Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ y học: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP,
BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ
(OCIMUM BASILICUM L., LAMIACEAE)
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP,
BÁN TRƯỜNG DIỄN VÀ TÁC DỤNG
GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ
(OCIMUM BASILICUM L., LAMIACEAE)


TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Minh Thu

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tơi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam, Phòng đào tạo Sau đại học, các Bộ mơn, Khoa phịng của
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, là nơi trực tiếp đào tạo và tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể thầy cơ, các anh chị kỹ
thuật viên, các em sinh viên đang nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lý Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Bộ môn Thực vật - Trường Đại học
Dược Hà Nội đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong q trình tơi thực hiện và
nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Minh Thu, người thầy hướng dẫn trực tiếp, luôn theo sát, thường xuyên giúp
đỡ, cho tôi nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập và nghiên
cứu để hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã
luôn đồng hành, động viên, chia sẻ với tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Luận văn hồn thành có nhiều tâm huyết của người viết, song vẫn khơng
thể tránh khỏi sai sót. Xin cảm ơn sự đóng góp chân thành của q thầy cơ,
anh chị em bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Loan, học viên cao học khóa 12 Học viện Y Dược học
cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thu.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố.
3. Các số liệu, thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày …… tháng …. năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thị Loan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

AST


Aspartate transaminase

ALT

Alanine aminotransferase

ĐVTN

Động vật thực nghiệm

IASP

Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về

International Association

đau

for the Study of Pain

Thuốc chống viêm không steroid

Non-steroidal anti-

NSAID

inflammatory drugs
OECD


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

Oganisation for Economic

tế

Co – operation and
Development

SD

Độ lệch chuẩn

Standard deviation

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health
Organization

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ............................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 3
1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau .......................................................... 3
1.1.3. Phân loại đau ....................................................................................... 4
1.1.4. Thuốc điều trị và giảm đau .................................................................. 6
1.2. ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .......................................................... 7
1.2.1. Sơ lược quan niệm đau theo y học cổ truyền ...................................... 7
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chứng đau theo YHCT ........ Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Chứng tý theo quan niệm y học cổ truyền ....... Error! Bookmark not
defined.
1.3. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG HÚNG QUẾ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ............................................................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................... 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ..................................................... 12
1.4. CÂY HÚNG QUẾ.................................................................................... 13
1.4.1. Một số đặc điểm chung của cây Húng quế........................................ 13
1.4.2. Thành phần hóa học cây Húng quế ................................................... 14
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH .............................. 16
1.5.1. Dược liệu làm thuốc và yêu cầu cần thiết tiến hành thử độc tính ..... 16
1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp ....................................... 17
1.5.3. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn ................... 19
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢM ĐAU ....... 22
1.6.1. Phương pháp gây đau bằng nhiệt ...................................................... 22



1.6.2. Phương pháp gây đau bằng cơ học.................................................... 22
CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................... 24
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................... 24
2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 24
2.3. ĐỘNG VẬT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ....................................... 25
2.4. TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ... 25
2.5. THUỐC VÀ HÓA CHẤT DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU .................. 27
2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 27
2.6.1. Nghiên cứu độc tính cấp .................................................................... 27
2.6.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn ................................................ 28
2.6.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế.................. 32
2.7. CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................... 33
2.7.1. Độc tính cấp đường uống của dịch chiết Húng quế .......................... 33
2.7.2. Độc tính bán trường diễn của dịch chiết Húng quế........................... 34
2.7.3. Tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế .................................... 34
2.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................................... 34
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35
2.10. CÁCH KHẮC PHỤC SAI SỐ ............................................................... 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 36
3.1. ĐỘC TÍNH CẤP CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ ............................... 36
3.2. THỬ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG
QUẾ........................................................................................................... 37
3.2.1. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến thể trạng thỏ ..................... 37
3.2.2. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến huyết học của thỏ thí
nghiệm ................................................................................................... 39
3.2.3. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến chức năng gan thỏ thí
nghiệm ................................................................................................... 45



3.2.4. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến chức năng thận thỏ .......... 50
3.2.5. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến điện tim thỏ...................... 54
3.3. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ ................. 57
3.3.1. Thử tác dụng giảm đau bằng phương pháp mâm nóng ..................... 57
3.3.2. Thử tác dụng giảm đau bằng phương pháp rê kim............................ 58
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................. 59
4.1. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA DỊCH CHIẾT
HÚNG QUẾ .............................................................................................. 59
4.1.1. Độc tính cấp của dịch chiết Húng quế............................................... 59
4.1.2. Độc tính bán trường diễn của dịch chiết Húng quế........................... 60
4.2. VỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA DỊCH CHIẾT HÚNG QUẾ .......... 68
4.2.1. Tác dụng giảm đau trên mơ hình gây đau bằng phương pháp mâm
nóng ....................................................................................................... 68
4.2.2. Tác dụng giảm đau trên mơ hình gây đau bằng phương pháp rê kim ......69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Đặc điểm đau cấp tính và đau mạn tính........................................ 5

Bảng 3.1.

Số chuột chết/sống và quan sát cơ quan phủ tạng chuột tại ngày
D7 ................................................................................................ 36


Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến trọng lượng thỏ ....... 37

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến một số hoạt động sinh lý
hàng ngày của thỏ trong thời gian dùng thuốc ........................... 39

Bảng 3.4.

Hàm lượng hemoglobin (g/L) của thỏ ở các thời điểm nghiên
cứu ........................................................................................ 40

Bảng 3.5.

Số lượng hồng cầu (T/L) trong máu thỏ ở các lô nghiên cứu .... 41

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến số lượng bạch cầu (G/L)
trong máu thỏ tại các thời điểm nghiên cứu ............................... 42

Bảng 3.7.

Tỷ lệ (%) các loại bạch cầu (BC) thỏ ở các lô nghiên cứu ......... 43

Bảng 3.8.

Lượng hematocrit (%) trong máu thỏ ở các lô nghiên cứu ........ 44


Bảng 3.9.

Số lượng tiểu cầu (G/L) trong máu thỏ ở các thời điểm nghiên
cứu ............................................................................................... 44

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến thể tích trung bình hồng
cầu (fL) thỏ ................................................................................. 45
Bảng 3.11. Hàm lượng AST (U/L) trong huyết thanh thỏ tại các thời điểm
NC ............................................................................................... 46
Bảng 3.12. Hàm lượng ALT (U/L) trong huyết thanh thỏ ở các thời điểm NC .46
Bảng 3.13. Hàm lượng bilirubin toàn phần (mol/L) trong huyết thanh thỏ 47
Bảng 3.14. Nồng độ protein toàn phần (g/L) trong máu thỏ ở các thời điểm
NC ............................................................................................... 47
Bảng 3.15. Hàm lượng creatinin (mol/L) của thỏ ở các lô nghiên cứu ...... 51
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế đến nhịp tim thỏ ............... 54
Bảng 3.17. Các chỉ số sóng điện tim của thỏ ở lô chứng .............................. 55


Bảng 3.18. Các chỉ số sóng điện tim thỏ ở lô uống dịch chiết Húng quế liều
0,6 g/kg/ngày  28 ngày liên tiếp ............................................... 55
Bảng 3.19. Các chỉ số sóng điện tim thỏ ở lô uống dịch chiết Húng quế liều
1,8 g/kg/ngày  28 ngày liên tiếp ............................................... 56
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế tới thời gian phản ứng với
nhiệt của chuột nhắt trắng ........................................................... 57
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của dịch chiết Húng quế trên chuột nhắt trắng được
gây đau cơ học ............................................................................ 58


DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1.

Cây Húng quế ............................................................................. 14

Hình 1.2.

Cấu trúc hóa học của Linalool. ................................................... 16

Hình 1.3.

Cấu trúc hóa học của Cineole ..................................................... 16

Hình 1.4.

Cấu trúc hóa học của Estragole .................................................. 16

Hình 2.1.

Máy xét nghiệm huyết học Sysmex KX-21................................ 26

Hình 2.2.

Máy Hot/cold plate ..................................................................... 26

Hình 2.3.

Máy Dynamic Planta Aesthesiometer 37450 ............................. 27

Hình 2.4.


Kim đầu tù để cho động vật uống thuốc ..................................... 27

Hình 2.5.

Cho chuột uống thuốc ................................................................. 28

Hình 2.6.

Mổ chuột cịn sống...................................................................... 28

Hình 2.7.

Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ lơ chứng trước khi dùng thuốc ........ 30

Hình 2.8.

Mổ thỏ ở ngày D29 ..................................................................... 30

Hình 3.1.

Đại thể gan thỏ ở lơ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày
× 28 ngày tại D29........................................................................ 48

Hình 3.2.

Gan thỏ lơ chứng (HE  250) ngày D29..................................... 49

Hình 3.3.


Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 0,6 g/kg/ngày  28 ngày
(HE  250) .................................................................................. 49

Hình 3.4.

Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày,
ở D29 (HE  250) ....................................................................... 50

Hình 3.5.

Gan thỏ uống dịch chiết Húng quế 1,8 g/kg/ngày  28 ngày, ở
D43 (HE  250) .......................................................................... 50

Hình 3.6.

Thận thỏ lơ chứng (HE  100) ngày D29 ................................... 52

Hình 3.7.

Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 0,6 g/kg/ngày  28 ngày,
ở D29 (HE  250) ....................................................................... 52


Hình 3.8.

Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày,
ở D29 (HE  250) ....................................................................... 53

Hình 3.9.


Thận thỏ uống dịch chiết Húng quế liều 1,8 g/kg/ngày  28 ngày,
ở D43 (HE  250) ....................................................................... 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan đến
hoặc giống với tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn, là dấu hiệu phổ biến của
các bệnh lý và đồng thời là triệu chứng thường gặp nhất, đó là cảm giác khó
chịu khu trú tại một bộ phận cơ thể. Đau thường được mô tả tùy theo mức độ
nông hay sâu, hoặc mức độ tổn hại mơ nhiều hay ít, đặc biệt là bệnh lý liên
quan đến thần kinh. Đây là một triệu chứng chính trong nhiều bệnh và có thể
ảnh hưởng đến hoạt động chung của một người [1].
Hiện nay, Y học hiện đại đã và đang rất thành công trong điều trị giảm
đau bằng các loại thuốc có tác dụng nhanh, mạnh như NSAID, corticoid,
opioid, … giúp người bệnh có thể giảm nhanh các triệu chứng đau [2]. Bên
cạnh đó, các chế phẩm Y học cổ truyền hiện cũng đang được kê đơn và sử
dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Y học cổ truyền, với các
nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau tương tự như các thuốc Y học hiện
đại. Tại Việt Nam, người dân ở các nhóm tuổi khác nhau, đặc biệt là người
già cũng có nhu cầu cao trong việc sử dụng các chế phẩm Y học cổ truyền
nhờ vào sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả điều trị cao. Trên thực tế lâm sàng,
việc điều trị các chứng đau theo Y học hiện đại (YHHĐ) thường phải phối
hợp nhiều nhóm thuốc. Bên cạnh những hiệu quả tích cực trong điều trị của
thuốc YHHĐ vẫn có những tác dụng khơng mong muốn như viêm dạ dày,
xuất huyết tiêu hóa, lỗng xương…[3], [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra
các thuốc có hiệu quả điều trị và ít tác dụng khơng mong muốn vẫn là mục
tiêu của các nhà Y học hiện nay. Trong các tài liệu Y văn của Y học cổ truyền
(YHCT) cũng như kinh nghiệm dân gian có nhiều vị thuốc, bài thuốc dùng

điều trị chứng đau nói chung và đau do tổn thương thần kinh ngoại vi có hiệu
quả và hầu hết các thuốc này có tính an tồn cao vì ít hoặc khơng gây các tác


2

dụng phụ [6], [7], [8], [9]. Do vậy, hướng nghiên cứu các thuốc YHCT dùng
trong điều trị các các chứng đau đã và đang được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu.
Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L., thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae). Theo Y học cổ truyền, Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh
phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hơi, chỉ thống, giải cảm, tán máu ứ, giảm
đau, lá Húng quế dùng làm thuốc bổ và thuốc trị giun. Hoa của cây cũng có
tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, lợi tiểu và giảm viêm [10]. Húng
quế được trồng nhiều ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và các vùng khí hậu ơn
đới khác trên thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng khắp các địa phương từ
Bắc vào Nam với nhiều mục đích khác nhau [11].
Từ xa xưa, lá cây Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) được sử
dụng rộng rãi trong dân gian để làm gia vị và làm thuốc trong đó có tác dụng
giảm đau. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học về độc tính cấp, độc tính bán
trường diễn và tác dụng giảm đau của cây vẫn chưa được làm rõ. Chính vì
vậy, chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn
và tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum basilicum L.,
Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn đường uống của dịch chiết
Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết Húng quế (Ocimum
basilicum L., Lamiaceae) trên động vật thực nghiệm.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐAU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Định nghĩa
Đau theo định nghĩa của WHO là một cảm giác khó chịu và một kinh
nghiệm xúc cảm gây ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là
một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi
bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm tránh lại các tác nhân gây đau
[1]. Do đó, kiểm soát cơn đau hiệu quả là một mục tiêu quan trọng trong việc
điều trị rối loạn này. Hầu hết các bệnh lý trong cơ thể, dù nặng hay nhẹ, đều
gây ra cảm giác đau. Mặt khác, khả năng chẩn đốn các bệnh lý đó lại phụ
thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của thầy thuốc đối với đặc điểm của những
kiểu đau khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung trình bày về sinh lý đau
và các cơ sở sinh lý học của một số trạng thái lâm sàng phối hợp [1].
Theo Geissner và Wurtele, đau theo sinh lý học thần kinh là một khái
niệm trừu tượng phụ thuộc những yếu tố như: cơ địa, cảm xúc và sự chịu
đựng khác nhau của từng người bệnh [12].
Đau là một trải nghiệm khó chịu về cảm giác cũng như cảm xúc do tổn
thương có thực ở mơ hoặc được cho là có tổn thương thực thể gây ra [13]
1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau
Một dây thần kinh ngoại vi gồm có sợi trục của ba loại tế bào thần
kinh khác nhau. Sợi trục hướng tâm cảm giác sơ cấp, tế bào thần kinh vận
động và tế bào thần kinh sau hạch giao cảm. Tín hiệu đau từ ngoại biên được
truyền về tủy sống nhờ hai sợi thần kinh là sợi Aδ (truyền cảm giác đau cấp:
đau nhói, đau tại chỗ) và sợi C truyền cảm giác đau mạn đau âm ỉ, đau lan tỏa,
đau do bỏng) [12] .



4

Dẫn truyền cảm giác từ tủy lên não (nơron thứ hai): Cảm giác đau được
dẫn truyền theo nhiều hướng: bó gai - thị nằm ở cột trắng trước - bên, bó gai lưới tận cùng các vùng khác nhau của hành não, cầu não, não giữa ở cả hai
bên. Từ cấu tạo lưới nằm ở các vùng này, nhiều nơron đi tới các nhân của đồ
thị và một số vùng nền não, có những sợi đi lên hoạt hóa ở vỏ não. Tại các
synnap với noron thứ 2 ở sau cùng tủy, các sợi C tiết ra chất P. Chất P là chất
trung gian hóa học chủ yếu trong đường dẫn truyền cảm giác đau [12].
Trung tâm nhận thức cảm giác đau: Đường dẫn truyền cảm giác đau tận
cùng ở cấu trúc lưới của thân não, trung tâm dưới vỏ như nhân lá trong của
đồi thị và vùng S-I, S-II, vùng đỉnh, vùng trán của vỏ não. Cấu trúc lưới và
trung tâm dưới vỏ có chức năng nhận thức đau vừa, tạo ra các đáp ứng về tâm
lý khi đau. Vỏ não có cấu trúc phân tích cảm giác đau tinh vi, phân biệt vị trí,
đánh giá mức độ đau [12].
1.1.3. Phân loại đau
1.1.3.1. Theo cơ chế gây đau:
- Đau cảm thụ (nociceptive pain): là đau do tổn thương tổ chức (cơ, da,
nội tạng…) gây kích thích vượt ngưỡng đau [14]. Đau cảm thụ có 2 loại:
+ Đau thân thể (somatic pain) là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp…
+ Đau nội tạng (visceral pain) là đau do tổn thương nội tạng.
- Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những thương tổn
nguyên phát hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh gây nên. Đau thần
kinh chia 2 loại:
+ Đau thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathic pain) do tổn thương
các dây hoặc rễ thần kinh (Ví dụ: đau sau herpes, đau dây V, bệnh thần kinh
ngoại vi do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại vi sau phẫu thuật, bệnh thần
kinh ngoại vi sau chấn thương…);


5


+ Đau thần kinh trung ương (central neuropathic pain) do tổn thương ở
não hoặc tủy sống (ví dụ: đau sau đột quỵ não, xơ não tủy rải rác, u não, chèn
ép tủy…).
- Đau hỗn hợp (mixed pain): gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần
kinh. Ví dụ: đau thắt lưng với bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý rễ thần kinh cổ,
đau do ung thư, hội chứng ống cổ tay…[15], [16], [17]
- Đau do căn nguyên tâm lý: Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại,
đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể. Đau khơng điển hình, khơng có vị
trí rõ rệt, thường đau lan toả. Đau thường gặp ở những bệnh nhân bị trầm
cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật, tâm thần phân liệt.
1.1.3.2. Theo thời gian
Đau cấp tính (acute pain): là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ,
có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau dưới 3
tháng.
Đau mạn tính (chronic pain) là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều
lần. [15], [16], [17]
Bảng 1.1. Đặc điểm đau cấp tính và đau mạn tính
Đau cấp tính

Đau mạn tính

Đau sau phẫu thuật.

Đau lưng và cổ.

Đau sau chấn thương.

Đau cơ.


Đau sau bỏng.

Đau sẹo.

Đau sản khoa.

Đau mặt.

Đau sau phẫu thuật.

Đau khung chậu mạn tính.


6

1.1.4. Thuốc điều trị và giảm đau
1.1.4.1. Thuốc giảm đau trung ương
 Cơ chế:
Các receptor của opioid đều cặp đôi với protein Gi. Khi các opioid gắn
vào receptor opioid làm kích thích receptor này, gây ức chế adenylcyclase.
Các opioid gắn vào các receptor opioid (, k, ) làm kích thích các receptor
này. Khi kích thích các receptor của opioid, gây ức chế adenylcyclase, ức chế
mở kênh Ca2+ và hoạt hóa kênh K+ (tăng ưu cực). Vì vậy, ức chế giải phóng
các chất dẫn truyền thần kinh (chất P, acid glutamic) và ngăn cản dẫn truyền
xung động thần kinh. Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thuốc giảm đau trung
ương thành 3 nhóm
 Thuốc chủ vận trên receptor opioid:
+ Các opioid tự nhiên: morphin, codein,…
+ Các opioid tổng hợp: pethidin, methadon,…
 Thuốc chủ vận - đối kháng hỗn hợp và chủ vận từng phần trên receptor

opioid: pentazocin, nalorphin, nalbuphil, butorphanol,… [18].
 Thuốc đối kháng đơn thuần trên receptor opioid: naloxon, naltrexon.
1.1.4.2. Thuốc giảm đau ngoại vi
Các thuốc nhóm này chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, đau khu
trú, tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây
thần kinh, đau răng).
 Cơ chế: Thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin F2, làm giảm tính cảm
thụ của ngọn dây thần kinh cảm thụ với các chất gây đau của phản ứng viêm
như bradykinin, seretonin….[18].
 Các thuốc trong nhóm: paracetamol, ibuprofel, indomethacin,
diclofenac,…



7

1.2. ĐAU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Sơ lược quan niệm đau theo y học cổ truyền
Đau theo y học cổ truyền có nghĩa là “thống”, là do “bất thơng” của khí
huyết trong kinh mạch; muốn cho khí huyết lưu thơng thì phải chữa được
chứng đau (chỉ thống), muốn huyết thơng (hành huyết) thì phải hành khí
(khí hành thì huyết hành, khí khơng hành thì huyết tắc, huyết tắc thì gây
đau) “bất vinh ắt thống, bất thông ắt thống” [19].
Theo YHCT “bất thông tắc thống” nghĩa là đau, nguyên nhân do khí
huyết khơng lưu thơng, bị ngừng trệ mà gây đau. Các chứng đau của YHCT
rất rộng lớn, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, ở đây chỉ đề cập đến chứng
đau ở bên ngoài cơ thể (phần biểu) gọi là “chứng tý”. Chứng Tý là chỉ tình
trạng ngoại tà xâm phạm vào kinh mạch làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận
hành khơng thơng với triệu chứng bì phu (da), cân cốt (gân xương), cơ nhục,
khớp xương tê bì đau tức ê ẩm, sưng, co duỗi khó khăn [20]. [21]. Nguyên

nhân gây đau do kinh mạch bị bế tắc gây ra. Theo YHCT tý nghĩa là tắc, ngăn
lấp khơng thơng. Khí huyết bình thường lưu thơng trong các kinh mạch đi
ni dưỡng tồn thân, trong đó huyết sinh ra khí, cịn khí thúc đẩy huyết. Nay
vì một ngun nhân nào đó gây bế tắc kinh mạch làm khí huyết không lưu
thông được mà gây ra chứng tý [21].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chứng đau theo YHCT
1.2.2.1. Do ngoại nhân: Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) cho rằng: Ba khí phong, hàn,
thấp xâm phạm vào kinh lạc trước sau đó xâm phạm vào xương thì nặng nề,
khó cử động, vào mạch thì huyết đọng khơng lưu thơng, vào gân thì co duỗi
khơng được, [22]. Phong tính hành, khi phong tà xâm nhập thì đau khơng cố
định mà di chuyển. Phong, hàn, thấp kết hợp với nhau xâm phạm vào kinh
mạch, làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở mà gây đau [20],
[23], [24].


8

1.2.2.2. Do nội nhân: Do nguyên khí suy yếu, hoặc có sẵn khí huyết hư
suy, lại thêm tình chí khơng thư thái ảnh hưởng làm cho Can Thận hư, tà khí
nhân cơ hội xâm nhập gây bệnh. Như mục Chư Tý Môn sách Tế Sinh Phương
viết: “Do thể trạng yếu, tấu lý thưa hở khiến cho nhiễm phải tà khí phong hàn
thấp mà hình thành chứng thống” Hải Thượng Lãn Ông cũng đã đề cập đến
bệnh này phát bệnh buổi sáng là do khí trệ dương hư, phát bệnh buổi chiều là
do huyết nhiệt âm tổn [25]. Thận chủ cốt tàng chân âm, là nơi trú ngụ của
nguyên dương lấy tiên thiên làm gốc, can chủ cân, điều khiển toàn thân, cân,
khớp. Chứng thống lâu ngày làm tổn thương phần âm dẫn đến thận thủy thiếu
hụt. Thận thủy không dưỡng được can mộc, làm can mộc phong hỏa thiêu đốt
âm tinh, cân cốt khớp, mạch lạc không được nuôi dưỡng, gây nên chứng đau,
làm bì phu tê dại, khí huyết bế tắc. Lưng là phủ của thận, thận âm bất túc tức
là lưng mỏi, vô lực. Can thận âm hư, mạch lạc không vinh nhuận, huyết mạch

bất thông.
1.2.2.3. Do bất nội ngoại nhân: Tố Vấn cho rằng ngoài nguyên nhân
ngoại nhân và nội nhân thì ẩm thực, lao động, thói quen sinh hoạt không điều
độ cũng là nguyên nhân gây ra các chứng đau [24]. Như vậy, nguyên nhân và
cơ chế bệnh sinh của chứng thống theo YHCT là do tiên thiên bất túc, can
thận bị thiếu hụt, dinh vệ đều hư, nhiều lần bị cảm phong hàn thấp nhiệt tà
dẫn tới khí huyết ngưng trệ, kinh lạc bị tắc trở làm sưng đau các khớp cục bộ
hoặc toàn thân. Bệnh này lấy can thận hư làm gốc, thấp trệ, đàm ứ làm ngọn
và kèm thêm thấp nhiệt ứ huyết, trong đó phong hàn thấp tà là nguyên nhân
làm khởi phát bệnh hoặc làm bệnh tình nặng lên. Bệnh lâu ngày làm khí huyết
hao tổn dẫn tới can thận, đàm ứ giao kết hình thành nên chính khí hư. Như
vậy các chứng đau bao gồm chứng tý và chứng thống gốc là hư, ngọn là thực
[25].


9

1.2.3. Chứng thống phong theo quan niệm của y học cổ truyền
YHCT gọi là thống phong, nguyên nhân do ngoại tà xâm phạm vào cơ thể
làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận
động khó. Lúc đầu bệnh cịn ở bì phu kinh lạc, lâu ngày tà khí vào gân xương,
tạng phủ. YHCT cho rằng thống phong có thể quy thuộc phạm trù chứng tý.
Thống phong được chia thành 4 thể. [25]
1.2.3.1. Thể thấp nhiệt trệ
Triệu chứng lâm sàng: Khớp ngón chân cái đột nhiên sưng nóng đỏ
đau, cự án, sờ tại chỗ nóng nhiều, nằm yên tĩnh đỡ đau. Bệnh lâu ngày các
khớp sưng đau thậm chí biến dạng. Kèm theo phát sốt miệng khát, tâm phiền
bất an, tiểu tiện vàng. Lưỡi đỏ rêu vàng bẩn, mạch hoạt sác
Pháp điều trị: Thanh nhiệt thông lạc, khứ thấp chỉ thống.
Phương dược: Nhị diệu tán hợp Bạch hổ quế chi thang gồm: Hoàng bá

12g, thương truật 15g, sinh thạch cao 30g, tri mẫu 12g, ngạnh mễ 12g, quế chi
10g, cam thảo 6g. Ngày 1 thang sắc uống.
1.2.3.2. Thể phong hàn thấp tý
Triệu chứng lâm sàng: Khớp sưng đau, co duỗi khó khăn, hoặc thấy
dưới da kết hạt. Phong tà thiên thịnh khớp đau di chuyển… hàn tà thiên thịnh
tất khớp lạnh đau kịch liệt, đau cố định; thấp tà thiên thịnh, toàn thân khớp
đau nặng nề, đau cố định một chỗ, cơ phu tê bì. Rêu lưỡi trắng hoặc trắng
bẩn, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.
Pháp điều trị: Khu phong tán hàn, trừ thấp thông lạc.
Phương dược: Ý dĩ nhân thang gồm: Khương hoạt 15g, Độc hoạt 15g,
Phòng phong 12g, Thương truật 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Quế
chi 10g, Ma hoàng 10g, Ý dĩ nhân 20g, Sinh khương 6g, Cam thảo 6g. Sắc
uống mỗi ngày 1 thang.
1.2.3.3. Thể đàm trọc trở trệ


10

Triệu chứng lâm sàng: Khớp đau tái phát nhiều lần, lâu ngày không
khỏi, bệnh lúc nặng lúc nhẹ, hoặc đau như kim châm, cố định khơng di
chuyển, thậm chí khớp biến dạng, co duỗi khó khăn, hoặc thấy dưới da kết hạt
sắc da khơng thay đổi, hoặc sắc da tím sẫm, mạch huyền hoặc trầm sáp, chất
lưỡi đạm bệu hoặc tím sẫm, rêu trắng mỏng hoặc trắng bẩn.
Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, trừ đàm thơng lạc.
Phương dược: Đào hồng ẩm hợp nhị trần thang gồm Đào nhân 15g,
Hồng hoa 10 g, Đương quy 12g, Xuyên khung 15g, Phục linh 15g, Trần bì 6g,
Bán hạ chế 12g, Uy linh tiên 15g, Cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
1.2.3.4. Thể can thận âm hư
Triệu chứng lâm sàng: Khớp đau tái phát nhiều lần, lâu ngày không
khỏi, bệnh lúc nặng lúc nhẹ, khớp biến dạng, co duỗi khó khăn, lưng gối

mỏi yếu, chóng mặt ù tai, tinh thần mệt mỏi khơng có lực, mạch trầm tế
huyền vơ lực.
Pháp điều trị: Ích can thận, bổ khí huyết, khu phong thấp, chỉ thống.
Phương dược: Độc hoạt ký sinh thang gồm Độc hoạt 15g, Khương hoạt
15g, Tang ký sinh 20g, Đỗ trọng 15g, Ngưu tất 12g, Tế tân 3g, Tần giao 12g,
Phục linh 15g, Nhục quế 5g, Phòng phong 12g, Xuyên khung 15g, Đẳng sâm
20g, Đương quy 12g, Bạch thược 15g, Thục địa 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống
mỗi ngày 1 thang. [26], [27]
1.3. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG HÚNG QUẾ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Một số nghiên cứu đã công bố, basil có tác dụng kháng khuẩn (bao gồm
vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes,
Pseudomonas aeruginosa, Yersinia enterocolitica, virus và nấm [5], [26],
[27], [28]; chống viêm [29], [30]; chống viêm khớp [28]; chống oxy hóa [30],


11

[31], [32]; cân bằng các hormon như cortison, cải thiện tốt chức năng của não,
tim và gan [5]; chống ỉa chảy, đái tháo đường, hạ sốt, giảm ho, tăng cường
miễn dịch, chống đông máu [33], [34], [28]; giảm căng thẳng, đau đầu, làm dễ
tiêu, giải độc, lợi tiểu, điều kinh [5]. Ngồi ra, Húng quế cịn có tác dụng trị
giun trịn, chống nơn và làm ra mồ hơi. Hoa Húng quế có tác dụng lợi tiểu,
giảm viêm, gây đánh hơi, chống co thắt/kích thích đường tiêu hóa. [5], [28]
Húng quế rất hiệu quả trong điều trị bệnh tim, bệnh về máu, bệnh bạch
bì… Nước ép Húng quế làm giảm chứng đau, rất tốt với trường hợp đau răng,
đau tai (nhỏ tai để chữa ù tai, khó nghe) và chữa chảy máu cam khi dùng cùng
với camphor. Dịch chiết Húng quế dùng để trị chứng đau đầu, đau do bệnh
gout, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, nhuận tràng nhẹ và làm nước súc

miệng để chữa hơi thở hôi. Nước sắc cả cây được dùng để gây tê, diệt ký sinh
trùng và sát trùng; có thể dùng để rửa mắt trong bệnh đau mắt. Húng quế rất
hiệu quả trong điều trị đau dạ dày, sốt, ho và chữa vết cắn do bọ cạp. Ngồi ra
cịn có tác dụng giảm đau khi sinh đẻ. Nước ép Húng quế ấm và mật ong
dùng để chữa viêm thanh khí phế quản. [5], [28], [30]
Tại báo cáo tại Hội nghị quốc tế trái đất và môi trường năm 2017.
Nghiên cứu hiệu quả chiết xuất từ lá Húng quế (Ocimum sanctum Linn) của
Sudarno, Muhammad Luthfi Hakim và Rahayu Kusdarwati cho thấy dịch
chiết từ cây Húng quế có đặc tính chống viêm, đáp ứng với cơ chế tương tác
tổng hợp giữa sự ức chế chất trung gian tiền viêm và sự kích thích của các
cytokine chống viêm [35]
Năm 2016, Vũ Hoa Thanh - Trung Quốc nghiên cứu đặc tính lý hóa
của Húng quế và tác dụng chống khối u của polysaccharide trên thực nghiệm
cho thấy: Sử dụng phương pháp chiết xuất trong nước và kết tủa cồn để chiết
polysaccharide thô từ cây Húng quế, xác định hàm lượng polysaccharide
bằng phương pháp axit phenol sulfuric đạt 28%. Tác dụng rõ rệt giữa


12

polysaccharide của Húng quế với paclitaxel trong việc ức chế sự phát triển
của khối u ở chuột Côn Minh mang ung thư gan H22. Tỷ lệ kéo dài sự sống
của chuột bị ung thư gan H22 và khối u cổ trướng khi dùng dịch chiết Húng
quế đạt 58,2%. Nghiên cứu đã xác định ưu điểm trong điều trị của Húng quế
với tỷ lệ sống sót của chuột bị u cổ trướng H22 kéo dài đáng kể, với sự khác
biệt đáng kể so với dùng các thuốc khác trên thực nghiệm. [36]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tháng 6 năm 2020 khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi
sinh của tinh dầu cây Húng quế (Ocimum basilicum L., Lamiaceae) trồng ở
Bình Định của Võ Thị Thanh Tuyền và Lê Thị Như Quyền có kết quả báo cáo

trong Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ tập 56 – số 3 cho thấy: Tinh dầu cây
Húng quế trồng ở Bình Định có chứa 25 cấu tử với tổng hàm lượng là
99,99%. Cấu tử chính trong tinh dầu là metyl chavicol với hàm lượng
85,92%, sau khi pha loãng hai lần bằng nước tiệt trùng có khả năng ức chế
mạnh đối với sự phát triển của chủng nấm Candida albicans, chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus và chủng vi khuẩn Escherichia coli với đường kính
vịng vơ khuẩn lần lượt là 22mm, 17mm và 16mm. [37], [38], [39]
Một số thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của O. basilicum cũng đã
được tiến hành và cho kết quả tốt. Theo một nghiên cứu của Hồ Thị Ánh
(2009) trên cây Húng quế được trồng và thu hoạch tại Tiền Giang cho thấy
tinh dầu O. basilicum có thể ức chế được một số chủng vi khuẩn gây bệnh
đường ruột như E.coli, Salmonella typhmumrium, Shigella, Bacillus cereus,
MRSA ngoại trừ P. aeruginosa. [38], [39]
Nhìn chung, các đề tài đa phần mang tính tổng quát, quan sát trên lâm
sàng, chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế tác dụng, xây dựng các tiêu chí đánh giá,
chẩn đốn, điều trị cụ thể, chưa đưa ra được các sản phẩm có giá trị sử dụng,


13

ứng dụng trong điều trị, số liệu nghiên cứu còn ít, kết luận đánh giá chưa có
tính đại diện.
1.4. CÂY HÚNG QUẾ (OCIMUM BASILICUM L., LAMIACEAE)
1.4.1. Một số đặc điểm chung của cây Húng quế
1.4.1.1. Tên gọi: Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L. var,
basilicum. Cây Húng quế có nơi gọi là Húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương
thái, pak bua la phe, phak y tou (Lào), mreas preou (Campuchia) thuộc họ
Hoa môi Lamiaceae (hay Labiatae) [40]. Trong tiếng Anh, nó được gọi là
basil (common basil hoặc sweet basil). Tiếng Hindi (Ấn Độ) hoặc Bengali
(Banglades hoặc Tây Ấn) gọi là Babui Tulsi. Ngồi ra, cịn có tên là

Tohrakhurasani và Okimon trong tiếng Persian (Ba Tư, nay là Iran) và tiếng
Unani (Iran, Ả - rập). Tên gọi Basil bắt nguồn từ từ “Basileus” trong tiếng Hy
Lạp, có nghĩa là “Hồng gia” hoặc “Vua”. Vì thế Húng quế cịn được coi là
vua của các lồi thảo mộc [10].
1.4.1.2. Phân bố: Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện
nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như
Pháp, Đức, các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha…). Ở Việt Nam,
Húng quế được trồng ở nhiều tỉnh thành cả đồng bằng, miền núi và trung du.
[37]
1.4.1.3. Bộ phận dùng: nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc:
Toàn cây, lá, hạt.


×