Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên Cứu Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Lực, Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Chuyên Ngành Hàng Hải Đến Năm 2025, Định Hướng Đến Năm 2035.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu độc
lập thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
kiến thức của bản thân, kết hợp nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Quốc Tiến và PGS.TS. Đào Minh
Quân.
Các kết quả, số liệu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất cứ công trình nào khác. Các thơng số trích dẫn trong Luận án đều
ghi rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Ths. Bùi Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Hàng hải
Việt Nam, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Hàng hải thuộc Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tơi hồn thành Luận án này.
Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Lê Quốc Tiến và PGS.TS. Đào Minh Quân đã tận tình hướng dẫn
phương pháp nghiên cứu và cách làm việc khoa học để tơi có thể hồn thành
được Luận án của mình.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng
hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện
Luận án.


Trong q trình nghiên cứu và hồn thành Luận án, tôi cũng nhận được
sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan
đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộ nhiệt tình Đề tài nghiên cứu này;
xin chân thành cảm ơn tác giả các tài liệu mà tôi đã tham khảo trong q trình
nghiên cứu, hồn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học của mình.
Trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài Luận án ................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án .................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 12
8. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của Luận án ............................................ 13
9. Kết cấu của Luận án .................................................................................... 14
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN

NGÀNH HÀNG HẢI ...................................................................................... 15
1.1. Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải ........ 15
1.1.1. Quản lý .................................................................................................. 15
1.1.2. Quản lý nhà nước .................................................................................. 18
1.1.3. Quản lý nhà nước theo ngành ............................................................... 20
1.1.4. Quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải ............................................ 21
1.2. Thực tiễn quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải ở nước ta ............... 26
1.3. Mơ hình quản lý cảng của một số nước trong khu vực và trên thế giới .. 30
1.3.1. Quản lý cảng tại Trung Quốc ................................................................ 31
1.3.2. Quản lý cảng tại Pháp ........................................................................... 31
1.3.3. Quản lý cảng tại Hà Lan ....................................................................... 33

iii


1.3.4. Quản lý cảng tại Singapore ................................................................... 33
1.3.5. Quản lý cảng tại Nhật Bản .................................................................... 36
1.3.6. Quản lý cảng tại Hàn Quốc ................................................................... 37
1.3.7. Nhận xét chung ..................................................................................... 38
1.4. Chính phủ điện tử và xu hướng đổi mới công tác quản lý nhà nước ....... 39
1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 39
1.4.2. Lợi ích ................................................................................................... 40
1.4.3. Mơ hình kiến trúc .................................................................................. 41
1.4.4. Thực tiễn xây dựng Chính phủ điện tử - Giải pháp đột phá trong hiện
đại hóa hành chính ở Việt Nam....................................................................... 41
1.4.5. Hiện đại hóa nền hành chính và ứng dụng CNTT để đổi mới công tác
quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải ....................................................... 43
1.5. Việc áp dụng Chính phủ điện tử cho ngành Hàng hải tại một số nước ... 45
1.5.1. Hàn Quố c .............................................................................................. 45
1.5.2. Nhâ ̣t Bản................................................................................................ 47

1.5.3. Trung Quốc ........................................................................................... 50
1.5.4. Nhận xét chung ..................................................................................... 52
1.6. Kết luận Chương 1 ................................................................................... 53
Chương 2. THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG HẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI ....................................... 54
2.1. Thực trạng ngành Hàng hải ...................................................................... 54
2.1.1. Kết cấu hạ tầng cảng biển ..................................................................... 54
2.1.2. Hoạt động vận tải biển .......................................................................... 59
2.1.3. Dịch vụ hàng hải và logistics ................................................................ 71
2.1.4. Công nghiệp tàu thủy ............................................................................ 73
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải............... 75
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Cục Hàng hải Việt Nam và
các đơn vị trực thuộc ....................................................................................... 75

iv


2.2.2. Cơng tác xây dựng thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành hàng hải .................................................................................... 84
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp trong quản lý nhà nước
chuyên ngành và hợp tác quốc tế .................................................................... 86
2.2.4. Công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển, vận tải biển,
công nghiệp tàu thủy và logistics .................................................................... 91
2.2.5. Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ trong
quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải ....................................................... 94
2.3. Kết luận Chương 2 ................................................................................... 98
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI.............. 100
3.1. Đề xuất một số nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải đến năm 2025 ........ 100

3.1.1. Nhóm giải pháp kiện tồn cơ cấu tổ chức Cục Hàng hải Việt Nam và
các đơn vị trực thuộc gắn với tăng cường đào ta ̣o, phát triển nguồn nhân lực
ngành Hàng hải ............................................................................................. 100
3.1.2. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách............................................... 101
3.1.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác phối hợp liên ngành, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế trong công tác quản lý nhà nước ......................................... 102
3.1.4. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, vận tải
biển, công nghiệp tàu thủy và logistics ......................................................... 103
3.1.5. Nhóm giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng
khoa học cơng nghệ, thông tin, truyền thông vào hoạt động quản lý ........... 105
3.2. Đề xuất một số giải pháp đột phá nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải đến năm 2025 ............................. 106
3.2.1. Đề xuất mơ hình tổ chức Cục HHVN theo hướng tinh giản đầu mối 106
3.2.2. Đề xuất mơ hình Ban quản lý và khai thác cảng ................................ 107
3.2.3. Đề xuất mơ hình kiến trúc Cục Hàng hải điện tử ............................... 110
3.2.4. Đề xuất thí điểm Cảng vụ Hàng hải điện tử tại CVHHHP ................. 115

v


3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước chuyên ngành hàng hải định hướng đến năm 2035 ............................. 131
3.3.1. Hồn thiện mơ hình Chính phủ điện tử cho ngành Hàng hải ............. 131
3.3.2. Hồn thiện thể chế, chính sách............................................................ 131
3.3.3. Hồn thiện cơ cấu tổ chức ................................................................... 131
3.3.4. Định hướng phát triển doanh nghiệp .................................................. 132
3.4. Kết luận Chương 3 ................................................................................. 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 136
1. Kết luận ..................................................................................................... 136
2. Kiến nghị ................................................................................................... 137

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 139
PHẦN PHỤ LỤC (Đóng rời)

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
ADB

Giải thích
Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank)

ASEM

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BDI

Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index)

BOT


Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BTO

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

BT

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao

CIF

Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí (Cost, Insurance, Freight)

APEC
ASEAN

Hệ thống Thơng tin Vệ tinh trợ giúp các hoạt động Tìm kiếm và
COSPAS - Cứu nạn
SARSAT (Cospas: Cosmicheskaya Sistyema Poiska Avariynich Suduv)
(Sarsat: Search And Rescuce Satellite Aided Tracking)
CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CPĐT

Chính phủ điện tử

CQNN


Cơ quan nhà nước

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CVHH

Cảng vụ hàng hải

DVCTT

Dịch vụ công trực tuyến

DWT

Trọng tải tổng cộng (Dead Weight)

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

EDGI

Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development
Index)

E-PORT


Mạng điện tử quản lý cảng biển Trung Quốc

vii


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FOB

Giao hàng trên tàu (Free On Board)

GTVT

Giao thông vận tải

HCI

Chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index)

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HHVN

Hàng hải Việt Nam

IALA


Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế

ICD

Điểm thông quan nội địa (Inland Container Depot)

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

IMO

Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime Orgnization)

KCHT

Kết cấu hạ tầng
Chính quyền bến cảng công-te-nơ Hàn Quốc (Korean Container
Terminal Authority)

KCTA
KHCN
KMPA
KPA
KT-XH


Khoa học công nghệ
Cục Hàng hải và Cảng Hàn Quốc (Korea Maritime and Port
Administration
Chính quyền cảng Hàn Quốc (Korean Port Authority)
Kinh tế xã hội

LPI

Chỉ số năng lực quốc gia về logistics
(Logistics Performance Index)

MOTC

Bộ Giao thơng vận tải Đài Loan

MPA

Chính quyền Cảng và Hàng hải Singapore (Maritime and Port
Authority of Singapore)

NACCS

Hệ thống tự động tích hợp hàng hóa và cảng Nhật Bản
(Nippon Automated Cargo and Port Consolidated System)

NCS

Nghiên cứu sinh


NSNN

Ngân sách nhà nước

viii


OSI

Chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI - Online Services Index)

PA

Chính quyền cảng (Port Authority)

PAT

Chính quyền cảng Thái Lan (Thailand Port Authority)

PMB

Ban quản lý cảng (Port Management Body)

PoR

Chính quyền cảng Rotterdam (Port of Rotterdam Authority)

PSC

Kiểm tra nhà nước cảng biển (Port State Control)


QLNN

Quản lý nhà nước

SP-IDC

Mạng quản lý khai báo một cửa
Phần mềm xử lý số liệu thống kê
(Statistical Product and Services Solutions)
Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và
trực ca cho thuyền viên
(The International Convention on Standards of Training,
Certification and Watchkeeping for seafarers)

SPSS

STCW

TII

Chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure
Index)

TIPC

Tổng Công ty cảng quốc tế Đài Loan (Taiwan International Ports
Corporation)

TKCN

Tokyo
MOU
TTHC
UNCTAD
VBQPPL
VLA
VN
VPCP
VTB
VTS
WB
XNK

Tìm kiếm cứu nạn
Tổ chức hợp tác kiểm tra nhà nước cảng biển khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Thủ tục hành chính
Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
Văn bản quy phạm pháp luật
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
Việt Nam
Văn phịng Chính phủ
Vận tải biển
Hệ thống điều phối lưu thơng hàng hải (Vessel Traffic Services)
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Xuất nhập khẩu

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng so sánh hiệu lực QLNN và hiệu quả QLNN ......................... 20
Bảng 1.2. Kinh nghiệm quản lý cảng biển tại Trung Quốc ............................ 31
Bảng 1.3. Kinh nghiệm quản lý cảng biển của Hà Lan .................................. 33
Bảng 1.4. Kinh nghiệm quản lý cảng biển của Singapore .............................. 35
Bảng 1.5. Kinh nghiệm quản lý cảng biển của Nhật Bản ............................... 36
Bảng 1.6. Lịch sử hình thành Cơ quan quản trị cảng tại Hàn Quốc ............... 37
Bảng 1.7. Bảng tổng hợp các mơ hình quản lý cảng trên thế giới .................. 39
Bảng 1.8. Bảng đánh giá hiệu quả kết nối của SP-IDC .................................. 46
Bảng 2.1. Số lượng tàu biển Việt Nam năm 2017 .......................................... 61
Bảng 2.2. So sánh đội tàu biển Việt Nam với đội tàu biển của một số nước
trong khu vực năm 2017 ................................................................................. 64
Bảng 2.3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty vận tải
biển Việt Nam ................................................................................................. 65
Bảng 2.4. Số lượng thuyền viên Việt Nam qua các năm ................................ 67
Bảng 2.5. Công chức, viên chức, người lao động tại Cảng vụ hàng hải ........ 77
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả của Cảng vụ Hàng hải điện
tử Hải Phòng đối với người dân, doanh nghiệp ..... ……………….………..129
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng kỹ thuật của hệ thống ......... .130

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các phương pháp quản lý ............................................................... 16
Hình 1.2. Mơ hình Chính phủ điện tử ............................................................. 41
Hình 1.3. Mơ hiǹ h Dịch vụ cơng điện tử hàng hải tại Hàn Q́ c ................... 45
Hình 1.4. Đồ thị đánh giá lợi ích kinh tế của SP-IDC .................................... 46
Hình 1.5. Mơ hiǹ h Chin
́ h phủ điê ̣n tử hàng hải Nhật Bản .............................. 48

Hình 1.6. Các thay đổi trong giải quyết thủ tục tại cảng ở Nhật Bản ............. 49
Hình 1.7. Mơ hiǹ h NACCS ............................................................................. 49
Hình 1.8. Các giai đoạn phát triển của E - Port tại Trung Quốc ..................... 51
Hình 1.9. Quy trình vận hành E - Port ............................................................ 51
Hình 2.1. Biểu đồ so sánh lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển
Việt Nam với các quốc gia trong khu vực năm 2017 ..................................... 55
Hình 2.2. Sản lượng vận tải biển giai đoạn 2007 - 2017 ................................ 60
Hình 2.3. Đồ thị phát triển số lượng tàu qua các năm .................................... 62
Hình 2.4. Đồ thị phát triển trọng tải tàu qua các năm ..................................... 62
Hình 2.5. Tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 ......... 63
Hình 2.6. Cơ cấu đội tàu biển theo chủng loại của Việt Nam năm 2017 ....... 64
Hình 2.7. Số lượng thuyền viên Việt Nam năm 2017..................................... 68
Hình 2.8. Đồ thị thay đổi số lượng thuyền viên Việt Nam qua các năm ........ 68
Hình 2.9. Số lượng hoa tiêu Việt Nam năm 2017........................................... 69
Hình 2.10. So sánh LPI của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ......... 72
Hình 2.11. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hàng hải Việt Nam ............................. 77
Hình 2.12. Cơ cấu nhân sự của Cục Hàng hải Việt Nam ............................... 78
Hình 2.13. Tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ trong khu vực Tokyo MOU .. 87
Hình 2.14. Tình hình tai nạn hàng hải tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 .. 88
Hình 3.1. Mơ hình tổ chức Cục hàng hải Việt Nam đến năm 2025 ............. 107
Hình 3.2. Đề xuất Mơ hình Ban quản lý và khai thác cảng .......................... 109

xi


Hình 3.3. Đề xuất Mơ hình kiến trúc Cục Hàng hải điện tử ......................... 111
Hình 3.4. Đề xuất Mơ hình kiến trúc Cảng vụ Hàng hải điện tử .................. 116
Hình 3.5. Giải pháp ERP cho Cảng vụ Hàng hải Hải Phịng ........................ 118
Hình 3.6. Tích hợp cơng nghệ với Drupal .................................................... 119
Hình 3.7. Kiến trúc phân lớp của Drupal ...................................................... 119

Hình 3.8. Cấu trúc Modules-View ................................................................ 120
Hình 3.9. Tạo lập cây thư mục với Theme engine ........................................ 121
Hình 3.10. Cấu trúc file html.tpl.php ............................................................ 121
Hình 3.11. Cấu trúc file page.tpl.php ............................................................ 122
Hình 3.12. Cơ chế hoạt động của Drupal ...................................................... 122
Hình 3.13. Kết nối các mơ đun với Cảng vụ Hàng hải điện tử..................... 123
Hình 3.14. Giao diện Cảng vụ Hàng hải điện tử Hải Phịng......................... 124
Hình 3.15. Giao diện Thủ tục hành chính một cửa ....................................... 124
Hình 3.16. Giao diện Website Cảng vụ Hàng hải Hải Phịng ....................... 126
Hình 3.17. Giao diện ứng dụng chuyên ngành và quản lý điều hành ........... 126
Hình 3.18. Giao diện tra cứu thơng tin từ cơ sở dữ liệu dùng chung ........... 127
Hình 3.19. Giao diện Điều phối lưu thông hàng hải (VTS).......................... 128
Hình 3.20. Mơ hình Tổng cục Hàng hải Việt Nam....................................... 134

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài Luận án
Là quốc gia ven biển, có chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, với trên 1
triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, có vị trí địa lý thuận lợi, được xác định
là cửa ngõ chính thơng ra biển của các nước trên bán đảo Đông Dương và khu
vực kinh tế Tây Nam Trung Quốc, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển
kinh tế biển nói chung, kinh tế hàng hải nói riêng. Trong đó, vận tải đường
biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH nhờ ưu
thế về năng lực vận chuyển lớn, vận chuyển hàng hóa đa dạng, giá cước vận
chuyển thấp, đặc biệt là vận tải hàng hóa quốc tế

[13, 29]


. Tuy nhiên, thị phần

vận tải hàng hóa XNK bằng tàu biển của Việt Nam chưa cao, mới chỉ đạt
khoảng 10% [16], phần cịn lại do các hãng tàu nước ngồi đảm nhiệm. Với vận
tải nội địa, vận tải biển chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế so với các phương
thức vận tải khác như: thị phần đảm nhận của các phương thức vận tải chưa
hợp lý, xu hướng “đường bộ hóa” ngày càng rõ nét, thị phần đảm nhận đối với
vận chuyển hành khách bằng đường bộ cao, chiếm 95,75%, đường biển 0,01%,
đường sắt 1,14%, đường thủy nội địa 0,19%, hàng khơng 1,12%; với vận tải
hàng hóa, bằng đường bộ chiếm 77,20%, đường sắt 0,42%, đường thủy nội địa
17,13%, đường biển 5,22%, đường hàng không 0,02% [7, 8, 80].
Tiềm năng, lợi thế của ngành Hàng hải là rấ t lớn, sự phát triển của
ngành Hàng hải sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân, nhất là các ngành, các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, kinh tế thương
mại, du lịch; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần
phải nâng cao hiê ̣u lực, hiệu quả QLNN chuyên ngành, nhằm góp phần thúc
đẩy kinh tế hàng hải và kinh tế biển nói chung theo Nghị quyết số 09-NQ/TW
ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Ban Chấp
1


hành Trung ương Đảng khoá X [2] và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI [49].
Do đó, việc nghiên cứu Đề tài luận án “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên
ngành hàng hải đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” là cần thiết
nhằm đổi mới và nâng cao năng lực QLNN chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
đồng thời tạo bước đột phá về KCHT giao thông hàng hải, phát huy vai trò là

đầu mối kết nối với các ngành giao thơng khác, hiện thực hóa quan điểm chỉ
đạo của Đảng về định hướng chiến lược biển Việt Nam là “nước ta phải trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm
năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong
phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm
nhìn dài hạn” [2].
Để có được các giải pháp thiết thực và hiệu quả, NCS đã tìm hiểu cơ sở
lý luận, thực tiễn công tác QLNN chuyên ngành hàng hải, kinh nghiệm phát
triển ngành Hàng hải tại một số quốc gia, xu hướng quản lý theo hướng tiếp
cận thành quả công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. Tiếp theo, NCS đi
sâu phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác QLNN chun ngành hàng hải,
những ưu điểm và tồn tại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và đề xuất một số giải
pháp gắn với từng nhóm lĩnh vực cụ thể.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án
Các giáo trình và sách chun khảo:
Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Giáo trình Quản lý hành chính
nhà nước, Tập 2 - Quản lý Hành chính nhà nước [58], Nhà xuất bản Giáo dục
giới thiệu lý luận chung về quản lý hành chính nhà nước, các lý thuyết và mô

2


hình hành chính nhà nước, nền hành chính nhà nước, chức năng, phương pháp
hành chính nhà nước.
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội, Giáo trình “Đại
cương về quản lý nhà nước” [83] của tác giả Nguyễn Thị Kim Un (2011).
Giáo trình “Ứng dụng các phương pháp tốn trong quản lý vận tải
biển”

[43]


của nhóm tác giả Phạm Văn Cương, Hoàng Văn Hùng (2012), Nhà

xuất bản Khoa học và Kỹ thuật giới thiệu các phương pháp mơ hình tốn tối
ưu cho việc tính tốn, dự báo, quy hoạch trong ngành vận tải biển.
Đại học Nha trang, Viện Khoa học và Cơng nghệ khai thác thủy sản,
Giáo trình “Quản lý nhà nước tại cảng biển”

[64]

của nhóm tác giả Nguyễn

Quốc Khánh, Vũ Duy Tân (2012) giới thiệu khái quát công tác QLNN tại
cảng biển.
Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Giáo trình “Quản lý nhà nước Quyển I: Hành chính Nhà nước và Cơng nghệ hành chính” [59] và Giáo trình
“Quản lý nhà nước - Quyển II: Quản lý nhà nước đối với Ngành, Lĩnh vực”
[60]

, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật giới thiệu khái quát cơ sở lý luận

chung về QLNN nói chung và cơng tác QLNN theo ngành, lĩnh vực.
Giáo trình “Lý luận quản lý hành chính nhà nước” [21] của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Bưởi (chủ biên), Trần Hoàng Hạnh, Nguyễn Khánh Chi, Nguyễn
Thị Phương Oanh (2017), Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tập trung
trình bày các vấn đề: Lý luận chung về quản lý hành chính nhà nước, các lý
thuyết và mơ hình hành chính nhà nước, nền hành chính nhà nước, chức năng,
phương pháp hành chính nhà nước.
Sách chuyên khảo “Biển đảo Việt Nam và kinh tế hàng hải” [62] của tác
giả Nguyễn Ngọc Huệ (2014), Nhà xuất bản Giao thông vận tải khái quát về
tiềm năng biển đảo Việt Nam nói chung và tiềm năng kinh tế hàng hải nói

riêng, thực trạng, quy hoạch và chính sách phát triển của kinh tế hàng hải.

3


Cuốn sách cũng tổng hợp các Công ước quốc tế về luật biển và các VBQPPL
liên quan đến kinh tế hàng hải.
Sách chuyên khảo “Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia,
Singapore và gợi ý chính sách cho Việt Nam”

[1]

của tác giả Lại Lâm Anh

(2014), Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh
tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore trong đó có kinh nghiệm phát
triển kinh tế hàng hải.
Bộ sách chuyên khảo “Vững bước trên con đường đổi mới” [81] của tác
giả Nguyễn Phú Trọng (2017), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tập
trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng
xã hội chủ nghĩa; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đồn kết của tồn dân tộc; chủ
động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,...
Sách chuyên khảo “Quản lý nhà nước về kinh tế trong hội nhập kinh tế
quốc tế” [54] của tác giả Phan Ánh Hè (2018), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp cơ sở lý luận chung về quản lý kinh tế của
nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Cơng trình nghiên cứu “Hồn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao

thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam” [65], Luận án tiến sĩ, chuyên ngành
Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2008) của tác giả Vũ Thị Minh
Loan. Luận án đã khái quát được cơng tác QLNN đối với VTB, phân tích sâu
về các yếu tố tác động đến thị phần vận tải, từ đó đưa ra các giải pháp về
chính sách nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu “Hồn thiện mơ hình quản lý Nhà nước về kết
cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam”

[86]

, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý

4


kinh tế, Đại học Hàng hải Việt Nam (2007) của tác giả Đặng Công Xưởng.
Luận án đánh giá được thực trạng mơ hình QLNN về hạ tầng cảng biển và
KCHT cảng biển của Việt Nam, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế, thiếu sót
trong cơng tác QLNN về cảng biển và KCHT cảng biển, từ đó đề xuất hướng
hồn thiện mơ hình QLNN về KCHT cảng biển Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu “Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai
đoạn 2005-2020”

[52]

, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát

triển, Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà. Luận
án đã góp phần phát triển cơ sở lý luận về đầu tư phát triển cảng biển với việc
đưa ra định nghĩa về đầu tư phát triển cảng biển, các chỉ tiêu đánh giá hoạt

động đầu tư phát triển cảng biển. Nghiên cứu sự phát triển cảng biển của các
nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở
cảng Hải Phòng” [82], Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế,
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2015) của tác giả Nguyễn Quốc
Tuấn. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn về logistics và
đưa ra mơ hình logistics tại cảng biển để làm cơ sở nghiên cứu đối với dịch vụ
logistics ở cảng Hải Phòng. Luận án đã đưa ra một số vấn đề lý luận chung về
QLNN đối với dịch vụ logistics nói chung, dịch vụ logistics tại cảng biển nói
riêng. Đồng thời, Luận án bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, đưa ra khái
niệm về dịch vụ logistics tại cảng biển, luận cứ khoa học về QLNN đối với
dịch vụ logistics, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động, đặc
biệt là những vướng mắc cơ bản cần tháo gỡ trong cơ chế QLNN đối với dịch
vụ logistics tại cảng Hải Phịng, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics tại cảng Hải Phịng.
Cơng trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với cảng biển Việt
Nam”

[44]

, Luận án tiến sĩ, chun ngành Quản lý hành chính cơng, Học viện

5


Hành chính Quốc gia (2016) của tác giả Trịnh Thế Cường. Luận án đã nhận
diện và làm rõ các vấn đề về cảng biển, sự thay đổi trong quan niệm về cảng
biển trên thế giới và Việt Nam. Phân tích và làm rõ vai trò của nhà nước đối
với cảng biển. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các nội dung
QLNN đối với cảng biển về mặt tư duy quản lý, thể chế, tổ chức bộ máy, cán

bộ, công chức thực hiện công tác QLNN về cảng biển, từ đó tác giả đã đề
xuất những giải pháp nhằm hồn thiện QLNN đối với cảng biển theo mơ hình
chuyển từ quản lý hành chính sang giám sát, kiến tạo sự phát triển cảng biển.
Cơng trình nghiên cứu “Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng
biển Hải Phòng”

[45]

, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận

tải, Đại học Hàng hải Việt Nam (2017) của tác giả Ngô Đức Du. Luận án đã
nghiên cứu một cách hệ thống những cơ sở lý luận chung về cảng biển, góp
phần quan trọng trong xây dựng và hồn thiện cơ sở lý luận chung về cảng
biển; nêu và phân tích các yếu tố vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững cảng biển; cung cấp một số kinh nghiệm phát triển bền vững cảng
biển trong và ngoài nước; đánh giá, phân tích làm rõ thực trạng phát triển bền
vững cảng biển Hải Phòng, những mặt đạt được và những tồn tại hạn chế
trong phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng; những điểm mạnh, điểm yếu
trong hiện tại và cơ hội, thách thức của cảng biển Hải Phịng trong tương lai;
trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cảng
biển Hải Phịng.
Cơng trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về thu phí và lệ phí hàng hải
tại các cảng biển Việt Nam” [63], Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản
lý kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017) của tác giả Trần
Quang Huy. Luận án đã tổng hợp các thành tựu nghiên cứu liên quan đến
QLNN về thu phí và lệ phí hàng hải tại cảng biển đến thời điểm năm 2017;
hình thành khung phân tích lý thuyết QLNN về thu phí, lệ phí hàng hải trên

6



các giác độ như: Mục tiêu QLNN, thực thi chính sách thu hợp lý, thống nhất
quản lý thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển, giảm thất thu và tiêu cực, tạo
điều kiện thuận lợi, chi phí thấp cho tàu biển ra vào cảng biển,…
Cơng trình nghiên cứu “Xây dựng mơ hình dự báo lượng hàng
container thơng qua cảng biển Việt Nam” [53], Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên
ngành Tổ chức và quản lý vận tải, Đại học Hàng hải Việt Nam (2018) của tác
giả Phạm Thị Thu Hằng. Luận án đã tổng hợp được cơ sở lý luận về dự báo
nói chung và dự báo lượng hàng cơng-te-nơ thơng qua cảng biển nói riêng;
phân tích thực trạng công tác dự báo lượng hàng công-te-nơ thông qua hệ
thống cảng biển Việt Nam trong các quyết định quy hoạch, chiến lược phát
triển hệ thống cảng biển Việt Nam và thực trạng lượng hàng công-te-nơ thông
qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016, từ đó có thể dự báo lượng
hàng công-te-nơ thông qua cảng biển Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020
và 2030 với độ chính xác và tin cậy cao.
Cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất mơ hình và các giải pháp
đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
tại Lạch Huyện” [67], Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận
tải, Đại học Hàng hải Việt Nam (2018) của tác giả Lê Đăng Phúc. Luận án đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về logistics, trung tâm logistics cảng biển, tổng
hợp và xây dựng bộ chỉ tiêu tính tốn phân khu trong trung tâm logistics cảng
biển theo các khu vực chức năng. Nghiên cứu xu hướng và mơ hình phát triển
một số trung tâm logistics trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề
xuất các giải pháp nhằm đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng
biển tại Lạch Huyện.
Bài viết “Khái quát về quản lý Nhà nước đối với ngành Công nghiệp
tàu thủy Việt Nam” [66] Phần 1; 2; 3; 4 của tác giả Vũ Minh Phú trên mục Tạp
chí và Ấn phẩm, các số tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5/2014, Website của

7



Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã nêu chi tiết về thực trạng,
tồn tại của công tác QLNN ngành Công nghiệp tàu thủy [79]. Tác giả cũng đưa
ra kinh nghiệm của một số nước như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam, đồng thời đề xuất các hướng
hồn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, VBQPPL, các ưu đãi cần có để
phát triển ngành Cơng nghiệp tàu thủy.
Tác giả Nguyễn Hoàng với bài viết “Một số tồn tại, bất cập trong công
tác quản lý Nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải: Các giải pháp
khắc phục và định hướng hoạt động trong thời gian tới” [57] đăng trên Website
của Cục Hàng hải Việt Nam (02/2015) đã phân tích sâu và đề cập đến các tồn
tại, bất cập trong công tác QLNN về an tồn hàng hải, an ninh hàng hải, trong
đó có các yếu tố khách quan như áp lực từ việc tăng trưởng mạnh của sản
lượng hàng hóa thơng qua và lượt tàu thuyền đến, rời hệ thống cảng biển,
cũng như các nguyên nhân chủ quan như: ý thức chấp hành pháp luật của
người điều khiển phương tiện; hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm, yêu cầu về kỹ
thuật an toàn trang thiết bị của tàu biển hoạt động tuyến nội địa. Từ đó, tác giả
cũng nêu ra 10 giải pháp đang triển khai có hiệu quả và 05 cơng việc trọng
tâm mà cơ quan QLNN chuyên ngành cần khẩn trương tập trung triển khai.
Bài viết “Phát triển kinh tế hàng hải trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam”

[71]

của tác giả Nguyễn Thị Thơm đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội

Việt Nam, số 9 (106), tháng 9/2016. Bài báo đã tổng kết thành tựu của kinh tế
biển, đặc biệt là kinh tế hàng hải, nêu ra một số tồn tại, hạn chế trong phát
triển kinh tế biển, phân tích nguyên nhân và tổng kết 06 nhóm kinh nghiệm,

cũng là giải pháp phát triển kinh tế cần triển khai trong thời gian tới.
Các cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngồi:
Xét trên góc độ về quản lý tàu, quản lý an tồn hàng hải, quản lý kinh
doanh cảng biển nói chung, có nhiều học giả, tổ chức khoa học trên thế giới

8


quan tâm, nghiên cứu như: Bài viết “A brief literature review on ship
management in maritime transportation” của tác giả Zhi Yuan đăng trên tạp
chí IRIDIA - Technical Report (2016) [115]; cuốn sách “Maritime Management
Systems - A survey of maritime management systems and utilisation of
maintenance strategies” của tác giả GÖSTA B. ALGELIN (2010)

[88]

; bộ

sách hướng dẫn tái cơ cấu cảng biển “Port Reform Toolkit - Second Edition”
của Ngân hàng Thế giới (2006) [112],...
Tuy nhiên cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về công tác QLNN chuyên
ngành hàng hải tại Việt Nam do tác giả nước ngồi nghiên cứu, cơng bố. Một
trong những nghiên cứu quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chính sách phát
triển ngành Hàng hải là “Nghiên cứu tồn diện về Phát triển bền vững Giao
thơng vận tải Việt Nam - Báo cáo chuyên ngành Cảng và Vận tải biển”

[19]

của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố tháng 5 năm 2010.
Báo cáo đã đánh giá khái quát về thực trạng, cơ hội và thách thức đối với lĩnh

vực VTB và cảng biển ở Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào phân tích các
tồn tại, yếu kém, cơ hội và thách thức của Việt Nam đối với lĩnh vực VTB và
cảng biển, đồng thời đưa ra các khuyến nghị trước mắt, trung hạn và dài hạn.
Báo cáo đưa ra một số Mơ hình vốn cho phát triển đội tàu của Nhật Bản,
Malaysia, Philippines cũng như khả năng, triển vọng của Việt Nam trong việc
áp dụng các mơ hình này.
Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu, bài viết đã công bố:
Hàng hải là một ngành rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mỗi
lĩnh vực đều đã được quan tâm nghiên cứu từ công tác QLNN đến các giải
pháp phát triển kinh tế. Trong đó, cơng tác QLNN là yếu tố then chốt, quyết
định sự phát triển của kinh tế hàng hải nói riêng, kinh tế biển nói chung, là
cơng cụ để thực hiện thành cơng Chiến lược biển Việt Nam. Ngồi ra, việc
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về hàng hải là vấn đề lớn, mang

9


tính thời sự trong giai đoạn hiện nay, vì thế luôn được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đến
đề tài cho thấy, các cơng trình dưới các góc độ khoa học và trên nhiều bình
diện khác nhau đã đề cập những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế hàng
hải nói chung, cơng tác QLNN về hàng hải nói riêng. Các cơng trình đã đi sâu
luận giải, làm rõ một số nội dung sau:
- Tầm quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế biển mà cụ thể là
kinh tế hàng hải đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khu vực và
thế giới;
- Cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ sở pháp lý của công tác QLNN đối với
một số lĩnh vực kinh tế trong ngành Hàng hải như VTB, quản lý cảng biển,
công nghiệp tàu thủy, dịch vụ hàng hải và logistics,...
- Có một số cơng trình nghiên cứu đề xuất chủ trương, giải pháp nâng

cao năng lực QLNN đối với từng lĩnh vực cụ thể như VTB, quản lý cảng biển,
công nghiệp tàu thủy, dịch vụ hàng hải trong thời kỳ mới;
- Một số cơng trình đi sâu tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm của
Việt Nam và của một số nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Canada,... trong
quản lý và phát triển kinh tế hàng hải mà chủ yếu đề cập đến VTB và phát
triển cảng biển.
Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên chưa đề cập một cách có hệ thống,
tổng thể, đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn, cơ sở pháp lý của công tác
QLNN chun ngành hàng hải. Một số cơng trình đã đề cập đến công tác
QLNN chuyên ngành hàng hải nhưng chỉ là những vấn đề mang tính cụ thể,
đơn lẻ của một số lĩnh vực trong Ngành tại một số địa phương. Đặc biệt, chưa
có nghiên cứu đề cập đến bản thân cơng tác QLNN chun ngành hàng hải,
mơ hình của Cơ quan QLNN chuyên ngành, việc ứng dụng CNTT vào hoạt
động QLNN và cải cách TTHC. Vì vậy, NCS nghiên cứu Đề tài Luận án này

10


nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên để hướng tới các giải pháp nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN chuyên ngành hàng hải một cách khả thi,
mang tầm vĩ mô và bắt kịp xu hướng của thời đại. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát
triển trên thế giới. Tại Việt Nam, trong nhiều ngành, lĩnh vực, việc ứng dụng
CNTT đang được triển khai rộng khắp trên mọi mặt của đời sống KT-XH.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước chuyên ngành hàng hải đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
4. Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận về vai trò quản lý của nhà nước, công tác QLNN chuyên
ngành hàng hải.

Thực tiễn công tác QLNN chuyên ngành hàng hải, các xu hướng quản
lý theo hướng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực trạng ngành Hàng hải nói chung và cơng tác QLNN chuyên
ngành hàng hải nói riêng, những ưu điểm và tồn tại.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải đến năm 2025, định hướng đến
năm 2035, đặc biệt là giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý - giải pháp
mang tính đột phá.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác QLNN chuyên ngành hàng hải;
- Các ngành kinh tế hàng hải: Vận tải biển, cảng biển, đóng mới, sửa
chữa tàu biển, dịch vụ hàng hải và logistics;
- Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN
chuyên ngành hàng hải.

11


Phạm vi nghiên cứu:
- Cục HHVN và các đơn vị trực thuộc, trong đó tập trung khảo sát hiện
trạng về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức và nguồn lực CNTT;
- Kinh nghiệm quản lý chuyên ngành hàng hải tại một số quốc gia trên
thế giới, trong đó có việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý;
- Giai đoạn nghiên cứu đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước tại các nghị quyết, luật, nghị định, thông tư,… liên
quan đến cơ chế, chính sách phục vụ cơng tác quản lý, phát triển kinh tế biển.
Phương pháp phân tích: Phân tích các nguồn tài liệu, phân tích thực

trạng, kinh nghiệm quản lý ngành Hàng hải của một số quốc gia có điều kiện
tương đồng với nước ta.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực hàng hải về quản lý, nghiên cứu khoa học, làm chính sách.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Đánh giá tính khả thi và cần
thiết của các giải pháp đã đề xuất.
Phương pháp ứng dụng CNTT: Xây dựng mơ hình Cục Hàng hải điện
tử, Cảng vụ Hàng hải điện tử.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về QLNN chuyên ngành hàng hải;
- Bổ sung khái niệm về QLNN chuyên ngành hàng hải;
- Tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm của Việt Nam và một số nước
nhằm vận dụng cho công tác QLNN chuyên ngành hàng hải tại Việt Nam.

12


Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp các cơ quan có thẩm quyền, các nhà hoạch định chính sách có
cách nhìn tổng quan về các tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý; các yếu tố
tác động đến hiệu lực, hiệu quả; các điểm nghẽn, nút thắt ảnh hưởng đến phát
triển của Ngành;
- Đề xuất những chính sách và chiến lược phù hợp, hiệu quả trong phát
triển bền vững kinh tế biển cho đất nước;
- Xây dựng thành công Cục Hàng hải điện tử nói chung, Cảng vụ Hàng
hải điện tử nói riêng cho phép khai thác hiệu quả các lợi ích của một chính
phủ điện tử mang lại, khai thác các tiềm năng CNTT cũng như tích hợp thống
nhất các dịch vụ, phần mềm và cổng thơng tin trong tồn Ngành; liên kết với
cổng thơng tin của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và địa phương nhằm nâng

cao hiệu lực, hiệu quả QLNN chuyên ngành hàng hải.
8. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của Luận án
Luận án đã tổng hợp các thành tựu nghiên cứu liên quan đến QLNN
chuyên ngành hàng hải tại Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế đến thời
điểm năm 2018.
Luận án phân tích, đánh giá sâu về các tồn tại, bất cập trong lĩnh vực
giao thơng hàng hải như: cơng tác QLNN cịn chồng chéo; cơ chế quản lý,
duy tu KCHT cảng biển, luồng hàng hải còn nhiều bất cập; các doanh nghiệp
VTB yếu về quy mô và công tác quản lý; công nghiệp đóng tàu đang từng
bước tái cơ cấu nhưng chưa đạt hiệu quả và còn nhiều vấn đề cần giải
quyết,… là nguyên nhân gây cản trở cho sự phát triển của ngành Hàng hải.
Bên cạnh đó, Luận án cũng phân tích cụ thể về tình hình trong nước, quốc tế,
các cơ hội, thách thức trước mắt cũng như lâu dài.
Luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác QLNN chuyên ngành hàng hải, trong đó các giải pháp đột phá là:

13


×