Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Tại Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An 6752356.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.26 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ LÂM OANH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI
HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ LÂM OANH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI
HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Văn Hùng
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ CỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ............................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................ 4
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ............................................................... 4
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................... 8
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............ 8
1.2.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................. 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên
địa bàn cấp huyện .................................................................................... 20
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa phương và
bài học đối với huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ........................................ 24
1.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa
phương ...................................................................................................... 24
1.3.2. Bài học cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An từ quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. ..................................................... 27

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 29
2.1. Phương pháp luận ................................................................................. 29
2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ....................................................... 29
2.1.2. Chủ nghĩa duy vậy lịch sử .............................................................. 29
2.2. Các phương pháp chủ yếu áp dụng trong luận văn .............................. 30
2.2.1. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học ......................................... 30
2.2.2. Phương pháp logic – lịch sử .......................................................... 30


2.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................. 33
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ................................... 35
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An...................................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu ........................... 38
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An ....................................................................................................... 43
3.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An ................................................................................... 766
3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 76
3.3.2. Những hạn chế................................................................................ 80
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. .................................................. 81
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN DIỄN
CHÂU, TỈNH NGHỆ AN. ............................................................................ 83
4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ................................................................. 83
4.2. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ................................................................. 86

4.2.1. Quan điểm ...................................................................................... 86
4.2.2. Mục tiêu ......................................................................................... 87
4.2.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế .............. 89
4.3. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Ký hiệu
CCKT
CCKTN
KHCN
KHKT
PTBV
GDP
CNH, HĐH
GTSX
GTTT
VA
GSS
GHH
MTQH
DN
QL
ADB
CNTT
VH

HTX
NTM
UBND
TTCN
CN
KCN
KKT
VSMT
XDCB
ASEAN
WTO
TPP

Nguyên nghĩa
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế ngành
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Phát triển bền vững
Thu nhập quốc dân
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giá trị sản xuất
Giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm
Giá so sánh
Giá hiện hành
Mục tiêu quy hoạch
Doanh nghiệp
Quốc lộ
Ngân hàng phát triển Châu Á

Cơng nghệ thơng tin
Văn hóa
Hợp tác xã
Nông thôn mới
Ủy ban Nhân dân
Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Vệ sinh môi trường
Xây dựng cơ bản
Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á
Tổ chức thương mại Thế giới
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2015 - 2018

76


2

Bảng 3.2

Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế

77

3

Bảng 3.3

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế

78

4

Bảng 4.1

Mục tiêu huy động vốn giai đoạn 2020-2025

92

STT

Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH


TT
1

Hình
Hình 4.1

Nội dung
Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Diễn Châu so với toàn
tỉnh 2020 (%)

ii

Trang
88


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định, phát triển
của một đất nước nói chung và của một địa phương nói riêng. Nền kinh tế muốn
phát triển địi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý được định hướng, xác lập và
biến đổi phù hợp với yêu cầu đòi hỏi khách quan. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong thời gian
tới là: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu,
chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế
phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
không ngừng nâng cao chất lượng của nhân dân…”1

Xây dựng cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH
đất nước. Một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu được chuyển dịch theo hướng hiện
đại, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương trên cả 3 khía cạnh: Cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu
ngành kinh tế được xem là bộ khung, hệ thống xương cốt của nền kinh tế. Để có
một cơ cấu kinh tế hợp lý, tận dụng được mọi nguồn lực sẵn có kết hơp với sự phát
triển khoa học công nghệ trong thời đại hiện nay thì cần phải có những quy hoạch,
chính sách, biện pháp hợp lý để định hướng sự chuyển dịch này.
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, những năm
qua các Cấp ủy đảng, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực
phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện nằm trong
tốp đầu của tỉnh với 8,32% (2017), trong đó một số lĩnh vực đạt cao như công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ; Giá trị sản xuất bình quân giai
đoạn 2010 – 2015 tăng 9,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng trong tổng giá trị sản
xuất tăng thêm của huyện; đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị của các
1

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nxb Chính trị quốc gia -2011, tr.98

1


ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy vậy, kinh tế của huyện cịn có
những mặt hạn chế, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, kết cấu hạ tầng chưa
đồng bộ, cơ cấu ngành kinh tế đã có những bước chuyển dịch nhưng chưa vững
chắc; cơ cấu lao động, nhất là lao động ở nông thôn chuyển dịch chậm, chất lượng
nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp. Vì vậy, để xây dựng
một cơ cấu kinh tế hợp lý, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế xã

hội đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ và có hệ thống giữa lý luận
và thực tiễn, trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội của huyện.
Do vậy, học viên lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế
Chính trị. Đề tài này đáp ứng yêu cầu nội dung các Nghị quyết của Trung ương
Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu đến năm 2020; đồng thời cũng
đáp ứng được với những yêu cầu thực tiễn cấp thiết hiện nay của địa phương là tạo
ra một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý để phát huy và khai thác tiềm năng, thế mạnh
của huyện, từ đó phát triển kinh tế toàn diện, vững chắc, từng bước nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện, góp phần đưa kinh tế tỉnh
Nghệ An phát triển phù hợp với nhịp độ chung của nền kinh tế đất nước.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cần làm gì và làm như thế nào để đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, luận văn đi sâu
phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Từ đó đề xuất giải
pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn cấp huyện;

2


 Phân tích được thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thời gian qua. Từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể

về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế;
 Đề xuất được một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu và những
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và tại huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An.
 Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2015 – 2018,
phương hướng và giải pháp đề xuất đến 2025.
 Về không gian: Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn cấp huyện.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu
Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về khung lý thuyết cho chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trên bình diện chung nhất có các tác giả Võ Huy Khương (2014),
“Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng đến
2020” , ông cho rằng lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời khi lý thuyết kinh
tế bắt đầu có sự quan tâm đáng kể đến sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế. Ngồi
ra, ơng dẫn nhận định của Pasinetti (1981) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một hệ
quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế, trong quá trình tăng trưởng sẽ có ngành đạt đến
mức tới hạn, ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp sẽ giúp gia
tăng hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay,
theo Kuznets S (1961), “Quantitative aspects of the Economic growth of Nations,
IV, Longterm Trends in apital Formation Proportions”, xem cơ cấu kinh tế là một
khung mạch lạc các bộ phận có quan hệ với nhau, mà mỗi bộ phân có vai trị riêng
biệt nhưng có cùng một số mục tiêu chung. Tóm lại, cơ cấu kinh tế được xem là
tổng thể các bộ phận của nền kinh tế, có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ
lệ nhất định cả về chất và lượng, các bộ phận kinh tế tác động qua lại với nhau trong
cùng một không gian và thời gian nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
H. Cherry (1988), Structural transformation, cho rằng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên
tục của tổng sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích lũy của vốn vật chất và
con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ơng cho rằng, mức
thu nhập bình qn đầu người càng cao thì cơng nghiệp và dịch vụ càng phát triển,
đồng thời, khi công nghiệp và dịch vụ phát triển thì thì mức thu nhập bình quân đầu
người cũng tăng tương đối.
Dựa theo các cơng trình nghiên cứu giai đoạn 1930-1940, Fisher (1993),
“Geographical Localizaton or Knowledge Spilloves as Evidenced by Patent
4



Citations”, chỉ ra sự phát triển của các quốc gia đồng nghĩa với sự phát triển của ba
khu vực, đó là: Khu vực I (nông nghiệp) – Khu vực sản xuất các loại hàng hóa cơ
bản và tiềm năng phát triển của khu vực này bị hạn chế ở một chừng mực nào đó;
Khu vực II (khu vực chế biến hay khu vực công nghiệp) – Tạo ra các loại hàng hóa
lâu bền, phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trung gian; Khu vực III (khu vực dịch
vụ) – sản xuất các loại hàng hóa xa xỉ, và các đầu vào trung gian dưới nhiều loại
hình dịch vụ khác nhau, có nhiều tiềm năng phát triển trong xã hội hiện đại.
Ở Việt Nam, chương trình khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu luận cứ khoa
học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học và
kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã xác định cơ sở và luận cứ khoa học cho q trình
chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam và đề xuất định hướng chiến
lược, giải pháp chính sách đến năm 2020, trong đó nghiên cứu về khái niệm, nội
dung, bước đi của quá trình chuyển dịch. Cơng trình nhằm góp phần giúp các hộ
nơng dân chuyển từ tình trạng tự cấp sang kinh tế hàng hóa, thúc đẩy đa dạng hóa
SXNN tạo việc làm và tăng thu nhập của nơng dân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
của Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ; Ngơ Dỗn Vịnh
(2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển; Đoàn Thị Thu Hà (2010), Giáo
trình chính sách kinh tế; Ngơ Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển; Mai
Văn Tân (2014), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng
kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh … cũng là các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về cơ
cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các tác giả đã làm sáng tỏ
những vấn đề lý thuyết cơ bản về Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành. Cơ cấu kinh tế ngành được thể hiện trên hai nội dung: (1) Số lượng các
ngành kinh tế được hình thành; (2) Mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau
bao gồm mặt số lượng và chất lượng. Một số học giả trên cho rằng xét trên khía
cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu kinh tế ngành được xem là
quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của KHCN, lực lượng sản xuất, phân

công lao động chun mơn hóa và hợp tác sản xuất.
Nhóm thứ hai, nghiên cứu về tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế. Học giả Moe T (1984), The New Economics of Organization, và North D.C
5


(1981), Structure ans Change in Economics History cho rằng cải cách thể chế giúp
cho nền kinh tế phát triển hiệu quả, tạo ra những khuyến khích để các chủ thể kinh
tế tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
tạo ra một nền thể chế tốt phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, địa phương. Các học giả Jaffe A.M (1993),
Geographical Localizaton or Knowledge Spilloves as Evidenced by Patent
Citations và Lucas R (1988), On the Mechanics of Economic Development thì cho
rằng quốc gia có nguồn nhân lực trình độ cao, đóng góp vào việc nâng cao năng
suất lao động từ đó đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. D Ricardo, (1971),
On the principles or political economy, ans taxation đã khẳng định: “Một quốc gia
sẽ thu được lợi nhuận cao khi quốc gia đó tận dụng được lợi thế về cơng nghệ để
sản xuất ra các loại hàng hóa dịch vụ với giá cả thấp và nhập khẩu những loại hàng
hóa, dịch vụ sẽ phải sản xuất với giá cao tại quốc gia đó”. Tức là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển KHCN, chuyển dịch cơ cấu và đổi
mới công nghệ là động lực tăng trưởng năng suất, đóng vai trị quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đưa ra bộ chỉ số (30 chỉ
số) sử dụng cho theo dõi đánh giá thực hiện chiến lược PTBV, các chỉ tiêu riêng về
chuyển dịch CCKTN theo hướng PTBV phản ánh sự gắn kết giữa các khía cạnh
phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKTN phù hợp với điều kiện của Việt Nam cần
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung.
Học giả Trần Thọ Đạt (2015), Ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu
kinh tế dành cho chương trình tiền tiến sĩ đề cập đến các lý thuyết thay đổi CCKT,
các ứng dụng lý thuyết thay đổi cơ cấu trong nghiên cứu kinh tế, tốc độ chuyển dịch

CCKT ngành nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố nội tại và bên ngồi nền
kinh tế. Ơng đã đề cập đến nghiên cứu của (Moore, 1978) cho rằng có 3 cách đo
lường chuyển dịch CCKT: (i) Cách thứ nhất đó là đo lường sự chuyển dịch CCKT
dựa trên tốc độ tăng trưởng; (ii) Cách thứ hai đó là đo lường chuyển dịch CCKT
dựa trên khái niệm về “lý thuyết thông tin”; (iii) Cách thứ ba đó là đo lường tỉ trọng
của từng ngành trong nền kinh tế dựa trên giá trị sản lượng.
6


1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Trước hết, từ nhiều cách tiếp cận và góc độ khác nhau, với những phương
pháp và phạm vi nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra những định nghĩa,
quan niệm khác nhau về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế. Qua việc tổng hợp, phân tích, khái quát để đưa ra định nghĩa chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế có thể rút ra được nội hàm cơ bản, nguyên tắc, nội dung chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cũng như đưa ra được các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. Thứ hai, thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học vào quá trình
khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, các cơng trình đã phân tích thực trạng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam nói chung và một số địa phương cụ thể nói riêng.
Cùng với việc chỉ ra những thành tựu và hạn chế, ưu và khuyết điểm, các công trình
đã luận giải những nguyên nhân bản chất và đặc trưng của nó, qua đó, đưa ra các
khuyến nghị, đề xuất phương hướng cơ bản và các nhóm giải pháp cụ thể tiếp cận
theo các góc nhìn để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
cũng như bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Thứ ba, mỗi
địa phương, lãnh thổ có những đặc điểm phát triển, điều kiện đặc thù, cùng với việc
nghiên cứu về phát triển kinh tế, xã hội, những nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã dần được chú trọng. Từ việc căn cứ vào các đặc trưng về điều kiện tự
nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã
hội,… các nghiên cứu đã góp phần xây dựng các cách nhìn đa chiều, cập nhật về
thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các địa phương. Đây là nguồn tài

liệu tham khảo trực tiếp, có giá trị đối với đề tài này.
Bên cạnh những kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu, cịn có một
số khoảng trống mà tác giả nghiên cứu, mong muốn đạt được:
- Các cơng trình nghiên đã đưa ra một cách hệ thống các khái niệm, nội dung,
các tiêu chí để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế, tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào chú trọng nghiên cứu về chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn cấp huyện, xây dựng được nội dung và các
tiêu chí đánh giá một cách hệ thống. Đây là những gợi mở nghiên cứu và hướng tiếp
cận cho luận văn.
7


- Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng, phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Diễn Châu, nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu
về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An dưới góc độ
Kinh tế chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế đang trong giai đoạn hội
nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng bức
thiết, cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh hơn nữa trong việc
thực thi chính sách, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn Diễn Châu cùng với những điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội hiện có, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển
kinh tế hiệu quả. Hơn nữa, trong giai đoạn 2015 - 2018, Diễn Châu bên cạnh những
thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cịn một số tồn tại cần thiết được
nghiên cứu, phân tích và đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục để địa
phương có định hướng phát triển hiệu quả và bền vững trong giai đoạn sắp tới.
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Trước hết, để hiểu được khái niệm cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cần hiểu

được “cơ cấu kinh tế” là gì?
Cơ cấu: Cơ cấu hay cịn gọi là cấu trúc có nguồn gốc chữ la tinh “Structure”
có nghĩa là xây dựng, kiến trúc. Cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong
của một số đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản tương đối ổn định giữa
các yếu tố cấu thành đối tượng đó trong một thời gian, không gian nhất định.
Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc
bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Tập
hợp các mối quan hệ liên kết hữu cơ, thống nhất thành hệ thống biểu hiện một cơ
cấu nhất định. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải nghiên cứu trên quan điểm hệ
thống, toàn diện các mặt.
Cơ cấu kinh tế: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này trên góc
độ Kinh tế và Kinh tế Chính trị. Theo Kark Marx: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn
bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực
8


lượng sản xuất” 2. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì cơ cấu kinh tế là tổng thể
các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với ví trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và
mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời
gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, phản ánh trình độ phát triển của xã hội
và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược phát triển
kinh tế, hay sự quản lý của nhà nước có tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể hồn tồn
thay đổi nó. Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính xã hội nhất định. Nó được hình
thành khi quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thiết lập một
cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến ở các
quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và
tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn, mỗi quôc gia lại khác

nhau do quan hệ sản xuất, đặc trưng văn hóa – xã hội và các yếu tố lịch sử của mỗi
dân tộc. Vì vậy, các nước dù hình thái kinh tế - xã hội giống nhau lại khác nhau
trong việc hình thành cơ cấu kinh tế do đặc trưng khác nhau về điều kiện kinh tế,
chiến lược phát triển của mỗi nước.
Cơ cấu kinh tế hợp lý được hình thành khi chủ thể quản lý nhà nước có khả
năng nắm bắt các quy luật kinh tế khách quan, đánh giá đúng các nguồn lực trong
nước và bên ngoài nhằm có các tác động đến q trình hình thành cơ cấu kinh tế.
Việc tác động này mang tính định hướng mà khơng can thiệp vào tính khách quan
vốn có của nó.
Cơ cấu kinh tế là cơ sở hình thành cơ cấu xã hội. Các Mác cũng đã chỉ rõ
“…chính tồn bộ các quan hệ giữa người đảm nhận sản xuất với nhau và giữa họ
với tự nhiên, tức là điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất, tồn bộ những quan hệ
đó hợp thành về mặt xã hội của nó” 3.
Nội dung cơ cấu kinh tế quốc dân có thể xem xét trên các góc độ khác nhau:
2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Tập 2. Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam. Nxb TT & TT, 2011.
3
C. Mác – Tư bản, quyển 3, tập II; Nxb Sự thật Hà Nội – 1973, tr281 - 283

9


- Cơ cấu theo các lĩnh vực: khu vực sản xuất, khu vực tích lũy, khu vực
tiêu dùng.
- Cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đó
là sự kết hợp giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân hoặc từng loại hình sản
xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành. Sự vân động của các ngành kinh tế và các
mối quan hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất

xã hội, vửa mang nét đặc thù của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ.
Duy trì tính tỷ lệ hợp lý giữa các ngành và lĩnh vực cần ưu tiên tập trung nguồn lực
có hạn của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy toàn bộ
nền kinh tế một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Cơ cấu theo vùng tự nhiên: Miền núi, Trung du, Đồng bằng, Đô thị, Ven
biển…. Loại cơ cấu này là sự kết hợp giữa các vùng, lãnh thổ trong toàn quốc hoặc
trong toàn đơn vị cơ sở trong mỗi vùng.
- Cơ cấu các thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi… Loại cơ cấu này
phản ánh mối quan hệ, tỷ lệ chủ yếu giữa các thành phần kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế đối ngoại: phản ánh trình độ phân cơng lao động xã hội trong
nước và quốc tế, là mối quan hệ về tỷ lệ, hiệu quả giữa kinh tế trong nước và kinh tế
nước ngồi.
Tóm lại, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và
số lượng tương đối ổn định của các yếu tố, các bộ phận của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội, trong những không gian nhất
định. Do vậy, khi xem xét cơ cấu kinh tế phải xem xét một cách toàn diện, đa dạng
và khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phải chuyển dịch đồng bộ, không chỉ trên
các ngành, các lĩnh vực chủ yếu như công nghiệp – nơng nghiệp – dịch vụ mà cịn
cần chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu trong nội bộ ngành,
cơ cấu kinh tế đối ngoại… có chuyển dịch một cách toàn diện, đồng bộ như vậy,
mới có hiệu quả mong muốn.
Từ đó, cơ cấu ngành kinh tế được xem là một bộ phận cấu thành của cơ cấu
kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế,
biểu hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng
10


giữa các ngành với nhau, được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải

hiểu cơ cấu kinh tế theo những nội dung sau:
Một là, số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng các ngành kinh
tế ln ln vận động, nó ln được hồn thiện theo sự phát triển của phân công lao
động xã hội. Từ đầu thế kỷ XIX, theo nhà kinh tế học Colin Clark, căn cứ vào tính
chất chun mơn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành: Nhóm ngành sản
xuất những sản phẩm dựa trên sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm
nơng nghiệp và khai thác khống sản); Nhóm thứ hai, có chức năng gia cơng, chế
biến sản phẩm có nguồn gốc từ ngành thứ nhất: ngành công nghiệp chế biến. Ngành
thứ ba, khác với hai ngành trên, sản xuất ra sản phẩm vật chất hữu hình, sản xuất ra
sản phẩm vơ hình. Đến nay, cách phân loại này vẫn được áp dụng ở phổ biến các
quốc gia. Ngoài ta, cịn có nhiều cách phân loại ngành khác…và để thống nhất cách
phân loại ngành, Liên hiệp quốc (UN) thực hiện phân loại ngành kinh tế thành 3
khu vực: Khu vực I bao gồm các ngành nông-lâm-ngư nghiệp; Khu vực II là các
ngành công nghiệp – xây dựng; Khu vực III là các ngành thương mại – dịch vụ.
Hai là, mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao
gồm cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính
theo GDP, lao động, vốn, …) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân;
còn mặt chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của
sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Đó có thể là sự tác động trực tiếp
(cùng chiều hay ngược chiều) hay gián tiếp (theo cấp độ) giữa các ngành với
nhau…vv. Tùy thuộc vào sự biến đổi và mức độ phức tạp của sự phát triển trong
phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế mà mối quan hệ giữa các ngành
cũng thay đổi không ngừng.
Các đặc trƣng chủ yếu của cơ cấu ngành kinh tế
- Tính khách quan
Cơ cấu ngành kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát
triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Một cơ cấu ngành kinh tế
như thế nào và xu hướng chuyển dịch ra sao thì phụ thuộc vào những điều kiện
hoàn cảnh khách quan về thể chế chính trị, điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định
11



chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Khác với qui luật tự
nhiên, quy luật kinh tế vận động và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con
người. Vì vậy, trong quá trình hình thành và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế luôn
chịu tác động nhất định của con người, tuy nhiên sự tác động chủ quan này phải phù
hợp với qui luật khách quan. Điều này có nghĩa là ở mỗi giai đoạn nhất định, với
trình độ nhất định của sản xuất sẽ cần thiết và có khả năng tồn tại khách quan một
cơ cấu kinh tế thích hợp. Phát triển kinh tế trên một cơ cấu kinh tế hợp lý thì nền
kinh tế sẽ phát triển thuận lợi, ngược lại thì nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Việc
nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế đòi hỏi phải xác định đúng cơ cấu ngành kinh tế
của giai đoạn hiện tại (cả về mặt định tính và định lượng) và dự báo chính xác cơ
cấu ngành kinh tế trong tương lai. Việc kế thừa những tinh túy hoặc khắc phục
những nhược điểm của cơ cấu ngành kinh tế hiện tại để phát triển đúng đắn cơ cấu
ngành kinh tế tương lai là quan trọng.
- Tính lịch sử cụ thể về thời gian, khơng gian
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trình độ phát triển của vùng, quốc gia. Sự dịch
chuyển cơ cấu ngành kinh tế thể hiện chiều hướng phát triển của cơ cấu kinh tế. Cơ
cấu kinh tế ln có tính kế thừa, có nghĩa là cơ cấu ngành kinh tế mới trong từng
thời kỳ của từng địa phương và trong cả nước bao giờ cũng đứng trước một cơ cấu
của thời kỳ trước để lại. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, hoạt động các qui luật kinh tế đặc thù, các phương thức sản xuất sẽ quyết định
sự khác biệt về cơ cấu kinh tế mỗi vùng, mỗi nước. Cơ cấu kinh tế phản ánh tính
qui luật chung của q trình phát triển (đó là chuyển từ cơ cấu bất hợp lý sang cơ
cấu hợp lý hơn) nhưng sự biểu hiện cụ thể phải thích ứng đặc thù của mỗi nước,
mỗi vùng về tự nhiên, kinh tế, lịch sử. Không một cơ cấu mẫu chung cho nhiều
nước khác nhau. Mỗi nước, mỗi vùng cần thiết phải lựa chọn một cơ cấu ngành
kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển lịch sử.
- Cơ cấu ngành kinh tế luôn biến đổi theo hướng ngày càng hồn thiện.
Sự biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi và phát triển không ngừng của tiến bọ

khoa học – kỹ thuật, cách mạng thông tin, … cơ cấu ngành kinh tế luôn vận động,
phát triển và chuyển hóa cho nhau. Cơ cấu ngành kinh tế cũ dịch chuyển dần dần và
hình thành cơ cấu ngành kinh tế mới. Cơ cấu ngành kinh tế mới này ra đời và thay
12


thế cơ cấu ngành kinh tế cũ. Sau đó, cơ cấu ngành kinh tế mới lại không phù hợp và
được thay thế bằng cơ cấu ngành kinh tế mới ở trình độ cao hơn, hồn thiện hơn.
Cứ như thế, cơ cấu ngành kinh tế vận động biến đổi không ngừng từ đơn giản đến
phức tạp, từ đơn điệu đến đa dạng, từ ít hồn thiện đén hồn thiện hơn. Sự vận động
biến đổi đó do tác động của các qui luật kinh tế xã hội, do yêu cầu phát triển văn
minh nhân loại. Cơ cấu ngành kinh tế không chỉ giới hạn ở các quan hệ giữa các
ngành và có tính ổn định mà nó ln thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của
nền kinh tế trong từng thời kỳ.
1.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày
càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động,
thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu khơng ổn định.
Trong q trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mỗi quốc gia, mỗi ngành
hay mỗi vùng lãnh thổ, có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới (sản phẩm
hay dịch vụ mới) hay có thể loại ra khỏi cơ cấu kinh tế những ngành (sản phẩm hay
dịch vụ) khơng cịn phù hợp hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ
trọng của một ngành (một sản phẩm, dịch vụ…) nào đó. Việc chuyển dịch ngành
phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ
cấu cũ, lạc hậu, hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến, hoàn thiện và hoàn
thiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới tiên tiến, hiện đại và phù hợp hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tạo điều kiện giải quyết sự
bất bình đẳng giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình sắp xếp lại tỷ trọng
các ngành, các loại hình doanh nghiệp theo hướng tăng cường các ngành, các loại
hình doanh nghiệp có trình độ khoa học cơng nghệ cao hơn, tiên tiến hơn, từ đó tạo
ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ bố trí lại lãnh thổ, đơ thị hóa
nơng thơn, miền núi, sẽ tạo sự phát triển bình đẳng giữa các vùng, đưa miền núi tiến
kịp miền xi, đồng thời qua đó thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.
13


Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và
khai thác tối ưu các nguồn lực và các lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và
ổn định, giải quyết cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội thì mỗi vùng lãnh thổ phải xác
định được một cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành kinh tế nói riêng một cách
hợp lý, trang bị kỹ thuật hiện đại và ứng dụng rộng rãi các phương pháp sản xuất,
quản lý tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế….
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là bước phát triển tất yếu của mỗi quốc gia,
mỗi vùng lãnh thổ. Nó là quá trình thực hiện phương pháp cơng nghiệp trong các
ngành và các lĩnh vực kinh tế, là quá trình phát triển kĩ thuật và công nghệ hiện đại
cũng như phương pháp quản lý tiên tiến trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao trùm tồn bộ q trình phát triển kinh
tế. Nội dung chính của q trình đó là đưa sản xuất nhỏ, lên sản xuất lớn, thực
hiện cách mạng khoa học kĩ thuật và phân công lại lao động xã hội, do đó, nó tác
động tới tất cả các ngành kinh tế. Vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thống
nhất bản chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, từ đó vận dụng một cách
phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong nội bộ ngành
trong việc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Điều
đó thể hiện ở các mặt:
Một là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nhiệm vụ tất yếu, một

quy luật có tính phổ biến đối với mỗi vùng kinh tế, để chuyển từ trạng thái lạc hậu,
kém phát triển và phụ thuộc sang một xã hội phát triển và văn minh.
Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là đảm bảo sự phát triển
kinh tế xã hội nhanh, ổn định và vững chắc, khai thác có hiệu quả các nguồn lực
trong nội bộ các ngành, để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây
dựng xã hội văn minh công nghiệp. Mục tiêu này được thực hiện dần từng bước,
trong mỗi giai đoạn đều có những ưu tiên riêng.
Ba là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm những nội dung khác nhau,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những nội dung cơ bản là là ứng dụng kĩ thuật,
phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại đối với tất cả các ngành kinh tế, trước hết là
những ngành chiếm vị trí quan trọng nhất. Xây dựng cơ cấu đa ngành, trong đó sự
14



×