Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Trắc nghiệm toán lớp 7 có đáp án – chân trời sáng tạo bài (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.89 KB, 14 trang )

Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng
I. Nhận biết
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:
Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sự thay đổi của một đối tượng theo thời gian thì:
A. Trục thẳng đứng biểu diễn thời gian;
B. Trục ngang biểu diễn đại lượng quan tâm;
C. Trục thẳng đứng biểu diễn tên của biểu đồ;
D. Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Biểu đồ đoạn thẳng có trục nằm ngang biểu diễn thời gian, trục thẳng đứng biểu diễn
độ lớn của dữ liệu. Do đó A, B, C là sai.
Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy được sự thay
đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian. Do đó D đúng.
Vậy ta chọn phương án D.
Sử dụng biểu đồ đoạn thẳng dưới đây để trả lời các câu hỏi từ Câu 2 đến Câu 5.

Câu 2. Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
A. Lượng mưa trung bình tháng 6 của một địa phương năm 2020;


B. Lượng mưa trung bình 6 tháng đầu năm của một địa phương năm 2020;
C. Lượng mưa trung bình 1 năm của một địa phương năm 2020;
D. Lượng mưa trung bình 6 tháng của một địa phương năm 2023.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Biểu đồ biểu diễn các thông tin về lượng mưa trung bình 6 tháng đầu năm của một
địa phương năm 2020.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 3. Đơn vị của thời gian và đơn vị số liệu lần lượt là:
A. mm, tháng;


B. mm; năm;
C. Tháng, mm;
D. Tháng;
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đơn vị của thời gian là tháng, đơn vị của số liệu là mm.
Câu 4. Tháng nào có lượng mưa cao nhất?
A. Tháng 1;
B. Tháng 2;
C. Tháng 5;
D. Tháng 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Lượng mưa của tháng 1 là: 15 mm;
Lượng mưa của tháng 2 là: 10 mm;
Lượng mưa của tháng 3 là: 8 mm;


Lượng mưa của tháng 4 là: 60 mm;
Lượng mưa của tháng 5 là: 225 mm;
Lượng mưa của tháng 6 là: 206 mm;
Vậy tháng 5 có lượng mưa cao nhất: 225 mm.
Ta chọn phương án C.
Câu 5. Lượng mưa tăng trong những khoảng thời gian nào?
A. 1 – 2;
B. 3 – 4;
C. 4 – 5;
D. Cả B và C.
Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D
Từ tháng 1 đến tháng 2, lượng mưa giảm từ 15 mm xuống 10 mm. Do đó A sai.
Từ tháng 3 đến tháng 4, lượng mưa tăng từ 8 mm lên 60 mm;
Từ tháng 4 đến tháng 5, lượng mưa tăng từ 60 mm lên 225 mm.
Do đó B và C đều đúng.
Vậy ta chọn phương án D đúng.
II. Thông hiểu
Nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày hè được cho bởi biểu đồ dưới đây.


Sử dụng biểu đồ trên để trả lời Câu 1 và Câu 2.
Câu 1. Bảng nào sau đây thống kê đúng dữ liệu biểu đồ trên?

A.

B.

C.

D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:


Tại các thời điểm 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ, 18 giờ, 20 giờ ở trục
ngang tương ứng với nhiệt độ (C) lần lượt là: 29; 30; 33; 37; 38; 37,5; 36; 32.
Vậy ta có bảng thống kê sau:

Câu 2. Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ là:

A. 38,5 C;
B. 38 C;
C. 37,5 C;
D. 37 C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ
(37 + 38 + 37,5) : 3 = 37,5 (C).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3. Cho bảng số liệu biểu diễn số máy tính bán được mỗi ngày trong một tuần
tại một cửa hàng như sau:

Biểu đồ nào biểu diễn đúng số liệu bảng thống kê trên?


A.

B.

C.


D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Dựa vào bảng số liệu:
Ngày thứ 2 bán được 3 máy tính;
Ngày thứ 3 bán được 7 máy tính;
Ngày thứ 4 bán được 2 máy tính;
Ngày thứ 5 bán được 6 máy tính;

Ngày thứ 6 bán được 8 máy tính;
Ngày thứ 7 bán được 5 máy tính;
Ngày chủ nhật bán được 9 máy tính.
Ta có biểu đồ sau:


Vậy biểu đồ B là đúng với dữ liệu bảng thống kê.
Câu 4. Cho biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm
như dưới đây:

Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 – 2015 tăng (hay giảm) bao nhiêu phần trăm?
A. Tăng 0,17%;
B. Tăng 1,43%;
C. Giảm 0,17%;
D. Giảm 1, 43%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B


Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012, 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 5,25%; 5,42%;
5,98%; 6,68%.
Ta có so sánh: 5,25% < 5,42% < 5,98% < 6,68%.
Do đó tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 – 2015 tăng:
6,68%  5,25% = 1,43%.
Ta chọn phương án B.
Sử dụng biểu đồ biểu diễn sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010
–2018 để trả lời Câu 5, Câu 6 và Câu 7.

Bạn Minh đã lập được bảng thống kê như sau:


Câu 5. Dựa vào biểu diễn bảng số liệu trên, giá trị x cần điền vào bảng thống kê là:
A. 1 173;
B. 1 250;


C. 1 882;
D. 1 442.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, sản lượng của năm 2011 là 1 250 (nghìn tấn).
Vậy giá trị x cần tìm là: 1 250.
Ta chọn phương án B.
Câu 6. Trong giai đoạn này, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong
giai đoạn 2015 – 2018 là bao nhiêu nghìn tấn?
A. 4 563 nghìn tấn;
B. 6 445 nghìn tấn;
C. 3 222 nghìn tấn;
D. 5 104 nghìn tấn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2018 là:
1 341 + 1 780 + 1 442 + 1 882 = 6 445 (nghìn tấn).
Ta chọn phương án B.
Câu 7. Nếu quy ước rằng, sản lượng xuất khẩu cà phê trên 1 700 nghìn tấn là xuất
siêu thì những năm nào Việt Nam đạt sản lượng xuất khẩu xuất siêu?
A. 2012;
B. 2016;
C. 2018;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D


Sản lượng xuất khẩu cà phê đạt trên 1 700 nghìn tấn là các năm 2012 (1 734 nghìn
tấn), 2016 (1780 nghìn tấn), 2018 (1882 nghìn tấn).
Vậy ta chọn phương án D.
III. Vận dụng
Câu 1. Dân số Việt Nam từ năm 1979 đến năm 2019 được biểu diễn bằng đồ thị
dưới đây.

Tốc độ tăng dân số từ năm m đến năm n là tỉ số

ba
(%), với a, b lần lượt là dân
nm

số năm m, n.
Tốc độ tăng dân số của nước ta từ năm 2009 đến 2019 là bao nhiêu?
A. 1,07%;
B. 1,06%;
C. 1,05%;
D. 1,04%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Dân số nước ta năm 2009 là 85,8 triệu người; năm 2019 là 96,2 triệu người.
Tốc độ tăng dân số của nước ta từ năm 2009 đến 2019 là:

96,2  85,8
 1,04%.
2019  2009



Vậy tốc độ tăng dân số của nước ta từ năm 2009 đến 2019 là 1,04%.
Câu 2. Biểu đồ ở hình dưới đây biểu diễn thời gian tự luyện tập piano ở nhà các
ngày trong tuần của bạn Mai.

Tổng thời gian luyện tập piano ở nhà cả tuần của bạn Mai chiếm bao nhiêu phần
trăm tổng thời gian trong một tuần (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
A. 5%;
B. 96,2%;
C. 4,8%;
D. 4,6%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có tổng thời gian tự luyện tập piano ở nhà cả tuần của bạn Mai là:
60 + 90 + 80 + 80 + 70 + 50 + 50 = 480 (phút) = 8 giờ.
1 ngày có 24 giờ, 1 tuần có 7 ngày.
Do đó, tổng thời gian của 1 tuần là: 24.7 = 168 (giờ).
Vậy tổng thời gian luyện tập piano ở nhà tổng cả tuần của bạn Mai chiếm số phần
trăm tổng thời gian trong một tuần là:


8
.100%  4,8%
168

Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3. Biểu đồ biểu diễn số học sinh của một trường giai đoạn 2016 – 2020 như
sau:


Biết số học sinh nam năm 2020 chiếm 60% số học sinh toàn trường năm 2020. Số
học sinh nữ năm 2020 là:
A. 488 học sinh;
B. 732 học sinh;
C. 1 220 học sinh;
D. Cả A, B, C đều sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Năm 2020, số học sinh nam chiếm 60% số học sinh toàn trường nên số học sinh nữ
chiếm 100% – 60% = 40% số học sinh toàn trường.
Mà số học sinh toàn trường năm 2020 là 1 220 học sinh.
Do đó số học sinh nữ của trường đó năm 2020 là:


1 220 . 40% = 1 220 .

40
= 488 (học sinh).
100

Vậy số học sinh nữ năm 2020 của trường đó là 488 học sinh.



×