Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên Cứu Đề Xuất Các Định Hướng Điều Chỉnh & Phát Triển Quy Hoạch Chung Khu, Cụm Công Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Đại Lộc Theo Hướng Bền Vững.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM QUỐC TUẤN

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG
ĐIỀU CHỈNH & PHÁT TRIỂN QUY HOẠCH CHUNG
KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng, Năm 2018


2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM QUỐC TUẤN

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG
ĐIỀU CHỈNH & PHÁT TRIỂN QUY HOẠCH CHUNG
KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC


MÃ SỐ

: 8580101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. TÔ VĂN HÙNG

Đà Nẵng, Năm 2018


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
Kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và trích dẫn đầy đủ

TÁC GIẢ

Phạm Quốc Tuấn

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học bách khoa Đà Nẵng, đặc biệt là các thầy cô khoa Kiến Trúc của trường

đã giảng dạy và cung cấp kiến thức để tơi có thể hồn thành đề tài luận văn này.
Và tơi cũng xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy TS.KTS Tô Văn
Hùng, Thầy TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để tơi có
thể hồn thành tốt luận văn thạc sỹ này.
Trong quá trình viết luận văn, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo luận
văn, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua, tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp Thầy, Cơ để đề tài có thể được hồn thiện hơn và có khả năng áp dụng
trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Phạm Quốc Tuấn

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


5
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH & PHÁT TRIỂN QUY HOẠCH
CHUNG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Học viên: Phạm Quốc Tuấn. Chuyên ngành: Kiến trúc
Khóa: CH K34. Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt:
Sự phát triển của Quảng Nam phần lớn phụ thuộc vào phát triển Công nghiệp – Thương Mại và
Dịch vụ do đó Quảng Nam đã đưa ra nhiều chiến lược về phát triển công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên
việc phát triển một cách ồ ạt cũng như các chiến lược quy hoạch cụ thể cho việc phát triển một cách bền
vững sẽ trở thành con dao hai lưỡi cho việc cân bằng phát triển tại địa phương. Việc phát triển bền vững

đã trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, cho từng quốc gia, từng khu vực. Đề tài sẽ nghiên cứu cụ
thể các vấn đề có thể phát sinh khi phát triển và đầu tư công nghiệp trên địa bàn. Dựa vào các cơ sơ khoa
học để đề xuất nghiên cứu quy hoạch bền vững cho việc đầu tư xây dựng các khu vực cơng nghiệp trên
địa bàn. Từ đó đưa ra các giải pháp về rà soát và điều chỉnh thực hiện quy hoạch theo hướng phát triển
bền vững. Đề xuất giải pháp quản lý và thu gom chất thải rắn công nghiệp. Đề xuất giải pháp thu gom xử
lý nước thải trên địa bàn. Đề xuất các công cụ quản lý cộng đồng cho sự phát triển bền vững của khu
vực. Cùng với việc nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng Đề tài sẽ là một trong các bài viết có tính tham
khảo cao nhằm thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo cho khu vực.
Từ Khóa
Quy hoạch phát triển bền vững, CCN Đại Lộc, Môi trường, Bền Vững, Cộng đồng
RESEARCH PROPOSALS FOR DEVELOPMENT SOLUTIONS & ADJUSTMENTS OF THE
GENERAL PLANNING OF INDUSTRIAL PARKS, INDUSTRIAL IN DAI LOC DISTRICT
TOWARDS SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Name: Pham Quoc Tuan. Major: Architecture
Course: CH K34. Danang University of Science and Technology.
Summary:
Quang Nam province's development largely depends on industrial development-trade and services,
which in Quang Nam province have launched many of the strategies on the development of local
industry. However, the development of massively as well as the specific planning strategy for the
development of a sustainable way will become the knife blade for balance in local development.
Sustainable development has become a strategic goal for global, for each country, each region. The
subject will study specific issues that may arise when development and industrial investment. Based on
the scientific basis for proposed research to sustainable planning for the construction of industrial areas.
From there take out of your solutions and adjustments made to planning towards sustainable
development. Proposed management solutions and industrial solid waste collection, waste water
collectors.Proposing community management tools for the sustainable development of the region. Along
with the study seriously and thoroughly, the subject will be one of the reference article is high in order to
make the next intensive research for the area.
Key words:
Planning for sustainable development, Dai Loc industrial, Environment, Sustainability, Community


PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


6
MỤC LỤC

1.
2.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 11
Lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài, tính cấp bách của đề tài. .................. 11




3.

Lý do chọn đề tài. ..............................................................................................11
Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................13
Tính cấp bách của đề tài ....................................................................................13

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................... 14



Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................14
Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................14


Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ............................................... 14
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 14
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 16
I. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................. 17
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH
HÌNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI ......................................................... 17
1.1. Khái niệm chung ........................................................................................... 17
4.
5.
6.
7.

1.1.1. Khái niệm công nghiệp, công nghiệp bền vững ...............................................17
1.1.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội .....................18
1.1.3. Các tiêu chí quy hoạch cơng nghiệp bền vững .................................................18

1.2. Tình hình quy hoạch cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh và huyện Đại Lộc. . 19
1.3. Kinh nghiệm tổ chức quy hoạch công nghiệp tại các tỉnh công nghiệp của
Việt nam ................................................................................................................ 21
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh cơng nghiệp Bình Dương ..............................................21
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh công nghiệp Bắc Ninh ...................................................22
1.3.3. Đối sánh kinh nghiệm .......................................................................................22

1.4. Kinh nghiệm tổ chức quy hoạch công nghiệp trên thế giới ...................... 23
1.4.1. Các mô hình quy hoạch cơng nghiệp theo hướng bền vững trên thế giới ........23
1.4.2. Một số khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững tại Việt Nam ..........25

1.5. Kết luận chương ............................................................................................ 25

CHƯƠNG II : CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU QUY HOẠCH BỀN VỮNG CHO KHU VỰC CÔNG NGHIỆP
TRONG RANH GIỚI ĐỀ XUẤT .................................................................. 27
2.1. Cơ sở nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.1.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch cơng nghiệp và bố trí ngành nghề công
nghiệp bền vững. .........................................................................................................27
2.1.2. Các cơ sở pháp lý liên quan đến khu vực nghiên cứu.......................................27
2.1.3. Nhu cầu và định hướng phát triển công nghiệp của khu vực nghiên cứu.........29

2.2. Các yếu tố điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu .............................. 29
2.2.1. Tổng quan chung về Đại Lộc ............................................................................29
2.2.2. Yếu tố khí hậu. ..................................................................................................32
2.2.3. Yếu tố địa hình, địa chất thủy văn ....................................................................32
2.2.4. Thủy văn tại khu vực. .......................................................................................32
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


7
2.2.5. Đặc điểm mưa lũ: ..............................................................................................33

2.3. Các yếu tố hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật ........................................... 33
2.3.1. Hiện trạng dân cư và lao động. .........................................................................33
2.3.2. Hiện trạng cơng nghiệp và đóng góp cơng nghiệp. ..........................................34

2.4. Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu. ..................................................... 35
2.5. Hiện trạng các khu vực công nghiệp, hiện trạng phát thải và sơ đồ quy
hoạch công nghiệp trên địa bàn huyện. .............................................................. 36
2.5.1. Hiện trạng Khu vực công nghiệp. .....................................................................36

2.5.2. Hiện trạng chất thải công nghiệp ......................................................................37
2.5.3. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR công nghiệp ...........................38
2.5.4. Hiện trạng phân loại, tái chế CTR công nghiệp ................................................38
2.5.5. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp .........................................39
2.5.6. Hiện trạng xử lý CTR công nghiệp ...................................................................39

2.6. Kết luận chương: ........................................................................................... 39
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH
CHUNG VÀ PHÁT TRIỂN QUY HOẠCH BỀN VỮNG CHO KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 41
3.1. Nguyên tắc và quan điểm. ............................................................................ 41
3.1.1. Nguyên tắc về quy hoạch công nghiệp bền vững: ............................................41
3.1.2. Quan điểm thực hiện quy hoạch phát triển bền vững .......................................41

3.2. Giải pháp về rà soát và điều chỉnh và thực hiện quy hoạch theo hướng phát
triển bền vững ....................................................................................................... 42
3.2.1. Rà soát, khớp nối và điều chỉnh các quy hoạch đã có trên địa bàn. .................42
3.2.2. Đề xuất về định hướng quy hoạch và sắp xếp các ngành nghề cho khu vực đã lập
quy hoạch: ...................................................................................................................48
3.2.3. Mơ hình sắp xếp nhà máy đề xuất. ...................................................................59
3.2.4. Rà soát việc thu gom chất thải trên địa bàn nghiên cứu ...................................62
3.2.5. Đề xuất giải pháp quản lý và thu gom chất thải rắn công nghiệp .....................65
3.2.6. Đề xuất giải pháp thu gom xử lý nước thải trên địa bàn ...................................72
3.2.7. Định hướng quy hoạch hạ tầng .........................................................................73
3.2.8. Giải pháp về quản lý và các ngun tắc bố trí các loại hình cơng nghiệp trên địa
bàn. ...........................................................................................................................75

3.3. Giải pháp quản lý cộng đồng cho sự phát triển bền vững của khu vực .. 76
3.3.1. Nguồn lực của cộng đồng trong việc quản lý. ..................................................76
3.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng trong quản lý môi trường tại địa

phương: .......................................................................................................................77
3.3.3. Đánh giá hiệu quả của việc quản lý cộng đồng ................................................78

3.4. Kết luận chương: ........................................................................................... 79
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 80
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 80
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 80
A. PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 84
B. PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 89
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
BCH
CCN
KTM-CL
CN
CN – XD
CNH
CNH, HĐH
CT
CTCP
ĐTNN
GDP
GTGT
GTSX

HĐH
HĐND
KCN
KCNST
KT
KTM
KTXH
NLTS
CTRCN
SXCN
TNHH
UBND

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
: Ban chấp hành
: Cụm công nghiệp
: Kinh tế mở - Chu Lai
: Công nghiệp
: Công nghiệp – xây dựng
: Công nghiệp hóa
: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Cơng ty
: Cơng ty cổ phần
: Đầu tư nước ngồi
: Tổng sản phẩm quốc nội
: Giá trị gia tăng
: Giá trị sản xuất
: Hiện đại hóa

: Hội đồng nhân dân
: Khu cơng nghiệp
: Khu công nghiệp Sinh thái
: Kinh tế
: Kinh tế mở
: Kinh tế - xã hội
: Nông – lâm – thủy sản
: Chất thải rắn công nghiệp
: Sản xuất công nghiệp
: Trách nhiệm hữu hạn
: Ủy ban nhân dân

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14

Tên bảng

Trang

Bảng 1 : Phân loại công nghiệp và mức độc hại
Bảng 2: Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào 100% mức tăng trưởng
Bảng 4: Danh mục các cụm công nghiệp đã họat động
Bảng 5: Quy mơ phân khu Đại Hiệp – Nghĩa
Bảng 6: Quy mô phân khu Đại Nghĩa
Bảng 7: Quy mô phân khu Đại Quang
Bảng 8: quy mô phân khu Đại Đồng, Đại Hồng
Bảng 9: Danh sách của 22 nhà máy đang hoạt động có phát sinh chất
thải rắn tại11 Cụm công nghiệp
Bảng 10: Khối lượng CTRCN nguy hại đăng ký và phát sinh trên năm
Bảng 11. Danh sách các nhà máy không đăng ký chủ nguồnchất thải
nguy hại
Bảng 12. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh
Bảng 13: Cụ thể hóa sơ đồ đề xuất thu gom
Bảng 14: Bảng tổng hợp nhu cầu sử lý nước thải tại khu vực

18
20
34
36

44
46
46
48

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

49
51
52
53
66
70

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


10
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
hiệu
hình
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tên hình

Trang

Hình 1: Sơ đồ vị trí Quảng Nam với khu vực
Hình 2: Sơ đồ khái niệm phát triển bền vững
Hình 3: Sơ đồ lựa chọn vị trí xây dựng Xí nghiệp
Hình 4: Mơ hình trao đổi chất giữa các nhà máy trong KCN Kalundborg, Đan
Mạch

Hình 5: KCN Kalundborg, Đan Mạch
Hình 6: Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc
Hình 7: Hành lang phát triển Bắc Quảng Nam
Hình 8 : Hiện trạng các nhà máy đang hoạt động
Hình 9: Sơ đồ vị trí các Cụm Cơng Nghiệp trên địa bàn ( CCN thể hiện màu
Xanh dương dọc trục Quốc lộ 14B)
Hình 10: Phân khu Đại Hiệp – Ái Nghĩa
Hình 11: Phân khu Đại Nghĩa
Hình 12: Phân khu Đại Quang
Hình 13: Phân khu Đại Đồng, Đại Hồng
Hình 14. Biểu đồ khối lượng CTRCN nguy hại đăng ký và phát sinh trên năm
Hình 15: Sơ đồ bán kính phát thải tối đa (1000m) của các cụm cơng nghiệp
trên địa bàn
Hình 16:Sơ đồ khớp nối thực tế các nhà máy phát thải và ảnh hưởng đến khu
vực lân cận
Hình 17: Biểu đồ bố trí điểm cơng nghiệp so với địa hình, hướng gió và thủy
văn hệ
Hình 18: Sơ đồ vị trí các nhà máy cơng nghiệp nên bố trí tránh hệ thống thủy
lưu chính
Hình 19: Sơ đồ vị trí các điểm có thể bố trí nhà máy tránh hướng gió chính
Hình 20: Mơ hình đề xuất đối với các cụm nhà máy
Hình 21: Mơ hình đề xuất đối với các nhà máy có khả năng ơ nhiễm cao
Hình 22: Sơ đồ chất thải rắn thường phát sinh
Hình 23: Bản đồ chất thải rắn nguy hại phát sinh
Hình 24. Bản đồ hệ thống điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRCN huyện Đại
Lộc
Hình 25: Sơ đồ hệ thống tuyến thu gom, vận chuyển CTRCN khơng nguy hại
huyện Đại Lộc
Hình 26 : Sơ đồ hệ thống tuyến thu gom chất thải rắn nguy hại CCN huyện
Đại Lộc

Hình 27: Sơ đồ tổ chức giao thơng đối ngoại đối với vệt công nghiệp trên địa
bàn

12
17
19

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

24
25
30
31
38
43
44
46
47
48
51
54
54
55
57
58
59
60
62
64
67

69
71
74

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Công nghiệp từng là bàn đẩy để phát triển thế giới sau các cuộc cách mạng cơng
nghiệp. Chính các cuộc cách mạng ấy đã thay đổi nền kinh tế của nhiều nước Âu, Mỹ và các
nước phát triển nhưng cũng đem lại nhiều hậu quả nặng nề cho mơi trường khơng chỉ ở các
nước đó mà là cả thế giới.
Công nghiệp luôn là ngành tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên và là ngành xả thải nhiều
nhất vào mơi trường, chính vì thế việc phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường
một cách bền vững luôn là vấn đề nhức nhối và cấp bách và ln là vấn đề nóng trong các hội
thảo về bảo vệ và cải tạo môi trường trên thế giới.
Công nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong việc phát triển kinh tế của nhiều nước,
trong đó có Việt Nam chính vì vậy việc phát triển cơng nghiệp là khơng thể thiếu nhưng cần
phải có những mục tiêu cụ thể và những biện pháp bảo vệ môi trường một cách tích cực
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài cho đất nước.
Trong 10 năm qua (2007-2017), công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật.
Giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam sau 10 năm qua tăng cao gần 3,5 lần, từ 0,34 triệu tỷ
đồng lên 1,17 triệu tỷ đồng với tỉ trọng đóng góp vào GDP duy trì ổn định khoảng 31 - 32%,
và trở thành ngành đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Công nghiệp luôn là ngành
xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam với tỷ trọng ở mức xấp xỉ 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước qua các năm. Cơ cấu xuất khẩu của các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích
cực với tỷ trọng các ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo từ mức 46,7% năm 2000 lên 97,3%
vào năm 2015, trong khi nhóm ngành khống sản giảm liên tục, từ 22% năm 2007 xuống còn

7,7% vào năm 2010 và 2,7% năm 2015. Trong những năm gần đây, các ngành như: điện tử,
dệt may và da giày đã trở thành 3 ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế với tỷ trọng chiếm
hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước [1].
2. Lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài, tính cấp bách của đề tài.
 Lý do chọn đề tài.
"Phát triển bền vững" là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển
xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội; xố đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm
tài ngun thiên nhiên) [2]. Chính vì vậy việc phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến
lược cho toàn cầu, cho từng quốc gia, từng khu vực.

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


12
Hiện nay Quảng Nam đang là địa
chỉ đỏ trên bản đồ đầu tư của Việt Nam, có
ranh giới giáp nhiều tỉnh, diện tích đất đai
lớn, nguồn tài nguyên đa dạng, lực lượng
lao động trẻ khỏe dồi dào, hằng năm tỉnh
đang và đã tiếp nhận và triển khai nhiều
dự án mang tính chiến lược từ khắp các
nhà đầu tư lớn trên thế giới. Với nhiều
chính sách mở cửa, khuyến khích và hỗ trợ
các nhà đầu tư tiềm năng.Việc phát triển
và quy hoạch các khu, cụm công nghiệp

chia thành nhiều mảng, nhiều tính chất hỗ
trợ và địa thế phù hợp đã trở thành một
vấn đề cấp thiết hiện nay.[3]
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế thế
giới, nói chung và với các nền kinh tế
trong khu vực, nói riêng nhất là sau khi
nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) và nhiều tổ chức, diễn đàn
Hình 1: Sơ đồ vị trí Quảng Nam với khu vực
kinh tế khác, nền kinh tế Việt Nam đang
hướng mạnh
đến xuất khẩu sẽ tạo nên tiền đề hết sức quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các
khu công nghiệp, khu kinh tế ...
- Hiệp thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN; Chiến lược phát triển vòng cung
ven biển tạo xu hướng phát triển mạnh giao thông đường biển theo các tuyến: Châu Âu - Bắc
á; châu úc - Đông Bắc á; Đông Nam á - Manila - Panama hoặc Sanfrancisco (Mỹ), Victoria
(Canada) đã xác định các cảng biển Việt Nam là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Cam Pu
Chia và vùng Đông Bắc Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông Tây và hệ thống cửa
khẩu quốc tế.
- Chiến lược phát triển hành lang kinh tế Đông Tây liên kết các quốc gia và lãnh thổ
trong tiểu khu vực Mê Kông mở rộng “GMS”, sử dụng các cảng biển miền Trung Việt Nam
làm cửa ngõ “ra và vào” để xuất và nhập khẩu hàng hoá qua các khu vực Nam Lào và Đông
Bắc Thái Lan. Khu tổng hợp thương mại – dịch vụ - đô thị dọc tuyến quốc lộ 14B nằm trên
tuyến giao thông đường bộ ngắn nhất nối vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào với Vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam và thông thương quốc tế thông qua các Cảng biển
như Tiên Sa, Dung Quất, Chân Mây,... Hoạt động giao thương qua trục giao thông này sẽ
mang lại lợi ích kinh tế cao cho các bên tham gia do tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời
gian vận chuyển.
Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trong thời gian vừa qua đã được quy hoạch

và định hình trên khắp các khu vực có địa thế phù hợp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là địa
phương có nhiều tiềm năng mạnh như huyện Đại Lộc ( có diện tích đất trống lớn, nhiều
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


13
nguồn tài nguyên đa dạng, lực lượng lao động đông, hạ tầng kết nối sẵn có tương đối ổn định,
có vị trí tiếp giáp với Đà Nẵng) chính những ưu thế trên mà huyện đã trở thành một trong các
cụm phát triển trung tâm của tỉnh và tương lai sẽ trở thành cầu nối kinh tế quan trọng của hai
tỉnh thành Quảng Nam – Đà Nẵng.
Trên cơ sở tận dụng những ưu thế trên việc lập quy hoạch phát triển cơng nghiệp của
huyện Đại Lộc cần tính tốn cho một tương lai xa, với các định hướng phát triển bền vững về
mặt quy hoạch, quản lý và đầu tư các ngành nghề tránh tình trạng manh muốn và phát sinh
các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Cần có các chế tài, ngun tắc quản lý
các xí nghiệp, các cụm cơng nghiệp có khả năng gây ảnh hưởng đến mơi trường, chính vì vậy
việc xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường song song với việc quy hoạch và kêu gọi đầu
tư là hết sức cần thiết.
 Ý nghĩa của đề tài
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ
thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự
nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự
trong sạch về khơng khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố
trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu
chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện
chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về mơi trường địi hỏi chúng ta duy trì sự
cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục

vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một
giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các
sinh vật sống trên trái đất.
Đề tài sẽ là tiền đề nhằm nghiên cứu cụ thể các vấn đề có thể phát sinh khi phát triển
và đầu tư công nghiệp trên địa bàn, giúp các cơ quan chức năng quản lý có được một cơng cụ
tham khảo quan trọng trong công tác quản lý xây dựng và bảo vệ của mình. Đề tài sẽ là cơ sở
để nghiên cứu các đề tài chuyên sâu hơn và cao hơn, nhằm đưa ra các giải pháp có tính thực
tiễn cao hơn.
 Tính cấp bách của đề tài
Sự phát triển của Quảng Nam phần lớn phụ thuộc vào phát triển Công nghiệp –
Thương Mại và Dịch vụ do đó Quảng Nam đã đưa ra nhiều chiến lược về phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn. Với nhiều chính sách ưu đãi và các kế hoạch thu hút đầu tư vào địa bàn
tỉnh thì việc rà sốt, lập, và định hình từng khu, cụm cơng nghiệp nhằm hướng đến việc phát
triển nhanh mạnh nhưng bền vững là hết sức cần thiết.
Quảng Nam có diện tích lớn, có ranh giới giáp với nhiều tỉnh đặc biệt là đô thị Đà
Nẵng do vậy việc tận dụng được vị trí địa thế của mình cũng đã đưa Quảng Nam trở thành
điểm đến hấp dẫn do đó cũng cần phải chú trọng đến an ninh, hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là
các vấn đề mơi trường có khả năng ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực lân cận.
Các vấn đề về phát triển lâu dài ổn định và bền vững luôn cần phải được đề cao, việc
định hướng các sản phẩm công nghiệp, các chế tài, nguyên tắc quản lý cần phải định hình
ngay từ những bước đầu lập quy hoạch Khu, cụm cơng nghiệp. Rà sốt, khớp nối và bổ sung
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


14
các hạng mục hạ tầng quy hoạch cần thiết nhằm tạo được những Khu, Cụm công nghiệp liên
kết và phát triển ổn định theo hướng bền vững.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Mục đích nghiên cứu:
Rà sốt tồn bộ các điểm quy hoạch cơng nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc và khả
năng liên kết của các điểm công nghiệp trên địa bàn huyện với các khu vực khác trên địa bàn
tỉnh và ngoại tỉnh.
Định hướng việc phát triển ổn định và mở rộng của các Khu, Cụm công nghiệp trên
địa bàn theo nguyên tắc và mục tiêu bền vững.
Làm căn cứ để quản lý đất đai và quản lý quy hoạch và quản lý môi trường trên địa
bàn.
 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các định hướng về mở rộng và phát triển các khu, cụm cơng nghiệp trong
tương lai.
Định hình được tính chất và chức năng của từng khu, cụm công nghiệp quy hoạch mới
và hiện trạng nhằm bố trí các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển theo mơ hình
bền vững.
Đề xuất được các nguyên tắc Quản lý trong quy hoạch và thực tiễn. Đề xuất được mơ
hình quản lý của các cấp nhằm đảm bảo việc bố trí các xí nghiệp đúng với vị trí và chức năng
theo nhu cầu của xí nghiệp và cộng đồng.
Đề xuất các yêu cầu về đầu tư bền vững đối với các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào
khu vực.
4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là định hướng quy hoạch chung các khu, cụm công nghiệp và
bố trí sắp xếp tính chất, chức năng của từng khu, cụm công nghiệp phù hợp với định hướng
phát triển bền vững.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khu vực ranh giới huyện Đại Lộc.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển bền vững công nghiệp luôn là đề tài quan tâm của nhiều nhà khoa học và
các nhà lãnh đạo. Đã có nhiều nghiên cứu về quy hoạch bền vững liên quan đến cơng nghiệp,
một số đó đã được cơng bố thành sách, báo, và các bài viết khoa học, luận văn thạc sỹ cụ thể
như:
TS Trần Duy Phương (2008 ) “ Phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam

và những tác động chính trị - xã hội” ( Kỷ yếu hội thảo “ Phát triển bền vững ở Việt Nam”
NXB Khoa học – Xã hội, H2008)
PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Th.S Bùi Đức Tuân, Th.S Vũ Thành Hưởng, Th.S Vũ
Cương, (2007), “ Vấn đề phát triển bền vững các KCN của Việt Nam”. Tạp chí KCN Việt
Nam 03/2007.
TS Lê Thế Giới, (2008), “Các KCN Việt Nam qua hệ thống đánh giá phát triển bền
vững”. Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 4(27).
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


15
Tác giả Nguyễn Thị Thủy,(2009), “Phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam: Một số
vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”. (Thư viện quân đội 33(v)5 T22479)
Tác giả Đỗ Thị Vinh, (2009), “ Mơ hình KCN sinh thái – Một giải pháp phát triển bền
vững các KCN”. (Thư viện quân đội 33(v)5 T22479)
Th.S Nguyễn Văn Hùng, (2009) “ Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch phát
triển công nghiệp gắn với bảo vệ mơi trường ở nước ta” (Tạp chí cơng nghiệp ra ngày
24/9/2009)
TSKH Nguyễn Văn Minh (2011), “Đánh giá tác động của khu công nghiệp tới kinh tế
xã hội vùng lân cận”
Bộ tài nguyên và Môi Trường, (2013) “Đánh giá các khu cơng nghiệp theo tiêu chí
xây dựng KCN sinh thái và Khung kế hoạch hành động xây dựng KCN sinh thái tại TP Đà
Nẵng”. Dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam VPEG;
Trần thị Mỹ Diệu (2007) “Xây dựng mơ hình khu cơng nghiệp sinh thái : Nghiên cứu
Điển hình tại khu chế xuất Linh Trung. Trường ĐH Dân lập Văn Lang;
Trần thị Mỹ Diệu và Phan Thu Nga (2013) “Nghiên cứu đề xuất khung chính sách
khuyến khích phát triển Khu cơng nghiệp sinh thái tại TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận.
Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang

6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp định tính:
Phương pháp quan sát, điều tra : (thực địa tại khu vực nghiên cứu, thăm dò và khảo sát
hiện trạng thông qua bản đồ hiện trạng tại khu vực và chụp ảnh tại hiện trường khu vực
nghiên cứu.)
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm ( dựa trên các kinh nghiệm QH tại
khu vực, kinh nghiệm QH công nghiệp trong nước và quốc tế )
Phương pháp đối sánh: (các giải pháp trong nước, quốc tế: lập bảng, thống kê và rút
ra những bài học kinh nghiệm...)
Phương pháp giả thuyết (đề xuất các giả thuyết khả thi, nghiên cứu và đưa vào kiểm
chứng )
 Phương pháp định lượng:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết dựa trên các số liệu thu thập được từ :
(Sử dụng các kênh thơng tin chính thức của nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Các nguồn số liệu được cung cấp từ các cơ quan quản lý chức năng trực tiếp tại khu
vực nghiên cứu.
Sử dụng các nguồn tài liệu thống kê hợp pháp mới nhất, các nguồn tài liệu thống kê
xin được từ các cơ quan chun mơn.
Sử dụng các bản tính tốn cơ sở đã được xây dựng và tính tốn phát triển.
Tham khảo internet)
Phương pháp sơ đồ hóa : (Sơ đồ hóa các loại bản đồ, các định hướng cho khu vực)

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


16
7. Tiến trình nghiên cứu

 Thu thập số liệu, đối sánh chọn lọc các số liệu cần thiết
 Lập các bảng biểu diễn giải kinh nghiệm rút kinh nghiệm từ các địa phương đi đầu
trong phát triển công nghiệp và các nước có nền phát triển cơng nghiệp bền vững
hàng đầu thế giới
 Lập sơ đồ và các định hướng kết nối chung trên phương diện tổng quát
 Lập sơ đồ và định hướng kết nối và phát triển trong khu vực nghiên cứu
 Đưa ra các giải pháp và chọn lọc các giải pháp tối ưu
 Phân đoạn các giải pháp, đưa ra các lộ trình thực hiện giải pháp nhằm thực tiễn
hóa các giải pháp đưa ra
 Tổng hợp và kết luận đề tài nghiên cứu

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


17
I.
CHƯƠNG I

PHẦN NỘI DUNG

: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH
TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm công nghiệp, công nghiệp bền vững
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động
kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy

mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Hội nghị Copenhagen (Đan Mạch) tháng 10/1991, một khái niệm mới được đưa ra với
những nội dung cụ thể hơn và bám sát hơn các khái niệm gốc. Khái niệm phát triển bền vững
công nghiệp được UNIDO tiếp tục phát triển như là: “Những mơ hình (pattern) cơng nghiệp
hố hướng vào các lợi ích về kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không
làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền”. Tại hội nghị này, những tiêu chí cụ thể hơn cũng đã
được đề cập đến, trong đó có 3 tiêu chí quan trọng của q trình phát triển bền vững cơng
nghiệp:
– Bảo vệ năng lực sinh thái.
– Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực con người, nguyên vật liệu và năng lượng.
– Công bằng trong chia sẻ gánh nặng về môi trường, xã hội và các thành quả cơng
nghiệp hố.

Hình 2: Sơ đồ khái niệm phát triển bền vững [4]
Đã có một bước tiến quan trọng trong việc làm rõ các nội dung của khái niệm. Trong
định nghĩa này đã gợi mở hướng tiếp cận thơng qua những mơ hình cơng nghiệp hố có cân
nhắc. Đó là các mơ hình hướng vào các lợi ích kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế
hệ sau mà không để lại những hậu quả về môi trường sinh thái. Ở đây, những lợi ích tương lai
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


18
được nhấn mạnh song song với lợi ích trước mắt, một sự phát triển trong tổng hồ các lợi ích
và tư duy cân bằng hơn. Rõ ràng, một sự phát triển không thể bền vững nếu không tạo ra
được năng lực đáp ứng hiện tại và có được những bảo đảm, khả năng duy trì tăng trưởng
trong tương lai. Những vấn đề đặt ra đã trở nên ngày càng cụ thể hơn với công nghiệp như sử
dụng hiệu quả các nguồn lực con người, nguyên vật liệu và năng lượng, công bằng trong chia
sẻ gánh nặng về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, liệu có tồn tại một mơ hình chung cho phát

triển cơng nghiệp bền vững như định nghĩa đã nêu và đâu là mơ hình tốt nhất để tham khảo?
Rất tiếc một mơ hình lý tưởng như vậy dường như khơng có. Các chun gia đều cho rằng sẽ
khó có một mơ hình chung cho các nước và về cơ bản các khái niệm trên vẫn chỉ là nguyên lý
và mỗi nước vẫn phải chọn cho mình một cách đi riêng thích hợp nhất với hồn cảnh.[4]
1.1.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội
Cơng nghiệp có vai trị to lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. Việt Nam
là một nước đi lên từ nông nghiệp, nhưng hiện nay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt
Nam đã dần chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và thương mại dịch vụ. Với tỷ trọng thu
nhập GDP của công nghiệp chiếm khoảng 33% (số liệu thống kê 2016). Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Lao động công nghiệp và
thương mại dịch vụ tăng, lao động nơng nghiệp thuần túy giảm.
Qúa trình tái cơ cấu kinh tế đã mang lại những hiệu quả nhất định. Từ khi có chuyển
dịch kinh tế chúng ta đã có những bước nhảy vượt bậc, kinh tế chung tương đối ổn định, thu
nhập trung bình tăng, trở thành một trong những nước phát triển mạnh trong khu vực.
1.1.3. Các tiêu chí quy hoạch cơng nghiệp bền vững
 Xác định các lọai hình cơng nghiệp ơ nhiễm (theo Phụ lục 03 - TCVN 44491987)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Loại hình
cơng nghiệp


Cấp độ
độc hại I
(1000m)
54 loại
9 loại
2 loại

Cấp độ
độc hại II
(500m)
41 loại
10 loại
4 loại

Ghi chú

Hóa chất
Cơ khí, kim loại
Khai thác khống sản, kim loại, phi
kim loại
Xây dựng
2 loại
3 loại
Sản xuất gia công gỗ
1 loại
Dệt
1 loại
Sản xuất và chế biến thực phẩm
5 loại
Sản xuất gia công chế biến từ động

3 loại
2 loại
vật
Cơng trình kỹ thuật vệ sinh
1 loại
2 loại
Bảng 1 : Phân loại công nghiệp và mức độc hại

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


19
Ngồi ra, cịn các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ, các
bãi phế liệu cơng nghiệp có quy mơ lớn hoặc chứa các phế liệu nguy hiểm thì tùy vào từng
trường hợp cụ thể xem xét quyết định.
 Tiêu chí lựa chọn khu đất xây dựng :
a. Tiêu chí chung cho khu cơng nghiệp:

Hình 3: Sơ đồ lựa chọn vị trí xây dựng Xí nghiệp [9]
+ Phù hợp các quy hoạch có liên quan
+ Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm
+ Kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông, đầu mối giao thông
+ Đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật
+ Đáp ứng nhu cầu lao động (chất lượng/số lượng)
+ Quy mô khu đất đủ lớn, khả năng mở rộng, thuận lợi XD, tránh tác động của thiên
nhiên
+ Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp
+ Hạn chế ảnh hưởng bất lợi đối với khu vực lân cận

+ Không vi phạm/ảnh hưởng đến các di tích.
b. Tiêu chí riêng về mơi trường đối với công nghiệp ô nhiễm:
+ Đảm bảo cách ly (dân cư, nguồn nước, di tích…)
+ Đảm bảo về hướng gió
+ Sự đồng thuận của địa phương
1.2. Tình hình quy hoạch công nghiệp trên địa bàn tỉnh và huyện Đại Lộc.
Tổng quan quy hoạch công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam và khu vực nghiên cứu.
Tình hình quy hoạch KCN – CCN trên địa bàn Quảng Nam.
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


20
a) Khu công nghiệp (KCN):
- Trên địa bàn Quảng Nam hiện tại có Khu kinh tế mở Chu Lai có diện tích quy mơ lớn
nhất bao gồm 5KCN ( KCN Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, cơ khí ơ tơ Trường Hải, Tam Anh, Tam
Thăng) với tổng diện tích đất KCN là 3537,3 ha.
- Đối với các KCN ngoài Khu KTM Chu Lai: Đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư lấp đầy diện tích vào các +KCN hiện có (KCN Điện
Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Phú Xuân). Nâng cấp 07 CCN lên thành các
KCN chuyên ngành (KCN Trảng Nhật 1,2; Đại Tân 1,2; Hà Lam - Chợ Được; Tây An và
Tiên Thọ), thành lập mới 1 khu (KCN An Hịa - Nơng Sơn) và mở rộng 02 KCN (Đông Quế
Sơn, Thuận Yên), nâng tổng số KCN là 10 KCN với diện tích dự kiến là 3.195 ha.
b) Cụm công nghiệp (CCN):
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các CCN đang
đầu tư; ổn định sử dụng đất theo Quy hoạch mạng lưới CCN gồm 108 CCN, với tổng diện
tích là 2.313 ha.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới CCN cịn lại 100 cụm với tổng diện tích khoảng 1.809
ha (07 CCN chuyển lên KCN với tổng diện tích là 398 ha và 01 CCN chuyển mục đích sử

dụng với diện tích 51,66 ha).
Đại Lộc nằm trong vùng vành đai và cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía
Tây Nam, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu
Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về thành phố Đà Nẵng -Trung tâm kinh
tế miền Trung và các tỉnh duyên hải miền Trung; Có tài nguyên đa dạng, lực lượng lao động
trẻ, trình độ học vấn khá, đây là những nhân tố cơ bản để Đại Lộc phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là phát triển công nghiệp để vươn lên thành một huyện phát triển của tỉnh Quảng Nam.
Đại Lộc hiện có 11 Cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ:
Đầu tư hạ tầng
(ha)
1 CCN Đồng Mặn
10,34
4,79
2 CCN Đại Hiệp
22,14
19,10
3 CCN Đại An
41,20
21,68
4 CCN Đại Nghĩa 1
13,75
12,81
5 CCN Đại Nghĩa 2
17,40
16,74
6 CCN Ấp 5
17,62
13,62
7 CCN Mỹ An
4,7

7,2
8 CCN Mỹ An 2
13,3
6,18
9 CCN Đại Quang 2
48,83
48,83
10 CCN Đại Đồng 1
16,29
12,17
11 CCN Đại Đồng 2
49,46
7,17
Tổng
255,03
170,29
Bảng 2: Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu [7]

Stt

Tên cụm công nghiệp

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

QHCT (ha)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


21

Đại Lộc được định hướng là địa phương tập trung phát triển công nghiệp của địa bàn
tỉnh, tuy nhiên quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn khá rải rác, nằm tập trung tại các
vùng nguyên vật liệu và các tuyến đường lớn, việc lập quy hoạch thiếu hệ thống, chủ yếu
nhằm quản lý đất đai và thu hút đầu tư tại các vị trí đắc địa, các khu vực quy hoạch với quy
mơ vừa và nhỏ, chưa hình thành được một khu vực phát triển lớn mạnh.
Việc đầu tư vào khu vực được các doanh nghiệp hướng tới chủ yếu là các khu vực có
diện tích rộng, dễ tiếp cận, với chủ yếu là các doanh nghiệp phát triển về công nghiệp chế
biến, sản xuất,…
Việc phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp chủ yếu dựa trên quy hoạch cục bộ ,
chính vì thế Đại Lộc chưa có nghiên cứu rộng và bao quát về hệ thống hạ tầng khung kết nối,
liên kết các điểm công nghiệp trên địa bàn, cũng như tận dụng tối đa hiệu quả đất đai. Việc
phát triển và bố trí đầu tư chỉ phân bố theo cụm và quản lý theo cụm, chưa có tính nhất qn
và chồng chéo trong việc bố trí ngành nghề đầu tư, cũng như phát triển các khu vực hỗ trợ.
Qua phân tích chúng ta thấy được sự quan trọng của việc thúc đẩy phát triển công
nghiệp tại địa phương có tiềm năng lớn như Đại Lộc. Do vậy cần có những nghiên cứu cụ thể
và áp dụng nhiều phương pháp nhằm định hình được một khu vực phát triển ổn định và bền
vững cho địa phương nói riêng và tồn tỉnh nói chung. Từ đó nhân rộng mơ hình và áp dụng
cho những định hướng cơng nghiệp đang và đã được định hình của tỉnh.
1.3. Kinh nghiệm tổ chức quy hoạch công nghiệp tại các tỉnh công nghiệp của Việt
nam
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh cơng nghiệp Bình Dương
Tỉnh Bình Dương hiện có 28 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 9.093,25 ha và 8
cụm cơng nghiệp với diện tích 578,57 ha được phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh.Dự kiến đến năm 2020 tồn tỉnh có 35 KCN với diện tích lên đến 14.000
ha.
Trong 20 năm phát triển cơng nghiệp của mình Bình Dương đã đúc kết được rất nhiều
kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp, đến nay Tỉnh Bình Dương đã trở thành tỉnh đi đầu
về phát triển công nghiệp của cả nước, là 1 trong 13 tỉnh cân đối ngân sách về trung ương.
Bình Dương trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhưng những bước đi đúng đắn và
tính tốn đến vấn đề bền vững khi quy hoạch đã đưa Bình Dương trở thành địa phương phát

triển công nghiệp khá bền vững, là điểm đến hấp dẫn của những doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào khu vực.
Bình Dương từ một tỉnh nghèo, đã chuyển mình. Quảng Nam cũng vậy, với địa thế và
chính sách, diện tích, nguồn lao động, các tiềm lực vùng. Quảng Nam cũng đã chuyển mình
phát triển ngày càng lớn mạnh. Chính vì vậy, việc đúc kết và học hỏi kinh nghiệm từ các địa
phương có địa thế và thế mạnh tương tự sẽ giúp Quảng Nam có được hướng đi đúng trong
việc phát triển của mình. Tận dụng tối đa các thế mạnh, khắc phục được các yếu điểm của
khu vực, sớm đưa Quảng Nam trở thành một trong những tỉnh đóng góp ngân sách nhà nước.

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


22
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh công nghiệp Bắc Ninh
Bắc Ninh là một trong ba tỉnh động lực Vùng thủ đô, là một cực tăng trưởng của cả
vùng, là trung tâm cơng nghiệp lớn của phía Bắc và cả nước. Gía trị sản xuất công nghiệp chỉ
đứng sau thành phố Hồ Chí Minh.
Phát triển cơng nghiệp của Bắc Ninh chiếm một nửa tổng nguồn thu ngân sách nhà
nước của tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế chủ yếu tập
trung tại các khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Là địa phương phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, tuy nhiên Bắc Ninh cũng
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong quản lý và gặp nhiều thách thức như là :
giá trị tăng thêm thấp, trình độ cơng nghệ chưa cao, lao động có trình độ chun mơn chưa
cao. Ngoài ra Bắc Ninh cũng đang phải đối mặt với vấn đề môi trường tương đối nghiêm
trọng, việc xử lý nước thải, chất thải công nghiệp đang là thách thức không hề nhỏ đối với
tỉnh và khu vực. Việc tổ chức di dời, cách ly các nhà máy ô nhiễm xa vùng dân cư cũng đang
là những khó khăn mà tỉnh phải đối mặt.
Tỉnh Bắc Ninh đang có những chiến lược nhằm khắc phục môi trường tại địa phương,

chuyển dịch công nghiệp dần qua công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, cơng nghiệp
chất xám. Đó cũng là một bài tốn khơng dễ dàng cho Bắc Ninh trong thời gian và vừa qua
và sắp tới.
1.3.3. Đối sánh kinh nghiệm
Qua kinh nghiệp của hai tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp nhất của nước ta, ta có
thể thấy rằng:
Các tỉnh có lợi thế phát triển cơng nghiệp mạnh cần có những động lực để phát triển
như là:
Nằm gần các vùng trung tâm kinh tế trọng điểm ( Bình Dương là Hồ chí Minh, Bắc
Ninh là Hà Nội, Quảng Nam là Đà Nẵng)
Có những chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư rõ ràng, có những lợi thế phát triển về
đất đai, tài nguyên, nhân lực.
Có hạ tầng khung cơ bản tốt, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cung cấp cho việc đầu tư và
phát triển.
Các vấn đề cần khắc phục mà Quảng Nam cần rút kinh nghiệm trong việc phát triển
cơng nghiệp của tỉnh:
+ Tránh tình trạng quy hoạch cục bộ, cần có khớp nối và nghiên cứu tổng quan nếu
quy hoạch cục bộ.
+ Mở rộng và đầu tư hạ tầng khung cơ bản ổn định và bền vững, cần có những chính
sách cụ thể để phát triển hạ tầng, tránh phát triển cục bộ hoặc rải rác. Đầu tư hạ tầng cần tính
đến việc liên kết vùng.
+ Tránh tình trạng đánh đổi kinh tế với môi trường, luôn ưu tiên bảo vệ môi trường
trong phát triển công nghiệp, cần có định hướng phát triển các ngành cơng nghiệp có khả
năng ảnh hưởng đến mơi trường tại các vị trí đã nghiên cứu cụ thể và đã được thống nhất và
lấy ý kiến của cộng đồng tại địa phương.
+ Khi phát triển công nghiệp cần chú ý đến phát triển hỗ trợ xã hội đi kèm, các dịch vụ
thương mại và tổ chức xắp xếp dân cư, cùng với đó là các chính sách cũng như dịch vụ cho
người lao động khi qua độ tuổi phục vụ phát triển công nghiệp.
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34


LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


23
1.4. Kinh nghiệm tổ chức quy hoạch công nghiệp trên thế giới
1.4.1. Các mơ hình quy hoạch cơng nghiệp theo hướng bền vững trên thế giới
Theo “Sổ tay phát triển KCNST cho các nước đang phát triển Châu Á” của Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để xây dựng một KCN theo hướng
một KCNST gồm: Hài hòa với thiên nhiên; Hệ thống năng lượng; Quản lý dịng ngun liệu
và chất thải; Cấp thốt nước; Quản lý KCNST hiệu quả; Xây dựng/cải tạo; Hòa nhập với
cộng đồng địa phương.
Ước tính, trên thế giới có khoảng 30 KCNST chia thành các nhóm khác nhau: KCNST
nơng nghiệp Burlington, Vermont, Mỹ; KCNST tài nguyên tái tạo Cabazon, California, Mỹ;
KCNST hóa chất Quzchou, Zhejang, Trung Quốc… Tuy nhiên, có thể phân loại các KCNST
thành 5 nhóm sau: KCNST nơng nghiệp; KCNST tái tạo tài nguyên; KCNST năng lượng tái
sinh; KCNST nhà máy điện và KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất. Sự khác nhau này tùy thuộc
vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
môi trường tại khu vực đặt KCNST hay các KCNST được tái thiết lại từ những KCN.
KCN Kalundborg, Đan Mạch được xem là một ví dụ điển hình để hình thành hệ thống
lý luận sinh thái học công nghiệp và các KCNST trên thế giới. Thành phần chính tham gia
vào KCN này bao gồm: Nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại Đan Mạch - Nhà máy điện Asnaes;
Nhà máy lọc dầu Staltoil, Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzym Novo Nordisk; Nhà máy
sản xuất ván trát tường Gyproc - nhà máy lớn nhất vùng Scandinavia, đô thị Kaludborg, phân
phối nước, điện cho 20.000 người dân. Sự cộng sinh đã phát triển qua nhiều năm bao gồm
các đối tác từ các huyện khác, cũng như nông trại. Các công ty tham gia trao đổi ngun liệu
và năng lượng vì lợi ích chung, trên cơ sở đó phế thải từ một cơng ty này có thể được sử dụng
như là đầu vào chi phí thấp cho cơng ty khác. Mơ hình trao đổi chất giữa các nhà máy trong
KCN này được miêu tả trong sơ đồ dưới đây.

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34


LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


24

Hình 4: Mơ hình trao đổi chất giữa các nhà máy trong KCN Kalundborg, Đan Mạch
Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành
quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp
trên phương diện “Trao đổi chất thải”; Khoảng cách (về vị trí địa lý giữa các nhà máy không
quá lớn; Mỗi nhà máy đều năm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN;
Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; Sự
phối hợp giữa các nhà máy là trên tình thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ ban
chức năng.
Thực tế vận hành KCNST từ năm 1972 - 2003 cho thấy mang lại lợi ích thiết thực như
sau (Côté và Hakk, 1995; Cohenrosenthal và McGalliard, 2003): Giảm tiêu thụ nguồn tài
nguyên (Dầu:19.000 tấn/năm, than đá: 30.000 tấn/năm, nước: 600.000 m3/năm); Giảm lượng
khí thải phát sinh: CO2: 130.000 tấn/năm, SO2: 3.700 tấn/năm: Tái sử dụng phế phẩm (Tro:
135 tấn/năm, Sulphua: 2.800 tấn/năm, Thạch cao: 80.000 tấn/năm, Nito trong bùn: 800.000
tấn/năm).[11]

PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


25

Hình 5: KCN Kalundborg, Đan Mạch
1.4.2. Một số khu cơng nghiệp phát triển theo hướng bền vững tại Việt Nam

KCX Linh Trung I (TP.HCM) có tổng diện tích 62 ha hoạt động từ năm 1995 với 26
công ty. Đây là nơi tập hợp của các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là
nâng cao chất lượng môi trường và nguồn tài nguyên. Tất cả các cơ sở sản xuất trong KCX
đều thực hiện trao đổi chất thải với Công ty Liên doanh Sepzone hoặc với các cơ sở thu mua
phế liệu, tái sinh, tái chế hoặc xử lý chất thải bên ngoài KCX;
KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và
Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha, với các ngành cơng nghiệp như: dệt may,
cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm gỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa
mỹ phẩm, điện tử, điện gia dụng…. KCN hình thành một mạng lưới trao đổi chất thải, giấy
caton được sử dụng để sản xuất hộp cát tông, nguyên liệu vải, sợi phế liệu được sử dụng để
sản xuất các sản phẩm như giẻ lau, bụi bơng… Cịn mạng lưới trao đổi chất thải bên ngoài
KCN được thiết lập đối với tái chế phế liệu như: nhựa, giấy và cát tơng… Chất thải rắn, khí
thải đều được xử lý, còn nước thải được xử lý và tái sử dụng cho các thiết bị vệ sinh ở khu
lưu trú của cơng nhân (240 m³/ngày), tưới cây (500 m³/ngày) ngồi ra nước thải sau xử lý là
7.500 m³/ngày. [11]
1.5. Kết luận chương
Việt Nam đang là nước có đà tăng trưởng tốt, hiện nay cơ cấu kinh tế cũng đã có
những biến chuyển mạnh mẽ, từ một nước có nền kinh tế thấp, chưa ổn định, Việt Nam đã
dần trở thành nước có chỉ số cạnh tranh và thu hút đầu tư hàng đầu của khu vực. Chính vì thế,
PHẠM QUỐC TUẤN - CHK34

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC


×