Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xu Hướng Môi Trường Và Sức Khỏe Người Lao Động Tại Một Công Ty Khai Thác Than Tỉnh Lạng Sơn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY
KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY
KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2018



Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân


HÀ NỘI - 2019

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,
Viện đào tạo Y học dự phịng và Y tế cơng cộng, trường Đại học Y Hhà
NNnội đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân, người thầy thực sự tâm huyết, đã tận
tình chỉ dạy, động viên khích lệ và dành nhiều thời gian hướng dẫn em trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật
tỉnh Lạng Sơn, các anh chị khoa Sức khỏe nghề nghiệp, phịng Kế hoạch – Tài
chính đã ủng hộ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt qua trình
học tập và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, phòng Tổ chức –
hành chính, phịng y tế - Cơng ty Than Na Dương – VVMI đã hỗ trợ, giúp đỡ
em rất nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, để em có thể thực hiện tốt

nhất đề tài này
Sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong
gia đình, bạn bè đã hết lịng ủng hộ, chia sẻ và hỗ trợ em trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm
2018

Trần Thị Lan Hương


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phịng quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Phòng quản lý đào tạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên em là Trần Thị Lan Hương – Học viên cao học khóa 26 – Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng. Em xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Lê Thị Thanh Xn
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung
thực, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20

tháng 5 năm 2019


Học viên

Trần Thị Lan Hương


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BNN

Từ đầy đủ
Bệnh nghề nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

ĐTNC
GDP
IARC

Đối tượng nghiên cứu
Gross Domestic Product (tổng sản phẩm Quốc nội)
International agency for research on cancer (Tổ chức nghiên cứu

ILO
MTLĐ

ung thư quốc tế)
International Labor Organization (Tổ chức lao động Quốc tế)

Môi trường lao động

NLĐ

Người lao động

NIOSH

National institute for Occupational safety and health (Viện an toàn

SL
QCVN
TCCP
TCVN

và Sức khỏe nghề nghiệp (Hoa Kỳ))
Số lượng
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam

TMH
TNT
WHO

Tai mũi họng
Trinitrotoluen
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)



MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
HÀ NỘI - 2019....................................................................2
HÀ NỘI - 2019....................................................................4
HÀ NỘI - 2019....................................................................4
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao
động...................................................................................6
1.2.Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động
ngành than............................................................................
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành
than trong nước và trên thế giới.........................................12
1.3.1. Thế giới..................................................................12
1.3.2. Tại Việt Nam..........................................................13
1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành
than trong nước và trên thế giới.........................................15
1.4.1. Thế giới..................................................................15
1.4.2 Tại Việt Nam...........................................................17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.............................................23
2.2.1. Môi trường lao động...............................................23
2.2.2. Người lao động.......................................................24
2.7. Phương pháp thu thập số liệu......................................28
2.8.Xử lý và phân tích số liệu..............................................29
2.8. Đạo đức nghiên cứu.....................................................30


Chương 3........................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................2
PHỤ LỤC.........................................................................................................3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả độ ẩm khơng khí MTLĐ................................................34
Bảng 3.2. Kết quả số mẫu độ ẩm khơng khí MTLĐ đạt TCCP................35
Bảng 3.3. Kết quả tốc độ gió mơi trường lao động.....................................35
Bảng 3.4. Kết quả mẫu tốc độ gió môi trường lao động đạt TCCP..........36
Bảng 3.5. Kết quả nồng độ bụi tồn phần mơi trường lao động...............36
Bảng 3.6. Kết quả nồng độ bụi hô hấp môi trường lao động.....................37
Bảng 3.7. Kết quả tiếng ồn chung môi trường lao động............................38
Bảng 3.8. Kết quả nồng độ khí CO mơi trường lao động..........................39
Bảng 3.9. Kết quả nồng độ khí H2S mơi trường lao động.........................40
Bảng 3.10. Kết quả nồng độ khí SO2 mơi trường lao động.......................40
Bảng 3.11. Kết quả nồng độ khí CO2 môi trường lao động.......................41
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời............................43
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề...............43
Bảng 3.14. Cơ cấu bệnh tật người lao động................................................49
Bảng 3.15. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất....................................................53
Bảng 3.165. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic trong các nhóm nghề......55
Bảng 3.176. Tỷ lệ mới mắc bụi phổi silic trong các nhóm nghề................56
Bảng 3.187. Tỷ lệ bệnh hơ hấp ở các nhóm nghề........................................56
Bảng 3.198. Tỷ lệ bệnh tai mũi họng ở các nhóm nghề..............................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.14. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất………………………….……......
Error: Reference source not found


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống sàng than Na Dương.........................22
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp cung cấp năng
lượng quan trọng cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Dù là khai thác than hầm lò hay khai thác than lộ thiên đều đóng
góp rất nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm
cho nhiều lao động trong xã hội…
Tuy nhiên khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy
hiểm [1], cùng với điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, các yếu tố tác
hại nghề nghiệp có thể phát sinh trong quá trình khai thác chế biến than như
là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc…. đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động, tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến
nghề nghiệp [2].
Tại Việt Nam, vấn đề môi trường lao động và sức khỏe người lao động
trong ngành khai thác than cũng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường lao
động ngành than bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, hơi khí độc, tiếng ồn cũng
như vi khí hậu nóng [3], [4], [5]. Nhiều vị trí lao động nồng độ bụi hơ hấp
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 1521%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%,
trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản
mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Làm việc trong mơi trường lao động có nhiều
yếu tố tác hại nghề nghiệp nên bệnh tật ở người lao động trong ngành than rất
đa dạng, các bệnh hơ hấp, ngồi da, mắt, cơ xương, đặc biệt là bệnh bụi phổi
silic, bụi phổi than… [6], [7], [8], [9], [10].

Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn được thành lập đến nay
được 59 năm. Mặc dù máy móc đã được cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết


2

bị máy móc đã được tiến hành nhưng chưa được đồng bộ. Hơn nữa than ở đây
có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể tự bốc cháy sinh ra hơi khí độc như: CO,
CO2, H2S, NO2, SO2. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như
bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu khơng thuận lợi cũng góp phần làm tăng ơ
nhiễm mơi trường lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Theo
báo cáo của Cơng ty, hàng năm vẫn có người mắc mới bụi phổi silic nghề
nghiệp. Bệnh bụi phổi silic là bệnh sơ hố phổi, tiến triển khơng hồi phục do
hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao [11], [12]. Cho đến nay vẫn chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu. Ngay cả sau khi người lao động được khám phát hiện
bệnh, đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc khỏi mơi trường bị ơ
nhiễm [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh
tật người lao động của Công ty sẽ giúp Cơng ty và người lao động chủ động
dự phịng sớm các bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao
động nơi đây hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu “Xu hướng môi trường và sức
khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2014-2018” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả xu hướng môi trường lao động Công ty Than Na Dương – VVMI
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.
2. Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương –
VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động và sức khỏe
người lao động
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động
* Môi trường lao động
Môi trường lao động là khơng gian của khu vực lao động trong đó người
lao động làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động. Sức khỏe người lao
động và mơi trường cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường lao
động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm chí có thể
dẫn tới tử vong. Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo tổng hợp
trạng thái của môi trường lao động [12].
Môi trường lao động bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, vi sinh vật và
tâm lý – xã hội.
Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng, người lao động làm ở các ngành
nghề khác nhau, yếu tố môi trường tác động lên sức khoẻ người lao động khác
nhau và do đó mơ hình bệnh tật cũng có sự khác nhau.
*Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điều
kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.
Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh thế được biểu hiện
thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, q trình
cơng nghệ, năng lực của người lao động, mơi trường lao động và sự sắp xếp,
bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng
trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện
nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý
của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một
yếu tố gắn liền với điều kiện lao động [14].



4

*Vi khí hậu trong lao động
Vi khí hậu là trạng thái lý học của mơi trường khơng khí trong khoảng
khơng gian thu hẹp, có liên quan đến q trình điều hòa nhiệt của cơ thể, bao
gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của khơng khí và bức xạ nhiệt [15].
Nhiệt độ là sự nóng hay lạnh của khơng khí trong q trình làm việc. Nhiệt độ
khơng khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm của cơ thể; Độ ẩm
khơng khí là khái niệm chỉ lượng nước có trong khơng khí nơi làm việc. Độ
ẩm đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra các stress nhiệt trên cơ thể, sự
mất cân bằng về độ ẩm đều có tác hại đến người lao động: độ ẩm cao kết hợp
với nhiệt độ cao sẽ gây khó chịu và say nóng. Ngược lại, độ ẩm cao, nhiệt độ
thấp sẽ gây lạnh buốt và cảm lạnh. Nhiệt độ khơng khí thấp làm giảm nhiệt độ
da, giảm cảm giác tiếp xúc, giảm khả năng co của cơ, giảm khả năng làm việc;
Chuyển động khơng khí là sự thay đổi vị trí luồng khơng khí từ nơi có áp suất
cao đến nơi có áp suất thấp, có vai trị quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt
của cơ thể. Vi khí hậu có ảnh hưởng mật thiết với tình trạng sức khỏe và khả
năng làm việc của người lao động trong suốt thời gian người đó làm việc.
Điều kiện lao động tốt, cơ thể thoải mái, thì người lao động sẽ làm việc hiệu
quả hơn. Điều kiện vi khí hậu xấu như nóng q, lạnh q, ẩm q, khơ q sẽ
làm căng thẳng q trình điều hịa nhiệt, suy giảm sức đề kháng, gây cho
người lao động dễ mắc các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời
tiết [14].
*Tiếng ồn trong lao động
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe,
cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà con người
không mong muốn [16]. Tác hại của tiếng ồn tăng khi tiếng ồn có tần số cao,
cườngbiên độ lớn, khơng ổn định, tiếng ồn xung, thời gian tiếp xúc dài và khi



5

kết hợp với các điều kiện bất lợi khác của môi trường lao động như nhiệt độ
cao, độ ẩm lớn, hơi khí độc… Ngồi ra, tác hại của tiếng ồn cịn phụ thuộc vào
tính cảm thụ cá nhân của người lao động [17]. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ
thể được biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện sản xuất vì có nhiều bộ phận
phát ra tiếng ồn [16]. Tiếng ồn gây nhiều tác hại đối với người lao động: gây
điếc nghề nghiệp, gây ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và các tác hại tồn
thân như ù tai, đau đầu, giảm tập trung, rối loạn tiền đình, tác động lên hệ tim
mạch, sút cân, gầy yếu, ngủ hay giật mình, … [14].
*Bụi trong lao động
Bụi trong mơi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.
Bụi là một tập hợp nhiều phân tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trong
khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,
khói, mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do
quá trình sản xuất gây nên. Bụi nhỏ hơn 0,1µm lơ lửng trong khơng khí,
khơng ở lại phế nang. Bụi kích thước từ 0,1µm đến 5µm ở lại phổi, chiếm 8090%. Bụi từ 5-10µm vào phổi nhưng lại được giữ lại ở phế quản và được các
lông chuyển của tế bào của phế quản ra họng. Bụi lớn hơn 10µm đọng lại ở
vách mũi. Nhờ có hệ thống hơ hấp mà con người có thể cản và loại trừ được
90% bụi có kích thước khoảng trên 5µm. Tác hại của bụi đối với hệ thống hô
hấp phụ thuộc nhiều vào kích thước của hạt bụi, thành phần hóa học và tốc độ
lắng. Tác hại nguy hiểm nhất của bụi là gây xơ hóa phổi. Đó là dấu hiệu đăc
trưng trong các bệnh phổi [18].
*Hơi khí độc trong lao động
Chất độc công nghiệp là những chất gặp phải trong quá trình lao động
sản xuất của con người. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể dù với một
lượng nhỏ cũng gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ thể cân bằng sinh



6

học, rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ
quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động

*Sức khỏe người lao động
Sức khỏe người lao động là tình trạng sức khỏe của từng người trong
các vị trí lao động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp
trong điều kiện lao động của họ.
*Phân loại sức khỏe người lao động
Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, sức khỏe người lao động được chia thành 5 mức bao gồm:
Loại I1: Rất khỏe; Loại II2: Khỏe. Loại III3: Trung bình; Loại IV4: Yyếu;
Loại V: rất yếu (phụ lục 1).
Đối tượng được phép lao động là các đối tượng có sức khỏe từ loại I
đến loại III. Một số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trí vào những
cơng việc phù hợp. Loại V khuyến cáo không được lao động [19].
*Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp
hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều
kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra
từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di
chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phịng tránh được [12].
Năm 2016 Bộ Y tế bổ sung thêm 4 bệnh, nâng số bệnh nghề nghiệp
được Bảo hiểm Y tế chi trả lên thành 34 bệnh [13]. Tuy vẫn chỉ bằng 1/3 trung
bình số bệnh của các nước phát triển nhưng đây đã là nỗ lực lớn của ngành và
của cả xã hội trong cơng cuộc chăm sóc sức khỏe người lao động.
Hiện nay, Bộ Y tế phân loại 34 bệnh nghề nghiệp bao gồm:



7

- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản: Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi asbest hay bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi
bông nghề nghiệp; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Bệnh hen nghề
nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: Bệnh nhiễm độc chì nghề
nghiệp; Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzene và đồng đẳng của benzene;
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc mangan nghề
nghiệp. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc
asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit (CO) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cadimi
nghề nghiệp.
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh phóng xạ nghề
nghiệp; Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp); Bệnh rung chuyển nghề
nghiệp bao gồm cả rung chuyển toàn thân; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh
đục thủy tinh thể nghề nghiệp.
- Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp: Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh loét
da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do
crom); Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung
quanh móng (do tiếp xúc mơi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài) nghề nghiệp;
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
- Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: Bệnh lao nghề nghiệp; Bệnh
viêm gan virus (bao gồm cả viêm gan virus B, C) nghề nghiệp; Bệnh
Leptospira nghề nghiệp (Leptospirosis); Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp.
1.2. Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than
Trong cuộc sống, con người và mơi trường có mối liên quan khăng khít
với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Những mơi trường nào có càng nhiều



8

yếu tố bất lợi, ô nhiễm, nhất là môi trường lao động thì càng gây nhiều tác
động xấu lên sức khỏe con người và cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật
nói chung và bệnh nghề nghiệp nói riêng. Chính vì lý do đó mà vấn đề ơ
nhiễm mơi trường ln là vấn đề nóng, vấn đề thời sự trên tồn cầu, trong đó
mơi trường lao động là vấn đề đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều cá
nhân và các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) [20], [21]... Mặc dù vậy, các yếu tố tác hại nghề nghiệp
và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động vẫn đang là một vấn
đề nan giải ở nhiều nơi, nhiều ngành nghề trong đó có ngành than ở Việt Nam.
Khai thác than là một ngành lao động đặc thù, nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm. Mặc dù điều kiện làm việc và an toàn cho người lao động khai thác đã
được cải thiện từ thế kỷ 19, nhưng đến nay nó vẫn cịn là lĩnh vực nguy hiểm
và độc hại. Trong Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996,



QĐQuyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6
năm 2016, của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, khai thác than được xếp
vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động khai thác than phải đối mặt
với nhiều nguy cơ tai nạn lao động, nhiễm độc hơi khí độc và mắc các bệnh
nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác than như bệnh bụi phổi Silic nghề
nghiệp, bệnh bụi phổi-than, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh
điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp
do rung tồn thân. Do tính chất lao động của ngành khai thác than, người lao

động phải cùng lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên họ có thể
bị mắc từng loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay một số bệnh
nghề nghiệp [1].
* Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong ngành khai thác than


9

- Các yếu tố vi khí hậu bất lợi:
+ Trong khai thác than lộ thiên, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió phụ thuộc
thời tiết của khu vực tại thời điểm đó. Người lao động ngồi trời, chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ thời tiết bên ngoài. Mùa hè trời nắng, nóng ẩm, kèm theo
nhiệt độ cao, dễ rối loạn điều hịa nhiệt, mất nước, say nắng, say nóng… Mùa
đơng có nhiều ngày nhiệt độ ngồi trời có thể xuống rất thấp, làm thân nhiệt
giảm gây nhiễm lạnh. Ban đầu cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường sản
nhiệt (tăng các chức phận, tăng q trình ơxi hóa, tăng hoạt động cơ…). Sau
đó nếu vẫn chưa điều hịa được, có thể chuyển sang giai đoạn ức chế, hoạt
động thần kinh giảm, chức phận các cơ quan hệ thống đều giảm. Như vậy, môi
trường lao động của người lao động trong khai thác than lộ thiên phải chịu tác
động rõ rệt của thời tiết thiên nhiên tại thời điểm đó.
+ Trong khai thác than hầm lị, gió phụ thuộc hồn tồn vào hệ thống
quạt gió và đối lưu khơng khí giữa các đường lị. Trong lị sâu, nhiệt độ khơng
phụ thuộc bên ngồi, khi gặp gió nhân tạo có áp lực lớn, người lao động có thể
mất nhiệt do lạnh; Độ ẩm trong lịng đất ln cao làm cơ thể người lao động
khó tỏa nhiệt khỏi cơ thể khi lao động nặng, dẫn đến mồ hôi mất nhiều mà
hiệu quả thải nhiệt lại không đáp ứng. Nơi mật độ người lao động đơng, nhiệt
độ ở đó có thể tăng cao, cơ thể người lao động tích nhiệt, dẫn đến mau mệt
mỏi [12].
- Các yếu tố lý học khác như rung chuyển, tiếng ồn, ánh sáng… cũng góp
phần gia tăng gánh nặng lao động, bệnh tật, tai nạn cho người lao động.

- Môi trường làm việc có nhiều hơi khí độc hơn các mơi trường khác: người
lao động khai thác than có nguy cơ tiếp xúc với một số hơi khí độc như
cacbon điơxít (CO2), cacbon monoxit (CO), nitơ điơxít (NO2) và khí mêtan
(CH4), đặc biệt than mỡ có chứa lưu huỳnh nên phải tiếp xúc với Lưu huỳnh



×