Để con không sốc khi vào lớp 1
Còn vài tháng nữa mới đến kỳ tuyển sinh đầu cấp, thế nhưng ngay từ đầu
năm, nhiều gia đình đã “vật vã” tìm trường, tìm lớp cho con vào lớp 1.
Cha mẹ cần chuẩn bị tốt cả về tâm lý và sức khỏe cho trẻ vào
lớp 1.
Ảnh minh họa.
Theo TS Trần Lan Hương (chuyên gia tâm lý giáo dục trẻ em mầm non), chương
trình giáo dục hiện rất nặng, các bậc phụ huynh chỉ chú trọng “nhồi” kiến thức mà
quên rằng, trước hết cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý cho trẻ.
Chuẩn bị từ năm 4 tuổi
Năm nay, cháu Quốc Anh, con chị Thúy Quỳnh (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)
vào lớp 1. Trước đó, chị Quỳnh đã cho con theo học với một cô giáo nghỉ hưu để
sắp tới xin cho con vào Trường tiểu học K.Đ. Tuy nhiên, điều chị lo lắng nhất là
không hình dung việc vào lớp 1 sẽ "khiếp" cỡ nào vì nghe nhiều người nói các con
toàn khóc và sợ học. “Chuẩn bị cho con vào lớp 1, tôi phải làm sao để con mình
vui thích, không bị quá tải bởi trường học, với những yêu cầu tối thiểu phải đạt
được như: biết viết, biết làm toán, học được kỷ luật, giao tiếp tối thiểu với bạn
bè ”, chị Quỳnh chia sẻ.
Chuẩn trẻ mầm non
5 tuổi
- Chạy được 18m trong 5-7
giây.
- Chạy liên tục trong 150m
không hạn chế thời gian.
- Tham gia các ho
ạt động học
tập liên tục, không có biểu
hiện mệt mỏi trong khoảng
30 phút.
Theo TS Trần Lan Hương (nguyên cán bộ Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam), các bậc phụ huynh
thường lo lắng khi chuẩn bị cho con đi học lớp 1. Họ lo sợ con mình quá nhỏ, đối
mặt thế nào với các vấn đề của trường học? Sợ cô mắng, con bị stress. Sợ khi đứa
trẻ nào vào lớp 1 cũng đã có một hành trang phong phú là biết đọc, biết viết, thậm
chí biết cả làm toán, con mình sẽ ra sao?
TS Trần Lan Hương giải thích, hiện chương trình học của chúng ta đang quá nặng,
chủ yếu thiên về đọc chép. Vào lớp 1, không còn được chơi nhiều như hồi mẫu
giáo nên trẻ rất căng thẳng. Với một đứa trẻ 6 tuổi, bắt đầu đi học lớp 1 đồng nghĩa
với việc bắt đầu một cuộc sống mới. Trẻ phải làm quen với môi trường mới, cô
giáo mới, với việc mình không được chăm sóc một cách đặc biệt nữa mà phải tự
lập trong mọi việc. Trẻ phải đến trường đúng giờ, tuân thủ kỷ luật của trường lớp,
học cách hòa đồng hoặc đối mặt với một đám đông là các bạn cùng lớp, cùng
trường… Vậy nên, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ từ năm 4 tuổi
là hợp lý nhất. Trong đó, cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chứ không phải nhồi vào
đầu con vài chữ cái hoặc vài con số.
Rèn kỹ năng, thể lực
(Nguồn Bộ GD&ĐT)
Tại hội thảo “Chuẩn bị tốt và tránh tình trạng sốc học đường khi trẻ vào lớp 1” (do
Trung tâm toán tư duy Mathnasium tổ chức ngày 11/5 tại Hà Nội), chuyên gia của
trung tâm đã kể câu chuyện, chị từng chứng kiến một em bé lạc mẹ ở sân bay. Em
bé đó đứng một chỗ, khóc rất to và kiên quyết không đi theo chị, mặc dù chị hứa sẽ
tìm mẹ cho bé. Một lúc sau, mẹ bé vội vàng chạy đến đón con.
Chị cho biết, sở dĩ mình kể câu chuyện này vì nếu em bé kia đi theo chị và ngồi im
một chỗ, đôi khi còn nguy hiểm hơn là khóc cho mọi người cùng nghe thấy. Đấy
cũng là kinh nghiệm của các gia đình khi dạy các kĩ năng cho trẻ trong buổi đầu
tiên vào lớp 1. Cha mẹ nên dạy con không đi theo người lạ. Khi bị lạc ở nơi công
cộng, nếu không nhờ được ai gọi điện chogia đình, tốt nhất nên đứng một chỗ và
khóc thật to. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên, cha mẹ cần dạy con biết sử
dụng các đồ vật an toàn, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, khi gặp người lạ không
quá sợ hãi
Chị Nguyễn Thanh Xuân (phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Con tôi cân
nặng chưa tới 20kg. Hồi học mẫu giáo, các bạn cùng lớp vạch áo cháu ra rồi bảo
“mình nó toàn xương” và chúng cười rinh rích với nhau. Cứ thế này, tôi e con
không đủ sức khỏe tới lớp. Vì vậy, hàng ngày tôi ép cháu tập trung học. Cháu ngồi
khoảng 40 phút, tôi lại bảo cháu đứng lên nhưng có vẻ cháu không được thoải mái
lắm và luôn tỏ ra uể oải”.
Theo TS Trần Lan Hương, nếu ép trẻ học khi sức khỏe không đủ là hoàn toàn sai
lầm. Ở độ tuổi này, cơ tay chưa khỏe nên muốn viết được, trước hết phải cho trẻ
luyện cơ tay, cơ lòng bàn tay bằng cách tập xịt vòi nước vào tường, tập dùng kéo
cắt giấy, sử dụng bút vẽ để tô màu Cũng về điều này, TS Trần Thị Ngọc Trâm
(Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ, các bậc phụ huynh thường “nhồi” trẻ
học mà quên mất việc chăm lo sức khỏe cho trẻ. Không nên dạy trước nội dung
môn học ở lớp 1 cho trẻ vì vừa không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi,
vừa trái với những nguyên tắc sư phạm và thậm chí còn gây ra khó khăn trở ngại
cho việc giảng dạy của giáo viên tiểu học.