Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Phục Vụ Cảnh Báo Cấp Độ Rủi Ro Thiên Tai Do Hạn Háncho Các Địa Phương Thuộc Khu Vực Tây Nguyên Trong Điều Kiện Biến Đổi Khí Hậu.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 35 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Quyết định số 258/QĐ-BTNMT ngày 7 tháng 11 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO HẠN HÁN
CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mãsố: TNMT.2017.05.21

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Quyết định số 258/QĐ-BTNMT ngày 7 tháng 11 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO HẠN HÁN CHO
CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mãsố: TNMT.2017.05.21



CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Hồng Đức Cường

ThS.Vũ Đức Long

HÀ NỘI, NĂM 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP BỘ
Kính gửi: Bộ Tài ngun và Mơi trường
Căn cứ thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giao trực tiếp tổ chức,
cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2017, chúng tôi:
a) Tên tổ chức: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Địa chỉ: Số 8, Phố Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
b) Họ và tên cá nhân: Vũ Đức Long
Học vị: Thạc sĩ
Chức vụ: Trưởng phòng
Địa chỉ: Số nhà 58/93 Tổ dân phố số 1, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Xin đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ:
"Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên
tai do hạn hán cho các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên trong điều kiện biến đổi
khí hậu"

Thuộc lĩnh vực KH&CN: Biến đổi khí hậu
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn/giao trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ gồm:
1. Thuyết minh nhiệm vụ theo biểu mẫu Thông tư số 05/2015/TT-BTNMT;
2. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ cấp bộ;
3. Tóm tắt hoạt động khoa học của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm
vụtheo biểu mẫu Thông tư số 05/2015/TT-BTNMT;
4. Lý lịch khoa học của Chủ nhiệm đề tài;
5. Lý lịch khoa học của thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ;
Chúng tơi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong Hồ sơ này là đúng
sự thật.
CÁ NHÂN
(Đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ)

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TRUNG TÂM DỰ BÁO
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG
GIÁM ĐỐC

Vũ Đức Long

Hồng Đức Cường

THUYẾT MINH
3


NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

2


Tên đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn 1a Mã số:
phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán cho
TNMT.2017.05.21
các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên trong điều
kiện biến đổi khí hậu”.
Thời gian thực hiện: 36 tháng(từ tháng 1/2017đến tháng12/2019).

3

Tổng kinh phí thực hiện: 1.810 triệu đồng, trong đó:

1

Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học

1810

- Từ nguồn tự có của tổ chức

0

- Từ nguồn khác
4

0


Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 1.469,698 triệu đồng
-Kinh phí khơng khốn: 340,302 triệu đồng

5

Thuộc Chương trình khoa học và cơng nghệ cấp Bộ (Ghi rõ tên chương trình, nếu có),
Mã số:
Độc lập
Khác

6

Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;
Kỹ thuật và công nghệ;

7

Khoa học xã hội và nhân văn
Khác.

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Vũ Đức Long
Ngày, tháng, năm sinh: 15-7-1978.
Giới tính: Nam

/ Nữ:
x
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Thạc sỹThủy văn.
Chức danh khoa học: Chức vụ: Trưởng phòng
Điện thoại:
Tổ chức: 04.38244922; Nhà riêng:
Mobile: 0914.081.981;
Fax: 04.38244921.E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương.
Địa chỉ tổ chức: Số 8, Phố Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: Số nhà 58/93 Tổ dân phố số 1, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà

Nội.

4


8

Thư ký đề tài
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang
Ngày, tháng, năm sinh: 21-09-1980.
Nam/ Nữ: Nữ.
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Thủy văn.
Chức danh khoa học:Chức vụ: Dự báo viên.
Điện thoại:
Tổ chức: 04.38244922.
Nhà riêng:
Mobile: 0982.092.180
Fax: 04.38244921;

E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương
Địa chỉ tổ chức: Số 8, Phố Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ nhà riêng: Chung cư VNT, 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

9

Tổ chức chủ trì đề tài

Tên tổ chức chủ trì đề tài:Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, Trung tâm Khí tượng Thủy
văn quốc gia.
Điện thoại: 84-4-38244919; 84-4-38244916;Fax: 84-4-38254278.
Website: nchmf.gov.vn
Địa chỉ: Số 8, Phố Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hoàng Đức Cường
Số tài khoản: 934.01.017.
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tên cơ quan chủ quản trực tiếp đề tài: Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
10

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
1. Tổ chức 1: Đài KTTV khu vực Tây Nguyên.
Tên cơ quan chủ quản: Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
Điện thoại: 059.3823168;
Fax: 0593717454.
Địa chỉ: Số 13, Trường Chinh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Tạ Đăng Hoàn
Số tài khoản: 8123.1.1059509
Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai


11

Các cán bộ thực hiện đề tài
Thời gian
Họ và tên,

Tổ chức

Nội dung, công việc

TT

làm việc cho
đề tài

học hàm học vị

cơng tác

chính tham gia

(Số tháng
2

1

Ths. Vũ Đức Long

Trung tâm Dự báo KTTV


2

Nội dung 1, 5, 6, 9,

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

5

quy đổi )
11


2

ThS. Nguyễn Thị Thu
Trang

3

TS. Đồn Quang Trí

4

TS. Nguyễn Đăng
Quang

5

ThS. Nguyễn Thị
Nguyệt Hòa


6

ThS. Lê Thị Huệ

7

8

9

10

ThS. Trần Quang Hào

Trung ương
Chủ nhiệm đề tài
Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương
Thư ký đề tài
Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương
Thành viên
Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương
Thành viên
Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương
Thành viên
Trung tâm Dự báo KTTV

Trung ương
Thành viên
Đài KTTV khu vực
Tây Nguyên
Thành viên

Đài KTTV khu vực
KS.Nguyễn Hoàng Tâm
Tây Nguyên
Thành viên
Trung tâm Dự báo KTTV
KS. Vũ Thị Thanh Vân
Trung ương
Thành viên
KS. Đoàn Văn Hải

Trung tâm Dự báo KTTV
Trung ương
Thành viên

11
Nội dung 1, 2, 5, 6,
7,11

13

Nội dung 5,7

5


Nội dung 2,5,6,7

8

Nội dung 3, 6,7,10

11

Nội dung 2,6,7,9,10

13

Nội dung 5,6,10

6

Nội dung 3, 6,7,10

8

Nội dung 2, 3, 7,8,10

13

Nội dung
1,2,4,5,6,7,9,10

12

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

12

Mục tiêu của đề tài
1) Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phân cấp và cảnh báo cấp độ rủi
ro do hạn hán cho các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên.
2) Xây dựng được các cấp độ rủi ro do thiên tai hạn hán và hệ thống nghiệp vụ cảnh
báo các cấp độ rủi ro do hạn hán gây ra cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đáp ứng
được các yêu cầu cảnh báo và phịng tránh thiên tai.
13

Tình trạng đề tài

6


Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
14

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài.
14.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
a. Ngoài nước
 Về tình hình hạn hán:
Hạn hán là một hiện tượng thường xuyên tái diễn của khí hậu. Hạn hán thường
được kết hợp với thiếu mưa và được định nghĩa như là một sự kiện khí tượng mà xuất
phát từ sự thiếu hụt lượng mưa trong một khoảng thời gian dài so với một số điều kiện
trung bình dài hạn. Sự xuất hiện và tác động của hạn hán được dự kiến sẽ tăng trong
tương lai như biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi tần suất, cường độ và mức độ của

hạn hán (IPCC, 2012:13) thêm vào áp lực tăng trưởng dân số và đơ thị hóa. Đặc biệt ở
vùng đất khô hạn hoặc bán khô hạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất như các nguồn nước
có sẵn ở mức thấp trong điều kiện bình thường, nhu cầu thường là gần hoặc vượt quá
khả năng thích ứng của tự nhiên và xã hội để đối phó với tình hình hạn hán (Dai, 2011
trong Van Loon 2013: 4). Do đó, việc quản lý tác động hạn hán trong tương lai thơng
qua việc tăng khả năng thích ứng của các cộng đồng địa phương sẽ rất quan trọng.
Mỗi quá trình hạn hán gắn liền với không gian và thời gian khác nhau. So với lũ lụt,
hạn hán phát triển chậm và rất khó để phát hiện và có nhiều tác động trong bất cứ khu
vực nào. Hạn hán thường được xác định theo hạn khí tượng nơng nghiệp, thủy văn và
kinh tế xã hội (Mishra và Singh, 2010) (Hình 1).

7


Hình 1: Sơ đồ phân loại các quá trình hạn hán (Nguồn: Trung tâm giảm nhẹ hạn hán
quốc gia, đại học Nebraska-Lincoln, U.S.A).
Theo đó hạn khí tượng xảy ra trước tiên do không mưa hoặc mưa không đáng
kể trong thời gian đủ dài, đồng thời những yếu tố khí tượng đi kèm với sự thiếu hụt
mưa gây bốc thoát hơi nước gia tăng. Sự thiếu hụt mưa và gia tăng bốc hơi sẽ dẫn đến
sự suy giảm/suy kiệt độ ẩm đất - hạn đất và hạn nông nghiệp ở vùng không được tưới
xảy ra. Sự suy kiệt độ ẩm đất cũng đồng thời dẫn đến sự suy giảm bổ cập nước ngầm
làm giảm lưu lượng và hạ thấp mực nước ngầm. Sự suy giảm đồng thời cả dòng mặt
và dòng ngầm dẫn đến hạn thủy văn.Khi hạn khí tượng và hạn thủy văn xảy ra, tùy
theo khả năng điều tiết nhân tạo và yêu cầu dùng nước trong lưu vực, hạn nơng
nghiệp ở cả những diện tích được tưới và hạn dân sinh kinh tế (thiếu nước sinh hoạt,
thiếu nước cho các ngành sản xuất và dịch vụ... dẫn đến giảm thu nhập và phát sinh
các vấn đề xã hội khác nhau) có thể xảy ra với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Xu hướng gần đây về sự gia tăng của dao động khí hậu và sự tổn thương với
hạn hán đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành thiết lập và thực hiện một hệ thống
giám sát và dự báo tích hợp. Cơng cụ giám sát hạn hán Hoa Kỳ (The US Drought

Monitor) được thành lập năm 1999 để tích hợp tốt hơn các dữ liệu về các điều kiện
hiện tại là một công cụ mới và quan trọng trong việc giám sát hạn hán. Công cụ này là
sự liên kết những nỗ lực của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung tâm Quốc gia giảm thiểu hạn
hán, Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của NOAA và Trung tâm Dữ liệu Khí hậu
Quốc gia (NCDC) và trở thành sản phẩm nghiệp vụ từ ngày 18 tháng 8 năm 1999
(Hình 2).

Hình 2: Cơng cụ giám sát hạn hán ở Hoa Kỳ
Giám sát hạn Bắc Mỹ (NADM) là kết quả hợp tác giữa Hoa Kỳ, Mexico và
Canada bắt đầu từ năm 2002. Bản tin giám sát hạn được cập nhật trên web site
và được thể hiện trên
(Hình 3).

8


Hình3: Thơng tin giám sát hạn hán ở Bắc Mỹ
WMO và UNDP đã thiết lập Trung tâm Giám sát hạn khu vực (DMC) cho Vùng
Sừng lớn Châu Phi (Greater Horn of Africa) vào năm 1989. Sau đó đến năm 2003,
DMC tại Nairobi trở thành Viện đặc biệt của Cơ quan quyền lực Liên chính phủ về
phát triển (IGAD) và đổi tên thành Trung tâm dự báo và ứng dụng khí hậu của IGAD
(ICPAC). Trung tâm này có trách nhiệm về giám sát, dự báo, cảnh báo sớm và ứng
dụng thông tin khí hậu nhằm giảm thiểu nguy hại liên quan đến khí hậu cho Vùng
Sừng Lớn châu Phi. Bản tin của ICPAC được cập nhật trên web site
(Hình 4).

Hình4: Các sản phẩm liên quan đến khí hậu và hạn hán của ICPAC
Một bản tin dự báo hạn hán thông thường phải bao gồm các thành phần chính
như: Giám sát, dự báo và cảnh báo sớm hạn hán; Đánh giá rủi ro và tác động; Kế
hoạch giảm nhẹ và ứng phó. Chẳng hạn, bản tin giám sát và dự báo hạn của Hoa Kỳ

phân loại ra được 5 vùng với những kế hoạch ưu tiên khác nhau gồm: vùng có kế
hoạch tập trung ứng phó; vùng có kế hoạch tập trung giảm nhẹ; vùng phát triển kế
hoạch lâu dài; vùng với kế hoạch hạn hán được giao cho chính quyền địa phương; và
những vùng khơng có kế hoạch hạn hán. Để có được sự phân vùng như vậy cần có hệ
thống giám sát, cảnh báo sớm, đánh giá rủi ro và tác động. Trên cơ sở bản tin dự báo
9


về tình hình hạn hán sắp tới mà đề ra các biện pháp giảm nhẹ hoặc ứng phó (Hình 5).

Hình5: Sản phẩm giám sát và dự báo hạn tại Hoa Kỳ
Trong những năm gần đây tình trạng hạn hán có xu hướng ngày càng gia tăng và
khốc liệt có thể kể đến một số đợt hạn nặng tại một số nước như sau: Năm 2014, nhiều
nơi ở Tây Ban Nha bị hạn hán cường độ cao nhất trong hơn một thế kỷ rưỡi. Valencia
và Alicante là hai trong những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Theo cơ quan khí
tượng của nước nước này, trong vịng 150 năm qua, họ chưa bao giờ chứng kiến một
đợt hạn hán dài và dữ dội như vậy; Hạn hán Brazil năm 2015, là một đợt hạn hán kéo
dài ảnh hưởng đến phía đông nam của Brazil bao gồm cả khu vực đô thị của Sao Paulo
và Rio de Janeiro. Đợt hạn hán này được mô tả là tồi tệ nhất trong 80 năm qua.
 Một số khái niệm về đánh giá rủi ro và cấp độ rủi ro do hạn hán
Phân cấp cấp độ rủi ro do thiên tai là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá rủi ro,
là yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp để giảm nhẹ thiên tai và hỗ trợ
các cơ quan quản lý ra các quyết định trợ giúp nhanh chóng, kịp thời đến người
dântrongvùng bị ảnh hưởng.
Khái niệm rủi ro đã có nhiều thay đổi theo hướng phát triển trong nhiều năm
qua. Crichton (2002) đã định nghĩa: Rủi ro là tổn thất tiềm năng của cộng đồng trước
một hiện tượng tai biến nhất định, nó phụ thuộc vào mức độ tai biến, tính dễ bị tổn
thương và độ phơi bày. Từ đó tác giả đã đề xuất một tam giác rủi ro và diện tích của
tam giác ấy chính là mức độ rủi ro. Tam giác được hình thành bởi 3 thành phần là: tai
biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi bày. Nếu một trong 3 thành phần này tăng lên

thì diện tích tam giác tăng lên và kéo theo là mức độ rủi ro tăng theo, ngược lại mức
độ rủi ro sẽ giảm. Kế thừa và phát triển nghiên cứu này, năm 2004 Dwyer và cộng sự
đã đề xuất kim tự tháp 3 chiều và thể tích của kim tự tháp là giá trị rủi ro. Ba mặt của
kim tự tháp đặc trưng cho 3 thành phần là tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi
bày. Bất kỳ thành phần nào của kim tự tháp tăng lên đều làm cho thể tích kim tự tháp
tăng, kéo theo là giá trị rủi ro tăng và ngược lại (Hình 6).
Đến năm 2005, ADRC (Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Châu Á) cho rằng rủi ro là
giá trị của thiệt hại như là: tính mạng, tổn thương, tài sản… bị ảnh hưởng bởi hiểm
họa. Rủi ro là hàm số của hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và tính phơi bàyvới chú ý
10


rằng các hiện tượng không được coi là hiểm họa trong chính bản thân chúng. Để khắc
phục những nhược điểm này ADRC đã cải tiến và sử dụng 3 vòng tròn đặc trưng cho
3 thành phần và độ rủi ro được xác định là phần diện tích giao nhau giữa 3 vịng trịn
(Hình 6).“Tính dễ bị tổn thương” được định nghĩa là điều kiện kết quả từ các nhân tố
hoặc q trình vật lý, xã hội, kinh tế và mơi trường. Nó làm tăng tính nhạy của cộng
đối đối với tác động của hiểm họa tự nhiên. “Độ phơi bày” đặc trưng cho các đối
tượng bị ảnh hưởng bởi hiểm họa tự nhiên như người và tài sản.

Hình6: Biểu đồ xác định rủi ro
Theo IPCC, rủi ro thiên tai được định nghĩa là khả năng xảy ra các thay đổi
nghiêm trọng trong các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội ở
một giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện
dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con
người, vật chất, kinh tế hay mơi trường, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các
nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục
hồi (IPCC, 2012a: 31) (Hình 7). Rủi ro thiên tai xuất hiện từ việc kết hợp giữa hiểm
họa tự nhiên và tính dễ bị tổn thương của các yếu tố bị phơi bày trước hiểm họa, và
làm tăng khả năng không thực hiện các chức năng bình thường của xã hội khi thiên tai

xảy ra.
Theo đó, rủi ro thiên tai được cấu thành từ 3 yếu tố: (1) hiểm họa (hazard); (2)
Mức độ phơi bày trước hiểm họa (exposure); và (3) Tính dễ bị tổn thương
(vulnerability). Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì khơng hình thành rủi ro thiên tai.
Hiểm họa là khả năng xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên hoặc do con
người gây ra, có tác động bất lợi đến các đối tượng dễ bị tổn thương và nằm trong
phạm vi ảnh hưởng của hiểm họa đó (IPCC, 2012: 32, 69). Một hiện tượng khí hậu
được coi là một hiểm họa khi mà các yếu tố xã hội hoặc sinh thái môi trường dễ bị
tổn thương và bị phơi bày trước những tác động tiêu cực nguy hiểm của hiện tượng
khí hậu. Trong nghiên cứu này, hiểm họa được coi là một mối đe dọa tiềm tàng với
các tác động bất lợi, chứ không dùng để chỉ các bản chất của hiện tượng tự nhiên đó.
Hiểm họa là một thành phần của rủi ro thiên tai chứ không phải là sự rủi ro hoặc một
thiên tai.

11


Hình 7: Các khái niệm chính của SREX Việt Nam
 Một số nghiên cứu đánh giá rủi do thiên tai đã được thực hiện trên thế giới.
Hiện tại trên thế giới và một số nước phát triển đã có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai như hạn hán, lũ lụt và các loại hình thiên tai khác.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu và mục tiêu của đề tài tập trung chủ yếu về phân
cấp rủi ro thiên tai do hạn hán vì vậy chúng tôi chỉ tập trung đưa ra những nghiên cứu
tiêu biểu về hạn như sau:
Kinh nghiệm phòng chống hạn trên thế giới cho thấy để giảm nhẹ thiệt hại do
hạn hán một cách có hiệu quả cần thực hiện tốt mọi thành tố của một chu trình quản
lý thảm hoạ thiên tai (hình 8), bao gồm hai giai đoạn chính:
(1) Giai đoạn quản lý rủi ro
(2) Giai đoạn quản lý sự cố.


Hình 8: Chu trình quản lý thiên tai
12


Mức rủi ro hay thiệt hại do hạn hán gây ra, giống như mọi loại hình thiên tai
khác, được xác định bằng công thức sau:

.
Nghĩa là rủi ro hay mức độ thiệt hại của một thảm họa tăng thuận theo cường độ
của thiên tai và tính dễ tổn hại của đối tượng (hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống sản
xuất, cây trồng, vật ni...) và giảm nếu có một hệ thống quản lý thiên tai có hiệu quả.
Phân tích rủi ro xác suất là một cách tiếp cận mục tiêu được áp dụng để đánh giá
các tác động của thiên tai. Phương pháp xác suất không chỉ xử lý tốt các biến không
chắc chắn trong các hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, mà nó cũng quản lý các sự kiện
lịch sử thường được giới hạn khách quan trong khi thiết kế các phương án ứng phó
phù hợp (Gross và Kunreuther, 2005). Các thành phần xây dựng cở bản trong phân
tích rủi ro xác suất là: nguy cơ hiểm họa, tính phơi lộ, tính dễ bị tổn thương và tổn
thất (Hình 9).Nguy cơ hiểm họa đại diện cho sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng
của sự bất lợi. Tính phơi lộ đại diện cho tài sản có nguy cơ. Tính dễ bị tổn thương đại
diện cho các thiệt hại tiềm năng để tiếp xúc tương ứng với mức độ nguy hiểm nghiêm
trọng khác nhau.

Hình 9: Mơ hình xác suất đánh giá rủi ro hạn hán
Trình tự các bước liên quan trong việc thực hiện đánh giá xác suất của hạn hán
trong đề tài này được giải thích chi tiết trong hình 10. Thành cơng chung của việc
đánh giá rủi ro hạn hán không chỉ phụ thuộc vào việc phân tích rủi ro theo xác suất
mà cịn phụ thuộc vào các hoạt động, công tác chuẩn bị cũng như tổ chức các cuộc
13



thảo luận, truyền đạt các mục tiêu của nghiên cứu, các phương pháp áp dụng trong
phân tích, yêu cầu dữ liệu phục vụ các bên liên quan trong nghiên cứu.

Hình 10: Các bước áp dụng trong đánh giả rủi ro hạn
Trong báo cáo số 6 về phương pháp tiếp cận xem xét các nhân tố khác nhau ảnh
hưởng đến tính dễ bị tổn thương cho các nước Châu Âu do Lucia De Stefano và cộng
sự thuộc Đại học UPM-Kỹ thuật Madrid, Đại học Freiburg, Đức (ALU-FR) và đại học
Oslo, Na Uy (UIO) thực hiện năm 2015 đã đưa ra ví dụ về đánh giá tính dễ bị tổn
thương cho các nước Châu Âu. Theo đó tồn bộ dữ liệu đã được bình thường hóa với
một phạm vi quy mơ 0-1, bằng cách sử dụng phương pháp Min-Max (OECD,
2008,Deems, 2010, Pereira et al. 2014) để cho phép sự kết hợp của các biến có các đơn
vị khác nhau( chuẩn hóa số liệu). Cácbiến giả thuyết là tương quan thuận với tính dễ bị
tổn thươngdo hạn hán (như yếu tố liên quan đến tính nhạy, tính phơi bày) đã được
chuẩn hóa theo phương trình 1, và biến có tương quan nghịch với nó (năng lực chống
chịu) được chuẩn hóa theo cơng thức 2.

ei  E min
E max  E min
E
e
Normalized(ei )  max i
E max  E min
Normalized(ei ) 

[1]
[2]

Trong đó: ei là giá trị thực, Emax là giá trị lớn nhất của biến, E min giá trị nhỏ nhất
của biến.
14



Tính dễ bị tổn thương được tính theo cơng thức: V= E+S – AC. Trong đó: V tính
dễ bị tổng thương, E tính phơi bày, tính nhạy, AC khả năng chống chịu.
Bảng 1: Phân cấp tính phơi bày
Giới hạn
giá trị SPEI
0-0.99
-1÷-1.49
-1.5÷-1.99
<-2

Xác suất
lũy tích
50%
15.90%
6.70%
2.30%

Xác suất

Chu kỳ
lặp lại (năm)

Tính phơi
bày

33.90%
9.10%
4.40%

2.30%

2
6.2
14.7
42.9

Cao
Trung bình cao
Trung bình thấp
thấp

Tính phơi bày trong nghiên cứu này được tính dựa trên chỉ số hạn hán được
chuẩn hóa SPEI (The Standardized Precipitation Evapotranspiration Index) chophép so
sánh tương đối mức độ hạn hán ở các khu vực khác nhau về khí hậu và khoảng thời
gian chịu tác động. Sự tiếp xúc dựa trên các giá trị chỉ số SPEI điển hìnhgây ra một tác
động hạn hán đáng chú ý. Ví dụ, một khu vực mà thường trải qua những tác động hạn
hánở một mức độ SPEI -1 (tức là độ lệch chuẩn dưới mức bình thường) được tiếp xúc
với hạn hán nhiều hơn khu vực mà báo cáo tác động hạn hán SPEI giảm xuống dưới -2
(2 là độ lệch chuẩndưới mức bình thường), vì coi nó sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng
xảy rathường xuyên hơn (Bảng 1).
Trong kết quả này khu vực có giá trị SPEI với thời gian quay trở lại cao (khoảng
từ 2 đến 6,2 năm, tùy thuộc vào lớp) có liên quan đến tác động của hạn hánđược coi
làcó phơi bày cao hoặc trung bình cao, với thời gian quay trở lại 14,7 năm được coi là
có phơi bày trung bình thấp, với thời gian quay trở lại 42,9 năm được coi là có phơi
bày trung bình thấp.

Hình 11a: Bản đồ tính dễ bị tổn thương Hình 11b: Phân tích nhóm thành phần
cấp vùng
tính dễ bị tổn thương cấp quốc gia dựa

trên phương pháp Ward
Hình 11: Bản dồ tính dễ bị tổn thương cấp vùng
Ngồi bản đồ tính dễ bị tổn thương cho từng vùngđược thành lập, nghiên cứu
15


cịn thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương cho từng cụm dựa trên việc phân tích
nhóm thành phầnđể giúp nhận dạng nhóm các nước mà có hành độngtương tự nhau
liên quan đến tồn bộ q trình thiết lập các yếu tố dễ bị tổn thương. Phân tích nhóm
thành phần này được dựa trên phương pháp sai phân tối thiểu của Ward vàsử dụng
khoảng cách Euclide bình phương giữa các điểm. Các nước này nhìn chung có bối
cảnh điều kiện địa lý và kinh tế xã hội tương tự nhau.
Nghiên cứu của Vanessa Cancado và các cộng sự 2008 xác định rủi ro do lũ
quét bằng phương pháp chỉ số thơng qua việc tính chỉ số hiểm họa và tính dễ bị tổn
thương: RT = H × VT; VT = f (E, I). Trong đó: RT = Rủi ro; H = chỉ số hiểm họa được
tính từ hàm của vận tốc và độ sâu ngập lụt; VT = chỉ số dễ bị tổn thương về dân số; E
= chỉ số dễ bị tổn thương về kinh tế- xã hội and I = chỉ số phục hồi.
Bảng 2: Chỉ số rủi ro và thiệt hại do lũ tại khu vực đơ thị Manhuacu với sự kiện lũcó
khoảng thời gian lặp lại 100 năm
Khu
vực

I

E

VT

H


Rủi ro (HxVT)

Bồi thường thiệt hại
(1,000xEuro)

2

0,31

0,38

2: Thấp

6: Trung bình

423

11

0,53

0,84

3: Cao

6: Trung bình

29

12


0,8

0,89

5: Rất cao

15: Cao

400

27

0,9

0

1: Rất thấp

3: Cao
2: Trung
bình
3: Cao
2: Trung
bình

2: Thấp

101


28

0,24

0,69

3: Trung
bình

3: Cao

9: Trung bình

407

Sản phẩm nghiên cứu của Vanessa Cancado là bản đồ rủi ro với tần suất hiện
100 năm 1 lần và thiệt hại tiềm năng tính tốn cho khu vực đơ thị hố của thành phố
Manhuacu.
Martina Zelenakova và các cộng sự (2015)nghiên cứu sử dụng phương pháp ma
trận để đánh giá rủi ro do lũ quét dựa vào hiểm họa (H) là bề mặt lưu vực và tính dễ bị
tổn thương của đất dưới điểm tới hạn (V) cho các lưu vực sông. Hiểm họa bề mặt sẽ
đóng vai trị là quy mơ rủi ro do lũ quét và đước xác định dựa vào chỉ số điều kiện tới
hạn (C4)
C4 = (a1*P)+ (a2*A)+ (a3*I) + (a4*L) + (a5*S)
Trong đó: P là giá trị tương đối của tổng lượng mưa ngày với thời kỳ lặp lại 100
năm, A liên quan đến thành phần bề mặt, I là độ dốc trung bình bề mặt (%), S là thành
phần đất nặng có trên bề mặt (%), a1-a5 là các trọng số được tính bằng phương pháp
AHP. Hiểm họa được chia thành 3 cấp: Cao A (C 4>17,66), trung bình B (C 4=8.117.68) và thấp C (C4<8).
V= (C1*V1) + (C2*V2)
Trong đó: C1 là khu vực xây dựng (các khu vực có tính dễ bị tổn thương cao

như tồn nhà, trường học… A(3), các khu vực có tính dễ bị tổn thương trung bình như
cơng trình văn hóa, khu vui chơi giải trí… B(2), các khu vực có tính dễ bị tổn thương
thấp như cơng trình giao thơng vận tải, khu công nghiệp… C(1))C2: Mật độ xây dựng
16


(C2 >70% diện tích: mức độ tổn thương cao A(3), C2 >30-7070% diện tích: mức độ
tổn thương trung bình B(2), C2 <30% diện tích: mức độ tổn thương thấp C(1))V1, V2
là trọng số tương ứng 0,4 và 0,6.
Kết quả tính dễ bị tổn thương được chia thành 3 cấp cao A (>2,3), trung bình B
(1,5-2,3), và thấp C (<1,5). Kết quả phân cấp rủi ro được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Phân cấp cấp độ rủi ro

Trong phần Guide Book đánh giá rủi ro cho các loại thiên tai với nội dung phân
tích rủi ro của Cees van Westen cho rằng phương pháp đánh giá rủi ro định tính dựa
trên kinh nghiệm của các chuyên gia và các khu vực có nguy cơrủi rođượcphân loại
với các mức như nguy cơ rủi ro“rất cao”, “cao”, “trung bình”, “thấp” và “rất thấp”
(Bảng 3). Số lượng các lớp phân loại có thể khác nhau nhưng thường là ba hoặc năm
lớp và nên có một chỉ dẫn gắn với điều kiện thực tế (ví dụ tại các khu vực có nguy cơ
rất cao thường là các khu vực bị ảnh hưởng ngay lập tức, khơng có khả năng hồi phục
và cơ sở hạ tầng không được phép phát triển trong khu vực này). Fell (1994) đề xuất
định nghĩa thuật ngữ cho đánh giá rủi ro định tính có xem xét phân loại độ lớn, xác
suất, hiểm họa,dễ bị tổn thương và thiệt hại cụ thể. Một thuật ngữ được đề xuất để
đánh giá rủi ro chotài sản được phát triển bởi Hội địa cơ học Úc và các Tiểu banSạt lở
Quản lý rủi ro (AGS, 2000) xem xét đến sự kết hợp giữa khả năng xảy ra vàhậu quả
có thể xảy ra như trong bảng 4. Phương pháp này được áp dụng để phân tích khơng
giancó sử dụng GIS. Cách tiếp cận này thường được áp dụng ở cấp quốc gia hoặc khu
vực như trong hệ thống phân cấp các biến định lượng này là khơng có sẵn, hoặc
chúng cần phải được tổng qt hóa.
Bảng 4: Ma trận phân tích rủi ro định tính- rủi ro đối với tài sản (VH rất cao, H cao,

M vừa phải, L thấp, VL rất thấp)

17


Hình 12: Ma trận rủi ro định tính giữa khả năng xảy ra hiểm họa với thiệt hại tiềm năng
Phương pháp này thường được sử dụng trong các tình huống đánh giá rủi ro
khơng u cầu cao vì nó có ưu điểm là rẻ tiền và nhanh chóng. Phương pháp sử dụng
điểm hoặc trọng số nhấn mạnh vào việc định lượng sự đóng góp nhiều nhất có thểcủa
các thành phần chủ yếu trong hàm rủi ro, các thành phần được định nghĩa càng chi tiết
và chính xác càng tốt, việc phát triển các thành phần của chỉ số hiểm họa, hậu quả và
rủi ro được trình bày trong 1 fomat định tính khác. Một lần nữa hiểm họa được ước
lượng định tính, kết quả được đánh giá cho các yếu tố khác nhau bị thiệt hại như
đường sắt, đường bộ…Mỗi loại kết quả được đánh giá theo các mức VH, H, M, L, VL
(Bảng 5).
Bảng 5: Đánh giá định tính phân cấp cấp độ hiểm họa (Ko Ko et al. 2004)

b. Trong nước
 Tình hình hạn hán ở khu vực Tây Nguyên
Hạn hán là dạng thiên tai mà tác động của nó thường tích lũy một cách chậm
chạp trong một khoảng thời gian dài và có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đợt
18


hạn kết thúc. Do vậy, tác động của hạn hán thường khó nhận biết hơn và khi nhận biết
được thì sự thiệt hại đã xảy ra đáng kể. Hạn hán thường gây ảnh hưởng trên diện rộng
và ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về người nhưng thiệt hại về kinh tế do
hạn gây ra lại rất lớn. Thiệt hại do hạn hán thường xếp hàng thứ nhất hoặc thứ hai
trong số các loại hình thiên tai phổ biến. Hạn hán có tác động to lớn đến mơi trường,
kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở các

vùng với mức độ và thời gian khác nhau.
Khu vực Tây Nguyên thuộc 1 trong những vùng khô hạn nhất ở nước ta, hệ
thống sông suối tuy khá phát triển nhưng do địa hình dốc, chiều dài dịng chảy ngắn
nên vào mùa mưa thường chảy xiết, cịn vào mùa khơ thì hầu như khơ kiệt, do đó
nguồn nước mặt hạn chế. Thêm vào đó, tình trạng quy hoạch khơng bền vững của hệ
thống thủy điện được xây dựng tràn lan trên các hệ thống sông, sự khai thác nguồn
nước ngầm khơng có quy hoạch và sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm thiên tai hạn
hán trên khu vực ngày càng trở nên gay gắt hơn. Có thể nêu các ví dụ điển hình về
thiệt hại do hạn hán gây ra ở Tây Nguyên như sau:
- Hạn đông xuân năm 1994-1995: hạn xảy ra gay gắt ở một số tỉnh thuộc Tây
Nguyên, trong đó tỉnh Đắc Lắc đã bị hạn chưa từng thấy trong 50 năm qua, hạn hán
đã ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là cà phê - nguồn kinh tế lớn của nhân
dân địa phương, nước sinh hoạt hàng ngày cũng bị thiếu nghiêm trọng. Thiệt hại cho
sản xuất khoảng 600 tỷ đồng.
- Thiên tai hạn hán năm 1997-1998: với ảnh hưởng của El Nino hoạt động
mạnh từ tháng 5/1997 đến tháng 4/1998 làm cho nhiều nước trên thế giới cũng bị hạn
hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội, trong
đó có Việt Nam. Mùamưa năm 1997 kết thúc sớm hơn 1 tháng; 6 tháng đầu năm 1998
lượng mưa bình quân đều thiếu hụt so với TBNN từ 30-70%; vùng Tây Nguyênhầu như
không mưa vào các tháng 3-6/1998. Mực nước các sông lớn đều thấp hơn TBNN cùng
kỳ từ 0,5-1,5m. Đến đầu tháng 4/1998, dịng chảy trên các sơng suối nhỏ ở Tây
Ngun cịn rất nhỏ hoặc khô hạn. Một số hồ chứa thủy lợi đều xấp xỉ mực nước chết
hoặc khô cạn. Hạn hán đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng: trên 120.000ha lúa bị mất
trắng,gần 51.000 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị chết, 3,1 triệu người thiếu nước
sinh hoạt. Chỉ tính riêng thiệt hại về vật chất trong nơng nghiệp ở Việt Nam đã tới con
số 5.000 tỷ đồng.
- Hạn hán năm 2002: hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra trên các tỉnh từ Quảng
Bình đến Bình Thuận, Gia Lai và Đắc Lắc gây thiệt hại về mùa màng, gây cháy rừng
trên diện rộng, trong đó có cháy rừng lớn ở các khu rừng tự nhiên U Minh thượng và
U Minh hạ.

- Hạn hán năm 2003: Hạn hán bao trùm hầu khắp Tây Nguyên, gây thiệt hại
cho khoảng 300 ha lúa ở Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở
Đắk Lắc; thiếu nước cấp cho sinh hoạt của 100.000 hộ dân. Chỉ tính riêng cho Đắk
Lắc, tổng thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng.
- Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005: xảy ra trên diện rộng nhưng không
19


nghiêm trọng như năm 1997-1998. Ở Miền Trung và Tây Ngun, nắng nóng kéo dài,
dịng chảy trên các sơng suối xuống thấp và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm
cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước.
Tổng thiệt hại do hạn hán gây ra ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới
trên 1.700 tỷ đồng.
- Trong năm 2006, từ những tháng đầu năm cho đến những tháng cuối năm, do
lượng mưa bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm nên tại rất nhiều nơi tình trạng
thiếu nước dẫn đến khơ hạn rồi hạn hán cục bộ xảy ra liên tục, rải rác ở một số tỉnh
trong cả nước.
- Trong 4 tháng đầu năm 2007 và 3 tháng IV, V, VII của năn 2008 hạn hán cục
bộ xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, trong đó nặng nề nhất là các tỉnh thuộc
Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Hạn hán thiếu nước mùa khô năm 2009 – 2010: là năm rất nhiều khu vực
trên thế giới, trong đó có Việt Nam hạn hán đã xảy ra. Trên các hệ thống sơng, suối
tồn quốc, dịng chảy đều thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 6090%; mực nước nhiều nơi đạt mức thấp nhất lịch sử đã gây thiếu nước cho sinh hoạt
và sản xuất nông nghiệp.
- Gần đây nhất do tác động của El Nino trong năm 2015-2016, hạn hán diễn ra
khốc liệt nhất trong 15 năm qua ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở khu vực Tây
Nguyên, lượng nước trên các ao hồ, cơng trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và
gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Theo kết quả công bố thiên tai (hạn hán) cho
một số địa phương: Tây Nguyên đã có gần 175.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng hạn
hán (Kon Tum 3.800 ha, Gia Lai 46.000 ha, Dak Lak 80.000 ha, Dak Nông 23.000 ha,

Lâm Đồng 31.300 ha), trong đó có 33.000 ha lúa (trên 5.000 ha mất trắng và thiệt hại
trên 70%), 135.000 ha cà phê (20.000 ha mất trắng và thiệt hại trên 70%), 2.500 ha hồ
tiêu, khoảng 3.000 ha hoa màu và hơn 1.500 ha cây ăn quả và cây trồng khác; 88.200
hộ dân thiếu nước sinh hoạt (Kon Tum 11.500 hộ, Gia Lai 15.000 hộ, Dak Lak 35.200
hộ, Dak Nông 10.000 hộ, Lâm Đồng 7.000 hộ) và hàng nghìn hec-ta rừng bị khơ
cháy. Tổng thiệt hại toàn vùng lên đến gần 4.000 tỷ đồng (Kon Tum 160 tỷ, Gia Lai
200 tỷ, Dak Lak 2.200 tỷ, Dak Nông 1.200 tỷ và Lâm Đồng 180 tỷ). Theo Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên, con số thiệt hại còn lên đến 5.400 tỷ đồng.
 Đánh giá rủi ro thiên tai nói chung và do thiên tai hạn hán nói riêng.
Ngày 19/6/2013, Luật phòng, chống thiên tai đã được ban hành, trong điều 18
quy định:
1. Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho
việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Chỉ số phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, cơng trình hạ tầng và mơi trường.
20


Như vậy, cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể
gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong đó cấp độ rủi ro thiên tai được phân cấp đối với từng loại thiên tai, căn cứ vào
cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt
hại của thiên tai.
Căn cứ Luật phịng, chống thiên tai , ngày 15/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành quyết định số 44/2014/QĐ-TTG về Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên
tai trong chương II, điều 7 có quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán. Việc
phân cấp cấp độ rủi ro do hạn hán chỉ số dựa trên hai loại hạn là hạn khí tượng và hạn
thủy văn và căn cứ vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp

và khả năng gây thiệt hại mà phân thành 4 cấp: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro
nhỏ, cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình, cấp 3 mà da cam là rủi ro lớn, cấp 4
màu đỏ là rủi ro rất lớn.
Có thể thấy, đánh giá rủi ro là tiền đề cho việc phân cấp cấp độ rủi ro, làm cơ sở
để các cơ quan quản lý có quyết sách nhanh chóng và phù hợp trong cơng tác phịng
tránh thiên tai, hỗ trợ kịp thời người dân trong vùng chịu ảnh hưởng.
Nhìn chung, rủi ro thiên tai được cấu thành từ 3 yếu tố: (1) hiểm họa (hazard);
(2) Mức độ phơi bày trước hiểm họa (exposure); và (3) Tính dễ bị tổn thương
(vulnerability) tuy nhiên trên thực tế việc xác định hàm số rủi ro và các yếu tố cấu thành
cũng như phân cấp rủi ro phụ thuộc nhiều vào mục tiêu đánh giá rủi ro, với những mục
tiêu đơn giản, hàm rủi ro không nhất thiết phải bao gồm đầy đủ 3 chỉ tiêu trên mà đôi
khi chỉ cần dựa trên 1 chỉ tiêu như hiểm họa hoặc tính phơi bày nhưng với những mục
tiêu đòi hỏi phải xem xét tổng thể các yếu tố chịu ảnh hưởng của rủi ro thì cần đánh giá
đầy đủ các chỉ số. Các biến thành phần tương ứng của các chỉ tiêu cũng được lựa chọn
tùy thuộc vào mục đích đánh giá rủi ro, nếu đơn giản thì chỉ cần 1 vài thành phần đặc
trưng điển hình đại diện, nếu khơng sẽ phải phân tích chi tiết tất cả các thành phần cấu
tạo nên các chỉ số hiểm họa, phơi bày hay tính dễ bị tổn thương.
Việc phân cấp rủi ro thơng thường được thực hiện trên từng chỉ số cấu thành nên
rủi ro, phân cấp chủ yếu dựa theo 2 phương pháp định tính và định lượng, tùy thuộc yêu
cầu đánh giá mà sử dụng phương pháp cho phù hợp. Với mục tiêu đơn giản, chi phí
thấp, phân cấp chủ yếu theo phương pháp định tính có đi kèm với chỉ dẫn cụ thể (ví dụ
hiểm họa cấp cao thường gắn với nguy cơ xảy ra hay thiệt hại tiềm tàng cao và ngược
lại), với những yêu cầu cao hơn, phương pháp định lượng được sử dụng thơng qua tính
điểm hoặc các trọng số, điểm hoặc trọng số có thể xác định theo mức độ đóng góp của
các chỉ số hoặc các biến thành phần vào rủi ro hoặc theo phương pháp xác suất.
Các phương pháp đánh giá rủi ro ngày càng phát triển đa dạng, có thể nhóm lại
theo hai hướng đánh giá: (1) trực tiếp - mang tính định tính và (2) gián tiếp – mang
tính định lượng (thơng qua bộ chỉ số), hiện nay phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam
là các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp tích hợp bản đồ và phương pháp
chỉ số.

21


Phương pháp điều tra xã hội học có ưu điểm là thông tin nhận được từ đối tượng
chịu rủi ro và có thể cho các nhận định nhanh chóng, rất tiện lợi cho việc lập các báo
cáo ước tính thiệt hại (ước tính tổn thương tức thời). Tuy nhiên, để phục vụ việc lập
quy hoạch hay xây dựng một chiến lược dài hạn ứng phó với tai biến thì dừng lại ở
điều tra xã hội học là chưa đủ vì cịn mang tính chủ quan của người hỏi lẫn người trả
lời.
Phương pháp tích hợp bản đồ có ưu điểm là thu thập được nhiều thông tin (đặc
biệt là tự nhiên), tuy nhiên các thông tin này không đồng nhất (phương pháp, tỷ lệ,
khác nhau…) do đó, nên áp dụng phương pháp cũng chỉ để bổ sung số liệu. Kết quả của
bản đồ thành phần tự nhiên là tồn tại khách quan ngồi ý muốn của con người, tuy
nhiên tính dễ bị tổn thương lại phụ thuộc vào chính bản thân đối tượng nghiên cứu. Do
vậy, chỉ sử dụng phương pháp này để đánh giá tính dễ bị tổn thương cho một lưu vực
cụ thể là chưa trọn vẹn, vì thiếu sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội lên hệ thống.
Việc thu thập thông tin để xác định 4 chỉ số thường không đồng nhất (quy mô,
thứ nguyên, vv..) cho nên các nhà nghiên cứu đã đề xuất tính tốn tính rủi ro thơng
qua chỉ số, các yếu tố cấu thành nên rủi ro như mức độ tổn thương, nguy cơ hiểm họa,
tính phơi bày được chuẩn hóa và tính tốn dưới dạng các chỉ số đặc trưng, phương
pháp này phản ánh được mức độ đóng góp của các yếu tố thành phần cũng như mức
độ tác động của từng yếu tố đến mục tiêu cần thực hiện đánh giá rủi ro.
Chỉ số rủi ro được coi là hàm số của các chỉ số nguy cơ hiểm họa H, độ phơi
bày E, tính nhạy S và khả năng chống chịu AC theo công thức:
R = f(H, E, V)
V = f(S, AC)
Rủi ro được tính theo phương pháp trọng số:
Rj = Hj*wH + Ej*wE + Sj*wS - Aj*wA
Trong đó: V là chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt; H là nguy cơ lũ lụt; E là độ phơi
bày; S: tính nhạy và A: khả năng chống chịu, w H, wE, wS, wA là các trọng số tương ứng

của các chỉ số.
Sử dụng bảng ma trận đánh giá rủi ro tổng hợp các chỉ số nguy cơ hiểm họa,
tính phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương trong đó đặc biệt quan tâm tới
nhận thức về rủi ro của cộng đồng. Ma trận rủi ro được sử dụng trong q trình đánh
giá rủi ro; nó cho phép xác định được mức độ nghiêm trọng của rủi ro (phân cấp cấp
độ rủi ro) khi hiểm họa xảy ra.
 Những nghiên cứu liên quan đến phân cấp cấp độ rủi ro do thiên tai ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều các đề án, dự án đã và đang được tổ chức thực hiện
đã minh chứng cho nỗ lực của nhà nước và nhân dân ta trong sự quyết tâm giảm thiểu
thiệt hại do hạn hán gây ra.
Tuy nhiên, ngoài một số văn bản pháp lý liên quan chưa có 1 nghiên cứu chính thức
nào về phương pháp cũng như chỉ số phân cấp cấp độ rủi ro do thiên tai do hạn hán gây ra
mà chỉ tập trung chủ yếu vào các loại hình thiên tai như lũ lụt, nước biển dâng, đặc biệt
22


chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ các nhà dự báo trong quá trình tác nghiệp về phân cấp cấp
độ rủi ro. Một số các nghiên cứu tiêu biểu đã được thực hiện như:
- Đề tài: “ Đánh giá mức độ rủi ro vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế do nước biển dâng
và xây dựng phần mềm trợ giúp ra quyết định” do Viện Cơ học thực hiện năm 2010. Đề
tài đã hồn thiện các mơ hình số trị TSIM08 tính tốn nước dâng do bão với các tính năng
mới cho phép ghép lưới, tính đến địa hình khơ - ướt để mô phỏng 344 lớp ngập lụt tương
ứng với 1.000 năm bão và từ đó xây dựng 15 lớp ngập lụt tổng hợp nước dâng bão ứng
với tần suất 1%, 2%, 5%, 10% và 20% và nước biển dâng do biến đổi khí hậu 0cm, 30cm
và 75cm, xây dựng được Cơ sở dữ liệu GIS rủi ro ngập lụt vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên
- Huế do nước dâng bão và nước biển dâng do biến đổi khí hậu, xây dựng Phần mềm mô
phỏng khả năng ngập lụt do nước dâng bão trong tương lai và từ đó sẽ đưa ra những
quyết định ứng cứu kịp thời và hiệu quả hơn đối với hiện tượng thiên tai này.
- Nghiên cứu: “Đánh giá các thông số rủi ro do lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng
sông Hồng, Việt Nam” do Nguyễn Mai Đăng (2011) đã nghiên cứu xây dựng chỉ số rủi

ro lũ ở vùng ngập lụt sơng Đáy, đồng bằng sơng Hồng. Khái niệm tính dễ bị tổn thương
đãđược tác giả mở rộng và khái quát: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các cơng
trình phịng lũ, sự ơ nhiễm, sự xói mịn và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, các tham số
được đưa vào tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương cịn hạn chế, chưa bao trùm và phản ánh
hết các yếu tố xã hội, đặc biệt đặc trưng quan trọng nhất là tình hình sử dụng đất đã
khơng được xem xét. Nguyen Mai Dang đã sử dụng thuật tốn phântích hệ thống phân
cấp (AHP) để xác định trọng số của các tham số trong từng chỉ số. Phân tích cặp trong
AHP để xác định trọng số được lấy theo ý kiến chuyên gia. Các giá trị như tai biến lũ
được lấy từ kết quả mô phỏng lũ lịch sử năm 1971 còn số liệu về kinh tế xã hội trong
tham số tổn thương và môi trường được thu thập được từ Niên giám thống kê để từ đó
xây dựng bản đồ rủi ro lũ cho khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu này đã mang tính tổng
hợp, tuy nhiên vẫn thiên về yếu tố tự nhiên của hệ thống. Ở đây các tham số được sử
dụng là rất hạn chế, yếu tố kinh tế chỉ có 04 tham số, yếu tố xã hội chỉ có 04 tham số.
Lượng thơng tin này thực sự chưa thể hiện hết được bức tranh kinh tế - xã hội vùng
nghiên cứu. Cũng trong cơng trình này, ngồi hiện trạng sử dụng đất thì các tham số thể
hiện khả năng chống chịu của người dân chưa được quan tâm đúng mức.
- Nghiên cứu của Hà Hải Dương và nnk (2012), "Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
biến đổi khí hậu" đăng trên Tạp chí Khoa học-Cơng nghệ Thủy lợi - Viện Khoa học
Thủy lợi Việt Nam, 07(03/2012), đã đưa ra được cách đánh giá tính dễ bị tổn thương
theo phương pháp chỉ số, một trong 3 phương pháp đánh giá rủi ro, đây cũng là phương
pháp hiện nay đang được áp dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Trong nghiên cứu "Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
do biến đổi khí hậu đối với nơng nghiệp" doTrần Thục, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Huỳnh
Thị Lan Hương, Đặng Quang Thịnh, Đào Minh Trang (2012) đăng trên Tuyển tập Hội
thảo khoa học quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Mơi trường và Biến đổi khí hậu, Viện
Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Mơi trường năm 2012 đã ứng dụng phương pháp chỉ
số đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, tuy nhiên
23



các nghiên cứu nàychủ yếu coi các biến thuộc thành phần tính nhạy là các yếu tố trong
lĩnh vực nơng nghiệp chứ chưa bàn đến tính nhạy từ cộng đồng và kết cấu của xã hội. Và
hạn chế của những cơng trình này là chưa tính được các chỉ số về khả năng chống chịu ở
mức toàn diện.
- Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bịtổn thương
do lũ lụt lưu vực sơng Vu Gia-Thu Bồn phục vụ quy hoạch phịng chốngthiên tai” do tác
giả Cấn Thu Văn thực hiện với mục tiêu phân tích và lựa chọn được phương pháp đánh
giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt có cơ sở khoa học, thiết lập được bộ chỉ số cơ bản
phù hợp cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu
Bồn, xây dựng thành công bộ chỉ số và bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt
trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn từ đó đề xuất các giải pháp quy hoạch và quản lý lũ
trên lưu vực sông nghiên cứu.
- Dự án: “Thành lập bản đồ dễ bị tổn thương sức khỏe dân cư Việt Nam dưới tác động
biến đổi khí hậu” do Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khỏe Nông thônthực hiện
năm 2011. Một trong những sản phẩm của dự án là bộ bản đồ phân cấp tính dễ bị tổn
thương năm 2009 đến sức khỏe của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu. Sử
dụng cơng thức tính dễ bị tổn thương của IPCC V= f( tính phơi bày E, tính nhạy S và
khả năng chống chịu A), sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số phát triển con người
(HDI) của UNDP (2006) để chuẩn hóa dữ liệu và tính trọng số dựa trên mức độ quan
trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Trong đó, tính dễ bị tổn thương của 63 tỉnh thành trên cả nước được phân thành
10 cấp dựa trên chỉ số dễ bị tổn thương, cấp cao nhất 0,89-1,0, cấp cao thứ 2 0,790,88, cấp cao thứ 3 0,69-0,79.
 Những nghiên cứu điển hình về hạn hán trong những năm gần đây
Trong bối cảnh thiên tai đang có xu hướng cực đoan hơn bởi tác động của biến
đổi khí hậu, cơng tác phịng, chống thiên tai được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác
định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và xuyên suốt trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Bên cạnh đầu tư kinh phí và sức lực liên tục trong nhiều năm để xây
dựng hệ thống các cơng trình, cơ sở vật chất phòng chống thiên tai, Nhà nước đã quan
tâm đầu tư cho những nghiên cứu về hạn hán nhằm giảm nhẹ những thiệt hại do hạn
hán gây ra.

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hạn hán đã được thực hiện trong 10 năm trở lại
đây, những nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào 2 vấn đề chính là nghiên cứu cơ bản
về hạn hán và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội và các giải pháp, phòng chống và
giảm nhẹ hạn hán như:
- Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các
tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”, do GS.TS. Đào Xuân Học Trường Đại học Thuỷ lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1999 - 2001. Đề tài đã
đánh giá tình hình hạn hán và ảnh hưởng của hạn hán tới 7 vùng kinh tế của Việt
Nam, phân tích xác định nguyên nhân gây ra hạn hán, phân loại và phân cấp hạn. Dựa
24


trên các nguyên nhân gây hạn hán, đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng chống và
giảm nhẹ hạn hán.
- Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”, mã số KC.08.22, thực hiện năm
2003 - 2005, do PGS.TS. Nguyễn Quang Kim, trường Đại học thủy lợi (cơ sở 2) làm
chủ nhiệm đã nghiên cứu hiện trạng hạn hán, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình
dự báo hạn, cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính tốn chỉ
số hạn và phần mềm dự báo hạn khí tượng và thủy văn. Việc dự báo hạn được dựa
trên nguyên tắc phân tích mối tương quan giữa các yếu tố khí hậu, các hoạt động
ENSO và các điều kiện thực tế vùng nghiên cứu.
- Dự án “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung bộ
và Tây Nguyên” do PGS.TS. Trần Thục (Viện Khoa học Khí tượng và Mơi trường)
làm chủ nhiệm, thực hiện trong ba năm, từ 2005 - 2008, đã đánh giá được mức độ hạn
hán và thiếu nước sinh hoạt ở 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên cơ sở đó đã
xây dựng được bản đồ hạn hán thiếu nước sinh hoạt trong vùng nghiên cứu. Tuy
nhiên, ở đây cũng chỉ xét đến hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp.
- Đề tài “Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt
Nam” do Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Mơi trường thực hiện từ năm 2005
– 2007, chủ nhiệm TS. Nguyễn Văn Thắng đã đánh giá được mức độ hạn hán ở các

vùng khí hậu và chọn được các chỉ tiêu xác định hạn hán phù hợp với từng vùng khí
hậu ở Việt Nam, đồng thời xây dựng được công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn
hán cho các vùng khí hậu ở Việt Nam bằng các số liệu khí tượng thuỷ văn và các tài
liệu viễn thám để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp
và quản lý tài nguyên nước trong cả nước.
- Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chống hạn
hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung”, thực hiện năm
2007 - 2009 do TS. Lê Trung Tuân, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện Khoa
học Thuỷ lợi Việt Nam làm chủ nhiệm, với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp
phòng chống hạn cho các tỉnh miền Trung. Các giải pháp đề xuất ứng dụng được chia
thành 3 nhóm: Thu trữ nước, bảo vệ đất và giữ ẩm; Quản lý vận hành cơng trình thuỷ
lợi trong điều kiện hạn hán, chế độ tưới và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước.
- Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, KC 08-23/06-10: “Nghiên cứu cơ sở khoa học
quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp
chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sơng
Hồng và Nam Trung Bộ” do Viện Địa Lý, Viện KH&CNVN thực hiện 2008 - 2010, chủ
nhiệm TS. Nguyễn Lập Dân, đã xây dựng hệ thống quản lý hạn hán vùng đồng bằng sông
Hồng và hệ thống quản lý sa mạc hoá vùng Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp chiến
lược và tổng thể quản lý hạn Quốc Gia, phòng ngừa, ngăn chặn và phục hồi các vùng
hoang mạc hóa, sa mạc hố, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần ổn định sản
xuất, phát triển bền vững KT - XH.
25


×