Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Học thuyết của trường phái trọng nông và ý nghĩa đối với nền nông nghiệp việt nam trong thời kỳ hội nhập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.71 KB, 24 trang )

Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

Lời Mở Đầu
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội lồi người, nơng nghiệp ln ln giữ
một vai trị quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều
nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu. Bước vào thế kỷ XXI, với
những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… nông
nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trị quan trọng ấy. Trong thế kỷ XX,
nơng nghiêp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản
xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa nơng nghiệp, nhờ vậy
kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến.
Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu
thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và cơng nghệ, tồn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… nhận thức về
nông nghiệp, nông thôn và nơng dân đã có những sự thay đổi. Ở Việt Nam chúng
ta, một đất nước cịn nặng về nơng nghiệp, sau 20 năm đổi mới, bối cảnh kinh tế xã hội mới, quá trình đổi mới được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
và cho đến nay, nông nghiệp nông thôn vẫn là một trong những trọng tâm của đổi
mới.
Việt Nam hiện nay đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO,
do đó Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, vì vậy cách
nhìn đối với nhiệm vụ phát triển nơng nghiệp ở Việt Nam có nhiều thay đổi so với
trước.
Trường Phái trọng nơng là một nhóm những nhà kinh tế cho rằng nguồn gốc
của cải chủ yếu là từ nơng nghiệp, trường phái này đã có nhiều tiến bộ và cũng có
nhiều hạn chế, những quan điểm học thuyết của họ có những ý nghĩa nhất định đối
với nền kinh tế nước ta. Do vậy, trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến vấn đề:
“Học thuyết của trường phái trọng nông và ý nghĩa đối với nền nông nghiệp
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”
1




Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

Nội Dung
I.Khái qt về Chủ nghĩa trọng nơng
1. Q trình hình thành trường phái trọng nông
Cũng như Chủ nghĩa trọng thương, Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện trong
khuôn khổ thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhưng ở giai
đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn. Vào giữa thế kỷ XVIII, ở Tây Âu đã phát
triển theo con đường TBCN, và ở nước Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt
đầu. Ở nước Pháp, CNTB công trường thủ công đã bén rễ ăn sâu một cách vững
chắc. Điều đó địi hỏi xét lại cương lĩnh kinh tế và học thuyết của Chủ nghĩa trọng
thương là cấp thiết. Thời kỳ tích lũy ban đầu đã chấm dứt và việc dùng thương mại
để bóc lột các nước thuộc địa đã mất hết ý nghĩa đặc biệt của nó với tư cách là
nguồn làm giàu cho giai cấp tư sản.
Chủ nghĩa trọng nơng đã khái qt hóa những tiến bộ mới nhất trong nền
kinh tế của thế kỷ XVIII, xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa trọng
thương. Cuộc chiến tranh này diễn ra ở các nước, đặc biệt là ở Anh, ở Pháp cuộc
đấu tranh này mang khuynh hướng trọng nông. Điều này không phải ngẫu nhiên,
trong nửa đầu thế kỷ XVIII nước Pháp đã tiến rất nhanh đến cuộc cách mạng
chống lại chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ. Trong khi đó Chủ nghĩa trọng thương
Pháp lại gắn rất chặt lợi ích chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ phong kiến.
K.Marx nhận xét: Thượng tầng, tài chính, thương nghiệp, cơng nghiệp hay nói
đúng hơn bộ mặt lâu dài của xã hội hình như đang chế giễu sự đình đốn của ngành
sản xuất chính (nơng nghiệp) và sự đói khát của những người sản xuất.
Như vậy, việc phê phán Chủ nghĩa trọng thương gắn chặt với phê phán chế
độ phong kiến. Cuộc đấu tranh này biến thành một cuộc đấu tranh bảo vệ nông


2


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

nghiệp và dẫn đến việc tìm kiếm những nguồn gốc của cải quốc dân ở trong nơng
nghiệp. Vì vậy việc lý tưởng hóa nghề nơng là điều khơng tránh khỏi.
Nếu ở Anh, cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa trọng thương, tư tưởng kinh tế
đặt tất cả niềm tin, hy vọng của mình vào cơng nghiệp – cơng trường thủ cơng, thì
ở Pháp nền cơng nghiệp đã bị chính sách trọng thương của Kolbert làm mất uy tín.
Do đó tạo điều kiện cho tư tưởng trọng nông xuất hiện.
Những người theo Chủ nghĩa trọng nơng cho rằng, xã hội lồi người phát
triển theo những quy luật tự nhiên. Theo họ nguồn gốc duy nhất của cải là tự nhiên,
là nơng nghiệp vì nông nghiệp mang lại cho con người những kết quả của tự nhiên.
Do đó, có thể coi nội dung giai cấp của Chủ nghĩa trọng nơng là giải phóng kinh tế
nơng dân thốt khỏi quan hệ phong kiến để phát triển nông nghiệp theo kiểu
TBCN.
K.Marx coi những người trọng nông chủ nghĩa là những người bênh vực
CNTB, vạch rõ sự cần thiết phải chuyển sang kinh doanh theo lối TBCN. “CNTB
đang tự mở cho mình một con đường trong khn khổ xã hội phong khiến”.
2. Những đại biểu chủ yếu của Chủ nghĩa trọng nơng.
a, Francois Quesnay (1694-1774):
Ơng là người sáng lập ra trường phái trọng nông, con của chủ ruộng nhỏ, là
người có năng lực phi thường. Năm 1718 nhận được học vị phẫu thuật gia, năm
1749 trở thành quan ngự y ở trong điện Verseille và năm 1752 được phong tước vị
q tộc và từ đó ơng bắt đầu nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Năm 1757 ông trình
bày học thuyết của mình cho hầu tước Mirabeau, được ông này tin phục và lôi kéo

được một số người đi theo học thuyết của mình, tạo thành trường phái trọng nông.
Các tác phẩm của ông là: “Bàn về thương nghiệp” (1760); “Biểu kinh tế”
(1766); “Đối thoại về công nghiệp – nơng nghiệp” (1766); “Nhận xét về lợi ích của
Tiền” (1766); “Nhận xét về chế độ chuyên chế ở Trung Quốc” (1767).
3


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

K.Marx gọi Quesnay là cha đẻ của chính trị kinh tế học, vì ơng có vai trị đặc
biệt trong việc phát triển khoa học kinh tế. Quesnay có hai cơng lao lớn:
Công lao thứ nhất là đã đặt ra một cách khoa học vấn đề sản phẩm thuần túy
nhưng chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Quesnay cho rằng sản phẩm thuần
túy được tạo ra trong ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi theo kiểu trang
trại), nghĩa là ơng đã gắn việc tìm tịi sản phẩm thuần túy với lĩnh vực sản xuất
(khác với Chủ nghĩa trọng thương tìm trong lĩnh vực lưu thơng). Nhưng ơng lại
phạm sai lầm khi coi nông nghiệp là nguồn lợi duy nhất. Quesnay chủ trương phát
triển nông nghiệp theo kiểu đồn điền TBCN. Theo ơng. chỉ có nền kinh tế như thế
mới bảo đảm hao phí lao động ít nhất. K.Marx coi việc tăng tư bản dùng trong
nông nghiệp là hiện tượng tích cực, là chìa khóa đặc biệt để tăng thêm của cải xã
hội.
Công lao thứ hai của Quesnay là ông đã phân tích một cách khoa học việc
tái sản xuất trong “biểu kinh tế” nổi tiếng của ông. Về mặt lý luận ông đã tỏ ra
sáng suốt táo bạo và độc đáo. Ông đã mở ra một trang mới trong lịch sử tư tưởng
kinh tế.
b, Anne Robert Jaucques Turgot (1727-1781):
Ông là nhà kinh tế học, nhà chính trị lớn của Pháp trước cách mạng tư sản.
Năm


1761

làm

Trưởng

quan

hành

chính

của

Vua; năm 1774 trở thành tổng thanh tra tài chánh. Là nhà tư tưởng tiến bộ, ông gần
gũi với các nhà bách khoa và phái trọng nơng. Là người có một tầm mắt tư sản
xuất sắc nhất của chủ nghĩa trọng nông.
Tác phẩm nổi tiếng của ơng là “những suy nghĩ về sự hình thành và phân
phối của cải” (1766), trong tác phẩm này ông đã kế thừa và phát triển các luận
điểm chủ yếu của phái trọng nông.

4


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

So với những người trước, Ông đã nêu ra được nhiều điều mới mẻ. Ông là

người đầu tiên nêu ra khái niệm tư bản: Tư bản không phải chỉ là tiền tệ, mà là giá
trị của tiền tệ được tích lũy lại. Theo ông đất đai cũng là tư bản. Đồng thời ông
cũng là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản lưu động và tư bản cố định.
Turgot đã phát triển quan niệm đặc trung của phái trọng nơng về cơ cấu giai
cấp xã hội. Ơng chia xã hội thành 5 giai cấp: giai cấp công nhân nông nghiệp, giai
cấp nhà tư bản nông nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp nhà tư bản
công nghiệp và giai cấp sở hữu. Như vậy, so với Quesnay, Turgot đã thấy được
một giai cấp tư sản riêng biệt trong công nghiệp và nông nghiệp. Nhưng đồng thời
ông lẫn lộn hai nguyên tắc phân chia giai cấp: Dựa vào quan hệ đối với tư liệu sản
xuất và dựa vào ngành hoạt động sản xuất.
Lần đầu tiên, Turgot đã đề ra học thuyết về quy luật tiền công: Tiền lương
phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Ông đã chỉ ra một cách đúng đắn sự
bất hạnh của công nhân về kinh tế, sự cạnh tranh của họ và quyền của nhà tư bản
có thể lựa chọn sức lao động nào rẻ nhất trong số hiện có. Một vấn đề mới được
ông nêu lên là nguyên lý về sự bình qn hóa tỷ suất lợi nhuận trong các ngành
khác nhau. Ơng nói rằng những tư bản bằng nhau thì đem lại thu nhập bằng nhau,
khơng kể chúng đầu tư vào ngành nào.
Nhưng Turgot cũng đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Ông đưa ra kết luận sai
về “quy luật màu mỡ của đất đai ngày càng giảm”.
3. Những vấn đề chủ yếu của Chủ nghĩa trọng nông.
a. Quan điểm và phương pháp luận.
- Trường phái trọng nông cho rằng nguồn gốc của cải là từ trong nông
nghiệp, và chỉ có trong nơng nghiệp mới tạo ra của cải.
- Bn bán trao đổi chẳng qua là việc đổi giá trị này lấy giá trị khác, khơng
ai có lời.
5


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế


Nguyễn Thùy Linh

- Chỉ có lao động trong nơng nghiệp mới là lao động sản xuất. Các ngành
công nghiệp chỉ làm thay đổi hình thái sản phẩm mà nơng nghiệp đã tạo ra nên lao
động công nghiệp không phải là lao động sản xuất.
b.

b. Cương lĩnh kinh tế của Chủ nghĩa trọng nông.
Những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa trọng nông: Chỉ nhằm đưa được một

cương lĩnh kinh tế:
- Trong nội dung cương lĩnh, điểm quan trong nhất là: đề ra những biện pháp
phát triển nông nghiệp như: kiến nghị nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào lĩnh
vực nơng nghiệp: đầu tư vào nông thôn càng nhiều càng thu được nhiều lợi nhuận.
- Xác lập một cơ chế quản lý dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh.
- Mở rộng giao thông.
c. Học thuyết về trật tự tư nhiên.
Cơ sở lý luận chủ yếu của những người trọng nông chủ nghĩa là học thuyết
về trật tự tự nhiên. Họ dùng học thuyết đó để đi đến những kết luận kinh tế. Theo
Quesnay có hai loại quy luật tự nhiên: Quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự
nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế. Quy luật luân lý cũng tất
yếu như quy luật vật lý vậy. Họ kêu gọi nên tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự
nhiên, đó là một quyền chính đáng, tối cao và cơ bản. Đối lập với quyền tự nhiên là
quyền luật pháp đem lại. Những ước vọng của họ đã vấp phải thực tế phũ phàng,
nên họ đã sớm nhận thức được rằng quyền tự nhiên của tất cả mọi người đối với
mọi vật là một tư tưởng ngụy biện trống rỗng hay là một thứ trò chơi của trí tuệ.
Quesnay tuyên bố: “Trên thực tế cái quyền tự nhiên của mọi người quy lại chỉ là
cái phần mà họ chỉ có thể có được là lao động”, cịn cái quyền của con người đối
với mọi vật thì cũng hoàn toàn giống như cái quyền của con chim én đối với tất cả
những con ruồi nhỏ bay trong khơng khí vậy thơi.


6


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

Nội dung cơ bản của học thuyết về luật tự nhiên của Quesnay là: Thừa nhận
vai trò của tự do con người, coi đó là luật tự nhiên của con người, không thể thiếu
được. Chống lại chế độ phong kiến và xem nó là một chế độ khơng bình thường
dựa trên sự dốt nát và là một sai lầm của lịch sử. Chủ trương có sự tự do cạnh tranh
giữa những người sản xuất. Đưa ra khẩu hiệu “Tự do buôn bán, tự do hoạt động”.
Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ sở hữu.
d. Học thuyết về “sản phẩm ròng”.
Học thuyết này là điểm trung tâm của hệ thống lý luận CNTB và là biểu hiện
độc đáo của các tư tưởng kinh tế mà họ đã phát triển.
Những người trọng nông cho rằng sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong
nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, cịn cơng nghiệp thì
“chỉ có tiêu dùng chứ hồn tồn khơng có sản xuất”. Công nghiệp chẳng qua là chế
biến lại nguyên liệu của nông nghiệp. Trong công nghiệp người ta không tạo ra
chất mới, chỉ là sự kết hợp nhiều nguyên tố của các chất khác nhau đã tồn tại từ
trước. Trong nông nghiệp khơng có sự kết hợp mà chỉ có sự tăng thêm về chất, tạo
ra sản phẩm thuần túy mới.
Quesnay tun bố: “chỉ có của cải dân cư ở nơng thôn mới đẻ ra của cải
quốc gia”, “nông dân nghèo thì xứ sở nghèo”.
Như vậy, Chủ nghĩa trọng nơng đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần túy
theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản
phẩm thuần túy. Tuy nhiên nếu “gạn đục khơi trong”, chúng ta sẽ tìm thấy cái nhân
hợp lý trong học thuyết sản phẩm thuần túy của họ là ở chỗ họ đã coi sản phẩm

thuần túy là sản phẩm lao động của người công nhân làm thuê, bộ phận này đã biến
thành nguồn thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ. Nhưng cái nhân hợp lý đó đã
bị bọc kín dưới một lớp dày đặc những luận điểm rất lạ lùng và lắm lúc vô nghĩa.
Chẳng hạn họ coi của cải xã hội và khối vật chất vơ dụng là một, từ đó rút ra một

7


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

kết luận ngược đời cho rằng lao động công nghiệp là lao động khơng sinh sản, vì
nó chỉ mang lại ngun liệu những hình thức mới chứ khơng làm tăng thêm số
lượng thực thể? Thành thử họ đi đến một kết luận vô lý, người thợ sơn tràng tạo ra
nhiều của cải, cịn người thợ mộc làm nhà, đóng bàn ghế là những người khơng
sinh sản, thậm chí lao động của họ cịn có hại vì mất nhiều gỗ biến thành mạt cưa
và vỏ bào.
Phái trọng nơng đã giải thích của cải theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, theo
truyền thống thời Trung cổ và đã thụt lùi một bước so với Chủ nghĩa trọng thương
là phái đã nắm được bản chất của của cải trong xã hội và đã xem xét của cải theo
quan điểm giá trị. Phái trọng nông đã tầm thường hóa khái niệm của cải, khơng
thấy tính chất hai mặt của nó (hiện vật và giá trị). Ai cũng biết rằng việc làm tăng
thêm giá trị của vật phẩm thường kèm theo việc làm giảm khối lượng thực thể
chứa đựng trong các vật phẩm đó. Giá trị và khối lượng của vật phẩm có thể thay
đổi theo chiều hướng hoàn toàn trái ngược nhau.
Sai lầm của Chủ nghĩa trọng nông trong học thuyết sản phẩm thuần túy là có
lý do lịch sử. Chúng ta biết rằng, học thuyết sản phẩm thuần túy được đề ra trong
những năm 50 của thế kỷ XVIII, trước khi có những phát minh vĩ đại trong lĩnh
vực hóa học vào cuối thế kỷ XVIII, trước khi Lơmơnơxốp, Lavoisier tìm ra định

luật bảo tồn khối lượng.
4. Đánh giá khái quát trường phái trọng nông
a, Mặt tiến bộ.
Chủ nghĩa trọng nông chỉ tồn tại trong 20 năm, không dài nhưng đã để lại
dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế Pháp.
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu lý
luận kinh tế chính trị từ lĩnh vực lưu thơng sang lĩnh vực sản xuất, từ đó đánh đổ
triệt để chủ nghĩa trọng thương.
8


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

- Chủ nghĩa trọng nơng đã phân tích các hoạt động kinh doanh, sản xuất theo
kiểu tư bản chủ nghĩa dưới tầm nhìn tư sản, qua đó có những đóng góp quý giá, đặt
cơ sở cho việc nghiên cứu, bước đầu đề cập tới các hình thức vận động của tư bản,
phát hiện các quy luật của tiền công, của lợi nhuận bình quân, đặt cơ sở cho việc
nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội sau này.
b, Mặt hạn chế:
- Về mặt phương pháp luận, Chủ nghĩa trọng nông cũng mới chỉ dừng lại ở
hiện tượng bề ngoài, nhấn mạnh sản xuất và hầu như phủ nhận vai trò của lưu
thơng. Do đó, Chủ nghĩa trọng nơng chưa giải quyết được mối quan hệ giữa sản
xuất và lưu thông.
- Nhiều quan điểm lý luận cịn giản đơn, thơ thiển.
- Sai lầm lớn của trường phái trọng nông là đánh giá q cao vai trị của
nơng nghiệp, khơng nhìn nhận vai trị của các cơng trường thủ cơng trong lịng xã
hội phong kiến.
5.Ý nghĩa của trường phái trọng nông đối với nền kinh tế Việt Nam

Theo quan điểm của trường phái trọng nơng thì một nền kinh tế muốn phát
triển cần dựa vào nông nghiệp, cần phát triển nông nghiệp, nông nghiệp mang lại
của cải cho xã hội, phủ nhận vai trị của lưu thơng đối với sự phát triển nền kinh tế,
không coi công nghiệp là hoạt động sản xuất.
Nước ta đã có một thời gian dài vận dụng những sai lầm của trường phái
trọng nông, thời kỳ bao cấp, nước ta đã hạn chế lưu thông, ngăn sông cấm chợ.
Miền Bắc thì thiếu thóc gạo, miền Nam thì dư thừa nhưng không cho hai miền giao
thương với nhau, tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu gạo. Đồng thời đã kìm hãm
sự phát triển nền kinh tế của nước ta trong một thời gian dài.

9


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

Ngày nay, Việt Nam với thời kỳ hội nhập, mở cửa thị trường tiếp nhận
những vận hội mới thì khơng thể vận dụng quan điểm của trường phái trọng nông
một cách mù qng, khơng có sự nhận định đâu là tiến bộ, đâu là sai lầm được.
Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của trường phái trọng nông vào điều kiện
nước ta - một nước xuất phát từ nông nghiệp, số lao động hoạt động chủ yếu vẫn là
nông nghiệp - ta có thể thấy vấn đề cần đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam là cần
có sự phát triển bền vững không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, mà cả
trong nông nghiệp. Tức là cần quan tâm đúng mức đến lĩnh vực nông nghiệp:
Thứ nhất là cần tiến hành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng
thơn, song hành cùng với việc phát triển công nghiệp - dịch vụ.
Thứ hai là phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong
nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Thứ ba là nhà nước cần có chính sách quan tâm đối với nơng nghiệp, nông

thôn và nông dân.

II.Thực trạng nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập
Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 5 đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/T.Ư này 18-32002 về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ
2001-2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa thiết bị, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp; thực hiện cơ khí hóa,
điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng các thành tựu mới về khoa học, công nghệ,
nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp Việt Nam.
Tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; tổ chức lại sản xuất
10


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; quy hoạch phát triển đồng bộ và đẩy mạnh
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; ưu tiên giải quyết việc làm
chuyển dần lao động nông nghiệp sang làm cơng nghiệp và dịch vụ; phát triển tồn
diện đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng nơng thơn mới văn minh, dân chủ,
đồn kết, lành mạnh và hiện đại.
1. Những thành tựu đã đạt được
1 - Cơ cấu nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn đã có bước chuyển dịch tích
cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nơng sản hàng hóa có nhu cầu thị
trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia,
tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang ni trồng

thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn
tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản
lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn
một triệu tấn, vượt mục tiêu do Ðại hội lần thứ IX của Ðảng đề ra trước ba năm.
Hằng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo.
Sản xuất cây cơng nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu
thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản
xuất hàng hóa tập trung gắn với cơng nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản
lượng cây cơng nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%,
sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; điều
diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng
tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bơng vải diện tích tăng 42,5%, sản
lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các loại
cây cơng nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu.
Chăn nuôi phát triển với tốc độ khá cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về trứng,
11


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

thịt trong nước đang tăng nhanh, giá trị chăn nuôi tăng bình qn 10%/năm; tỷ
trọng giá trị chăn ni trong nơng nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là
bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng
thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần.
Rừng tự nhiên được bảo vệ và khôi phục tốt hơn, trồng rừng kinh tế bước
đầu có chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả, độ che phủ của rừng tăng
từ 35% lên 36,7%.

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nơng thơn có bước
phát triển tích cực. Giá trị sản xuất cơng nghiệp chế biến nơng, lâm, thủy sản tăng
trưởng bình qn 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ cơng nghiệp và ngành nghề nơng
thơn có bước phát triển nhanh 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng
1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10
triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ).
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức
cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng
1,5 lần so với năm 2000, trong đó nơng, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6
lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, càphê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh,
đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả
nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao
động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông
đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp
12


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu.
2 - Trình độ khoa học, cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp, thủy sản từng
bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương
thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản.

Chương trình giống cây trồng, giống vật ni bước đầu đã đạt kết quả quan trọng
vào việc nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90%
diện tích lúa, 80% diện tích ngơ, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng
mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào
sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy
sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Nhiều khâu trong sản xuất nơng nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa,
xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng
công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng
thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho cơng nghệ nuôi trồng
tiên tiến.
3 - Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Năm năm qua đã
xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất hàng hóa quy mơ lớn và bước đầu khắc
phục được một số yếu kém của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cả nước hiện
có 72 nghìn trang trại, tăng bình qn 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần
đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp
tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện
có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nơng thơn (9.255 HTX nơng nghiệp, hơn 500 HTX
thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so
với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu
kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%.
13


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được sắp xếp, đổi mới, thực hiện cổ phần
hóa và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn; các nông, lâm trường quốc doanh

đang được sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết số 28/NQ-T.Ư ngày 16-6-2003
của Bộ Chính trị. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanh
nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nơng thơn, bình qn một doanh
nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển
kinh tế nông thôn.
4 - Nông thơn có bước phát triển khá nhanh, cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu
tư, đời sống nhân dân được cải thiện, xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật,
giáo dục, y tế, văn hóa có chuyển biến tích cực.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển khá nhanh. Nhiều cơng trình
thủy lợi đã hồn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng
vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố.
Ðến nay đã có 98% số xã có đường ơ-tơ tới khu trung tâm, hơn 90% số xã có điện,
gần 88% số hộ dân nơng thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở khu vực
nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người
dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần
giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nơng sản cho nông dân.
Thành tựu nổi bật là công tác xóa đói, giảm nghèo, bình qn mỗi năm giảm
3% tỷ lệ hộ đói nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nơng thơn giảm từ 19% năm 2000
xuống cịn 11% năm 2004. Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải
thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển, bảo
đảm mơi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được
phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên.

14


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh


2. Những vấn đề tồn tại,cần tập trung sức giải quyết.
Bên cạnh những thành tựu đạt được rất quan trọng nêu trên, chúng ta cũng
nghiêm túc nhìn nhận rằng, trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là
việc tham gia Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và u cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nơng nghiệp, nơng thơn nước ta đang cịn một
số tồn tại, khó khăn và nhiều vấn đề đang đặt ra rất bức xúc cần tập trung sức giải
quyết, đó là:
1 - Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển
dịch chậm, chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển còn
chậm và chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế nông thôn vẫn nặng về nông
nghiệp (chiếm 65%), trong nông nghiệp nặng về trồng trọt (chiếm 78%) cây lúa
vẫn đóng vai trị chủ yếu trong cơ cấu cây trồng; tỷ trọng giá trị chăn nuôi chỉ
chiếm 23%; giá trị thu được trên 1 ha đất nơng nghiệp cịn thấp so với tiềm năng
và so với nhiều nước trong khu vực. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
ở nhiều nơi cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, nên kém hiệu quả và chưa bền
vững. Chất lượng quy hoạch nhiều nơi còn thấp, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với
yêu cầu thị trường và tiến bộ khoa học, cơng nghệ; quản lý, thực hiện quy hoạch
cịn nhiều bất cập. Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là
thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp: 58,7%, năm 2001 là: 63,5%). Mục
tiêu giảm lao động nơng nghiệp cịn 50% vào năm 2010 vẫn là một thách thức lớn.
2 - Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nơng sản phẩm
cịn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nơng
nghiệp cịn chậm. Trong một số cây trồng, vật ni chưa có đột phá cơng nghệ để
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất, chất lượng một số nơng sản cịn
thấp, khả năng cạnh tranh kém như: chè, mía, đường, rau quả, sản phẩm chăn nuôi.
Hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp chậm được sắp xếp lại; chưa có cơ chế
15



Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

gắn kết nghiên cứu khoa học với chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, gắn kết giữa
nhà khoa học với doanh nghiệp và nơng dân. Chậm hình thành hệ thống kiểm sốt
chất lượng nơng sản và vật tư nơng nghiệp. Tình trạng dư lượng hóa chất thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông sản, thủy sản đang là vấn đề lớn phải có
biện pháp khẩn trương khắc phục. Cơ sở cơng nghiệp chế biến cịn nhỏ bé về quy
mơ, lạc hậu về cơng nghệ (vẫn cịn 52,8% số doanh nghiệp có cơng nghệ lạc hậu),
đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt
chẽ với vùng nguyên liệu.
3 - Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế
còn chậm. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Việc sắp xếp, đổi
mới các nơng, lâm trường quốc doanh cịn chậm. Kinh tế tập thể, mà chủ yếu là các
hợp tác xã chưa có chuyển biến rõ nét, chưa thốt khỏi tình trạng yếu kém. Doanh
nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé, chủ yếu là dịch vụ (chỉ có
5% liên quan đến sản xuất) và chỉ phát triển mạnh ở ven đơ thị, hoặc nơi có kết cấu
hạ tầng tương đối phát triển.
4 - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn, nhiều nơi cịn nhiều
yếu kém. Hệ thống thủy lợi một số nơi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt
gay gắt. Nhiều cơng trình đầu tư khơng đồng bộ, quản lý kém nên xuống cấp, mới
phát huy được 70% công suất thiết kế. Chất lượng đường giao thông nơng thơn cịn
thấp, thiếu đường tới thơn bản, nhất là vùng núi. Việc giải quyết đủ điện cho sinh
hoạt và phục vụ sản xuất nơng nghiệp ở nhiều vùng cịn khó khăn; giá bán điện ở
nơng thơn cịn cao. Vấn đề cấp nước sạch vẫn chậm được giải quyết, nhất là đối
với miền núi và đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống chợ đã được cải thiện đáng

16


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

kể, nhưng phân bố khơng đều; vệ sinh an tồn thực phẩm chưa bảo đảm, văn minh
thương mại còn xa lạ đối với hầu hết chợ nơng thơn. Hiện cịn 293 xã của 18 tỉnh
chưa có điện thoại đến trung tâm, hầu hết là những xã đặc biệt khó khăn.
5 - Ðời sống vật chất và tinh thần của dân cư nơng thơn ở nhiều vùng cịn
khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động dư thừa nhiều. Thu nhập bình
qn của dân cư nơng thơn tăng chậm, hơn 90% hộ nghèo của cả nước tập trung ở
khu vực nông thôn, chất lượng ăn, ở, khám, chữa bệnh của nông dân vùng sâu,
vùng xa vẫn còn thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, số nhà tạm cần được
cải thiện còn nhiều, tỷ lệ học sinh các bậc học cao cịn thấp. Tỷ lệ lao động nơng
thơn qua đào tạo mới chiếm khoảng 12% (bằng 1/2 của cả nước), số lao động được
đào tạo ít trở về nơng thôn.
Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, khu đô thị nhưng chưa kết hợp chặt với
giải quyết việc làm, đào tạo và chuyển đổi nghề cho người dân có đất bị thu hồi
cho mục đích này, đã làm tăng thêm tình trạng bức xúc về việc làm, thu nhập và
đời sống ở nhiều vùng nông thôn. Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành
thị ngày càng gia tăng. Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước
là 26-27%, riêng ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60%
(vùng Tây Bắc).
Ðời sống văn hóa chậm được cải thiện, tệ nạn xã hội và tình trạng ơ nhiễm mơi
trường ở nhiều vùng nơng thơn có chiều hướng gia tăng. Ðặc biệt là tội phạm lừa
gạt, buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và tệ nạn ma túy ngày càng diễn biến phức tạp.
Do đời sống khó khăn và kém hiểu biết, việc lấy chồng nước ngồi của một bộ
phận khơng nhỏ chị em phụ nữ ở Nam Bộ đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội rất

phức tạp.

17


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

III. Giải Pháp
1 - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả
kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; xây dựng
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất,
bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Tiếp tục rà
soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy
lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc,
tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực
quốc gia.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, các địa phương cần rà soát,
bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi,
điện, trường học, trạm y tế, chợ, bưu chính - viễn thông, cụm đô thị ở nông thôn,...)
phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất của địa phương để có sự quản lý thống nhất, đồng bộ trên địa bàn.
Khẩn trương hình thành trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp (thị trường, giá cả,
thành lập doanh nghiệp nơng nghiệp, xúc tiến thương mại,...). Rà sốt bổ sung quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở
nông thôn, cụm công nghiệp và làng nghề nông thôn. Khẩn trương hồn thành đề
án quy hoạch nơng thơn phù hợp q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng

nghiệp, nơng thơn và giữ được nét đặc thù của nông thôn Việt Nam.
2 - Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị
trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân.
Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 80/2002/QÐ-TTg ngày
6-12-2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản
18


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

thông qua hợp đồng, trên cơ sở đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhất
là cơ sở pháp lý để thực hiện cam kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa người sản
xuất với doanh nghiệp. Chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội ngành hàng
triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm đã được phê
duyệt. Nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho sản xuất lương thực.
3 - Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật
nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh
công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp cơng nghệ cao; nâng cao khả
năng phịng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Ðổi mới cơ
chế quản lý khoa học (quản lý tài chính, nhân lực) trong lĩnh vực nông nghiệp
nhằm tăng cường gắn kết giữa các đơn vị nghiên cứu với hệ thống khuyến nông
nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học cơng nghệ. Ưu tiên
bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học để triển khai các chương trình, đề tài nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Chuyển giao nhanh các loại giống tốt về cây
trồng, vật nuôi, tập trung vào các loại cây trồng, vật ni có lợi thế, có thị trường;
tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi. Tăng

cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y (bao gồm
thủy sản), bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
4 - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác
xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nơng, lâm thủy sản. Có chính
sách đặc biệt để khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất cơng
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo mọi điều
kiện thuận lợi để phát triển mạnh và có hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
Chú trọng củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trước hết, tổ chức chỉ
19


Tiểu luận lịch sử học thuyết kinh tế

Nguyễn Thùy Linh

đạo triển khai có kết quả Luật Hợp tác xã năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn
Luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Khẩn trương
hoàn thành việc sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các nông, lâm
trường quốc doanh. Cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước
sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, gắn lợi ích người sản xuất nguyên liệu với cơ
sở chế biến.
5 - Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn để
tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên
nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và
nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập,
kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt
bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Tiếp tục đầu tư phát triển giao
thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ơ-tơ tới khu trung tâm, từng bước
phát triển đường ô-tô tới thôn bản; bảo đảm hơn 90% số dân cư nơng thơn có điện
sinh hoạt; hơn 75% số dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.

6 - Rà soát bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư...
nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện việc hình thành các khu và cụm công nghiệp, cụm
làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh
dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn ngun liệu từ nơng, lâm thủy sản. Sớm
có phương án rà sốt, đánh giá thực trạng ơ nhiễm môi trường hiện nay, nhất là ô
nhiễm nguồn nước để có kế hoạch khắc phục, đồng thời có biện pháp kiểm sốt
phịng, chống ơ nhiễm mơi trường tại các cụm cơng nghiệp, cụm làng nghề và các
đơ thị mới hình thành ở nông thôn.
7 - Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao
động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nơng dân
có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu cơng nghiệp, khu đô thị,
20



×