Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của phân bón cho vườn nuôi hom đến khả năng giâm cành của một số giống chè doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.23 KB, 7 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN CHO VƯỜN NUÔI HOM ĐẾN
KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ
Đặng Văn Thư
1
Summary
Research on apply additional manures for the mother Tea garden
influencing to grow up of young plants by cutting
To produce new tea plants of varieties named 1A, Shan Chat Tien, Kim Tuyen from cuttings: Each
cutting should be a 3-5 cm length of stem with one healthy leaf (free of insects and diseases), cuttings
should be taken and planting in the nursery. The experiment results in nersery and Tea mother garden
of NOMAFSI have showed that additional manures and fertilizer to be applied on each tea mother plant
with dosage and ratio as follows: (manufacturing process: 20 grams urea + 20 grams super phosphate
+ 15 grams kalium sulphate) + (8 kg mucks + 15 grams urea + 20 grams super phosphate + 15 grams
kalium sulphate) gives the highest effeciency to grow up Tea nurseling of 1A variety.
Keywords: Tea varieties, manure for mother plants, nursery.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay với cây chè, giâm cành là biện
pháp nhân giống có tính khả thi nhất bởi
tính ưu việt của nó. Kỹ thuật giâm cành chè
đã được Viện Nghiên cứu Chè (nay là Viện
Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền
núi phía Bắc) nghiên cứu và phổ biến ra sản
xuất theo quy trình từ những năm 1970.
Tuy nhiên hiện nay khi áp dụng quy trình
để nhân giống bằng giâm hom cho một số
giống chè mới cho tỷ lệ xuất vườn không
cao, do mỗi giống có những đặc điểm khác
nhau. Những kết quả nghiên cứu trước đây
đã chỉ rõ trạng thái cây mẹ và kỹ thuật giâm
hom có ý nghĩa quyết định đến kết quả
giâm cành nhất là đối với một số giống chè


khó giâm cành. Những hom chè được lấy từ
cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, chế độ
bón phân đầy đủ sẽ cho kết quả giâm tốt
hơn. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
cho vườn cây mẹ đến kết quả giâm cành đối
với một số giống chè.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.Vật liệu
Giống chè 1A được chọn lọc từ quần thể
Manipua (chè Ấn Độ). Đây là giống có năng
suất khá, nguyên liệu có thể chế biến ra các
mặt hàng chè chất lượng cao, là giống được
phép khu vực hoá năm 1985. Giống chè Kim
Tuyên nhập nội từ Đài Loan, là giống cho
năng suất khá, nguyên liệu có thể chế biến
các loại chè cao cấp như chè Ôlong, được
công nhận là giống tạm thời năm 2003.
Giống chè Shan Chất Tiền được chọn lọc từ
quần thể chè Shan, đây là giống có năng suất
cao, nguyên liệu có thể chế biến chè đen
chất lượng cao, được công nhận là giống tạm
thời năm 2006.
2. ội dung và phương pháp
Thí nghiệm gồm 4 công thức: Công
thức 1-Bón theo quy trình: 20 g đạm urê +
20 g supe lân + 10 g kali sunphát; công
thức 2-Bón theo quy trình + 15 g urê + 20 g
1
ThS., Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chè.

supe lân + 15 g kali sunphát; công thức
3-Bón theo quy trình + 8 kg phân chuồng;
công thức 4-Bón theo quy trình + 8 kg
phân chuồng + 15 g urê + 20 g supe lân +
15 g kali sunphát (lượng bón trên tính cho
1 gốc cây mẹ).
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu
nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện
tích mỗi ô thí nghiệm 45 m
2
. Sau đó cắt
hom giâm tại vườn ươm của Viện
KHKTNLN miền núi phía Bắc, diện tích ô
thí nghiệm 1 m
2
. Kỹ thuật chăm sóc vườn
nuôi hom; kỹ thuật xây dựng và chế độ
chăm sóc vườn ươm theo quy trình. Đo
đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
của cành giâm theo các phương pháp thông
dụng về chè. Số liệu là kết quả trung bình
của 2 năm nghiên cứu 2006-2007. Xử lý kết
quả trên máy tính bằng IRRISTAT 4.0
trong Windows.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng phân bón cho vườn cây mẹ
đến hom chè giống
Kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc quan
trọng nhất là chế độ phân bón và phòng trừ
sâu bệnh trong quá trình nuôi hom giống.

Vườn giống gốc để lấy hom cần được chăm
sóc chu đáo, luôn sạch cỏ, sạch sâu bệnh.
Hàng năm bón cân đối N:P:K, liều lượng,
thời kỳ và phương pháp bón phân khoáng
tương tự như nương chè hái búp.
Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón đến sản lượng hom chè giống
Đơn vị tính: Triệu hom/ha
Giống

Công thức
*
1A Kim Tuyên Shan Chất Tiền
1. Quy trình (20 g đạm ur
ê + 20 g supe lân + 10 g
kali sunphát)
1,46 1,87 1,16
2. Quy trình + (15 g urê + 20 g supe lân + 15 g kali
sunphát)
1,53 1,95 1,28
3. Quy trình + 8 kg phân chuồng 1,55 2,05 1,31
4. Quy trình + (8 kg phân chuồng + 15 g ur
ê + 20 g
supe lân + 15 g kali sunphát)
1,56 2,12 1,37
* Lượng bón trên tính cho 1 gốc cây mẹ
Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón cho vườn cây mẹ đến chất lượng hom giống
Giống

Loại hom (%)
Công thức

1A Kim Tuyên Shan Chất Tiền
A B A B A B
1. Quy trình (20 g urê + 20 g supe lân + 10 g
kali sunphát)
43,35 56,65 59,50 40,50 46,85 53,15
2.
Quy trình + (15 g urê + 20 g supe lân + 15 g
kali sunphát)
51,20 48,80 61,25 39,75 52,50 47,50
3. Quy trình + 8 kg phân chuồng 52,50 47,50 60,05 39,95 53,08 46,92
4. Quy trình + (8 kg phân chuồng + 15 g urê +
20 g supe lân + 15 g kali sunphát)
56,55 44,45 63,45 36,55 55,50 44,50

Để chuNn bị nuôi hom giống cho năm
sau, cuối năm trước khi để hom bón phân
chuồng hoai mục. Lượng phân khoáng bón
trong năm để hom cao hơn chè kinh doanh,
trước khi để hom 15-20 ngày cần bón đợt
phân khoáng cân đối bổ sung, tuỳ theo cấp
năng suất nương chè để tính toán lượng
phân bón bổ sung cho hợp lý đảm bảo cung
cấp đủ dinh dưỡng nuôi hom giống.
Kết quả bảng 1 cho thấy: công thức 2
chỉ bón bổ sung phân khoáng, số lượng
hom giống tăng không nhiều so với quy
trình ở cả 3 giống nghiên cứu. Công thức
3 bón bổ sung 8 kg phân chuồng/gốc làm
tăng số lượng hom hơn hẳn công thức chỉ
bổ sung phân khoáng. Công thức 4 bón

bổ sung cả phân chuồng và phân khoáng
đã làm tăng đáng kể số lượng hom ở cả 3
giống nghiên cứu, tăng mạnh nhất ở
giống Kim Tuyên đạt 2,12 triệu hom/ha.
Trong điều kiện bón phân theo quy
trình, tỷ lệ hom loại A của giống chè 1A
thấp nhất chỉ đạt 43,45%, giống Kim
Tuyên cao nhất đạt 59,50%. Số liệu
bảng 2 chứng tỏ bón bổ sung phân
khoáng hoặc phân chuồng (công thức 2,
3) đều làm tăng đáng kể tỷ lệ hom loại
A ở giống chè 1A và Shan Chất Tiền,
đối với giống Kim Tuyên không làm
thay đổi đáng kể. Kết hợp bón bổ sung
phân chuồng và phân khoáng [công thức
4: Quy trình + (8 kg phân chuồng + 15 g
urê + 20 g supe lân + 15 g kali sunphát)]
đã làm tăng tỷ lệ hom loại A so với đối
chứng cao nhất ở giống chè 1A đạt
56,55%, tiếp đến là giống Shan Chất
Tiền đạt 55,50%.
2. Tỷ lệ ra rễ và bật mầm của cành giâm
Tỷ lệ ra rễ và bật mầm của cành giâm
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của
giống, vào trạng thái của cây mẹ vì vậy khi
cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt sẽ có tỷ lệ
ra rễ và bật mầm cao hơn.
Bảng 3. Ảnh hưởng của bón phân cho vườn cây mẹ đến
tỷ lệ ra rễ và bật mầm của cành giâm
Th

ời gian,
giống

Công thức
Tỷ lệ ra rễ sau cắm hom 120 ngày
(%)
Tỷ lệ bật mầm sau cắm hom 120 ngày
(%)
1A Shan Chất Tiền

Kim Tuyên

1A Shan Chất Tiền Kim Tuyên

CT1 72,23 80,08 85,04 68,35 78,50 84,73
CT2 80,76 88,32 89,45 79,17 88,03 88,54
CT3 85,84 91,76 94,67 81,56 90,56 94,36
CT4 90,77 95,07 95,58 88,10 94,73 95,50
CV (%) 1,6 3,7 1,3 2,9 2,7 1,4
LSD (0,05)

2,47 6,07 2,15 4,29 4,48 2,35

Trong thí nghiệm giống chè 1A có khả
năng ra rễ thấp nhất. Hai giống Shan Chất
Tiền và Kim Tuyên có tỷ lệ ra rễ cao hơn
và tuỳ thuộc vào công thức bón khác nhau
mà tỷ lệ ra rễ khác nhau. Khi bón bổ sung
phân bón cho cây mẹ đã góp phần làm cho
rễ hình thành, phát triển nhanh hơn và tỷ lệ

ra rễ cũng cao hơn. Với giống chè 1A tỷ lệ
ra rễ ở các công thức chênh lệch nhau khá
lớn, công thức 4 (bón bổ sung phân vô cơ
và phân hữu cơ) có tỷ lệ ra rễ lớn nhất đạt
90,77%; trong khi đó ở công thức 1 (bón
theo quy trình) tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 72,23%.
Với hai giống Shan Chất Tiền và giống
Kim Tuyên sự chênh lệch về tỷ lệ ra rễ
giữa các công thức ít hơn. Các công thức
bón phân vô cơ cho cây mẹ khi giâm sẽ có
tỷ lệ ra rễ thấp hơn các công thức bón phân
hữu cơ. Công thức bón kết hợp cả hai loại
phân có tỷ lệ ra rễ cao nhất.
Theo dõi tỷ lệ bật mầm thấy rằng, công
thức có tỷ lệ bật mầm cao nhất là công thức
4 (giống Kim Tuyên 95,5%, giống 1A đạt
88,1%). Công thức có tỷ lệ bật mầm thấp
nhất là công thức 1 (giống Kim Tuyên
84,73%, giống 1A là 68,36%). Như vậy bón
bổ sung phân bón cho cây mẹ khi nuôi hom
đã làm cho cành giâm bật mầm nhanh hơn
và tỷ lệ bật mầm cao hơn đặc biệt là bón kết
hợp cả phân chuồng, phân vô cơ như ở
công thức 4.
3. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ
đến cành giâm
Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao
cây và đường kính gốc của cành giâm trước
khi xuất vườn 20 ngày chúng tôi thu được
kết quả ở bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón cho cây mẹ đến sinh trưởng của cành giâm
Chỉ tiêu

Công thức
Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm)
1A
Shan Chất
Tiền
Kim Tuyên 1A
Shan Chất
Tiền
Kim Tuyên
CT1 24,50 28,56 26,13 0,28 0,38 0,26
CT2 24,53 29,15 26,58 0,30 0,40 0,27
CT3 25,15 31,77 27,00 0,34 0,42 0,28
CT4 26,50 33,05 28,25 0,37 0,47 0,28
CV (%) 4,9 3,6 5,2 1,7 3,8 2,1
LSD (0,05)

0,29 0,28 0,26 0,14 0,36 0,19

Trong 3 giống thí nghiệm chúng tôi
thấy chiều cao cây lớn nhất là giống Shan
Chất Tiền (công thức 4 đạt 33,05 cm), thấp
nhất ở giống 1A (công thức 4 đạt 26,5 cm).
các giống thí nghiệm đều tuân theo quy
luật chiều cao cây tăng dần từ công thức 1
đến công thức 4. Giống 1A và Kim Tuyên
là hai giống có chiều cao ở các công thức
sai khác nhau không nhiều. Điều đó

chứng tỏ khi bón bổ sung dinh dưỡng cho
cây mẹ tuy có làm tăng chiều cao cây
nhưng mức độ tăng không nhiều mà có lẽ
chủ yếu tăng chất lượng cây giống (cây
sinh trưởng phát triển cân đối hơn). Theo
dõi đường kính thân ở các giống và ở các
công thức khác nhau cũng có kết quả
tương tự, đường kính thân tăng dần từ
công thức 1 đến công thức 4.
Bảng 5. Ảnh hưởng của bón phân cho vườn cây mẹ đến sinh sinh khối của cành giâm
Chỉ tiêu, giống

Công thức
Khối lượng thân lá (g/cây) Khối lượng rễ (g/cây)
1A
Shan
Chất Tiền
Kim Tuyên 1A
Shan Chất
Tiền
Kim Tuyên
CT1 3,95 4,83 4,73 2,38 3,25 3,30
CT2 4,65 5,42 5,16 2,63 3,58 3,45
CT3 4,57 5,18 5,04 2,95 3,95 3,71
CT4 4,83 5,30 5,28 3,44 4,27 3,95
CV (%) 1,7 3,8 2,0 1,3 1,0 3,4
LSD (0,05)

0,14 0,36 0,19 0,71 0,71 0,22


Ở các công thức bổ sung phân bón
cho cây mẹ khối lượng thân lá đều cao
hơn công thức bón theo quy trình. Sự
chênh lệch giữa các công thức bón bổ
sung là không nhiều và đặc biệt công thức
bón riêng rẽ phân vô cơ khối lượng thân
lá cao hơn bón riêng phân hữu cơ. Như
vậy bón phân vô cơ sẽ làm tăng sinh khối
nhanh hơn. Tuy nhiên ở công thức này khi
theo dõi khối lượng rễ lại không tăng cân
đối, vì vậy tỷ lệ thân lá so với khối lượng
rễ cao hơn ở các công thức bón khác.
Công thức có khối lượng thân lá cao nhất
là công thức 4.
Khối lượng rễ của cành giâm tăng dần
từ công thức 1 đến công thức 4 điều đó có
nghĩa là nếu bón bổ sung phân bón cho cây
mẹ thì khi giâm cành khối lượng rễ của
cành giâm sẽ tăng lên. Trong 2 loại phân
bón, phân hữu cơ có tác dụng tốt hơn phân
vô cơ. Nếu bón kết hợp hai loại phân này
cho cây mẹ khi giâm sẽ làm cho khối lượng
rễ của cành giâm tăng rõ rệt.
4. Ảnh hưởng của bón phân cho vườn cây mẹ đến tỷ lệ xuất vườn
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ xuất vườn (%)
Giống

Công thức
1A Shan Chất Tiền Kim Tuyên
1. Quy trình (20 g urê + 20 g supe lân + 10 g kali

sunphát)
51,32 68,43 72,15
2. Quy trình + (15 g urê + 20 g supe lân + 15 g kali
sunphát)
62,71 75,58 78,57
3. Quy trình + 8 kg phân chuồng 66,27 80,50 83, 45
4. Quy trình + (8 kg phân chuồng + 15 g urê + 20 g
supe lân + 15 g kali sunphát)
70,82 85,02 87,50
CV (%) 1,3 3,0 2,1
LSD (0,05)

1,54 4,28 3,19

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
6
Kết quả bảng 6 chứng tỏ bón bổ sung phân bón cho cây mẹ đã làm cho cành giâm
phát triển tốt hơn đặc biệt là bộ rễ vì vậy tỷ lệ xuất vườn cũng tăng rõ rệt. Theo dõi tỷ lệ
xuất vườn của các giống chúng tôi thấy: Giống có tỷ lệ xuất vườn thấp nhất là giống 1A
(ở các công thức đều thấp hơn các giống khác). Khi bón bổ sung phân bón cho cây mẹ đã
làm tăng tỷ lệ xuất vườn của cành giâm một cách rõ rệt (tăng từ 51,32% lên 70,82%).
Giống có tỷ lệ xuất vườn giao động ít hơn cả là giống Kim Tuyên. Với cả 3 giống chè thí
nghiệm thấy rằng, các công thức bón khác nhau tỷ lệ xuất vườn cũng khác nhau. Công
thức bón phân hữu cơ có tỷ lệ xuất vườn cao hơn. Công thức bón phân vô cơ và đặc biệt
tỷ lệ xuất vườn cao nhất là công thức 4 (bón kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ).
IV. KẾT LUẬN
1. Trong điều kiện chăm sóc vườn nuôi hom theo quy trình, giống chè 1A khi giâm
cành có tỷ lệ xuất vườn thấp nhất đạt 51,32%, bộ rễ phát triển kém. Tỷ lệ xuất vườn cao
nhất là giống Kim Tuyên đạt 72,15%.
2. Bón bổ sung phân bón cho cây mẹ sẽ tạo ra những hom chè khi giâm có tỷ lệ ra rễ,

bật mầm cao hơn, cây chè sinh trưởng phát triển tốt và tỷ lệ xuất vườn cao hơn bón phân
theo quy trình.
3. Bổ sung phân bón cho vườn cây mẹ như công thức 4: Quy trình + (bón 8 kg phân
chuồng + 15 g urê + 20 g supe lân + 15 g kali sunphát sẽ có hiệu quả nhất về số lượng,
chất lượng hom giống; sinh trưởng, sinh khối cây chè con; tỷ lệ xuất vườn đạt cao nhất
cho cả 3 giống chè 1A-Shan Chất Tiền-Kim Tuyên tương ứng là 70,82-85,02-87,50%.
4. Bón bổ sung cho cây mẹ phân hữu cơ sẽ có tác dụng tốt hơn đối với bón phân vô
cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đỗ gọc Quỹ, guyễn Văn iệm, 1980. Kỹ thuật giâm cành chè, NXB. Nông nghiệp,
Hà Nội.
2 guyễn Văn iệm, Chử Quốc Doanh, Lê Sỹ Thức, 1994. Hoàn thiện kỹ thuật nhân
giống chè 1A, Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về cây chè 1989-
1993. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3 Đỗ Văn gọc và cộng sự, 1994. Kết quả chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về cây chè
và phương hướng trong giai đoạn tới, Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ về cây chè 1989- 1993, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
4 Trần Văn Phm, Đỗ Văn gọc và cộng sự, 1979. Ảnh hưởng chất kích thích sinh
trưởng thuộc nhóm Auxin đến sự phát triển của cành giâm PH
1
, Báo cáo khoa học.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
5 guyễn Văn Tạo, 2004. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống vô tính giống chè
LDP1

và LDP2 bằng giâm hom để chuyển giao cho sản xuất, Báo cáo tổng kết khoa
học và kỹ thuật dự án sản xuất thử nghiệm, Phú Hộ, Phú Thọ.
6 B. C. Barbora, D. . Barua and B. Bera, 1996. Tea Breeding at Tocklai, Two and a
bud.

7 Collective authors. Descriptors for Tea, International plant Genetic Resources
Institute (IPGRI), Rome, Italy.
8 Wichremasinghe K. ., 1985. Effect of urea and ammonium sulphate on the
nitrification and the releace of potassium, magnesiumand calcium in acid tea soil, Sri
Lanka Journal, Tea Science.
gười phản biện: guyễn Văn Viết

×