Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao tại trại vịt giống Vigova doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.74 KB, 10 trang )


DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao

9

CHỌN LỌC TẠO DÒNG VỊT CHUYÊN THỊT V12 CÓ KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ
CAO TẠI TRẠI VỊT GIỐNG VIGOVA
Dương Xuân Tuyển
1
, Lê Thanh Hải
1
và Hoàng Văn Tiệu
2
1
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi,
2
Viện Chăn nuôi
Tác giả liên hệ: Dương Xuân Tuyển, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi

85/841 Nguyễn Văn Nghi, P7, Gò Vấp, TP. HCM.
ABSTRACT
Selection for a high body weight of meat-type duck line at VIGOVA duck breeding
farm
From the year 2005 to 2010, 5 generation selection using assortative method based on
phenotypic values and appearance to improve body weight at 7 weeks of age was undertaken.
It was successful to create a heavy weight (meat-type) duck line named V12 for using as a
male line in different line crossings to produce commercial ducks. In each generation there
were 6 groups in the generations 1, 2 and 3 and 12 groups in the generations 4 and 5 with
natural matings within each group. Each group of each generation had 6-14 males and 30-70
females.
Body weight at 7 weeks of age of the line V12, which was 3,245.9 grams, was (7.49%) higher


than before selection and (8.25%) higher than unselected (control) SM line. Age at first egg
(days), egg number (eggs/bird/42 laying wks), egg weight (grams), FCR for 10 eggs (kg),
fertility (%) and hatchability of fertile eggs (%) were 178, 181.5, 94.58, 4.54, 93.3 and 77.2,
respectively.
Body weight at 7 weeks of age of commercial ducks (named V12
517) combinated from 4
lines V12, V5, V1 and V7, which was 3,173.2 grams, 87.7 grams (2,84%), was higher than
the present V2517 commercial ducks. Percentage of carcass and leg+thigh+breast meat and
FCR for1 kg of weight gain were 70.31% and 35.60% and 2.59, respectively.
Key words: Selection, V12 line, body weight
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, hiệu quả của công tác chọn lọc tạo dòng đã được khẳng định trong
chăn nuôi vịt. Các dòng vịt mới được sử dụng trong các tổ hợp dòng khác nhau để sản suất vịt
giống bố mẹ và thương phẩm có năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao. Đó
là các dòng như V2, V5, V6 tại Trại vịt giống VIGOVA, dòng T5, T6 tại Trung tâm nghiên
cứu vịt Đại Xuyên, một số dòng vịt, ngan tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
Trại vịt giống VIGOVA đã sử dụng dòng trống V2 (tạo ra năm 2004) trong tổ hợp 4 dòng tạo
vịt thương phẩm V2517, từ năm 2007 đến nay đưa ra sản xuất đại trà cho khối lượng xuất
chuồng (trong điều kiện chăn nuôi nông hộ) phổ biến trên 3,1kg/con, đã có cải thiện về năng
suất thịt.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, tổng đàn vịt theo thống kê năm 2009 là 29,55 triệu con. Chăn
nuôi vịt thịt đang phát triển mạnh, do đó nhu cầu về con giống, đặc biệt là vịt siêu thịt có khối
lượng cơ thể cao, là rất lớn. Trên cơ sở yêu cầu sản xuất, để tiếp tục nâng cao năng suất và
hiệu quả chăn nuôi vịt thịt, chúng tôi tiếp tục công tác tạo dòng và thực hiện đề tài: “Chọn lọc
tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao tại Trại vịt giống VIGOVA”. Đây là đề
tài nhánh thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn lọc một số dòng vịt có giá trị kinh tế cao”.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011



10

Mục tiêu của đề tài là chọn tạo ra một dòng vịt chuyên thịt có khối lượng cơ thể cao để làm
dòng trống trong các tổ hợp dòng để sản xuất vịt bố mẹ và thương phẩm cho năng suất thịt
cao. Cụ thể là: Dòng mới V12 có khối lượng cơ thể cao hơn dòng V2 hiện tại 3,5-5 %. Tổ hợp
thương phẩm mới V12
517 cao hơn tổ hợp thương phẩm V2517 hiện tại 2,5-3%.


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu: Sử dụng nguyên liệu tạo dòng là vịt CV Super-M (vịt siêu thịt) dòng
trống có xuất xứ từ Anh Quốc.
Địa điểm nghiên cứu: Trại vịt giống VIGOVA tại xã An Tây, huyện Bến Cát - Bình Dương.
Thời gian thực hiện: Từ 2006 đến 2010 (5 thế hệ).
Phương pháp nghiên cứu
Đối với đàn chọn lọc tạo dòng
Tiến hành chọn lọc định hướng, chỉ tiêu chọn lọc chính là khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi:
Chọn các cá thể có khối lượng từ cao xuống. Vịt trống chọn những cá thể có khối lượng
Mi>M+1δ (M là khối lượng trung bình quần thể); vịt mái chọn những cá thể có khối lượng
Mi≥ M. Các chỉ tiêu tham khảo: Đầu to, cổ dài, chân cao, đòn dài theo đặc trưng của dòng
trống, các chỉ tiêu này được quan sát bằng mắt để đánh giá chọn lọc. Vịt được đeo số cá thể và
ghép phối theo các nhóm quần thể nhỏ (mỗi nhóm có số lượng từ 30 đến 70 mái và 6-14
trống). Thực hiện phương pháp chọn ghép phối đồng dạng kiểu hình, giúp đáp ứng chọn lọc ở
các thế hệ sau, giao phối ngẫu nhiên trong từng nhóm.
Phương thức ghép phối
Số lượng vịt sinh sản
Thế hệ
Trống Mái

Số nhóm quần thể
nhỏ
Phương pháp chọn,
ghép phối
1 36 192 6
2 48 300 6
3 66 420 6
4 84 504 12
5 94 480 12
Đồng dạng kiểu hình,
giao phối ngẫu nhiên
trong từng nhóm.
Phương pháp nuôi dưỡng: Vịt nuôi trên chuồng nền, có sân chơi và được thả bơi ao với thời
lượng khống chế 1-2 giờ mỗi ngày đối với vịt con và vịt hậu bị, giai đoạn vịt đẻ nuôi nhốt
không cho bơi ao. Mức ăn hằng ngày cho vịt nuôi để chọn lọc cao hơn so với đàn giống sản
xuất 10% để thuận lợi cho việc đánh giá khối lượng cá thể 7 tuần tuổi.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn viên công nghiệp: Giai đoạn 0-7 tuần tuổi: 20 % protein thô
và 2850 Kcal năng lượng trao đổi (NLTĐ). Giai đoạn 8-21 tuần tuổi: 16,5 % protein thô và
2750 Kcal NLTĐ. Giai đoạn 22-68 tuần tuổi: 19,5% protein thô và 2700 Kcal NLTĐ.

DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao

11

Đối với đàn nuôi đối chứng (không có yếu tố chọn lọc)
Khảo sát tổ hợp dòng: Sơ đồ tổ hợp dòng:
V12 V2 V5 V2517 V12
517
Trống 30 30 30 30 30
Mái 30 30 30 30 30


Trống V2 x Mái V5 (Dòng trống) Trống V1 x Mái V7 (Dòng mái)

Trống x Mái

V2517 (Đối chứng)

Trống V12 x Mái V5 (Dòng trống) Trống V1 x Mái V7 (Dòng mái)

Trống x Mái

V12
517
(V2517 là công thức thương phẩm trại VIGOVA đang đưa ra sản xuất đại trà)
Khảo sát dòng V12 theo từng thế hệ
Thức ăn và phương thức nuôi giống như đàn chọn lọc tạo dòng. Số lượng vịt vào đẻ mỗi thế
hệ là 54 trống + 300 mái chia thành 6 nhóm để phối giống luân chuyển qua từng thế hệ nhằm
hạn chế gia tăng cận huyết. Đối với đàn vịt đối chứng chỉ chọn lọc loại thải như các đàn sản
xuất thông thường. Tỷ lệ chọn vào đẻ (so với vịt 1 ngày tuổi) trống 45-50%, vịt mái 75-80%.
V12 Đối chứng (SM)
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
Thế hệ
Trống Mái Trống Mái Trống Mái Trống Mái
0 30 30 30 30 30 30 30 30
1 30 30 30 30 30 30 30 30
2 30 30 30 30 30 30 30 30
3 30 30 30 30 30 30 30 30
4 30 30 30 30 30 30 30 30
5 30 30 30 30 30 30 30 30
Phương pháp đánh giá hiệu quả chọn lọc tạo dòng

Đánh giá so sánh qua các thế hệ chọn lọc và so sánh kết quả cuối cùng với thế hệ xuất phát
(trước chọn lọc), xác định khuynh hướng kiểu hình khối lượng 7 tuần tuổi (mô hình hóa bằng
hàm logarit. So sánh với đàn đối chứng (cùng đàn xuất xứ tạo dòng, nhưng không có yếu tố
chọn lọc, nuôi song song với đàn chọn lọc). Đánh giá năng suất và hiệu quả của tổ hợp dòng
(vịt thương phẩm ), so sánh với vịt thương phẩm hiện tại đang đưa ra sản xuất.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


12

Nội dung và phương pháp theo dõi, tính toán
Tỷ lệ nuôi sống: Theo dõi giai đoạn 0-7, 8-21, 22-68 tuần tuổi; Khối lượng cơ thể vịt được
cân vào buổi sáng lúc khô lông khi chưa cho ăn, cân từng con toàn bộ số vịt nuôi ở 7 tuần
tuổi; Tuổi đẻ là thời điểm vịt đẻ 5%; Năng suất trứng bình quân (42 tuần đẻ) là tổng số trứng
đẻ ra chia cho số mái có mặt bình quân trong 294 ngày đẻ; Tỷ lệ đẻ bình quân (42 tuần đẻ) là
tổng trứng đẻ ra chia cho 294 ngày đẻ chia cho số mái có mặt bình quân rồi nhân với 100;
Khối lượng trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở trên trứng có phôi được theo dõi ở các tuần tuổi 38, 39,
40, 41, mỗi tuần 300 quả; Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kể
cả thức ăn cho vịt trống ghép trong đàn) trong 42 tuần đẻ chia cho số trứng đẻ ra trong 42 tuần
đẻ, nhân với 10; Tiêu tốn thức ăn vịt nuôi khảo sát tính chung trống mái giai đoạn 0-7 tuần
tuổi; Mổ khảo sát 7 tuần tuổi theo như phương pháp nghiên cứu thông thường trên gia cầm.
Mỗi lô mổ 3 con trống và 3 con mái.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học. Sử dụng phần mềm Minitab13 để
tính các tham số thống kê như giá trị trung bình (M), hệ số biến dị (CV), so sánh sai khác có ý
nghĩa thống kê của hai giá trị trung bình với P<0,05 (tức ở mức α =0,05).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm ngoại hình

Qua 5 thế hệ chọn lọc dòng vịt mới tạo V12 có đặc điểm ngoại hình đồng đều, vịt mới nở có
màu vàng rơm, khi trưởng thành lông màu trắng tuyền đồng nhất, mỏ và chân màu vàng cam,
dáng tạo 1 góc với mặt đất 30-45
0
, so với các dòng vịt chuyên thịt hiện có tại trại vịt
VIGOVA thì vịt V12 có những đặc điểm nổi trội như chân cao to, đầu cổ to dài, đòn dài.
Tỷ lệ nuôi sống
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi đàn chọn lọc và đàn đối chứng
Tuần tuổi Thế hệ V12 Đàn đối chứng
0 98,3 98,5
1 96,4 97,8
2 95,7 97,2
3 95,3 97,6
4 93,6 98,5


0-7
5 94,6 98,4
0 98,3 98,8
1 99,1 99,4
2 98,5 99,2
3 98,7 98,5
4 99,8 98,9


8-21
5 98.1 99,3

DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao


13

0 95,6 95,3
1 94,7 95,6
2 94,4 94,3
3 95,4 95,8
4 94,6 95,7


22-68
5 93,3 94,9
Tỷ lệ nuôi sống của cả 2 dòng vịt qua các thế hệ đều cao.Giai đoạn 0-7 tuần tuổi trung bình tỷ
lệ nuôi sống qua các thế hệ của vịt V12 thấp hơn vịt SM là 2,63 %. Sự khác biệt này có thể là
do ảnh hưởng của ghép phối ngẫu nhiên theo nhóm quần thể nhỏ làm gia tăng đồng huyết . Từ
tuần tuổi thứ 2 trở đi tỷ lệ nuôi sống của vịt V12 và SM không có sự khác biệt lớn. Giai đoạn
8-21 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của cả hai dòng vịt đều đạt trên 98%. Giai đoạn 22-68 tuần tuổi
tỷ lệ nuôi sống dòng V12 đạt 93,3 -95,6 %, đàn đối chứng đạt 94,3-95,8 %. Việc nuôi nhốt vịt
ở giai đoạn vịt đẻ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ vịt chết do mắc các bệnh đường tiêu hoá từ nguồn
nước ao bơi. Tỷ lệ nuôi sống của dòng V2 có bơi ao với thời lượng khống chế đạt 87,20 -
95,38 % (Dương Xuân Tuyển và cs, 2009). Cần chú ý tỷ lệ ghép phối trống:mái cho phù hợp,
nhất là giai đoạn đầu vào đẻ thể trạng vịt trống sung mãn có thể đạp chết vịt mái.
Hiệu quả chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể và sản xuất thịt của dòng V12
Tổng số vịt con nuôi để chọn lọc qua 5 thế hệ là 3636 trống và 4761 mái. Quy mô đàn chọn
lọc được tăng dần lên qua từng thế hệ nhằm đáp ứng cơ cấu đàn để tổ hợp với các dòng vịt
khác, kể từ thế hệ thứ 3 đàn vịt sinh sản luôn đạt trên 400 mái đẻ.
Bảng 2. Số lượng vịt ở các giai đoạn nuôi của 5 thế hệ
Trống (con) Mái (con)
Thế hệ
Con Hậu bị Đẻ Con Hậu bị Đẻ
1 652 73 36 737 245 192

2 376 77 48 658 378 300
3 786 137 66 1026 621 420
4 897 160 84 1210 729 504
5 925 225 94 1130 564 480
Tổng 3636 672 328 4761 2537 1896
Bảng 3. Tỷ lệ chọn lọc và ly sai chọn lọc khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi
Đàn trước chọn lọc Đàn chọn lọc
Giới tính Thế
hệ
n (con) M (g) n (con) M (g)
Tỷ lệ
chọn lọc
(%)
Ly sai chọn
lọc (g)
1 601 2285,7
a
36 2541,7
a
6,0 256,0
2 374 2347,3
b
48 2555,4
a
12,8 208,1


Trống 3 754 2388,2
c
66 2570,9

a
8,8 182,7

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


14

4 841 2438,5
d
84 2623,6
ab
10,0 185,1
5 879 2477,0
e
94 2668,6
b
10,7 191,6
1 688 2095,7
g
192 2241,0
d
27,9 145,3
2 642 2149,8
h
300 2251,7
d
46,7 101,9
3 944 2198,1

k
420 2305,9
e
44,5 107,8
4 1149 2243,9
l
504 2333,9
g
43,9 90,0


Mái
5 1099 2285,5
m
480 2378,1
h
43,7 92,6
Hàng dọc, những con số có mang 1chữ cái giống nhau thì không sai khác thống kê, P>0,05
(so sánh cùng giới tính giữa các thế hệ)
Tỷ lệ chọn lọc qua 5 thế hệ đối với vịt trống 6,0-12,8 %, vịt mái 27,9-46,7 %, ly sai chọn lọc
vịt trống 182,7-256,0 gam, vịt mái 90,0-145,3 gam. Khối lượng cơ thể vịt tăng lên qua các thế
hệ chọn lọc, mức chênh lệch khối lượng ở đàn quần thể thế hệ 5 so với thế hệ 1 là 191,3 gam
ở vịt trống và 189,9 gam ở vịt mái.
Để đánh giá hiệu quả chọn lọc, mỗi thế hệ chúng tôi khảo sát 120 con vịt dòng V12 và 120
con vịt đối chứng nuôi theo chế độ ăn tự do. Kết quả trình bày tại Bảng 4.
Bảng 4. Khối lượng cơ thể và tiêu tốn thức ăn qua từng thế hệ
V12 Đàn đối chứng
Thế hệ
n (con) Mean (gam) n (con) Mean(gam)
P

0 115 3019,7
a
117 2952,5
g
ns
1 116 3054,1
ab
117 2968,7
g
*
2 114 3117,5
bc
116 2988,5
g
***
3 116 117

2977,4
g
***
4 116 3209,4
cd
116 2985,5
g
***
5 114 3245,9
d
115 2998,3
g
***

Ghi chú: ns là không sai khác P>0,05; *là sai khác ở mức P<0,05; *** là sai khác ở mức
P<0,001

DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao

15

y = 129.53Ln(x) + 2994
R
2
= 0.94
2850.00
2900.00
2950.00
3000.00
3050.00
3100.00
3150.00
3200.00
3250.00
3300.00
1 2 3 4 5 6
THẾ HỆ CHỌN LỌC
KL_7TT (g)


Biểu đồ 1. Khuynh hướng kiểu hình khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi dòng V12 qua 5 thế hệ chọn
lọc (mô hình hóa dạng lôgarít, đường kẻ đậm)
Kết quả Bảng 4 và Biểu đồ 1 cho thấy, khối lượng cơ thể dòng vịt V12 tăng qua các thế hệ
chọn lọc, ở đàn đối chứng sự khác biệt khối lượng cơ thể giữa các thế hệ không có ý nghĩa

thống kê (P>0,05). Kiểm định sự sai khác khối lượng cơ thể giữa dòng V12 và đàn đối chứng
cho thấy thế hệ xuất phát sự sai khác hai dòng là không có ý nghĩa thống kê, từ thế hệ 1 trở đi
tác động của chọn lọc đã thể hiện rõ bằng sự khác biệt về khối lượng cơ thể giữa hai dòng vịt
với P < 0,05. Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi dòng V12 thế hệ 5 đạt 3245,9 gam, ở đàn đối
chứng đạt 2998,3 gam. Khối lượng cơ thể vịt V12 thế hệ 5 cao hơn thế hệ xuất phát là 226,2
gam, trong khi mức chênh lệch này ở đàn đối chứng chỉ là 45,8 gam. Chọn lọc đã làm tăng sự
đồng đều khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi của dòng vịt V12 (hệ số biến dị giảm ở các thế hệ sau).
Tiêu tốn thức ăn cho tăng 1 kg cơ thể vịt ở thế hệ 5 giảm 0,1 kg so với thế hệ xuất phát. So
sánh với kết quả khi chọn tạo dòng V2 (0,07 gam) (Dương Xuân Tuyển và cs, 2006) thì mức
cải thiện tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể trong nghiên cứu này cao hơn 0,03 kg
Dòng vịt mới tạo ra là V12 có khối lượng cơ thể lớn nhất. Khối lượng 7 tuần tuổi dòng V12
cao hơn dòng V2 và V5 tương ứng là 129,5 gam và 232,9 gam. So sánh với dòng trống T5
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hoàng Thị Lan và cs, 2004) thì khối lượng cơ
thể vịt V12 cũng cao hơn, mức chênh lệch là 91,9 gam.
Bảng 5: Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng cơ thể vịt qua từng thế hệ
Thế hệ 0 1 2 3 4 5
V12 2,67 2,66 2,62 2,62 2,60 2,57
Đàn đối chứng 2,68 2,67 2,67 2,68 2,66 2,66
Tổ hợp thương phẩm 4 dòng V12517 có khối lượng cơ thể cao hơn V2517 là 87,7 gam (P <
0,05). Điều này cho thấy khi chéo dòng trống V12 và mái V5 để tạo ra vịt bố làm tăng tốc độ

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


16

sinh trưởng con thương phẩm hơn so với cặp lai trống V2 x mái V5. So sánh với một số tổ
hợp thương phẩm 2 máu khác thì vịt V12
517 cũng có khối lượng cao hơn. Dương Xuân

Tuyển và cs (2001) cho biết vịt thương phẩm V56 nuôi 8 tuần đạt 3120,5 - 3211,6 gam, còn
thương phẩm CV Super M là 3087,0 gam. Kết quả vịt thương phẩm T5xT6 nuôi 7 tuần tại
Trung tâm vịt Đại Xuyên đạt 3154 g (Hoàng Thị Lan và cs, 2004).
Tiêu tốn thức ăn cho tăng 1kg khối lượng cơ thể dòng V12 là 2,57 kg, thấp hơn so với dòng
trống V2 và V5. Vịt thương phẩm V12
517 cũng có tiêu tốn thức ăn cho tăng 1kg khối lượng
cơ thể thấp hơn V2517, mức chênh lệch là 0,04 kg.
Bảng 6. Khối lượng cơ thể và tiêu tốn thức ăn của các dòng và tổ hợp nuôi ăn tự do 7 tuần
tuổi
Chỉ tiêu V12 V2 V5 V2517 V12
517
n (con) 113 117 116 115 117
M (gam) 3245,9
a
3116,4
bc
3013,0
cde
3085,5
cd
3173,2
ab
CV (%) 7,1 7,0 6,8 7,2 7,0
TTTĂ (kg/kg) 2,57 2,60 2,66 2,63 2,59
Hàng ngang, những con số có mang 1 chữ cái giống nhau thì không sai khác thống kê P >
0,05.
Kết quả mổ khảo sát cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của các dòng và vịt thương phẩm đều đạt cao, trên
70%. Trong đó, vịt thương phẩm V12
517 mới tạo ra có tỷ lệ thịt xẻ đạt cao nhất là 70,31%.
Tỷ lệ thịt đùi và ức của dòng V12 và vịt thương phẩm V12

517 cũng cao hơn kết quả của các
dòng vịt khác. Điều này cho thấy việc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đã góp
phần cải thiện năng suất thịt xẻ của dòng V12, khi sử dụng trống V12 kết hợp mái V5 để sản
xuất con bố trong tổ hợp thương phẩm 4 dòng không những góp phần làm tăng tốc độ sinh
trưởng mà còn góp phần cải thiện tỷ lệ và chất lượng thịt xẻ ở vịt thương phẩm.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát các dòng vịt lúc 7 tuần tuổi
Chỉ tiêu V12 V2 V5 V2517 V12
517
n (con) 6 6 6 6 6
Khối lượng sống (g) 3265,7 3113,3 3024,8 3080,6 3175,5
Khối lượng thịt xẻ (g) 2294,2 2181,5 2120,1 2160,4 2232,7
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,25 70,07 70,09 70,13 70,31
Khối lượng thịt đùi (g) 372,6 356,0 333,3 343,3 373,5
Tỷ lệ thịt đùi (%) 16,24 16,32 15,72 15,89 16,73
Khối lượng thịt ức (g) 443,9 415,4 386,3 405,9 421,3
Tỷ lệ thịt ức (%) 19,35 19,04 18,22 18.79 18,87
Tỷ lệ thịt đùi + ức (%) 35,59 35,36 33,94 34,68 35,60
Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản qua các thế hệ chọn lọc

DƯƠNG XUÂN TUYỂN – Chọn lọc tạo dòng vịt chuyên thịt V12 có khối lượng cơ thể cao

17

Bảng 8. Năng suất sinh sản đàn chọn lọc V12 và đàn đối chứng qua 5 thế hệ
(n=1200 quả/dòng)
Chỉ tiêu Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Dòng V12
Số mái đẻ bình quân (con) 155 233 340 435 398
Tuổi đẻ (ngày) 180 175 173 176 178
NSTBQ (quả/mái/42tuần đẻ) 187,3 186,7 182,4 179,7 181,5

Khối lượng trứng (g) 91,85
a
92,04
a
93,78
b
94,23
bc
94,58
c
Tỷ lệ phôi (%) 94,7 93,5 94,9 93,7 93,3
Tỷ lệ nở trên phôi (%) 78,5 78,1 77,8 77,6 77,2
TTTA/10 quả trứng (kg) 4,05 4,39 4,43 4,37 4,54
Dòng đối chứng
Số mái đẻ bình quân (con) 248 239 253 258 242
Tuổi đẻ (ngày) 168 167 170 165 169
NSTBQ (quả/mái/42tuần đẻ) 188,2 186,9 187,5 186,4 187,7
Khối lư
ợng trứng (g)
90,15
a
90,48
ab
90,47
ab
90,35
ab
90,89
b
Tỷ lệ phôi (%) 96,2 95,3 95,1 96,4 95,5

Tỷ lệ nở trên phôi (%) 78,3 78,5 78,7 79,4 78,3
TTTA/10 quả trứng (kg) 3,92 4,12 4,01 4,07 4,06
Hàng ngang, những con số có mang 1chữ cái giống nhau thì không sai khác thống kê,
P>0,05; NSTBQ là năng suất trứng bình quân.
Tuổi đẻ dòng vịt V12 dao động 173-180 ngày tuổi, đàn đối chứng 165-170 ngày tuổi. Như
vậy, việc chọn lọc tăng khối lượng cơ thể đã làm đàn vịt thành thục về tính dục muộn hơn.
Dương Xuân Tuyển và cs (2009) cũng cho biết dòng trống V2 có khối lượng cơ thể lớn
thường đẻ muộn hơn so với dòng mái V7 từ 1 đến 2 tuần. Chọn lọc tăng khối lượng cơ thể
cũng làm tăng khối lượng trứng, dòng vịt V12 đạt 91,85-94,58 gam, đàn vịt đối chứng đạt
90,15-90,89 gam. Kết quả kiểm tra phôi ở tuần tuổi 38-41 cho thấy tỷ lệ phôi dòng V12 đạt
93,3-94,9 % là khá cao đối với 1 dòng nặng cân. Tỷ lệ nở trên phôi dòng V12 cũng có xu
hướng giảm khi khối lượng trứng tăng lên ở các thế hệ sau. Do vậy, đòi hỏi quy trình ấp nở
cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với các dòng vịt có khối lượng trứng lớn.
KẾT LUẬN
Qua 5 thế hệ chọn lọc định hướng từ năm 2005-2010 đã tạo được dòng vịt V12 có khối lượng
cơ thể cao với những đặc điểm ngoại hình đặc trưng của một dòng trống nặng cân: đầu cổ to,
chân cao, đòn dài, nuôi 7 tuần tuổi đạt 3245,9 gam, cao hơn thế hệ xuất phát 226,2 gam
(7,49%) và cao hơn đàn đối chứng SM (không chọn lọc) 247,6 gam (8,25%). So với dòng
trống V2 hiện tại thì khối lượng 7 tuần tuổi dòng V12 cao hơn 129,5 gam (4,16%) là đạt mục
tiêu đề ra. Dòng V12 có tuổi đẻ 178 ngày, năng suất trứng 181,5 quả/mái/42 tuần đẻ, khối

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


18

lượng trứng 94,58 gam, tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng 4,54 kg, tỷ lệ phôi 93,3% và tỷ lệ nở
trên phôi 77,2%.
Tổ hợp thương phẩm chéo 4 dòng (V12

517) có khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng
thịt xẻ và chuyển hóa thức ăn cho sản xuất thịt đều tốt hơn tổ hợp thương phẩm hiện tại
V2517. Vịt nuôi 7 tuần tuổi đạt khối lượng 3173,2 gam, cao hơn tổ hợp thương phẩm V2517
87,7 gam (2,84%) là đạt mục tiêu đề ra; tỷ lệ thịt xẻ 70,31 %, tỷ lệ thịt đùi+ức 35,60 % và tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể 2,59 kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ trọng Hốt, Nguyễn Tùng Lâm, Võ
Văn Sự, Doãn Văn Xuân, Nghiêm Thuý Ngọc (2004). Nghiên cứu chọn lọc tạo hai
dòng vịt cao sản SM tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo Cáo Khoa học
Chăn nuôi Thú y. Phần Chăn nuôi Gia cầm. Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Hà Nội 8-9/12/2004. Trang 129-138.
Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Văn Diện, Đinh Công Tiến, Nguyễn Ngọc
Huân (2001). Nghiên cứu tạo hai dòng vịt cao sản hướng thịt tại Việt Nam. Báo cáo
khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000. TP Hồ Chí Minh 4/2001. Trang 150-159.
Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Đinh Công Tiến và Hoàng Văn Tiệu (2006). Nghiên
cứu chọn lọc tạo dòng trống và dòng mái vịt cao sản hướng thịt tại trại vịt giống
VIGOVA. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Số 2/2006. Trang 40-47.
Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải và Hoàng Văn Tiệu (2009). Chọn lọc ổn định năng suất
hai dòng vịt cao sản hướng thịt (V2 và V7) tại trại vịt giống VIGOVA. Báo cáo khoa
học 2008. Phần di truyền giống vật nuôi. Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Hà Nội 7-8/10/2009. Trang 179-187.
Người phản biện: TS. Nguyễn Đức Trọng và ThS. Nguyễn Ngọc Dụng

×