Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ Năng Giám Sát Ngân Sách Của Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.27 KB, 11 trang )

Nội dung chuyên đề 4:
KỸ NĂNG GIÁM SÁT NGÂN SÁCH
CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Trình bày: Đ/c Nguyễn Đức,
UVTT, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh

PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT THEO LUẬT HIỆN HÀNH
I. Hoạt động giám sát của HĐND
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, đã quy định
thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại
biểu HĐND khá cụ thể và khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND,
các Ban HĐND tiến hành giám sát các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác ở địa phương.
1. Khái niệm giám sát:
Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, mà trong bộ
máy Nhà nước chỉ có Quốc hội và HĐND mới có chức năng giám sát việc thực
hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hóa qua các hoạt
động giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.
Hoạt động giám sát của HĐND được quy định rõ trong nhiệm vụ quyền
hạn của HĐND là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương,
việc thực hiện nghị quyết HĐND; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND,
UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban HĐND cấp
mình; giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp
huyện.
2. Phân biệt hoạt động giám sát với hoạt động thanh tra, kiểm tra
- Hoạt động giám sát của HĐND:
Là một chức năng cơ bản của HĐND nên hoạt động giám sát địi hỏi cao
về tính chất thường xun, có kế hoạch, khơng có giám sát đột xuất. Phạm vi
rộng, có tính tồn diện, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội – văn hóa, an ninh
– quốc phòng…Hướng tới đối tượng giám sát là các cơ quan do HĐND bầu ra


và mọi tổ chức, cá nhân tại địa phương. Giám sát tiến hành cả nơi làm tốt và nơi
làm chưa tốt để nắm vững tình hình, phục vụ cho quyết sách hoặc điều chỉnh
những điểm không phù hợp. Kết quả giám sát không trực tiếp dẫn đến các trách
nhiệm pháp lý (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, dân sự), nhưng dẫn
đến trách nhiệm chính trị và sự tín nhiệm đối với năng lực của đối tượng bị giám
sát.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra
29


Hoạt động kiểm tra có thể tiến hành theo kế hoạch, chương trình định kỳ
hoặc đột xuất, nhưng kiểm tra có tính thường xun hơn;
Hoạt động thanh tra chỉ phát sinh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Q trình kiểm tra, thanh tra khơng có tính cơng khai như giám sát, chỉ tập
trung vào một vấn đề hoặc một lĩnh vực nhất định. Hoạt động kiểm tra, thanh tra
hướng tới đối tượng bị quản lý trong quan hệ hành chính. Kiểm tra, thanh tra chỉ
tập trung tới nơi nào có vấn đề, có đơn thư khiếu nại, có khả năng trở thành vấn
đề vi phạm. Kết quả kiểm tra, thanh tra có thể là tiền đề dẫn tới trách nhiệm pháp
lý cụ thể về dân sự, hành chính hoặc hình sự đối với đối tượng bị kiểm tra, thanh
tra.
Như vây, giám sát khác với kiểm tra vì giám sát là hành vi độc lập từ bên
ngồi, cịn kiểm tra là hoạt động thường xuyên từ bên trong tổ chức hành pháp.
Giám sát khác với “thanh tra Nhà nước”, “thanh tra chun ngành” vì
thanh tra là một cơng cụ của kiểm tra, tức là từ bên trong.
Giám sát khác với kiểm sát, vì kiểm sát mặc dù cũng là hành vi giám sát
bên ngoài của một cơ quan độc lập nhưng kiểm sát gắn với thẩm quyền tố tụng.
Những sự khác biệt trên, gợi ý về mối quan hệ làm việc, phối hợp và giảm
được sự chồng chéo giữa các hành vi như đã nêu.
3. Chủ thể, đối tượng và các hoạt động giám sát
- Chủ thể giám sát:

Chủ thể giám sát gồm: giám sát của HĐND, của Thường trực HĐND, của
các Ban HĐND, của Tổ đại biểu HĐND và giám sát của đại biểu HĐND.
Các chủ thể giám sát chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận,
yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình. (K11,Điều 6, Luật hoạt động giám sát của
QH và HĐND)
- Đối tượng giám sát:
Bao gồm Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan chun mơn thuộc
UBND cùng cấp, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân nhân cùng cấp.
- Hoạt động giám sát:
Bao gồm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước (Hiến pháp, luật, pháp
lệnh, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên) và nghị quyết HĐND
cùng cấp.
- Hình thức giám sát:
Tại cuộc họp, gồm xem xét báo cáo cơng tác của Thường trực HĐND,
UBND, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, báo cáo của UBND
cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, các văn bản pháp luật của các cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; các văn bản của UBND
cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
30


quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; đồng thời xem xét
trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND,
Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp…;
Ngoài kỳ họp, gồm lập Đoàn giám sát, khảo sát thực địa, tiến hành phiên
điều trần (nghe các bên giải trình, cung cấp thơng tin)
Nguyên tắc giám sát là đúng Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm công khai,
minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền; bảo đảm trình tự, thủ tục theo luật
định và khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự giám sát. Chịu trách nhiệm về báo cáo, quyết định, yêu cầu, kiến nghị

giám sát của mình.
- Điều kiện giám sát có hiệu quả:
Để giám sát của HĐND đạt được hiệu quả, cần phải quan tâm đến các yếu
tố cần và đủ khi tiến hành giám sát như sau:
+ Xác định ưu tiên, lựa chọn đúng vấn đề cần giám sát và thời gian tiến
hành giám sát cụ thể (Ví dụ khơng thể tiến hành giám sát tình hình thực hiện
nghị quyết HĐND về thu chi ngân sách vào quý I của năm)
+ Xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể, chi tiết; trong đó lưu ý lựa chọn
hình thức giám sát thích hợp với từng nội dung.
+ Tập hợp lực lượng giám sát đủ năng lực, trình độ (có thể chun gia các
Sở, ngành liên quan hỗ trợ nếu thấy cần thiết); có thái độ giám sát thực sự công
tâm, trách nhiệm;
+ Tập hợp đủ các thông tin cần thiết; nghiên cứu nắm vững các quy định
của pháp luật liên quan đến hoạt động và chủ đề dự kiến tập trung giám sát; thu
thập, nghiên cứu, đối sách thơng tin về tình hình thực tiễn tại địa phương (từ các
nguồn khác nhau);
+ Ra văn bản thông báo kết luận giám sát kịp thời; kết luận giám sát phải
đánh giá ưu điểm, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại, đề xuất các giải pháp cụ thể yêu
cầu đối tượng giám sát thực hiện;
+ Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện các kết luận và kiến nghị giám
sát.
4. Những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động giám sát
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát
Để hoạt động giám sát có chất lượng và hiệu quả, Thường trực HĐND báo
cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hàng năm của HĐND tại kỳ họp
giữa năm sau của HĐND. Căn cứ vào chương trình Thường trực HĐND và Ban
Kinh tế - Ngân sách (giám sát thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách) sẽ chủ động
xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện trong từng thời gian cụ thể đối
với vấn đề có liên quan về lĩnh vực tài chính ngân sách.
31



+ Chọn nội dung giám sát: Liên quan đến việc xây dựng chương trình, kế
hoạch giám sát, lựa chọn chủ đề nội dung giám sát là rất quan trọng. Chọn cho
“trúng” và cho “đúng” những vấn đề điểm “nóng”, những vấn đề “bức xúc” ở
địa phương, ở cơ sở, cần phải tháo gỡ, trong từng thời điểm nhất định, được
nhiều cử tri, nhiều người, nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm, để sau khi giám sát,
HĐND có đưa ra kết luận, kiến nghị sẽ dễ đồng thuận, đồng tình hơn. Ví dụ: bội
chi ngân sách địa phương; việc sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu
tư trung hạn HĐND các cấp định thông qua?, bội chi ngân sách được bù đắp từ
nguồn nào?...
Nếu cùng một lúc giám sát nhiều nội dung dẫn đến nắm vấn đề không sâu,
hoặc có nắm được nhưng kiến nghị quá nhiều việc thì các cơ quan chức năng
khơng giải quyết nổi dẫn đến hiệu quả, hiệu lực khơng cao. Vì vậy, cần chọn nội
dung giám sát theo chuyên đề, vấn đề nào đó có tính bức xúc, cấp thiết, Ban tổ
chức giám sát trước để đánh giá đúng thực trạng và kiến nghị kịp thời các biện
pháp giải quyết, sau đó đến các chuyên đề khác.
+ Chọn đối tượng giám sát: phải mang tính đại diện và bao quát đối với
các vấn đề cần giám sát. Qua đó, có thể vừa nhìn nhận sự việc từ một đơn vị cụ
thể, đồng thời có thể đánh giá một cách khái quát vấn đề đang giám sát trên diện
rộng, nhất là những yếu kém, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, từ
đó có những kiến nghị sát đúng, phù hợp và có tính khả thi cao.
+ Chọn thời điểm giám sát thích hợp để có thể thu được khối lượng
thơng tin nhiều nhất, chính xác nhất; đồng thời khơng làm ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của đơn vị chịu sự giám sát; cần tính tốn để khơng bỏ lỡ thời
điểm “nóng”, hiệu lực, hiệu quả của đợt giám sát sẽ bị hạn chế. Ví dụ: muốn nắm
thực trạng về quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí
trong dự tốn chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác…thì nên tổ
chức giám sát vào tháng 8, 9.
+ Xây dựng đề cương báo cáo: Từ các chính sách và tình hình thực tế

trong lĩnh vực chuẩn bị giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách cần xây dựng đề
cương chi tiết và yêu cầu các cơ quan chịu sự giám sát báo cáo theo đề cương
này. Việc xây dựng đề cương chi tiết vừa giúp đoàn giám sát chủ động nắm các
vấn đề cần giám sát một cách cụ thể, đồng thời cũng giúp cho các đơn vị chịu sự
giám sát báo cáo đầy đủ, rõ ràng, tránh được tình trạng báo cáo chung chung,
nhìn nhận, đánh giá vấn đề giám sát cũng chung chung. Do vậy, hiệu quả giám
sát sẽ cao hơn.
+ Thành phần đoàn giám sát, phương thức giám sát: Tùy theo tính chất
và quy mơ của nội dung giám sát mà Đồn giám sát của Ban có đại diện Thường
trực HĐND, các Ban HĐND, UBMTTQ, tổ đại biểu HĐND, mời một số đơn vị
có liên quan tham dự. Những vấn đề có phạm vi hẹp hơn thì Ban chủ động giám
sát. Những vấn đề cần nắm tình hình chung trên phạm vi cả tỉnh, Ban phối hợp
với Thường trực HĐND và các Ban HĐND để tổ chức giám sát. Ban có thể làm
32


việc với đơn vị chịu sự giám sát để nghe báo cáo trước, sau đó đến các cơ sở để
nắm bắt tình hình cụ thể. Quy trình có thể làm ngược lại.
- Thực hiện giám sát
+ Thường trực HĐND tỉnh ra quyết định thành lập Đoàn giám sát, Ban
ban hành kế hoạch giám sát (xác định rõ yêu cầu, nội dung, thành phần, thời
gian, cơ quan được giám sát, yêu cầu báo cáo giám sát). Văn phòng HĐND
chuẩn bị đầy đủ phương tiện, điều kiện phục vụ đoàn giám sát.
+ Thu thập thông tin liên quan đến nội dung giám sát, Ban chủ động tìm
hiểu, nghiên cứu, phân tích và nắm chắc các văn bản của Trung ương, của tỉnh
liên quan đến nội dung giám sát. Có thể thu thập ý kiến của các ngành, các tổ
chức và công dân để phục vụ cho nội dung giám sát. Các thành viên trong Đồn
phải được cung cấp đầy đủ các thơng tin cũng như các văn bản pháp lý có liên
quan đến nội dung giám sát, đồng thời phải nghiên cứu trước các báo cáo để chủ
động trong khi làm việc với các đơn vị chịu sự giám sát.

+ Phương pháp giám sát cũng rất quan trọng. Nhiều HĐND chọn hình
thức giám sát chuyên đề, để có điều kiện “đi sâu hơn”, nhiều đơn vị hơn, thời
gian dài hơn. Nên thực hiện từ dưới lên, đi cơ sở trước, nghe cơ sở phản ánh, báo
cáo, tìm hiểu thực tiễn rồi về làm việc với huyện, với các sở ngành liên quan
như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở
Y tế…Cách làm là: trước mỗi đợt giám sát, lãnh đạo HĐND cử chuyên viên đi
khảo sát, trực tiếp xuống cơ sở, tiếp xúc với nhóm người sẽ khảo sát. Ví dụ nếu
giám sát về việc giải quyết tình hình nợ tiền sử dụng đất, nợ thuế…thì khảo sát
dự án khu dân cư, làm việc với chủ hộ khu dân cư, Ban quản lý dự án, với lãnh
đạo địa phương…để nắm thông tin phục vụ cho đợt giám sát, thu thập những
bằng chứng sinh động để khi cần có dẫn chứng.
*Lưu ý: Trong các buổi làm việc với các sở, ban, ngành cần tạo ra bầu
khơng khí cởi mở để mọi người hiểu giám sát không phải là truy trách nhiệm,
hay truy vấn, mà với phương châm cùng chia sẻ, cùng lắng nghe, gợi mở để cơ
sở nói hết, nói thật, khơng giấu giếm, làm thế nào để “phải nghe những điều dân
muốn nói và nói được những điều dân muốn nghe” Qua nghe báo cáo, qua đi
thực tế và phát biểu của các thành viên, trưởng đoàn kết luận phải nêu khái quát
được những việc đơn vị đã làm được, chỉ ra những mặt còn yếu kém do nguyên
nhân chủ quan cần phải khắc phục, những khó khăn, vướng mắc cần được tháo
gỡ. Thái độ phải hết sức ơn hịa nhưng thẳng thắn, rõ ràng, có sự chia sẻ, đồng
cảm với những khó khăn của đơn vị và đề xuất hướng khắc phục một cách tích
cực. Nếu việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan
nhưng đơn vị đã thực hiện đạt được một số kết quả nhất định, thì Đồn giám sát
cũng phải khen chê đúng mức để khích lệ cơ quan thực thi nhiệm vụ.
- Sau giám sát

33


Sau mỗi đợt giám sát, Ban nên họp Đoàn giám sát để thông qua báo cáo

giám sát. Báo cáo đánh giá cụ thể về những việc đã làm được, chưa làm được
những yếu kém, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết
với UBND và các ngành có liên quan. Tùy theo nội dung giám sát, Ban tham
mưu cho Thường trực HĐND tổ chức cuộc họp với UBND trao đổi, kiến nghị
những vấn đề UBND cần tập trung chỉ đạo giải quyết. Có thể có một số vấn đề
đưa ra chất vấn UBND tỉnh hoặc các sở, ban, ngành trả lời tại kỳ họp HĐND.
Tại kỳ họp HĐND gần nhất, Thường trực HĐND đề nghị Ban báo cáo kết quả
giám sát.
Ban cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các
cơ quan, đơn vị đó cho đến khi có kết quả, khơng để xảy ra tình trạng nửa vời
hoặc “rơi vào im lặng” sẽ làm giảm hoặc mất hiệu lực của công tác giám sát. Vì
mục đích của giám sát là để cho các chính sách được thực hiện tốt hơn trước.
Điều này cũng có nghĩa là căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các
quyền yêu cầu:
+ Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành
Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của HĐND;
+ Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND
cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của HĐND;
+ Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất
vấn khi xét thấy cần thiết;
+ Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Trưởng
ban, Phó trưởng ban của HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và Ủy viên
UBND.
Sau các đợt giám sát, cơ quan chủ trì giám sát phải có báo cáo giám sát,
trong đó phải đánh giá được những kết quả làm được, những vấn đề tồn tại, hạn
chế cần khắc phục, phân tích được những nguyên nhân, tồn tại, chỉ ra những yếu
kém, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất đối với các cấp, các ngành trong việc
khắc phục tồn tại và thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được giám sát. Báo
cáo kết luận giám sát phải đánh giá thực chính xác, khách quan, khơng bao che,

né tránh.
Đối với các chính sách khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế hoặc
khơng có tính khả thi cao trong thực hiện cần đề nghị UBND trình HĐND ban
hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp. Đối với những kiến
nghị chưa được giải quyết thỏa đáng, Ban chủ động đề xuất với Thường trực
HĐND đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp, để làm rõ trách nhiệm ngành chức
năng và hướng giải quyết.
Phải đảm bảo chất lượng của kiến nghị tại mỗi cuộc giám sát. Giải pháp
trước tiên để nâng cao hiệu quả thực hiện kiến nghị chính là nâng cao chất lượng
34


kiến nghị. Bởi vì những việc làm sai trái, những khuyết điểm thì ai cũng biết là
phải sửa chữa, khắc phục. Nhưng điều quan trọng hơn là xác định được ngun
nhân và tìm ra các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Nội dung kiến nghị khơng
những “đúng” mà cịn phải “trúng”, kiến nghị cụ thể, chính xác, nêu đúng những
nội dung hạn chế, yếu kém của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong lĩnh vực
giám sát, đồng thời tập trung vào những vấn đề bức xúc mà cử tri và dư luận
quan tâm. Yêu cầu đúng chủ thể có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. Biện
pháp khắc phục trong kiến nghị phải có đủ điều kiện để thực hiện: không những
đúng quy định tại các văn bản của Nhà nước mà còn phải xác đáng, phù hợp với
khả năng của địa phương, đơn vị.
Khi mà các kết luận và kiến nghị giám sát không được quan tâm thực hiện
thì trước hết phải kiểm tra, rà sốt lại các kết luận và kiến nghị giám sát đó. Nếu
khẳng định tính đúng đắn của nó thì tiếp tục đôn đốc thực hiện, báo cáo cấp trên
chỉ đạo thực hiện hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND.
Cần chú ý: Các kiến nghị sau khi giám sát được tổng hợp vào sổ để theo
dõi, 6 tháng một lần, dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND, các kiến nghị được rà
soát, phân loại, xem kiến nghị nào đã thực hiện, kiến nghị nào đang thực hiện,
kiến nghị nào chưa thực hiện. Trên cơ sở đó ra thơng báo, nhắc nhở yêu cầu

UBND và các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát phải triển khai thực hiện.

35


PHẦN THỨ HAI
KHÁI QT CHU TRÌNH LẬP DỰ TỐN, PHÂN BỔ (SỬ DỤNG)
VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Luật NSNN 2015)
I. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phịng, an ninh, đối
ngoại và bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà
nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân
chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên
cho ngân sách cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng
dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03
năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ
quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
2. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao
dự toán ngân sách nhà nước
- Trước ngày 15 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về

việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước
năm sau.
- Trước ngày 20 tháng 9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy
định về dự toán ngân sách nhà nước đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý
kiến.
- Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm
nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.
- Trước ngày 15 tháng 11, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà
nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm sau.

36


- Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi
ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách
địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. HĐND cấp dưới quyết định dự
toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất
là 10 ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ
ngân sách.
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND quyết định dự toán
ngân sách, UBND cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan,
đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo UBND và cơ quan tài
chính cấp trên trực tiếp, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự tốn ngân
sách đã được HĐND cấp tỉnh quyết định.
- Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các cấp phải hồn thành việc giao
dự tốn ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.
II. PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Phân bổ và giao dự tốn ngân sách nhà nước
- Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW và UBND từng
tỉnh, TP trực thuộc trung ương trước ngày 20/11.
- UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa
phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm sau và mức bổ sung
từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10/12.
- Khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND
cấp trên; UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự tốn thu, chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình chậm nhất là 10
ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân
sách.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND quyết định dự toán
ngân sách, UBND cùng cấp giao dự toán ngân sách năm sau cho từng cơ quan,
đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới, đồng thời báo cáo UBND và cơ quan Tài
chính cấp trên trực tiếp. UBND cấp tỉnh thì báo cáo Bộ Tài chính về dự tốn đã
được HĐND tỉnh quyết định.
- Các Bộ, cơ quan Trung ương (gọi tắt là cấp Trung ương) và UBND các
cấp phải hoàn thành việc giao ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và
UBND cấp dưới trước ngày 31 tháng 12.

37


- Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất là 10 ngày làm việc,
kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, UBND cấp dưới
phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự tốn theo quy định.
- Ngồi cơ quan có thẩm quyền giao dự tốn ngân sách, khơng tổ chức
hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
2. Tạm cấp ngân sách

- Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương
án phân bổ ngân sách chưa được HĐND quyết định, cơ quan tài chính và Kho
bạc nhà nước các cấp tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi sau cho đến khi dự
tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:
+ Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
+ Chi nghiệp vụ phí và cơng vụ phí;
+ Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
+ Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ
các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
+ Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình quốc gia, dự án quan
trọng quốc gia; các dự án cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
họa, dịch bệnh;
- Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ nêu trên khơng q
mức chi bình qn 01 tháng của năm trước. Tải bản FULL (20 trang): />3. Tổ chức thu ngân sách nhà nước Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải
quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền
tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.
- Chỉ cơ quan thu ngân sách được tổ chức thu ngân sách.
- Cơ quan thu ngân sách có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Bộ Tài
chính, cơ quan quản lý cấp trên, Ủy ban nhân dân và sự giám sát của HĐND về
công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với UBMTTQ Việt Nam và các
tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm
nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định;
+ Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác
nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm
thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của
Bộ Tài chính;


38


+ Cơ quan thu có trách nhiệm đơn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà
nước;
+ Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách; kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành kê khai, thu, nộp ngân sách và xử lý hành vi vi phạm theo quy
định của pháp luật.
4. Tổ chức chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước chỉ được
thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Các nhiệm vụ chi đã có trong dự tốn ngân sách nhà nước được giao, trừ
các trường hợp sau:
+ Tạm cấp ngân sách nhà nước;
+ Chi từ nguồn tăng thu so dự tốn được giao và từ nguồn dự phịng ngân
sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;
- Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi;
- Đối với các dự án đầu tư và các nhiệm vụ chi cấp thiết khác được tạm
ứng vốn, kinh phí để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. Mức vốn
tạm ứng căn cứ vào giá trị hợp đồng và trong phạm vi dự toán ngân sách được
giao và theo quy định của pháp luật có liên quan, vốn, kinh phí tạm ứng được thu
hồi khi thanh tốn khối lượng, nhiệm vụ hồn thành.
5. Xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự tốn trong q trình chấp hành
ngân sách nhà nước
- Trường hợp tăng thu so với dự toán được giao do phát sinh nguồn thu từ
dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân
sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ
tự ưu tiên như sau:

+ Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi;
+ Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính;
+ Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương;
+ Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội;
+ Tăng chi đầu tư phát triển một số dự án quan trọng;
+ Hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới;
+ Thưởng cho các đơn vị vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa các
cấp ngân sách.
- Trường hợp số thu khơng đạt dự tốn được HĐND quyết định, thì
Thường trực HĐND cùng cấp quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi
tương ứng và báo cáo HĐND tại phiên họp gần nhất.
39
4089909



×