Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn Dạy Tác Phẩm Văn Học Dân Gian Trong Mối Quan Hệ Với Văn Hóa Dân Gian.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.33 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG T.H.P.T VĂN GIANG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HĨA DÂN GIAN

Người viết: TƠ THỊ HỒNG VÂN
Giáo viên trường T.H.P.T Văn Giang

Văn Giang 4– 2013
1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Văn học dân gian là vốn qúi của văn học dân tộc. Hiểu được văn
học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá
khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con
người. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình mơn Văn các
cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình mơn Văn lớp 10 T.H.P.T,
việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng
tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là khá nhiều, tạo thành một mảng
kiến thức quan trọng trong chương trình.
2. Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của
văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận
không thể tách rời với văn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian,
khơng thể khơng đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
3. Tuy nhiên, hiểu biết về vốn văn hóa trong học sinh cịn nhiều hạn
chế, dẫn đến việc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà


trường T.H.P.T, nhất là đối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ
nhiều thế kỉ trước. Điều đó khiến chúng tơi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu,
từ đó đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy văn học dân
gian ở lớp 10 T.H.P.T.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian
được dạy trong chương trình văn học lớp 10.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nghiên cứu một cách dạy tác phẩm dân gian trong mối
quan hệ với văn hóa dân gian, từ đó giúp học sinh học tốt hơn các tác phẩm
văn học dân gian Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10
T.H.P.T.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài của chúng tôi nhằm đạt tới những mục đích sau đây:

2


Thứ nhất: Xác lập cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy những tác phẩm
văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
Thứ hai: Đưa ra các góc độ văn hóa để lí giải một tác phẩm văn học
dân gian
Thứ ba: Chỉ ra một cách cụ thể những góc độ văn hóa dân gian cần
khai thác trong một số tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy ở chương
trình lớp 10 T.H.P.T. Từ đó đúc kết cách giảng dạy một tác phẩm văn học
dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
V. Phương pháp thực hiện:
Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực

văn hóa để hiểu tác phẩm văn học dân gian.
- Khi nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp
- Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu
vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại.

B. NỘI DUNG

3


Chương I: Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn
học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
I. Khái niệm văn học dân gian:
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dịng văn học dân gian và văn
học viết. Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng
đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam
chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm
hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng
lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các
thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương
đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ
thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học).
II. Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong
mối quan hệ với văn hóa dân gian:
Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, văn học dân gian có những đặc
trưng khác biệt với văn học viết. Những đặc trưng giúp phân biệt văn học
dân gian và văn học viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là:
tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc

trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra nét đặc trưng của văn học
dân gian so với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là
đặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việc
giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian.
Tính nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu được
nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm đến.
Là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian,
Giáo sư Đinh Gia Khánh trong cơng trình “Trên đường tìm hiểu văn hóa
dân gian” đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu văn hóa dân
gian. Vai trị kiến tạo nổi bật của ông được thể hiện trong việc xác định tính
tổng thể nguyên hợp của văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói
chung. Ơng là người đầu tiên đưa ra khái niệm tính nguyên hợp và đưa vào
thực tiễn nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam.

4


Khi bàn về tính ngun hợp của văn hóa dân gian( bao gồm cả văn học
dân gian), Giáo sư Đinh Gia Khánh đã cho rằng: “Nói rằng đặc điểm cơ
bản của văn hóa dân gian là tính ngun hợp tức là nói rằng qua nghệ
thuật ấy, người ta nhận thức về hiện thực như một tổng thể chưa bị chia
cắt”.. Và: “ Khi chúng ta nói rằng văn hóa dân gian có tính ngun hợp,
chúng ta hiểu rằng văn hóa dân gian trong khi phản ánh thế giới, luôn
luôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới”.
Theo PGS.TS Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính
nguyên hợp là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa
văn học dân gian và văn học viết. Tính nguyên hợp của văn học dân gian
thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên
sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế, khi tìm
hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này.

Đây chính là ngun nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian
trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
Tính ngun hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình
trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản
xuất tinh thần chưa được chun mơn hóa. Trong các xã hội thời kỳ sau,
mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chun mơn hố nhưng văn
học dân gian vẫn cịn mang tính ngun hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận
nhân dân- tác giả sáng tác văn học dân gian khơng có điều kiện tham gia
vào các lĩnh vực sáng tạo tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm,
tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian- một loại nghệ
thuật không chuyên.
Biểu hiện rõ ràng nhất của đặc trưng nguyên hợp là ở chỗ: Văn học
dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương
trong nhiều thời đại, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn
hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tơn giáo, phong tục…
Khác với văn học viết là thành tựu sáng tạo của một cá nhân, văn học
dân gian là sáng tạo của cả tập thể. Vì thế, cũng giống như tính ngun hợp
trong văn hóa dân gian, khi tìm hiểu tính ngun hợp trong văn học dân
gian, phải xét đến vai trò sáng tạo của những thời đại khác nhau và giữa các
địa phương khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học .
5


Đầu tiên khi ra đời, sáng tác văn học dân gian có thể do một cá nhân,
thường là một nghệ nhân sáng tạo ra. Trong q trình truyền miệng theo
khơng gian và thời gian, văn học dân gian trở thành sản phẩm sáng tạo của
cả tập thể. Mỗi thành viên trong cộng đồng có thể thêm bớt, thay đổi một vài
chi tiết trong một cốt truyện, một vài từ ngữ trong một bài ca dao, gọt giũa
cho nó trở nên đẹp hơn, trong sáng hơn. Theo thời gian, những sáng tác
mang tính sáng tạo cao trở thành giá trị nghệ thuật đích thực được cộng đồng

lưu giữ. Như vậy, những sáng tác dân gian kết tinh trong nó tinh hoa trí tuệ,
tâm hồn của cả tập thể nhân dân lao động.
Vì thế, trong văn học dân gian, người ta gặp nhận thức nguyên hợp.
Giáo sư Đinh Gia Khánh khi phân tích truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” đã chỉ
ra được nhiều tầng văn hóa của các thời đại khác nhau: tục thờ núi, thờ sông
của người nguyên thủy, cuộc đấu tranh chống thủy tai của người Việt cổ khi
họ từ ven đồi núi trung du kéo xuống khai thác đồng bằng sông Hồng, vấn
đề trị thủy ở lưu vực sông Hồng trong mùa nước lũ khi người Việt cổ đã biết
đến đắp đê, vấn đề sính lễ, thách cưới liên quan đến phong tục của người
Việt về việc cưới hỏi …
Tương tự như vậy, trong nhiều tác phẩm văn học dân gian, người ta
cũng bắt gặp nhiều tầng văn hóa cùng lắng đọng. Truyền thuyết về Lạc Long
Quân và Âu Cơ là một ví dụ khá rõ nét về sự nguyên hợp trong nhận thức
của văn học dân gian. Trong truyện vừa có những dấu vết của tín ngưỡng
thờ vật tổ (thờ trứng) vốn là những tín ngưỡng nguyên thủy, ra đời từ rất xa
xưa vừa có dấu vết của tín ngưỡng thờ tổ tiên ra đời muộn hơn, khi con
người đã có ý thức về cộng đồng, làng xã, gia đình, dịng tộc. Bên cạnh đó,
truyện cũng ghi lại được cả những tri thức lịch sử về thời đại Hùng Vương:
triều đình có quan văn, quan võ, con trai vua thì gọi là quan lang, con gái thì
gọi là mệ nàng, mười tám đời cha truyền con nối đều lấy hiệu là Hùng
Vương khơng hề thay đổi.
Truyện “Thánh Gióng” cũng là một ví dụ tương tự. Trong truyện có cả
những nhận thức nguyên sơ của đời trước đồng thời có cả những nhận thức
già dặn hơn ra đời ở thời kì sau. Sự ra đời kì lạ của Gióng là sự kết hợp của
một bà mẹ với một lực lượng tự nhiên có liên quan đến nghề trồng cà ở làng
Phù Đổng, đó là giơng bão, sấm sét. Lực lượng tự nhiên này được nhân hóa
6


thành người khổng lồ. Trong dịp về hái cà làng Phù Đổng, ông đã để lại một

dấu chân lớn, mẹ Gióng ướm và từ đó mà có mang. Theo nhà nghiên cứu
Cao Huy Đỉnh thì:'' Cái quan niệm con người là con của tự nhiên( trời) và
một bà mẹ bắt nguồn từ trong thị tộc mẫu hệ, lúc con người chỉ biết mẹ mà
không biết cha…Bà mẹ lúc đầu đại diện cho tinh thần huyết thống và đạo
đức của bộ lạc, là nguồn gốc sức mạnh và anh hùng''.
Cũng trong truyện “Thánh Gióng”, chúng ta cịn hiểu thêm một nhận
thức mới mẻ nữa của người xưa qua một loạt các chi tiết về sắt: roi sắt, giáp
sắt, ngựa sắt, nón sắt. Chắc chắn những chi tiết này phản ánh một nhận thức
ra đời muộn hơn, khi con người đã biết đến sắt và sức mạnh của sắt trong lao
động sản xuất và trong chiến đấu.
Có thể nói sự nguyên hợp về nhận thức đã đặt các tác phẩm văn học
dân gian trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với văn hóa dân gian- bao
gồm nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, phong tục tập qn, tín ngưỡng, tơn
giáo, thói quen sinh hoạt vật chất và tinh thần… Để hiểu một tác phẩm văn
học dân gian, không thể không đặt nó trong mơi trường văn hóa dân gian mà
nó ra đời, không thể không xuất phát từ những yếu tố văn hóa dân gian khác
mà tìm hiểu nó. Dạy một tác phẩm văn học dân gian cần bồi đắp cho học
sinh về vốn văn hóa dân gian, từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự
hào dân tộc, khiến các em ruát ra được những bài học q báu từ đạo làm
người. Thiết nghĩ, đó mới chính là mục đích cuối cùng của việc học văn.

Chương II: Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một
tác phẩm văn học dân gian:
I. Khái niệm văn hóa:
7


Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được
dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên

biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Theo nghĩa rộng, văn hóa
bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,
phong tục, lối sống...Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ
và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên,
NXB Văn hóa – Thơng tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá
trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngơn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,
các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó
là một phần của văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội
hóa. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
II. Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một tác phẩm văn học
dân gian:
Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã
cho rằng văn hóa là một tổng thể : văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa
rộng trong dân tộc học “là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập
quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã
hội”.
Có thể nói văn hóa là một khái niệm lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong văn hóa có cả
phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội, luật pháp…cùng hiện diện. Vì vậy,
để hiểu và giảng dạy tác phẩm văn học dân gian, người dạy cũng phải xuất

8


phát từ nhiều phương diện của văn hóa mới thấy hết được cái hay cái đẹp
của nó. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số số phương diện cơ bản của
văn hóa:
1. Phong tục:
Phong tục là tồn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa
nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng mang tính cố
định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt
động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền
vững và tương đối thống nhất.
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm
chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể
chia thành nhiều loại: hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con
người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên
lão; hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ
thời tiết trong năm; hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của
con người...
Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có nhiều phong tục
, có những phong tục thực sự đã trở thành thuần phong mĩ tục của người
Việt Nam. Nhiều phong tục đẹp của người Việt đã được soi bóng trong ca
dao, truyện cổ, mang một ý nghĩa văn hóa, thẩm mĩ đẹp đẽ.
2. Cách ứng xử:
Cách ứng xử giữa người với người là một nét văn hóa quan trọng của
các dân tộc.
Là một dân tộc có văn hóa, người Việt Nam có cách ứng xử riêng của
mình. Trong đối nhân xử thế của người Việt, chữ tâm, chữ đức, chữ tình
được đề cao: trong gia đình thì “ trên kính, dưới nhường”, trong quan hệ họ

hàng thì “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, trong quan hệ láng giềng thì “
tắt lửa tối đèn có nhau”, trong quan hệ đồng bào thì:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Bên cạnh tình, người bình dân xưa cịn nói nhiều về nghĩa. Với quan
niệm truyền thống, giàu sang, của cải khơng phải là cái đích cuối cùng của
9


cuộc sống. Điều quan trọng nhất là người ta phải sống với nhau cho trọn
nghĩa, vẹn tình. Những quan niệm sống đẹp đẽ đó của con người Việt Nam
in đậm dấu ấn trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dao, truyện cổ.
3. Tín ngưỡng, tơn giáo:
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích
thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng
đơi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo ở
chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tơn giáo, tín ngưỡng có tổ chức
khơng chặt chẽ như tơn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói
đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm
chung cịn tơn giáo thì khơng mang tính dân tộc. Tín ngưỡng khơng có một
hệ thống điều hành và tổ chức như tơn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ
tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể
thành tơn giáo.
Cũng như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Việt có đời sống
tâm linh của mình. Phạm Đức Dương trong cuốn “Việt Nam trong bối cảnh
Đông Nam Á” đã khẳng định: “Trong tâm thức của cư dân Đông Nam Á,
với phương pháp tư duy âm dương, con người đã phân chia thế giới thành
hai: thực và ảo, vật chất và tinh thần…, trong đó cái mà họ quan tâm chính
là đời sống tâm linh” (13, 95). Và “Thế giới tâm linh của cư dân Đông Nam
Á được xây dựng trên quan niệm “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh

hồn như con người). Những linh hồn này tạo thành thế giới thần linh. Đây
là thế giới vô hình nhưng lại có vơ vàn năng lực siêu việt và thường xuyên
tác động đến con người theo hai chiều: thuận- nghịch, lành- dữ. Do đó con
người thần thánh hóa những ma lực đó dưới hình thức các biểu tượng và
thờ phụng các thần linh để được che chở” (13, 96).
Những tín ngưỡng dân gian của người Việt ra đời trên cơ sở niềm tin
ấy. Người Việt có nhiều tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ nhiên thần( thờ
nước, trứng, thờ đá), tín ngưỡng phồn thực thờ hành vi giao phối, tín ngưỡng
thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hồng làng. Bên cạnh những tín ngưỡng
trên, sau này, trong q trình giao lưu văn hóa, do địa bàn sinh sống của
người Việt ở vào vị trí cửa ngõ của Đơng Nam Á nên họ đã tiếp nhận và

10


chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo ngoại lai, trong đó đậm nét là Phật giáo,
Nho giáo và Đạo giáo.
Phật giáo được người Việt biết đến từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu
cơng ngun. Thời nhà Lí, nhà Trần, đạo Phật phát triển cực thịnh và được
coi là quốc giáo, ảnh đến mọi việc của đời sống. Đạo giáo đến Việt Nam
cũng từ rất sớm (khoảng cuối thế kỉ thứ hai). Trước khi biết đến Đạo giáo,
người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép…Đạo giáo có rất nhiều
điểm tương đồng với những tín ngưỡng ma thuật của người dân bản địa nên
nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong tâm linh người Việt. Nếu Phật giáo
thờ Phật tổ và các đức Phật thì Đạo giáo thờ các vị thần: Ngọc Hoàng
Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh
Đế (Quan Công). Với Đạo giáo, người Việt cịn thờ các vị thánh riêng của
mình: Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh công
chúa) cùng các vị thần khác như Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ơng
Năm Dinh, Quan lớn Tuần Tranh…Theo tín ngưỡng, tôn giáo của người

Việt, Đức Phật được thờ trong chùa cịn các vị thần thánh được thờ trong
đền.
Văn hóa Việt Nam mang đậm dấu ấn từ các tơn giáo, tín ngưỡng dân
gian. Kiến trúc đình, chùa, đền là những kiến trúc khá quen thuộc trong địa
bàn sinh sống của người Việt. Trần Quốc Vượng đã khẳng định: “…nói tới
văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử
cũng như mật độ dày đặc các di tích văn hóa” (68, 254). Cũng như vậy, văn
học dân gian người Việt, nhất là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích
mang khá đậm nét dấu ấn của tín ngưỡng dân gian và những tơn giáo ở Việt
Nam. Vì thế, để hiểu sâu sắc những thể loại này, khơng thể khơng tìm hiểu
những tư tưởng, ý nghĩa tơn giáo trong đó.
4. Lễ hội:
Lễ hội là tên gọi mới của một số nhà nghiên cứu nhìn nhận hội làng
theo tư duy duy lý của phương Tây, trong đó theo họ, phần lễ thì nghiêm
trang, cịn phần hội thì vui vẻ giải trí. Trong ngày Hội chúng ta “mời” các vị
thần linh, anh linh núi sông trời đất, các vị thành hoàng làng là vị thần che
chở cho làng xóm, mời anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các

11


dòng họ về dự với chúng ta. Như vậy hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng
củả cả trời đất, non sơng, tổ tiên và con cháu.
Có thể nói gọn lại hội là một không gian và thời gian chứa đựng đậm
đặc năng lượng thiêng của cả vũ trụ và thời gian. Với người Kinh không
gian thiêng ấy được đặt vào cái sân đình. Với các tộc thiểu số, nó bao
quanh cây nêu. Còn thời gian thiêng chung là các thời điểm của mùa xuân.
Cho nên, kẻ giàu, người nghèo nơ nức đến hội trước hết để được đắm
mình trong khơng gian thiêng và thời gian thiêng đó, để được tiếp nhận
năng lượng thiêng của cả trời đất, quá khứ, hiện tại và để được trải nghiệm

sự thăng hoa trong không-thời gian thiêng liêng ấy. Mùa xuân - mùa khởi
đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời
ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn,
vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền
lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ
hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới
một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng
chống ngoại xâm, những người có cơng dạy dỗ truyền nghề, chống thiên
tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, lễ hội được nhắc đến
khá nhiều, thậm chí cịn được miêu tả khá tỉ mỉ. Vì thế, khi dạy những tác
phẩm có liên quan, giáo viên khơng thể khơng giải thích những ý nghĩa văn
hóa được tái hiện trong đó.

Chương III: Giải pháp khi dạy các tác phẩm văn học dân

gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
I. Giải pháp:
Sau một thời gian dài nghiên cứu và nhiều năm thử nghiệm, tôi đã rút
ra một số giải pháp dạy văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân
gian như sau:
12


1. Trước hết, người dạy phải có phần chuẩn bị kĩ càng, phần chuẩn bị
của giáo viên càng kĩ thì giờ dạy càng thành công. Bản thân giáo viên không
thể biết hết những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, vì vậy, giáo viên phải tự
đọc sách, tra cứu tài liệu để tìm hiểu về những vấn đề văn hóa mà mình chưa

nắm rõ hoặc để mở rộng vốn văn hóa của bản thân mình. Mục chú thích của
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và internet sẽ là những công cụ đắc lực
cho người dạy trong việc mở rộng vốn kiến thức văn hóa có liên quan đến
tác phẩm văn học. Sau khi thu nhập và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cần
thiết, giáo viên cần cân nhắc kĩ sẽ sử dụng nó như thế nào trong bài dạy để
vừa khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, vừa cho học sinh dễ hiểu bài,
vừa nâng cao và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cho học sinh. Vấn đề thời
lượng kiến thức và thời gian là rất quan trọng, nó yêu cầu người dạy phải có
cách sắp xếp cho hợp lí, vừa đảm bảo về mặt thời gian, vừa truyến tải được
những kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh.
2. Định hướng khai thác văn hóa cho học sinh theo thể loại là một điều
quan trọng khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Trên thực tế, mỗi thể
loại văn học dân gian có đặc trưng khác nhau cũng như phản ánh những
phương diện khác nhau của văn hóa. Truyền thuyết, sử thi, truyện cố tích
thường gắn bó với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục. Ca dao gắn bó với đời
sống tâm hồn, với quan niệm về đối nhân xử thế. Vì vậy, khi khai thác các
khía cạnh văn hóa có liên quan đến bài dạy, giáo viên cần lưu ý phương diện
thể loại. Cụ thể:
Đối với Sử thi: khi dạy, cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
thời đại lịch sử, quan niệm thời đại, phong tục tập quán.
Đối với truyện cổ tích: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
phong tục, với quan niệm nhân sinh, đấu tranh giai cấp, các phong tục, các
chuẩn mực đạo đức.
Đối với truyện thơ: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
phong tục, với quan niệm nhân sinh, quan niệm đạo đức, quan niệm ứng xử.
Đối với ca dao: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với quan
niệm đạo đức, phong tục xã hội, ứng xử.
3. Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh cũng là một yếu tố quyết định thành
công của tiết dạy. Do khuôn khổ thời gian có hạn nên khơng phải điều gì
13



giáo viên cũng có thể nói được hết cho học sinh. Vì vậy, phần chuẩn bị ở
nhà của học sinh là rất quan trọng. Giáo viên cần cho học sinh tự tìm hiểu
chú thích, tự tìm hiểu những phong tục, tập quán, quan niệm truyền thống có
liên quan đến tác phẩm văn học dân gian được học, từ đó giúp cho việc tiếp
thu bài học của học sinh được rõ ràng hơn. Phần này có thể được cụ thể hóa
bằng những câu hỏi cụ thể của giáo viên.
4. Khâu dạy học trên lớp là khâu quan trọng nhất. Khâu này có thể tiến hành
theo trình tự như sau:
Trước hết, giáo viên cho học sinh trình bày phần kiến thức đã được tìm
hiểu ( có thể nêu kết hợp với phần tiểu dẫn). Sau đó, giáo viên bổ sung và
khắc sâu kiến thức cho học sinh về những nội dung văn hóa mà học sinh đã
trình bày.
Sau đó, trong khi tìm hiểu cụ thể tác phẩm, giáo viên có thể dừng lại ở
những chi tiết văn hóa đặc sắc để giảng và bình cho học sinh. Nếu dạy bằng
máy chiếu, giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh sinh
động về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội, phong
tục để học sinh được sống trong khơng gian văn hóa của tác phẩm văn học
dân gian.
Cuối cùng, trong phần củng cố, sau khi tổng kết về giá trị tác phẩm,
giáo viên gắn với giá trị văn hóa để học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm
và hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc. Thơng qua đó, giáo viên có thể giáo
dục cho học sinh tinh thần tự hào và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.

II. Minh họa cụ thể qua một số tiết dạy:
Sau đây là một số bài dạy tôi đã thực hiện khi dạy tác phẩm văn học
dân gian lớp 10 chương trình, chương trình chuẩn.
1. Dạy bài “Chiến thắng Mtao Mxây” ( trích sử thi “Đăm Săn”)
Chiến thắng Mtao Mxây là tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử

thi- một thể loại đã ra đời từ rất xa xưa. Do khoảng cách thời gian với hiện
14


tại, lại do học sinh còn xa lạ với văn hóa các dân tộc thiểu số nên việc tiếp
thu tác phẩm cịn nhiều khó khăn. Vì vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu tác
phẩm bằng cách đặt nó trong khơng gian văn hóa của nó.
Bài dạy được bố trí trong hai tiết:
Tiết 1: Giới thiệu chung: về sử thi Tây Nguyên và sử thi anh hùng, tóm
tắt tác phẩm và dạy một ý nhỏ trong phần đọc hiểu văn bản là phẩn Đăm Săn
giao chiến với Mtao Mxây.
Tiết 2: Tiếp tục đọc hiểu với hai phần: Cảnh dân làng Mtao Mxây theo
Đăm Săn trở về và cảnh Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng, cuối
cùng là tổng kết giá trị của đoạn trích và hướng dẫn học sinh luyện tập.
Trong quá trình dạy ở tiết 1, ngay ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên
đã nên cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn hóa Tây nguyên để
giúp cho học sinh hiểu tác phẩm. Sau khi lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi,
Đăm Săn trở thành một tù trưởng. Đây là chi tiết mà giáo viên phải dùng văn
hóa Tây Nguyên để lí giải. Sở dĩ sau hơn nhân, Đăm Săn phải về nhà vợ ở vì
sử thi ra đời trong lịng chế độ mẫu hệ. Trong gia đình mẫu hệ, vai trị trụ cột
là người phụ nữ nên người đàn ơng sau khi lấy vợ phải trở về ở gia đình nhà
vợ. Hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi thuộc dòng dõi tù trưởng nên Đăm Săn
sau khi lấy vợ kế thừa quyền lực của gia đình vợ, trở thành một tù trưởng.
Trong q trình tóm tắt đoạn trích, có một số chi tiết mà giáo viên
cũng phải sử dụng vốn văn hóa Ê- đê để giải thích như: chi tiết Đăm Săn
chặt cây thần, Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời… Tín ngưỡng thờ vật tổ là
tín ngưỡng cổ xưa tồn tại trong nhiều cộng đồng trong đó mỗi bộ lạc lại thờ
một vật tổ riêng và đó là những vật thiêng, những cấm kị mà cộng đồng
không ai được vi phạm. Cộng đồng Đăm Săn thờ cây Smuk và nó trở thành
cây thần- vật tổ mà cả cộng đồng tôn thờ. Sở dĩ Đăm Săn chặt cây thần vì

Đăm Săn muốn chống lại tập tục cổ lạc hậu. Hay Đăm Săn muốn đi bắt nữ
thần Mặt Trời về làm vợ khơng chỉ vì Đăm Săn muốn cộng đồng mình được
hùng mạnh hơn nữa mà cịn vì một lí do khác mà phải đặt trong thời đại sử
thi chúng ta mới có thể lí giải được. Sử thi Đăm Săn cũng như nhiều sử thi
của người Ê- đê ra đời cuối thời kì mẫu hệ- khi cộng đồng người Ê- đê đang
chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ. Vì vậy hành động của Đăm Săn muốn đi
bắt nữ thần Mặt Trời xuống trần gian làm vợ mình( chứ không phải Đăm
15


Săn lên trời ở rể) chính là hành động chống lại tập tục, thể hiện khát vọng
làm chủ của người đàn ơng trong thời đại mới. Tóm lại, hình tượng Đăm Săn
là hình tượng người anh hùng của thời đại sử thi, không chỉ biểu tượng cho
những chiến công, khát vọng mà còn biểu tượng cho sự đấu tranh chống tập
tục cổ của người đàn ông khi chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ.
Ở phần đọc hiểu tác phẩm, khi đọc hiểu đoạn Đăm Săn giao chiến với
MTao Mxây, giáo viên có thể dừng lại ở chi tiết ngơi nhà sàn của MTao
Mxây được miêu tả ở đầu tác phẩm. Nếu dạy máy chiếu, giáo viên có thể
cho học sinh xem hình ảnh ngơi nhà sàn Tây Ngun. Vì nhà làm bằng gỗ dễ
bắt lửa nên khi Đăm Săn dọa sẽ phóng hỏa đốt nhà MTao Mxây thì hắn phải
vội vàng đi xuống. Trong khi xuống, MTao Mxây sợ Đăm Săn đâm lén vì
bậc thang nhà sàn của Tây Ngun trống, có khoảng cách, khơng giống với
bậc thang nhà gác của người Kinh.
Sau khi phân tích xong cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và MTao
Mxây, giáo viên là hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với sức mạnh, chiến
công và lòng dũng cảm. Giáo viên cho học sinh biết về thời đại sử thi: thời
đại của chiến tranh thị tộc bộ lạc liên miên nên mẫu người lí tưởng của thời
đại phải là mẫu người anh hùng và phẩm chất lí tưởng của con người thời
đại phải là sức mạnh, lòng dũng cảm, danh dự và khát vọng lập chiến công.
Người anh hùng chiến thắng kẻ thù ở đây trước hết để dòi lại vợ, tức là để

bảo về danh dự của người đàn ơng, và đó cũng là một điểm tiến bộ. Hơn
nhân của lồi người giai đoạn trước là hình thức quần hơn, đến giai đoạn này
đã tiến lên một bước mới, đã có sự xác định rõ hình thức gia đình cá thể. Vì
vậy, người anh hùng trong sử thi chiến đấu để bảo vệ quan niệm hôn nhân
mới tốt đẹp. Nhưng không chỉ thế, người anh hùng trong sử thi trước hết
chiến đấu vì lợi ích cộng đồng, chiến công của người anh hùng sẽ lảm cho
cộng đồng của chàng thêm giàu có và hùng mạnh. Đó chính là điều khiến
cho người anh hùng thời đại sử thi được cộng đồng yêu mến và tin tưởng.
Và đó cũng là lí do khiến sau khi thắng trận, dân làng nguyện đi theo
Đăm Săn, không hề căm giận hay phản kháng như cách xử sự của những kẻ
bại trận. Giáo viên nên lấy quan niệm của thời đại sử thi để lí giải cho học
sinh. Vì thời đại sử thi là thời đại chiến tranh liên miên nên mỗi cộng đồng
người muốn tồn tại và phát triển thì phải có một người đứng đầu thật sự tài
16


giỏi. Người đứng đầu đó phải là những anh hùng. Tài năng, mưu trí và sức
mạnh của họ sẽ là sự đảm bảo để cộng đồng của họ sẽ vững vàng trước sự
tấn công của những cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, mọi người, ngay cả ở
một cộng đồng thù địch cũng hết lòng ủng hộ Đăm Săn, đi theo và mang của
cải về cho cộng đồng chàng càng trở nên hùng mạnh.
Phần Đăm Săn cùng cộng đồng ăn mừng chiến thắng, giáo viên nên
cho học sinh biết thêm về một số nét văn hóa Tây Nguyên như lễ hội, tín
ngưỡng, văn hóa cồng chiêng. Người Tây Ngun tin vào ông trời, lễ hội
của người Tây Nguyên cũng như lễ hội của một số dân tộc khác gồm có hai
phần: phần lễ cử hành những nghi lễ thiêng liêng dành cho thần linh, trời
đất, phần hội là phần vui chơi dành cho những người phàm trần. Mở đầu
đoạn trích là cảnh Đăm Săn kêu gọi mọi người chuẩn bị trâu, bò, dê để tế lễ
thần linh, cảm tạ trời đất đã phù trợ cho chàng chiến thắng Mtao Mxây.
Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi

lặp lại trong đoạn trích. Đây là những chi tiết có liên quan đến văn hóa của
người Tây Nguyên. Trong văn hóa Tây Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng
là một di sản văn hóa đặc sắc. Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun
được UNESCO cơng nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản
thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của khơng gian văn hóa này gồm
nhiều dân tộc khác nhau: Ê-đê, Ba Na, Mạ, Lặc...Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản
nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử
dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm
tổ chức các lễ hội đó như nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu
rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng
như ở Tây Nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt
động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch
hấp dẫn.
Cồng chiêng không chỉ dùng trong tế lễ thần linh, trong ngày hội mà
cịn là sự thể hiện cho sự giàu có và hùng mạnh. Cộng đồng nào có nhiều
17


cơng chiêng thì cộng đồng đó càng hùng mạnh và giàu có. Dàn cồng chiêng
hồnh tráng, lễ tế thần linh linh đình và cảnh ăn mừng thắng trận kéo dài
trong nhiều tháng của cộng đồng Đăm Săn theo văn hóa Tây Nguyên biểu
tượng cho sự giàu có và hùng mạnh của một cộng đồng đang trên đà lớn
mạnh. Sau đó, giáo viên trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh minh họa
về lễ hội Tây Nguyên, và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Có thể cho học
sinh lắng nghe một chút âm hưởng của giàn cồng chiêng Tây Nguyên để các
em cảm nhận được âm hưởng trầm hùng bi tráng của những trang sử thi Tây

Nguyên hào hùng. Trong quá trình thực hiện các bước như trên, học sinh rất
hứng thú và là hiệu quả của tiết học tăng lên rõ rệt.



Lễ hội cồng chiêng 2007 tổ chức tại Đăk Lăk

18




Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo Đại




Mơ hình sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo
Đại

19




Sau đây, là giao án minh họa cho bài dạy.
Tuần 3
Tiết PPCT: 7,8. Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức :
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của
cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và
các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn
trích.
Kỹ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
B.Phương tiện thực hiện:
- GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN văn 10.
- HS: SGK, vở soạn, vở ghi
- Máy chiếu
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương
pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả
20



×