Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thực trạng kiến thức về thoái hóa khớp gối của người bệnh tại bệnh viện y học cổ truyền lanq bắc giang năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ VÂN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ THỐI HĨA KHỚP GỐI
CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN LANQ BẮC GIANG NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ VÂN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ THỐI HĨA KHỚP GỐI
CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN LANQ BẮC GIANG NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

NAM ĐỊNH – 2022



i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong Ban giám hiệu, cùng các thầy cô giáo
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã hết lòng truyền thụ kiến thức và ln hỗ
trợ giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo chuyên đề
tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo Th.S
Nguyễn Trường Sơn đã có những hỗ trợ quý báu, giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn
thành chuyên đề này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo bệnh viện, Phòng Điều
dưỡng, cùng các y bác sĩ, điều dưỡng hai khoa điều trị nội trú Nội tổng hợp, Châm
cứu phục hồi chức năng – Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ Bắc Giang đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành việc thu thập số liệu và hoàn thành báo cáo
chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã ln động viên khích lệ và giúp đỡ em học tập và hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 24 tháng 07 năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Vân


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Vân, học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa 1 khóa 9,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Bài báo cáo chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về thối hóa khớp gối của

người bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ Bắc Giang năm 2022” là bài báo
cáo do chính tơi trực tiếp và nghiêm túc thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Th.S
Nguyễn Trường Sơn.
Các số liệu và tài liệu trong bài báo cáo là trung thực và chưa được cơng bố ở
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích
dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Nam Định, tháng 07 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Vân


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 18
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH
THK GỐI TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN LANQ ..................... 18
2.1. Bệnh viện YHCT LanQ....................................................................... 18
2.2. Kết quả khảo sát người bệnh thối hóa khớp gối ................................. 22
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ............................................................................ 32

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 32
3.2. Kiến thức tự chăm sóc ........................................................................ 32
3. 3. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân ........................................................ 33
KẾT LUẬN .................................................................................................. 42
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THK

Thối hóa khớp

NB

Người bệnh

BN

Bệnh nhân

YHCT

Y học cổ truyền

GDSK

Giáo dục sức khỏe


NVYT

Nhân viên y tế

BMI

Chỉ số đánh giá cân nặng và chiều cao


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng phân bố nghề nghiệp của người bệnh THK gối ................................... 25
Bảng 2: Lý do vào viện của người bệnh THK gối...................................................... 26
Bảng 3: Đặc điểm triệu chứng bệnh vào viện ............................................................ 26
Bảng 4: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh và số lần nhập viện điều trị ....................... 26
Bảng 5: Phân bố số người mắc các bệnh kèm theo .................................................... 27
Bảng 6: Nguồn thông tin người bệnh biết về bệnh và cách tự chăm sóc .................... 28
Bảng 7: Kiến thức tự chăm sóc phịng bệnh THK gối của người bệnh ....................... 28
Bảng 8: Kiến thức tự chăm sóc về dinh dưỡng của người bệnhError! Bookmark not defined.
Bảng 9: Kiến thức tự chăm sóc về tập luyện của người bệnh ..................................... 30
Bảng 10: Kiến thức chung tự chăm sóc của người bệnh THK gối.............................. 30


vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình ảnh THK gối tạo ra các gai xương và hốc xương dưới sụn ..................... 3
Hình 2: Hình ảnh X-Quang thối hóa khớp ................................................................. 9
Hình 3: Hình ảnh Bệnh viện YHCT LanQ................................................................. 18
Hình 4: Hình ảnh họp hội đồng người bệnh kết hợp tư vấn GDSK ............................ 20

Hình 5: Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân THK gối sử dụng ghế tập cơ tứ đầu đùi ........... 21
Hình 6: Kỹ thuật viên tập phục hồi chức năng cho BN THK gối ............................... 21
Hình 7: Điều dưỡng phát thuốc sắc cho bệnh nhân .................................................... 22
Hình 8: Hình ảnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cơ xương khớp ................. 39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi ..................................................................................... 23
Biểu đồ 2: Tỷ lệ mắc phân bố theo giới tính .............................................................. 24
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn người bệnh THK gối ..................................................... 24
Biểu đồ 4: Chỉ số cân nặng và chiều cao (BMI) của người bệnh ................................ 25
Biểu đồ 5: Sự tiếp cận thông tin ................................................................................ 28

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của thối hóa khớp gối (Howell 1988)................... 6


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thối hóa khớp (THK) là tình trạng thối triển của khớp, hậu quả của quá
trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp và
xương dưới sụn khớp [1].
Thoái hoá khớp có thể gặp ở nhiều khớp động, nhưng theo thống kê bệnh hay
gặp ở những khớp chịu tải như khớp gối, khớp háng, cột sống. Khi khớp bị thoái hoá
đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng gây đau và hạn chế chức năng đi lại và sinh hoạt của
người bệnh khiến người bệnh phải thường xuyên đi khám bệnh và điều trị, do vậy ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây tổn hại đến kinh tế.
Thối hóa khớp là một bệnh rất thường gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có
khoảng 18 % nữ và 9.5% nam giới trên tồn cầu mắc bệnh THK nói chung, trong đó
THK gối chiếm 15% dân số [2]. Ở Mỹ THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người
có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch, hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK,

với 4 triệu người phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do
THK gối nặng [19]. Tại các nước Châu Âu chi phí trực tiếp cho điều trị THK khoảng
4000 USD/bệnh nhân/năm [20]. Ở Việt Nam mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 24 triệu Vnđ, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [3].
Theo một số thống kê nghiên cứu tại Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba
(4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số
các bệnh khớp do thối hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thối hóa khớp tại bệnh viện
Bạch Mai từ 1991 – 2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương
khớp [4]. Theo nghiên cứu của phân khoa xương khớp bệnh viện đại học Y - Dược
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy THK rất phổ biến, gặp trong khoảng 20% dân số độ
tuổi 40 -50, có tới 50% dân số độ tuổi bắt đầu từ 40 trở lên có hình ảnh THK trên
phim xquang, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng lâm sàng ở khớp, trong
đó 75% là ở khớp gối [5].
Hiện nay, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, các
bệnh lý xương khớp, đặc biệt là THK gối là chứng bệnh hay gặp, càng cao tuổi bệnh
lý càng diễn biến nặng, sau 40 - 50 tuổi, có thể xuất hiện biểu hiện của bệnh. Đây là
bệnh khơng trực tiếp đe dọa tính mạng nên người bệnh và cộng đồng chưa quan tâm


2
đúng mức, đặc biệt là người lao động chân tay. Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang
tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn thì hiệu
quả khơng được như mong muốn, sẽ gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động
và hạn chế hoạt động hàng ngày, thậm chí sẽ tàn phế suốt đời.
Tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu trong điều trị thối hóa khớp gối
nhưng có rất ít nghiên cứu về hoạt động tự chăm sóc của người bệnh thối hóa khớp
gối trong thời gian điều trị tại bệnh viện và chăm sóc tại gia đình. Với mong muốn
tìm hiểu kiến thức của người bệnh thối hóa khớp gối trong việc tự chăm sóc bệnh;
giúp người bệnh nhân thức rõ tầm quan trọng trong việc tự chăm sóc khớp gối và
góp phần giảm nhẹ tình trạng bệnh tật, chi phí điều trị, hạn chế tình trạng tàn phế từ
đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh thối hóa khớp gối. Xuất

phát từ những lí do trên, tơi tiến hành thực hiện chun đề: “ Thực trạng kiến thức
về thối hóa khớp gối của người bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ Bắc
Giang năm 2022” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh thối hóa khớp gối
tại Bệnh viện y học cổ truyền LanQ Bắc Giang năm 2022”.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tự chăm sóc của người bệnh
thối hóa khớp gối tại Bệnh viện y học cổ truyền LanQ Bắc Giang.


3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm thối hóa khớp
Thối hố khớp là bệnh suy giảm chức năng của sụn khớp, biểu hiện chính
của bệnh là hiện tượng bào mịn và rách của sụn khớp có quan hệ tới giảm thiểu hoạt
động cơ học của khớp. Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học,
làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn (cột sống và
đĩa đệm) [2], [6].
Bệnh có tính chất mạn tính gây đau đớn và biến dạng khớp nhưng không do
viêm đặc hiệu, hay gặp ở những khớp ngoại biên và những khớp chịu sức nặng của
cơ thể như khớp gối, khớp háng.

Hình 1: Hình ảnh THK gối tạo ra các gai xương và hốc xương dưới sụn
(Nguồn: Yduocls.com)
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp
1.1.2.1. Ngun nhân
Thối hóa khớp (THK) là tổn thương thối hóa tiến triển chậm, tăng dần của
sụn khớp. Q trình thối hóa tác động đến cả sụn, xương và màng hoạt dịch khớp
trong đó tế bào sụn khớp là tế bào quan trọng nhất đáp ứng với sự thay đổi trong quá

trình THK [21], [22].
Altman và cộng sự (1986) đưa ra cách phân loại bệnh THK gối nguyên phát
và thứ phát dựa vào việc tìm được hay khơng tìm được các nguyên nhân và yếu tố
nguy cơ. Ông cũng xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh THK gối và khớp háng dựa


4
vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Các tiêu chuẩn này được thông qua tại Hội
thấp khớp học ở Mỹ năm 1986 [23] và sửa đổi năm 1991 [24] đến nay vẫn được áp
dụng.
THK gối nguyên phát: Sự lão hóa là ngun nhân chính, bệnh thường xuất
hiện muộn ở người trên 60 tuổi, các tế bào sụn thời gian lâu sẽ già, khả năng tổng
hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacharid sẽ giảm sút và rối loạn, chất
lượng sụn kém dần đặc biệt là tính đàn hồi và chịu lực, hơn nữa các tế bào sụn của
người trưởng thành khơng có khả năng sinh sản và tái tạo.
THK gối thứ phát: Phần lớn do các nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi lứa tuổi
(thường là dưới 40 tuổi), khu trú ở một vài vị trí. Có thể gặp:
- Sau chấn thương: Gãy xương gây lệch trục, can lệch, tổn thương sụn chêm
sau chấn thương hoặc sau cắt sụn chêm, các vi chấn thương liên tiếp do nghề nghiệp.
- Sau các bệnh lý xương sụn: Hoại tử xương, hoại tử sụn do viêm, Viêm khớp
dạng thấp, bệnh Goute…
- Các bệnh nội tiết (Đái tháo đường, to viễn cực…), rối loạn đông máu (bệnh
Hemophilie) cũng là nguyên nhân gây THK gối thứ phát.
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan [8]
* Cơ chế bệnh sinh gây tổn thương sụn khớp trong thối hóa khớp.
Có hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ:
- Lý thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi gãy xương
do suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất Proteoglycan.
- Lý thuyết tế bào: tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phòng các enzym
tiêu protein, enzym này làm hủy hoại dần dần các chất cơ bản.

- Những thay đổi của sụn khớp và phần xương dưới sụn trong THK. Trong
bệnh lý THK, sụn khớp là tổ chức chính bị tổn thương. Sụn khớp khi bị thối hóa sẽ
chuyển sang màu vàng nhạt, mất tính đàn hồi, mỏng, khơ và nứt nẻ. Những thay đổi
này tiến triển dần đến giai đoạn cuối là xuất hiện những vết loét, mất dần tổ chức
sụn, làm trơ ra các đầu xương dưới sụn. Phần rìa xương và sụn có tân tạo xương (gai
xương).
* Cơ chế giải thích q trình viêm trong THK:


5
- Mặc dù là q trình thối hóa, nhưng song song trong THK vẫn có hiện
tượng viêm diễn biến thành từng đợt, biểu hiện bằng đau và giảm chức năng vận
động của khớp tổn thương, tăng số lượng tế bào trong dịch khớp kèm theo viêm
màng hoạt dịch kín đáo về tổ chức học. Nguyên nhân có thể do phản ứng của màng
hoạt dịch với các sản phẩm thối hóa sụn, các mảnh sụn hoặc xương bị bong ra.
* Cơ chế gây đau trong THK gối:
Trong bệnh THK, đau là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám. Do
sụn khớp khơng có hệ thần kinh nên đau có thể do các cơ chế sau:
- Viêm màng hoạt dịch phản ứng.
- Xương dưới sụn tổn thương rạn nứt nhỏ gây kích thích phản ứng đau.
- Gai xương tại các vị trí tỳ đè gây kéo căng các đầu mút thần kinh ở màng
xương.
- Dây chằng bị co kéo do trục khớp bị tổn thương, mất ổn định và bản thân
tình trạng lão hóa của dây chằng gây giãn dây chằng. Đây lại là nguyên nhân gây mất
ổn định trục khớp, lỏng lẻo khớp, dẫn đến tình trạng THK trầm trọng hơn.
- Viêm bao quanh hoặc bao khớp bị căng phồng do phù nề quanh khớp.
- Các cơ bị co kéo, nguyên nhân tương tự tổn thương của dây chằng.
* Các yếu tố liên quan đến q trình phát triển thối hóa khớp gối:
THK gối là một q trình của sự phá hủy sụn khớp, sự thay đổi collagen,
proteoglycan, đầu xương, màng hoạt dịch. Có nhiều yếu tố liên quan dẫn đến THK:

- Tuổi: Tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong THK, tần số THK tăng dần theo
tuổi. Theo Brandt KD trên 80% những người trên 55 tuổi có dấu hiệu THK trên XQ,
trong đó có 10 – 20% có sự hạn chế vận động do THK [25].
- Cân nặng: Sự tăng khối lượng cơ thể có liên quan rõ ràng với THK, béo phì
làm tăng tỷ lệ THK lên 1,9 lần ở nam và 3,2 lần ở nữ, điều này cho thấy béo phì
đóng vai trị quan trọng trong việc làm nặng thêm THK gối. Theo Felson khi cân
nặng cơ thể giảm tỷ lệ THK gối giảm từ 25- 30% và khớp háng 25% hoặc hơn nữa
[26].
Giới: Dưới 55 tuổi tỷ lệ THK ở nam bằng nữ, sau 55 tuổi tỷ lệ THK ở nữ
nhiều hơn nam. Sau mãn kinh lượng estrogen suy giảm là nguy cơ cao gây THK.


6
Yếu tố chấn thương và cơ học: Những chấn thương mạnh làm rạn nứt bề mặt
sụn có thể là nguồn gốc gây THK. Theo Felson khi ngăn chặn chấn thương khớp gối
có thể giảm tỷ lệ THK ở nam là 25%, ở nữ là 15% [26].
Yếu tố nội tiết và di truyền: Những yếu tố như hàm lượng collagen và khả
năng tổng hợp proteoglycan của sụn được mang tính di truyền [27].
Yếu tố cơ học:

Bất thường sụn khớp:
-

Lão hóa
Viêm
Rối loạn chuyển hóa
Nhiễm trùng

-


-

Chấn thương
Béo phì
Khớp khơng ổn định
Dị dạng khớp

Sụn khớp

Chất cơ bản

Bất thường sụn khớp

- Thoái biến collagen

- Tế bào sụn tổn thương

- Xơ gãy PG

- Tăng các enzyme thủy phân protein

- Tăng sự thối hóa

- Giảm sút các enzyme ức chế.

Sụn khớp bị rạn vỡ

- Hẹp khe khớp
- Đầu xương dưới sụn mất bảo vệ
- Xương tân tạo

Tái tạo lại của xương
Sơ đồ 1: Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của thối hóa khớp gối (Howell 1988) [27]
1.1.3. Triệu chứng của THK gối
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng của THK gối [8], [13]
* Triệu chứng cơ năng:


7
- Đau khớp có tính chất cơ học: đau âm ỉ tại khớp thối hóa, đau tăng khi vận
động (đi lại, lên xuống dốc, ngồi xổm…), đau giảm khi nghỉ ngơi, đau với tính chất
âm ỉ, có thể đau nhiều về chiều (sau một ngày lao động). Đau diễn tiến thành từng
đợt ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể đau, sau đó tái phát đợt khác.
- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15 đến
30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp, bệnh nhân phải vận động
một lúc mới trở lại bình thường. Thời gian cứng khớp thường 15 phút, thường không
quá 30 phút.
- Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động: bệnh nhân có thể
cảm nhận được tiếng “ lắc lắc”, “ lục cục” tại khớp khi đi lại, đơi khi người ngồi có
thể nghe được.
- Hạn chế vận động khớp tổn thương (khó khăn với một vài động tác), đi lại
khó khăn, các động tác của khớp bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi ghế
đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau…Một số trường hợp đau trầm trọng
có thể hạn chế vận động nhiều phải chống gậy nạng hoặc không đi lại được.
* Triệu chứng thực thể:
- Biến dạng: lệch trục khớp (có thể có trước trong trường hợp thối hóa thứ
phát)
- Dấu hiệu bào gỗ: Do tổn thương sụn khớp đùi chè. Di động bánh chè trên
ròng rọc như kiểu bào gỗ thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
- Sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp do hiện tượng tái tạo lại xương tạo
gai xương ở vùng rìa ra các khớp.

- Tiếng lắc rắc khi cử động khớp là do mặt khớp không trơn nhẵn dấu hiệu
này gặp trong khoảng 90% số bệnh nhân thoái hoá khớp gối. Khoảng 50% bệnh nhân
thoái hoá khớp gối có dấu hiệu tổn thương dây chằng, biến dạng khớp kiểu chân
vịng kiềng, đau khi cử động do kích thích bao khớp, cứng cơ cạnh khớp và viêm
quanh các gai xương.
- Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại mỡ
quanh khớp, hoặc do có tràn dịch khớp gối (dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè). Một
số trường hợp có thốt vị bao hoạt dịch ở vùng khoeo (kén Baker).


8
1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng THK gối, các phương pháp thăm dị hình ảnh
THK gối [1], [8]
* Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: khơng có hội chứng viêm (số lượng bạch cầu và tốc độ
máu lắng bình thường, CRP… bình thường hoặc tăng nhẹ).
- Dịch khớp: khơng có hội chứng viêm, nghèo tế bào. Đặc điểm dịch khớp
gối: không màu hoặc vàng nhạt trong, số lượng thường dưới 20ml, độ nhớt bình
thường hoặc nhẹ, số lượng tế bào dưới 2.000/ mm3 (Tỷ lệ bạch cầu trung tính thấp),
protein dưới 35g/l.
* Chụp X-quang khớp gối. Có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đều.
+ Đặc xương dưới sụn: gặp ở phần đầu xương, trong phần xương đặc thấy
một số hốc nhỏ sáng hơn.
+ Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Gai
xương có hình thơ và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm
quanh khớp.
Phân loại giai đoạn đánh giá mức độ THK trên Xquang. Nhiều hệ thống đánh
giá mức độ tổn thương trên Xquang, hệ thống đầu tiên và phổ biến nhất là phân loại
theo Kellgren và Lawrence (1987)

Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.


9

Hình 2: Hình ảnh X-Quang thối hóa khớp (Nguồn: benhvien108.vn)
* Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner) khớp gối:
Có thể áp dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính vào chụp khớp gối theo trục cắt
dọc hoặc cắt ngang khớp. Các hình ảnh qua các lát cắt cho phép chẩn đốn chính xác
hơn những tổn thương rất nhỏ của sụn và phần xương dưới sụn mà trên phim chụp
Xquang thường qui không thấy được. Tuy vậy đây là kỹ thuật khá tốn kém và có
nguy cơ liên quan với việc tiêm thuốc cản quang trực tiếp nội khớp như nhiễm khuẩn
hoặc dị ứng thuống cản quang iod. Do vậy đây là kỹ thuật ít được áp dụng rộng rãi ở
các cơ sở y tế tại Việt Nam.
* Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Phương pháp này cho phép phát hiện được tổn thương của sụn khớp về mặt hình thể
và cấu trúc sinh lý trong một khơng gian ba chiều. Chụp MRI có thể phát hiện các hình ảnh
như sụn khớp mỏng, gai xương ở rìa khớp, sụn chêm mất hoặc bị hủy hoại, rách dây chằng
chéo, có các dị vật hoặc tràn dịch khớp, tăng sinh hoặc dày màng hoạt dịch và phù tủy
xương. Tuy nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn nên chưa được
áp dụng rộng rãi.
* Siêu âm khớp gối [11]:
Siêu âm khớp là một kĩ thuật chẩn đốn hình ảnh cho phép chẩn đốn hoặc hỗ trợ
chẩn đốn các bệnh lí ở hầu hết các khớp trong cơ thể: khớp gối, khớp vai, khớp háng,
khớp cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay… Theo các nghiên cứu về giá trị của siêu âm trong



10
chẩn đốn bệnh THK cho thấy, siêu âm có thể phát hiện sớm được các tổn thương như
sụn khớp mỏng, gai xương, tràn dịch khớp gối, kén baker, tăng sinh màng hoạt dịch, dị
vật khớp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy siêu âm khớp cho phép phát hiện tràn
dịch, tổn thương sụn khớp tốt hơn so với khám lâm sàng và hình ảnh xquang thơng
thường.
* Nội soi khớp:
Trong chẩn đoán THK gối, phương pháp nội soi khớp cho thấy những tổn
thương thoái hoá sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Có thể kết hợp sinh thiết màng
hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác hoặc
nghiên cứu định lượng một số cytokin dẫn tới tình trạng thối hố của sụn, màng
hoạt dịch, dây chằng... và một số tổn thương không phát hiện được trên xquang
thường quy. Ngoài ra nội soi rửa khớp đơn thuần hoặc kết hợp với nạo bỏ mơ tổn
thương trên bề mặt khớp có thể làm giảm triệu chứng đau một cách rõ rệt.
1.1.4. Biến chứng của THK gối
Đau tái diễn thành từng đợt hoặc tiến triển từng đợt tăng dần làm người bệnh
hạn chế vận động dẫn đến teo cơ và biến dạng khớp, tình trạng thối hóa nếu khơng
được giải quyết tốt có thể dẫn đến mất vận động khớp bị tổn thương.
1.1.5. Chẩn đoán THK gối [8]
1.1.5.1. Các bằng chứng chẩn đoán
- Lâm sàng: đau kiểu cơ học, khơng có các triệu chứng tại các vị trí khác, tồn
thân bình thường. Có thể thấy khớp biến dạng do có các chồi xương.
- Xét nghiệm máu hoặc dịch khớp: bilan viêm âm tính.
- Xquang: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và tân tạo xương (chồi xương,
gai xương).
1.1.5.2. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối của Hội thấp khớp học Mỹ (ACR1991)
* Tiêu chuẩn lâm sàng đơn thuần
1) Đau khớp
2) Lạo xạo khi cử động
3) Cứng khớp dưới 30 phút

4) Tuổi ≥ 38


11
5) Sờ thấy phì đại xương
Chẩn đốn xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.
* Tiêu chuẩn lâm sàng, xquang và xét nghiệm:
1) Đau khớp gối
2) Gai xương ở rìa khớp (xquang)
3) Dịch khớp là dịch thối hóa
4) Tuổi ≥ 40
5) Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút
6) Lạo xạo khi cử động khớp
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6
1.1.6. Các phương pháp điều trị và dự phịng thối hóa khớp gối: nhằm mục đích
làm chậm q trình huỷ hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hoá sụn khớp và giảm đau,
duy trì khả năng vận động, tối thiểu hố sự tàn phế và cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người bệnh [2], [6], [8], [9]. Tuỳ theo diễn biến và mức độ của bệnh có các biện
pháp điều trị khác nhau:
* Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hoá khớp gối:
- Làm chậm quá trình huỷ hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hoá sụn khớp
- Làm giảm các triệu chứng đau, duy trì khả năng vận động, tối thiểu hoá sự tàn phế.
1.1.6.1. Điều trị nội khoa
- Tránh cho khớp gối bị quá tải bởi vận động và trọng lượng quá mức: bằng
cách giáo dục bệnh nhân giảm các vận động chịu tải như: đi bộ, mang xách nặng,
ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồi xuống đứng lên, ngồi xổm..., trường hợp cần
thiết, bệnh nhân nên đi nạng 1 hoặc 2 bên, giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo
phì, sửa chữa tư thế xấu, lệch trục khớp.
- Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa
bóp, chườm ngải cứu, thuốc bơi, xoa ngồi, các biện pháp vật lý trị liệu/ phục hồi

chức năng như siêu âm điều trị, hồng ngoại, tập luyện... có tác dụng giảm đau, chữa
tư thế xấu, tăng cường dinh dưỡng cơ cạnh khớp, điều trị các triệu chứng đau gân và
cơ kết hợp.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh:


12
+ Thuốc giảm đau: Nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn các thuốc chống
viêm giảm đau không steroid nhưng khơng có tác dụng chống viêm.
+ Thuốc chống viêm khơng steroid, đặc biệt là những thuốc có tác dụng ức
chế chọn lọc men COX-2, ít có tác dụng phụ lên đường tiêu hoá và thận, dung nạp
tốt cho người có tuổi như Mobic 7,5 - 15 mg/ngày; Celebrex 200mg/ngày… Tuy
nhiên các biện pháp điều trị triệu chứng này chỉ có tác dụng tạm thời, nên hạn chế,
khơng nên dùng kéo dài vì có thể có các tác dụng phụ khơng mong muốn về đường
tiêu hố và tình trạng phụ thuộc thuốc.
+ Các thuốc corticosteroid: khơng có chỉ định đường dùng toàn thân. Trong
trường hợp các thuốc giảm đau, chống viêm khơng đáp ứng có thể phối hợp dùng
corticosteroid tiêm nội khớp có hiệu quả tương đối tốt nhưng địi hỏi phải có chỉ định
của bác sỹ chun khoa và tiến hành trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối. Thuốc có
thể làm tổn thương sụn nên khơng được tiêm quá 3 đợt/ năm và chống chỉ định với
trường hợp THK nặng.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm:
+ Bổ sung chất nhày cho khớp là biện pháp sử dụng các chế phẩm có cấu trúc
phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp gối như acid hyaluronic. Thuốc
hoạt động bởi các cơ chế: bao phủ, bôi trơn bề mặt sụn khớp, ngăn cản sự mất
proteoglycan bởi các khuôn sụn, gián tiếp tăng cường acid hyaluronic tự do hoặc
hyaluronat hoá bởi các tế bào sụn. Tiêm nội khớp Hyalgan, kết quả cho thấy có 72%
bệnh nhân cải thiện từ tốt đến rất tốt, hiệu quả kéo dài từ 6 tháng đến một năm.
+ Gần đây, trọng tâm của việc điều trị đã chuyển từ việc làm thế nào để giảm
nhẹ các triệu chứng sang việc làm thế nào để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, điều

đó có nghĩa là thay vì điều trị đau và viêm, cần làm chậm lại sự phá hủy của sụn
khớp. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy glucosamin và chondroitin là những chế phẩm
có một số tác dụng:


Glucosamine sulfat là một dẫn chất của aminomonosaccarid thuộc

glucosaminoglycan, có các tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế enzym phá huỷ
sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp và làm chậm quá trình THK.


13
 Chondroitin Sulfat là chất chiết xuất từ sụn vây cá mập, có tác dụng
kích thích q trình tổng hợp các proteoglycan và ức chế enzym gây thoái hoá sụn.
+ Thuốc ức chế interleukin 1: Diacerein (Artroda, ART 50) có tác dụng
ức chế IL 1 thông qua giảm số lượng và giảm nhạy cảm của cơ quan thụ cảm ức chế
IL 1 trên tế bào sụn khớp, chặn dịng tín hiệu vào nhân tế bào sụn và ức chế giáng
hóa các chất tác động lên tế bào dẫn đến giảm sản xuất cytokin, NO, MMP, giảm sản
xuất ICE của tế bào sụn, cắt đứt vòng xoắn bệnh lý gây ra bởi IL 1.
Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ được nâng cao, nếu kết hợp với các liệu pháp
vận động và vật lý trị liệu khác.
- Cấy ghép tế bào gốc:
+ Từ huyết tương tự thân giàu tiểu cầu (PRP): lấy máu tĩnh mạch, chống đông, ly
tâm tách huyết tương sau đó bơm bào khớp gối 6 - 8 mml PRP;
+ Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân (ADSCc): tách tế bào gốc từ mô mỡ
và tách dịch chiết tiểu cầu, thêm dung dịch Adistem và kích hoạt tế bào gốc bằng
máy, sau đó tiêm 5 ml mô mỡ đã làm sạch và 5 ml dung dịch chứa 50 - 70 triệu tế
bào nền vào khớp gối thối hóa.
+ Tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
1.1.6.2. Điều trị ngoại khoa:

- Điều trị dưới nội soi khớp: hiện được áp dụng đối với khớp gối. Nội soi rửa
khớp đơn thuần trong giai đoạn sớm hoặc phối hợp nạo những phần sụn bị tổn thương,
cắt màng hoạt dịch bị viêm từng phần, tẩy gai xương... Cũng thơng qua nội soi khớp
có thể tiến hành ghép sụn lên bề mặt của sụn bị thoái hoá. Miếng sụn ghép được lấy từ
sụn lành ở chính khớp gối soi hoặc lấy sụn ra ni cấy ở mơi trường thích hợp bên
ngoài cơ thể, hoặc tạo ra sụn từ tế bào gốc. Tuy nhiên hiệu quả của kỹ thuật này còn
chưa cao, nên chưa được áp dụng rộng rãi.
- Phương pháp chêm lại khớp, đục xương để sửa chữa các trường hợp lệch
trục khớp áp dụng trong các trường hợp hạn chế chức năng nhiều, hoặc đau khớp
không đáp ứng với phương thức điều trị nội khoa. Đục chỉnh trục là lấy bỏ hay thêm
vào một mảnh xương hình chêm để chỉnh lại trục của chi dưới cho thẳng, nhằm lấy
lại cân bằng lực, chuyển trọng tâm lực tỳ lên gối sang bên mặt khớp lành, giảm mức


14
độ chịu tải cho mặt khớp đã thoái hoá nên làm chậm lại q trình thối khớp. Đục
xương chỉnh trục khơng làm thay đổi được q trình thối hố, nó vẫn tồn tại thối
hố ở trên khớp, nhưng có hai tác dụng: làm giảm đau và làm chậm lại thoái hoá cho
khớp đã hỏng (khe khớp đã bị hẹp), điều này rất quan trọng đối với người trẻ tuổi.
- Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần, chỉ định đối với các
trường hợp TKH gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Tuy nhiên
biện pháp này rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao, khó áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y
tế.
1.1.6.3. Dự phòng bệnh THK
Lao động và tập luyện hợp lý, chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao
động như ngồi xổm, ngồi bó gối, tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư
thế khi mang vác nặng. Sau mỗi giờ lao động cần có những bài tập thể dục thư giãn,
đều đặn, vừa sức, không gây tăng áp lực cho khớp như đạp xe đạp, đi bộ đường bằng
phẳng, tập dưỡng sinh. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đầy đủ, cân đối, đặc biệt
bổ sung canxi, phốtpho, vitamin D, C, B,... vào khẩu phần ăn hàng ngày của người

có tuổi.
Một số nghề có thể gây THK sớm như khn vác (thối hóa cột sống); sử
dụng búa, khoan (khớp vai, khuỷu); tập luyện thể thao như cử tạ, chạy, nhảy... Chú ý
kiểm tra thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên
quan.
Dinh dưỡng hợp lý: tránh tình trạng bị béo phì (quá nặng cân dễ THK gối),
rượu và thuốc lá gây bệnh cho khớp gối.
Điều chỉnh sớm những dị dạng bất thường của khớp bằng nội và ngoại khoa
để tránh tình trạng quá tải của khớp.
Điều trị sớm khi có các dấu hiệu đầu tiên của thối hóa.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tự chăm sóc [14]
* Khái niệm tự chăm sóc
Dorothea Orem’s (1971) định nghĩa tự chăm sóc là hành động giáo dục có
định hướng, có mục đích nhắm tới sự quan tâm duy trì cuộc sống, sức khỏe phát triển
và sự khỏe mạnh. Orem’s (1991) mô tả triết học Điều dưỡng theo cách điều dưỡng


15
có một sự quan tâm đặc biệt về nhu cầu hành động tự chăm sóc của con người, dự
phịng và kiểm sốt nó trên nền tảng liên tục để duy trì cuộc sống, sức khỏe, sự phục
hồi bệnh tật hay tổn thương, đương đầu với ảnh hưởng của nó. Tự chăm sóc là một
yêu cầu của tất cả mọi người và người bệnh bị thối hóa khớp gối cũng khơng phải
ngoại lệ. Khi khả năng tự chăm sóc khơng được duy trì thì ốm đau, bệnh tật, cái chết
sẽ xảy đến.
* Orem’s đã đưa ra 3 mức độ có thể tự chăm sóc:
Phụ thuộc hồn tồn: Người bệnh khơng đủ khả năng tự chăm sóc, theo dõi và
kiểm sốt các hoạt động hàng ngày cảu mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người
chăm sóc trực tiếp cho họ.
Phụ thuộc một phần: Chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự

chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.
Khơng cần phụ thuộc: Người bệnh tự mình hồn tồn chăm sóc, điều dưỡng
hướng dẫn và tư vấn cho họ tự làm.
* Vai trị của tự chăm sóc [14]:
Người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn cho họ cách thức để họ làm, người
bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ còn ý nghĩa, sức khỏe dần dần từng bước
được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự
chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này
được phát triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả (Orem, 2001).
Mơ hình bệnh mạn tính đã được sử dụng thành cơng để chăm sóc tốt hơn
trong suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
và tiểu đường. Mơ hình này đã được hữu ích cho việc giảm tỷ lệ người bệnh tái nhập
viện và tỷ lệ tử vong ở nhiều nơi. Trong mơ hình bệnh mạn tính người bệnh là trung
tâm chăm sóc và tất cả các hoạt động có thể trao quyền cho người bệnh tự chăm sóc.
Triết lý của mơ hình này là “cả người bệnh và bác sĩ đều là chuyên gia, một trong
những kiến thức về bệnh tật và những vấn đề khác trong chất lượng cuộc sống và các
vấn đề riêng. Vì vậy, sự tham gia của cả hai có thể giúp cải thiện chất lượng chăm
sóc.
1.2.2. Đánh giá nhận thức của người bệnh về tự chăm sóc


16
Một số yếu tố xã hội liên quan: tuổi, giới, cân nặng, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, dân tộc, nơi cư trú, yếu tố chấn thương cơ học, yếu tố nội tiết và di truyền.
Đặc điểm bệnh ở các đối tượng nghiên cứu: lý do vào viện, nguyên nhân mắc
bệnh, triệu chứng nổi bật (đau khớp, cứng khớp, tiếng động bất thường, hạn chế vận
động khớp, biến dạng lệch trục khớp, dịch khớp), thời gian người bệnh mắc bệnh
trước đó và số lần nhập viện điều trị.
Nhận xét người bệnh thối hóa khớp gối tự chăm sóc tốt: Thực hiện chế độ
vận động, nghỉ ngơi, tập luyện, dinh dưỡng, vệ sinh, chế độ dùng thuốc, khám định

kỳ theo hẹn.
Sự tiếp cận thông tin về bệnh, hướng dẫn về kiến thức tự chăm sóc và nguồn
thơng tin hướng dẫn: người bệnh được hướng dẫn kiến thức tự chăm sóc ở đâu, từ
nguồn nào là nhiều nhất, kiến thức tự chăm sóc liên quan đến số lần nhập viện và
thời gian nằm viện.
Một số yếu tố khác liên quan đến chế độ ăn uống: chế độ ăn hợp lý cân đối,
bổ sung đầy đủ các vitamin, đặc biệt thức ăn chứa canxi, photpho và duy trì cân
nặng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế, kịp thời phát hiện và
điều trị ngay khi có diễn biến xấu.
Sinh lý học: Cách dùng thuốc khi có triệu chứng bệnh như đau, viêm, cứng
khớp…
1.2.3. Các nghiên cứu THK gối trên thế giới
Thối hóa khớp là một bệnh rất thường gặp ở nhiều quốc gia. Trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu về THK gối từ nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và điều trị. Bệnh THK có thể xảy ra ở tất cả các khớp động
nhưng tỷ lệ THK gối và khớp háng cao hơn so với các khớp khác.
Liu (2014) khi nghiên cứu về đặc điểm đau trong bệnh THK gối nhận thấy
97% trường hợp từng ghi nhận có đau khớp gối xảy ra khơng liên tục và 46% trường
hợp có đau khớp xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định [28].
Có nhiều phương pháp chẩn đốn hình ảnh về THK gối được nghiên cứu,
đánh giá. Theo Spannow, siêu âm có thể phát hiện được những tổn thương sụn khớp
ở các giai đoạn khác nhau trong THK [29]. Ở giai đoạn sớm là tình trạng mất ranh


17
giới rõ nét của sụn khớp, giai đoạn muộn hơn là tình trạng mất cấu trúc của sụn khớp
và mỏng sụn khớp. Tác giả Hall M nghiên cứu đặc điểm siêu âm ở 243 người. Kết
quả: tràn dịch khớp và dày màng hoạt dịch thường gặp ở cả 2 nhóm THK gối trên
XQ khơng đau và có đau khớp gối, tuy nhiên tỷ lệ tràn dịch và dày màng hoạt dịch

nặng gặp nhiều hơn ở nhóm có triệu chứng đau khớp [30].
1.2.4. Các nghiên cứu THK gối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh THK đã được tập trung nghiên cứu trong nhiều năm trở lại
đây. Theo một số thống kê nghiên cứu tại Việt Nam, THK đứng hàng thứ ba (4,66%)
trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh
khớp do thối hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thối hóa khớp tại bệnh viện Bạch Mai từ
1991 – 2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp [4].
Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Mộng Trang (2004) trong 3 năm cho thấy: có
27,2% BN THK nằm điều trị nội trú, trong đó 63,5% là nữ, 35,5% là nam; tỷ lệ THK
gối là 52,5% [3].
Nguyễn Thị Ái (2006) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 116
bệnh nhân THK gối cho kết quả: đau khớp khi hoạt động 80,2%, lạo xạo khớp khi cử
động chiếm 85,3%, dấu hiệu bào gỗ 74,1%, phì đại xương 51,7%, dị dạng trục chân
37,1% [12].
Nguyễn Thị Nga (2005) nghiên cứu thực trạng thối hóa khớp gối và một số
yếu tố liên quan ở người trên 40 tuổi tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương [18] cho
thấy, tỷ lệ THK gối chung là 32,9%, những yếu tố liên quan đến THK gối là tuổi cao,
chỉ số BMI cao, đẻ nhiều con và phụ nữ mãn kinh.
Phạm Thị Cẩm Hưng (2004) đánh giá tác dụng điều trị nhiệt kết hợp vận động
trong điều trị THK gối cho thấy, lứa tuổi hay gặp THK là  5, trong đó cao nhất là
trên 60 tuổi. Sau khi điều trị 29,4% đạt kết quả tốt, 55,9% có cải thiện và 14,7%
khơng có kết quả, khơng bệnh nhân nào bị tác dụng phụ trong quá trình điều trị ở cả
2 nhóm [17].
Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới chủ yếu là nghiên cứu về đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan đến THK, phương pháp chẩn đoán
bệnh và các phương pháp điều trị. Hầu như khơng có nghiên cứu nào về kiến thức tự
chăm sóc của người bệnh THK gối.



×