Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Bào chữa chỉ định theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.71 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Tăng Quốc Thừa

BÀO CHỮA CHỈ ĐỊNH THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Tăng Quốc Thừa

BÀO CHỮA CHỈ ĐỊNH THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng của tôi.
Các số liệu, tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã cơng
bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Tăng Quốc Thừa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ
BÀO CHỮA CHỈ ĐỊNH ................................................................................. 8
1.1.Những vấn đề lý luận về bào chữa chỉ định trong luật tố tụng hình sự
........................................................................................................................... 8
1.2. Khái quát về bào chữa chỉ định trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam ......................................................................................................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG BÀO CHỮA CHỈ ĐỊNH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 42
2.1. Kết quả đạt đƣợc. ..................................................................................... 42
2.2. Những hạn chế, vƣớng mắc trong việc bào chữa chỉ định và nguyên nhân
......................................................................................................................... 48
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TỐT BÀO
CHỮA CHỈ ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 57

3.1. Tăng cƣờng triển khai các biện pháp bảo đảm thực hiện tốt quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bào chữa chỉ định tại thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 57
3.2. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bào chữa
chỉ định ............................................................................................................ 61
3.3. Các giải pháp khác ................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CHXHCN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CQĐT

: Cơ quan điều tra

GCNNBC


: Giấy chứng nhận ngƣời bào chữa

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

TA

: Tòa án

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

THTT

: Tiến hành tố tụng

TTHS

: Tiến hành tố tụng

UBMTTQ

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc


VKS

: Viện kiểm sát


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng vụ án hình sự do ngƣời dƣới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016 ................. 43
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng bị cáo là ngƣời CTN trong tổng số bị cáo bị xét
xử từ năm 2012 đến 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh ................................... 44
Bảng 2.3: Thống kê số lƣợng bị cáo thuộc đối tƣợng bào chữa chỉ định tại
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................... 45
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát lý do khiến ngƣời bào chữa chỉ định có đƣợc các
cơ quan tiến hành tố tụng tạo thuận lợi hơn ngƣời bào chữa đƣợc mời ......... 46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền đƣợc xét xử công bằng thực chất là một tập hợp các bảo đảm tố
tụng nhằm bảo đảm quá trình xét xử đƣợc cơng bằng, trong đó bao gồm các
khía cạnh nhƣ đƣợc bình đẳng trƣớc tịa án, đƣợc suy đốn vơ tội; không bị áp
dụng hồi tố; và không bị bỏ tù chỉ vì khơng hồn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng. Mỗi bảo đảm này đƣợc coi nhƣ một quyền con ngƣời.
Trong những năm vừa qua, việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa nói
chung cũng nhƣ bào chữa chỉ định đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Cụ
thể là, về thể chế, hệ thống pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ nội
dung, phạm vi của quyền bào chữa cũng nhƣ cơ chế bảo đảm thực hiện quyền
này trên thực tế. Về thực tiễn, việc bào chữa cho ngƣời bị buộc tội đƣợc các
luật sƣ tích cực tham gia góp phần cải thiện một bƣớc chất lƣợng hoạt động tố
tụng, làm tăng tính dân chủ, cơng bằng tại các phiên tịa, giảm tình trạng oan,

sai; cơ chế phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của các CQTHTT trong việc
bảo đảm thực hiện bào chữa chỉ định đƣợc cải thiện đáng kể. Về các bảo đảm
của nhà nƣớc, đội ngũ luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý dƣới sự quản lý nhà nƣớc
của Bộ Tƣ pháp không ngừng phát triển cả về số lƣợng và trình độ chuyên
môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bào chữa chỉ định trong tố tụng hình
sự [6, tr. 2].
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc bào chữa chỉ định vẫn còn tồn
tại những hạn chế nhƣ quy định của pháp luật chƣa kịp thời theo kịp thực tiễn
cải cách tƣ pháp; nhận thức của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về
vị trí, vai trị của ngƣời bào chữa chƣa đầy đủ nên hoạt động bào chữa cịn
những khó khăn nhất định. Số lƣợng luật sƣ hiện có so với số dân cịn thấp
với sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền...
Đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp thể hiện qua các Nghị quyết số 08NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm Công tác tƣ pháp trong thời gian tới,
1


Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 cũng
nhƣ yêu cầu hội nhập quốc tế, Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015... đã đƣợc thơng qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2018
thể hiện chính sách hình sự của Đảng và nhà nƣớc ta mang tính nhân đạo,
hƣớng thiện, giúp đỡ ngƣời phạm tội trở thành ngƣời có ích trong xã hội [2].
Pháp luật tố tụng hình sự nƣớc ta quy định những trƣờng hợp chỉ định tham
gia của ngƣời bào chữa chính là một biểu hiện sinh động của việc đề cao
quyền con ngƣời. Sự tham gia chỉ định của ngƣời bào chữa không chỉ là việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị buộc tội mà nhằm bảo vệ công
lý, bảo vệ sự thật khách quan của vụ án. Sự tham gia của ngƣời bào chữa
khơng phụ vào ý chí của ngƣời bị buộc tội đối với những trƣờng hợp đặc biệt
theo luật định không làm mất đi quyền bào chữa của họ mà còn là sự bảo đảm
bổ sung cho quyền bào chữa của họ. Quy định này là một biểu hiện của giá trị
nhân văn cao nhất trong tiến trình lập pháp của nhà nƣớc ta.

Từ thực tiễn tham gia bào chữa các vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả nhận thấy quy định của pháp luật TTHS hiện hành đã bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập và trong thực tiễn áp dụng.
Do đó, tác giả chọn đề tài: “Bào chữa chỉ định theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn
thạc sĩ cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng chế định bào chữa trong TTHS, ngƣời
bào chữa chỉ định tại Việt Nam trong các vụ án mà pháp luật địi hỏi phải có
ngƣời bào chữa. Trong khoa học pháp lý TTHS, qua khảo sát cho thấy chƣa
thấy cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về bào chữa chỉ định trong tố tụng hình
sự, đối với bào chữa nói chung trong tố tụng hình sự thì có một số cơng trình
nghiên cứu đã đƣợc cơng bố nhƣ sau:
2


- Đỗ Quang Thái (1998), Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ. Luận văn phân tích về
những biện pháp nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong
TTHS, còn về bào chữa chỉ định trong TTHS thì luận văn chƣa đề cập [34].
- Đào Thị Thu Hƣơng (2009), Sự tham gia bắt buộc của ngƣời bào chữa
trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, luận văn có sự phân tích
sâu sắc về việc bào chữa chỉ định trong TTHS, tuy nhiên luận văn chỉ phân
tích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong trƣờng hợp bào chữa chỉ
định mà chƣa phân tích sâu sắc về quyền của bị can, bị cáo trong trƣờng hợp
bào chữa chỉ định [18].
- Nguyễn Phạm Duy Trang (2007), Sự tham gia ngƣời bào chữa trong
các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự, Luận văn thạc sị. Luận
văn tập trung phân tích quyền và nghĩa vụ của của những ngƣời bào chữa
trong TTHS, cụ thể ở các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố mà không đề cập

đến vấn đề bòa chữa chỉ định trong TTHS [37].
- Vũ Văn Thìn (1996), Ngƣời bào chữa trong TTHS, Luận văn thạc sĩ,
Luận văn tập trung phân tích về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bào chữa trong
TTHS. Đối với bào chữa chỉ định trong TTHS ít đề cập đến [35].
- Phạm Thế Hùng (2017), Hoạt động của Luật sư trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Luận văn đã làm rõ một số
vấn đề lý luận về hoạt động của luật sƣ trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án
hình sự; phân tích đƣợc quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động
của luật sƣ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lƣợng hoạt động của luật sƣ trong giai đoạn điều tra vụ án vụ án
hình sự ở thành phố Hà Nội [15].
- Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong TTHS, luận án Tiến sĩ. Luận án tập trung phân tích về quyền bào chữa
3


trong TTHS của bị can, bị cáo nói chung, luận án cũng có phân tích về những
trƣờng hợp bào chữa chỉ định, tuy nhiên vấn đề này chỉ một khía cạnh nhỏ
của đề tài [32].
- Ngô Thị Ngọc Vân (2016), “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Luận án tiến sĩ luật học, Luận án đã làm
rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động bào chữa của luật sƣ trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án vụ án hình sự; đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động hoạt
động bào chữa của luật sƣ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án vụ án hình sự
ở Việt Nam; đồng thời phân tích, chỉ ra một số bất cập trong quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động bào chữa của luật sƣ trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án vụ án hình sự, những vƣớng mắc trong áp dụng cũng
nhƣ nguyên nhân của nó. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án
đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động bào chữa của
luật sƣ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án vụ án hình sự [44].

- Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2016), Tài liệu Hội thảo khoa học “Nâng
cao vai trò của Luật sƣ trong tố tụng hình sự”, Hà Nội. Trong hội thảo, nhiều tác
giả cho rằng, vai trò của luật sƣ trong tố tụng hình sự Việt Nam cịn hết sức
mờ nhạt và không thể trở thành đối trọng cân bằng với bên buộc tội [40].
Ngồi ra cũng có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề bào chữa chỉ
định theo luật TTHS nhƣ: Nhóm nghiên cứu của văn phòng luật sƣ NH
Quang & Cộng sự thực hiện trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cƣờng Năng
lực Hội luật gia Việt Nam” nghiên cứu khảo sát Luật sƣ chỉ định theo pháp
luật TTHS và thực tiễn tại Việt Nam; PGS.TS Phạm Hồng Hải (1999), Đảm
bảo quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội. Nôi dung cuốn sách cũng phân tích
những biện pháp nhằm bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội trong
tố tụng hình sự.
Nhìn chung, với những đề tài trên của các tác giả chỉ đề cập đến một số
khía cạnh cụ thể về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, về chức năng bào chữa
4


và ngƣời bào chữa trong TTHS, về chế định tham gia bắt buộc của ngƣời bào
chữa trong TTHS, mà chƣa có cơng trình nghiên cứu một cách khái qt và
tồn diện về cả lý luận và thực tiễn về bào chửa chỉ định trong TTHS Việt
Nam. Do vậy, việc nghiên cứu về bào chữa chỉ định trong TTHS Việt Nam có
một ý nghĩa rất quan trong cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu một vấn đề lý luận chung về bào chữa chỉ định,
phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp với những quy định của pháp luật về
bào chữa chỉ định của ngƣời bị buộc tội và thực trạng thực hiện bào chữa chỉ
định của ngƣời bị buộc tội tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đƣa ra những
đề xuất bào đảm thực hiện quyền bào chữa chỉ định của ngƣời bị buộc tội
trong tố tụng hình sự.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ yêu cầu đƣợc đặt ra
là:
- Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về bào chữa chỉ định trong tố
tụng hình sự nhƣ khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa và cơ sở của bào
chữa chỉ định trong tố tụng hình sự;
- Nghiên cứu, làm rõ quy định của pháp luạt tố tụng hình sự về bào
chữa chỉ định trong tố tụng hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu thực tiện thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 về
bào chữa chỉ định tại thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là lý luận, quy
định của pháp luật về bào chữa chỉ định và thực tiễn bào chữa chỉ định tại
thành phố Hồ Chí Minh.
5


Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định
của BLTTHS năm 2003 trong mối liên quan với BLTTHS năm 2015, chỉ ra
những bất cập trong quy định của BLTTHS năm 2003 về bào chữa chỉ định
đã đƣợc khắc phục trong quy định của BLTTHS năm 2015 và những bất cập
chƣa đƣợc khắc phục cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện; Ngoài ra, những
văn bản pháp lý quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu cũng đƣợc
đề cập nhằm làm sáng tỏa mức độ vận dụng của pháp luật Viện Nam so với
chuẩn mực quốc tế.
Về Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện quy định của
BLTTHS năm 2003 về bào chữa chỉ định trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
từ năm 2012 đến năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã vận dụng các quan điểm, phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa Mác Lenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng và Nhà nƣớc ta về pháp luật, về quyền con ngƣời nói chung, quyền
cơng dân trong xã hội, phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện quyền cơng dân có
hiệu quả.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các quy định của pháp luật liên quan
đến bào chữa chỉ định và sau đó tổng hợp lại những vấn đề đã phân tích để có
cái nhìn để tổng quan về vấn đề; phƣơng pháp thống kê nhằm cung cấp số
liệu thực tiễn làm cho luận văn có tính thuyết phục cao; phƣơng pháp trao đổi
ý kiến với chuyên gia với mục đích tham khảo thêm những quan điểm của
những ngƣời nghiên cứu pháp luật tăng thêm tính khách quan cho việc nghiên
cứu nhựng quy định của pháp luật về bào chữa chỉ định trong quá khứ đạt kết
quả cao; phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để tạo cơ sở cho việc
đề xuất những kiến nghị có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý luạn về bào
chữa chỉ định trong tố tụng hình sự;
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc sữa đổi, bổ sung BLTTHS, đồng thời có ý nghĩa nhƣ một đề xuất
mang tính khoa học góp phần hồn thiện chế định bào chữa chỉ định trong
TTHS Việt Nam. Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học
tập, nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến bào chữa chỉ định; cho
những ngƣời tiến hành tố tụng và đặc biệt là cho các luật sƣ khi tham gia tố
tụng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao

gồm ba chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật về bào chữa chỉ
định
Chương 2. Thực trang bào chữa chỉ định tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Các giải pháp đảm bảo thực hiện bào chữa chỉ định tại
thành phố Hồ Chí Minh

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT
VỀ BÀO CHỮA CHỈ ĐỊNH
1.1. Những vấn đề lý luận về bào chữa chỉ định trong luật tố tụng
hình sự.
1.1.1. Khái niệm về bào chữa chỉ định.
Vấn đề quyền con ngƣời và bảo đảm quyền con ngƣời là những vấn đề
quan trọng trong mỗi quốc gia và là biểu thị của một xã hội văn minh. Các
vấn đề này đƣợc ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý về quyền con
ngƣời. Cụ thể một số văn bản quốc tế nhƣ: Tuyên ngôn thế giới về quyền con
ngƣời, công ƣớc châu Mỹ về quyền con ngƣời, công ƣớc Châu Phi về quyền
con ngƣời và công dân… Các bản Hiến pháp của Việt Nam năm từ trƣớc đến
nay điều có quy định Nhà nƣớc có nghĩa vụ bảo đảm quyền bào chữa của
ngƣời bị buộc tội trong quá trình tố tụng hình sự.
Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, Nhà nƣớc ln có những
quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân. Một trong các hình thức
thực hiện quyền cơng dân đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện chính là quyền
đƣợc bảo vệ mình trƣớc cơ quan pháp luật, trong đó có quyền bào chữa.
Quyền bào chữa đƣợc ghi nhận trong BLTTHS là cần thiết, giúp CQTHTT
giải quyết vụ án đƣợc khách quan và tránh đƣợc việc làm oan ngƣời vô tội.

Hơn nữa, việc tranh tụng công bằng giữa bên buộc tội (Nhà nƣớc) với bên gỡ
tội (Ngƣời bị buộc tội, Ngƣời bào chữa) trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự sẽ tạo ra cơ chế thuận lợi cho hoạt động TTHS đƣợc tiến hành có hiệu quả.
Đó cũng là một trong những cơ sở giúp Tịa án giải quyết vụ án đƣợc chính
xác.
Xung quanh khái niệm quyền bào chữa, hiện nay có nhiều quan điểm
khác nhau. Cụ thể nhƣ:
8


- Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền bào chữa là tổng hòa các hành vi
tố tụng đối với việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can khơng có lỗi hoặc
làm giảm trách nhiệm của bị can [8, tr.14].
- Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền bào chữa đƣợc hiểu rộng hơn, nó
khơng chỉ dừng lại ở việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can khơng có lỗi
hay làm giảm trách nhiệm của bị can mà nó cịn đƣợc thể hiện trong cả việc
bảo đảm các quyền và lợi ích đƣợc pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi
chúng không trực tiếp liên quan đến việc làm giảm nhẹ trách nhiệm của bị can
trong vụ án [7, tr.18].
- Quan điểm thứ ba cho rằng, quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị
can, bị cáo mà còn thuộc về ngƣời bị tinh nghi phạm tội, ngƣời bị kết án,
ngƣời bào chữa, bị đơn dân sự và ngƣời đại diện hợp pháp của họ [11, tr.20].
- Quan điểm thƣ tƣ cho rằng, quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là
tổng hịa các hành vi tố tụng do ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ngƣời bị kết
án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận
một phần hay toàn bộ sự buộc tội của CQTHTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ
trách nhiệm của mình trong vụ án hình sự [8, tr. 29-30].
- Quan điểm thứ năm cho rằng, trong TTHS, bị can, ngƣời bị tình nghi
cũng nhƣ những công dân tham gia trong TTHS khác, trong đó có cả ngƣời bị
hại đều cần tới sự bảo vệ các lợi ích có thể bị xâm hại [11, tr. 17].

Quan điểm thứ sáu cho rằng, “không chỉ có bị cáo mà cả người bị hại
cũng cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và cả những người
khác cũng vậy, nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”. [18, tr. 107].
- Quan điểm thứ bảy cho rằng: “Quyền bào chữa là tổng hòa các hành
vi tố tụng hướng tới việc bãi bỏ sự buộc tội và xác định bị can khơng có lỗi
hoặc nhằm làm giảm trách nhiệm của bị can” [11, tr. 67]. Quyền này đƣợc
hiểu rộng, nó khơng chỉ dừng lại ở việc bãi bỏ sự buộc tội và xác định bị can
9


khơng có lỗi hay làm giảm trách nhiệm của bị can mà nó cịn đƣợc thể hiện
trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp đƣợc pháp luật bảo vệ của
bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan đến việc làm giảm trách
nhiệm của bị can trong vụ án. Quan điểm này quá hẹp và khơng chính xác vì
một ngƣời tham gia tố tụng với tƣ cách bị can khi cơ quan có thẩm quyền có
đủ căn cứ xác định họ là ngƣời thực hiện hành vi phạm tội và ra quyết định
khởi tố bị can. Trong tố tụng hình sự, khái niệm bị can chỉ tồn tại cho đến thời
điểm trƣớc khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử sau đó vụ án đƣợc tiếp tục
thì tƣ cách là bị cáo. Nếu thừa nhận quan điểm về quyền bào chữa của bị can
thì vơ hình chung đã tƣớc đi quyền bào chữa của bị cáo, trong giai đoạn họ là
ngƣời bị buộc tội thể hiện ở việc truy tố của VKS và Tịa án xem xét có tơi
hay khơng có tội.
- Quan điểm thứ tám cho rằng: “Quyền bào chữa không thuộc về bị
can, bị cáo mà còn thuộc về ngƣời bị tình nghi, ngƣời bị kết án, ngƣời bào
chữa, bị đơn dân sự và nguyên đơn dân sự” [30, tr. 40].
Hiện nay, khái niệm về quyền bào chữa trong TTHS đƣợc hiểu rất khác
nhau và thực tế nó cũng đƣợc quy định khác nhau trong TTHS của các nƣớc.
Qua việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về quyền bào chữa cũng nhƣ
những quy định về quyền bào chữa trong pháp luật TTHS của một số nƣớc,
tác giả hoàn toàn đống ý với quan điểm cho rằng, quyền bào chữa là quyền

của ngƣời bị buộc tội. Tại Điều 11 BLTTHS 2003 quy định về đảm bảo
quyền bào chữa nhƣ sau: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Nhƣ vậy, theo quy định của BLTTHS
2003 thì ngƣời bị buộc tội là ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Họ thực chất là
một ngƣời, nhƣng ở từng giai đoạn tố tụng khác nhau thì có tên gọi khác
nhau. Trên cơ sở này, BLTTHS 2015 quy định theo tinh thần Hiến pháp 2013
về việc mở rộng ngƣời bị buộc tội còn bao gồm cả ngƣời bị bắt và ngồi việc
họ có quyền đƣợc nhận sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
10


Nhƣ vậy: Quyền bào chữa của người bị buộc tội có thể hiểu là tổng thể
các quyền mà pháp luật quy định, cho phép họ có thể sử dụng nhằm bác bỏ
một phần hay toàn bộ sự buộc tội và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quyền bào chữa là một chuẩn mực bắt buộc [16] trong quyền đƣợc xét
xử công bằng [17], có tính chất quan trọng đƣợc pháp luật nhân quyền quốc tế
và tập quán quốc tế bảo vệ. Quyền bào chữa đƣợc ghi nhận trong các công
ƣớc Quốc tế và có hiệu lực ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý với các quốc gia
thành viên.
Bản chất pháp lý của quy định bào chữa chỉ định là xuất phát từ yêu
cầu bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự. Đối với một số trƣờng hợp
một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ mức khung hình phạt là tử hình; bị can, bị cáo
là ngƣời chƣa thành niên; ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất và tinh thần thì
Nhà nƣớc đã chủ động tạo ra sự đối trọng giữa hai bên: bên buộc tội và bên
gỡ tội để bảo đảm quyền bào chữa cho ngƣời bị buộc tội đƣợc thực hiện
quyền của họ.
Chủ thể của quyền bào chữa chỉ định bao gồm những đối tƣợng sau:
- Bị can, bị cáo về theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình
đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự;
- Bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể

chất hay tâm thần.
Chủ thể thực hiện bào chữa chỉ định là Luật sƣ, bào chữa viên nhân
dân và ngƣời đại diện của ngƣời bị buộc tội và trợ giúp viên pháp lý.
“Chỉ định” theo nghĩa phổ thơng là cấp hoặc ngƣời có thẩm quyền
quyết định chọn hay cử ra để làm một việc. Trong tố tụng hình sự Việt Nam
thì, Trong những trƣờng hợp nói trên, bếu bị can, bị cáo không mời ngƣời bào
chữa thì cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tịa án phải u cầu Đồn luật
sƣ phân cơng Văn phịn luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho họ hoặc đề nghi Ủy
11


ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cƣ ngƣời
bào chữa cho thành viên của tổ chức mình [23, Đ. 57].
Bào chữa chỉ định xuất phát từ quy định của pháp luật TTHS về quyền
bào chữa của ngƣời bị buộc tội.
Theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam, ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm
giữ, bị can, bị cáo đƣợc quyền sử dụng tất cả những biện pháp nhằm chống
lại, bác bỏ, phủ nhận lời buộc tội của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc để
giảm nhẹ TNHS của mình trong vụ án. Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc thì,
thơng thƣờng sự tham gia của luật sƣ phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo,
ngƣời bị tạm giữ. Họ có thể trực tiếp mời hoặc ủy quyền cho ngƣời thân của
mình mời luật sƣ bào chữa. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặt biệt luật
quy định sự tham gia của ngƣời bào chữa vào trong vụ án khơng phụ thuộc
vào ý chí của bị can, bị cáo [20].
Trong một số trƣờng hợp đặc biệt luật quy định sự tham gia của ngƣời
bào chữa trong vụ án là bắt buộc nhƣ: Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy
định phạt tù cao nhất đến 20 năm, tù chung thân, tử hình; hoặc ngƣời bị buộc
tội là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần, ngƣời có
nhƣợc điểm về thể chất mà không thể tự bào bữa. Khi các chủ thể này hoặc
ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa cho họ hoặc đề

nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc cử ngƣời bào chữa cho thành viên của tổ chức
mình. Trong lý luận gọi đây là trƣờng hợp ngƣời bào chữa bắt buộc, còn trong
thực tiễn gọi đây là bào chữa chỉ định.
Các trƣờng hợp bào chữa chỉ định trƣớc hết, ngƣời bị buộc tội phải
đƣợc bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa nhƣ tất cả những ngƣời bị buộc tội
khác, tức là vẫn có quyền tự bào chữa và nhờ ngƣời khác bào chữa, và các
CQTHTT phải đảm bảo cho họ đƣợc thực hiện quyền này. Tuy nhiên, sự
tham gia của ngƣời bào chữa trong các trƣờng hợp bào chữa chỉ định có
những điểm khác biệt so với trƣờng hợp thông thƣờng ở những điểm sau:
12


- Cơ sở pháp lý đầu tiên để ngƣời bào chữa tham gia vào vụ án là sự
chủ động thực hiện nghĩa vụ đảm bảo quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội
từ phía CQTHTT bằng cách yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sƣ hoặc Ủy ban
mặt trận tổ quốc cử ngƣời bào chữa;
- Quyết định quản lý của Đoàn luật sƣ hoặc Ủy ban mặt trận tổ quốc là
cơ sở pháp lý tiếp theo để ngƣời bào chữa tham gia vào vụ án chứ không phải
là sự thỏa thuận giữa bị can, bị cáo với ngƣời bào chữa.
- Bào chữa chỉ định trong TTHS là quy định rất nhân đạo và tiến bộ của
BLTTHS nƣớc ta. Quy định của luật về các trƣờng hợp bào chữa chỉ định là
nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền của ngƣời bị buộc tội và cũng đƣợc xem
nhƣ là: “sự nhân đôi đảm bảo quyền bào chữa của họ” [20, tr.41]. Quyền bào
chữa không chỉ cần thiết cho ngƣời bị buộc tội mà cịn cần thiết và có lợi cho
chính các CQTHTT, cho nhiệm vụ xác định sự thật khách quan của vụ án, xét
xử đúng ngƣời đúng tội, không để lọt tội phạm và không là oan ngƣời vô tội.
Bào đảm quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội là nguyên tắc của TTHS và là
nghĩa vụ của các CQTHTT phải thực hiện trên thực tế.
Bào chữa chỉ định trong tố tụng thể hiệnsự đảm bảo tuyệt đối quyền có
ngƣời bào chữa của ngƣời bị buộc tội từ CQTHTT theo quy định của pháp

luật. Đây là một phƣơng thức bảo đảm quyền bào chữa; không là trƣờng hợp
đƣơng nhiên đƣợc đảm bảo mà chỉ áp dụng cho một số đối tƣợng theo quy
định pháp luật.
Từ sự phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm bào chữa chỉ định nhƣ sau:
Bào chữa chỉ định trong tố tụng hình sự là hoạt động của người bào
chữa cho người bị buộc tội trong những trường hợp do pháp luật quy định,
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn
luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho
thành viên của tổ chức mình.
13


Đặc điểm bào chữa chỉ định
- Bào chữa chỉ định trong tố tụng hình sự là một trong những hình thức
bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Trong tố tụng hình sự, Ngƣời bào chữa do ngƣời bị buộc tội hoặc ngƣời
đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, nếu bị
can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ khơng mời ngƣời bào chữa
thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đảm bảo có ngƣời bào chữa
tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời bị buộc tội.
Trong những trƣờng hợp này nếu khơng có sự tham gia của ngƣời bào chữa là
vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng.
- Đảm bảo sự tham gia của người bào chữa trong trường hợp bào chữa
chỉ định là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Đối với những trƣờng hợp bào chữa chỉ định, sự tham gia hay không
tham gia của ngƣời bào chữa vẫn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời bị buộc tội
hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ. Mặc dù cơ quan tiến hành tố tụng đã đề
nghị hoặc yêu cầu cử ngƣời bào chữa nhƣng ngƣời bị buộc tội và ngƣời đại
diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi ngƣời bào

chữa.
- Trong trường hợp bào chữa chỉ định thì người bị buộc tội khơng phải
trả chi phí cho việc bào chữa.
Theo quy định của Thơng tƣ liên tịch số 191/2014/TTLT của Bộ Tƣ
pháp và Bộ tài chính hƣớng dẫn về kinh phí để chi trả thù lao và các khoản
chi phí cho luật sƣ tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố
tụng thì: Kinh phí để chi trả thù lao và các khoản chi phí cho luật sƣ tham gia
tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc bố trí trong dự tốn
ngân sách hàng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tố tụng nào
yêu cầu luật sƣ bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sƣ, cụ thể:
14



×