Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Quan Niệm Về Hạnh Phúc Của Sinh Viên Tại Hà Nội 6274568.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 50 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM THANH BÌNH

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM THANH BÌNH

QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
TẠI HÀ NỘI

Ngành: Tâm lý học
Mã số: 8.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƢƠNG

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lâm Thanh Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN NIỆM HẠNH PHÚC CỦA
SINH VIÊN .................................................................................................... 21
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 21
1.2. Quan niệm hạnh phúc của sinh viên ........................................................ 24
1.3. Một số đặc điểm tâm lý xã hội của sinh viên hiện nay ............................ 24
1.4. Các luận điểm lý thuyết về hạnh phúc ..................................................... 26
1.5. Một số quan điểm lý thuyết khác về các cấu thành của hạnh phúc ......... 32
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 37
2.1 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................... 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUAN
NIỆM HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI ............................. 46
3.1 Các quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ............................ 46
3.2 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm Hạnh
phúc thụ hưởng và Hạnh phúc giá trị .............................................................. 57
3.3 Quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội từ quan điểm hạnh
phúc định hướng cá nhân và hạnh phúc định hướng xã hội ........................... 61
3.4. Các lĩnh vực cuộc sống được định vị trong quan niệm hạnh phúc của

sinh viên tại Hà Nội......................................................................................... 63
3.5 Mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên tại Hà Nội......................................................................................... 66
3.6 So sánh quan niệm hạnh phúc theo 1 số đặc điểm nhân khẩu xã hội
của sinh viên .................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ....................................................... 39
Bảng 3.1. Các thành phần của hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên
tại Hà nội ............................................................................................... 47
Bảng 3.2: Diễn giải các thành phần/ yếu tố trong quan niệm hạnh phúc ....... 48
Bảng 3.3. Một số ví dụ mơ tả sự thành đạt trong cấu trúc hạnh phúc theo
quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 57
Bảng 3.4. Hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc giá trị trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %) ...................................... 58
Bảng 3.5. Hạnh phúc định hướng cá nhân và hạnh phúc định hướng xã hội
trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %) .......... 61
Bảng 3.6: Bảng mô tả các lĩnh vực cuộc sống định vị trong quan niệm về
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 64
Bảng 3.7. Quan niệm về hạnh phúc theo các lĩnh vực của cuộc sống của
sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %) .............................................................. 65
Bảng 3.8 . Mối quan hệ giữa cấu trúc hạnh phúc trong quan niệm của sinh
viên và cảm nhận hạnh phúc ................................................................. 67
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa Cảm nhận hạnh phúc và định hướng hạnh
phúc theo các lĩnh vực cuộc sống trong quan niệm của sinh viên tại
Hà Nội. .................................................................................................. 70

Bảng 3.10. Khác biệt về định hướng xã hội và định hướng cá nhân trong
quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội. (p<0,5).................. 73


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc của các cá nhân ................... 49
Hộp 3.2: Bậc thang phức tạp dần của thành phần gia đình trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 50
Hộp 3.3. Bậc thang phức tạp dần của thành phần nhu cầu trong quan niệm
hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội ...................................................... 53
Hộp 3.4 Một số ví vụ mô tả về thành phần vật chất trong cấu trúc hạnh
phúc theo quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ..................................... 55
Hộp 3.5: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc thụ hưởng và hạnh phúc
giá trị của các cá nhân ........................................................................... 59
Hộp 3.6: Ví dụ Hạnh phúc định hướng cá nhân và Hạnh phúc định hướng
xã hội trong quan niệm của sinh viên tại Hà Nội ................................. 62
Hộp 3.7: Gia đình theo quan niệm của nhóm “Khơng hạnh phúc” ................ 68
Hộp 3.8: Thành phần Thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong quan niệm hạnh phúc ... 69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hạnh phúc là một phạm trù mang tính trừu tượng bởi con người khơng
thể sờ nắm được hạnh phúc nhưng hồn tồn có thể cảm thấy được nó. Cảm
giác này mang tính chủ quan, có thể khơng ai giống ai. Khơng thể áp đặt tiêu
chuẩn hạnh phúc của người này lên người khác bởi mỗi người có những tiêu
chuẩn riêng cho cảm nhận hạnh phúc của mình. Tuy là cảm nhận mang tính
chủ quan cá nhân mỗi người nhưng trên bình diện xã hội, hạnh phúc con
người có tầm quan trọng đặc biệt. Trong bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chủ
tịch đọc tại quảng trường Ba Đình, ngày 2 tháng 9 năm 1945 có đoạn “Tất cả

mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [11]. Ở một đoạn khác trong bản
tun ngơn Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [11]. Như vậy,
quyền mưu cầu hạnh phúc trở thành một trong những giá trị cơ bản nhất của
nhân quyền, đích đến của mọi quốc gia, mọi dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193
quốc gia thành viên đã nhất trí thơng qua nghị quyết A/RES/66/281 chọn
ngày 20 tháng 3 hàng năm làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày này mang ý
nghĩa biểu tượng nhằm quyết tâm thể hiện sự tích cực và những nỗ lực nhiều
hơn nữa để xây dựng một thế giới đại đồng, mang lại hạnh phúc cho con
người khắp nơi trên trái đất. Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ ra Quyết
định 2589 QDTT- Ngày 26-12 năm 2013 duyệt các hoạt động kỷ niệm ngày:
Hạnh phúc quốc tế. Điều này khẳng định tầm quan trọng của hạnh phúc đối
với nhân loại. Nhiều quốc gia đã xây dựng những chỉ số hạnh phúc hạnh phúc
khác nhau để trên cơ sở đó dề ra những chính sách phù hợp. Ví dụ, chỉ số
Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness – GNH) do Bhutan đề
1


xuất. Liên hợp quốc hàng năm, từ 2012 đến nay, đều công bố chỉ số hạnh
phúc thế giới (World Happiness Index – WHI) của các quốc gia vào ngày
Quốc tế Hạnh phúc và đề nghị nên coi Hạnh phúc là thước đo đúng đắn của
tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính sách cơng, đồng thời cũng tun bố
không áp đặt bất cứ quan niệm nào về hạnh phúc [15].
Hạnh phúc là một chủ đề lớn trong khoa học nghiên cứu về loài người.
Hạnh phúc được nhiều khoa học nghiên cứu trong đó có tâm lý học. Hạnh
phúc có thể là phổ quát, nhưng ý nghĩa của nó vẫn phức tạp và mơ hồ. Đức
Đạt Lai Lạt Ma cho rằng "chính mục đích tồn tại của chúng ta là tìm kiếm

hạnh phúc " [47] và nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh hạnh phúc là một
mục tiêu tối cao của con người qua các nền văn hoá [30]. Hạnh phúc, với bất
cứ cái tên nào chúng ta đề cập đến nó và đi tìm kiếm nó, là khát vọng cơ bản
và phổ biến nhất của con người. Trong ngơn ngữ tiếng Anh, tiếng “happy”
như một tính từ có ba nghĩa rộng: may mắn; cảm giác hoặc thể hiện niềm vui,
sự hài lòng, sự hài lòng, v.v. Trong các nghiên cứu tâm lý học phương Tây,
hạnh phúc thường được ngụ ý là một trạng thái tâm lý thể hiện sự hài lòng của
con người về một số nhu cầu hoặc ham muốn quan trọng được thỏa mãn [33].
Tuy nhiên, hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng. Có nhiều quan điểm và
nhìn nhận khác nhau về hạnh phúc trong tâm lý học. Việc tìm hiểu khái niệm
này vẫn cần tiếp tục được quan tâm của khoa học. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu về hạnh phúc chưa nhiều do đó chưa thể định vị được hạnh phúc của
người Việt. Việc tiếp cận nghiên cứu về hạnh phúc của Việt Nam cũng chưa
đa dạng, chủ yếu là các nghiên cứu rời rạc, sử dụng các thang đo có sẵn của
nước ngồi, chuẩn hóa và đặt vào đối tượng khách thể là người Việt nên nội
dung nghiên cứu cũng có giới hạn nhất định. Trong bối cảnh kinh tế xã hội
hiện nay, việc tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc của người Việt là cần thiết.
Nó khơng chỉ có ý nghĩa đối với nghiên cứu khoa học tâm lý học về hạnh

2


phúc mà còn gợi ý đối với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
hướng đến làm con người hạnh phúc hơn như gợi ý của Liên hợp quốc.
Sinh viên là lực lượng tiến bộ của xã hội, vừa có sức lực cường tráng của tuổi
trẻ vừa mang sức mạnh của tri thức khoa học và xã hội bởi đang được đào tạo
chuyên môn để trở thành lực lượng lao động tri thức trong vài ba năm tới.
Nghiên cứu quan niệm hạnh phúc của tầng lớp này, vừa giúp hiểu được mối
quan tâm, mục tiêu kiếm tìm hạnh phúc của con người trong xã hội hiện đại,
vừa giúp định hướng xây dựng nhân cách sinh viên nói riêng và thanh niên

nói chung trong thời kỳ mới.
Với mục tiêu tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc của sinh viên, tác giả sẽ
bước đầu tiến gần tới việc phác họa các thành phần chính của hạnh phúc ở
người trẻ trong tổng thể, kết quả từ nghiên cứu này sẽ là một đóng góp cho
các nghiên cứu về hạnh phúc từ tiếp cận tâm lý học tại Việt Nam.
Cách suy nghĩ, nhìn nhận của con người về một vấn đề nào đó sẽ tác động tới
hành vi của họ đối với việc đạt được mục đích. Vậy nên, quan niệm thế nào
về hạnh phúc sẽ điều chỉnh, thúc đẩy cá nhân đó sẽ hành động để đạt được nó.
Sinh viên là nhóm người khá đặc biệt trong xã hội. Các em là thành phần của
tầng lớp trí thức, là chủ nhân tương lai của đất nước. Tìm hiểu quan niệm về
hạnh phúc của thanh niên khơng những giúp nhìn nhận cuộc sống thực tại của
họ mà cịn có thể qua đó hướng các em tới những giá trị chân, thiện, mĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những quan điểm nghiên cứu đầu tiên về hạnh phúc đã được chứng
minh là có từ khá sớm, ngay từ thời cổ đại với những nhà triết học. Ở thời kỳ
hiện đại, nhiều khoa học nghiên cứu về hạnh phúc trong đó có tâm lý học.
Nhiều tác giả với nhiều nghiên cứu đã tạo thành những trường phái, những
luồng tư tưởng khác nhau về hạnh phúc. Trong khuôn khổ của luận văn, tơi
khơng tham vọng có thể trình bày hết các lịch sử nghiên cứu hạnh phúc của
thế giới. Các nội dung được đưa ra dưới đây như là sự dẫn dắt tập trung vào

3


chủ đề còn nhiều tranh luận khi nghiên cứu về hạnh phúc đó là khái niệm hóa
hạnh phúc bằng việc tìm kiếm cấu trúc tâm lý của hạnh phúc và một số biến
số có tác động tới hạnh phúc đã được các nhà nghiên cứu chứng minh…
2.1. Nghiên cứu về quan niệm hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Đây là một nội dung được đề cập tới sớm nhất và vẫn
đang gây khá nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học, bởi đây là nội dung được

coi là cơ sở cho việc mở rộng nghiên cứu. Tập hợp các nghiên cứu lại có thể
tìm thấy một số luồng quan điểm như sau:
Với xuất phát điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của hạnh phúc đối với
con người, các nhà triết học hay tư tưởng cổ đại gắn hạnh phúc với đạo đức,
đức hạnh. Nội dung này đã được Aristole, Platon, Augustine… đề cập tới
trong những phát biểu của mình. Các ơng chính là những người đặt nền móng
cho nhiều dịng tư tưởng trong tiếp cận về hạnh phúc vào thời hiện đại.
Các nhà tâm lý học cũng tìm cách đưa ra quan niệm của bản thân về hạnh
phúc thông qua các nghiên cứu của mình.
Các tác giả Sonja Lyubomirsky và cộng sự [65] thì hạnh phúc
(happiness) là thuật ngữ chỉ sự thường xun có những cảm xúc tích cực
(positive affect), sự hài lịng cao với cuộc sống và ít có những cảm xúc tiêu
cực. Ba thành phần cấu trúc này cũng là 3 thành phần của hạnh phúc theo
Diener và một số tác giả khác [33 và 27]. Hạnh phúc vốn là một hiện tượng
chủ quan. Vì vậy có thể đánh giá nó qua sự đánh giá (trả lời) chủ quan của
khách thể.
Theo Richard Layard, Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt đẹp và đau khổ
là cảm thấy điều xấu xa, tồi tệ [10, tr.16]. Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt lành,
vui hưởng cuộc sống và mong muốn cảm giác này còn lại mãi và bất hạnh là
cảm thấy điều tồi tệ và cầu mong sự việc sẽ đổi khác [10, tr.24 – 25]. Hạnh phúc
là một cảm giác và cảm giác này diễn ra liên tục trong suốt thời gian chúng ta
thức. Các cảm giác tại những thời điểm nhất định chịu ảnh hưởng của những ký
4


ức về những trải nghiệm trong quá khứ và sự đón trước tương lai [10, tr.27].
Daniel M. Haybron (2016) [39] đồng quan điểm với Layard R. khi cho
rằng hạnh phúc là từ để chỉ một trạng thái nhất định của tâm trí, là trạng thái
tâm lý. Ơng dùng từ well-being để chỉ sự mãn nguyện và từ Happinees để chỉ
hạnh phúc từ góc độ tâm lý. Ơng cho rằng hạnh phúc là trạng thái cảm xúc

của con người khi có được sự hài lòng trọn vẹn, như các nhà tâm lý học
thường gọi là emotional well-being. Theo quan điểm của Haybron Daniel M.,
hạnh phúc có hai nghĩa chính: trạng thái tâm lý và cuộc sống tốt đẹp. Hạnh
phúc là khi đạt tới trạng thái xúc cảm tốt đẹp. Có thể xem hạnh phúc như một
kiểu đánh giá cảm xúc cuộc sống của cá nhân, có nhiều phần trong hệ thống
đánh giá này có vai trị cơ bản hơn các phần khác. Cơ bản nhất là sự hòa hợp
(attunement) với cuộc sống. Tiếp theo là sự cam kết (engagement) với cuộc
sống. Cuối cùng, có những trạng thái cảm xúc thể hiện sự thừa nhận
(endorsement).
Kitayama và Markus (2000) chỉ ra, hạnh phúc là một "dự án hợp tác",
theo nghĩa là bản chất của nó có nghĩa là để được tốt hoặc để trải nghiệm
hạnh phúc qua các dịng văn hố cụ thể. [46]
Trong một nghiên cứu so sánh đánh giá mở rộng cách nhau 15 năm,
Diener (1984) cho rằng hạnh phúc thường được ngụ ý là một trạng thái tâm lý
theo sự hài lòng của một số nhu cầu hoặc ham muốn quan trọng của con
người. [33]
Trong một nghiên cứu khác, Diener và các đồng nghiệp cũng đưa ra
một quan niệm về hạnh phúc là sự hưng thịnh về tâm lý. Đó là một tập hợp
các niềm tin hoặc nguồn lực không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn tăng
cường khả năng phục hồi tinh thần và thể chất khi cá nhân bị rơi vào khủng
hoảng. [34]
Antonella Delle Fave và cộng sau khi phân tích dữ liệu được thu thập
từ 666 người tham gia tại Úc, Croatia, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và
5


Nam Phi đã đưa ra quan điểm cho rằng là một sự kết hợp của sự cân bằng và
hài hòa tâm lý. Nghiên cứu của Antonella Delle Fave và cộng sự bằng
phương pháp tiếp cận hỗn hợp đã phát hiện các khía cạnh của hạnh phúc,
được mơ tả như một cảm xúc, là một quá trình tăng trưởng và tự thực hiện lâu

dài.[18]
Theo ghi nhận của Waterman (1993) [74] và Ryan và Deci (2001) [67],
các nhà nghiên cứu về tâm lý học tích cực đã điều tra hạnh phúc chủ yếu từ
hai sự tưởng tượng khác nhau: hạnh phúc chủ quan (hedonia) và hạnh phúc
tâm lý (eudaimonia). Hạnh phúc là cảm xúc tích cực. Một số nhà nghiên cứu
khác từ dịng tâm lý học tích cực coi hạnh phúc là sự tự thực hiện và tăng
trưởng cá nhân ở cấp độ cá nhân [68]; sự cam kết về các mục tiêu và giá trị
được chia sẻ xã hội ở cấp độ xã hội [57] và sự các mục tiêu và ý nghĩa có thể
khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa khác nhau. [58]
Ở một số nghiên cứu khác, Lu (2001) [63] yêu cầu sinh viên đại học ở
Trung Quốc và Đài Loan mô tả hạnh phúc nào dành cho họ. Pflug (2009) [74]
cũng làm như vậy với sinh viên Đức và Nam Phi. Trong phân tích và giải
thích kết quả của họ, cả hai nhà nghiên cứu đều đề cập đến quan điểm tập thể
so với quan điểm cá nhân.
Theo các tác giả của Mơ hình Hạnh phúc Tự tâm/Vơ ngã thì hạnh phúc
đích thực là kết quả từ sự vị tha. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này sẽ quyết
định sự tồn tại của hạnh phúc. Cụ thể, tự tâm và vị tha không phải là những
mặt đối lập đơn thuền, nhưng là những cấu trúc tâm lý riêng biệt. Hạnh phúc
đích thực bền vững sẽ được thúc đẩy bởi vị tha. Theo nguyên tắc này, các cá
nhân được thúc đẩy để đạt được niềm vui (tức là, cách tiếp cận) và để tránh sự
không hài lòng (tức là tránh né). Đạt được các mục tiêu này (tức là, có được
sự hài lịng và tránh các kích thích khơng đồng ý) tạo ra một cảm giác vui
thích, niềm vui và sự hài lịng nhất thời. [24]

6


Có thể thấy rằng, thuật ngữ hạnh phúc bao gồm tất cả các cách thức mà
mọi người trải nghiệm và đánh giá cuộc sống của họ một cách tích cực. Chính
xác những gì nó có nghĩa là để trải nghiệm cuộc sống tích cực có thể được

hiểu theo vơ số cách. Một số tương đương hạnh phúc với hạnh phúc, nhưng
điều này đơi khi có thể gợi lên hình ảnh của một người vui vẻ vô cùng vui vẻ
mà nhiều người khơng nhận ra. Kết quả là, một số thích xem hạnh phúc như
là một trạng thái mãn nguyện kéo dài. Đối với những người khác vẫn còn,
hạnh phúc chỉ đơn giản là về chăm sóc sức khỏe - như có sức khỏe thể chất và
tinh thần tốt. Khơng có lượt xem nào trong số này là khơng chính xác; nhưng
mỗi quan điểm là khơng đầy đủ trong chính nó. Một thách thức lớn đối với
khoa học về hạnh phúc là xác định và đo lường cấu trúc bao quát, rộng lớn
này. Một sự phát triển quan trọng trong lĩnh vực này trong vài thập kỷ qua là sự
thừa nhận và chấp nhận ngày càng tăng rằng hạnh phúc bao gồm nhiều khía
cạnh - rằng nó khơng thể được đại diện đầy đủ bởi bất kỳ biện pháp nào. Một
người bị trầm cảm khơng thể được nói là tốt; tuy nhiên, để đánh đồng hạnh phúc
với sự vắng mặt của trầm cảm, hãy bỏ lỡ phần lớn những gì mọi người phấn đấu
khi họ tìm cách nâng cao và giữ gìn sức khỏe của họ. Nói cách khác, hạnh phúc
bao gồm sự thiếu đau khổ, nhưng nó cịn hơn thế này [33; 73]
2.2. Nghiên cứu về mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc với các
yếu tố tâm lý
Mối liên hệ giữa hạnh phúc và sự tăng trưởng cá nhân.
Sonja Lyubomirsky, Ed Diener và Laura King (2005) trong nghiên cứu
về sự liên hệ giữa hạnh phúc (happiness) và sự thành công (successful
outcomes) các tác giả phát hiện: các cá nhân hạnh phúc là những người thành
công trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: hơn nhân, tình bạn, thu nhập,
hiệu suất công việc và sức khỏe. [64] Theo họ mối quan hệ giữa hạnh phúcthành công là mối quan hệ hai chiều. Hạnh phúc dẫn mọi người suy nghĩ, cảm
và thúc đẩy hành động, tập trung nguồn lực để tiếp cận các mục tiêu hướng
7


tới thành công [53]. Khi cá nhân trải qua một tâm trạng tích cực hay cảm xúc
dương tính anh ta hay cô ấy dễ tiệm cận với các mong muốn hơn bởi lúc đó
họ sẽ tập trung nguồn lực của bản thân tốt hơn, sử dụng các kỹ năng tốt hơn

nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hiện thực tốt hơn. [21; 22]
Những người hạnh phúc có xu hướng đánh giá bản thân và tương lai của
họ theo những cách tích cực, lạc quan hơn và kiểm sốt cảm giác tốt hơn. [37]
Lucas (1996) phát hiện ra rằng sự hài lòng của cuộc sống đã được liên
quan đến lòng tự trọng và nhận thức tích cực tất cả các lĩnh vực cuộc sống.
[51] Cá nhân hạnh phúc và mãn nguyện có hài lịng với cuộc sống gia đình,
lãng mạn trong mối quan hệ, sức khỏe, giáo dục và công việc của họ, hoạt
động giải trí của họ, và thậm chí cả nhà ở và giao thông. [36]
Csikszentmihalyi (1999) cho rằng người hạnh phúc thì có xu hướng
tham gia vào các hoạt động xã hội tích cực, mong muốn tham gia vào các trải
nghiệm xã hội nhiều hơn. [23]
Mặt khác, những người hạnh phúc cũng có xu hướng hướng ngoại, họ
thích các hoạt động nhóm, hịa đồng, thích giao du, sống tích cực và ln tràn
đầy năng lượng Lucas, 2001) hay Diener & Seligman, 2002; Lucas, Diener,
Grob, Suh, & Shao, 2000; Lyubomirsky. [Dẫn theo 36]
Khơng chỉ tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, những người
hạnh phúc cũng có sự hưởng thụ cao hơn những người ít hạnh phúc. Lu và
Argyle 1991 đã tìm thấy sự liên quan giữa hạnh phúc và các hoạt động giải trí
và vui chơi giải trí trong nghiên cứu cả sinh viên và người về hưu. [48]
Người hạnh phúc thì cũng dễ hợp tác với người khác hơn (Diener, Fujita,
năm 1995); thông minh hơn và có quyền lực (Diener & Fujita, 1995); thân thiện,
ấm áp, và quyết đốn, bớt ích kỷ, đạo đức hơn; thậm chí có khả năng hơn để đi
đến thiên đường. Diener và Fujita (1995) phát hiện ra rằng bạn bè và các thành
viên gia đình của sinh viên hạnh phúc có nhiều kỹ năng xã hội tốt hơn so với

8


những người ít những người hạnh phúc ví dụ, ăn nói lưu lốt hơn và cũng lịch
sự, tự tin, và quyết đốn, và có bạn bè thân thiết hơn. [33]

Cá nhân có thể hy sinh hạnh phúc trong việc theo đuổi các mục đích có
giá trị khác. Bởi hạnh phúc có thể là một tài sản của con người.
Hạnh phúc có liên quan chặt chẽ để lịng tự trọng, sức khỏe và sự hài
lịng cuộc sống [29].
Niềm tin có thể ảnh hưởng đến cách mọi người nhớ và tái tạo lại những
trải nghiệm tình cảm trong quá khứ của họ. Mặt khác, sự khác biệt về văn hóa
trong trải nghiệm cảm xúc trực tuyến đã được báo cáo trong các nghiên cứu
khác. Sự khác biệt như vậy dường như lớn hơn đối với những cảm xúc thảnh
thơi (ví dụ, niềm tự hào và giận dữ) so với những cảm xúc khác - với người
châu Á có xu hướng báo cáo mức độ thấp hơn người Mỹ gốc Châu Âu. Do
đó, mức độ ảnh hưởng của văn hóa đến hồi tưởng so với ảnh hưởng trực
tuyến cũng có thể phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc cụ thể được kiểm tra.
Lý thuyết mức độ thích ứng cho thấy rằng cả sự tương phản và thói
quen sẽ hoạt động để ngăn chặn việc giành được một gia tài từ việc nâng cao
hạnh phúc nhiều như mong đợi.
Mối quan hệ giữa hạnh phúc và tính khí, tính cách. Nghiên cứu của
Diener (1984) xem xét cách các thanh thiếu niên xây dựng lược gia tăng hạnh
phúc và tính khí của họ. Kết quả cho thấy tính khí có liên quan tới hạnh phúc.
Giải trí tích cực (ví dụ: tham gia vào các mơn thể thao) và theo đuổi mục tiêu (ví
dụ: học tập) cũng dự đốn mức độ hài lịng vào cuối năm học. Chiến lược Kiểm
soát Tâm thần (tức là, một nỗ lực tuyệt vời để vừa tránh vừa suy ngẫm những
suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực), có liên quan đến Tránh né và Tự định hướng, làm
trung gian cho mối quan hệ hai chiều giữa tính khí và hạnh phúc. [33]
Trong một bài viết công bố nghiên cứu chung của Diener, E., và
Seligman, M. E. [31] cho thấy vai trò quan trọng của lòng tự trắc ẩn đối với
sức khỏe tâm lý và hiệu quả của các chương trình can thiệp tập trung. Một
9


nghiên cứu với mẫu gồm 74 sinh viên khoa học xã hội được chọn ngẫu nhiên

trong đó gồm hai nhóm: nhóm can thiệp (N = 33) và nhóm đối chứng (N =
41). Nhóm can thiệp đã tham gia vào một chương trình đào tạo tâm lý giáo
dục nhằm dạy họ cách tự trắc ẩn hơn trong các tình huống thử thách. Kết quả
cho thấy nhóm can thiệp trải qua sự gia tăng lòng tự trắc ẩn tăng sự hài lòng
trong cuộc sống cũng như hạnh phúc chủ quan và đồng thời giảm ảnh hưởng
tiêu cực do trầm cảm, lo lắng và căng thẳng, nhóm đối chứng báo cáo khơng
có sự thay đổi.
Các tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ giữa hạnh phúc và sự tập trung
chú ý. Theo các tác giả tâm trạng vui vẻ có ảnh hưởng đến sự tự tập trung
chú ý cụ thể là khi vui vẻ con người sẽ giảm khả năng tập trung hơn so với
khi họ buồn. Cũng liên quan tới vấn đề này, các tác giả cho rằng, hạnh phúc
có thể dẫn đến sự tập trung nhiều hơn vào thế giới bên ngồi, hạnh phúc dẫn
đến việc tìm kiếm sự kích thích. Hạnh phúc cho phép các cá nhân kiên trì đạt
được các mục tiêu quan trọng. Đó là, ảnh hưởng tích cực có thể mang lại lợi
thế xử dụng nguồn tài nguyên tập trung hơn vào tiến trình hướng tới các mục
tiêu đang diễn ra. Hạnh phúc gắn liền với tìm kiếm kích thích, định hướng xã
hội và theo dõi tiến trình hướng tới các mục tiêu quan trọng, điều này cho
thấy rằng các nguồn lực chú ý hơn được dành cho thế giới bên ngồi và ít hơn
nguồn lực chú ý được dành cho bản thân.
Hạnh phúc và ảnh hưởng tích cực của nó đã được chứng minh là góp
phần thúc đẩy sức khỏe tốt hơn, công việc hiệu quả hơn, mối quan hệ xã hội
tốt hơn và nhiều hành vi vị tha hơn. [54] Mối quan hệ tích cực giữa hạnh phúc
và kết quả xã hội mong muốn cũng đúng ở cấp quốc gia: Các nước hạnh phúc
có xu hướng đạt điểm cao hơn về lịng tin, tình nguyện, và thái độ dân chủ.
Bằng việc yêu cầu khách thể trả lời 4 câu hỏi sau: mức độ sai lầm của
hạnh phúc sẽ như thế nào? Thứ hai, thời gian sai lầm cho hạnh phúc? Thứ ba,
có những cách sai lầm để theo đuổi hạnh phúc? Thứ tư, có những loại hạnh
10



phúc sai lầm nào? [37] nhấn mạnh: hạnh phúc tạo điều kiện cho việc theo
đuổi các mục tiêu quan trọng, đóng góp vào các mối quan hệ xã hội quan
trọng, mở rộng phạm vi chú ý của mọi người, và tăng sức khỏe thể chất và
sức khỏe tâm lý.
Nghiên cứu của Teasdale, Taylor, & Fogarty (1980) chỉ ra con người
đánh giá hồn cảnh của họ một cách tích cực hơn khi họ đang hạnh phúc hơn
là khi họ buồn. [61]
Nghiên cứu từ Triandis (1990) có sự tương hợp giữa định hướng giá trị
cá nhân và định hướng giá trị của cộng đồng có ảnh hưởng đến cảm nhận
hạnh phúc. Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng cá nhân có thể
gặp vấn đề nếu thang bậc giá trị của họ khơng hịa đồng với thang bậc giá trị
phổ biến ở môi trường xã hội họ đang sống. Đồng thời, con người có xu
hướng trải nghiệm hạnh phúc tích cực hơn khi họ có thể bày tỏ và thỏa mãn
các giá trị của mình, cũng như khi họ đạt được mục tiêu đề ta. Khi những
người xung quanh, cộng đồng, bối cảnh ngăn cản hoặc không ủng hộ những
giá trị mà con người theo đuổi thì họ có xu hướng trải nghiệm các cảm xúc
tiêu cực hơn, dẫn đến cảm nhận hạnh phúc thấp hơn. [62]
Những người hạnh phúc và hài lịng với cuộc sống có thể có những
nguồn lực cảm xúc dồi dào để theo đuổi các giá trị mang tính thách thức và
quan tâm đến người khác. Ngược lại, người không hạnh phúc, không hài lịng
với cuộc sống có thể bị vướng vào chính vấn đề của mình, thiếu nguồn lực
cảm xúc để theo đuổi những mục tiêu hay giá trị lành mạnh. [20]
Điều này có nghĩa là cảm nhận hạnh phúc của cá nhân có liên quan rất
lớn tới quan niệm của họ. Ở những nền văn hóa khác nhau, hạnh phúc cũng
được nhìn nhận khơng giống nhau.
Trong nghiên cứu của mình, Daniel M. Haybron cho rằng sự đề cao
khía cạnh nào của hạnh phúc cũng đều quan trọng. Người Âu - Mỹ thường coi
trọng sự thừa nhận hoặc sự cam kết, trong khi người châu Á lại có xu hướng
đề cao khía cạnh hòa hợp. [38]
11



2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc với các
yếu tố nhân khẩu xã hội
Hạnh phúc là cái gì đó có thể được phát triển thơng qua hoạt động cố ý
trùng lặp với hiểu biết hiện tại về “hạnh phúc như một kỹ năng”. Do đó, mức
độ hạnh phúc của một người được xác định bởi ba yếu tố chính: (1) điểm
được xác định di truyền cho hạnh phúc, (2) hồn cảnh sống (ví dụ, tuổi tác,
giới tính, giáo dục, văn hóa) và (3) yếu tố dưới sự tự kiểm soát của con người,
chẳng hạn như các hoạt động và thực hành mà người ta chọn để tham gia vào.
[55] Sau khi khảo sát các tài liệu, Lyubomirsky và cộng sự (2005) kết luận
rằng trong số những thành phần này, điểm xác định di truyền giải thích
khoảng 50% biến thiên trong hạnh phúc, trong khi hồn cảnh sống chỉ chiếm
10%, và các hoạt động có chủ ý chịu trách nhiệm cho 40% còn lại. [55]
Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc
hỗ trợ quan điểm thứ hai này.
Nghiên cứu về hạnh phúc luôn cho thấy những đặc điểm và các nguồn
lực có giá trị của xã hội tương quan với hạnh phúc. Ví dụ, hơn nhân, một thu
nhập thoải mái, sức khỏe tâm thần tốt hơn (Koivumaa-Honkanen và cộng sự
2004), và một cuộc sống lâu dài (Danner, Snowdon & Friesen, 2001). Cụ thể,
Diener, Suh, Lucas, và Smith (1999) đã xem xét các mối tương quan giữa
hạnh phúc và một loạt các nguồn lực, đặc tính mong muốn, và hồn cảnh
sống thuận lợi. [Dẫn theo 36] Mối quan hệ giữa hạnh phúc và tình trạng hơn
nhân là mối quan hệ đồng thời và hai chiều. Điều này có nghĩa là: cá nhân
hạnh phúc thì ảnh hưởng tốt tới tình trạng hơn nhân, ngược lại tình trạng
hơn nhân tốt hoặc khơng tốt cũng sẽ tác động quyết định tới cảm giác hạnh
phúc của các cá nhân trong hôn nhân.
Các phát hiện đã khẳng định được những ảnh hưởng mạnh mẽ của
tình trạng hôn nhân lên sức khoẻ tâm lý, hỗ trợ quan điểm bảo vệ. Ảnh
hưởng của chất lượng mối quan hệ hôn nhân (sống chung) với sức khoẻ

12


tâm lý là đáng kể, nhưng hiệu quả mạnh mẽ của tình trạng hơn nhân vẫn
khơng thay đổi sau khi kiểm soát chất lượng mối quan hệ. Kết quả cũng chỉ
ra rằng sự chuyển đổi sang sống chung khơng có những tác dụng có lợi đối
với sức khoẻ tâm lý. Các tác động lựa chọn của hạnh phúc đã được tìm
thấy là yếu và khơng nhất qn. Các phát hiện nói chung khơng khác nhau
theo giới tính.
Sự hài lịng trong vòng đời là một định hướng tương đối ổn định và
không bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tạm thời. Williamson & Schaffer cũng
cho thấy: sự hài lòng của nam giới và hiệu quả chất lượng hơn nhân có mối
liên hệ giữa đánh giá chất lượng hôn nhân phụ thuộc vào thẩm định hôn nhân
của vợ. Một người đàn ông xem cuộc hơn nhân của mình rất khơng thuận lợi
có thể vẫn hưởng mức độ hài lòng tương đối cao nếu vợ ông xem cuộc hôn
nhân thuận lợi. [76] Tuy nhiên, kết quả tương tự đã không xuất hiện với phụ
nữ. Phụ nữ thường hỗ trợ nâng cao sức khoẻ cho chồng hơn là ngược lại, và
sự hỗ trợ của phụ nữ thực tế có liên quan đến mức hạnh phúc trong hôn nhân
của họ. [41] Một người phụ nữ hạnh phúc kết hơn có thể được động viên cao
để chăm sóc và hỗ trợ thực tế cho vợ/chồng, như vậy ngay cả một người đàn
ơng khơng hạnh phúc có thể nhận được những lợi ích thiết thực để nâng cao
sức khoẻ của mình. Hơn nữa, phụ nữ có nhiều khả năng cố gắng thu hút các
đối tác trong các vấn đề hôn nhân, dù là một người phụ nữ hạnh phúc kết hơn
ca ngợi những khía cạnh tích cực, hoặc một phụ nữ khơng hạnh phúc khi kết
hơn chỉ trích chồng mình. Ngược lại, đàn ơng thường có cách tiếp cận thụ
động hoặc im lặng hơn, theo đó tình cảm của họ đối với cuộc hôn nhân không
thể được chuyển tải đến vợ /chồng của họ. Với cách tiếp cận thụ động hơn
của người đàn ông, sự bất hạnh của cuộc hơn nhân của họ có thể khơng kết
hợp sự khơng hài lịng về hơn nhân của vợ họ để ảnh hưởng đến hạnh phúc
tổng thể của cô ấy. [51] Con người đánh giá hoàn cảnh của họ một cách tích

cực hơn khi họ đang hạnh phúc hơn là buồn bã. Tương tự, những người có
13


mức độ ảnh hưởng tiêu cực cao có khuynh hướng có biểu hiện tiêu cực về hơn
nhân của họ đồng thời họ cho thấy có nhiều khả năng nhớ lại những thông tin
tiêu cực về những trải nghiệm trong quá khứ.
Nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc hôn nhân của Trần Anh Châu và cộng
sự (2017) trên 284 khách thể trí thức cho thấy các yếu tố có khả năng dự báo
những thay đổi trong cảm nhận hạnh phúc hôn nhân bao gồm: Sự chia sẻ - hỗ
trợ lẫn nhau giữa vợ, chồng, Hịa hợp tình dục giữa vợ, chồng, Sự bất đồng
quan điểm sống - mâu thuẫn giữa vợ, chồng, Sự hợp tác trong ni dạy con và
Mức hài lịng về tổng thu nhập của gia đình. [1]
Theo Phan Thị Mai Hương hạnh phúc là cảm giác hài lòng/thỏa mãn
của cá nhân hay một nhóm về cuộc sống của mình. Trong nghiên cứu về nông
dân, tác giả đã khẳng định:
Sự hài lịng với cuộc sống của người nơng dân trong một khung cảnh
hoạt động sống bình thường đã phản ánh cách nhìn nhận, chỉ đánh giá về
những gì làm người dân hài lịng: cuộc sống khơng cần q đặc biệt, không
cần quá nhiều tiện nghi hiện đại, chỉ đơn giản với nhịp điệu sống bình thường,
được ở bên gia đình, có cơng ăn, việc làm và thu nhập đủ sống, điều kiện sống
của gia đình được cải thiện, có đủ sức khỏe...[7;8]
Định hướng giá trị cá nhân và định hướng giá trị của cộng đồng có ảnh
hưởng đến cảm nhận hạnh phúc. Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ
ra rằng cá nhân có thể gặp vấn đề nếu thang bậc giá trị của họ khơng hịa đồng
với thang bậc giá trị phổ biến ở môi trường xã hội họ đang sống [62]. Đồng
thời, con người có xu hướng trải nghiệm hạnh phúc tích cực hơn khi họ có thể
bày tỏ và thỏa mãn các giá trị của mình, cũng như khi họ đạt được mục tiêu
đề ta. Khi những người xung quanh, cộng đồng, bối cảnh ngăn cản hoặc
không ủng hộ những giá trị mà con người theo đuổi thì họ có xu hướng trải

nghiệm các cảm xúc tiêu cực hơn, dẫn đến cảm nhận hạnh phúc thấp hơn.
Những người hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống có thể có những
14


nguồn lực cảm xúc dồi dào để theo đuổi các giá trị mang tính thách thức và
quan tâm đến người khác. Ngược lại, người khơng hạnh phúc, khơng hài lịng
với cuộc sống có thể bị vướng vào chính vấn đề của mình, thiếu nguồn lực
cảm xúc để theo đuổi những mục tiêu hay giá trị lành mạnh [20].
Trương Thị Khánh Hà nghiên cứu thích ứng thang đo MHC – SF
(Mental Health Continuum – Short Form) - Thang Phổ sức khỏe tinh thần rút
gọn (MHC- SF) có nguồn gốc từ thang Phổ sức khỏe tinh thần đầy đủ (Mental
Health Continuum- Long Form). Trên khách thể là 861 trẻ em vị thành niên
(từ 15-18 tuổi) ở Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả cho thấy
thang đo có độ tin cậy cao, cấu trúc 3 nhân tố: cảm xúc, tâm lý, xã hội được
đảm bảo sự xuất hiện; và có thể sử dụng thang đo này trong nghiên cứu mức
độ hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả tìm
được: trong ba khía cạnh hạnh phúc chủ quan thì cảm nhận hạnh phúc xã hội
của các em là thấp nhất. Nhóm học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh có cảm
nhận hạnh phúc ở mức cao nhất, thấp nhất là nhóm học sinh ở Hà Nội. Các
em nam cảm nhận hạnh phúc cao hơn nữ và ở những năm cuối cấp (lớp 9 và
lớp 12) cảm nhận hạnh phúc ở cả hai giới đều ở mức thấp. [3]
Nghiên cứu về mối liên hệ giữa tự đánh giá và cảm nhận về hạnh phúc
của sinh viên, hai tác giả Nguyễn Văn Lượt và Bùi Thị Thu Hà (2016) sử
dụng thang đo chuẩn hóa của Trương Thị Khánh Hà trên khách thể là 124
sinh viên ở Hà Nội kết quả báo cáo mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
chỉ ở mức trung bình. Mức độ đánh giá cảm nhận hạnh phúc chung thì của nữ
cao hơn nam. Tự đánh giá của sinh viên có tương quan thuận, tương đối mạnh
với cảm nhận hạnh phúc. [9]
Có khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc của con người trong nền

văn hóa phương Tây và phương Đơng. Về cơ bản là thật sự tồn tại bởi tác
động của những khác biệt trong văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống.
15


Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mà giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
ngày càng được mở rộng thì khó có thể tuyệt đối hóa những khác biệt đó. Nói
cách khác, sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở mức độ mà con người trong các
nền văn hóa khác nhau đề cao những giá trị khác nhau nào đó mà thơi, có giá
trị được dân tộc này đề cao hơn nhóm giá trị khác. Từ lâu, nhà triết học cổ đại
Hy Lạp Aristotle (384-322 trước công nguyên) đã có quan điểm rằng mục
đích cuộc sống là giá trị – một loại hạnh phúc gắn liền với một cách sống đức
hạnh và tư duy thông thái. Tuy nhiên, ở thế kỷ 19, John Stuart Mill lại làm
sống lại hạnh phúc thụ hưởng hay khoái lạc khi đề cao chúng. Quan điểm của
các nhà nghiên cứu về hạnh phúc ở phương Tây ngày nay tuy có khác, song
xét cho cùng, họ vẫn đề cao ý nghĩa của khía cạnh đạo đức trong mưu cầu
hạnh phúc. Chẳng hạn, trong khi Mill tin rằng hạnh phúc của các trải nghiệm
khác nhau về chất và lượng [10, tr. 35], nghiên cứu khoa học hạnh phúc từ
góc nhìn của nhiều ngành khoa học khác nhau lại phân ra một cách tách biệt
hai vấn đề: cảm giác sung sướng và kết quả của cảm giác đó. Richard Lyard
đã tách chất và lượng của cảm nhận hạnh phúc thành hai phần khác biệt, đồng
thời nhấn mạnh rằng khơng có cảm giác sung sướng nào là xấu bản chất, nó
có thể xấu khi xem xét tới các hậu quả xấu mà nó gây ra. Theo Richard
Layard, khối lạc do ma túy mang lại, không thể kéo dài và nó có tác động
tiêu cực đến hạnh phúc lâu dài của con người nên chúng ta phải tránh. Nhưng
bản thân trạng thái khối lạc đó khơng phải là xấu. Tương tự như vậy đối với
khoái lạc do ác dâm. Với cách nhìn như vậy, R, Layard phê phán Mill đúng
trong trực giác về nguồn gốc của hạnh phúc lâu dài, nhưng Mill sai khi nhận
định có một hạnh phúc về thực chất tốt hơn các loại hạnh phúc khác [10, tr. 36]
Lạc quan sẽ giúp cho cá nhân có cái nhìn tích cực hơn khi gặp phải

những biến cố trong cuộc sống. [21] Do đó, lạc quan có liên quan đến sự hài
lịng và hạnh phúc. Nó cũng là nhân tố làm giảm mức độ trầm cảm và căng
thẳng, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe đồng thời giúp những cá
16


nhân phục hồi nhanh hơn. Một số nghiên cứu cho thấy sự lạc quan có thể
mang lại cho con người sức khỏe tâm thần tốt hơn. Những phát hiện này đã
dẫn Taylor và Brown (1988) tới niềm tin tích cực về tương lai, bản thân, và
khả năng kiểm sốt, đó có thể là dấu hiệu quan trọng của sức khỏe tâm thần.
Đặc biệt, những "ảo ảnh tích cực" như vậy có thể đặc biệt có chức năng khi
đối mặt với nghịch cảnh. [74]
Mặc dù, các tác giả nghiên cứu mối liên hệ của hạnh phúc với các yếu
tố khác nhau của cuộc sống cá nhân, nhưng họ đều đi đến kết luận rằng: hạnh
phúc sẽ làm con người hào hứng hơn với cuộc sống, khi hạnh phúc con người
có thể vượt lên những khó khăn, nó khích lệ họ cố gắng và cống hiến cho
cuộc sống.
Như vậy, từ tổng quan các nghiên cứu về quan niệm hạnh phúc ở trên,
có thể thấy rằng:
- Về phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu là thực
nghiệm. Trong đó bao gồm cả nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính,
nhưng đa số vẫn là những nghiên cứu kết hợp cả định lượng và định tính.
Nhiều thang đo đã được xây dựng để thu thập các dữ liệu về hạnh phúc ở các
nội dung: định nghĩa hạnh phúc, cấu trúc hạnh phúc, mối quan hệ giữa hạnh
phúc và các biến số.
- Về mẫu nghiên cứu: hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng các mẫu của
sinh viên đại học điều này sẽ là hạn chế đối với việc khái quát hóa kết quả
nghiên cứu cho một nhóm lớn hơn.
- Về bối cảnh nghiên cứu, mặc dù còn hạn chế về chọn mẫu, nhưng các
nghiên cứu đã được đặt trong bối cảnh xuyên văn hóa, xuyên quốc gia trong

những điều kiện kinh tế xã hội khá đa dạng nên kết quả từ chúng cũng đã
phần nào phác họa được bức tranh toàn cảnh về hạnh phúc.
- Về nội dung nghiên cứu: có thể thấy rằng các tác giả đã đề cập tới các
vấn đề khác nhau liên quan tới hạnh phúc nhưng tựu trung lại nổi lên ba nội
17


dung lớn sau: đó là việc khái niệm hóa hạnh phúc; đi tìm cấu trúc của hạnh phúc
và các biến số có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc ở các nhóm xã hội khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phát hiện các quan niệm về hạnh phúc của sinh viên hiện
nay, nghiên cứu đề xuất một số hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu này để
phát triển các nghiên cứu về hạnh phúc của người Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu về quan niệm hạnh phúc
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu quan niệm hạnh phúc của sinh viên
- Tìm hiểu thực trạng quan niệm hạnh phúc của sinh viên
- So sánh quan niệm hạnh phúc của sinh viên theo một số tiêu chí nhân
khẩu xã hội
- Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu quan niệm hạnh phúc
của sinh viên
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: đề tài đã khảo sát 315 sinh viên
từ 03 trường đại học tại Hà Nội là Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Đại học Cơng đồn và Học viện Phụ nữ.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:

+ Tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc của sinh viên 3 trường trên cơ sở
dữ liệu định tính là chủ yếu.
+ Tìm hiểu mối quan hệ của quan niệm về hạnh phúc với một số yếu tố
nhân khẩu, xã hội.

18


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Nguyên tắc phát triển: Hạnh phúc là một hiện tượng tâm lý không phải
là bất biến mà luôn thay đổi, chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan và
chủ quan khác nhau.
- Nguyên tắc hoạt động: Tâm lý con người được hình thành, phát triển
trong quá trình hoạt động và là sản phẩm hoạt động. Cảm nhận hạnh phúc là
một yếu tố tâm lý, được xem xét trong các hoạt động của cá nhân tương ứng
với môi trường hoạt động chủ đạo và ảnh hưởng của lối sống và văn hóa.
- Nguyên tắc hệ thống: Hạnh phúc được tìm hiểu với nguyên tắc hệ thống,
xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm tâm lý học xã hội và trong
mối tiếp cận liên ngành giữa Tâm lý học (Tâm lý học cá nhân) và Xã hội học.
- Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ tâm lý học chuyên ngành là Tâm lý
học nhân cách và tâm lý học xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp: việc áp dụng song song hai phương pháp phân tích
định tính và định lượng sẽ phát hiện ra những về cấu trúc hạnh phúc trong
quan niệm hạnh phúc của sinh viên, từ đó gợi ra hướng nghiên cứu mới khi
nghiên cứu về vấn đề này trên các nhóm khách thể khác ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu là tài liệu tham khảo tin cậy dành cho lĩnh vực nghiên
cứu khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận.
Hướng nghiên cứu về quan niệm thế nào là hạnh phúc từ đó xây dựng
cấu trúc hạnh phúc được thế giới quan tâm. Việc tìm ra cấu trúc hạnh phúc
góp phần tìm ra những thành phần cấu thành hạnh phúc. Nghiên cứu này đã
tìm ra được cấu trúc hạnh phúc theo quan niệm của sinh viên.

19


×