Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Luật quốc tịch của người hoa ở Indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.01 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA XHH – CTXX – ĐNA

Võ Vương Hoài Linh
MSSV: 1855010061

BÀI BÁO CÁO KHOA HỌC
MÔN: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
ĐỀ TÀI:
LUẬT QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở INDONESIA

Giảng viên
Thạc sĩ. Đặng Thị Quốc Anh Đào

Tp.HCM, tháng năm 2022.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


LUẬT QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI HOA Ở INDONESIA
Võ Vương Hoài Linh
Tóm tắt
Bài báo cáo nghiên cứu về Luật Quốc tịch và Quyền công dân của người Hoa ở
Indonesia.
Mục đích nghiên cứu của bài báo cáo là tìm hiểu về sự xuất hiện của người Hoa
và quyền công dân của họ trước khi Indonesia độc lập. Các luật và quy định về Luật
quốc tịch, quyền công dân cũng như tình trạng người Hoa ở Indonesia thông qua các
Luật trong Hiến Pháp nước Cộng hoà Indonesia, cụ thể là Luật số 62 năm 1958 và
Luật số 12 năm 2006 liên quan đến Quyền công dân.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử từ các nguồn tài liệu là các bài

nghiên cứu khoa học, báo chí và sách. Các kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu từ
các nghiên cứu có nguồn rõ ràng, uy tín. Từ đó đưa ra đánh giá các công trình nghiên
cứu liên quan đến đến đề tài. Đối tượng nghiên cứu là Luật Quốc tịch của người Hoa
ở Indonesia.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể kết luận rằng người Hoa trước khi ban hành
Luật số 62 năm 1958 ở thì quyền công dân của họ không nhận được sự ủng hộ. Sự
khác biệt về quốc tịch không được xác định giữa công dân và người nước ngoài.
Quyền công dân của người hoa ở Indonesia sau khi ban hành Luật số 62 năm 1958 đã
trải qua nhiều thay đổi khác nhau và làm cho một số người Hoa không có quốc tịch
Indonesia. Dựa trên những sự không phù hợp về triết học, luật học vfa tình hình phát
triển xã hội chung ở Indonesia. Luật số 12 năm 2006 được ban hành công nhận tất cả
người Indonesia gốc Hoa là công dân Indonesia và việc có quốc tịch kép bị hạn chế.
Từ khoá: luật quốc tịch, quyền công dân, người Hoa, Indonesia
1. Giới thiệu
Quyền công dân là một thứ quan trọng phải thuộc sở hữu của người có thể đảm
bảo việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người của mỗi công dân. Tại Indonesia,
các quy định về tình trạng công dân của một người được quy định trong Hiến pháp
năm 1945 của Cộng hoà Indonesia.


Dân số Indonesia không chỉ bao gồm người Indonesia bản địa, mà còn có những
cư dân gốc nước ngoài, một trong số đó là người Hoa. Dựa trến Luật Quốc tịch vào
năm 1909, người ta nói rằng mọi hậu duệ của Trung Quốc dù sinh ra ở đâu vẫn được
coi là công dân Trung Quốc, vì thế hậu duệ Trung Quốc sinh ở Indonesia đều có hai
quốc tịch. Năm 1955, một thoả thuận được ký kết giữa Trung Quốc và Indonesia,
trong đó nói rằng mọi người Trung Quốc không thể có quốc tịch Indonesia cũng như
quốc tịch Trung Hoa. Luật số 62 năm 1958 liên quan đến quốc tịch Indonesia được
ban hành, những người gốc Hoa có nghĩa vụ tuyên bố rằng học sẽ là công dân
Indonesia nếu họ chọn quốc tịch Indonesia. Việc ban hành Luật số 12 năm 2006 tuân
thủ nguyên tắc sẽ không còn là công dân Indonesia nếu có hai quốc tịch.

Theo như Tjoa Sik Ien cho rằng “Công dân Inonesia là những người có nguồn
gốc từ lãnh thổ của quốc gia Indonesia; những người không thuộc nhóm trên nhưng là
hậu duệ của một người nào đó trong nhóm đó và được sinh ra và cư trú trên lãnh thổ
của quốc gia Indonesia; những người không thuộc nhóm nói ở trên những đã sinh ra
và cư trú ở đó ít nhất năm năm liên tục, ít nhất 21 tuổi hoặc đã kết hôn trừ khi họ
tuyên bố phản đối trở thành công dân Indonesia vì học là công dân nước khác”. (Tjoa
Sik Ien, 1947)
Ngoài ra, tác giả Leo Suryadinata (1997) cũng đã nghiên cứu vấn đề này trong
cuốn sách “Political Thinking of the Indonesian Chinese 1900-1995: A Sourcebook
Second Edition, Singapore University Press -National University of Singapore,
pp.174-177 ”(Tư duy chính trị của người Trung Quốc ở Indonesia 1900-1995). Cuốn
sách này nhằm mục đích giới thiệu với độc giả về tư duy chính trị của người Hoa thiểu
số ở Indonesia kéo dài gần một thế kỷ 1900-1995. Bao gồm các bài viết, bài phát biểu,
thư và hồi ký của các nhà lãnh đạo của người Trung Quốc ở Indonesia – những người
có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy của người Hoa ở Indonesia.
Trong bài báo cáo này, sẽ thảo luận về sự phát triển các luật và quy định về Luật
quốc tịch, quyền công dân cũng như tình trạng người Hoa ở Indonesia thông qua các
Luật trong Hiến Pháp nước Cộng hoà Indonesia.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luật Quốc tịch của người Hoa ở Indonesia.


Bài báo cào này chủ yếu sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: bài báo cáo sử dụng nguồn tài liệu là sách, báo
chí, các bài nghiên cứu khoa học, các nguồn khác dưới dạng tài liệu lưu trữ. Từ kết
quả nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, kết hợp kết quả quan
sát, tổng hợp để xây dựng các luận điểm và luận chứng của bài tiểu luận.
Kỹ thuật thu thâp dữ liệu: sử dụng nghiên cứu các tài liệu uy tín, có nguồn rõ
ràng và chính xác liên quan đến bài báo cáo.
Kỹ thuật phân tích dữ liệu: sử dụng kỹ thuật phân tích lịch sử để thu thập và đánh

giá các nguồn tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về các chủ đề
liên quan đến bài báo cáo.
Ngoài ra, bài báo cáo có sử dụng tham khảo các tài liệu pháp lý chính bao gồm
Hiến pháp năm 1945, Luật số 62 năm 1958 và Luật số 12 năm 2006.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Người Hoa ở Indonesia trước đây
Sự xuất hiện của người Hoa ở Indonesia
Sự xuất hiện của người Hoa đến các quần đảo đã xảy ra hàng trăm năm trước
đây. Hầu hết những người di cư Trung Quốc là những người nghèo và đến từ phía
Nam Trung Quốc. “Sự nghèo khó của họ có thể được nhìn thấy từ công việc của họ
được xếp vào loại khó khăn, cụ thể là lao động, đồn điền hoặc buôn bán nhỏ” (Wang
Gung Wu, 1991).
Vào thế kỳ 17, trước khi thực dân Hà Lan đến Indonesia, thì người Hoa và người
Indonesia đã tham gia vào quan hệ thương mại. Mối quan hệ này đã được bắt đầu từ
thời nhà Hán 9206 TCN – 220 SCN). Thời điểm này, Trung Quốc đã mở đường giao
thương với các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó Java và Sumatra nằm trong
đường vận chuyển. Và dần dần nhiều người Trung Quốc đã di cứ đến các quần đảo
này. Hầu hết những người nhập cư này sau đó đã định cư trong nhiều thế hệ và không
trở về quê hương của họ nữa. Chính vì vậy, đã xuất hiện những người con lai giữa
người Hoa và người bản địa, được gọi là “Peranakan” và những người xem mình là


người Indonesia; vì họ sinh ra, lớn lên, làm việc và chết ở đây; thậm chí đa số học
không biết nói tiếng Trung Quốc và xem Indonesia là quê hương của mình.
Vào cuối triều đại nhà Minh (1368-1644) và đầu triều đại nhà Thanh (16441911), số lượng người Hoa di cư đến quần đảo ngày càng tăng do các cuộc tấn công ở
Trung Quốc. Năm 1628 ở Batavia (thủ đô Jakarta ngày nay) chỉ có 3000 người đến
năm 1739 đã tăng lên 10.574 người. Người Hoa nhập cư trên quần đảo có thể sống
cạnh tranh trong hoà thuận và hoà bình với các người dân địa phương bằng cách mang
các nền văn hoá tương ứng của họ cùng nhau phát triển nền kinh tế địa phương. “Sự
tồn tại của họ mang lại rất nhiều lợi nhuận và mang lại sự phát triển cho khu vực họ

sinh sống. Họ mang đến công nghệ từ đất nước của mình như: sản xuất mía đường,
đậu phụ, mì, bún, nước tương, sản xuất đồ gia dụng, ... Người Hoa rất siêng năng làm
việc trong mọi lĩnh vực như thương nhân, nông dân, thợ rèn, thợ mộc, ...” (Hembing
Wijayakusuma, 2005).
Người Hoa ở Indonesia chủ yếu sống trên đảo Java. Năm 1930, gần 50% người
Hoa ở Indonesia. Ở Java, nơi họ sinh sống họ bị tách biệt khỏi người bản xứ. Hầu hết
mọi thành phố ở Java đều có khu được gọi là “Chinatown” có nghĩa là nơi sinh sống
của người Hoa. Có một số ý kiến liên quan đến sự xuất hiện của người Hoa ở Java
rằng trước khi người Hà Lan đến Indonesia vào năm 1569 sau Công nguyên, không có
khu định cư của người Hoa nào ở Java. Các khu định cư của họ bắt đầu tồn tại sau khi
người Hà Lan quay trở lại Banten. Wang Gung Wu nói rằng sự xuất hiện của các khu
định cư của người Hoa ở Java là trong khoảng những năm 1405-1430. (Markhamah,
2000).
Quyền công dân của người Hoa khi Indonesia bắt đầu độc lập
Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vào giữa tháng 8 năm 1945. Các nhà lãnh đạo
Indonesia tuyên bố độc lập của Cộng hoà Indonesia. Một quốc gia mới ra đời đồng
nghĩa với việc từ đó xuất hiện nhóm người có mối quan hệ đặc biệt với một quốc gia công dân. Một ngày sau, Hiến pháp được thông qua. Trong Hiến pháp quy định rằng
những người có quốc tịch khác cư trú ở Indonesia, công nhận Indonesia là quê hương
của họ và trung thành với Cộng hoà Indonesia có thể trở thành công dân. Từ đó, có thể
kết luận rằng có nhiều nhóm công dân Indonesia khác nhau, là công dân Indonesia và
công dân Indonesia gốc nước ngoài. Ngoài ra, luật còn quy định rằng công dân


Indonesia bao gồm những người bản địa sống trong các khu vực ở Indonesia và những
người không thuộc nhóm đề cập trên, nhưng sinh ra ở các khu vực lãnh thổ của
Indonesia và đã sống ở đó trong 5 năm liên tiếp cũng như những người trên lãnh thổ
đến năm 21 tuổi, với điều kiện là họ không từ chối quốc tịch Indonesia.
Phần lớn người Hoa sống ở Indonesia, đặc biệt là những người sống ở Java, được
sinh ra ở Indonesia trong thời kỳ thuộc địa họ đã trở thành công dân Indonesia (nếu họ
không từ chối quốc tịch Indonesia). Đạo luật quốc tịch năm 1946 được ban hành chỉ

kiểm soát một khu vực nhỏ vào thời điểm đó, ít tác dụng với phần lớn dân số người
Hoa. Tuy nhiên, các chính sách tự do về quyền công dân không nhận được sự ủng hộ
của người Indonesia bản địa. Người Indonesia không tin tưởng vào người Hoa và coi
họ như những người nước ngoài rất khó để đồng hoá. Cơ sở lý luận của việc thực hiện
một chính sách tự do như vậy có lẽ có thể được giải thích trong điều kiện “hoàn cảnh
khách quan”, cụ thể là tình hình mà Chính phủ Cộng hoà phải đối mặt. Chính phủ
Indonesia lúc bấy giờ vẫn phải đang đối mặt với sức mạnh của thực dân Hà Lan nên
họ rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc để giúp cho cuộc đấu tranh giành độc lập chính
trị. “Về số lượng người Hoa trong lãnh thổ Indonesia đã nhập quốc tịch Indonesia bởi
vì những người thưo chủ nghĩa dân tộc Indonesia chống lại Trung Quốc mạnh mẽ, họ
không chắc liệu Chính phủ Hà Lan hay Quốc dân đảng có thể đảm bảo an toàn cho họ
hay không nên rất có thể hầu hết họ không từ chối quốc tịch Indonesia” (Leo
Suryadinata, 1984).
Năm 1955, cuộc đàm phán giữa Jakarta và Bắc Kinh diễn ra với sự kết thúc của
Hội nghị Á-Phi. Hiếp ước về hai quốc tịch giữa Trung Quốc và Indonesia được ký kết.
Hiệp ước chủ yếu quy định rằng những người Hoa tại địa phương được luật pháp
Indonesia coi là công dân Indonesia (năm 1950 có khoảng 1,1 triệu người). Đồng thời
cũng có thể yêu cầu nhập quốc tịch Trung Quốc theo luật pháp Trung Quốc. Các điều
khoản của hiệp định nêu rõ rằng người trên 18 tuổi có song tịch, sẽ có 2 năm để chọn
quốc tịch. Công dân song tịch dưới 18 tuổi phải chọn quốc tịch trong vòng 1 năm sau
khi đủ 18 tuổi hoặc sau khi kết hôn. Hiệp định hai quốc tịch sẽ có hiệu lực sau 20 năm
kể từ khi Quốc hội của mỗi nước ký kết phê chuẩn.
3.2. Luật số 62 năm 1958 quy định về quốc tịch của người Hoa ở Indonesia
Bối cảnh ban hành Luật số 62 năm 1958


Năm 1949, Đảng Cộng sản thành công trong việc giành chính quyền ở Trung
Quốc nhưng vẫn duy trì Đạo luật quốc tịch Trung Hoa Dân quốc được ban hành vào
năm 1929. Đạo luật này sử dụng nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là, miền là người được
sinh ra bởi người Trung Quốc khắp mọi nơi được tuyên bố là người Trung Quốc.

Những người Hoa ngoài là công dân ở Indonesia còn là công dân Trung Quốc. Tại thời
điểm được công nhận chủ quyền (27/12/1949), Chính phủ Đài Loan đã ngay lập tức
công nhận về độc lập của Cộng Hoà Indonesia. Tuy nhiên, Indonesia có xu hướng thiết
lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Phản ứng tích cực của Trung Quốc được đánh
dấu bằng việc có Đại sứ Trung Quốc đầu tiên tại Indonesia năm 1950. Từ khi mới đến,
Đại sứ Trung Quốc đã tích cự vận động thu hút xu hướng của người Indonesia gốc
Hoa đến Trung Quốc và đã có sự tranh giành ảnh hưởng giữa người Indonesia và
Trung Quốc. Điều này đặc biệt đã xảy ra trong quá trình xác định quyền công dân dựa
trên giai đoạn quyền chọn quốc tịch. Một số người Indonesia gốc Hoa đã chính thức từ
chối nhập quốc tịch Indonesia. Khi thời gian chọn quốc tịch kết thúc, có khoảng
600.000 đến 700.000 (khoảng 40%) người Hoa đã chính thức từ chối quốc tịch
Indonesia. Do sự không hài lòng ngày càng tăng, một dự thảo về quyền công dân của
Cộng hoà Indonesia đã được soạn thảo vào năm 1954.
Luật quốc tịch năm 1954 đã được trình lên Quốc hội Indonesia và công dân
Trung Quốc sẽ mất quyền công dân nếu họ không đáp ứng bất kỳ điều nào sau đây:
- Cung cấp bằng chứng rằng cha mẹ của họ được sinh ra trong khu vực Indonesia
và đã cứ trú ở Indonesia ít nhất 10 năm.
- Chính thức từ chối quốc tịch Trung Quốc.
Mục đích của việc thực hiện luật này có liên quan mật thiết đến nhận thức của
người Indonesia về người Hoa, không tin tưởng vào họ, không chỉ mạnh về kinh tế mà
còn “không đồng nhất”. Rõ ràng là Chính phủ Indonesia đang chú ý đến việc hình
thành một “quốc gia Indonesia đồng nhất”. Nếu Luật Quốc tịch Indoensia được thông
qua mà không có nhiều thay đổi thì nhiều người Indonesia gốc Hoa sẽ mất quyền công
dân vì họ không những không biết nhiều về thủ tục pháp lý mà còn không thể cung cấp
các bằng chứng khác để chứng minh những điều trên. Nhiều nhà lãnh đạo Indonesia lo
lắng về hậu quả nếu có quá nhiều người Hoa ở Indonesia. Tuy nhiên, nhiều khó khăn
đã xảy ra và Indonesia đã rút lại kế hoạch.


Năm 1955, Hiệp định về hai quốc tịch giữa Trung Quốc và Indonesia được ký

kết. Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào thời điểm đó đã tuyên bố rằng ông sẽ trình bày Luật
Quốc tịch mới được đề xuất cho Nội các và các điều tương tự trước Quốc hội. Năm
1957, kế hoạch đã nhận được sự chấp thuận của Nội các và năm 1958 đã được Quốc
hội thông qua sau những cuộc tranh luận kéo dài.
Luật số 62 năm 1958 và quốc tịch của người Hoa ở Indonesia
Về cơ bản, Luật số 62 năm 1958 giống như kế hoạch năm 1954. Luật quy định
rằng những người đã trở thành công dân theo các luật và quy định hiện hành ở
Indonesia sẽ vẫn trở thành công dân Indonesia. Công dân Indonesia gốc Hoa không
cần phải tuyên bố trước toà rằng họ muốn giữ quốc tịch Indonesia. Tuy nhiên, nếu luật
được đọc cùng với Thoả thuận hai quốc tịch (phê chuẩn năm 1957) giữa Trung Quốc
và Indonesia thì tuyên bố bỏ quốc tịch Trung Quốc vẫn là một yêu cầu. Việc này
nhằm thể hiện lòng trung thành với Indonesia. Phần quan trong nhất trong Luật số 62
năm 1958 là điều 4 và điều 5, những điều liên quan đến việc nhập quốc tịch của người
Hoa. Người Trung Quốc sinh ra ở Indonesia có cha mẹ cư trú và sinh ra ở Indonesia có
thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Indonesia nếu họ đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, nếu như trên
18 tuổi hoặc nếu cha mẹ không sinh ra ở Indonesia thì người đó phải đăng ký nhập
quốc tịch theo điều 5. Đó là:
- Đáp ứng các nhu cầu về cư trú (ít nhất 5 năm liên tục hoặc 10 năm không liên
tục sinh sống ở Indonesia).
- Yêu cầu về ngôn ngữ (bao gồm kiến thức về lịch sử Indonesia).
- Có nguồn thu nhập lâu dài và phải trả cho Nhà nước 500-10.000 Rupiah hoặc
số tiền không cao hơn thu nhập kiếm được trong một tháng.
Theo ý kiến của Willmott, ông nói rằng “động thái này yêu cầu rằng một người
Hoa ở Indonesia phải đưa ra tuyên bố phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành
trong nước (Trung Quốc) để từ bỏ quốc tịch Trung Quốc của mình”. Theo đó, sẽ
không có người Hoa nào có thể hưởng lợi từ các quy định của Luật số 62 năm 1958.
Tuy nhiên, luật này được xem là không còn phù hợp với triết học, luật học và xã hội
học cùng với sự phát triển của xã hội và Hiến pháp của Cộng hoà Indonesia. Thế nên,



đã hình thành nên Luật số 12 năm 2006 liên quan đến Luật Quốc tịch của người Hoa ở
Indonesia, tất cả các luật trước đó đã bị thu hồi và tuyên bố không hợp lệ.
3.3. Luật quốc tịch của người Hoa ở Indonesia khi ban hành Luật số 12 năm 2006
cho đến nay
Khi Luật số 62 năm 1958 được ban hành quy định hầu hết hàng triệu người
người gốc Hoa ở Indonesia không có quốc tịch, chỉ những người bản địa mới được tự
động cấp quyền công dân. Vào tháng 7 năm 2006, Indonesia đã ban hành Luật Quốc
tịch mới đó là Luật số 12 năm 2006.
Theo Luật số 12 năm 2006 tuyên bố rằng: “Quốc tịch là một thủ tục để người
nước ngoài có được quốc tịch Cộng hoà Indonesia thông qua một số thủ tục”. Theo
Điều 9 Luật số 12 năm 2006 quy định: Người nộp đơn có thể nộp đơn xin nhập quốc
tịch nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Đủ 18 (mười tám) tuổi hoặc đã kết hôn.

-

Tại thời điểm nộp hồ sơ đã cư trú trên lãnh thổ Cộng hịa Indonesia ít nhất 5
năm liên tục hoặc ít nhất 10 năm khơng liên tục.

-

Khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

-

Có thể nói tiếng Indonesia và công nhận nền tảng nhà nước của Pancasila và
Hiến pháp năm 1945 của Cộng hòa Indonesia.


-

Chưa từng bị phạt tù từ một năm trở lên.

-

Nếu nhập quốc tịch Cộng hòa Indonesia, họ phải từ bỏ cơng dân song tịch.

-

Có một công việc và hoặc một khoản thu nhập cố định.

-

Nộp tiền căn cước công dân vào kho bạc nhà nước.
Luật số 12 năm 2006 của Indonesia áp dụng nguyên tắc nguyên tắc “ius soli”

(dựa trên nơi sinh) nơi có quốc tịch của một người dựa trên nơi sinh. Ngoài ra, Luật số
12 năm 2006 cũng áp dụng quốc tịch đơn và quốc tịch kép bị hạn chế. Theo website
Inter Press Service, luật mới xác định một người Indonesia là người sinh ra ở nước
này, “hành động này đã cho phép nhiều người Indonesia gốc Hoa thuộc các gia đình
đã ở đất nước này qua nhiều thế hệ nhưng không quốc tịch trở thành công dân chính
thức của đất nước” (Seneviratne, K. 2007, Ethnic Chinese Find New Acceptance). Bài
viết của Jakarta Post cũng nói rằng luật mới cho phép người Indonesia gốc Hoa “nắm
giữ một số chức vụ quan trọng của Chính phủ, bao gồm cả chức vụ Tổng thống, trước


đây đối với họ là không có cơ hội”. (Hera, D. 2006, Law provides more inclusive
definition of being Indonesian). Một trong những khía cạnh quan trọng của luật là xoá
bỏ “sự phân biệt giữa người Indonesia bản địa” và “không bản địa”- từ lâu được coi là

sự phân biệt đối xử của người Indonesia gốc Hoa.
Tư cách công dân của cộng đồng người Hoa ở Indonesia là công dân Indonesia,
vì họ đã sống ở đây một thời gian dài, thậm chí đã sống ở Indonesia trong nhiều thế hệ
và luôn nghĩ rằng Indonesia là đất nước của họ. Nhìn chung, người Hoa ở Indonesia
biết về Luật quốc tịch hiện hành nhưng vẫn chưa hiểu rõ về nó là do Chính phủ hoặc
những người có thẩm quyền không xã hội hoá cho họ về Luật quốc tịch. Trong Luật
ghi nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử về sự hiện diện của người Hoa tại
Indonesia. Luật số 12 năm 2006 đã có tác động tích cực đến người Hoa ở Indonesia, cụ
thể là về các quyền với tư cách là công dân Indonesia. Việc thực hiện Luật số 12 năm
2006 có lợi cho người dân Indonesia, đặc biệt là người gốc Hoa. Luật này bao gồm các
điều khoản phù hợp với mong đợi và yêu cầu của người dân Indonesia trong thế giới
cải cách đòi hỏi sự tồn tại và sinh sống lâu dài ở Indonesia.
Cộng đồng người Hoa ở Indonesia khi Luật số 12 được ban hành có quyền và
nghĩa vụ công dân. Những quyền và nghĩa vụ này rất quan trọng, sẽ được thực hiện
đúng đắn nếu mọi công dân đóng vai trò tích cực trong việc xác định đường lối của
chính trị và Chính phủ. Quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống được đảm bảo
pháp lý, được đặt trên cơ sở pháp luật cao hơn. Điều này trước khi có Luật số 12 năm
2006 thì người Hoa ở Indonesia không được quan tâm. Sự tồn tại của nguyên tắc và sự
công bằng này tạo ra một đảm bảo rằng sự phân biệt đối xử chống lại người Hoa sẽ
không còn tồn tại ở Indonesia.
Trên cơ sở này, một người gốc Hoa sinh ra ở Indonesia chưa bao giờ mang quốc
tịch nước ngoài có quyền nhập quốc tịch Indonesia. Điều vẫn chưa rõ ràng là cải cách
luật này ảnh hưởng như thế nào đến những người sinh ra ở Indonesia nhưng đã rời đi
một thời gian dài mà không nhập quốc tịch nước ngoài. Bất chấp việc cải cách Luật
Quốc tịch năm 2006, có báo cáo cho rằng một số người gốc Hoa đang gặp phải vấn đề
đảm bảo quyền công dân Indonesia. Một báo cáo vào tháng 4/năm 2009 trên tờ Jakarta
Post nói rằng “ít nhất 600 cư dân Nam Sumatra là người gốc Hoa vẫn chưa đảm bảo


quyền công dân Indonesia” (600 Sumatran Chinese yet to receive citizenship: Official

2009).
Luật số 12 năm 2006 đảm bảo sự chắc chắn hơn về mặt pháp lý cho một số công
dân Indonesia bao gồm cả dân bản địa. Tuy nhiên, điều vẫn đang diễn ra cho đến là
việc thực hiện nó vẫn chưa được được giám sát đầy đủ bởi các bên liên quan. Cho đến
nay, công dân gốc Hoa vẫn thường gặp khó khăn khi xin các giấy tờ cư trú như giấy
khai sinh hay hộ chiếu do sự thúc giục của một số quan chức Chính phủ yêu cầu phải
có minh chứng quốc tịch Indonesia.
4. Kết luận
Một trong những yếu tố cần thiết nhất của một quốc gia là công dân quốc gia. Là
một thành viên của một quốc gia, một công dân có địa vị đặc biệt ở đất nước của họ.
Nó có quyền và nghĩa vụ đối với đất nước. Nhà nước pháp quyền từng điều chỉnh mối
quan hệ giữa nhà nước và công dân ở Indonesia đã trải qua một số thay đổi, một trong
số đó là Luật số 62 năm 1958. Tuy nhiên, luật này cho thấy một số điểm yếu, cụ thể là
nó không đáp ứng các yếu tố triết học, luật học và xã hội học. Về mặt triết học, Luật số
62 năm 1958 không phù hợp với triết lý Pancasila vì phân biệt đối xử và không đảm
bảo việc thực hiện các quyền và bình đẳng của con người giữa các công dân. Về mặt
pháp lý, cơ sở Hiến pháp để hình thành Luật số 62 năm 1958 là luật năm 1950 đã
không còn hiệu lực kể từ khi Nghị định của Tổng thống ngày 5/7/1959 nhắc lại Hiến
pháp năm 1958. Tại thời điểm này, Hiếp pháp năm 1945 cũng đã có một số thay đổi
sửa đổi để đảm bảo tốt hơn việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Về mặt
xã hội học, luật này không còn phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của người dân
Indonesia - là một phần của cộng đồng quốc tế, đòi hỏi sự bình đẳng về đối xử và địa
vị của công dân trước Pháp luật.
Luật số 12 năm 2006 được ban hành, cộng đồng người Hoa cần tìm hiểu rõ về
luật này để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ với tư cách là công dân Indonesia
và nâng cao ý thức của họ với đất nước Indonesia. Điều kiện này phải được thay đổi
để phù hợp với sự tiến bộ của thời đại, hy vọng rằng sau khu ban hành Luật số 12 năm
2006, người Hoa hiểu biết về quyền và nghĩa vụ như công dân Indonesia và có thể
bình đẳng trước Pháp luật. Sự tồn tài của Luật số 12 năm 2006 tiếp tục đảm bảo quyền
bình đẳng là cơ sở cho Nhà nước Cộng hoà Indonesia trong việc đảm bảo rằng mọi cá



nhân đều có vị trí như nhau về các quyền và nghĩa vụ bất kể địa vị, dân tộc, chủng tộc
nào. Vì vậy, cần phải hiểu biết về Luật số 12 năm 2006 cho tất cả công dân Indonesia,
đặc biệt là công dân dân tộc thiểu số hoặc công dân gốc Hoa. Để người Hoa không bị
nhầm lẫn về sự tồn tại của Đạo luật.


Tài liệu tham khảo
1. Azyumardi Azra (2003), “Pendidikan Kewarganegaraan (Civic Education):
Demokrasi, Hak Asasi Manusia dan Masyarakat Madani”,. Jakarta :
Predana Media.
2. Gungwu,Wang dan Jennifer Cushman (1991), “Perubahan Identitas Orang
Cina di Asia Tenggara”, Jakarta: Pustaka Grafiti.
3. Justian Suhandinata (2009), “WNI Keturunan Tionghoa dalam Stabilitas
Ekonomi dan Politik Indonesia”, Jakarta: Gramedia Pustaka Utama.
4. Leo Suryadinata (1999), “Etnis Tionghoa dan Pembangunan Bangsa”, Jakarta:
PT, Pustaka LP3ES Indonesia.
5. Mely G.Tan (1981), “Golongan Etnis Tionghoa di Indonesia”, Jakarta:
Gramedia.
6. Coppel, Charles A (1983), “Indonesian Chinese in Crisis”, Kuala Lumpur:
Oxford University Press.
7. Tjoa, Sik Ien (1947), “Peranakan Chinese and Indonesian Citizenship”, in Leo
Suryadinata (editor) Political Thinking of the Indonesian Chinese 1900-1995: A
Sourcebook, Second Edition, Singapore University Press - National University
of Singapore, 1997, pp.174-177.
8. Gautama, S (1996), “Hukum Kewarganegaraan”, Jakarta: PT. Gramedia
Pustaka.
9. Kansil, CST (2000), “Hukum Tata Negara Republik Indonesia”, Jakarta: PT.
Asdi Mahasatya.



PHỤ LỤC



×