp phần trong việc học tập và chun mơn sau này.
Qua thực tế dạy và học môn Máy điện 1 cịn một số bất cập như GV chưa có sự
đầu tư đúng mức cho môn học về phương pháp, kiểm tra đánh giá và ứng dụng những
nội dung mang tính cập nhật. Bên cạnh đó HS chưa phát huy tính tự lực, tích cực, chủ

động, sáng tạo trong học tập. Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA) có đặc điểm
định hướng vào người học, phát triển năng lực làm việc cộng tác, năng lực giải quyết vấn
đề có tính phức hợp.
Từ những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:“Vận dụng Phương pháp
dạy học theo dự án giảng dạy môn Máy điện 1 cho HS nghề Điện công nghiệp tại trường
Trung cấp nghề Khu công nghiệp Bình Dương".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Vận dụng Phương pháp dạy học theo Dự án giảng dạy mô đun Máy điện 1 tại
trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp Bình Dương.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ thứ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA, cụ thể là:
+ Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu;
+ Định hướng đổi mới PPDH và các tiếp cận dạy học theo dự án.
Nhiệm vụ thứ 2: Nghiên cứu thực trạng dạy và học mô đun Máy điện 1 tại Trường Trung
cấp nghề Khu công nghiệp Binh Dương, cụ thể là:
+ Giới thiệu khái qt về trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp Bình Dương
+ Nội dung chương trình mơ đun Máy điện 1,thực trạng dạy và học mô đun Máy
điện 1;
Nhiệm vụ thứ 3: Vận dụng phương pháp DHTDA giảng dạy môn Máy điện 1;
+ Cấu trúc lại nội dung chương trình mơn học mô đun Máy điện 1theo các dự án
dạy học và thực nghiệm sư phạm.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp dạy học theo Dự án, cụ thể là quy trình DHTDA và bộ công cụ
đánh giá kết quả học tập mô đun Máy điện 1.

Luan van


3


5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
+ Học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp
Bình Dương.
+ Chương trình mơ đun Máy điện 1, hệ Trung cấp nghề
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc tổ chức dạy và học mô đun Máy điện 1 tại Trường Trung cấp nghề
Khu cơng nghiệp Bình Dương chủ yếu là các phương pháp dạy học truyền thống nên
chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập ở học sinh, dẫn đến kết quả học tập
chưa cao. Nếu vận dụng phương pháp DHTDA như người nghiên cứu đã đề xuất thì sẽ
phát huy tính tích cực chủ động học tập, phát huy năng lực làm việc nhóm, năng lực
thuyết trình, năng lực đánh giá và năng lực giải quyết vấn đề.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Triển khai PPDHTDA mô đun Máy điện 1tại Trường Trung cấp nghề Khu cơng
nghiệp Bình Dương;
Thực nghiệm sư phạm PPDHTDA HS lớp T12-ĐCN và T13-ĐCN nghề điện
công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Khu công nghiệp Bình Dương.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu các văn kiện, văn bản pháp qui về đổi mới PPDH.
+ Các tạp chí giáo dục, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ, sách giáo khoa, số liệu
thống kê, thơng tin đại chúng ... có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Khảo sát bằng bảng hỏi đối với GV và HS học nghề Điện cơng nghiệp để tìm
hiểu thực trạng dạy học mô đun Máy điện1 và những nguyên nhân hạn chế việc phát huy
tính tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo của HS (Phụ lục 1, 2)
+ Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm (Phụ lục 3)
+ Phương pháp quan sát
8.2.2. Phương pháp quan sát

Giáo viên quan sát các hoạt động của HS thông qua các dự án học tập. Từ đó, GV
đánh giá kết quả về nhận thức, năng lực làm việc và hợp tác của HS trong học tập.

Luan van


4

8.2.3. Phương pháp thực nghiệm
+ Thực nghiệm sư phạm hai dự án: Dự án hổn hợp, dự án Thực hành ở lớp thực
nghiệm T12-ĐCN và lớp đối chứng T13-ĐCN tại trường Trung cấp nghề Khu cơng
nghiệp Bình Dương để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết.
+ Xử lý kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
8.3.

Phương pháp thống kê toán học
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để:
+ Xử lý kết quả khảo sát thực trạng dạy và học mô đun Máy điện 1 cho HS học

nghề Điện công nghiệp tại trường Trung cấp nghề Khu cơng nghiệp Bình Dương;
+ Kiểm nghiệm giả thuyết của đề tài về sự hứng thú tính tích cực trong học tập,
các kĩ năng, năng lực làm việc hợp tác và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.Từ
đó người nghiên cứu phân tích, so sánh kết quả học tập cuối cùng của môn học để khẳng
định giả thuyết nghiên cứu là đúng đắn.
9. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được áp dụng, sẽ:
+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy học mô đun Máy điện1 cho HS học nghề Điện công
nghiệp tại trường Trung cấp nghề Khu công nghiệp Bình Dương;
+ Vận dụng PPDHTDA cho các mơn học khác trong Chương trình đào tạo nghề Điện
cơng nghiệp hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề…

+ Hình thành các kĩ năng cho HS, để họ thích ứng nhanh với nhu cầu thực tiễn;
+ Đánh giá các kĩ năng làm việc hợp tác của HS qua việc thực hiện các dự án học tập.

Luan van


5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1. 1.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lịch sử phát triển của phương pháp dạy học theo Dự án trên thế giới
Phương pháp DHTDA có nguồn gốc từ Châu Âu thế kỉ XVI ở Ý và Pháp. Cuối
thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, DHTDA được các nhà sư phạm Mỹ (John Dewey, William
Heard Kilpatrick,...) xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và được xem đó là
phương pháp dạy học (PPDH) quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy người học
làm trung tâm nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống; và được đưa vào
sử dụng chủ yếu trong dạy học tích hợp các mơ đun Kĩ thuật. Cùng với sự ứng dụng ngày
càng rộng rãi, các dự án dạy học sau đó được sử dụng ở hầu hết các môn học khác, kể cả
các môn khoa học xã hội.
Ngày nay PPDHTDA được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế
giới, đặc biệt ở các nước phương tây.
Phương pháp DHTDA là một trong những PPDH mới được thực hiện trong vài
thập kỷ gần đây, chủ yếu trong các trường THPT và Đại học ở các nước có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada,...và là một trong những
PPDH hướng vào người học, tích cực hóa người học. Các cơng trình nghiên cứu đã được
cơng bố của các nhà nghiên cứu như sau:
+ William Heard Kilpatrick nhà sư phạm Mỹ với bài viết“Phương pháp dự án“
(Theproject method) cơng bố 1918. Ơng đã miêu tả chi tiết về DHTDA3.

+ Regie Stites (Viện Nghiên cứu quốc tế SRI, Mỹ) đã phân tích hiệu quả của
DHTDA trên một số đối tượng người học nhất định4.
+ Susan J. Wolff (Đại học Bang Oregon, Mỹ) đã đưa ra 32 kiểu môi trường học
tập tự nhiên đặc trưng thích hợp cho dạy học hợp tác và DHTDA ở bậc Cao đẳng cộng
đồng5.

3

. William Heard Kilpatrick (1918), The Project Methode, Teachers College, (Record 19), trang 319 - 334.

Regie Stites, “Evaluation of Project Based Learning. What does research say about outcomes from project-based
learning? ”, SRI International.
5
. Susan J. Wolff, Ed.D, “Relationships among People and Spaces: Design Features for the Optimal
Collaborative, Project - Based Learning Experience “, Oregon State University.
/>4

Luan van


6

+ Viện nghiên cứu giáo dục Buck (USA) tổ chức đào tạo và xuất bản sổ tay hướng
dẫn các GV trung học tích hợp DHTDA vào chương trình học.
+ Tổ chức Phát triển giáo dục Quốc gia (USA): Cuốn Gắn kết các mảnh nhỏ (2000)
bao gồm một chương về “Dạy học theo dự án và công nghệ thông tin”.
+ Cách tiếp cận dự án: Trang web được duy trì bởi Sylvia Chard, Giáo sư trường
Đại học Alberta (Canada) và đồng tác giả cuốn kích thích óc tư duy của trẻ: Cách tiếp
cận dự án (2000).
Quá trình lịch sử nổi bật của dạy học theo dự án được chia thành 5 giai đoạn như sau6:

+ Từ 1590 - 1765: Khởi đầu SV được làm việc theo dự án tại các học viện kiến
trúc Châu Âu.
+ Từ 1765 - 1880: dự án đã trở thành một PPDH và lan tỏa ở khắp nước Mỹ.
+ Năm 1880 - 1915: Dự án được làm việc ở trường kỹ thuật và các trường học
công.
+ Năm 1915 - 1965: Định nghĩa DHTDA và đưa DHTDA từ Mĩ quay lại Châu
Âu.
+ Từ 1965 - nay: Làn sóng thứ 3 PPDA được lan rộng trên quốc tế
1.1.2. Lịch sử phát triển của dạy học theo Dự án ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp từ lâu đã được sử dụng trong
đào tạo Đại học trước hết là các Trường Đại học Kỹ thuật. Hiện nay các bài tập lớn, tiểu
luận, khóa luận thực hiện trong các Trường Đại học rất gần gũi với DHTDA. Trong lĩnh
vực lý luận, DHTDA bước đầu được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Cụ
thể một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
Từ năm 2004, DHTDA được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với tập đồn Intel
triển khai thí điểm tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trên cả nước trong chương trình
(Intel Teach to the Future, Teach Essentials, Teach Elements) nhằm giúp các GV khối
phổ thông trở thành những nhà sư phạm hiệu quả thông qua việc hướng dẫn họ cách thức
đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán
và kĩ năng hợp tác đối với học sinh.
Năm 2005, Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, chương trình hội thảo tập
huấn“Phát triển năng lực thơng qua phương pháp và phương tiện dạy học mới”. Tháng
6

Michael Knoll, The Project Method: Its Vocational Education Origin and International Development, University
of
Bayreuth, Volume 34, Spring 1997, Number 3.http: //edutechwiki.unige. ch/en/Project-based_learning

Luan van



7

5/2006 chương trình hội thảo của Việt - Bỉ, “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV
Tiểu học và Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”.
Tập đồn Microsoft đã triển khai chương trình PIL (Partners in learning) tập huấn
cho các GV về một số phương pháp dạy học thế kỉ XXI, trong đó có phương pháp
DHTDA. Đầu năm 2009, để hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện tốt đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng dạy và học tích cực, dự án Việt - Bỉ đã triển khai nhiều
hoạt động nhằm phát triển, nâng cao năng lực sư phạm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo về dạy
và học tích cực cho giáo viên, trong đó DHTDA cũng được chú trọng và giới thiệu chi
tiết.
Gần đây nhất vào tháng 10 năm 2012, chương trình đào tạo GV hướng tới việc
nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp trung học cơ sở tại 5 tỉnh miền Bắc và miền Trung
Việt Nam (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi) thơng qua
việc hỗ trợ thúc đẩy Dạy học tích cực. VVOB (VVOB là Tổ chức Hợp tác Phát triển và
Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla - măng, Vương quốc Bỉ, một tổ chức phi lợi nhuận. Đại diện
cho chính phủ vùng Fla-măng và chính phủ Vương quốc Bỉ) hỗ trợ các trường Cao
đẳng/Đại học Sư phạm tại năm tỉnh này trong việc điều chỉnh cách đào tạo, đảm bảo SV
có được năng lực cần thiết để trở thành những thầy cơ dạy học theo hướng tích cực, lấy
người học làm trung tâm. Đồng thời, VVOB cũng hỗ trợ các trường trong việc phát triển
tài liệu cho dạy học tích cực. Công nghệ thông tin và Giáo dục môi trường được coi là
phương tiện thích hợp để khởi động q trình này.
Dạy học theo dự án được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nghiên cứu sinh,
giáo viên của các bậc học khác nhau từ giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, cao đẳng đại
học trên cả nước quan tâm nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo, “DHTDA và vận dụng trong đào tạo GV trung
học cơ sở môn Công nghệ”,luận án Tiến sĩ giáo dục học, Hà Nội, 2009. Trong luận án,
tác giả đã khái quát hóa và làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến lý luận DHTDA. Tác giả đã
xây dựng tiến trình DHTDA trong đào tạo GV mơn Kinh tế gia đình và vận dụng DHTDA

trong đào tạo GV môn Công nghệ.
Nguyễn Như Khương, “Áp dụng DHTDA vào q trình dạy học mơn Giáo dục
học ở trường Đại học Sư Phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ giáo
dục học, TP.HCM, 2009. Nội dung luận văn của tác giả đã vận dụng DHTDA để phát
huy tính tích cực, độc lập của SV có sự hỗ trợ của đa phương tiện, đặc biệt là công nghệ

Luan van


8

thông tin và thiết kế một số dự án học tập lý thuyết cho môn học Giáo dục học của SV
trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật - Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Kim Nhụy (2012),“Vận dụng phương pháp DHTDA cho Công nghệ lớp
12 tại trường THPT Trần Văn Ơn Tỉnh Bình Dương", luận văn thạc sĩ giáo dục học,
trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM,. Tác giả đã vận dụng DHTDA để phát huy
tư duy phê phán, kĩ năng học tập hợp tác và đã thiết kế được hai dự án học tập vào môn
Công nghệ 12 của trường THPT Trần Văn Ơn tỉnh Bình Dương.
Phạm Hồng Bắc,“Kinh nghiệm đưa DHTDA vào dạy học Hóa học vơ cơ Trung
học phổ thơng có hiệu quả”, tạp chí Giáo dục số 282 (kỳ 2-3/2012), trang 42. Tác giả đã
đưa ra những kinh nghiệm về DHTDA đó là cách lựa chọn chủ đề, việc chọn nhóm và
cách trình bày sản phẩm của dự án trong mơn học Hóa học vơ cơ trung học phổ thơng có
hiệu quả.
Lê Khoa, “Tổ chức DHTDA một số kiến thức Vật lý về sản xuất điện năng ở
trường Trung học phổ thơng”, tạp chí Giáo dục số 290 (kỳ 2 -7/2012), trang 52. Tác giả
đã xây dựng qui trình DHTDA với 4 giai đoạn, 03 dự án và bộ câu hỏi định hướng cho
HS. Thực nghiệm 3 dự án trên và kết quả HS đã biết vận dụng kiến thức đã học được vào
việc thiết kế, chế tạo máy phát điện và phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong
học tập đồng thời hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Các đề tài trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học theo Dự án,

thực trang dạy và học các mô-đun tại các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đồng
thời tiến hành thực nghiệm sư phạm. Ngồi ra, các tác giả cịn đề xuất những biện pháp
nâng cao hiệu quả của việc tổ chức dạy học như: Biên soạn nội dung dạy học trong các
môn học/mô-đun theo hướng “tiếp cận kỹ năng”, nâng cao trình độ chun mơn và năng
lực sư phạm của giáo viên, trang bị bổ sung đầy đủ và kịp thời (phương tiện dạy học)
trang thiết bị dụng cụ, nguyên vật liệu cho kịp theo yêu cầu của đổi mới phương pháp
dạy học.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phức tạp và
rất nhiều khó khăn nó địi hỏi cả người dạy và người học phải phấn đấu không ngừng,
kiên quyết từ bỏ những thói quen, kinh nghiệm đã có từ lâu đời trong dạy học.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đã
đem lại nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó có nhiều đề tài nghiên cứu đã quan tâm
đến sự phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Cho đến nay, các trường học trong

Luan van


9

cả nước nói chung và đặc biệt là các trường đào tạo nghề tiếp tục hưởng ứng và thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng cho nền giáo dục
Việt Nam. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn
xã hội nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao hơn trong việc đào tạo con người
thích ứng với thời đại mới.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Dạy học và hoạt động dạy học.
+ Dạy học: Theo từ điển tiếng Việt: dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm
chất đạo đức, theo chương trình nhất định7.
Dạy và học là hai mặt trong một q trình có mối quan hệ mật thiết tương tác với
nhau. Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội

kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học. Đó
là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai hoạt động có chức năng khác
nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định: hoạt
động dạy và hoạt động học.8
+ Hoạt động dạy: là một quá trình tác động đến người học có mục đích, có kế
hoạch, để truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp
cho người học. Nhằm hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề
nghiệp nói riêng. Hoạt động dạy không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà cịn góp phần phát
triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của HS.
+ Hoạt động học: là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua
đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong
hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan. Hoạt động học, chủ thể
là người học, hướng vào đối tượng học, tiếp nhận và chuyển hóa nó, biến thành của riêng,
qua đó phát triển chính bản thân mình.
1.2.2. Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methods) có nghĩa là con
đường đi đến mục đích. Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học.

7
8

. Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm, Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1999, trang 305.
. Nguyễn Văn Tuấn, PPDHĐH theo hướng tích cực hóa người học,TP.HCM, 2007, trang 30.

Luan van


10


Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang:"PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò
dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức kĩ năng, kĩ xảo một cách
tự giác, tích cực, tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình
thành thế giới quan duy vật khoa học...".
Theo tác giả Hà Thế Truyền,"PPDH là những cách thức hoạt động tương tác được
điều chỉnh của GV và SV hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển trong quá trình dạy học"9
Theo tác giả Võ Thị Xuân, PPDH là cách thức hoạt động của GV và SV sao cho
phát huy được tính tích cực, tự lực, tự giác của HS để đạt mục tiêu dạy học; bản chất của
PPDH là hoạt động của GV và SV.10
Tóm lại: PPDH là những cách thức, là con đường để tiến hành hoạt động dạy và học
nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Cho đến nay chưa có sự thống nhất về định nghĩa PPDH. Khái niệm PPDH ở đây
được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mơ hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể
là những cách thức hành động của GV và SV nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học
xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.Phương Pháp DH cụ
thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ
môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại,
trực quan, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp học tập theo tra cứu ... Và PPDH còn được hiểu theo nghĩa rộng, là những
hình thức và cách thức hoạt động của GV và SV trong những điều kiện dạy học xác định
nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
1.2.2.1. Dự án:
+ Theo từ điển Tiếng việt: Dự thảo văn kiện luật pháp hoặc kế hoạch11.
+ Thuật ngữ “Dự án” tiếng Anh: “project” có nguồn gốc từ tiếng La tinh
“projecere”, "Progetto" theo tiếng Ý, "Projet" tiếng Pháp, "Projekt" tiếng Đức và "Proekt"
tiếng Nga: phác thảo, dự thảo hay một kế hoạch và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ
thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch.12

9


. Hà Thế Truyền,Gỉáo dục học đại học, Hà nội. 2006, trang 88.
Võ Thị Xuân, Phương pháp dạy học chuyên ngành kĩ thuật,Tạp chí giáo dục, số 283 (kì 1 - 4/2012), trang 29.

10.

Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm, Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1999, trang 337.
Michael Knoll, The Project Method: Its Vocational Education Origin and International Development,
University of Bayreuth, Volume 34, Spring 1997, Number 3.
http: //edutechwiki.unige. ch/en/Project-based_learning
11
12

Luan van


11

+ Khái niệm “Dự án” được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển
giáo dục mà cịn là một phương pháp hay hình thức dạy học.
+ Theo tiêu chuẩn DIN (Deutsches Institut fuer Normung) 69901 của cộng đồng
Châu Âu:dự án là một kế hoạch, một dự tính, về cơ bản được đặc trưng bởi tính duy nhất
của các điều kiện trong tính tổng thể của nó, ví dụ có mục đích trước, giới hạn về thời
gian, nhân lực và các điều kiện trước; phân biệt với các dự án khác; có tổ chức dự án
chuyên biệt.13
Như vậy, khái niệm dự án có thể hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần
xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện, tài chính, vật chất, nhân lực cần được thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra14.
1.2.2.2.Dự án học tập
Dự án học tập (DAHT) là một dự án, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ

học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức, kĩ năng,
kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Mục tiêu của dự án học tập tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu được và đây là
con đường để đạt mục tiêu dạy học.
+ Đặc điểm của dự án học tập:
 Dự án học tập (DAHT) do HS trực tiếp lựa chọn và thực hiện;
 Dự án học tập có quy mơ nhỏ so với dự án trong thực tiễn;
 Gắn liền với nội dung chương trình của mơn học;
 Tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu được;
 Học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề, những tình huống có
trong đời sống.
1.2.2.3.Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án có tên gốc tiếng Anh là Project - based learning (viết tắt là
PBL), đôi khi được gọi tắt “dạy học dự án", hoặc “học tập dựa trên dự án", “phương
pháp DHTDA". Có nhiều định nghĩa về DHTDA như sau:
Một số nhà nghiên cứu về DHTDA của Hoa Kỳ như Thomas, Mergendoller hay
Michaelson,“DHTDA là một mơ hình tổ chức học tập xung quanh dự án. Các dự án có

13

. Bechler K.J, Lange D. (Hrsg), DIN Normen in Projektmanagement. Bonn (2005).
. Prof. Dr. Bernd Meier - Dr. Nguyễn Văn Cường, Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, POTSDAM, Hà Nội,
2011, trang 69.
14

Luan van


12


nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi SV phải thiết
kế, giải quyết vấn đề, hoặc tiến hành các hoạt động điều tra; nó cung cấp cho người học
cơ hội để làm việc tương đối tự động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng
là tạo ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học"15.
Theo Intel “Chương trình dạy học cho tương lai":DHTDA là một mơ hình dạy
học lấy SV làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thơng
qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích SV tìm tịi, hiện thực hố những kiến
thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.16
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học dưới chỉ đạo của
GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc
nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình
học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”17
Dạy học theo dự án là là một phương pháp dạy học (PPDH) tích cực lấy người học
làm trung tâm, tạo điều kiện cho HS chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm
lĩnh tri thức bài học”18
Dạy học theo dự án là PPDH mà trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập
phức hợp theo một quy trình đã xác định, nội dung học tập phải gắn với thực tiễn đời
sống xã hội, khoa học kỹ thuật kết hợp lý thuyết với thực hành; tự lực lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả, dưới sự cố vấn, giám sát của người dạy. Hình thức làm việc chủ
yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài
viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể.19
Dạy học theo dự án là ngày nay đã được quan tâm và có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu ứng dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thống nhất về tên
gọi phương pháp dạy học, hình thức dạy học, mơ hình hay quan điểm dạy học.
Tác giả W. H. Kilpatrick đã coi DHTDA là một PPDH theo nghĩa rộng hay một
nguyên tắc là phương pháp dự án và dự án trong dạy học là: “Hành động có chủ ý, với
tồn bộ nhiệt tình, diễn ra trong mơi trường xã hội, hay nói ngắn hơn là hoạt động có chủ
ý và có tâm huyết".
15


.http://data4kid. wordpress. com,day-hoc-theo-du-an-mot-phuong-phap-day-hoc-moi-tai-ietnam, 12/10/2012
. 21h 30, 30/10/2012.
17
Nguyễn Thị Diệu Thảo, DHTDA và vận dụng trong đào tạo GVtrung học cơ sở môn Công nghệ, luận án Tiến sĩ
giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội - 2009, trang 23.
18
. Phạm Thị Hồng Bắc, Kinh nghiệm đưa DHTDA vào dạy học Hóa học vơ cơ trung học phổ thơng có hiệu quả,
Tạp chí giáo dục, số 282 (kì 2 - 3/2012), trang 42.
19
Vũ Hồng Nam, Sử dụng phương pháp DHTDA trong dạy học mơn Hóa học ở trường ĐH và CĐ. Tạp chí giáo
dục, số 257 (kì 1- 3/2011), trang 50.
16

Luan van


13

Theo K. Frey, quan niệm DHTDA là một phương pháp và hiểu khái niệm phương
pháp theo nghĩa rộng đó là một hình thức của hoạt động học tập và định nghĩa: “Phương
pháp dự án là một hình thức của hoạt động học tập, có tác dụng giáo dục". Đó là một hình
thức của hoạt động học tập, có tác dụng giáo dục. Quyết định là ở chỗ: nhóm người học
xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập kế hoạch và
tiến hành cơng việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản
phẩm có thể trình ra được.
Một số tác giả ở Đức không sử dụng khái niệm phương pháp dự án mà dùng khái
niệm DHTDA và hiểu như một hình thức dạy học, hình thức lớn của PPDH". Khái niệm
dạy học “định hướng dự án" cũng được sử dụng để chỉ DHTDA theo nghĩa rộng, trong
đó việc vận dụng có thể ở mức độ khác nhau.
Theo chương trình PIL của Microsof sử dụng khái niệm “Học theo dự án", coi

DHTDA là một hình thức và mơ tả: “đó là các hoạt động học tập được thiết kế một cách
cẩn thận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy SV làm trung tâm
và hòa nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại. Tóm lại, khơng có sự
thống nhất về quan niệm, cách gọi tên về DHTDA nhưng trong hệ thống các khái niệm
thuộc phạm trù PPDH có nhiều quan niệm khác nhau:
Dạy học theo dự án với tư cách là một PPDH: khi hiểu DHTDA là một PPDH, có
tác giả hiểu đó là một PPDH theo nghĩa hẹp như một PPDH cụ thể, tuy nhiên nhiều tác
giả sử dụng khái niệm phương pháp dự án theo nghĩa rộng, không phải là một PPDH cụ
thể.
Dạy học theo dự án với tư cách một hình thức dạy học (HTDH): theo quan niệm
này, trong DHTDA có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau được sử dụng, do đó đây là
một HTDH.
Dạy học theo dự án được hiểu theo nghĩa rộng nhất như một quan điểm, mơ hình
hay ngun tắc dạy học: theo quan điểm này người ta muốn mở rộng phạm vi ứng dụng
của DHTDA. Khi đó người ta còn dùng thuật ngữ dạy học định hướng dự án.
Từ những phân tích khái niệm và quan điểm DHTDA trên, theo người nghiên cứu
được hiểu DHTDA thuộc phạm trù PPDH, là PPDH theo nghĩa rộng (được hiểu như là
một hình thức dạy học), trong đó có nhiều PPDH cụ thể khác nhau được sử dụng trong
dự án học tập và định nghĩa được áp dụng trong đề tài nghiên cứu như sau:
Dạy học theo dự án là một PPDH, trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập
phức hợp theo một qui trình đã xác định, nội dung học tập gắn liền thực tiễn, tự lực lập

Luan van


14

kế hoạch, hoạt động theo nhóm, thực hiện và đánh giá kết quả, dưới sự cố vấn, giám sát
của người dạy. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được.
1.3. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ CÁC QUẢN

ĐIỂM TIẾP CẬN DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1.3.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý

giáo dục quan tâm. Kết luận số 242 - TB/TƯ ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị do đồng
chí Trương Tấn Sang ký về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương
hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Bộ Chính trị đã đề ra l nhóm nhiệm
vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt
Nam. Tại giải pháp thứ tư có ghi "Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh
mẽ về phương pháp giáo dục. Rà soát lại tồn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ
thơng. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến
khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai
thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có
hiệu quả. Ðổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều"20
Tích cực hóa hoạt động học tập của người học là tư tưởng, là mục đích của q
trình đổi mới PPDH. Người học phải đặt vị trí trung tâm của hoạt động dạy - học. Theo
tác giả Nguyễn Bá Kim, người nghiên cứu thống nhất định hướng đổi mới bao gồm các
nội dung sau:
+ Xác lập vị trí chủ thể của người học; bảo đảm tính tự giác, tích cực, chủ động và
sáng tạo của hoạt động học tập được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
+ Tri thức được cài đặt sẵn trong những tình huống có dụng ý sư phạm.
+ Dạy cách học, dạy tự học thơng qua tồn bộ q trình dạy học.
+ Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh
của con người.
+ Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người
học.

20


vanban.moet.gov.vn/?page= 1. 15&script=viewdoc&view= 1110&opt=brpage

Luan van


15

+ Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách là người thiết kế, ủy thác, điều
khiển và thể chế hóa.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH là GV phải định hướng đến những phương
pháp tích cực trong dạy học để tăng cường về hoạt động nhận thức của người học và
chống lại thói quen học tập thụ động.
1.3.2. Các quan điểm tiếp cận của dạy học theo Dự án
Quan điểm dạy học (QĐDH): là những định hướng tổng thể cho các hành động
phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những
cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học và những điều kiện dạy học cũng như những định
hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Các quan điểm tiếp cận của
DHTDA là:
 Quan điểm dạy học định hướng hoạt động
Dạy học định hướng hoạt động (DHĐHHĐ) là quan điểm dựa trên lý thuyết hành
động nhận thức. Cơ sở lý thuyết là trong q trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư
duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành. Tâm lý của con người hình thành và thể
hiện qua hoạt động.
Quan điểm dạy học này nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân, tay kết
hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, việc tổ chức quá trình dạy học được chi phối bởi những
sản phẩm hành động đã được thỏa thuận giữa GV và người học. Đây là một quan điểm
dạy học tích cực hố và tiếp cận tồn thể. Vận dụng DHĐHHĐ có ý nghĩa quan trọng
cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội.

 Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) là một quan điểm nhằm phát huy năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề người học. SV được đặt trong một tình huống
có vấn đề, thơng qua việc giải quyết vấn đề giúp người học lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
phương pháp nhận thức.
Theo quan điểm Tâm lí - Giáo dục, người ta coi trọng q trình dạy học là q
trình phát triển tâm lí của con người thơng qua hoạt động học tập. Vì vậy, cần phải tìm
mọi cách tạo mọi điều kiện, cơ hội để người học phát huy năng lực của HS, phát triển sức
mạnh trí tuệ và ý chí, nghĩa là tập trung vào việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS,
kích thích nhu cầu, hứng thú và động cơ của người học.

Luan van


×