Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn thạc sĩ: Giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.84 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU HOÀNG GIANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƯU HOÀNG GIANG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số
: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, trưởng bộ mơn Luật tài chính
Ngân hàng, trường Đại học Luật Hà Nội.
Đồng thời, để hồn thành luận văn, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cán bộ ngân hàng các chi nhánh trên địa bàn cũng như các cán bộ Tòa án
nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong việc thu thập thông tin, số liệu,
nguồn tài liệu cho luận văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm
Thị Giang Thu, các cán bộ ngân hàng các chi nhánh, các cán bộ làm việc tại Tòa án
nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành
bản luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ khoa học “Giải quyết tranh chấp về lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại
thành phố Đà Nẵng” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và được chỉ rõ nguồn
trích dẫn. Các thơng tin tham khảo đều được dẫn nguồn cụ thể.
Đà Nẵng, ngày tháng 03 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LƯU HOÀNG GIANG



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LIÊN QUAN ĐẾN LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG .........................................................................................................................6
1.1. Khái quát tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng..................6
1.2. Khái quát giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
...................................................................................................................................20
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LIÊN QUAN ĐẾN LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................28
2.1. Thực trạng các qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng ngân hàng ...........................................................................................28
2.2. Thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân
hàng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................38
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .....................................................................59
3.1. Căn cứ cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................................................59
3.2. Một số kiến nghị cụ thể ......................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS :


Bộ luật dân sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

HĐTD:

Hợp đồng tín dụng

NHNN :

Ngân hàng nhà nước

TAND:

Tồ án nhân dân

TANDTC:

Tịa án nhân dân tối cao

TCTD:

Tổ chức tín dụng

NHTM:

Ngân hàng thương mại


NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta trong
những năm qua đã có nhiều sự đổi mới, phát triển với tốc độ vượt bậc. Cùng với đó,
ngành ngân hàng cũng đã có nhiều sự thay đổi, hiện đại hóa để đáp ứng được các
chuẩn mực quốc tế. Với việc các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng
hiện đại, phong phú thì quan hệ tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn cũng
ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Số lượng vụ việc tranh chấp giữa TCTD và khách
hàng thể hiện thơng qua tranh chấp HĐTD đang có xu hướng gia tăng trong những
năm gần đây. Các dạng tranh chấp phổ biến trong HĐTD như là tranh chấp về lãi
suất, nợ gốc, nợ lãi, giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo.
Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều cải thiện trong hệ thống pháp luật để phù
hợp hơn với sự phát triển của kinh tế thị trường nhưng việc giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng vẫn cịn gặp nhiều bất cập do sự khơng thống
nhất và đầy đủ qui định pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trong xử lý tranh
chấp của cơ quan xét xử. Thời gian qua, các qui định pháp luật về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng đã có nhiều sự thay đổi với việc ra đời, cập nhật các văn bản qui
phạm pháp luật mới. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng vừa
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đồng thời vẫn phù hợp với các qui
định pháp luật ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đồng thời, qua quá trình
khảo sát nghiên cứu của bản thân, tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng là dạng tranh chấp thường gặp, có nhiều khó khăn trong cơng tác xét xử.
Do đó, học viên xin lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại thành phố Đà

Nẵng” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề về hợp đồng vay tài sản nói chung, hợp đồng tín dụng nói riêng
cũng như các tranh chấp xoay quanh hợp đồng vay tài sản là các vấn đề luôn được
rất nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu.

1


Tiêu biểu có các cơng trình:
-“Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng
con đường tòa án ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thùy Trang, Đại học Quốc Gia
Hà Nội, 2014.
-“Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tào án nhân dân
thành phố Hà Nội” của tác giả Hồ Thị Khuyên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2016.
-“Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hải Lý, Đại học Quốc
Gia Hà Nội, 2014
-“Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng” của tác
giả Vũ Thị Thúy, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2015
- Sách “Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay” của tác giả Phạm
Văn Tuyết và Lê Kim Giang, Nhà xuất bản Tư Pháp, 2012.
Các cơng trình nghiên cứu này đã tạo tiền đề cho lý luận, thực tiễn để hoàn
thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản nói chung và hợp
đồng tín dụng nói riêng. Xét về yếu tố lãi suất trong hợp đồng vay tài sản hay hợp
đồng tín dụng có một số cơng trình tiêu biểu như:
-“Một số vấn đề cần trao đổi về lãi suất ngân hàng” của TS.Phạm Thái Hà,
tạp chí Tài chính, 2016.
-“Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá
nhân của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Đào Việt

Thắng, Học viện Khoa Học Xã Hội, 2017.
Trong quá trình nghiên cứu khảo sát của bản thân tác giả, xét đến khía cạnh
nghiên cứu sâu về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng chỉ có
cơng trình nghiên cứu “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng - thực trạng
và giải pháp” của tác giả Phạm Lê Ninh, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, 2010 tuy nhiên diễn biến các tranh chấp cũng như thực trạng qui định pháp
luật đã có nhiều thay đổi, khác biệt so với thời điểm mà tác giả này nghiên cứu. Do
đó, việc phân tích, làm rõ những khó khăn, hạn chế cịn tồn đọng trong quá trình

2


giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng phù hợp với qui
định pháp luật hiện nay là hết sức quan trọng và cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện lý luận về các qui định
của pháp luật đối với lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Đồng thời là cơ sở
để hồn thiện cơng tác lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm giải quyết
tranh chấp về lãi suất trong hợp tín dụng ngân hàng tại tịa án nhân dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp
đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn từ thực tiễn xét xử giải quyết
tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tịa án nhân dân thành
phố Đà Nẵng. Từ đó đưa ra phân tích về ngun nhân cùng những khó khăn, vướng
mắc cịn đang gặp phải trong q trình áp dụng pháp luật nhằm đề ra những giải
pháp góp phần hồn thiện các qui định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của giải
quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo lợi ích của các bên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã nêu, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp

lien quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.
- Trình bày, phân tích thực tiễn xét xử việc giải quyết tranh chấp về lãi suất trong
hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tranh chấp về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng vay vốn cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật trong quá trình xét xử tại tòa án nhân dân của thành phố.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các qui định pháp luật và thực trạng

3


giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tịa án nhân
dân thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Do tính đa dạng và phức tạp của các trường hợp tranh chấp
nên luận văn chưa thể nghiên cứu đến tất cả mọi khía cạnh, tác giả đã cố gắng tập
trung trình bày, phân tích các dạng tranh chấp điển hình, nổi bật được giải quyết tại
tòa án trong khoảng thời gian gần đây. Tác giả chọn nghiên cứu các tranh chấp xảy
ra từ năm 2013 cho đến nay (trong vòng 5 năm) để đảm bảo tính thời sự và phù hợp
với hiện trạng qui định pháp luật hiện thời.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời tác giả còn nghiên cứu trên cở lý luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật nói chung
cũng như về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có được kết quả trình bày trong luận văn, tác giả đã sử dụng, phối hợp
nhiều phương pháp khoa học như:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh: được tác giả sử
dụng chủ yếu xuyên suốt nội dung luận văn nhằm tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích,
so sánh các qui định pháp lý ở thời điểm xảy ra tranh chấp từ đó tổng hợp đưa ra
các kết luận về thực trạng cũng như các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật.
- Phương pháp khảo sát, thống kê thực tế: nhằm sưu tầm các trường hợp
tranh chấp về lãi suất hợp đồng tín dụng đươc giải quyết tại tịa án nhân dân trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những phân tích, đánh giá, kết quả nghiên cứu của luận văn là căn cứ hoàn
thiện lý luận về qui định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách
hàng vay vốn.

4


6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật của luận văn là căn cứ để
hoàn thiện công tác lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết
tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo. Kết cấu của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi

suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại
thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án
nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
LIÊN QUAN ĐẾN LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái quát lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 652/2001/QĐNHNN ngày 17/05/2001 về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán
thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng thì “Lãi được hiểu là
khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng
khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản
cho th. Lãi được tính tốn căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất”
Có nhiều cách hiểu về lãi suất nhưng đa phần các ý kiến đều cho rằng “lãi
suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà
người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn” hoặc “lãi suất được định nghĩa là
tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian
nhất định”. Căn cứ vào những cơ sở trên, chúng ta có thể định nghĩa về lãi suất
trong hợp đồng tín dụng như sau: “Lãi suất trong hợp đồng tín dụng là tỷ lệ % tính
theo một thời hạn xác định dùng làm căn cứ để so sánh giữa số tiền lãi thu được với
số tiền vốn mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận”. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các

bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất số tiền vay và thời
gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định. Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi
suất, số tiền đã vay và thời gian vay.
1.1.1.2. Phân loại lãi suất
Dưới góc độ luật học và phạm vi nghiên cứu luận văn, chúng ta tập trung
nghiên cứu lãi suất trong quan hệ tín dụng ở các nội dung:

6


*Căn cứ theo tính chất khoản vay, có thể phân lãi suất thành:
- Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là một cơng cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ
bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước cơng bố, làm cơ sở
cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định
dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở
của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu
hướng biến động cung-cầu vốn.
Lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 02 tháng 8 năm 2000 theo
Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN được áp dụng từ ngày 05/08/2000. Trong lần
đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm. Hiện nay, lãi suất cơ bản là
9%/năm được qui định trong Quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 về Mức
lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
ngày 29/11/2010. Trước khi Luật các Tổ chức tín dụng 2010 được ban hành thì
trong hợp đồng vay tài sản: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được
vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại
cho vay tương ứng” - Khoản 1, điều 476 Bộ Luật Dân Sự 2005.
- Lãi suất huy động
Lãi suất huy động được hiểu là lãi suất áp dụng với các khoản tiền vốn mà tổ

chức tín dụng thu hút được từ thị trường bên ngồi thơng qua nghiệp vụ huy động
vốn. Lãi suất huy động bao gồm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất nguồn vốn
vay (từ việc phát hành giấy tờ có giá hoặc vay từ các ngân hàng trung gian hoặc
trung gian tài chính khác).
Lãi suất tiền gửi được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi
suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, vào quy mô tiền
gửi (Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm…). Sự
biến động lãi suất tiền gửi ở mức độ lớn không chỉ ảnh hưởng đến quy mô nguồn
vốn của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến khối tiền giao dịch và qua đó tác

7


động tới lạm phát. Chính vì vậy việc áp dụng chính sách tăng mạnh lãi suất tiền gửi
có hiệu quả cao trong kiềm chế đẩy lùi lạm phát.
Theo thông tư số 34/2013/TT-NHNN Qui định về Phát hành kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của Tổ chức Tín dụng, chi nhánh
Ngân hàng nước ngồi thì “Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau
đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá
trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Lãi suất phát
hành giấy tờ có giá được qui định cụ thể trong thơng tư này: “Lãi suất giấy tờ có giá
do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phát hành quyết định phù hợp
với lãi suất thị trường và quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
trong từng thời kỳ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an tồn hoạt động cho tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Lãi suất nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc trung gian tài chính khác là lãi
suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng
(còn gọi là lãi suất liên ngân hàng). Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định
hàng ngày vào một buổi sáng (còn gọi là lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành

bởi quan hệ cung – cầu tiền trung ương của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối
bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương. Mức độ chi phối này phụ thuộc
vào sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay Ngân
hàng Trung ương của các tổ chức tín dụng. Giữa lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên
ngân hàng và lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung gian có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Với một thị trường tài chính phát triển, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu
tạo nên những phản ứng dây truyền giữa các mức lãi suất. Kết quả cuối cùng sẽ thay
đổi mặt bằng lãi suất phù hợp mục tiêu của Ngân hàng Trung ương.
- Lãi suất cho vay
Là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân
hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất
tiền gửi bình qn, và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau

8


cũng như mức rủi ro khác nhau. Sự thay đổi lãi suất cho vay có tác động tới quy mơ
cho vay và khả năng cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng trung gian. Vì cơ chế
này mà Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện mục tiêu nới lỏng hoặc thắt chặt
cung ứng tiền bằng cách ảnh hưởng tới lãi suất tiền vay của các ngân hàng áp dụng
đối với nền kinh tế.
Điều 10, thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng qui định:
“Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho
vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01(một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01(một) năm
và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05(năm) năm.”
Cho vay ngắn hạn (ứng với lãi suất ngắn hạn) là cho vay để bù bắp sự thiếu

hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân. Cho vay trung và dài hạn (ứng với lãi suất trung và dài hạn) nhằm mục đích
chủ yếu mua sắm tài sản, máy móc thiết bị, tài trợ dự án…
- Lãi suất chiết khấu
Là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung gian cho khách hàng vay dưới hình
thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thoả mãn các điều
kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên mệnh giá
của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách
hàng. Mức chiết khấu được quyết định bởi cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng,
căn cứ vào chất lượng của giấy tờ có giá, thời hạn chiết khấu cũng như quan hệ giữa
ngân hàng với khách hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu
Là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng
dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán
của các ngân hàng. Lãi suất tái chiết khấu do Ngân hàng Trung ương ấn định căn cứ

9


vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất
trên thị trường tiền tệ. Ngân hàng Trung ương các nước thường hình thành một cặp
lãi suất tái cấp vốn tạo nên một khung lãi suất chỉ đạo nhằm kiểm soát và điều tiết
sự biến động lãi suất trên thị trường đặc biệt là mức lãi suất ngắn hạn.
*Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất
- Lãi suất cố định
Là lãi suất được ấn định một mức cụ thể trên hợp đồng vay vốn và sẽ không
thay đổi trong suốt thời hạn vay. Hình thức tính lãi này có ưu điểm là mức lãi không
đổi và người vay hàng tháng trả một số tiền đều đặn như nhau, do đó tránh được rủi
ro bị tăng lãi suất bất chợt làm cho số tiền phải trả hàng tháng đội lên bất ngờ.
Tuy nhiên, nếu áp dụng lãi suất này trong thị trường đang có nhiều biến động về

mặt lãi suất thì khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng sẽ có lợi do số tiền phải trả
cho ngân hàng sẽ thấp hơn so với lãi suất hiện tại của thị trường. Ngược lại, nếu lãi
suất thị trường giảm, khách hàng sẽ chịu thiệt. Điều này cũng áp dụng cho cả ngân
hàng. Do đó, thông thường lãi suất cố định bao giờ cũng cao hơn lãi suất thả nổi và
chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn
- Lãi suất thả nổi
Là lãi suất được ngân hàng tính tốn lại căn cứ vào các chỉ số kinh tế vào
thời điểm đó và sẽ thơng báo cho khách hàng theo từng thời kỳ. Việc điều chỉnh lãi
suất đều thể hiện cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Ví dụ như tại thời điểm
hiện tại, lãi suất cho vay được cố định trong thời hạn ba tháng kể từ ngày khách
hàng nhận tiền vay lần đầu và hết ba tháng đó, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất phù
hợp với mặt bằng chung của thị trường. Lãi suất thả nổi thường áp dụng cho các
khoản vay trung và dài hạn.
Theo điều 91- Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín
dụng, Luật tổ chức tín dụng 2010 thì “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền
thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng theo quy định của pháp luật” hay nói cách khác, lãi suất tín dụng được tự do

10


thoả thuận giữa TCTD và khách hàng chứ không chỉ giới hạn ở 20% so với lãi suất
của một hợp đồng vay tài sản thơng thường (theo BLDS 2015)
*Ngồi các cách phân loại lãi suất như trên thì để dễ dàng cho việc tính lãi
đồng thời làm căn cứ xác định khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng tín dụng, căn
cứ vào thời hạn vay thì lãi suất cịn được chia làm “lãi suất trong hạn” và “lãi suất
quá hạn”
- Lãi suất trong hạn
Là mức lãi suất được quy định trong hợp đồng mà bên vay phải trả cho bên
cho vay trên số tiền đã vay tương ứng với thời hạn cho vay mà các bên đã thoả thuận.

- Lãi suất quá hạn
Là mức lãi suất tương ứng với khoản nợ quá hạn, là tỉ lệ phần trăm tính trên
nợ gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi
suất quá hạn thường cao hơn lãi suất trong hạn do được áp dụng đối với người vay
vi phạm nghĩa vụ thanh toán khoản vay về thời hạn hợp đồng. Sau thời hạn mà bên
vay không trả hoặc trả không đủ số tiền vay thì bên cho vay có quyền tính lãi dựa
trên lãi suất quá hạn theo đúng như thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.1.3. Vai trò
Lãi suất có vai trị đặc biệt quan trọng đối với TCTD nói chung và ngân hàng
nói riêng, cụ thể:
- Thứ nhất, lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn trên
thị trường
Hiện nay, ngân hàng có thể huy động vốn thơng qua 4 kênh, đó là huy động
từ chính các cổ đơng góp vốn, tiền gửi của nhân dân, thị trường liên ngân hàng và
NHNN. Trong đó, trừ việc huy động từ các cổ đông hay vay từ NHNN (vốn chủ
yếu để bù đắp chi phí trong ngắn hạn, phụ thuộc vào chính sách quản lý, chính sách
ưu đãi của NHNN) thì với 2 kênh huy động cịn lại, lãi suất đóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn cho ngân hàng.
Huy động vốn từ tiền gửi là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân
hàng. Tiền gửi được chia thành tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch. Tiền gửi

11


giao dịch là tiền gửi mà khách hàng không kỳ vọng lãi suất đồng thời có thể gửi
vào, rút ra bất cứ lúc nào nhằm mục đích giao dịch, thanh tốn do đó tạo nên nguồn
vốn bất ổn định cho ngân hàng, được sử dụng chủ yếu trong cho vay ngắn hạn. Tiền
gửi phi giao dịch là loại tiền gửi khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn, nhằm mục
đích giao dịch, dự phịng, đầu tư, tiết kiệm; khách hàng kì vọng vào lợi nhuận hay
lãi suất từ việc gửi tiền do đó nguồn tiền gửi này tạo nên nguồn vốn ổn định cho

ngân hàng, được sử dụng trong cho vay trung và dài hạn. Mặc dù có sự khác biệt
khá lớn về kỳ vọng lãi suất với 2 loại tiền gửi này, tuy nhiên một chính sách lãi suất
hợp lý trong từng thời kỳ sẽ tạo ra nguồn vốn dồi dào phục vụ cho mục đích hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Lãi suất ưu đãi, hấp dẫn sẽ thu hút được nguồn tiền
nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; người gửi sẽ gửi tiền nhiều hơn;
việc có thêm một khoản sinh lời khi gửi tiền sẽ thu hút mọi đối tượng dù mục đích
người gửi chỉ là giao dịch, thanh toán hay là tiết kiệm, đầu tư.
Huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng bao gồm các hoạt động vay, bán
giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Huy động vốn
thông qua thị trường liên ngân hàng là một kênh huy động hiệu quả của ngân hàng
trong trường hợp NHNN siết chặt chính sách về lãi suất - áp trần lãi suất tiền gửi
hoặc thị trường kinh tế đang có nhiều biến động, khó khăn. Trong bối cảnh thị
trường tài chính – ngân hàng đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhóm ngân hàng
thương mại cổ phần tư nhân và nhóm ngân hàng nhà nước thì lãi suất cho vay trên
thị trường liên ngân hàng cũng có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Với chính sách lãi suất
cho vay liên ngân hàng ưu đãi, ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn lớn từ
chính các ngân hàng cạnh tranh khác để bù đắp cho lượng vốn thiếu hụt của mình.
- Thứ hai, chính sách lãi suất hợp lý tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng
Các ngân hàng thương mại hiện nay đều cung ứng các sản phẩm dịch vụ rất
đa dạng, phong phú, từ dịch vụ tiền gửi, cho vay cho đến các dịch vụ bảo hiểm, mơi
giới chứng khốn. Mặc dù các ngân hàng hiện đại đang chuyển dịch kinh doanh
theo hướng tăng thu các loại phí tuy nhiên chiếm tỉ trọng lớn trong lợi nhuận của
các ngân hàng thương mại hiện nay là từ hoạt động tín dụng mà lãi suất đóng vai trò

12


đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra nguồn sinh lời này. Theo số liệu đến năm 2017,
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng chiếm từ 70-90% hoạt động kinh
doanh của mình [31]. Thơng qua mức lãi suất mà ngân hàng ấn định từ việc cho

phép khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian xác
định bằng nghiệp vụ cấp tín dụng, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ các hoạt
động này.
- Thứ ba, lãi suất là một trong những cơng cụ cạnh tranh của ngân hàng
Chính bởi 2 vai trò của lãi suất đối với ngân hàng thương mại đã nêu ở trên
cho nên lãi suất chính là một trong những công cụ cạnh tranh của ngân hàng với đối
thủ. Mức lãi suất tiền gửi ưu đãi sẽ thu hút khách hàng gửi tiền còn mức lãi suất tín
dụng thấp sẽ thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm vay vốn của ngân hàng. Tuy
nhiên nếu đảm bảo cả 2 yếu tố trên, ngân hàng sẽ không tạo ra đủ lợi nhuận để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách lãi
suất hợp lý trong từng thời kỳ cùng các yếu tố thương hiệu, con người, cơ sở hạ
tầng, chất lượng dịch vụ là những công cụ để ngân hàng có thể cạnh tranh được với
đối thủ khác trên thị trường tài chính.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín
dụng ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm
Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa bên cho vay (tổ chức tín dụng) và
bên vay (khách hàng). Một HĐTD được coi là có tranh chấp khi có những xung đột,
bất đồng về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia HĐTD mà được thể hiện
thông qua những bằng chứng cụ thể có thể xác định được. Đó là những tranh chấp
về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm...
Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng là một trường hợp
cụ thể của tranh chấp hợp đồng tín dụng, do đó chúng ta có thể định nghĩa: “Tranh
chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng là những tranh chấp phát sinh

13


do sự bất đồng về thoả thuận lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng ảnh hưởng

tới quyền, nghĩa vụ của các bên trong HĐTD”.
1.1.2.2. Đặc điểm
Tranh chấp về lãi suất trong HĐTD là một trường hợp cụ thể của tranh chấp
HĐTD, do đó nó mang những đặc điểm chung của một tranh chấp HĐTD, đó là:
- Thứ nhất, tranh chấp HĐTD ngân hàng thường xuất phát từ sự bất cân xứng
thông tin giữa bên cho vay và bên đi vay
Sự bất cân xứng thông tin là việc một bên có nhiều thơng tin hơn bên khác khi
thực hiện một giao dịch nào đó. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tổ chức tín
dụng với vai trị là bên cho vay nhưng lại đứng ở vị trí là bên yếu thế hơn khách
hàng vay vốn – bên đi vay về thông tin, được thể hiện ở các mặt: mục đích khoản
vay, quy mơ tổ chức, năng lực tài chính, uy tín, tài sản đảm bảo…
Trước khi quyết định về khoản vay cũng như lãi suất trong hợp đồng, việc đầu
tiên tổ chức tín dụng phải làm là đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Việc đảm
bảo khách hàng sử dụng tiền vay vào đúng dự án, mục tiêu đã được ngân hàng đánh
giá là có hiệu quả lúc đầu là cơ sở vững chắc để ngân hàng thu hồi được đúng số
tiền vay kèm theo lợi nhuận như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên
trên thực tế, khách hàng thường có xu hướng che dấu các thông tin bất lợi về dự án
hay mục đích sử dụng khoản vay của mình. Kể cả sau khi ký kết hợp đồng tín dụng
khách hàng vay vốn vẫn thường xuyên sử dụng khoản vay vào các mục đích khơng
giống như cam kết ban đầu như: đầu tư vào các dự án mạo hiểm hơn, trả khoản nợ
vay khác hay đơn giản là chính khách hàng khơng có ý định trả nợ khi đi vay...
Chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay của khách hàng
sau này và là căn nguyên phát sinh các tranh chấp trong hợp đồng tín dụng.
Ngồi việc đánh giá mục đích sử dụng khoản vay, khi duyệt hồ sơ vay vốn, tổ
chức tín dụng cịn phải cân nhắc đến các yếu tố uy tín, năng lực tài chính, quy mơ
hoạt động. Hiện nay, ngân hàng nói chung đa phần đánh giá uy tín khách hàng dựa
vào các quan hệ tín dụng mà khách hàng đã tham gia từ trước đến nay hay còn gọi
là “tra cứu CIC- tra cứu thơng tin tín dụng của khách hàng”. Khách hàng được đánh

14




×