Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Trung Quốc Giai Đoạn 2010 - 2016 - Thực Trạng Và Giải Pháp 6794072.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.72 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THÚY

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 -2016:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THÚY

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 -2016:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60310206

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG DUY HÒA



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trương Duy Hịa.
Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy, tơi đã hồn thành đề tài luận văn :
“Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010 -2016: thực
trạng và giải pháp”.
Tôi cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Quan hệ quốc tế,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thành viên của
gia đình tơi, những người đã giúp đỡ, khuyến khích, ủng hộ tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 7
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
6. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 16
7. Kết cấu và nội dung nghiên cứu của luận văn........................................ 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ......................... 18
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 18
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại giữa các quốc gia ............... 18
1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế ........................................................ 18
1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế .................................. 18
1.1.2. Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế của các quốc gia ... 19
1.1.2.1. Thương mại với tăng trưởng kinh tế ................................................ 19
1.1.2.2. Thương mại với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................ 20
1.1.2.3. Thương mại với cán cân thanh toán quốc gia................................. 21
1.1.2.4. Những tác động kinh tế khác của thương mại ................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc . 24
1.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao, văn hóa, thể thao, du lịch ............... 24
Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hoá, thể thao và du lịch .............................. 27
Quan hệ hợp tác về biên giới lãnh thổ .......................................................... 28
1


1.2.2. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa
hai nước……………………………………...………...……………………30
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 ......................... 33
2.1.Bối cảnh khu vực và quốc tế giai đoạn 2010 – 2016 ............................ 33
2.1.1.Tình hình chính trị khu vực và thế giới ............................................... 33
2.1.2.Tình hình kinh tế khu vực và thế giới .................................................. 36
2.2. Phân tích thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Trung Quốc

giai đoạn 2010 – 2016 .................................................................................... 43
2.2.1. Thực trạng tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc ....... 43
2.2.1.1 Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu ........................................................ 43
2.2.1.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu ................................................................... 49
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu............................................................................ 56
2.2.2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ................. 58
2.2.2.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc ...................................... 59
2.2.2.3. Một số nhận xét ................................................................................ 61
2.2.3.Thương mại biên giới Việt – Trung ..................................................... 63
2.3.Đánh giá tác động của thƣơng mại Việt – Trung đến đời sống kinh tế
- xã hội của Việt Nam ................................................................................... 65
2.3.1.Các tác động tích cực ............................................................................ 65
2.3.1.1. Phát triển thƣơng mại và đẩy mạnh xuất khẩu ............................ 65
2.3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................... 66
2.3.1.3. Tác động thu hút nguồn FDI Trung Quốc vào Việt Nam ........... 67
2.3.2.Các tác động tiêu cực ............................................................................ 69
2.3.2.1.Tình trạng nhập siêu và cơ cấu hàng hóa trao đổi thƣơng mại ... 69
2.3.2.2. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đe dọa sức khỏe ngƣời tiêu
dùng và gây ô nhiễm môi trƣờng ................................................................. 71
2.3.2.3.Gian lận thƣơng mại, buôn lậu ........................................................ 73
2


2.3.2.4. Vấn đề lao động nhập cƣ từ Trung Quốc vào Việt Nam .............. 73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI VIỆT - TRUNG TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................... 75
3.1. Cơ hội và thách thức trong quan hệ thƣơng mại Việt – Trung trong
tƣơng lai……………………………….…………………………………….75
3.1.1. Cơ hội .................................................................................................... 75
3.1.2. Thách thức............................................................................................ 78

3.2. Quan điểm và định hƣớng cải thiện quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc thời gian tới................................................................ 79
3.2.1. Quan điểm cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc……………………………………………...………………………….79
3.2.2. Hướng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam với Trung
Quốc ………………………………………………………………………80
3.3. Một số giải pháp phát triển thƣơng mại Việt – Trung trong giai đoạn
tới …………………………………………………………………………...82
3.3.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách ............................................... 82
3.3.2. Nhóm giải pháp về thị trường.............................................................. 84
3.3.3. Nhóm giải pháp về chất lượng hàng hóa ............................................ 86
3.3.4. Nhóm giải pháp về chống gian lận thương mại và bn bán biên mậu
…………………………………………………………………….....87
3.3.5. Nhóm giải pháp về xử lý các tranh chấp thương mại ........................ 88
3.3.6. Nhóm giải pháp khắc phục những hạn chế từ đầu tư Trung Quốc.. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Tên gọi

1

AEC


Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2

APSC

Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

3

ASCC

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

4

ASEAN

5

COC

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

6

DOC

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông


7

EU

Liên minh châu Âu

8

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

10

IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

11

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương


12

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Quy trình nghiên cứu
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1

Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2016

Bảng 2.1

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010-2016

Bảng 2.2

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2016


Bảng 2.3

Kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2010
– 2016

Bảng 2.4

Các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam năm 2015
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
Biểu đồ 2.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001-2016
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong tổng giá
trị nhập khẩu
Biểu đồ 2.4 So sánh cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác
Biểu đồ 2.5 Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 2009-2015
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc năm
2016
Biểu đồ 2.7 5 thị trường cung cấp vải các loại và nguyên phụ liệu dệt, may,
da, giầy cho Việt Nam trong 9 tháng giai đoạn 2014-2016
Biểu đồ 2.810 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016

5


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên đất liền dài
chừng 1350 km chạy qua 6 tỉnh của Việt Nam và 2 tỉnh của Trung Quốc, hai
nước có 25 cửa khẩu trên biên giới chung. Điều này tạo điều kiện thuận lợi

cho mối quan hệ hai nước nói chung và mối quan hệ thương mại nói riêng.
Quan hệ bn bán qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình
thành từ lâu, nhưng thật sự phát triển mới khoảng 50 năm, đặc biệt là từ sau
khi quan hệ hai nước được bình thường hố vào năm 1991.
Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ đến nay,
quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước được khơi phục và phát triển nhanh
chóng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại
giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009 và
đạt 58,64 tỷ USD vào năm 2014. Hiện nay Trung Quốc là một trong những
thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng
thương mại trong những năm gần đây (giai đoạn 2010 – 2016) luôn ổn định
và đạt trung bình khoảng 25%/năm, đã cho thấy những nhân tố thuận lợi trong
quan hệ thương mại giữa hai nước, như tính bổ sung cho nhau về cơ cấu kinh
tế, vị trí địa lý thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, sự đa dạng hóa trong
hình thức trao đổi thương mại… đã được phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích
thiết thực cho hợp tác giữa hai bên. Rõ ràng, thương mại song phương đã
mang lại nhiều lợi ích cho cả hai nước.
Tuy nhiên, cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc
trong nhiều năm qua đều nghiêng lợi ích về phía Trung Quốc, khi Trung Quốc
chủ yếu xuất siêu hàng tinh chế và nhập khẩu tài nguyên và hàng nơng sản
chưa qua chế biến từ phía Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chưa được
hưởng lợi nhiều, chưa tận dụng được lợi thế của mình trong mối quan hệ
6


thương mại này và vẫn là bên nhập siêu liên tục trong nhiều năm qua. Đây là
vấn đề bức xúc đang đặt ra trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Làm thế nào để giảm nhập siêu và tăng khối lượng và chất lượng hàng
hóa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đang là bài tốn hóc búa đặt ra cho các
cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam. Rõ ràng, việc thúc đẩy

quan hệ thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi cho cả Việt
Nam và Trung Quốc đang là vấn đề vô cùng bức thiết địi hỏi cần có các giải
pháp căn bản và mang tính dài hạn đối với Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó,
tác giả quyết định chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2010 – 2016: Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu của
luận văn. Việc lựa chọn giai đoạn 2010-2016 làm phạm vi thời gian nghiên cứu
vì hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào tập trung phân tích quan hệ
thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn này. Hơn nữa, đây là mốc
quan trọng trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước vì năm 2010,
Trung Quốc chính thức lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam (kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 27,328 tỷ USD) và Việt Nam trở
thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN. Trong
giai đoạn này, quan hệ thương mại hai nước cũng có nhiều biến động do ảnh
hưởng tình hình chính trị liên quan đến vấn đề Biển Đông dẫn đến sự mất cân
bằng thương mại giữa hai nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở và thực trạng quan hệ thương mại Việt
Nam – Trung Quốc trong 6 năm gần đây (2010 -2016).
- Mục tiêu cụ thể: 1) Hệ thống hóa tình hình trao đổi thương mại Việt –
Trung trong giai đoạn 2010 – 2016; 2) Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng nhập siêu của Việt Nam và thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại
Việt – Trung trong bối cảnh mới hiện nay.
7


3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Hiện nay ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh biên
giới đã thành lập nhiều đơn vị nghiên cứu về các chính sách cũng như chiến lược
phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước đối với từng cặp tỉnh, cửa khẩu. Có rất

nhiều nhà nghiên cứu đã được huy động để tập trung nghiên cứu các vấn đề này.
Hàng năm, tại mỗi nước đều tổ chức rất nhiều hội thảo với quy mô từ nhỏ đến lớn để
thảo luận những vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Đặc biệt
tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc, các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam và các nước
Đông Nam Á hầu như đều được đặt tại các trường đại học lớn.
Hàng năm có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sỹ, luận án
tiến sỹ của Trung Quốc đề cập đến vấn đề này. Ví dụ luận văn của Trương Cơng
Hồng (2013) tại Đại học Quảng Tây về đề tài “Những khó khăn và thuận lợi của
thương mại Việt Nam và Trung Quốc trước thềm WTO” hay luận văn của Hoàng
Minh Anh (2015) tại Đại học Vân Nam về vấn đề “Thực trạng thương mại Việt
Nam và Trung Quốc kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ” đã phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước
và đưa ra những kiến nghị để các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc xây dựng
chiến lược phát triển thương mại bền vững với Việt Nam.
Các học giả Trung Quốc như Giáo sư Cao Ca, giáo sư Hoàng Dịch của Đại
học Dân tộc Quảng Tây là các chuyên gia nghiên cứu về xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam sang Trung Quốc; giáo sư Ngô Tôn, Quảng Lệ của Trung tâm nghiên
cứu Việt Nam - Đông Nam Á trực thuộc Học viện Tài chính Quảng Tây là chuyên
gia về xuất khẩu hàng luyện kim sang thị trường Việt Nam… đều đã nhiều lần tham
gia các hội thảo tổ chức tại các trường đại học ở Trung Quốc để trình bày các nghiên
cứu liên quan đến quan hệ thương mại Việt - Trung với những bài báo nổi tiếng như:
“Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới”,
8


“Chính sách một con đường có tác dụng thế nào đối với việc phát triển thương mại
giữa hai nước Việt - Trung”,v.v.
Một nghiên cứu đáng chú ý khác của Ning Zhang (2012) về đề tài “Research
on trading relations between China and Vietnam” đăng trên tạp chí Journal of
Engineering (Hoa Kỳ) đã phân tích chi tiết về tình hình quan hệ thương mại giữa hai

quốc gia từ năm 1991, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đặc biệt là sau khi
hai nước ký tuyên bố chung với chính sách 16 chữ vàng “Láng giềng thân thiện,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong bài báo này, tác giả
đã phân tích đặc điểm các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thông qua
các con số chi tiết và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, bài báo cũng đi sâu phân tích những rào cản trong quan hệ thương mại
giữa hai nước như quy mô thương mại còn nhỏ, cơ cấu thương mại một chiều, chủ
yếu là xuất siêu của Việt Nam, thiếu chiến lược phát triển bền vững, v.v. Tác giả
cũng đề xuất một số giải pháp căn bản để thúc đẩy tăng trưởng thương mại theo
hướng bền vững giữa hai quốc gia trong tương lai.
Một khía cạnh khác được nhóm tác giả người Trung Quốc nghiên cứu là đề
tài “A Comparative Study of Trade Relations and the Spatial-Temporal
Evolution of Geo-Economy between China and Vietnam” của Teng Ma, Yuli
Liu và Yuejing Ge (2017) đăng trên tạp chí Sustainability. Cơng trình này đã
so sánh thương mại xuất khẩu giữa hai nước và lấy dữ liệu phân tích giai đoạn
từ 2005 đến 2014. Thơng qua việc phân tích về năng lực cạnh tranh xuất khẩu
của hai nước, những tác động của việc chệch hướng thương mại sau khi hai
nước ký kết hiệp định kinh tế song phương, những ảnh hưởng của việc thay
đổi yếu tố thời gian, không gian trong quan hệ kinh tế giữa các nước trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nghiên cứu này đã so sánh cụ thể những
biến chuyển về kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc và tìm ra những điểm
tương đồng về kết cấu thương mại trong lĩnh vực dệt may và da giày.
9


Tác giả Hao Hongmei (2008) đã tiến hành dự án nghiên cứu trên quy
mô lớn về vấn đề quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và các nước
Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Với nghiên cứu “China’s Trade and
Economic Relations with CLMV”, tác giả đã đưa ra những đánh giá về chính
sách kinh tế của Trung Quốc trong chiến lược hợp tác kinh tế khu vực và đặc

biệt là đánh giá về sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến sự phát triển của các
quốc gia này. Đề tài này đã đưa ra được lời giải cho câu hỏi: làm sao để Việt
Nam, Lào, Campuchia và Myamar bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc và hịa nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực trong tương
lai?
Các nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Trung
Quốc đã dành đươc sự quan tâm đáng kể ở các tổ chức quốc tế như WB, ADB
và được thực hiện ở nhiều Viện nghiên cứu lớn của các quốc gia như: Viện
nghiên cứu Chiến lược Luân Đôn, Viện nghiên cứu kinh tế thế giới Kiel
(CHLB Đức), Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới Trung Quốc...
Bên cạnh đó, cịn có nhiều cơng trình của các học giả nổi tiếng trên thế giới
nghiên cứu về đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc như Robert Taylor,
Antkiewicz,... Lina Lian (2011), trong công trình nghiên cứu của mình
“Overview of Outward FDI Flows of China” đã nghiên cứu khá sâu sắc về
các động lực của hoạt động FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. Các động lực
đó là: sự chiếm lĩnh tài nguyên thiên nhiên và một số tài sản chiến lược khác
như công nghệ, thương hiệu, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, đa
dạng hoá quan hệ đầu tư, bành trướng và gây ảnh hưởng về mặt ngoại giao và
chính trị… Robert Taylor (2007), với cơng trình nghiên cứu “Globalization
Strategies of Chinese Companies” đã nghiên cứu về các hình thức mà các
công ty Trung Quốc thực hiện đầu tư ra nước ngồi. Đó là các hình thức như:
cơng ty 100% vốn nước ngồi, cơng ty liên doanh và cơng ty cổ phần hay
10


hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tác giả cũng phân tích xu hướng
tiến triển của các hình thức này: từ công ty liên doanh là chủ yếu đến cơng ty
100% vốn nước ngồi là chủ yếu. Về tác động của hoạt động FDI từ các
doanh nghiệp Trung Quốc, nghiên cứu nổi bật nhất là của hai tác giả người
Nhật Yevgeniya Korniyenko và Toshiaki Sakatsume, trong tác phẩm

“Chinese investment in the transition countries” công bố năm 2009. Nghiên
cứu này nêu bật những tác động tích cực cũng như tiêu cực của FDI Trung
Quốc đến các nước chuyển đổi trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này cũng
thảo luận ba vấn đề chính sách nảy sinh từ hoạt động mua lại và sáp nhập
(M&A) của các doanh nghiệp này. Nó bao gồm (i) hỗ trợ tài chính của chính
phủ cho các thương vụ M&A; (ii) tính minh bạch trong hoạt động thu mua lại;
và (iii) các lo ngại về chính sách của chính phủ các nước sở tại đối với hoạt
động mua lại và sát nhập. Shujie Yaoa, Dylan Sutherlanda và Jian Chen, trong
bài báo “China’s Outward FDI and Resource-Seeking Strategy” công bố năm
2010 đã nghiên cứu về FDI ra nước ngồi của Trung Quốc và chiến lược tìm
kiếm nguồn lực. Tác giả cho rằng cơ sở của chính sách săn lùng nguồn tài
nguyên thiên nhiên của Trung Quốc là do sự phát triển kinh tế quá nóng của
Trung Quốc trong những năm gần đây, và sự nghèo nàn cũng như thiếu hụt
trầm trọng trong cơ cấu tài nguyên chiến lược của Trung Quốc.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài báo, luận văn, đề án nghiên cứu về quan hệ thương
mại Việt Nam – Trung Quốc được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên
cứu ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên do gặp phải nhiều hạn chế trong việc tiếp
cận tư liệu nên trong nghiên cứu này chúng tơi chưa thể đề cập tới.
3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc là vấn đề được các học
giả Việt Nam quan tâm từ nhiều năm nay. Viện Nghiên cứu Trung Quốc
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chuyên ngành
11


hàng năm đều cho xuất bản nhiều bài báo, công trình nghiên cứu liên quan
mọi mặt đến Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề thương mại song phương giữa
hai bên. Có thể kể đến một số bài báo và cơng trình tiêu biểu đã được đăng tải
trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc về quan hệ thương mại Việt – Trung
trong những năm gần đây như: tác giả Lê Tuấn Thanh (2008) có đề tài về

“Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan
hệ đến nay”; Nguyễn Đình Liêm (2012): “Quan hệ thương mại Việt – Trung
và vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc”; Lê Kim Thoa (2014) về
đề tài “Vấn đề Biển Đơng: Những tác động của nó tới quan hệ thương mại
Việt – Trung và nền kinh tế Việt Nam”; Lê Huyền Trang, Lê Thanh Tùng
(2014): “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và
giải pháp”,v.v.
Nhóm tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai
Hương (2016) có bài nghiên cứu về “Thương mại Việt Nam – Trung Quốc,
thực trạng và giải pháp”. Bài viết nêu lên thực trạng thương mại Việt Nam –
Trung Quốc trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại hàng hóa. Dựa
trên các nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng Cục hải quan, nghiên cứu này
đã nêu bật được tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung
Quốc giai đoạn 2005-2014, và cụ thể là kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam và Trung Quốc trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt
động thương mại của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc và
đáng lo ngại là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một gia tăng. Ngồi
ra, bài viết cịn nêu lên những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam –
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Hà Thị Hồng Vân thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc là người
có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung
Quốc. Có thể kể đến các nghiên cứu như: “Một số vấn đề cơ bản về quan hệ
12


thương mại giữa các tỉnh biên giới Tây Bắc (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc) vào năm 2011, “Những đặc điểm cơ bản của quan hệ thương
mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” (2015)… Đặc biệt là
bài viết “Vietnam – China trade, FDI and ODA relations (1998-2008) and the
impacts upon Vietnam” (2015). Bài viết này đã phân tích đặc điểm quan hệ

kinh tế giữa hai nước trong thời gian 10 năm và đưa ra những đánh giá về tác
động của đầu tư Trung Quốc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
thơng qua việc phân tích các chỉ số về cán cân thương mại, cơ cấu hàng hóa
xuất nhập khẩu, các loại hình thương mại, số lượng các dự án FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam, các hình thức vốn ODA,…
Một khía cạnh khác được tác giả Nguyễn Tiến Thuận khai thác là vấn
đề thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 20012012 trong bài báo: “Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc ngày càng
thâm hụt” trên tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán. Tác giả nhận định đây là
vấn đề quan trọng và nếu tình hình thâm hụt cán cân thương mại cứ tiếp diễn
sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế quốc gia, do đó Việt Nam cần có những
chính sách và giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề trên. Cũng với khía cạnh
trên, tác giả Phạm Vĩnh Phúc (2012) có bài nghiên cứu về “Cán cân thương
mại Việt Nam – Trung Quốc và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam”. Tác
giả phân tích thực trạng cán cân thương mại trong quan hệ kinh tế Việt Nam –
Trung Quốc giai đoạn 10 năm, từ 2001 đến 2011 và những tác động của nó
đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, từ đó phân tích ngun nhân, đề
xuất những giải pháp để giúp Việt Nam từng bước giảm bớt tình trạng nhập
siêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển ổn định
và bền vững của nền kinh tế trong tương lai.
Tác giả Lê Tuấn Thanh, trong bài viết “Đặc điểm của đầu tư Trung
Quốc vào Việt Nam từ khi bình thường hố quan hệ đến nay” (2006) đã trình
13


bày một cách khái quát các mặt của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ 19912007 như: tốc độ tăng vốn, quy mơ tăng vốn, số dự án, hình thức đầu tư, địa
bàn đầu tư, ngành đầu tư… Trong đó, tác giả có đưa ra những nhận xét về tác
động tích cực cũng như những mặt cịn tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt
Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra triển vọng tốt đẹp của quan hệ đầu tư giữa hai
nước trong những năm sắp tới. Nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Xuân Hoà
và Trần thị Thanh Nga (2006) “Đầu tư ra nước ngồi - chính sách phát triển

mới của Trung Quốc” đã phân tích khá sâu sắc về chiến lược “đi ra ngoài”
của Trung Quốc với sự đi sâu làm rõ những cơ sở khách quan và chủ quan
của chiến lược này, đó là khát vọng mở rộng thị trường của các nhà đầu tư
Trung Quốc, ý đồ chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới
nhằm phục vụ nền kinh tế phát triển nóng ở trong nước, mong muốn chuyển
dịch một số ngành và cơ sở sản xuất đã bão hoà ra bên ngoài, trốn thuế và
tránh một số rào cản thương mại đầu tư ở trong nước… Đồng thời, các tác giả
này cũng nêu bật một số đặc điểm của FDI Trung Quốc ra bên ngồi như: địa
bàn đầu tư, hình thức đầu tư, ngành đầu tư…
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình khác đáng chú ý như: bài nghiên
cứu của Phó Nghiên cứu viên , Tiế n si ̃ Phan Kim Nga (2010), Chủ nhiệm
Phòng Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội thế giới đương đại thuộc Viện Nghiên
cứu Chủ nghiã Mác thuô ̣c Viê ̣n Khoa ho ̣c -Xã hội Trung Quốc : “Đặc trưng
của thương mại Trung - Việt và phân tích ngun nhân của nó”; ThS. Phạm
Lan Hương (2016), Viện nghiên cứu Trung Quốc: “ Quan hệ hợp tác giữa các
địa phương giáp biên của Việt Nam với Trung Quốc và một số giải pháp”;
Phạm Sỹ Thành (2104): “Ba mối lo trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc” đăng trên Tạp chí Tài Chính Việt Nam; Mỹ Lệ (2014): “Giảm phụ
thuộc từ Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Kinh tế Sài Gịn online, v.v..

14


Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về
thương mại Việt - Trung là những tài liệu đáng quý. Những nghiên cứu này
tương đối phong phú và đã đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất, các
nghiên cứu trước đây đã nêu rõ được bối cảnh và sự cần thiết khách quan của
sự phát triển thương mại song phương. Thứ hai, các cơng trình trên đây cũng
đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong nội dung quan hệ thương mại giữa hai
nước. Thứ ba, các công trình nói trên cũng đã đề cập chủ yếu tới những tác

động tích cực và một số mặt tiêu cực trong quan hệ thương mại và đầu tư.
Thứ tư, một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều cũng đã được
đưa ra và phân tích. Tuy nhiên, trong các cơng trình nghiên cứu trên vẫn cịn
thiếu vắng các vấn đề như: thứ nhất, các cơng trình nói trên chưa đi sâu
nghiên cứu những điểm đặc biệt của quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Trung, những tác động đa chiều của mối quan hệ đó lên đời sống kinh tế - xã
hội của Việt Nam. Thứ hai, các cơng trình trước đây chưa đề cập sâu đến
những tác động tiêu cực của việc mất cân bằng cán cân thương mại. Có thể
nói, đây là khoảng trống trong nghiên cứu về hoạt động thương mại Việt Nam
- Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2016. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố
gắng khắc phục những nhược điểm của các cơng trình nghiên cứu đi trước,
đưa ra một nghiên cứu tương đối khái quát và hệ thống về vấn đề này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung
Quốc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ thương
mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn từ 2010 đến 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận

15


Luận văn chủ yếu sử dụng tư liệu thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp
như: sách, tạp chí, báo, luận văn, luận án, internet,… Đặc biệt, số liệu về cán
cân thương mại song phương được sử dụng chủ yếu lấy từ nguồn Tổng cục
Hải quan hoặc từ các cơng trình đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
và các tạp chí chuyên ngành khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này
là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu…kết hợp

với các bảng biểu, đồ thị, v.v.
6. Mơ hình nghiên cứu:
Luận văn áp dụng mơ hình nghiên cứu theo quy trình sau:
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả)
7. Kết cấu và nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Trung Quốc
16


Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
giai đoạn 2010 – 2016
Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Trung
trong thời gian tới

17



×