Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I/ Tóm tắt
2
II/ Giới thiệu
III/ Phương Pháp
1/.Khách thể nghiên cứu
2/Thiết kế nghiên cứu
3/Quy trình nghiên cứu
4/ Đo lường và thu thập dữ liệu
IV/ Phân tích dữ liệu.
1/ Kết quả
2/ Phân tích dữ liệu
V/ Bàn luận
VI/ Kết luận và khuyến nghị
1/ Kết luận
2/ Khuyến nghị
VII/ Tài liệu tham khảo
VIII/ Phụ lục
Phụ lục 1
Phụ lục 2
2,3
3
3
4
4,5,6,7,8,9,10
10
10
10
11
11
12
12
12,13
14
15
15
16
I/ TÓM TẮT :
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí cơng tác TDTT trong nhà trường càng được xác định
theo đúng tầm quan trọng của nó. Thơng qua giáo dục trong bộ mơn thể dục, bồi dưỡng cho
học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ
gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh
nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về
thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục
thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường,
góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp.
Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển
các tố chất thể lực cơ sở cho các mơn thể thao khác. Trong đó nhảy cao là một nội
dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt với kiểu nhảy “Lưng qua xà “
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
1
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
vừa có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, vừa rèn luyện ý chí vươn
lên, kích thích sự nỗ lực của bản thân cho học sinh đồng thời kích thích sự ham
muốn ,tìm tịi, nâng cao thành tích của các em, đây chính là lý do nhóm chúng tơi đưa
chun đề này vào để thử nghiệm với mong muốn học sinh ngày càng cải thiện và
nâng cao thành tích của bộ mơn nhảy cao hơn.
Trước yêu cầu đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy,
những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là
phát triển thành tích mơn nhảy cao.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề:
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm
nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
II/ GIỚI THIỆU.
Nhảy cao trong chương trình THCS là mơn thể thao khơng địi hỏi nhiều về trang
thiết bị; kĩ thuật tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính,
do đó nhảy cao là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất.
Trong các kỳ Hội Khỏe Phù Đổng từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh … đều
có thi đấu nhảy cao, các em học sinh trường THCS Trần Phú nói riêng và các em học
sinh THCS trong tồn huyện nói chung đã lập được những thành tích đáng khen ngợi.
Tuy nhiên thành tích nhảy cao của các em so với thành tích của học sinh các nước trên
thế giới cịn ở mức chênh lệch quá lớn.
Trên thực tế trong chương trình học của học sinh THCS thì phân mơn nhảy cao chỉ
học kỹ thuật nhảy đơn giản là kiểu nhảy “Bước qua” nhưng thành tích khơng thật cao và
khơng ổn định trong các lần thi HKPĐ các cấp.
Để giảng dạy và huấn luyện tốt hơn nữa môn nhảy cao cho học sinh, cần phải nắm
chắc được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến, các biện pháp, nội dung giảng
dạy huấn luyện cho phù hợp, tác động tốt đến sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể
học sinh.
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
2
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
Trong quá trình vận dụng huấn luyện đội tuyển nhảy cao, chúng tôi mạnh dạn áp
dụng kiểu nhảy “Lưng qua xà”, thông qua các bài tập bổ trợ và bài tập kỹ thuật của kiểu
nhảy này thì chúng tôi nhận thấy không những gây được sự hứng thú tập luyện cho học
sinh mà thành tích của đội tuyển nhảy cao dự thi HKPĐ các cấp ngày càng được nâng
lên và ổn định.
Việc vận dụng huấn luyện môn nhảy cao trong nhiều năm qua đã được trường
THCS Trần Phú chú trọng và đạt kết quả nhất định (trong 3- 4 lần HKPĐ cấp huyện liên
tục : năm 2010 – 2011; 2011 – 2012; 2012 - 2013, 2013 – 2014 thì thành tích đều đạt
giải trong tốp 1,2,3…), song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được
phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ, và từng bước theo kịp cùng sự phát triển của
xã hội.
III/ PHƯƠNG PHÁP :
1/Khách thể nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu là học sinh nam Lớp 8,9 (thực nghiệm) trong Đội tuyển và
học sinh nam Khối 9 (đối chứng), đảm bảo tương quan về các mặt sau:
Đối tượng
Khối 9
Sĩ số
Chiều cao TB
Sức khoẻ
Xếp loại TD
(đối chứng)
Đội tuyển
20
160cm
Tốt
100% Đạt
(thực nghiệm)
20
159cm
Tốt
100% Đạt
2/ Thiết kế nghiên cứu :
- Chọn 2 nhóm nguyên vẹn : 20 học sinh nam Lớp 8,9 (thực nghiệm) trong Đội tuyển
và 20 học sinh nam Khối 9 (đối chứng). Chúng tôi chọn thiết kế nghiên cứu với việc
kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 nhóm tương đương cụ thể kiểm tra kỹ năng
thực hiện kỹ thuật nhảy cao, đo thành tích của 2 nhóm.
- Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Khối 9
(đối chứng)
KT trước Tác động
KT sau tác động
(Sau tuần 8 học kỳ II )
Sử dụng các bài tập nhảy
Sử dụng các bài tập nhảy cao kiểu
cao kiểu “Bước qua”
“Bước qua” theo chương trình biên
soạn sách giáo khoa (theo ppct)
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
3
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
Đội tuyển
Sử dụng các bài tập nhảy
(thực nghiệm) cao kiểu “Bước qua”
(Sau tuần 8 học kỳ II)
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật
nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”.
Trước khi tác động chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích 2 nhóm trên. Học sinh
thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua và đo thành tích chúng tơi thu được kết quả
như sau :
Thành tích :
Nhóm
Thành tích trung bình ( cm )
Khối 9 (đối chứng)
124,00
Đội tuyển (thực nghiệm)
125,25
(Kết quả thành tích nhảy cao của từng học sinh Khối 9 (đối chứng), và từng học sinh
trong nhóm Đội tuyển (thực nghiệm) ở bảng phụ lục 1)
Kết quả bảng thành tích trung bình của 2 nhóm cho thấy độ chênh lệch nhỏ khơng
đáng kể giữa bảng thành tích trung bình, hai nhóm được coi là tương đương nhau.
3/ Quy trình nghiên cứu :
3.1 / Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu chương trình học kỳ II năm học 2014 – 2015 ( 8 tuần )
3.2 / Chuẩn bị của giáo viên.
Kế hoạch nghiên cứu: Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua
xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển vào trong chương trình học
từ tiết thứ 2 tuần 1 đến tuần 8.
- Giáo viên hướng dẫn: + Tuần 1 : Bài tập 1, 2, 3
+ Tuần 2 : Bài tập 2, 3, 4
+ Tuần 3 : Bài tập 1, 2, 3, 4
+ Tuần 4 : Bài tập 3, 4, 5
+ Tuần 5 : Bài tập 4, 5, 6
+ Tuần 6 : Bài tập 5, 6, 7
+ Tuần 7 : Bài tập 6, 7
+ Tuần 8 : Bài tập 6, 7
- Phương tiện được dùng để tác động; Nệm, cọc nhảy, xà nhảy, thước đo.
3.3 / Tiến hành thực nghiệm:
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
4
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập kỹ thuật nhảy
cao chúng tơi tiến hành thực nghiệm 2 nhóm đối tượng được qui ước như sau;
* Nhóm đối chứng:
Nhóm học sinh Nam lớp 9A1 các em sẽ học theo chương trình biên soạn của sách
giáo khoa lớp 9 (theo đúng ppct) như:
-Tăng cường tập tăng lượng vận động ở các động tác bổ trợ kỹ thuật.
-Tập các bài tập tăng cường sức mạnh của chân.
-Tập các động tác đơn như đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
-Tập nhảy dây ngắn ở cuối buổi để rèn thể lực .
-Tập bật lên xuống bậc thềm cầu thang.
-Tập các động tác đơn như đá lăng tại chỗ.
-Tập chạy đà 3-5 bước giậm nhảy đá lăng.
-Tập nhảy qua xà với kiểu nhảy “Bước qua”.
-Luyện tập nâng cao thành tích với kiểu nhảy “bước qua”
* Nhóm thực nghiệm:
Là học sinh Nam lớp 8 – 9 (trong Đội tuyển), các em sẽ được tập luyện theo chương
trình chúng tôi biên soạn “Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua
xà” trong huấn luyện đội tuyển”. Chúng tôi nhận định học sinh thực hiện được kỹ
thuật nhảy cao “ lưng qua xà”
Nhiệm vụ 1.
Xây dựng khái niệm kỹ thuật nhảy cao “Lưng qua xà”
- Giới thiệu, phân tích giảng giải khái quát kỹ thuật nhảy cao, các giai đoạn.
- Làm mẫu hoàn chỉnh các giai đoạn, cho học sinh xem tranh ảnh kỹ thuật, video về kỹ
thuật nhảy cao “Lưng qua xà”. Giới thiệu về 1 số tấm gương điền hình có thành tích
cao trong các giải HKPĐ các cấp, các giải thể thao trong nước và Quốc tế.
Nhiệm vụ 2.
* Ngoài những bài tập bổ trợ thường sử dụng như ở nhóm đối chứng, chúng tơi sử
dụng một số bài tập bổ trợ và những bài tập kỹ thuật như sau.
- Bài tập 1: Đứng tại chỗ vịn tay bên chân lăng vào vật cố định, tập đặt chân giậm
phối hợp đánh lăng chân lăng và tay về trước lên cao, lặp lại liên tục, nhanh dần.
Yêu cầu: Phải thực hiện đẩy hông và kết hợp đánh lăng.
- Bài tập 2: Tập chạy nâng cao đùi theo hình số 8 (đường kính 4m).
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
5
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
Yêu cầu: Chạy cao nâng đùi theo đường vòng quy định, tốc độ tăng dần.
- Bài tập 3: Đi hoặc chạy 3 bước theo đường vòng (bán kính 3m) thực hiện đặt chân
giậm nhảy đánh lăng xoay lưng vào xà.
Yêu cầu: Thực hiện được 3 bước đà cuối theo đường vòng, giậm nhảy đánh lăng
và quay được lưng vào xà.
- Bài tập 4: Chạy tăng tốc 5 – 7 – 9 bước theo đường vịng (đường kính 10 – 15m) kết
hợp giậm nhảy, đánh lăng (chân lăng cong như chân lăng của nhảy xa) lưng hướng vào
xà.
Yêu cầu: Thực hiện chạy đà tăng dần tốc độ theo đường vòng, kết hợp giậm nhảy
đánh lăng và quay lưng vào xà.
- Bài tập 5: Đứng quay lưng vào nệm bật ngửa người ra sau, 2 tay để dọc thân, đẩy
hông, đùi, cẳng chân gập lại, hất lên cao (qua xà thấp).
Yêu cầu: Đứng tại chỗ bật 2 chân lên cao ngửa người ra sau, sau đó đẩy được
hơng, đùi, gập cẳng chân hất lên cao, thực hiện được động tác kỹ thuật qua xà.
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
6
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
- Bài tập 6: Chạy đà 3 bước giậm nhảy qua xà thấp.
Yêu cầu: Bước đầu biết kết hợp hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”
- Bài tập 7: Nhảy phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật trên không, rơi xuống với cự ly đà,
mức xà tăng dần.
Yêu cầu: Thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật, nâng cao thành tích.
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
7
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
* Một số sai lầm thường mắc và cách sửa:
- Góc độ chạy đà và điểm giậm nhảy chưa hợp lí, làm cơ thể chạm xà và làm rớt xà.
- Không hướng được lưng vào xà sau giậm nhảy, khi ở trên xà thân trên thẳng hoặc ít
ngửa ra sau, ngả vai chậm không đẩy được hông (ưỡn lưng) tiếp đến gập chân chậm,
hất cẳng chân, bàn chân chậm.
* Nguyên nhân:
+ Khái niệm về kỹ thuật chưa tốt.
+ Chưa xác định đúng vị trí giậm nhảy và cung chạy đà.
+ Mất thăng bằng sau khi giậm nhảy, sợ nguy hiểm khi ngửa người ra sau.
+ Độ dẻo cơ lưng, lực cơ bụng yếu.
* Cách sửa :
+ Cho xác định lại điểm giậm nhảy và vòng cung chạy đà.
70-90cm
2m50
đ’ giậm nhảy
4m
Cung chạy đà
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
8
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
+ Tập chạy đà giậm nhảy xoay lưng vào xà.
+ Tại chỗ tập kỹ thuật qua xà thấp bên nệm cao
+ Tập các bài tập phát triển độ dẻo cơ lưng, sức mạnh cơ bụng.
+ Hoàn chỉnh kỹ thuật trên không với mức xà thấp đến trung bình.
+ Chuẩn bị nệm đủ dày, đảm bảo an tồn, tăng tự tin cho người tập khi tập kỹ thuật
trên khơng.
Tóm lại: Trong khi học sinh tập luyện, giáo viên kết hợp nhắc nhở yêu cầu
học sinh những động tác cần đạt. Đồng thời dùng hiệu lệnh thúc giục, có khen ngợi
học sinh làm tốt, so sánh giữa các học sinh với nhau nhằm gây hứng thú tập luyện cho
học sinh và gây ra sự thi đua luyện tập giữa các học sinh, giúp các em nhanh chóng
hình thành và ổn định được tư thế trên không.
Tuy nhiên, tuỳ theo động tác sai, đối tượng học sinh, lớp và tiết dạy cụ thể mà giáo
viên có yêu cầu về bài tập và hình thức tập cho phù hợp. Cụ thể cần phải có yêu cầu và
mức độ phù hợp cho từng loại đối tượng học sinh:
- Đối với học sinh kỹ thuật chưa thật tốt : Lúc đầu tập động tác đơn lẻ và có yêu cầu
thấp, sau đó tăng dần độ khó và hồn chỉnh động tác, chú ý tăng mật độ bài tập bổ trợ
và dẫn dắt kỹ thuật để giúp các em tiếp tục hoàn thiện kỹ thụât, ổn định và định hình
được kỹ năng thực hành kỹ thuật động tác. Tăng cường sửa chữa, uốn nắn động tác sai
giúp các em sớm hoàn thiện và nâng cao hơn về kỹ thuật.
- Đối với học sinh có kỹ thuật tốt: Yêu cầu tăng độ khó của động tác hơn, hoàn chỉnh
và ổn định vững chắc kỹ năng thực hành kỹ thuật động tác. Tăng mật độ, tần số và
lượng vận động bài tập, nhất là các bài tập hoàn chỉnh nâng cao kỹ thuật. Yêu cầu
nâng dần được thành tích mơn học, có khả năng tham gia thi đấu tốt.
Ngoài việc cần nắm vững đặc điểm đối tượng học sinh, có yêu cầu và bài tập cụ
thể phù hợp; việc phát hiện sửa sai kịp thời kết hợp sử dụng có hiệu quả linh hoạt các
bài tập, khắc phục tồn tại là yếu tố hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, một vấn đề cần
hết sức quan tâm chú ý nữa là đòi hỏi giáo viên thường xuyên thực hiện sau mỗi nội
dung của tiết học là phải có yêu cầu bài tập hướng dẫn cụ thể về mức độ kiến thức, kỹ
năng thực hành, kỹ thuật động tác cần đạt, khối lượng vận động giao cho học sinh tự
tập luyện và tự tập ở nhà.
4/ Đo lường và thu thập dữ liệu:
Tải bản FULL (16 trang): />Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
9
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện đội tuyển.
- Để kiểm chứng độ tin cậy của kết quả thu được, chúng tôi tiến hành kiểm sau tác
động, kiểm tra học sinh thực hiện 3 lần nhảy sau mỗi mức xà để lấy thành tích lần
nhảy cao nhất.
Yêu cầu: Biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật các giai đoạn của nhảy
cao.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1/ Kết quả:
Sau thời gian tiến hành tác động ( 8 tuần ), tiến hành cho học sinh 2 nhóm ( thực
nghiệm và đối chứng ) kiểm tra kỹ thuật thực hiện động tác nhảy cao của học sinh.
Dựa vào thành tích khi kiểm tra sau tác động để so sánh mức độ tiến bộ của học sinh:
(bảng phụ lục 2)
* Kiểm tra :
Đối tượng
Thành tích trung bình ( cm )
Khối 9 (đối chứng)
136.50
Đội tuyển (thực nghiệm)
145.00
2/ Phân tích dữ liệu:
- Từ kết quả trên, chúng tơi thấy có sự chênh lệch sau tác động của nhóm Thực
nghiệm và nhóm Đối chứng là 8,5cm . Để kiểm tra cho chính xác hơn về độ tin cậy,
chúng tơi đã thực hiện thêm các phép kiểm chứng để so sánh, đối chiếu.
Các phép kiểm chứng
Độ lệch chuẩn
Kiểm chứng T-test độc lập
Mức độ ảnh hưởng SMD
Đội tuyển
Khối 9
(thực nghiệm)
(đối chứng)
7.60886
6.708203932
p = 0.000300946
1.267105187
Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả p = 0.000300946 <
0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa thành tích trung bình của Đội tuyển (thực nghiệm) và
Khối 9 (đối chứng) là rất có ý nghĩa tức là chênh lệch thành tích của Đội tuyển cao
hơn thành tích trung bình Khối 9 (đối chứng) là không ngẫu nhiên mà do kết quả của
tác động.
- Từ bảng tiêu chí Cohen SMD = 1.267105187 cho thấy mức độ ảnh hưởng việc
Vận dụng một số bài tập kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà” nhằm nâng cao thành
tích trong huấn luyện của học sinh Đội tuyển (nhóm thực nghiệm) là rất lớn.
Trường THCS Trần Phú - Năm học : 2015 - 2016
10
6847246