ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐINH THỊ TIỆP
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở NƠNG THƠN HẢI PHỊNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2009
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
ĐINH THỊ TIỆP
VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở NƠNG THƠN HẢI PHỊNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:
60 22 80
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TSKH. LƢƠNG ĐÌNH HẢI
HÀ NỘI - 2009
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TSKH. Lương Đình Hải.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2009.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Tiệp
3
................................................................................................................................. MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông
thôn Việt Nam ......................................................................................... 10
1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ .......................................................................... 10
1.1.1. Về khái niệm dân chủ................................................................................ 10
1.1.2. Quan niệm về thực hiện dân chủ ............................................................... 19
1.2. Vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn ................................................ 34
1.2.1. Những nhân tố cơ bản tạo nên tính đặc thù của vấn đề dân chủ và thực
hiện dân chủ ở nông thôn .......................................................................... 34
1.2.2. Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn trong công cuộc đổi mới hiện nay 41
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng ...... 48
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở nơng thơn Hải Phịng ....................................... 51
2.1.1. Về kinh tế - xã hội ..................................................................................... 51
2.1.2. Về văn hoá - xã hội ................................................................................... 57
2.2. Thực hiện dân chủ ở Hải Phòng ................................................................... 62
2.2.1. Thực trạng thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng ............................. 62
2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng ..
72
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nơng
thơn Hải Phịng trong thời gian tới ....................................................... 78
3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội .............................................................. 78
3.2. Nhóm giải pháp về văn hố - xã hội ............................................................ 63
4
3.3. Nhóm giải pháp về củng cố và nâng cao năng lực của các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở nông thôn nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân .................................................................................................... 90
Kết luận ............................................................................................................ 105
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 108
5
BẢNG QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
HTX:
Hợp tác xã
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ đã trở thành khái niệm phổ biến trong đời sống xã hội trên tồn
thế giới. Khơng một tổ chức, một đảng phái, một phong trào chính trị xã hội hay
một nhà chính trị nào khơng nói tới dân chủ, và nêu cao khẩu hiệu dân chủ. Về
mặt lý luận, dân chủ là một thuật ngữ chính trị được nói tới nhiều nhất và được
thừa nhận phổ biến, nhưng không một thuật ngữ chính trị nào lại đa nghĩa và
được giải thích theo nhiều cách rất khác nhau gây lên những tranh cãi bất tận về
dân chủ. Ngay lúc sinh thời Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã từng viết rất nhiều
cơng trình liên quan tới vấn đề dân chủ. Các ông đã nêu lên những quan niệm thể
hiện sự khác biệt rất lớn so với các nhà lý luận tư sản, nêu lên những nhận định,
những phê phán rất sâu sắc về nền dân chủ tư sản với những khuyết tật cố hữu
của nó. Khi nói về nền dân chủ vơ sản Lênin khẳng định dân chủ gấp triệu lần
bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào. Đó là chế độ mà nhân dân lao động là người
chủ toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội. Đó là chế độ nhằm giải
phóng con người vì hạnh phúc của mọi người.
Về mặt thực tiễn do điều kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước là khác nhau, chính vì vậy mà dân chủ ở các nước khác nhau được đánh giá
theo những cách nhìn khác nhau, người ta dùng các thước đo khác nhau, do đó
thường tự cho mơ hình của nước mình là dân chủ, cịn các nước khác là kém dân
chủ, hoặc khơng có dân chủ.
Ở nước ta, dân chủ là một nội dung của cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo
từ những năm mới thành lập. Trong quá trình xây dựng CNXH mấy chục năm
qua, dân chủ cũng là vấn đề luôn được quan tâm. Việc vận dụng đúng đắn những
giá trị dân chủ vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội là một trong những
điều kiện bảo đảm thắng lợi của cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
7
hố. Dân chủ có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy khả năng sáng tạo, sức mạnh
của cộng động.
Thực hiện và phát triển dân chủ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một
nước có trình độ kinh tế thấp kém, xuất phát điểm là nền nông nghiệp nhỏ, lạc
hậu, lại chưa trải qua chế độ dân chủ tư sản như nước ta. Tuy nhiên so với yêu
cầu đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay việc thực hiện và phát triển dân chủ đang
bộc lộ nhiều bất cập. Các cuộc thảo luận trên các diễn đàn khác nhau, đặc biệt là
ngay trước các lần Đại hội Đảng IX và X vừa qua. Dân chủ trở thành một nội
dung đặc biệt mới được bổ sung vào mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Hải Phịng là một trong bốn thành phố lớn của cả nước. Mặc dù là thành
phố cơng nghiệp, có cảng biển lớn nhất miền Bắc, nhưng khu vực nơng thơn Hải
Phịng vẫn chiếm diện tích lớn hơn và có dân số đơng hơn. Vùng nơng thơn Hải
Phịng tồn tại, phát triển trong sự liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ với sự tồn tại,
phát triển của cảng và đô thị Hải Phịng, đó là đặc điểm riêng của nơng thơn Hải
Phịng so với các vùng nông thôn khác trong cả nước. Với sự quần tụ cư dân
nhiều vùng cùng chung sức chống chọi thiên nhiên, cùng nhau chống giặc ngoại
xâm nên nơng thơn Hải Phịng có kết cấu làng xã cởi mở và năng động hơn, tính
bảo thủ, trì trệ ít hơn và tính dân chủ cộng đồng rõ hơn so với nhiều vùng nông
thôn Bắc Bộ khác. Mặt khác, do nằm xung quanh đơ thị và cảng Hải Phịng, một
cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc, thơng thương với quốc tế và các khu vực
khác trong nước, nông thôn Hải Phịng có điều kiện tiếp xúc quốc tế thuận lợi.
Những điều đó tạo cho nơng thơn Hải Phịng điều kiện để đổi mới và phát triển.
Những yếu tố truyền thống đó góp phần làm cho vấn đề dân chủ nơng thơn Hải
Phịng có những sắc thái riêng, đồng thời cũng giúp cho việc thực hiện và phát
huy dân chủ có những thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, do sự tác động của cơ
8
chế mới, do sự chi phối trở lại của đô thị, đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và mở cửa với bên ngoài, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội của Hải Phòng trở
nên bức xúc hơn, thậm chí có lúc nóng bỏng hơn. Việc thực hiện dân chủ còn
nhiều vấn đề, nhiều nơi thực hiện quy chế dân chủ cịn mang tính hình thức, hiệu
quả cịn hạn chế, chưa đảm bảo được các yêu cầu đặt ra; một số cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung
ương... Trong nội bộ nhân dân còn một số chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa
vụ trong thực hiện dân chủ; một bộ phận q khích cịn lợi dụng dân chủ gây mất
ổn định tình hình an ninh trật tự ở một số địa phương, cơ sở làm ảnh hưởng đến
việc ổn định tình hình chính trị và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nơng
thơn Hải Phịng nói riêng và cả thành phố nói chung… Việc giải quyết kịp thời
có hiệu quả những bức xúc ấy sẽ làm cho quá trình thực hiện và phát huy dân
chủ ở nơng thơn Hải Phịng tốt hơn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh - quốc phòng,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH ở nơng thơn Hải Phịng,… Sơ lược một vài nột như vậy có thể thấy ở nước
ta nói chung, Hải Phịng nói riêng vấn đề thực hiện dân chủ đang là vấn đề cấp
bách và nóng bỏng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng, vấn đề dân chủ, việc thực hiện dân chủ từ lâu đã trở thành
một tiêu điểm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận, hoạt động chính trị và
hoạt động xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm đổi mới (1986) đến nay, vấn đề dân
chủ, vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn… là một vấn đề được các văn kiện và
các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập khá nhiều. Các quan
9
điểm chính thống của Đảng, Nhà nước ta về dân chủ được thể hiện tập trung và
chủ yếu ở các tài liệu này.
Dân chủ và thực hiện dân chủ cũng là đề tài được đề cập rất nhiều từ tất cả
các ngành lý luận: triết học, kinh tế học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị
học. Dân chủ đã và đang được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau: tư tưởng về
dân chủ (ví dụ tư tưởng phương Tây, phương Đông về dân chủ, quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh về dân chủ...) và thực hiện dân chủ thể
hiện trong Hiến pháp, pháp luật và đặc biệt trong q trình đưa ra các quyết định
chính trị.
Sản phẩm của việc nghiên cứu về dân chủ được thể hiện dưới những dạng
khác nhau: bài báo nghiên cứu, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, cơng trình
nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở. Dân chủ có thể được đề cập như là
một vấn đề chun biệt trong đó các tác giả bàn đến khía cạnh như bản chất, tính
chất của dân chủ, hình thức, cơ chế thực hiện dân chủ, những điều kiện để phát
triển dân chủ... Dân chủ cũng có thể được đề cập như một vấn đề có liên quan,
phát sinh từ việc nghiên cứu các vấn đề khác, chẳng hạn vấn đề xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền....
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới
dân chủ, thực hiện dân chủ, chẳng hạn đề cập trực tiếp có các đề tài: “Xây dựng
nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền” do GS. TS Đỗ Nguyên Phương và
PGS. TS Trần Ngọc Đường làm chủ nhiệm (năm 1992); đề tài “Dân chủ và cơ
chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta” do PGS. TS Hồng Chí Bảo
làm chủ nhiệm (năm 1995); đề tài “Dân chủ hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam” do TS Hồ Tấn Sang làm chủ nhiệm (1991); PGS.
TSKH. Lương Đình Hải, “Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ
hoá xã hội ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 1, 2006); GS.TS. Hồng
10
Chí Bảo “Những nhận thức lý luận mới về dân chủ qua 20 năm đổi mới và trong
văn kiện Đại hội X của Đảng” (Tạp chí Triết học, số 10, 2007).
Các cơng trình đề cập tới dân chủ một cách gián tiếp trong khn khổ
nghiên cứu về hệ thống chính trị, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, về xây dựng
Nhà nước pháp quyền đề cập đến quan niệm về dân chủ XHCN, chẳng hạn, đề
tài cấp nhà nước “Hệ thống chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc” do PGS. TS
Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị quốc gia chủ trì, năm 2001;
cuốn sách “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”, do GS
Nguyễn Đức Bình và PGS. TS Trần Xuân Sầm chủ biên (Nxb. Chính trị quốc
gia, năm 1998); đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường
hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện
nay” do GS. TS Hồng Chí Bảo làm chủ nhiệm (2000 - 2002); đề tài “Vai trò
của các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” do
PGS. TSKH Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm (năm 2000 - 2001);… và rất nhiều
đề tài khác đã được hoàn thành về vấn đề Đảng lãnh đạo có liên quan tới thực
hiện dân chủ ở nước ta.
Việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ trong di sản lý luận của Mác-Ăngghen,
Hồ Chí Minh cũng được chú ý nghiên cứu chẳng hạn đề tài cấp bộ: “Những
quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen, Lênin về dân chủ XHCN” do TS. Nguyễn
Thanh Tuấn làm chủ nhiệm, Viện Chủ nghĩa Xã hội khoa học chủ trì, năm 1998;
hay luận án Tiến sĩ triết học “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của
Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
của Phạm Văn Bính, năm 2003; “Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của
PGS. Hồng Trang (Tạp chí Lịch sử Đảng, 6/1998).
Có thể đánh giá việc nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp vấn đề dân chủ,
vấn đề thực hiện dân chủ ở các góc độ khác nhau, cấp độ khác nhau trong những
11
năm qua đã có những thành tựu đáng trân trọng. Đã làm sáng rõ hơn dân chủ
theo quan điểm cổ điển, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ. Các cơng trình nghiên cứu đã
chỉ ra một cách đích đáng những nhược điểm, khuyết điểm của việc thực hiện
dân chủ ở các nước XHCN trước đây nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Nhiều
cơng trình dù là trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập tới việc đổi mới, hoàn thiện mối
quan hệ lãnh đạo giữa Đảng với các cơ quan nhà nước, tới việc đổi mới tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt vai trò của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp thay mặt nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Nhiều cơng trình cịn đề cập tới việc hoàn thiện các cơ chế thực hiện dân chủ. Và
thực tế là với Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 29 mà nay là Nghị định 79
của Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong những
năm gần đây, vấn đề dân chủ ở nước ta đã có một bước tiến thực chất và rất quan
trọng trong việc xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ. Trên cơ sở của phát triển lý
luận, nhiều cơng trình, đặc biệt là các bài báo, tạp chí đã góp phần làm rõ những
thành tựu dân chủ của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, bác bỏ những luận
điểm xuyên tạc của các thế lực chống đối trong và ngoài nước. Trước thực tiễn
mới hiện nay của đất nước phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trên
mặt trận lý luận cũng chưa có cơng trình nghiên cứu ở nấc thang cao hơn về dân
chủ, đặc biệt vấn đề thực hiện dân chủ ở nơng thơn. Từ thực tiễn địi hỏi tiếp tục
có những nghiên cứu mới về dân chủ, thực hiện dân chủ ở nông thôn.
Nghiên cứu về dân chủ ở nông thôn là một bước tiến tới nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện về nền dân chủ XHCN. Nghiên cứu vấn đề dân chủ ở nơng thơn
Hải Phịng chính là nghiên cứu việc thực hiện và bảo đảm thực hiện dân chủ ở
đây để hiểu rõ hơn về chế độ dân chủ của chúng ta và để nhằm đạt đến một nền
dân chủ thực sự, hoàn thiện. Trong lĩnh vực nghiên cứu, từ trước đến nay, ở Hải
12
Phịng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nơng
thơn Hải Phịng. Các báo cáo tổng kết hoặc báo cáo chuyên đề của các ban,
ngành, đoàn thể của thành phố, kể cả của một số ban, ngành của TW, cũng chỉ đề
cập đến nội dung cụ thể nào đó của vấn đề dân chủ hoặc chỉ sơ lược trình bày về
vấn đề này trong khi phân tích vấn đề dân sinh, dân trí về phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn. Trong đó, khi vấn đề dân chủ có được nhấn mạnh thì cũng chủ
yếu ở mặt trái của nó là sự vi phạm dân chủ. Trong báo cáo tổng kết thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Ban dân vận
Thành uỷ, nội dung dân chủ có được đề cập đến, song chủ yếu chỉ đánh giá việc
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đó mới chỉ là báo cáo tổng kết
thực tiễn, có tính cơng dụng trực tiếp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ
trong việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Hay chuyên đề “Việc đánh giá
thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả lãnh đạo của
cấp uỷ Đảng, xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở ở Hải Phòng”, do Vũ Thị Loan làm chủ nhiệm (2007), chuyên đề
này đã nghiên cứu sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng xã, phường, thị trấn trong việc
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào dưới góc độ triết học
nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng một cách có hệ
thống để chỉ ra thực trạng thực hiện dân chủ ở nơng thơn, đặc biệt ở nơng thơn
Hải Phịng và đề xuất một số giải pháp để phát triển việc thực hiện dân chủ ở
nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích: Tìm hiểu việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng hiện
này. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục củng cố và thực hiện dân chủ ở
nơng thơn Hải Phịng.
13
* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn hướng vào giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phân tích việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng hiện nay,
từ đó làm rõ thực trạng dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng hiện nay, những vấn đề
đặt ra.
Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải
Phịng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ ở nơng thơn
Hải Phịng hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải
Phịng từ khi đổi mới cho đến nay. Đưa ra các giải pháp để thực hiện dân chủ ở
nơng thơn Hải Phịng tốt hơn trong giai đoạn sau.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân
chủ và cơ chế thực hiện nó, những kết quả tổng kết lý luận và thực tiễn mới về
vấn đề này được công bố gần đây.
- Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời chú ý sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp logớc và lịch sử, so sánh, khái quát
hoá, trừu tượng hố… trong q trình nghiên cứu và trình bày nội dung của đề
tài.
14
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải
Phịng ngày càng tốt hơn.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công tác nghiên cứu, học
tập và giảng dạy, đặc biệt đối với cấp xã, huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền ở địa
phương trong việc thực hiện vấn đề dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chƣơng 1. Dân chủ và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở nông
thôn Việt Nam.
Chƣơng 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ ở nơng thơn Hải Phịng.
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện và phát huy dân chủ ở nơng
thơn Hải Phịng trong thời gian tới.
15
Chƣơng 1
DÂN CHỦ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN
DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1. Dân chủ, thực hiện dân chủ
1.1.1. Về khái niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện khá sớm trong nền văn minh nhân loại, từ
thời Hy-Lạp cổ đại. Dân chủ (Demokratia), trong tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép,
được cấu thành từ hai từ gốc là: demos là nhân dân, Kratos là quyền lực. “Như
vậy xét về mặt từ nguyên dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân” [36,
tr.21]. Nói cách khác, dân chủ là một khái niệm dùng để chỉ chế độ xã hội mà ở
đó nhân dân là chủ thể của quyền lực.
Sự phát triển của xã hội và cùng với nó, sự phát triển của tri thức con
người đã làm xuất hiện những cách tiếp cận mới đối với phạm trù dân chủ. Dân
chủ có thể được hiểu là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước của một giai
cấp; dân chủ cũng có thể được hiểu là một nguyên tắc tổ chức, quản lý xã hội; là
tính chất của các mối quan hệ giữa các cộng đồng người; là một giá trị xã hội,
một lý tưởng giải phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ
xã hội, làm chủ nhà nước và làm chủ bản thân mình; dân chủ là sản phẩm của
văn minh; là điều kiện và tiều chuẩn của tiến bộ xã hội.
Dân chủ là một khái niệm có tính lịch sử. Từ trước khi khái niệm dân chủ
ra đời, trong thời kỳ Cổ đại Hy Lạp đã tồn tại một hình thức đặc biệt của dân
chủ. Đó là “dân chủ quân sự” [29, tr.164] hay còn gọi là “dân chủ nguyên thuỷ”
[29, tr.167]. Dân chủ quân sự trong thời kỳ Cộng sản nguyên thuỷ là một hình
thức sinh hoạt của cộng đồng; là một hình thức mà nhờ đó, hoạt động của thành
16
viên trong xã hội được hướng vào tính tổ chức và trật tự nhằm đạt mục tiêu
chung về sự phát triển xã hội. Trong nền dân chủ quân sự, quyền lực của nhân
dân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nó được hiểu là quyền lực tối cao vốn
có ở con người, quyền lực mà mỗi người phải thực hiện một cách vơ điều kiện,
tư tưởng, tình cảm và hành động của mình. Dân chủ quân sự thời kỳ cộng sản
nguyên thuỷ là một thể chế xã hội tự quản dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội
thấp kém, tư liệu sản xuất là của chung trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc.
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nơ lệ hình thành.
Nền dân chủ quân sự được thay thế bằng nền dân chủ chủ nơ. Trong q trình
tồn tại, do nhiều ngun nhân mà chủ trương cải cách dân chủ đã được đặt ra.
Các cuộc cải cách đó đã tạo ra nguồn lực to lớn cho sự phát triển xã hội, đáp ứng
tốt các yêu cầu đối nội và đối ngoại, đồng thời, chúng cũng góp phần giải quyết
những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp chủ nơ, qua đó, góp phần củng cố vững
chắc địa vị và quyền lực chính trị của nhà nước Aten.
Dân chủ chủ nô được xác lập và phát triển thơng qua các cuộc cải cách
chính trị của Xơ-lơng (năm 594 trước cơng ngun) và Cơlít - Xten (năm 509
trước cơng ngun). Từ đó, chế độ dân chủ chủ nơ được hình thành, phát huy tác
dụng trong quản lý xã hội theo những chuẩn mực dân chủ.
Sau khi nhà nước Aten bị tan vỡ, chế độ phong kiến được xác lập. Mọi
thành tựu của nhà nước Aten bị xố bỏ và thay vào đó là những giáo lý khắc
nghiệt trói buộc cuộc sống con người cũng như kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Vì lẽ đó, chế độ phong kiến là đêm trường Trung cổ đối với các nước ở Châu
Âu, ách thống trị phong kiến kéo dài hơn một ngàn năm đã làm cho xã hội phong
kiến đầy rẫy bất công, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội diễn ra gay gắt. Giai cấp
thống trị phong kiến căm thù khoa học, xã hội sống trong cảnh tối tăm, dốt nát,
chỉ có thần học là được tồn tại và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần.
17
Nhưng cũng chính trong lịng xã hội phong kiến, trong quá trình phát triển
của lực lượng sản xuất đã phát sinh một phương thức sản xuất mới cao hơn hẳn
phương thức sản xuất phong kiến - phương thức sản xuất TBCN. Sự phát sinh,
phát triển của phương thức sản xuất mới làm cho phương thức sản xuất phong
kiến ngày càng lỗi thời và trở thành đối tượng lật đổ của CNTB. Để tồn tại và
phát triển, ngay buổi đầu hình thành, CNTB đã phải tiến hành cuộc đấu tranh
trên nhiều mặt mà trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng, chống lại thần học, thần
quyền, chống lại mọi sự ức chế tình cảm và áp chế tư tưởng, địi tự do bình đẳng,
bình quyền và bảo vệ chân lý khoa học.
Nhân loại đã biết đến thời đại Phục hưng (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI).
Đó là một giai đoạn tiêu biểu trong con đường đấu tranh của nhân dân nhằm thủ
tiêu chế độ phong kiến dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản để tiến hành giải phóng
con người theo các chuẩn mực dân chủ tư sản và khẳng định phương thức sản
xuất TBCN.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự xuất hiện trào lưu văn hoá mới, muốn
khơi phục những giá trị văn hố của nền văn minh Hy lạp - La mã giàu tính
chiến đấu và tính dân chủ. Tư tưởng chủ đạo của phong trào văn hoá Phục hưng
là chủ nghĩa nhân văn - tức là ý tưởng đề cao con người, quyền con người, ca
ngợi các vẻ đẹp thân thể, trí tuệ, ý chí của con người. Đây cũng chính là nội dung
của vấn đề dân chủ thời kỳ này. Khái niệm dân chủ trên lĩnh vực chính trị lúc
này chứa đựng trong mình những khát vọng, tuy cịn mơ hồ về bình đẳng xã hội
theo quan điểm tư sản. Trào lưu tư tưởng này tập trung đấu tranh chống đặc
quyền phong kiến, khẳng định những giá trị thực sự của cuộc sống con người,
đấu tranh giải phóng con người khỏi sự cầm tù của xã hội thần dân phong kiến.
Tên tuổi nổi bật trong thời kỳ này, về triết học, thiên văn học có Cơpécních,
Brunơ; về văn học có Sếchxpia; về hội họa có Lêona Đờvanhxi... Tuy nhiên sự
18
phát triển mạnh mẽ của phong trào văn hoá Phục hưng đã bị chế độ phong kiến
chống lại quyết liệt, những nhà văn hoá Phục hưng bị đàn áp bởi chính quyền
phong kiến và các tồ án dị giáo.
Đến giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, vấn đề dân chủ lại tiếp tục được
các nhà tư tưởng tư sản quan tâm. Từ giữa thế kỷ XVIII các nhà tư tưởng tư sản
tiên tiến đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân chủ chuyên chế bằng những học
thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Không phải ngẫu nhiên khi lịch sử gọi thế kỷ
XVIII là thế kỷ “Khai sáng” và trào lưu tư tưởng đó là trào lưu tư tưởng “Khai
sáng”. Trào lưu này góp phần hồn thành lý luận và tư tưởng về quyền lực chính
trị của giai cấp tư sản, nêu ra những nguyên tắc tổ chức nhà nước, quản lý xã hội,
hệ thống thiết chế quyền lực có khả năng làm cho ý tưởng dân chủ tư sản trở
thành hiện thực sau khi giai cấp tư sản hoàn thành việc giành quyền lực nhà
nước từ tay giai cấp phong kiến. Trào lưu này chủ trương làm bùng lên ánh sáng
văn hoá, soi rọi vào đêm trường Trung cổ, xua tan tình trạng tối tăm, ngu muội
do chủ nghĩa kinh viện và thần học bao trùm, áp đặt lên toàn bộ xã hội, đấu tranh
quyết liệt chống lại thần quyền, thần học, nhất là chủ nghĩa kinh viện và chủ
nghĩa thầy tu ngu muội, nhằm mở mang trí tuệ, đổi mới tư duy; nêu cao tư tưởng
dân chủ về bình quyền, bình đẳng; khẳng định thế giới quan duy vật, hình thành
chủ nghĩa vơ thần khoa học. Tiêu biểu thời kỳ này có Sáclơ Lu-i Mơngtexkiơ
(1689-1755) lên án chế độ độc tài là tàn bạo và cho rằng chế độ cộng hòa là tốt
đẹp, nhưng thực tế không thực hiện được. Chống lại nền quân chủ chuyên chế
tập trung mọi quyền lực vào tay vua, nguyên tắc tổ chức quyền lực “Tam quyền
phân lập” của Môngtexkiơ là hết sức tiến bộ với lập luận rằng phân quyền và hạn
chế quyền hành là những bảo đảm chủ yếu của tự do. Tất cả mọi người trong xã
hội từ người có địa vị cao nhất đến người có địa vị thấp nhất đều phải tuân theo
pháp luật. Đây là tư tưởng rất tiến bộ. Vônte (1694 - 1778) nhà triết học, nhà
19
văn, là người đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn hố khai sáng. Ơng đã kịch
liệt lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động và lạc hậu của chế độ chuyên chế
ở Pháp và nhà thờ Thiên chúa giáo. Giăng Giắc Rútxô (1712-1778) là người nổi
tiếng đấu tranh địi dân chủ với thuyết bình đẳng nhằm chống lại chính quyền
phong kiến phản nhân dân. Trong khi lên án chế độ phong kiến chuyên chế,
Rutxô lên tiếng phê phán chế độ tư hữu và những quan hệ xã hội do chế độ đó
sinh ra, ơng cho rằng sự bất bình đẳng là hậu quả của chế độ tư hữu và kêu gọi
mọi người đều phải bình đẳng. Nền dân chủ trong quan niệm của Rút xô là nền
dân chủ của đa số, là dân chủ thực sự của nhân dân. Mặc dù còn những điểm hạn
chế, nhưng với những tư tưởng tiến bộ nêu trên, Rútxô vẫn được coi là nhà cách
mạng dân chủ xuất sắc nhất. Điđơrô (1713 - 1784) đã nêu ra ý tưởng về một nhà
nước Cộng hoà dân chủ để thay thế chế độ phong kiến. Với những nhà khai sáng
như vây, trào lưu này là một bước phát triển mới của tư tưởng dân chủ, là sự
chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản nhất là cách mạng tư sản Pháp.
Đóng góp cơ bản của trào lưu khai sáng là nội dung dân chủ, trong đó nổi bật là
tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nhằm chống lại chế độ phong kiến.
“Ngọn đòn quyết định sự cáo chung của chế độ phong kiến Tây Âu là
cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình nhất là
cach mạng tư sản Pháp. Nền dân chủ tư sản được hình thành tưởng đối đầy đủ
trong quá trình đấu tranh, cách mạng tư sản một nấc thang quan trọng của tiến
bộ lịch sử” [41, tr.25]. So với chế độ quân chủ do một người (vua) chuyên chế
độc tài thì nền dân chủ tư sản là bước tiến trong lịch sử phát triển dân chủ của xã
hội loài người. Từ dân chủ của một người, vì một người, do một người (quân
chủ), tiến đến dân chủ của một giai cấp, vì một giai cấp, do một giai cấp (giai cấp
tư sản). Về thực chất, nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ dành cho thiểu số giai
cấp tư sản, chứ không phải là dân chủ cho nhân dân lao động. Nền dân chủ đó
20