Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Biện pháp giúp trẻ 19 – 24 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 14 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ BỈM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC MỌI
LÚC MỌI NƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường MN Phú Sơn

BỈM SƠN NĂM 2022


2
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là “Món ăn tinh thần” khơng thể thiếu được
đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng. Ngay từ khi trẻ
cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ đã được xoa dịu bằng những lời ru ngọt
ngào của bà, của mẹ, những câu hát ru êm dịu đã đưa trẻ vào những giấc ngủ
ngon, với những giấc mơ đẹp. Nó mang đến cho trẻ những giây phút thư giãn
thực sự thoải mái, cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên, quê hương, đất
nước, con người. Đồng thời âm nhạc còn giúp trẻ cảm nhận được tình yêu
thương con người, yêu quê hương đất nước mình. Khơng chỉ vậy, âm nhạc cịn
là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, phát triển trí tưởng
tượng… Âm nhạc cịn hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát


triển tồn diện. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm
vụ vô cùng cần thiết và quan trọng.
Trong chương trình giáo dục mầm non, âm nhạc là hoạt động được trẻ yêu
thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương
tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc không chỉ để thỏa mãn nhu cầu ca hát của trẻ mà
nó cịn làm cho đời sống tâm hồn của trẻ càng thêm phong phú. Thông qua các
điệu múa, bài hát gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm lành mạnh cao đẹp nhằm
giúp trẻ ln mạnh dạn, tự tin, qua đó giáo dục trẻ tình yêu với bạn bè, cô giáo
và mọi người xung quanh trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục
trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 19 - 24 tháng tuổi nói riêng; tơi đã tìm hiểu
một số phương pháp cho trẻ làm quen với âm nhạc một cách tự nhiên, tích cực,
tồn diện nhất mà khơng bị gị ép, phù hợp với nhận thức cũng như tâm sinh lý
của trẻ lứa tuổi mầm non theo hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đây
cũng chính là lí do mà tơi chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ 19 – 24 tháng tuổi
tích cực tham gia hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi"
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP:
1. Thực trạng của vấn đề trước khi sử dụng biện pháp.
1.1. Thuận lợi:
- Một số cháu có năng khiếu về cảm thụ và thể hiện các tác phẩm âm nhạc,
đó cũng là điều kiện thuận lợi để tôi đưa âm nhạc đến với trẻ.
- Lớp có tương đối đầy đủ các dụng cụ và đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt
động âm nhạc. Phòng học rộng thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đơng có
đầy đủ ánh sáng cho các cháu học hành và vui chơi.
- Trẻ lớp tôi phần lớn đều khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hứng thú tham gia vào
các hoạt động âm nhạc.
- Bản thân tơi có trình độ chun mơn vững, u nghề mến trẻ, chịu khó
học hỏi và trực tiếp giảng dạy chương trình mầm non cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi.
- Bản thân tôi thường xuyên tham gia các buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo

viên giỏi do trường tổ chức giúp tôi rút được nhiều kinh nghiệm.
- Có sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồng
nghiệp luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành tốt cơng việc của mình.


3
- Phần lớn phụ huynh ln nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, thực hiện
tốt nội quy của nhà trường.
1.2. Khó khăn.
- Ở trường mầm non nói chung và nhóm lớp tơi đang trực tiếp giảng dạy,
do các cháu mới bắt đầu đi học nên cịn khóc nhiều, chưa thích nghi với điều
kiện sinh hoạt của lớp nên cịn bỡ ngỡ.
- Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau. Trí nhớ của trẻ cịn
nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế
trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi hát các bài hát.
- Có trẻ cịn chưa biết nói, có trẻ chưa hát được rõ lời, chưa biết phối hợp các
bộ phận của cơ thể để thực hiện vận động.
- Các cháu có cùng độ tuổi song khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ
không đồng đều. Một số trẻ chưa chủ động tham gia vào các hoạt động, đặc biệt
là hoạt động giáo dục âm nhạc.
1.3. Kết quả khảo sát.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ của
lớp mình, kết quả như sau:
Tổng số trẻ được khảo sát: 10 cháu.
Nội dung khảo
sát
Trẻ biết hát và hát
đúng lời, rõ lời
bài hát.
Trẻ hứng thú

nghe nhạc, giai
điệu bài hát và
biết lắc lư theo
điệu nhạc
Trẻ biết chơi các
trò chơi bằng cách
nghe các âm thanh
to, nhỏ, mạnh yếu,
nhanh chậm…

Tổn
g số
trẻ

Đạt

Trung
bình
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ
trẻ
%
trẻ
%
trẻ lệ %
Tốt

Khá

Chưa đạt
Số

trẻ

Tỷ lệ
%

10

1

10%

3

30%

5

50%

1

10%

10

1

10%

4


40%

5

50%

0

0%

10

2

20%

3

30%

5

50%

0

0%

2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.1. Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng nghe hát thơng qua giờ đón, trả trẻ.
Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, đó là thời điểm trẻ mới bắt đầu
đến lớp, là lần đầu tiên trẻ phải rời xa vòng tay của bà, của mẹ, của người thân
để đến với một mơi trường hồn tồn mới. Vì thế đa số trẻ cịn nhút nhát, hay
quyến luyến bố mẹ, người thân khi trẻ đến lớp. Vì vậy khi đón trẻ tơi ln nhẹ
nhàng, âu yếm, dỗ dành trẻ, tơi ln tạo cho trẻ khơng khí vui vẻ để cho trẻ quên


4
đi nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, lúc này âm nhạc đã góp phần đem lại cho trẻ niềm
vui, thích được đến lớp. Tôi đã lựa chọn một số bài hát, mở cho trẻ nghe vào giờ
đón, trả trẻ để lôi cuốn trẻ như bài hát: “Em đi mẫu giáo”, “Vui đến trường”,
“Con chim hót trên cành cây”, “Lời chào buổi sáng”, ...tạo khơng khí vui vẻ,
phấn chấn để trẻ đến trường trong niềm hân hoan.
Ngồi ra, tơi cịn thường xuyên mở các bài hát trong chủ đề đang thực hiện
cho trẻ nghe để vừa tạo được sự mới mẻ cho trẻ vừa giúp trẻ nhớ giai điệu bài
hát, nhanh thuộc lời các bài hát đó.
Ví dụ: Tháng 10 thực hiện chủ đề “Bé và người thân trong gia đình”, tôi chọn
những bài hát như “Cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, ba ngọn nến lung linh, bố là
tất cả...” để mở cho trẻ nghe. Trong khi nghe hát, trẻ sẽ lắc lư theo giai điệu của bài
hát, tập hát theo. Từ đó giúp trẻ nhanh thuộc lời và nhớ giai điệu của bài hát.
Như vậy, thơng qua giờ đón, trả trẻ tôi đã giúp trẻ làm quen, củng cố các
bài hát trong và ngồi chương trình, qua đó giáo dục kỹ năng nghe hát cho trẻ.
Đặc biệt hơn khi nghe các bài hát, bản nhạc sẽ đem lại niềm vui, tạo khơng khí
phấn khởi cho trẻ khi trẻ đến trường, đến lớp.
2.2. Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc thơng qua các mơn học khác.
Để trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, tơi cịn lồng ghép, tích hợp âm
nhạc vào các môn học khác để trẻ được làm quen, củng cố, hứng thú tham gia
vào hoạt động âm nhạc.
* Giáo dục âm nhạc thông qua môn văn học.

Giáo dục âm nhạc thơng qua mơn văn học chính là phương pháp tích hợp,
nhằm giúp giờ học thêm nhẹ nhàng và sinh động hơn qua đó giúp trẻ thuộc các bài
hát đã học. Để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ
thoải mái trong giờ học thì việc tích hợp mơn giáo dục âm nhạc là rất cần thiết.
Ví dụ: Bài thơ “Ru em búp bê” của tác giả Vũ Thị Ngọc Minh. Chủ đề “Đồ
dùng, đồ chơi của bé”.
Trước khi dạy trẻ đọc thơ, tôi cho trẻ hát bài “Em búp bê”. Trẻ được bế em búp
bê, hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát. Sau khi trẻ hát xong, tơi giới thiệu bài thơ
“Ru em búp bê”. Từ đó giúp trẻ đọc thơ hứng thú và thuộc lời bài thơ nhanh hơn.

Hình 1: trẻ đang bế em búp bê hát bài “Em búp bê”


5
Ví dụ: Câu truyện “Thỏ con khơng vâng lời” chủ đề “Bé và người thân
trong gia đình”
Sau khi tơi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi kết hợp cho trẻ hát và vận động theo
nhạc bài “Trời nắng trời mưa”. Qua đó củng cố, giáo dục trẻ biết vâng lời người
lớn, không đi chơi la cà. Bằng cách kết hợp âm nhạc vào giờ kể chuyện như vậy,
tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.

Hình 2: trẻ đang vận động theo nhạc bài “Trời nắng, trời mưa”.
Việc lồng ghép tích hợp giáo dục âm nhạc vào trong làm quen tác phẩm
văn học giúp cho buổi học không bị nhàm chán, đồng thời làm cho buổi học
thêm sinh động, hấp dẫn. Qua bài hát giúp trẻ dễ dàng cảm thụ và khắc sâu hơn
nội dung bài thơ, câu chuyện.
* Giáo dục âm nhạc thông qua môn nhận biết.
Hoạt động nhận biết giúp trẻ được trau rồi kinh nghiệm, thêm hiểu biết về
cuộc sống xung quanh trẻ. Tôi đã sử dụng âm nhạc vào giờ học để trẻ hứng thú
hơn, tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng mà trẻ được học.

Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết “Xe máy, ô tô”, chủ đề “Bé đi bằng phương tiện
giao thơng gì?”
Sau khi cho trẻ quan sát, nhận biết ơ tơ, trị chuyện về cách ngồi xe ơ tơ an
tồn. Tơi tích hợp cho trẻ hát, vận động bài hát “Em tập lái ô tô” giúp củng cố,
khắc sâu kiến thức cho trẻ. Đồng thời trẻ được đóng vai bác lái xe, trẻ rất hứng
thú khi múa hát, mô phỏng lại động tác lái xe của bác lái xe ơ tơ. Từ đó giúp cho
giờ học thêm hấp hẫn, sinh động hơn.


6

Hình 3: trẻ hát, vận động bài hát “Em tập lái ơ tơ”
Ví dụ: Hay khi dạy trẻ nhận biết “Hoa hồng, hoa cúc”, chủ đề “Những
bông hoa đẹp”.
Trước khi nhận biết “hoa hồng, hoa cúc”, tôi tổ chức cho trẻ cùng hát múa
bài “mầu hoa”. Tôi sẽ hỏi trẻ: “Các con vừa múa hát bài hát gì? trong bài hát có
những mầu hoa gì? con biết có những lồi hoa nào? mầu gì?....”. Qua đó trẻ vừa
được múa hát vui vẻ trước khi vào học, vừa giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy vè
các lồi hoa và mầu sắc của chúng.
Qua mỗi tiết nhận biết được tích hợp âm nhạc vào trẻ rất thích và hứng thú
khi tham gia hoạt động, kiến thức của trẻ được củng cố một cách sâu hơn.
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ thể dục sáng và hoạt động vận động:
Tùy theo từng chủ đề để tôi chọn bài hát cho phù hợp với động tác và lời ca
của bài hát trong chủ đề đó để trẻ tập thể dục sáng và tập bài tập phát triển
chung. Qua đó trẻ vừa được rèn luyện về thể chất, vui vẻ về tinh thần.
Ví dụ: Chủ đề: “Những con vật đáng yêu” tôi chọn bài “Tiếng chú gà trống
gọi” để giúp trẻ nhận biết rõ hơn về tên gọi, đặc điểm, tiếng gáy của con gà
trống. Đồng thời giúp trẻ được hát kết hợp với vận động các động tác phát triển
chung để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ khi bước vào một ngày
mới tràn đầy năng lượng tích cực.

Hay chủ đề: “Mùa hè” tôi cho trẻ ra sân trường tập thể dục sáng bài “Tập
thể dục buổi sáng” giúp trẻ được vận động, được hít thở khơng khí trong lành
của buổi sáng mùa hè. Qua bài hát cũng giúp trẻ biết được tác dụng của việc tập
luyện thể dục vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Trẻ được vận động theo
lời ca kết hợp với động tác bài “Tập thể dục buổi sáng” trẻ rất vui vẻ, hát rõ lời
bài hát và tập các động tác tích cực.


7
Ngoài ra để tạo cho giờ vận động thêm sinh động hơn, tôi đã kết hợp âm
nhạc vào trong các hoạt động thể dục như khi cho trẻ khởi động làm đồn tàu tơi
bật nhạc bài “Đi xe lửa”, “đồn tàu nhỏ xíu”... theo từng chủ đề mà tơi chọn các
bản nhạc khác nhau. Trong quá trình cho trẻ thi đua tôi cũng mở nhạc nền để
cho trẻ thêm hào hứng tập luyện, hay khi phần hồi tĩnh tôi cũng cho trẻ nghe các
bản nhạc nhẹ nhàng phù hợp với chủ đề và bài học của trẻ.
2.3. Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động khác
trong ngày.
Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ, nhưng cũng nhanh quên, tư duy của
trẻ còn hạn chế. Vì vậy việc dạy trẻ khơng những trong tiết học chính mà cần
phải tận dụng mọi thời điểm trong ngày để lồng ghép đưa âm nhạc tới với trẻ
mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ thực hành, củng cố, cũng như hình thành và phát triển
kiến thức kỹ năng về âm nhạc.
* Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
Nếu chúng ta chỉ để trẻ hoạt động âm nhạc trong tiết học trẻ sẽ nhàm chán.
Vì vậy tôi đã kết hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ thơng qua hoạt động dạo chơi
ngồi trời. Khi cho trẻ dạo chơi ngồi trời, trẻ được tìm tịi và khám phá các sự
vật, hiện tượng, thế giới xung quanh trẻ. Kết hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ củng
cố nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, đồng thời trẻ được thoải
mái, hào hứng, thể hiện khả năng âm nhạc của mình một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ: Khi cô và trẻ dạo chơi vườn hoa. Sau khi cho trẻ quan sát, trị

chuyện về loại hoa có trong vườn. Tôi cho trẻ nghe và hát múa cùng cô bài hát
“Ra vườn hoa em chơi” của tác giả Văn Tấn. Lời bài hát giáo dục trẻ nghe lời cô
không hái hoa trong vườn, kết hợp với nhịp điệu bài hát vui tươi, giúp trẻ hứng
thú, tích cực tham gia múa hát cùng cơ và các bạn.

Hình 4: Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời


8
Trong q trình đi tham quan tơi có thể tổ chức cho trẻ ơn lại các bài hát đã
học có trong chủ đề. Qua đó trẻ rất thích được dạo chơi, nhanh nhẹn tham gia
vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với bài
hát mới giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc, trẻ tự tin hịa mình cùng
với bạn, với cô.
* Làm quen với âm nhạc thông qua hoạt động chiều:
Ngoài những buổi hoạt động trong lớp học, tơi thay đổi khơng khí cho trẻ
trong giờ hoạt động chiều bằng cách cho trẻ ra sân trường có cây cố xanh mát,
khơng khí trong lành, tạo hứng thú cho trẻ vận động, múa hát. Giúp trẻ nhanh
thuộc lời bài hát, hứng thú vận động theo nhạc. Từng chủ đề, tơi sẽ chọn bài hát
phù hợp với trẻ.
Ví dụ:
Chủ đề: “Bé và các bạn” tôi tổ chức cho trẻ múa hát bài: “Ồ sao bé không lắc”.
Chủ đề “Mùa hè” tôi cho chọn bài: “Đưa tay lên cao với lấy ông mặt trời”.
Hay chủ đề “Những con vật đáng yêu” tơi chọn bài “Con gà trống” cho trẻ
múa hát ngồi sân trường.
Qua những buổi tôi tổ chức cho trẻ múa hát ở sân trường vào hoạt động
chiều, tôi thấy trẻ rất phấn khởi, hứng thú tham gia hoạt động múa hát cùng cơ
và các bạn. Từ đó giúp trẻ nhanh thuộc lời, thuộc giai điệu bài hát và tự tin biểu
diễn cùng cơ.


Hình 5: Hình ảnh trẻ múa hát ở sân trường trong giờ hoạt động chiều.
* Giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc thông qua tổ chức sinh
nhật, qua ngày hội, ngày lễ.
* Giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc thông qua tổ chức sinh
nhật: Hàng tháng, tôi sẽ tổ chức sinh nhật cho trẻ có cùng tháng sinh. Qua các


9
buổi sinh nhật giúp trẻ được nghe, được cùng nhau hát múa các bài hát về ngày
sinh nhật, hay các bài hát về chủ đề. Từ đó giúp trẻ thêm vui vẻ, mạn dạn, tự tin
và yêu thích âm nhạc.
Ví dụ: Trong tháng 10 có 2 trẻ sinh cùng tháng thì cơ sẽ chọn một ngày
trong tháng để tổ chức sinh nhật cho cả 2 bạn. Trẻ sẽ được hát múa chúc mừng
sinh nhật bạn, sẽ được lên tặng bạn những món q nhỏ nhưng vơ cùng ý nghĩa
như những bông hoa nhỏ, búp bê, bút màu, sách vở,…… Cô có thể mở các bài
hát đã được học cho trẻ nghe. Thông qua hoạt động này đã giúp trẻ rất vui vẻ,
hào hứng khi đến lớp và thích thể hiện khả năng ca hát của mình.
* Giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc thông qua các ngày hội,
ngày lễ.
Cũng như tổ chức sinh nhật cho trẻ theo tháng thì tổ chức văn nghệ cho
trẻ thơng qua ngày hội ngày lễ như ngày Khai giảng, ngày Tết trung thu, ngày
20/10, ngày 20/11, ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày tết nguyên
đán, ngày 8/3 và ngày tết thiếu nhi,… Trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ
tự tin trước mọi người và cảm nhận được cái hay và vẻ đẹp của âm nhạc.
Ví dụ: Vào ngày Tết Trung thu tơi cùng trẻ trang trí mâm ngũ quả, sau đó
hát múa cái bài hát về ngày Tết Trung Thu như: “Chiếc đèn ông sao, rước đèn
tháng tám...”

Hình 6: trẻ vui tết trung thu
Ví dụ: Trong tháng 12 có ngày 22/12 - Ngày Quân đội nhân dân Việt

Nam. Trường tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan Lữ đoàn 368. Tại đây trẻ được
xem các chú bộ đội duyệt binh, tập võ; được tham quan nơi ở, khu trồng rau,


10
khu kỹ thuật.... từ đó trẻ có hiểu biết hơn về cuộc sống hàng ngàng của các chú
bộ đội. Đồng thời trẻ được hát múa các bài hát về các chú bộ đội để tặng các chú
trong 22/12. Qua đó trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội qua
giai điệu bài hát, qua các động tác múa minh họa. Giúp trẻ thêm hứng thú, yêu
thích hát múa các bài hát về các chú bộ đội.
3. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp.
Quá trình tìm hiểu nghiên cứu và thực hiện biện pháp giúp trẻ 19-24
tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi" cho trẻ tại
lớp, tôi thấy chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi được nâng cao rõ rệt,
đa số các cháu đều hứng thú với hoạt động âm nhạc. Trẻ hát thích hát theo cô
thông qua các bài hát đơn giản, ngắn gọn, thể hiện được sắc thái của mình qua
bài hát. Trẻ hứng thú nghe nhạc, giai điệu bài hát và biết lắc lư theo điệu nhạc;
biết chơi các trò chơi bằng cách nghe các âm thanh to, nhỏ, mạnh yếu, nhanh
chậm… Cụ thể:
3.1. Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi hát, múa cùng cô và các bạn.
- Trẻ biết hát, hát rõ lời bài hát.
- Trẻ biết nghe và phân biệt âm thanh to nhỏ của các dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ biết thể hiện được tình cảm khi hát, vận động theo nhạc, biết hưởng
ứng theo cô khi nghe hát.
3.2. Đối với bản thân:
- Bẩn thân tôi đã biết ứng dụng linh hoạt các biện pháp giúp giờ học thêm
sinh động, hấp dẫn hơn.
- Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để tổ chức hoạt động âm nhạc

cho trẻ ngày càng đổi mới, tổ chức lớp học theo hình thưc lấy trẻ làm trung tâm.
3.3. Đối với cha mẹ học sinh:
- Các bậc phụ huynh thấy được sự tiến bộ của các con từ đó có cái nhìn sâu
sắc hơn về chương trình giáo dục mầm non, ln có sự phối hợp với các cơ
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tin tưởng các cơ và nhà trường, quan tâm đến chương trình học của trẻ và
có nhu cầu học tập.
- Nhiệt tình ủng hộ các cô làm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu tạo môi
trường học tập thuận lợi cho trẻ ở lớp học và trải nghiệm.
4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khi áp dụng biện pháp.
4.1. Bảng khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng biện pháp:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được như sau:


11
Đạt
Nội dung khảo
sát
Trẻ biết hát và
hát đúng lời, rõ
lời bài hát.
Trẻ hứng thú
nghe nhạc, giai
điệu bài hát và
biết lắc lư theo
điệu nhạc
Trẻ biết chơi các
trò chơi bằng
cách nghe các âm
thanh to, nhỏ,

mạnh yếu, nhanh
chậm…

Tổn
g số
trẻ

Tỷ lệ Số
%
trẻ

Trung
Chưa đạt
bình
Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
%
trẻ %
trẻ
%

Tốt
Số
trẻ

Khá

10

2


20%

5

50%

3

30%

0

0%

10

3

30%

6

60%

1

10%

0


0%

10

3

30%

5

50%

2

20%

0

0%

4.2. Các minh chứng:

Hình ảnh: Trẻ đang hứng thú hoạt động âm nhạc với đồ dùng tự tạo của cô.


12

Hình ảnh: trẻ đang hứng thú chú ý lắng nghe cơ đàn giai điệu bài hát.

Hình ảnh: Trẻ đang tự tin hát cùng cô.



13

Hình ảnh: trẻ đang tự tin vận động cùng dụng cụ âm nhạc

Hình ảnh: Trẻ đang gõ xắc xơ theo âm thanh to nhỏ.
III. KẾT LUẬN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua quá trình thực hiện biện pháp “giúp trẻ 19 - 24 tháng tuổi tích cực
tham gia hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi" với sự nghiên cứu tìm tịi tìm
các biện pháp, làm đồ dùng đồ chơi, áp dụng tại nhóm lớp tơi được ban giám
hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao. Qua đây tôi rút ra được bài học kinh nghiệm


14
bản thân. Tơi nghĩ mình phải có tình u thương trẻ, ln nêu cao tinh thần trách
nhiệm của mình, thực sự là người mẹ thứ hai với trẻ, có sự nhiệt tình và tính
ham học hỏi. Ngồi ra phải nắm vững phương pháp, biện pháp và các hình thức
giáo dục trẻ sử dụng một cách hợp lí, tạo được hứng thú cho trẻ, phải có kế
hoạch cụ thể trong quá trình hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề và với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ, chú ý đến đặc điểm nhận thức cá nhân của trẻ, chịu khó
suy nghĩ, tìm tịi nâng cao sáng tạo để đưa ra biện pháp giáo dục.
Tôi phải học hỏi kinh nghiệm để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
hoạt động âm nhạc tại nhóm lớp. Ln tạo mơi trường giáo dục mới lạ trong lớp
để thu hút sự thích thú, tích cực tham gia hoạt động của trẻ, chuẩn bị đồ dùng đồ
chơi sinh động hấp dẫn nhưng vẫn khoa học và đễ sử dụng nhưng vẫn mang lại
hiệu quả cao. Phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau chăm sóc
dạy dỗ trẻ nâng cao hiểu biết của trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
và đây là hành trang vững chắc để trẻ bước vào tương lai.
Trên đây là “biện pháp giúp trẻ 19 - 24 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt

động âm nhạc mọi lúc mọi nơi" trong quá trình thực hiện biện pháp không
tránh khỏi khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo để cho biện
pháp của tôi đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Phú Sơn, ngày 15 tháng12 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của tôi
viết không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện



×