Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Vai trò yếu tố tả, tả nội tâm, nghị luận văn tự Lập dàn ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 17 trang )

THCS HÒA LẠC - TUẦN 10, TIẾT 51


I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Vai trò của yếu tố tả, tả nội tâm, nghị luận trong văn tự sự.
2. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật
Thúy Kiều
- Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc trong đoạn trích
(tự sự + miêu tả + miêu tả nội tâm + nghị luận)
+ 6 câu đầu: hình ảnh thiên nhiên, tâm trạng của Kiều
+ 8 câu tiếp theo: tâm trạng nhớ người thân: Kim Trọng, cha
mẹ.
+ 8 câu tiếp theo: hình ảnh thiên nhiên, tâm trạng của Kiều
- Kết bài:
+ Cảm nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật.
+ Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, so
sánh với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay.


*CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ
+ Tổ 1: Luyện nói MB, phần 1 của đoạn trích “Trước
lầu...tấm lịng”
+ Tổ 2: Luyện nói phần 2 của đoạn trích “Tưởng
người....người ơm”
+ Tổ 3: Luyện nói phần 3 của đoạn trích “Buồn
trơng...ngồi”
+ Tổ 4: Luyện nói phần KB, giá trị nội dung, nghệ thuật
của đoạn trích.



Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu
một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những cơng cuộc nào vì cảnh
ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh
ngộ. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng
kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn
Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm
thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc
mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn
đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực
đau lịng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm,
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ
màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, Kiều rơi
vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa
ép được Kiều tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu
Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới..


Lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng
đến rợn người. Ngồi trên lầu cao, Thúy Kiều nhìn phía trước
chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng
như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát
vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một
không gian mênh mông, hoang vắng khơng một bóng người
Thúy Kiều càng thấy cơ đơn, trơ trọi. Trong cái không gian
rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn
khuya" gợi vòng tuần hồn khép kín của thời gian, tất cả như
giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến
Thúy Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi.. Thúy
Kiều đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lịng

mình, với những người thân u. Thúy Kiều chẳng biết tâm
sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm Thúy Kiều thui thủi
một mình nơi đất khách quê người, chỉ còn biết làm bạn với
mây và đêm.


Tổ 2: Luyện nói phần 2 của đoạn trích “Tưởng người....
người ôm”




Thúy Kiều nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng
thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lời thề
nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Thúy Kiều dường
như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Thúy Kiều
thương Kim Trọng đang mong chờ mình vơ vọng,
khơng biết Thúy Kiều đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương
chàng rồi lại thương mình. Thương mình bơ vơ bên
trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu
rằng tấm son mà Thúy Kiều dành cho chàng Kim
chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm
son đã bị hoen ố của Thúy Kiều đến khi nào mới rửa
cho được. Thúy Kiều đau đớn xót xa.ân hận, tủi hổ.


Lão Lai Tử giả làm con trẻ


Rồi Thúy Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày

ngày tựa cửa ngóng trơng, thương cho cha me ngày càng già,
day dứt khơng được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da
diết và day dứt trong Thúy Kiều khơn ngi vì khơng thể quạt
nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Nơi quê
nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm
một già yếu mà Thúy Kiều thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ
đây khoảng cách khơng gian giữa Thúy Kiều và cha mẹ xa
xôi diệu vợi. Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định.
Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết
bao khi có cha, mẹ mà khơng được phụng dưỡng sớm hơm.
Một nỗi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy Thúy
Kiều. Nhìn đâu Thúy Kiều cũng thấy buồn, cảnh vật dù có
đổi thay nhưng nỗi buồn của Thúy Kiều thì như cố định. Thúy
Kiều cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định
mệnh khơng sao thốt ra được.


Thúy Kiều nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước
có ngày đồn tụ và trơng ra cửa bể lúc chiều hôm. Không
gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy
chỉ có một con thuyền vơ định và hiện hữu với cánh buồm
thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng làm Thúy
Kiều buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và
khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước
mới sa gợi trong lòng Thúy Kiều nỗi buồn về thân phận trôi
nổi của Thúy Kiều không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra
sao. Thúy Kiều đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt
nhìn bãi cỏ trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu
vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải
dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự

sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vơ vọng vì cuộc
sống vơ vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết


thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân
phận nội cỏ hoa héo của Thúy Kiều. Và Thúy Kiều nghe
con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió. m thanh của tiếng
sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay
dưới "ghế ngồi" của Thúy Kiều. Thúy Kiều lo sợ, kinh hãi
trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu
mình.


Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu
tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc
biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy
cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu
thảo của Thúy Kiều. Với đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã đạt
đến trình độ biện chứng tâm hồn. Nhà thơ thấu hiểu con
người đến tận thẳm sâu tiềm thức, làm lộ rõ sự vận động
bên trong tâm hồn đớn đau, khổ nhục của Thúy Kiều trong
những ngày đầu lưu lạc phải chịu nhiều khổ nhục, đắng cay.
Lời thơ xiết mạnh vào từng giác quan người đọc, khiến
người đọc càng thêm cảm thương cho số kiếp bèo dạt mây
trơi của thiếu nữ tài sắc vẹn tồn mà bất hạnh, từ đó làm
tốt lên tấm lịng cảm thương vô hạn của tác giả đối với
kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến vốn tồn tại nhiều
bất công.



CỦNG CỐ
- Vai trò của yếu tố miêu tả, tả nội tâm, nghị luận trong
văn tự sự?
 Vai trò của yếu tố tả, tả nội tâm, nghị luận trong văn
tự sự:
+ Gợi hình
+ Thể hiện tâm trạng nhân vật.
+ Bài văn tự sự có tính triết lí.


CỦNG CỐ

- Nêu dàn ý khái quát của bài văn tự sự có kết hợp miêu
tả, tả nội tâm, nghị luận?
*Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nhân vật
- Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc trong đoạn trích
(tự sự + miêu tả + miêu tả nội tâm + nghị luận)
- Kết bài: Cảm nghĩ về giá trị nội dung, nghệ thuật.


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CHUẨN BỊ BÀI
* Tự học: Hiểu được vai trò của các yếu tố tả, tả nội tâm,
nghị luận trong văn tự sự.
* Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (I, II, V, VI,
VII)/122
+ Tổ 1: I. Từ đơn, từ phức
+ Tổ 2: II. Thành ngữ
+ Tổ 3: V. Từ đồng âm
+ Tổ 4: VI. Từ đồng nghĩa và VII. Từ trái nghĩa




×