G7. Bài tập về thực vật
Câu 1: Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ?
A. Số lượng các loài.
B. Số lượng các cá thể trong mỗi lồi.
C. Mơi trường sống của mỗi lồi.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Trả lời:
Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở số lượng các lồi, số lượng các cá thể
trong mỗi lồi và mơi trường sống
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Ở Việt Nam đã phát hiện bao nhiêu loài thực vật:
A. Khoảng 12 000 loài
B. Khoảng 13 000 loài
C. Khoảng 14 000 loài
D. Khoảng 15 000 loài
Trả lời:
Số lượng loài: trên thế giới có khoảng 400000 lồi thực vật đã được phát hiện,
trong đó Việt Nam có gần 12 000 lồi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng về môi trường sống của thực vật
A. Chỉ sống trên cạn
B. Chỉ sống dưới nước
C. Đa dạng, ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
D. Chỉ sống ở vùng Nhiệt đới
Trả lời:
Thực vật trên Trái Đất vô cùng đa dạng về mơi trường sống: Trên cạn (cây xồi,
cây vải...), dưới nước(cây sen, cây súng...), đới lạnh (cây lá kim,...), đới nóng (cây
xương rồng,...)…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất
A. Khí hậu ơn hịa, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều lồi thực vật
B. Có nhiều loại môi trường sống
C. Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất do khí hậu ơn hịa, có
nhiều loại mơi trường sống, biên độ nhiệt ngày đêm không lớn thuận lợi cho sự
phát triển của hầu hết các loài thực vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Giới thực vật được chia thành mấy nhóm chính
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Giới thực vật được chia thành 2 nhóm chính là thực vật khơng có mạch và thực vật
có mạch
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Thực vật có mạch được chia thành mấy nhóm chính
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Thực vật có mạch được chia thành hai nhóm chính là thực vật khơng hạt và thực
vật có hạt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đặc điểm nào khơng được dùng phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có mạch dẫn hoặc khơng có mạch dẫn.
B. Có hạt hoặc khơng có hạt.
C. Có hoa hoặc khơng có hoa.
D. Có rê hoặc khơng có rễ.
Trả lời:
Đặc điểm nào khơng được dùng phân loại các nhóm Thực vật là có rê hoặc khơng
có rễ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Thực vật có hạt được chia làm mấy nhóm ngành
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trả lời:
Thực vật có hạt được chia thành ngành hạt trần và ngành hạt kín
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đặc điểm giúp phân biệt hạt trần và hạt kín:
A. Đặc điểm mơi trường sống
B. Có mạch dẫn hay khơng
C. Vị trí hạt
D. Đặc điểm tế bào
Trả lời:
Đặc điểm giúp phân biệt hạt trần và hạt kín dựa vào vị trí của hạt (cây hạt trần có
hạt nằm lộ trên nỗn, cây hạt kín có hạt nằm trong quả
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Ghép nội dung cột A với nội dung cột B để được các đặc điểm phù hợp
với mỗi ngành trong giới Thực vật.
A. 1 – a; 2 – c; 3 – b; 4 – d.
B. 1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b.
C. 1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – d.
D. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
Trả lời:
1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – d là đáp án chính xác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Rêu là nhóm thực vật:
A. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, khơng có mạch dẫn.
B. Bậc cao, sống trên cạn,có mạch dẫn.
C. Bậc thấp , sống trên cạn đầu tiên, khơng có mạch dẫn.
D. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, có mạch dẫn.
Trả lời:
Rêu là nhóm thực vật bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, khơng có mạch dẫn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đại diện của nhóm Rêu là:
A. Dương xỉ
B. Cây vạn tuế
C. Rêu tường
D. Cây xương rồng
Trả lời:
Nhóm Rêu: cây rêu tường
Nhóm Dương xỉ: cây dương xỉ
Nhóm Hạt trần: cây vạn tuế, cây thơng
Nhóm Hạt kín: cây đào, cây xương rồng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Rêu sinh sản bằng:
A. Hạt
B. Bào tử
C. Hạt phấn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Rêu sinh sản bằng bào tử
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Bào tử của rêu nằm ở
A. Trong lá
B. Trong thân
C. Trong túi bào tử
D. Trong rễ giả
Trả lời:
Bào tử của rêu nằm ở trong túi bào tử ở trên đỉnh thân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Dương xỉ là nhóm thực vật
A. Có mạch, khơng hạt
B. Có mạch, có hạt
C. Khơng mạch, khơng hạt
D. Khơng mạch, khơng hạt
Trả lời:
Dương xỉ là đại diện của nhóm thực vật có mạch, khơng hạt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ
A. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, xương rồng
B. Cây dương xỉ, cỏ lau, lông culi, bèo tây
C. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo tây
D. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lơng culi, bèo ong
Trả lời:
Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ là cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi,
bèo ong
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Dương xỉ sinh sản bằng
A. Bào tử
B. Hoa
C. Hạt
D. Thân
Trả lời:
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Lá non của dương xỉ có gì đặc biệt
A. Màu sắc khác biệt
B. Cuộn lại
C. Giống lá trưởng thành
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Trả lời:
Lá non của dương xỉ thường cuộn lại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Thực vật ở cạn đầu tiên là
A. Tảo đa bào nguyên thủy.
B. Quyết trần.
C. Quyết cổ đại.
D. Dương xỉ cổ.
Trả lời:
Thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Đặc điểm của thực vật hạt trần là
A. Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân
B. Chưa có hoa và quả
C. Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên nỗn xếp liền nhau thành nón, có hai
loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái có kịch thước lớn hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Đặc điểm của thực vật hạt trần là :
Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân
Chưa có hoa và quả
Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên nỗn xếp liền nhau thành nón, có
hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái có kịch thước lớn hơn.
Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá. Hầu hết các cây hạt trần có lá hình
kim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Các cây hạt trần có đặc điểm nào:
A. Cây đa dạng: Thân cỏ, thân gỗ, thân leo, thân bị
B. Có mạch dẫn trong thân
C. Cơ quan sinh sản là hoa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Các cây hạt trần có đặc điểm là có mạch dẫn trong thân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Lá của hầu hết thực vật hạt trần:
A. Có hinh sao
B. Hình đa dạng
C. Hình bản to
D. Hình kim
Trả lời:
Hầu hết các cây hạt trần có lá hình kim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Đại diện của nhóm Hạt kín là:
A. Dương xỉ
B. Cây vạn tuế
C. Rêu tường
D. Cây xương rồng
Trả lời:
Nhóm Rêu: cây rêu tường
Nhóm Dương xỉ: cây dương xỉ
Nhóm Hạt trần: cây vạn tuế, cây thơng
Nhóm Hạt kín: cây đào, cây xương rồng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Đặc điểm nào là sai khi nói về nhóm Hạt kín?
A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc nơi có tuyết phủ.
B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi
C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.
D. Hạt được bao kín trong quả.
Trả lời:
Cơ quan sinh sản là hoa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín
là
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thơng, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Trả lời:
Nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây
lúa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà khơng có ở các nhóm
thực vật khác?
A. Sinh sản bằng hạt.
B. Có hoa và quả.
C. Thân có mạch dẫn.
D. Sống chủ yếu ở cạn.
Trả lời:
Đặc điểm chỉ có ở thực vật Hạt kín mà khơng có ở các nhóm thực vật khác là có
hoa và quả
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Cây có hoa cịn đựợc gọi là cây hạt kín vì:
A. Hạt được dấu kín trong quả
B. Hạt có bộ phận bảo vệ ở bên ngồi (vỏ hạt)
C. Quả có khi khơng tự mở nên khơng phát tán được hạt ra ngoài
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Cây có hoa cịn đựợc gọi là cây hạt kín vì hạt được dấu kín trong quả, hạt có bộ
phận bảo vệ ở bên ngồi (vỏ hạt), quả có khi không tự mở nên không phát tán được
hạt ra ngoài
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Thực vật hạt kín tiến hố hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm
B. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng
C. Có vai trị quan trọng đối với đời sống con người
D. Cung cấp mơi trường sống cho các lồi động vật
Trả lời:
Thực vật hạt kín tiến hố hơn cả vì có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu
tạo phức tạp, đa dạng
Đáp án cần chọn là: B
G8. Bài tập về thực vật (tiếp theo)
Câu 1: Đâu khơng phải vai trị của thực vật:
A. Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong khơng
khí
B. Hiện tượng thốt hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường
C. Làm ô nhiễm mơi trường
D. Thực vật góp phần chống xói mịn đất và bảo vệ nguồn nước
Trả lời:
Thực vật có vai trị:
+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong khơng
khí, điều hịa khí hậu
+ Hiện tượng thốt hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ mơi trường, điều
hịa khơng khí, giảm hiệu ứng nhà kính
+ Thực vât góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường
+ Thực vật góp phần chống xói mịn đất và bảo vệ nguồn nước.
Cây xanh có khả năng ngăn dòng nước chậm lại giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ
nguy hiểm của thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Thực vật góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường bằng cách
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Trả lời:
Thực vật góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường bằng cách giảm bụi và khí độc,
cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Chọn câu sai. Thực vật có vai trị nào dưới đây ?
A. Cung cấp phù sa cho đất.
B. Điều hồ khí hậu.
C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán.
D. Giữ đất, chống xói mịn.
Trả lời:
Thực vật khơng có vai trò cung cấp phù sa cho đất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Chọn câu sai. Thực vật giúp điều hịa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ?
A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dịng chảy.
B. Làm dịu mát mơi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.
C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ
q trình quang hợp.
D. Thực hiện q trình hơ hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide.
Trả lời:
Thực vật giúp điều hịa khí hậu nhờ thực hiện q trình hơ hấp ở cây, trao đổi khí
oxygen và carbon dioxide.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến
mức độ xói mịn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mịn càng cao. Thực
hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình
Dựa vào hình, em hãy dự đốn mực độ xói mịn của đất ở vùng A và B
A. Đất ở vùng A mức độ xói mịn cao hơn
B. Đất ở vùng B mức độ xói mịn cao hơn
C. Cả hai vùng có độ xói mịn như nhau
D. Khơng có đáp án chính xác
Trả lời:
Đất ở vùng B mức độ xói mịn cao hơn do thường xun chịu tác động mạnh của
sóng biển.
Điều khác biệt về đặc điểm hai vùng là hệ thống rừng cây ngập mặn giúp giảm
mức độ sóng đánh vào bờ, giảm mức độ xói mịn đất, Vùng đất A có hệ thống cây
ngập mặn nên mức độ xói mịn thấp hơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Chọn câu sai. Thực vật giúp hạn chế xói mịn thơng qua cơ chế nào ?
A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.
B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục,
ngấm từ từ vào lịng đất và hồ cùng mạch nước ngầm.
C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.
D. Tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển.
Trả lời:
Thực vật giúp hạn chế xói mịn thơng qua cơ chế tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi
đắp cho đất ven bờ biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dịng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi
có rừng với đồi trọc
A. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn
B. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn
C. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau
D. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau
Trả lời:
Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn so với nơi có rừng vì
cây trong rừng là vật cản làm giảm lượng chảy của nước mưa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Cho các thành phần sau
1. Tán lá
2. Rễ cây
3. Lớp thảm mục
4. Thân cây
Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa ?
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Trả lời:
Thành phần có khả năng làm cản trở dịng chảy của nước mưa là tán cây (cản trở
nước mưa từ trên xuống), rễ cây ( cản trở dòng nước ngầm), lớp thảm mục (cản trở
dòng nước chảy bề mặt), thân cây (cản trở dòng nước từ trên xuống và bề mặt)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đâu là vai trò của thực vật đối với con người
A. Làm cảnh
B. Làm thuốc
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Trả lời:
Một số vai trò của thực vật :
Làm cảnh
Làm thuốc
Cung cấp lương thực, thực phẩm
Cho bóng mát
Cung cấp oxygen
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?
A. Lá mồng tơi.
B. Lá nhãn.
C. Lá táo.
D. Lá xà cừ.
Trả lời:
Lá mồng tơi được sử dụng làm thức ăn cho con người
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Hình dưới đây, em liên tưởng đến vai trị gì của thực vật đối với con
người và dộng vật
A. Làm cảnh
B. Làm thuốc
C. Cung cấp oxygen
D. Làm thức ăn
Trả lời:
Thực vật là nguồn cung cấp oxygen cho con người và tất cả các loài động vật khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ?
A. Tràm.
B. Mồng tơi.
C. Lá ngón.
D. Chuối.
Trả lời:
Loại lá cây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn là lá tràm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?
A. Do tác động của bão từ.
B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.
C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người.
D. Việc trồng rừng chưa được phát triển mạnh.
Trả lời:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là do hoạt
động khai thác quá mức của con người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ
số lượng cá thể của lồi.
2. Cấm bn bán và xuất khẩu các lồi thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong
đó có thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Trả lời:
Các biện pháp giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để
bảo vệ số lượng cá thể của loài.
Cấm bn bán và xuất khẩu các lồi thực vật quý hiếm đặc biệt.
Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các lồi thực vật,
trong đó có thực vật quý hiếm.
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ
rừng.
Đáp án cần chọn là: D